MỤC LỤC
Trang
Trang phụbìa 1
Lời cam đoan 2
Mục lục 3
Danh mục các chữviết tắt 5
Danh mục các bảng 6
Danh mục các biểu đồ 7
MỞ ĐẦU 8
1. Lý do chọn đềtài 8
2. Mục đích nghiên cứu 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Giảthuyết nghiên cứu 9
5. Nhiệm vụnghiên cứu 10
6. Phương pháp nghiên cứu 11
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đềtài 11
CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝ LUẬN
1.1. Tổng quan vấn đềnghiên cứu 12
1.2. Một sốkhái niệm cơbản 16
1.3. Thích ứng nghềnghiệp của sinh viên sưphạm. 33
1.4. Một sốyếu tố ảnh hưởng đến mức độthích ứng nghềnghiệp của sinh viên 35
CHƯƠNG 2: TỔCHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 41
2.1 Mẫu nghiên cứu. 41
2.2. Nội dung và tiến trình nghiên cứu 43
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 45
2.4. Các biểu hiện và cách đánh giá mức độthích ứng nghềnghiệp của sinh viên 48
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU 52
3.1. Thích ứng thểhiện ởtâm thếnghềnghiệp 52
3.2. Thích ứng với nội dung học tập ởtrường cao đẳng 55
3.3. Thích ứng với phương pháp học tập ởtrường cao đẳng 62
3.4. Thích ứng với việc rèn luyện kỹnăng nghềnghiệp 67
3.5. Thích ứng với điều kiện, phương tiện học tập ởtrường cao đẳng 75
3.6. Thích ứng với các mối quan hệ ởtrường cao đẳng 80
3.7. Tổng hợp mức độthích ứng nghềnghiệp của sinh viên 84
3.8. Kết quảphỏng vấn sâu một sốtrường hợp 94
3.9. Một sốyếu tốcơbản tác động đến mức độthích ứng nghềnghiệp của sinh viên 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106
1. Kết luận 106
2. Kiến nghị 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤLỤC 113
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3773 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc không biết sử dụng các đồ dùng, phương tiện
học tập. không hài lòng và không có ý thức khắc phục khó khăn về điều kiện,
phương tiện trong học tập và sinh hoạt .
* Các mức độ thích ứng với những mối quan hệ ở trường CĐSP
- Thích ứng với các MQH ở mức độ cao: 1.34 < ĐTB ≤ 2.00. Sinh viên
chủ động thiết lập các MQH tích cực với bạn bè, thầy cô giáo, cán bộ các
phòng ban của nhà trường để học hỏi, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm để giải
quyết những khó khăn trong học tập và cuộc sống
- Thích ứng với các MQH ở mức độ trung bình: 0.67 < ĐTB ≤ 1.34.
Sinh viên chưa chủ động tham gia và tạo dựng các mối quan hệ tích cực
trong quá trình học tập ở trường CĐSP; không thường xuyên trao đổi, chia xẻ
với thầy cô, bạn bè về các vấn đề học tập và cuộc sống
- Thích ứng với các MQH ở mức độ thấp: 0 < ĐTB ≤ 0.67. MQH giữa
các sinh viên này với bạn bè, giảng viên và cán bộ các phòng ban có những
khoảng cách, rào cản và những mâu thuẫn; không có hoặc ít có sự chia sẻ
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống.
Dựa vào cách xếp loại này và các số liệu thu thập được qua điều tra,
chúng tôi tiến hành phân tích và đánh giá mức độ TƯNN của sinh viên trường
CĐSP Sơn La trong chương tiếp theo.
52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thích ứng nghề nghiệp thể hiện ở tâm thế nghề nghiệp
Chuyển từ môi trường trung học vào cao đẳng, nghĩa là sinh viên đã
bước vào một môi trường với nhiều điều mới lạ và không ít khó khăn: từ cuộc
sống ở gia đình với sự hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ của cha mẹ sang cuộc sống
tự lập ở trường cao đẳng; từ cuộc sống nông thôn, bản làng vùng sâu, vùng xa
các em bắt đầu làm quen với cuộc sống nơi thành thị. Hơn nữa, với NDHT,
phương pháp giảng dạy ở trường cao đẳng đòi hỏi sinh viên phải tích cực, chủ
động và sáng tạo tìm ra cho mình PPHT phù hợp; các em phải biết cách giao
tiếp với thầy cô giáo, hợp tác với bạn bè để học hỏi, chia xẻ kinh nghiệm học
tập và các vấn đề trong cuộc sống. Có như vậy, các em mới có thể nhanh
chóng hoà nhập với việc học tập và cuộc sống ở trường cao đẳng. Với những
khó khăn ban đầu trong bước chuyển từ trường phổ thông vào trường cao
đẳng như vậy thì việc tìm hiểu và lựa chọn cho mình ngành học phù hợp tạo
điều kiện cho các em yên tâm, khắc phục khó khăn để tập trung vào việc học
tập và rèn luyện. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra cách tìm hiểu và
lựa chọn ngành sư phạm của sinh viên trường CĐSP Sơn La.
