MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP .9
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH:.9
1.1.1. Khái niệm và vai trò của cạnh tranh .9
1.1.2. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh .11
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .13
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh.13
1.2.2. Phân loại năng lực cạnh tranh .15
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH .16
1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: .16
1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành:.17
1.3.3. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp:.22
1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP .24
1.4.1. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.24
1.4.1.1. Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.24
1.4.1.2. Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp .25
1.4.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ nguồn lực .25
1.4.2.1. Năng lực tài chính .25
1.4.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực.26
1.4.2.3. Năng suất lao động.26
125 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá năng lực cạnh tranh của công TNHH plc tại tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH
PLC, nó chính là cơ hội đồng thời cũng là thách thức của Công ty.
2.2.2. Tác động của các yếu tố môi trường vi mô (môi trường ngành)
2.2.2.1. Tác động của nhà cung cấp
Nguồn nguyên vật liệu đầu vào của công ty chủ yếu là cát, đá, xi măng,
sắt thép, nhựa đường Ngoài nguyên vật liệu đá, công ty có xưởng khai thác
đá riêng nên có thể ổn định nguồn cung của nguyên vật liệu nay. Còn những
nguyên vật liệu khác thì chủ yếu là những sản phẩm đơn vị không thể sản xuất
được nên công ty phải mua ngoài và chịu ảnh hưởng rất lớn về tiến độ cung cấp,
chất lượng sản phẩm, cũng như điều kiện thanh toán với bên bán hàng. Ngoài ra
nguồn cung cấp cát các loại cũng là hữu hạn và đang khan hiếm. Điều này ảnh
hưởng rất lượng đến tiến độ cung cấp vật tư để thi công hoàn thành công trình.
Chính vì vậy nó tạo ra áp lực từ phía nhà cung cấp tương đối lớn.
Bảng 2.4: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho công ty
STT Nhà cung cấp Nguyên vật liệu cung cấp
1 Công ty TNHH Thăng Long Tp Bà Rịa Xi măng
2
Bãi tập kết VLXD Tp Bà Rịa, huyện
Xuyên Mộc
Cát, sạn
3 Công ty Cổ phần Thành Chí Các loại đá
4 Công ty TNHH Thương Mại Chấn Long Sắt, thép
5 Công ty TNHH Hoà Hưng Một số vật liệu cần thiết khác
6 Công ty Xăng dầu Bà Rịa-Vũng Tàu Xăng, nhiên liệu
(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)
Qua bảng 2.4 cho ta thấy được một số nhà cung cấp chủ yếu nguyên vật
liệu cho công ty. Bên cạnh những nhà cung cấp trên, công ty còn có đầu tư để
dần dần chủ động tạo nguồn nguyên vật liệu cho riêng mình. Đó là việc đầu tư,
42
xây dựng nhà xưởng sản xuất khai thác đá và trộn bê tông, giúp công ty chủ
động trong nguồn cung.
2.2.2.2. Tác động của các đối thủ tiềm ẩn
Chủ yếu là những doanh nghiệp thuộc các tổng công ty nhà nước có quy
mô và năng lực tài chính rất lớn muốn mở rộng thị trường, tham gia dự thầu các
công trình có giá trị lớn và công nghệ thi công phức tạp trong khi các đối thủ
cạnh tranh hiện tại trong ngành không đủ năng lực để tham gia. Vì vậy, các công
ty trong ngành có thể sẽ không chống cự quyết liệt đối với sự xâm nhập của đối
thủ mới vì tốc độ tăng trưởng của ngành cao nên có thể tiếp nhận thêm đối thủ
mới mà không làm sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của các công ty hiện tại.
2.2.2.3. Tác động của các sản phẩm thay thế
Sự cạnh tranh của sản phẩm thay thế là mối đe dọa làm giảm lợi nhuận của
các Công ty đang hoạt động trong ngành. Tuy nhiên, với ngành xây dựng có tính
đặc thù khá riêng biệt do vậy không có khả năng thay thế được. Vì vậy, công ty
không phải chịu sức ép cạnh tranh từ yếu tố này.
