Luận văn Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cám ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.5

1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.5

1.1.1. Sử dụng dạy học dự án ở các nước trên thế giới .5

1.1.2. Sử dụng dạy học dự án ở Việt Nam .5

1.2. Phương pháp dạy học .10

1.2.1. Tổng quan về phương pháp dạy học .10

1.2.2. Ba cấp độ của phương pháp dạy học .14

1.3. Dạy học dự án . .15

1.3.1. Khái niệm dạy học dự án .15

1.3.2. Mục tiêu và quan điểm của DHDA . .15

1.3.3. Đặc điểm và phương pháp của DHDA . 16

1.3.4. Các loại dự án học tập 20

1.3.5. Cấu trúc và cách tổ chức của quá trình DHDA . 21

1.3.6. Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong DHDA .26

1.3.7. Một số kĩ năng cần hình thành cho HS trong DHDA 30

1.3.8. Lợi ích và hạn chế của DHDA .33

1.4. Thực trạng việc sử dụng PPDHDA trong dạy học hóa học ở trường THPT .35

1.4.1. Mục đích điều tra . .35

1.4.2. Phương pháp điều tra . 36

1.4.3. Kết quả điều tra . .38

Tóm tắt chương 1 .46

CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG PPDH DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌCLỚP 10 THPT .48