Bảng 3.1: Cách tìm hiểu về ngành học của sinh viên
Các mức độ (%)
TT Nội dung
Đúng Đúng 1 phần
Không
đúng
ĐTB SD
1 Tìm hiểu kỹ thông tin về ngành học qua bạn bè, thầy cô
44.2 44.6 11.3 1.33 0.67
2 Tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin: Tivi, sách báo…
35.1 48.5 16.5 1.19 0.70
3 Tìm hiểu thông qua trung tâm hướng nghiệp
10.9 28.1 61.0 0.50 0.68
4 Nhờ sự tư vấn của bố mẹ 29.4 48.9 21.6 1.08 0.72
5 Gặp những người trong ngành sư phạm để tìm hiểu về nghề
26.0 51.1 22.9 1.03 0.70
Kết quả trong bảng 3.1 cho thấy, các em đã tìm hiểu về ngành học bằng
nhiều cách khác nhau. Số lượng sinh viên “tìm hiểu về ngành học qua bạn bè
53
và thầy, cô giáo ở trường phổ thông” chiếm nhiều nhất (ĐTB = 1.33 và 88.8%
sinh viên cho là “đúng” và “đúng một phân”). Điều đó chứng tỏ rằng, bạn bè,
thầy cô ở trường phổ thông có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tìm hiểu và lựa
chọn ngành học của các em. “Tìm hiểu qua trung tâm hướng nghiệp” được ít
sinh viên lựa chọn nhất (ĐTB = 0.50 và chiếm 61%). Theo chúng tôi, có thể
mạng lưới trung tâm hướng nghiệp của tỉnh còn chưa phát triển, trung tâm
hướng nghiệp mới chỉ có và hoạt động ở thành phố Sơn La và một vài huyện,
còn hầu hết các huyện, thị của tỉnh chưa có trung tâm hướng nghiệp. Do đó,
tác dụng của các trung tâm hướng nghiệp đối với học sinh còn hạn chế. Tìm
hiểu về ngành học qua “các phương tiện thông tin” (ĐTB = 1.19) và nhờ sự
“tư vấn của cha mẹ” (ĐTB = 1.08) chưa được nhiều sinh viên lựa chọn. Phần
lớn sinh viên của trường thuộc dân tộc thiểu số và gia đình ở nông thôn nên
các phương tiện thông tin còn thiếu thốn, cơ hội cập nhật thông tin không
nhiều; cha mẹ các em đa số là nông dân, trình độ văn hoá thấp nên khả năng
tư vấn của cha mẹ đối với việc chọn ngành học cho các em rất khó khăn; bản
thân các cũng chưa thực sự tích cực trong việc tìm hiểu về ngành học của
mình. Việc “tìm gặp những người trong ngành sư phạm” để tìm hiểu về ngành
học chỉ nằm ở mức độ trung bình (ĐTB = 1.03). Với những điều kiện như vậy,
các trường phổ thông cần phát huy ưu thế của mình trong việc định hướng cho
các em lựa chọn nghề nghiệp tương lai phù hợp.
Bảng 3.2: Sự kiên định của sinh viên trong lựa chọn ngành học
Các mức độ (%)
TT Nội dung Vẫn chọn
ngành sư
phạm
Phân
vân
Không chọn
ngành sư
phạm
ĐTB SD
1
Nếu bây giờ có cơ hội
chọn lại nghề bạn sẽ quyết
định như thế nào?