2.2.2.4. Tác động của khách hàng
Khách hàng của công ty chủ yếu là các Ban quản lý dự án, đại diện cho
nhà nước quản lý thực hiện dự án nên phải thực hiện theo đúng quy trình quy
phạm của nhà nước quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.Vì vậy, công ty
phải chịu sức ép khá lớn từ khách hàng và đấu thầu trong kiện cạnh tranh gay gắt
về giá, về tiến độ thi công, về máy móc thiết bị, về kinh nghiệm thi công công
trình tương tự và năng lực tài chính.
2.2.2.5. Tác động của sự cạnh tranh trong nội bộ ngành
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu có khoảng trên 100 công ty
đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh hiện tại
của công ty chủ yếu là: (Công ty TNHH xây dựng Minh Tuấn, Công ty TNHH
xây dựng Trung Tín, Công ty cổ phần xây dựng Triều Phát và công ty TNHH xây
dựng Phú Mỹ)
43
* Công ty TNHH xây dựng Minh Tuấn: Với thời gian hoạt động trong
ngành là 23 năm. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là: Xây dựng nhà
các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, xây dựng công trình công
ích, xây dựng công trình đường bộ, kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất
thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, bán
buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, hoạt động xây dựng chuyên
dụng khác, hoàn thiện công trình xây dựng,
+Điểm mạnh: Có kinh nghiệm thi công các công trình giao thông, có uy tín,
máy móc thiết bị nhiều và đa dạng, thị phần hoạt động rộng, nguồn vốn lớn,.
+Điểm yếu: Khả năng cạnh tranh về giá thầu, vị trí địa lý và nguồn nhân
lực.
* Công ty xây dựng Trung Tín: Với thời gian hoạt động là 16 năm trong
ngành, công ty cũng có những lợi thế nhất định trong ngành và là một trong
những đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty TNHH PLC. Lĩnh vực kinh doanh của
công ty là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.
+Điểm mạnh: Chủ lực thi công các công trình cầu, chất lượng sản phẩm
luôn đảm bảo, máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng đủ các yêu cầu thi công, khả
năng tài chính mạnh đáp ứng được tiến độ thi công, có uy tín và thương hiệu trên
thị trường, am hiểu thị trường và khách hàng.
+Điểm yếu: Thị trường hoạt động nhỏ, lĩnh vực kinh doanh ít, không đa
dạng.
* Công ty cổ phần xây dựng Triều Phát: Với thời gian hoạt động trong
ngành là 16 năm, công ty đã tạo nên được uy tín và thương hiệu trên thị trường.
Công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực như: Xây dựng nhà các
loại, hoạt động thiết kế chuyên dụng, hoạt động tư vấn quản lý, vận tải hàng hóa
bằng đường bộ, bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, xây dựng
công trình công ích, xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, khai thác đá,
cát, sỏi, đất sét.
+Điểm mạnh: Chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo, máy móc thiết bị đáp
44
ứng đủ các yêu cầu thi công, khả năng tài chính đáp ứng được tiến độ thi công, có
uy tín và thương hiệu trên thị trường, thị phần hoạt động rộng, am hiểu thị trường
và khách hàng.
+Điểm yếu: Khả năng cạnh tranh về giá thầu.
* Công ty cổ phần xây Phú Mỹ: Công ty có thời gian hoạt động tại thị
trường Bà Rịa-Vũng Tàu 09 năm, là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn của
công ty với hệ thống chi nhánh khá lớn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cũng
như uy tín, thương hiệu mà công ty này tạo nên. Lĩnh vực hoạt động của công ty
là: Xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, xây dựng
công trình kỹ thuật dân dụng khác, lắp đặt hệ thống điện, lắp đặt hệ thống cấp,
thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí, hoàn thiện công trình xây dựng, bán
buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng ..