2.1. Tổng quan về chương trình hóa học lớp 10 nâng cao . 48

2.1.1. Mục tiêu dạy học 48

2.1.2. Cấu trúc và nội dung .49

2.2. Những định hướng khi tổ chức dạy học dự án môn hóa học lớp 10 THPT. .51

2.2.1. Quan điểm lựa chọn nội dung DHDA .51

2.2.2. Nguyên tắc khi tổ chức dạy học dự án . 56

2.3. Các nội dung cần thực hiện cho một dự án .64

2.3.1. Xác định mục tiêu của dự án .64

2.3.2. Đề cương dự án .65

2.3.3. Triển khai dự án .65

2.3.4. Soạn thảo công cụ đánh giá .67

2.4. Các bước tiến hành thực hiện dự án .75

2.4.1. Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm .75

2.4.2. Bước 2: Xây dựng đề cương dự án.78

2.4.3. Bước 3: Thực hiện dự án .79

2.4.4. Bước 4: Thu thập và báo cáo kết quả .80

2.4.5. Bước 5: Đánh giá dự án .82

2.5. Thiết kế một số dự án dạy học .82

2.5.1. Dự án 1 - Clo và vai trò của khí clo trong cuộc sống.82

2.5.2. Dự án 2 - Hiđro sunfua - Vấn đề rác thải .85

2.5.3. Dự án 3 - Nước sạch - Vấn đề sống còn của con người.87

2.5.4. Dự án 4 - Hợp chất chứa oxi của clo .90

2.5.5. Dự án 5 - Bầu không khí trong lành dễ hay khó.93

2.5.6. Dự án 6 - Nguồn gây ô nhiễm không khí.95

2.5.7. Dự án 7 - Ozon – Lá chắn của trái đất.97

2.5.8. Dự án 8 - Hiệu ứng nhà kính, Hiện tượng nóng lên toàn cầu, Lỗ thủngtầng ozon.99

2.5.9. Dự án 9 - Oxi,Ozon - Sức khỏe của con người.103Tóm tắt chương 2 .105

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .107

3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .107

3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm .107

3.3. Tiến hành thực nghiệm .108

3.3.1. Các bước thực hiện .108

3.3.2. Xử lý số liệu .111

3.4. Kết quả thực nghiệm .113

3.4.1. Kết quả về phiếu thăm dò học sinh .113

3.4.2. Kết quả về hoạt động chia nhóm và chọn dự án .120

3.4.3. Kết quả định tính về các sản phẩm dự án của học sinh .121

3.4.4. Kết quả hoạt động nhóm của học sinh .127

3.4.5. Kết quả quá trình học tập theo dự án của học sinh .129

3.5. Đánh giá quá trình thực nghiệm .139

3.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm.139

3.5.2. Những nhận xét rút ra từ quá trình thực nghiệm .140

Tóm tắt chương 3 .142

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .143

TÀI LIỆU THAM KHẢO .147

pdf209 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công việc Sau khi hoàn tất dự án - Bản tìm hiểu nhu cầu học tập của học sinh. - GV cho học sinh xếp hình ảnh theo chủ đề. - GV đặt câu hỏi liên quan đến dự án sắp triển khai. - Thảo luận. - Tiêu chí đánh giá sự hợp tác. - Phản hồi sự hợp tác. - Tiêu chí đánh giá bài thu hoạch, publisher. - Thảo luận. - Hướng dẫn cho điểm thiết kế publisher, bài thu hoạch. - Nhận xét của bạn học về sản phẩm. - Phản hồi cuối cùng. - Mỗi HS viết bài cảm nhận sau khi hoàn thành dự án. Chi tiết bài dạy Các kỹ năng tiên quyết Kiến thức: • Lịch sử tìm ra khí clo. • Tính chất vật lý, tính chất hóa học của clo. • Trạng thái thiên nhiên, điều chế. • Kỹ thuật thiết kế publisher. Kỹ năng • Thành thạo trong việc tra cứu Internet. • Kinh nghiệm về soạn thảo văn bản và phần mềm publisher • Kinh nghiện trình bày trước đám đông. Các bước tiến hành bài dạy • Thành lập nhóm và tập hợp ý tưởng. • Lập sơ đồ tư duy. • Xác định sản phẩm dự kiến. • Phân công nhiệm vụ. • Trình bày kế hoạch dự án. • Thực hiện dự án. • Giới thiệu sản phẩm. Các điều chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng (cá thể hóa) Học sinh tiếp thu chậm Miêu tả hiệu chỉnh và hỗ trợ dành cho học sinh,, như thời gian học phụ đạo, mục tiêu học tập được điều chỉnh, các bài tập được điều chỉnh, chia nhóm, lịch giao bài, công nghệ thích ứng, và hỗ trợ từ các chuyên gia. Liệt kê các nguồn cụ thể bạn sẽ dùng. Đồng thời, miêu tả sự thay đổi cách học sinh có thể trình bày điều mình học được (VD: phỏng vấn thay vì làm bài viết). Học sinh không biết