62.3 23.8 13.9 1.48 0.73
Mặc dù chịu sự ảnh hưởng từ nhiều phía khi sự lựa chọn ngành học cho
mình như: Gia đình, bạn bè , thầy cô giáo và nhu cầu nguồn nhân lực của địa
phương, của xã hội, nhưng mỗi em đều có cách tìm hiểu và có sự lựa chọn
riêng. Có em tự tin với sự lựa chọn của mình, nhưng cũng còn những em vẫn
54
chưa tự tin, chưa yên tâm với sự lựa chọn ngành học mà mình theo học.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số sinh viên “vẫn chọn ngành sư
phạm” (ĐTB = 1.48). Lý do “vẫn chọn ngành sư phạm” các em nêu ra khá
nhiều, tập trung vào các lý do sau: “ngành này phù hợp với bản thân và hoàn
cảnh gia đình”, “yêu thích ngành sư phạm”, “bố mẹ không biết chữ nên em sẽ
cố gắng học để trở thành cô giáo đem cái chữ về cho mọi người”, “muốn đem
sức mình phục vụ quê hương”, “được giáo dục con em vùng cao”, “qua đợt
thực tập em thấy yêu nghề hơn, thấy ngành học phù hợp với mình hơn” (Phiếu
số 31, 32, 41, 48, 50, 51), hoặc “chọn nghề sư phạm vì nó phù hợp với vùng
quê”, “là nghề mà em tâm huyết và phù hợp với mình nhất”, “yêu thích ngành
sư phạm và muốn truyền đạt những hiểu biết cho mọi người xung quanh”
(phiếu Phiếu số 4, 11, 25). Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều sinh viên “phân
vân”, hoặc “không chọn ngành sư phạm” nếu có cơ hội được chọn lại và
muốn “được chuyển sang ngành học khác”. Lý do mà các em đưa ra đó là
“Không thích ngành sư phạm, thích học quản trị kinh doanh”, “phân vân vì sợ
học ngành khác khó tìm được việc làm hơn”, “muốn chuyển sang ngành học
khác, vì ngành sư phạm không phải là ước mơ, nguyện vọng của em”, “muốn
chuyển vì trong thời gian học tập ở trường cao đẳng em thấy mình chưa thực
sự tự tin trong việc giảng dạy sau này” (Phiếu số 33, 52). Các giảng viên cũng
cho biết một số sinh viên đã vào học trường CĐSP Sơn La nhưng vẫn có “ý
định thi vào ngành khác, trường khác”
Nhìn chung, các em đã có sự tìm hiểu về nghề và lý do các em “vẫn
chọn ngành sư phạm” mà “không muốn chuyển sang ngành học khác” là phù
hợp với bản thân các em và điều kiện thực tiễn của địa phương. Việc lựa chọn
đúng đắn này giúp các em yên tâm học tập, có mục đích phấn đấu rõ ràng để
đạt được kết quả cao trong học tập. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em chưa tích
cực tìm hiểu các thông tin liên quan đến nhà trường, đến ngành sẽ theo học
nên việc chọn ngành học của các em chưa thực sự phù hợp. Chính vì vậy mà
các em vẫn chưa yên tâm, “muốn chuyển sang ngành học khác” và chưa tập
trung vào việc học tập của mình, kém thích ứng với môi trường học tập ở
trường cao đẳng.
Dựa vào điểm trung bình, độ lệch chuẩn và cách tính các chỉ số TƯNN,
chúng tôi thu được kết quả về các mức độ TƯNN thể hiện ở TTNN của sinh
viên như sau:
Số liệu biểu
đồ 3.1 cho thấy: Sinh
viên có mức độ trung
bình về TƯNN thể
hiện ở TTNN chiếm
tỉ lệ nhiều nhất
(60.2%), còn tỉ lệ
sinh viên đạt mức độ
thích ứng cao là
29.8% và thấp là
10.0%.
Thấp
10%
Trung bình
60.2%
Cao
29.8%
Biểu đồ 3.1: Mức độ TƯNN thể hiện ở TTNN
Tóm lại, về phía sinh viên, tâm thế sẵn sàng nghề nghiệp tốt sẽ góp phần
giúp sinh viên có định hướng và động cơ rõ ràng, có thái độ tích cực trong
học tập và rèn luyện. Về phía nhà trường, các thầy cô cần hiểu được suy nghĩ,
cảm nhận, thái độ tình cảm của sinh viên đối với ngành học và những gì họ
đang hướng tới để giúp các em hiểu và thích ứng tốt hơn với ngành học.