tiếng Anh Miêu tả hỗ trợ về ngôn ngữ, như hướng dẫn và phụ đạo Người học tiếng Anh từ các học sinh biết hai ngoại ngữ hoặc các tình nguyện viên cộng đồng. Miêu tả các tài liệu thích ứng, như đoạn văn bản tiếng mẹ đẻ, hình ảnh, văn bản có minh họa, từ điển song ngữ, và công cụ dịch thuật. Liệt kê các nguồn cụ thể mà bạn có thể dùng. Miêu tả sự thay đổi cách học sinh trình bày điều mình học được, như tiếng mẹ đẻ thay vì tiếng Anh hoặc phỏng vấn thay vì làm bài viết. Học sinh năng khiếu Miêu tả nhiều cách học sinh có thể tìm hiểu về nội dung chương trình giảng dạy, bao gồm tự học, và các lựa chọn thông qua đó học sinh có thể minh họa hoặc trình bày những gì các em đã học, như các bài tập khó hơn, các bài mở rộng đòi hỏi hiểu sâu sắc, các nghiên cứu mở rộng về các chủ đề liên quan do người học chọn, và các bài tập hay dự án có câu trả lời gợi mở. Nêu ta các nguồn cụ thể bạn sẽ dùng. 2.5.2. Dự án 2. Hiđro sunfua - Vấn đề rác thải Ở dự án này, trong vai trò là một nhà khoa học về môi trường, HS sẽ đánh giá mức độ ô nhiễm khí hiđro sunfua trong môi trường của một nhà máy ở khu chế xuất Tân Bình hay một bãi rác thải ở khu dân cư, từ đó trình bày sự nguy hại của khí thải H2S và biện pháp hạn chế khí thải. Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy Hiđro sunfua – vấn đề rác thải Tóm tắt bài dạy Khí H2S là sản phẩm của sự phân hủy những chất hữu cơ ở hệ thống vệ sinh và cống thoát nước thải. Nếu khí này có nồng độ cao trong đất thì cũng có thể ngửi thấy cả trong mạch nước và nước giếng. Nếu khí có ở nồng độ rất cao thì có hại cho sức khỏe, thậm chí có thể gây chết người. Mũi con người có thể phát hiện được khí này ở nồng độ rất thấp nghĩa là thấp hơn ngưỡng có hại cho sức khỏe của con người đến 400 lần. Nếu người dân sống gần nơi có cống rãnh thoát nước thải đôi khi thoang thoảng ngửi thấy mùi khí đó thì có lẽ nồng độ khí chưa đến mức cao để có hại cho sức khỏe. Khí (H2S) không tích lũy trong cơ thể, nó chỉ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi nồng độ khí quá nhiều vượt quá khả năng đào thải của cơ thể. Những tổn thương do khí H2S thoát ra đột ngột ở các cơ sở sản xuất thường có nồng độ lớn hơn rất nhiều so với nồng độ ở khu vực dân cư. Trong vai trò là một nhà khoa học về môi trường, em hãy đánh giá mức độ ô nhiễm khí hiđro sunfua trong môi trường của một nhà máy ở khu chế xuất Tân Bình hay một bãi rác thải ở khu dân cư. Từ đó trình bày sự nguy hại của khí thải H2S và biện pháp hạn chế khí thải. Lĩnh vực bài dạy Hóa học, Khoa học đời sống, Giao tiếp . Cấp / lớp Lớp 10 Thời gian dự kiến 2 tuần Mục tiêu cơ bản của bài dạy Các chuẩn nội dung • Biết cấu tạo của phân tử H2S. • Nêu được các tính chất vật lý của khí H2S. • Hiểu được các tính chất hóa học của khí H2S. • Các nguồn sinh H2S và biện pháp xử lí. Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập - Cho HS hiểu được tác hại của H2S đối với môi trường. - H2S một phần được sinh ra từ rác thải, HS phải có ý thức và hành động cụ thể đối với vấn đề rác thải. Bộ Câu hỏi định hướng Câu hỏi Khái quát Môi trường không khí bị ô nhiễm bởi những nguyên nhân nào? Câu hỏi Bài học Nêu các nguồn sinh ra khí thải đó? Câu hỏi Nội dung - Nêu cấu tạo của phân tử H2S? - Cho biết các tính chất vật lý của khí H2S? - Cho biết các tính chất vật lý của khí H2S? - Nêu các nguồn sinh H2S và biện pháp xử lí? - HS suy nghĩ, thảo luận và đưa ra các biện pháp để giảm thải H2S vào môi trường sống. Kế hoạch đánh giá Lịch trình đánh giá Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc Sau khi hoàn tất dự án - Thảo luận. - Đặt câu hỏi đánh giá nhu cầu của HS. - Giới thiệu dự án, hướng dẫn HS thực hiện. Bản ghi chép. - Báo cáo tiến độ thực hiện qua bảng theo dõi dự án. - Phiếu tự định hướng, tự đánh giá sản phẩm. - Đánh giá bài trình bày. - Phản hồi của người đọc đối với ấn phẩm. - Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm. (ấn phẩm) Câu hỏi định hướng. Bài tập nhận biết, so sánh. Chi tiết bài dạy Các kỹ năng tiên quyết Kiến thức: • Biết cấu tạo của phân tử H2S. • Nêu được các tính chất vật lý của khí H2S. • Hiểu được các tính chất hóa học của khí H2S. • Các nguồn sinh H2S và biện pháp xử lí. Kỹ năng • Thành thạo trong việc tra cứu Internet. • Kinh nghiệm về soạn thảo văn bản và phần mềm powerpoint. • Kinh nghiện trình bày trước đám đông. Các bước tiến hành bài dạy 1. Mức tối thiểu cho phép của H2S trong không khí là 0,01mg/l. Để đánh giá sự ô nhiễm bẩn trong không khí ở một nhà máy, người ta làm như sau: Lấy 2 lít không khí cho lội từ từ qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy dung dịch có vẩn đục đen. Lọc lấy kết tủa đen đó rửa nhẹ và làm khô cần được 0,3585mg. Giải thích TN và cho biết sự nhiễm bẩn không khí ở nhà máy trên có vượt quá mức cho phép không? Biết hiệu suất phản ứng là 100%. Từ kết quả thu được nêu lên mô hình xác định nồng độ của khí H2S trong không khí. 2. Thu dọn rác thải: - Từng cá nhân học sinh: thu dọn rác thải, khơi thông cống rãnh của gia đình mình. + Không để rác thải lâu, không vứt rác bừa bãi. + Khai thông cống rãnh, không để nước thải đọng. + Có kế hoạch thu khí thải khi sử dụng nhiên liệu. - Nhóm (tổ, lớp): thu dọn rác thải xung quanh trường lớp, nơi công cộng - Tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức vứt rác thải đúng nơi quy định. Các điều chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng (cá thể hóa) Học sinh tiếp thu chậm • Dành thêm nhiều thời gian để thực hiện công việc . • Chỉ cần biết được cấu tạo, lý hóa tính của khí clo. • Xếp vào nhóm có các học sinh khá, giỏi để được giúp đỡ. Học sinh không biết tiếng Anh • Hướng dẫn học tiếng Anh từ các học sinh đã biết tiếng Anh. • Dùng các tài liệu tiếng việt. • Dùng công cụ bảng biểu, tài liệu minh hoạ, tự điển song ngữ và các công cụ dịch thuật. • Trình bày hoàn toàn bằng tiếng Việt. Học sinh năng khiếu • Học sinh có khả năng nghiên cứu độc lập, Gv có thể yêu cầu nghiên cứu sâu hơn về tính chất hóa học của clo. • Những học sinh có năng khiếu đồ họa, giao nhiệm vụ thiết kế bài trình bày. • Học sinh có năng khiếu giao tiếp, giao nhiệm vụ phỏng vấn người dân. • . 2.5.3. Dự án 3. Nước sạch - vấn đề sống còn của con người Ở dự án này, HS sẽ tuyên truyền cho bà con vùng sâu vùng xa cách giữ gìn nguồn nước, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt. Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy Nước sạch - Vấn đề sống còn của con người. Tóm tắt bài dạy Theo Liên hiệp quốc, hiện nay có hơn 2,6 triệu người trên toàn cầu không được tiếp xúc với điều kiện vệ sinh cơ bản và gần một tỷ người không được dùng nước sạch. Cứ 20 giây lại có một trẻ em tử vong vì các bệnh liên quan đến tình trạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh phù hợp. Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới ước tính, tới năm 2030, nhu cầu về nguồn nước của con người sẽ vượt lượng cung tới 40%. Nguồn nước sạch đang bị đe dọa nghiêm trọng Nước sạch là nước chúng ta dùng trong sinh hoạt hằng ngày, và fải ko bị ô nhiễm và nhiễm độc.. Vậy phải làm thế nào để giữ nguồn nước luôn được trong sạch? Lĩnh vực bài dạy Hóa học, Môi trường, Khoa học đời sống Cấp / lớp Lớp 10 Thời gian dự kiến 2 tuần Mục tiêu cơ bản của bài dạy Các chuẩn nội dung HS biết và hiểu được tính chất hóa học của clo. Vai trò của clo trong việc tẩy trùng nước. Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập - Tạo hứng thú trong học tập. - Giáo dục cho học sinh biết bảo vệ môi trường và kêu gọi mọi người cùng tham gia. - Giúp HS ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế. - Giúp HS rèn luyện khả năng trình bày trước đám đông. - Khi về những vùng sâu vùng xa, các em sẽ nhận thấy được đời sống khó khăn, từ đó quý trọng hơn những thứ mình đang có, giáo dục đạo đức cho HS. Bộ Câu hỏi định hướng Câu hỏi Khái quát Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có nguồn nước sạch? Câu hỏi Bài học Làm thế nào để giữ được nguồn nước trong sạch? Câu hỏi Nội dung - Ô nhiễm nguồn nước là gì? Vì sao nguồn nước bị ô nhiễm - Làm thế nào để không gây ô nhiễm nguồn nước - Cách tẩy trùng nước? Vì sao clo có khả năng tẩy trùng nước? - Cách sử dụng clo trong việc tẩy trùng nước. Kế hoạch đánh giá Lịch trình đánh giá Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc Sau khi hoàn tất dự án - Bản tìm hiểu nhu cầu học tập của học sinh. - GV cho học sinh xếp hình ảnh theo chủ đề. - GV đặt câu hỏi liên quan đến dự án sắp triển khai. - Thảo luận. - Tiêu chí đánh giá sự hợp tác. - Phản hồi sự hợp tác. - Tiêu chí đánh giá bài thu hoạch, trình bày - Thảo luận. - Hướng dẫn cho điểm thiết kế publisher, bài thu hoạch. - Nhận xét của bạn học về sản phẩm. - Phản hồi cuối cùng. - Mỗi HS viết bài cảm nhận sau khi hoàn thành dự án. Chi tiết bài dạy Các kỹ năng tiên quyết Kiến thức: • Tính chất của clo. • Ô nhiễm môi trường nước. • Cách xử lý ô nhiễm môi trường nước. Kỹ năng • Thành thạo trong việc tra cứu Internet. • Kinh nghiệm về soạn thảo văn bản và phần mềm cơ bản. • Khả năng thuyết trình trước đám đông. Các bước tiến hành bài dạy • Thành lập nhóm và tập hợp ý tưởng. • Lập sơ đồ tư duy. • Xác định sản phẩm dự kiến. • Phân công nhiệm vụ. • Trình bày kế hoạch dự án. • Thực hiện dự án. • Giới thiệu sản phẩm. Các điều chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng (cá thể hóa) Học sinh tiếp thu chậm Miêu tả hiệu chỉnh và hỗ trợ dành cho học sinh,, như thời gian học phụ đạo, mục tiêu học tập được điều chỉnh, các bài tập được điều chỉnh, chia nhóm, lịch giao bài, công nghệ thích ứng, và hỗ trợ từ các chuyên gia. Liệt kê các nguồn cụ thể bạn sẽ dùng. Đồng thời, miêu tả sự thay đổi cách học sinh có thể trình bày điều mình học được. (VD: phỏng vấn thay vì làm bài viết) Học sinh không biết tiếng Anh Miêu tả hỗ trợ về ngôn ngữ, như hướng dẫn và phụ đạo Người học tiếng Anh từ các học sinh biết hai ngoại ngữ hoặc các tình nguyện viên cộng đồng. Miêu tả các tài liệu thích ứng, như đoạn văn bản tiếng mẹ đẻ, hình ảnh, văn bản có minh họa, từ điển song ngữ, và công cụ dịch thuật. Liệt kê các nguồn cụ thể mà bạn có thể dùng. Miêu tả sự thay đổi cách học sinh trình bày điều mình học được, như tiếng mẹ đẻ thay vì tiếng Anh hoặc phỏng vấn thay vì làm bài viết. Học sinh năng khiếu Miêu tả nhiều cách học sinh có thể tìm hiểu về nội dung chương trình giảng dạy, bao gồm tự học, và các lựa chọn thông qua đó học sinh có thể minh họa hoặc trình bày những gì các em đã học, như các bài tập khó hơn, các bài mở rộng đòi hỏi hiểu sâu sắc, các nghiên cứu mở rộng về các chủ đề liên quan do người học chọn, và các bài tập hay dự án có câu trả lời gợi mở. Nêu ta các nguồn cụ thể bạn sẽ dùng. 2.5.4. Dự án 4. Hợp chất chứa oxi của clo Ở dự án này, HS sẽ tìm hiểu hợp chất chứa oxi của clo sau đó hoàn thành một báo cáo, một bài trình diễn đa phương tiện và một bản tin Hóa học. Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy Hợp chất chứa oxi của clo Tóm tắt bài dạy Một lớp học được chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm học sinh được giao nhiệm vụ như những nhà hóa học làm báo cáo tổng quan nghiên cứu về các hợp chất chứa oxi của clo, đi sâu vào giới thiệu cấu tạo, tính chất, vai trò của một vài hợp chất tiêu biểu (nước Javel, kali clorat, clorua vôi). Mỗi nhóm học sinh sau khi giới thiệu tổng quan về các hợp chất chứa oxi của clo sẽ đi sâu vào giới thiệu một hợp chất quan trọng về: công thức, tính chất vật lý, cách điều chế, ứng dụng trong sinh hoạt và đời