3.2. Thích ứng với nội dung học tập
Nội dung, chương trình học tập ở trường cao đẳng không chỉ là những
kiến thức cơ bản như ở trường phổ thông mà bao gồm các khối kiến thức cơ
sở (các môn Lý luận - Chính trị, Tâm lý - Giáo dục, Ngoại ngữ, Giáo dục thể
chất - Quốc phòng …) và những kiến thức chuyên ngành (các môn Toán, Vật
lý; Văn, lịch sử; Mầm non). Do đó, trong quá trình học tập ở trường cao đẳng,
sinh viên không chỉ tiếp cận với nhiều môn học mới, mà khối lượng kiến thức
của các môn học cũng rất lớn; có những môn học mang tính trừu tượng cao.
Điều đó làm cho sinh viên có những khó khăn nhất định trong việc tiếp thu,
55
56
lĩnh hội nội dung học tập.
Trước hết, chúng tôi tìm hiểu sự nhận thức của sinh viên về vai trò của
khối kiến thức các môn học đối với việc học tập và tu dưỡng của sinh viên ở
trường cao đẳng. Nhận thức được mức độ quan trọng của kiến thức môn học
làm cho sinh viên có ý thức tích cực hơn trong học tập. Kết quả bảng 4.3 cho
thấy, đa số sinh viên đánh giá các khối kiến thức là quan trọng đối với việc
học tập và tu dưỡng hiện nay. Khối kiến thức chuyên ngành được 91.3% sinh
viên đánh giá là “quan trọng” (ĐTB = 1.90). Mỗi ngành học có các môn học
chuyên ngành khác nhau. Các môn học này cung cấp cho họ những kiến thức,
phương pháp và kỹ năng cơ bản, cần thiết giúp họ thực hiện có kết quả nhiệm
vụ giảng dạy theo chuyên ngành được đào tạo.
Bảng 3.3: Đánh giá của sinh viên về các khối kiến thức
Các mức độ (%)
TT Nội dung Quan
trọng
Ít
quan
trọng
Không
quan
trọng
ĐTB SD
1
Các môn học về Lý luận-Chính trị
(Triết học, Kinh tế-Chính trị, Lịch sử
đảng, Tư tưởng HCM...
74.9 23.8 1.3 1.74 0.47
2 Tiếng Anh 52.4 43.7 3.9 1.48 0.57
3
Bộ môn Tâm lý-Giáo dục(Tâm lý học
đại cương, Tâm lý học lứa tuổi-SP,
Giáo dục học đại cương, Hoạt động
dạy học, Hoạt động giáo dục….)
87.0 11.3 1.7 1.85 0.40
4 Các môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng 35.5 58.4 6.1 1.29 0.58
5 Các môn chuyên ngành Toán – Lý (hoặc Văn - Sử, hoặc Mầm non) 91.3 7.4 1.3 1.90 0.34
Khối kiến thức về bộ môn Tâm lý giáo dục được sinh viên đánh giá với
tỉ lệ khá cao (chiếm 87.0% và ĐTB = 1.85). Các em thấy được tầm quan trọng
của bộ môn Tâm lý giáo dục vì nó trang bị cho các em những kiến thức về
Tâm lý học và giáo dục học để các em có khả năng phân tích và lý giải các
hiện tượng tâm lý và biểu hiện đa dạng của nó theo quan điểm khoa học, cung
57
cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, thấy được
vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội, từ đó các em
có kỹ năng vận dụng chúng vào quá trình học tập, rèn luyện, nghiên cứu ở
trường sư phạm và giải thích, xử lý các vấn đề đặt ra trong dạy học và giáo
dục ở trường phổ thông và trường mầm non sau này. Hơn nữa, bộ môn Tâm
lý giáo dục giúp các em hiểu rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và những
yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên, từ đó các em có ý
thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất và năng lực sư phạm để trở thành người
giáo viên giỏi trong tương lai.
Khối kiến thức bộ môn Lý luận chính trị cũng được nhiều sinh viên
đánh giá là “quan trọng” (74.9% và ĐTB = 1.74) bởi vì các môn học này giúp
các em có những hiểu biết, quan điểm, cách nhìn duy vật biện chứng đối với
tự nhiên, xã hội, con người; nắm được đường lối, chủ chương, pháp luật của
Đảng và nhà nước…Từ đó, các em có định hướng đúng đắn, có lý tưởng
phấn đấu phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường, của xã hội.
Số lượng sinh viên cho rằng môn học Tiếng Anh là “ít quan trọng” và
“không quan trọng” chiếm số lượng đáng kể (52.4% và ĐTB = 1.48). “Tiếng
Anh” là môn học giúp cho sinh viên có cơ hội để mở rộng kiến thức, là
phương tiện tiếp cận với những thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại của
nhân loại. Tuy nhiên, Sơn La là một tỉnh miền núi kinh tế - xã hội chậm phát
triển nên việc học và sử dụng ngoại ngữ nói chung và “Tiếng Anh” nói riêng
chưa được phổ biến rộng rãi. Mặt khác, đa số các em ở vùng sâu, vùng xa,
nông thôn, sau khi tốt nghiệp, các em sẽ trở về dạy học ở bản làng của mình
nơi mà hầu hết học sinh là con em dân tộc thiểu số, các em học tập bằng tiếng
Việt đã khó khăn nên ngoại ngữ hầu như không được sử dụng, hoặc rất ít. Do
đó, những sinh viên cho rằng môn học này không quan trọng vì nó không
giúp nhiều cho họ trong việc giảng dạy ở trường phổ thông
Môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng giúp cho sinh viên phát triển nhân
cách toàn diện, có kiến thức về vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, rèn luyện thể chất và
kiến thức về quốc phòng, an ninh, từ đó các em có ý thức rèn luyện bản thân,
58
vệ sinh môi trường, ý thức bảo vệ tổ quốc. Tuy vậy, có một bộ phận sinh viên
cho rằng môn học này “ít quan trọng” hoặc “không quan trọng” (chiếm 65%
và ĐTB = 1.29) là do các em chưa có sự nhận thức đúng đắn về môn học vì
cho rằng môn học này không tính điểm vào điểm trung bình chung của toàn
khoá học mà cấp chứng chỉ và là điều kiện để dự thi tốt nghiệp, hoặc nó không
phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy của các em ở trường phổ thông.
Các môn học, các khối kiến thức trong chương trình học là yêu cầu
chung mà tất cả sinh viên phải đạt được trong quá trình học tập ở trường
CĐSP để các em không chỉ nắm vững kiến thức chuyên ngành mà còn có hiểu
biết sâu, rộng về các lĩnh vực khác của xã hội, có nhân cách phát triển toàn
diện để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ. Nhà trường, các thầy cô
giáo cần làm cho sinh viên thấy rõ vai trò quan trọng của môn học qua mỗi
bài giảng của mình. Bản thân mỗi sinh viên cần nhận thức đúng tầm quan
trọng của từng môn học đối với việc học tập, rèn luyện của bản thân và với
nghề nghiệp tương lai của mình. Để xem xét ảnh hưởng sự nhận thức về mức độ
quan trọng của các khối kiến thức đến tâm trạng của của sinh viên trong học tập,
chúng tôi tìm hiểu mức độ hài lòng của sinh viên trong các giờ học.
Khi sinh viên hứng thú với nội dung bài học, tích cực và hài lòng trong
giờ học cũng là một biểu hiện của sự thích ứng với NDHT. Kết quả nghiên cứu
về tâm trạng của sinh viên trong các giờ học được trình bày trong bảng 3.4.
Sinh viên “hài lòng” trong giờ học các môn học thuộc khối kiến thức
chuyên ngành cũng chiếm số lượng nhiều nhất (65.8% và ĐTB = 1.61), tiếp
sau là bộ môn Tâm lý giáo dục (62.8% và ĐTB = 1.60) và bộ môn Lý luận
chính trị (53.2% và ĐTB = 1.49). Việc đánh giá các môn học này “quan
trọng” làm cho sinh viên đi học chuyên cần hơn, có ý thức tích cực tự học, tự
nghiên cứu, tập trung cao hơn trong các giờ học. Điều đó giúp các em hiểu
bài, nắm vững, hiểu sâu hơn kiến thức môn học, có hứng thú và có tâm trạng
“hài lòng” trong các giờ học.
59
Bảng 3.4: Tâm trạng của sinh viên trong các giờ học
Các mức độ (%)
TT Nội dung Hài
lòng
Ít hài
lòng
Không
hài lòng
ĐTB SD
1
Các môn học về Lý luận-Chính trị
(Triết học, Kinh tế-Chính trị, Lịch sử
đảng, Tư tưởng HCM...