sống, ảnh hưởng đến môi trường sống. Bài tập trình bày dùng Power Point qua máy tính để giới thiệu các mục đã nêu ở trên. Gợi ý cho học sinh làm bản tin Hóa học: tìm hiểu về các hợp chất chứa oxi của clo (thành phần cấu tạo, tính chất, nguồn nguyên liệu, cách thức điều chế, dây chuyền sản xuất, ứng dụng trong sinh hoạt và đời sống, ảnh hưởng đến môi trường) Tìm hiểu và thu thập thông tin từ sách giáo khoa, các loại sách tham khảo, phương tiện truyền thông (báo chí, truyền hình, truyền thanh, Internet), trao đổi với giáo viên và các chuyên gia Lĩnh vực bài dạy Hóa học, Khoa học đời sống Cấp / lớp Lớp 10 Thời gian dự kiến 2 tuần Mục tiêu cơ bản của bài dạy Các chuẩn nội dung Học sinh trình bày được các loại hợp chất chứa oxi xủa clo (oxit, axit, muối). Nắm được các số oxi hóa có thể có của clo trong các hợp chất (-1, +1, +3, +5, +7). Những hợp chất này đều kém bền. Nắm vững thành phần, lý tính, cách điều chế và ứng dụng của ba loại muối (nước Javel, clorua vôi, kali clorat). Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập Kiến thức Học sinh trình bày được các loại hợp chất chứa oxi xủa clo (oxit, axit, muối). Nắm được các số oxi hóa có thể có của clo trong các hợp chất (-1, +1, +3, +5, +7). Những hợp chất này đều kém bền. Nắm vững thành phần, lý tính, cách điều chế và ứng dụng của ba loại muối (nước Javel, clorua vôi, kali clorat). Thái độ Giáo dục thái độ say mê nghiên cứu khoa học, biết cách sử dụng hợp lý các loại hóa chất trong từng trường hợp cụ thể. Kỹ năng Xác định số oxi hóa của nguyên tố trong hợp chất. Viết các phương trình hóa học để điều chế ba loại muối trên, rèn luyện kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron. Kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm Power Point (trình bày văn bản, chèn hình ảnh, âm thanh, bảng biểu, sơ đồ...) Kỹ năng nghiên cứu, làm việc theo nhóm, tìm tài liệu Tư duy Phát triển tư duy bậc cao thông qua việc lựa chọn đề tài có tính thực tiễn, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá. Sản phẩm Học sinh hoàn thành một báo cáo và một bài trình diễn đa phương tiện và một bản tin Hóa học. Bộ Câu hỏi định hướng Câu hỏi Khái quát Điều gì làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn? Câu hỏi Bài học Vì sao các chất hóa học lại vô cùng phong phú và đa dạng? Câu hỏi Nội dung - Giới thiệu về các hợp chất chứa oxi của clo (phân loại, công thức, cách gọi tên, số oxi hóa của clo trong các hợp chất đó, tính chất chung) ? - Nêu tính chất, cách điều chế, ứng dụng của nước Javel? - Nêu tính chất, cách điều chế, ứng dụng của clorua vôi? - Nêu tính chất, cách điều chế, ứng dụng của kali clorat? - Nhận xét chung về phương pháp điều chế ba muối trên? - Các loại hóa chất trên có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? Kế hoạch đánh giá Lịch trình đánh giá Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc Sau khi hoàn tất dự án - Bản tìm hiểu nhu cầu học tập của học sinh. - GV cho học sinh xếp hình ảnh theo chủ đề. - GV đặt câu hỏi liên quan đến dự án sắp triển khai. - Thảo luận. - Tiêu chí đánh giá sự hợp tác. - Phản hồi sự hợp tác. - Tiêu chí đánh giá bài thu hoạch, trình bày - Thảo luận. - Hướng dẫn cho điểm thiết kế publisher, bài thu hoạch. - Nhận xét của bạn học về sản phẩm. - Phản hồi cuối cùng. - Mỗi HS viết bài cảm nhận sau khi hoàn thành dự án. Chi tiết bài dạy Các kỹ năng tiên quyết Kiến thức: • Học sinh trình bày được các loại hợp chất chứa oxi xủa clo (oxit, axit, muối). • Nắm được các số oxi hóa có thể có của clo trong các hợp chất (-1, +1, +3, +5, +7). Những hợp chất này đều kém bền. • Nắm vững thành phần, lý tính, cách điều chế và ứng dụng của ba loại muối (nước Javel, clorua vôi, kali clorat). Kỹ năng • Thành thạo trong việc tra cứu Internet . • Kinh nghiệm về soạn thảo văn bản và phần mềm cơ bản. • Kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm Power Point (trình bày văn bản, chèn hình ảnh, âm thanh, bảng biểu, sơ đồ...). • Kỹ năng nghiên cứu, làm việc theo nhóm, tìm tài liệu Các bước tiến hành bài dạy • Thành lập nhóm và tập hợp ý tưởng. • Lập sơ đồ tư duy. • Xác định sản phẩm dự kiến. • Phân công nhiệm vụ. • Trình bày kế hoạch dự án. • Thực hiện dự án. • Giới thiệu sản phẩm. Các điều chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng (cá thể hóa) Học sinh tiếp thu chậm • Dành thêm nhiều thời gian để thực hiện công việc. • Chỉ cần biết được cấu tạo, lý hóa tính của khí oxi. • Xếp vào nhóm có các học sinh khá, giỏi để được giúp đỡ. Học sinh không biết tiếng Anh • Hướng dẫn học tiếng Anh từ các học sinh đã biết tiếng Anh . • Dùng các tài liệu tiếng Việt. • Dùng công cụ bảng biểu, tài liệu minh hoạ, tự điển song ngữ và các công cụ dịch thuật. • Trình bày hoàn toàn bằng tiếng Việt. Học sinh năng khiếu • Học sinh có khả năng nghiên cứu độc lập, Gv có thể yêu cầu nghiên cứu sâu hơn về tính chất hóa học của oxi. • Những học sinh có năng khiếu đồ họa, giao nhiệm vụ thiết kế bài trình bày. • Học sinh có năng khiếu giao tiếp, giao nhiệm vụ diễn kịch. • . 2.5.5. Dự án 5. Bầu không khí trong lành : dễ hay khó? Trong chiến dịch hoa phượng đỏ, các bạn học sinh sẽ đến các khu chế xuất, các nhà máy tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường khí. HS sẽ trình bày về vấn đề ô nhiễm môi trường và cách “giữ bầu không khí trong lành” Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy Bầu không khí trong lành: dễ hay khó? Tóm tắt bài dạy Hiện nay bầu không khí khu công nghiệp ở Bình Dương đang bị ô nhiễm trầm trọng do các nhà máy công nghiệp liên tục thải những chất độc hại ra môi trường. Cuộc sống của người dân nơi đây đang bị đe dọa, bệnh tật tăng cao, nhiều căn bệnh lạ xuất hiện. Là những chuyên viên của bộ Tài nguyên - Môi Trường, các em hãy tìm hiểu về bầu không khí ô nhiễm ở khu công nghiệp Bình Dương. Từ đó, các chuyên viên thiết kế một bài trình diễn nhằm đưa ra những cảnh báo và giải yêu cầu Ban lãnh đạo các nhà máy hóa chất áp dụng các biện pháp loại bỏ khí độc sunfurơ cải thiện bầu không khí ô nhiễm, đem lại cuộc sống trong lành cho người dân nơi đây. Lĩnh vực bài dạy Hóa học, Môi trường, Khoa học đời sống Cấp / lớp Lớp 10 Thời gian dự kiến 2 tuần Mục tiêu cơ bản của bài dạy Các chuẩn nội dung HS biết và hiểu được tính khử, tính oxi hóa, tính axit của lưu huỳnh đioxit. Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập - HS biết được cấu tạo, lý tính của lưu huỳnh dioxit. - HS hiểu tính chất hóa học của lưu huỳnh dioxit. Từ đó học sinh tìm ra giải pháp khắc phục ô nhiễm lưu huỳnh dioxit ở khu công nghiệp Bình Dương. Bộ Câu hỏi định hướng Câu hỏi Khái quát - Để có sức khỏe tốt chúng ta cần làm gì? Câu hỏi Bài học - Những yếu tố nào ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người? Câu hỏi Nội dung - Lưu huỳnh đioxit có cấu tạo như thế nào? - Lưu huỳnh đioxit có những tính chất hóa học nào? - Tác hại của khí sunfurơ ? - Thế nào là ô nhiễm không khí? - Khí thải độc hại bắt nguồn từ đâu? - Khí thải có thể trở nên có ích không? - Cách hạn chế những khí thải độc hại công nghiệp? - Cách xử lý ô nhiễm khí sunfurơ? Kế hoạch đánh giá Lịch trình đánh giá Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc Sau khi hoàn tất dự án - Bản tìm hiểu nhu cầu học tập của học sinh. - GV cho học sinh xếp hình ảnh theo chủ đề. - GV đặt câu hỏi liên quan đến dự án sắp triển khai. - Thảo luận. - Tiêu chí đánh giá sự hợp tác. - Phản hồi sự hợp tác. - Tiêu chí đánh giá bài thu hoạch, publisher. - Thảo luận. - Hướng dẫn cho điểm thiết kế publisher, bài thu hoạch. - Nhận xét của bạn học về sản phẩm. - Phản hồi cuối cùng. - Mỗi HS viết bài cảm nhận sau khi hoàn thành dự án. Chi tiết bài dạy Các kỹ năng tiên quyết Kiến thức: • Lưu huỳnh đioxit. • Ô nhiễm không khí. • Cách xử lý ô nhiễm khí sunfurơ. Kỹ năng • Thành thạo trong việc tra cứu Internet . • Kinh nghiệm về soạn thảo văn bản và phần mềm cơ bản. Các bước tiến hành bài dạy • Chuyến đi thực tế về khu công nghiệp Bình Dương. • Phỏng vấn người dân trong khu vực bị ô nhiễm về cuộc sống của họ. • Phát tờ rơi kêu gọi hạn chế khí thải. Các điều chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng (cá thể hóa) Học sinh tiếp thu chậm • Dành thêm nhiều thời gian để thực hiện công việc . • Chỉ cần biết được cấu tạo, lý hóa tính của khí sunfurơ. • Xếp vào nhóm có các học sinh khá, giỏi để được giúp đỡ. Học sinh không biết tiếng Anh • Hướng dẫn học tiếng Anh từ các học sinh đã biết tiếng Anh. • Dùng các tài liệu tiếng Việt. • Dùng công cụ bảng biểu, tài liệu minh hoạ, tự điển song ngữ và các công cụ dịch thuật. • Trình bày hoàn toàn bằng tiếng Việt. Học sinh năng khiếu • Học sinh có khả năng nghiên cứu độc lập, GV có thể yêu cầu nghiên cứu sâu hơn về tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit. • Những học sinh có năng khiếu đồ họa, giao nhiệm vụ thiết kế bài trình bày. • Học sinh có năng khiếu giao tiếp, giao nhiệm vụ phỏng vấn người dân. • . 2.5.6. Dự án 6. Nguồn gây ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là một vấn nạn vô cùng to lớn của xã hội ngày nay. Ở dự án này, trong vai trò là một nhà xuất bản sách, HS sẽ lựa chọn nội dung và in thành sách để các độc giả hiểu thêm về môi trường không khí hiện nay. Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy Nguồn gây ô nhiễm không khí Tóm tắt bài dạy Hiện nay môi trường không khí xung quanh chúng ta bị ô nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hường đến sức khỏe của con người. Một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm chính là các khí thải ra như hiđrosunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit Nghiên cứu tính chất của các khí trên từ đó suy ra ảnh hưởng, tác động của các khí đó với con người và môi trường, từ đó có những biện pháp giảm khí thải và bảo vệ môi trường. Lĩnh vực bài dạy Hóa học, Môi trường, Khoa học đời sống Cấp / lớp Lớp 10 Thời gian dự kiến 2 tuần Mục tiêu cơ bản của bài dạy Các chuẩn nội dung Kiến thức hóa học bài hidrosunfua – lưu huỳnh đoxit – lưu huỳnh trioxit. Mục tiêu đối với học sinh / kết quả học tập Thiết kế một cuốn sách trình bày một số khí gây ô nhiễm và đề nghị cách xử lý khí đó. Sau dự án, HS nắm được lượng lớn kiến thức về một số khí, lợi và hại của chúng. Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và trình bày thông tin. Khi HS thực hiện các nhiệm vụ được giao sẽ rèn luyện khả năng tự học. Khi thảo luận nhóm HS sẽ học cách lắng nghe, trao đổi, tranh luận, qua đó cũng đánh giá năng lực HS. Khi HS trình bày kế hoạch dự án sẽ rèn luyện sự tự tin, khả năng diễn đạt trước mọi người, đồng thời giúp HS khắc sâu kiến thức. HS giỏi sẽ được giao nhiệm vụ tìm hiểu và trình bày về xử lý khí ô nhiễm. Phần tìm kiếm thông tin có thể giao cho HS trung bình và yếu. HS có khả năng viết có thể giao nhiệm vụ viết bài, biên tập cuốn sách. HS có khả năng về mĩ thuật chịu trách nhiệm trình bày hình thức cho cuốn sách. Bộ Câu hỏi định hướng Câu hỏi Khái quát Không khí có vai trò như thế nào đối với sự sống? Câu hỏi Bài học Chúng ta biết gì về ô nhiễm không khí? Câu hỏi Nội dung Thế nào là ô nhiễm không khí? Làm thế nào để ngăn chặn ô nhiễm không khí? Trong khói thải xe máy, xe ô tô có khí gì? Có những phương pháp gì để xử lý khí gây ô nhiễm? Kế hoạch đánh giá Lịch trình đánh giá Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc Sau khi hoàn tất dự án - Thảo luận. - Đặt câu hỏi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_08_30_0370155502_3215_1872332.pdf
Tài liệu liên quan