53.2 42.4 4.3 1.49 0.58
2 Tiếng Anh 27.7 59.7 12.6 1.15 0.62
3
Bộ môn Tâm lý-Giáo dục(Tâm lý học
đại cương, Tâm lý học lứa tuổi-SP,
Giáo dục học đại cương, Hoạt động
dạy học, Hoạt động giáo dục….)
62.8 34.2 3.0 1.60 0.55
4 Các môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng 24.2 62.3 13.4 1.11 0.61
5 Các môn chuyên ngành Toán – Lý (hoặc Văn - Sử, hoặc Mầm non) 65.8 29.9 4.3 1.61 0.57
Tuy nhiên, vẫn còn có những sinh viên “không hài lòng” và “ít hài
lòng” trong các giờ học. Sinh viên có tâm trạng này chiếm số lượng đáng kể
trong các giờ học Tiếng Anh là 72.3% (ĐTB = 1.15) và giờ học Giáo dục thể
chất - Quốc phòng là 75.9% (ĐTB = 1.11). Quan sát sinh viên trong giờ học
các môn này chúng tôi thấy rằng, nhiều sinh viên không tập trung vào bài
giảng, có sinh viên làm bài tập môn học khác, có sinh viên nói chuyện riêng,
có sinh viên còn uể oải ngủ gật… Sinh viên “ít hài lòng” hoặc “không hài
lòng” trong các giờ học có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: không
hài lòng với phương pháp giảng dạy của giảng viên, hoặc sinh viên không yêu
thích ngành học, hoặc cho rằng môn học đó không quan trọng, hoặc bản thân
cảm thấy khó khăn khi học tập môn học đó, hoặc cho rằng môn học đó là
không cần thiết. Để làm rõ điều này chúng tôi tìm hiểu thái độ của sinh viên
đối với các môn học.
Kết quả bảng 3.5 cho thấy, tỷ lệ sinh viên cho rằng môn học có “khá
nhiều khái niệm mới” chiếm 75.3% (ĐTB = 0.90), hoặc có “quá nhiều kiến
thức trong một môn học” làm cho các em khó tiếp thu chiếm 73.6% (ĐTB =
0.81), hoặc cho rằng “có những môn học rất khó, giá như không phải học thì
60
hay hơn” chiếm 54.7% (ĐTB = 1.22), “cảm thấy khó khăn khi phải tự mình
tìm hiểu một vấn đề trong tài liệu” chiếm 74.9% (ĐTB = 0.81). Thực tế cũng
cho thấy, việc sinh viên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi một phần là do chưa có
phương pháp học tập đúng đắn, chưa có kế hoạch học tập hợp lý. Số lượng
sinh viên “không tìm hiểu” hoặc “không thường xuyên” tìm hiểu tài liệu trước
khi bắt đầu môn học, bài học chiếm 67.5% (ĐTB = 1.17); có tâm lý để đến “gần
thi mới học” làm cho sinh viên cảm thấy “quá tải”, căng thẳng và mệt mỏi.
Bảng 3.5: Thái độ của sinh viên đối với các môn học
Các mức độ (%)
TT Nội dung
Đúng
Đúng
một
phần
Không
đúng
ĐTB SD
1
Có nhiều môn học bạn cảm thấy căng thẳng
và mệt mỏi 48.1 39.8 12.1 0.64 0.69
2
Có một số môn học ở trường CĐ mà
bạn cảm thấy không cần thiết 19.5 40.3 40.3 1.20 0.75
3
Các môn học trong ngành bạn học có
khá nhiều khái niệm mới khiến bạn thấy
hay bị nhầm lẫn
24.7 60.2 15.2 0.90 0.62
4 Có những môn học rất khó làm bạn nghĩ rằng giá như không học thì hay hơn 22.5 31.2 46.3 1.22 0.79
5 Bạn cảm thấy khó khăn khi phải tự mình tìm hiểu một vấn đề trong tài liệu. 24.2 63.2 12.6 0.87 0.59
6 Có quá nhiều kiến thức trong một môn học làm bạn không thể khái quát được 24.7 67.5 7.8 0.81 0.55
7
Khi bắt đầu một môn học bạn thường
tìm hiểu trước nội dung của nó qua tài
liệu, thầy cô
33.3 52,4 14.3 1.17 0.67
Để làm rõ khối lượng kiến thức có “quá nhiều” hay không, chúng tôi
tìm hiểu thích ứng của sinh viên với khối lượng kiến thức trong chương trình
đào tạo ngành học mà sinh viên đang học.
Kết quả thu được trong bảng 3.6 cho thấy, nhìn chung sinh viên thích
ứng với “khối lượng kiến thức các môn học đã được học” (ĐTB = 1.24).
Trong đó, 32% sinh viên cho rằng “khối lượng kiến thức vừa đủ” phù hợp với
khả năng tiếp thu của họ; 60.2 % sinh viên cho rằng khối lượng kiến thức là
61
“khá rộng và sâu”. Nội dung, chương trình mỗi môn học có cấu trúc và khối
lượng kiến thức phù hợp với chương trình đào tạo, với sự phát triển của khoa
học công nghệ, với yêu cầu của thời đại để người học vừa nắm vững kiến thức
cũ, vừa luôn cập nhật được kiến thức mới, đồng thời sinh viên hiểu sâu, nắm
vững bản chất kiến thức để vận dụng vào trong cuộc sống thực tiễn. Với khối
lượng kiến thức như vậy và với tính chất học tập, nghiên cứu ở trường cao
đẳng ngoài các kiến thức thầy cô cung cấp trên lớp sinh viên cần tự học, tự
nghiên cứu để mở rộng và hiểu sâu được kiến thức môn học. Điều này làm
cho nhiều sinh viên cảm thấy “đôi lúc không tiếp thu hết”. Tuy nhiên, vẫn còn
(7.8 %) sinh viên cho rằng lượng kiến thức họ đang học là “quá nhiều”.
Những em sinh viên này, có thể do ở phổ thông chưa có nền tảng kiến thức
vững chắc hoặc trong quá trình học chưa tích cực, chưa nắm vững nội dung
cũ thì đã phải tiếp nhận nội dung mới, hoặc các em chưa tìm ra cho mình
PPHT phù hợp để tiếp thu kiến thức môn học hiệu quả.
Bảng 3.6: Thích ứng của sinh viên với khối lượng kiến thức ngành học
Tt Khối lượng kiến thức % ĐTB SD
1 Quá nhiều, khiến bạn không thể tiếp thu được. 7.8
2 Khá rộng và sâu, đôi lúc bạn không tiếp thu hết 60.2
3 Vừa đủ để bạn có thể tiếp thu được. 32
1.24 0.58
Sinh viên nhận thức về môn học, khả năng tiếp thu kiến thức, tâm trạng
và thái độ đối với nội dung học tập là khác nhau. Một số sinh viên cho rằng
môn học là “không quan trọng”, “không hài lòng” trong giờ học, cảm thấy
môn học “khó”, hoặc kiến thức trong chương trình học là “quá nhiều”, căng
thẳng, mệt mỏi là biểu hiện chưa thích ứng với yêu cầu học tập ở trường cao
đẳng. Những sinh viên này cần có sự nỗ lực bản thân cùng với sự giúp đỡ của
thầy cô giáo, bạn bè để có những thay đổi trong nhận thức, vượt qua khó khăn
thích ứng với nội dung học tập trong chương trình đào tạo của ngành học.
Nguyên nhân sự không thích ứng đó cũng có thể từ phía nhà trường, từ giảng
viên. Các giảng viên cần đổi mới, điều chỉnh phương pháp giảng dạy của
mình cho phù hợp hơn với trình độ của sinh viên, tạo cho sinh viên hứng thú
đối với nội dung môn học. Kết quả về mức độ thích ứng với NDHT thu được
qua nghiên cứu như sau:
Trung bình
49.8%
Thấp
5.2%
Cao
45%
Biểu đồ 3.2: Mức độ thích ứng của sinh
viên với NDHT
Kết quả trên biểu đồ
3.2 cho thấy, thích ứng
của sinh viên với
NDHT ở mức độ trung
bình chiếm tỉ lệ nhiều
nhất (49.8%), mức độ
cao là 45.0% và mức độ
thấp là 5.2%. Vấn đề
đặt ra ở đây là cần có
những biện pháp tác
động nhằm giúp các em
có mức độ thích ứng thấp và trung bình thích ứng tốt hơn với nội dung kiến
thức ngành học.
3.3. Thích ứng với phương pháp học tập
Phương pháp học tập là cách thức thực hiện các nhiệm vụ học tập của
sinh viên. Khi vào trường cao đẳng, sinh viên tiếp cận với nhiều môn học
mới, khối lượng kiến thức lớn và phương pháp giảng dạy mới của giảng viên
đòi hỏi mỗi sinh viên phải tìm cho mình PPHT phù hợp. Để làm được điều
đó, mỗi sinh viên phải tự giác khắc phục những thói quen trong cách học ở
trường phổ thông, tích cực học hỏi kinh nghiệm của các anh chị khoá học
trước, tìm hiểu cách giảng dạy của thầy cô, chia xẻ kinh nghiệm với bạn bè và
chủ động nghiên cứu chương trình, nội dung học tập các môn học. Cách học
phù hợp giúp cho sinh viên đạt được kết quả cao trong học tập. Đó là biểu
hiện của sự thích ứng với PPHT ở trường cao đẳng. PPHT của sinh viên được
thể hiện qua cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập, cách ghi bài,
cách tìm kiếm và đọc tài liệu môn học của sinh viên.
62
63
Bảng 3.7: Cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập của sinh viên
Các mức độ (%)
TT Nội dung Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giờ
ĐTB SD
1
Xác định thời gian hàng ngày dành
cho việc học tập thông qua việc lập
thời gian biểu
31.6 64.5 3.9 1.28 0.53
2
Xác định trước thời gian học tập cụ
thể cho mỗi môn học 38.5 48.1 13.4 1.25 0.68
3 Trong khi học, bạn thực hiện đúng thời gian đã xác định trong kế hoạch 23.8 62.3 13.9 1.10 0.61
4 Nhiều lần bạn không thực hiện được các nội dung trong kế hoach đề ra 34.2 63.2 2.6 0.68 0.52
Kế hoạch học tập là trình tự các công việc và biện pháp cần được thực
hiện trong thời gian nhất định. Xây dựng được kế hoạch học tập hợp lý, khoa
học giúp sinh viên chủ động và thực hiện có kết quả các nhiệm vụ học tập của
mình. Kế hoạch học tập phải được xây dựng xuất phát từ mục tiêu học tập, từ
kế hoạch giảng dạy, yêu cầu của giảng viên, phù hợp với điều kiện thực tiễn
và khả năng của bản thân. Nhiều sinh viên hiểu rõ tác dụng của việc lập kế
hoạch trong quá trình học tập và cũng muốn lập được kế hoạch hợp lý cho
mình nhưng không biết làm, hoặc có sinh viên vạch ra được kế hoạch nhưng
do kế hoạch không sát thực tế nên không thể thực hiện được.
Số liệu bảng 3.7 cho thấy phần lớn sinh viên thích ứng ở mức trung
bình với việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. “Xác định trước thời gian
học tập cụ thể cho mỗi môn học” là cách mà nhiều sinh viên thường làm
(chiếm 38.5% và ĐTB = 1.25), sau đó là “xác định thời gian hàng ngày dành
cho việc học tập thông qua việc lập thời gian biểu” (chiếm 31.6% và ĐTB =
1.28) chứng tỏ đa số sinh viên đã lập kế hoạch học tập. Kết quả trên cũng cho
thấy, một số lượng không nhỏ sinh viên “nhiều lần không thực hiện được các
nội dung trong kế hoạch đề ra” (chiếm 34.2% và ĐTB = 0.68). Như vậy, sinh
viên thích ứng với việc “lập kế hoạch” tốt hơn là việc“thực hiện kế hoạch” đã
đề ra.
Trong các giờ học trên lớp sinh viên không chỉ phải tiếp thu một khối
64
lượng kiến thức lớn mà trong nhiều môn học kiến thức khá trừu tượng, khó
đối với sinh viên đòi hỏi các em phải tập trung nghe giảng và biết ghi chép
một cách khoa học. Số liệu thu được qua điều tra cho thấy cách ghi bài của
sinh viên như sau:
Bảng 3.8: Cách ghi bài của sinh viên trên lớp
TT Cách ghi bài % ĐTB SD
1
Ghi nội dung bài giảng của thầy theo ý hiểu của
mình 38.5
2
Ghi thật đầy đủ và chi tiết lời giảng của thầy cô,
vì theo bạn những kiến thức đó rất quan trọng
phục vụ trực tiếp cho việc làm bài thi
58.4
3
Không ghi gì cả vì bạn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá mức độ thích ứng nghề nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La.pdf