+Điểm mạnh: Có kinh nghiệm trong việc thi công các công trình giao
thông, máy móc đa dạng, thị phần lớn, có uy tín và thương hiệu, nguồn vốn
lớn,.
+Điểm yếu: Nguồn nhân lực hạn chế do khi trúng thầu thi công thì công ty
chỉ bố trí cán bộ khung để quản lý, còn công nhân thuê hợp đồng công nhật nên
ảnh hưởng chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công.
2.3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ TNHH PLC TẠI TỈNH BR-VT
2.3.1. Vị thế cạnh tranh của công ty
2.3.1.1. Thị phần của công ty
Bảng 2.5: Thị phần của công ty và các đối thủ cạnh tranh
STT Tên công ty 2016 2017 2018
1 Công ty TNHH PLC 15,89% 17,04% 18.17%
2 Công ty TNHH xây dựng Minh Tuấn 18,05% 18,35% 19,01%
3 Công ty cổ phần xây dựng Triều Phát 20,56% 20,71% 20,56%
4 Công ty TNHH xây dựng Trung Tín 12,65% 13,05% 14,02%
5 Công ty xây dựng Phú Mỹ 10,67% 10,83% 11,95%
6 Công ty xây dựng khác 22,18% 20,02% 16,29%
45
(Nguồn: Khảo sát khách hàng)
Qua bảng 2.5, ta có cái nhìn cụ thể hơn về thị phần của các công ty xây
dựng trên thi trường hiện tại. Công ty TNHH PLC có thị phần cao thứ 3, sau hai
công ty đối thủ là công ty TNHH xây dựng Minh Tuấn và công ty cổ phần xây
dựng Triều Phát. Thị phần của công ty trên thị trường xây dựng trên địa bàn như
vậy là tương đối cao, điều đó chứng tỏ được năng lực cạnh trạnh của công ty so
với nhiều đối thủ khác trong việc thi công các công trình có quy mô nhỏ và vừa (
< 100 tỷ đồng ). Bên cạnh đó khả năng cạnh tranh của công ty có xu hướng tăng
đều qua các năm 2016 là 15,89% đến năm 2017 là 17,04% (tăng 1,15%), năm
2018 là 18,17% (tăng 1,13% so với năm 2017 và tăng 2,28% so với năm 2016).
Điều này chứng tỏ năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng được cải thiện và
nâng cao, các chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty đã phần
nào đạt được thành công.
2.3.1.2. Uy tín, thương hiệu của công ty
Đây là một chỉ tiêu mang giá trị vô hình của công ty. Đây là yếu tố mang
tính tổng hợp của nhiều yếu tố như tài chính, nguồn nhân lực, công nghệ, hệ
thống máy móc trang thiết bị, hoạt động quảng bá. Để tạo được uy tín cho
riêng mình mỗi doanh nghiệp phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, không
ngừng theo đuổi mục tiêu chiến lược đúng đắn của mình, đồng thời phải xây
dựng và quảng bá hình ảnh của công ty một cách hiệu quả đến khách hàng.
Nhưng trên hết nó được xây dựng bằng con đường chất lượng, bao gồm chất
lượng của cả hệ thống quản lý của doanh nghiệp, chất lượng của ban lãnh đạo,
của từng cá nhân trong công ty, chất lượng của sản phẩm công trình thi công. Vì
là một trong những doanh nghiệp chủ lực của tỉnh trong lĩnh vực xây dựng nên
danh tiếng của công ty trên thương trường đã được nhiều chủ đầu tư biết đến
thông qua chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công. Bằng chứng là số lượng các
công trình có giá trị lớn mà công ty đảm nhiệm thi công ngày càng nhiều, khẳng
định sự tin tưởng của chủ thầu đối với công ty ngày càng tăng. Tuy nhiên so với
nhiều đối thủ cạnh tranh lâu đời trên thương trường như: (Công ty TNHH xây
dựng Minh Tuấn, Công ty TNHH xây dựng Trung Tín, Công ty cổ phần xây
46
dựng Triều Phát và công ty TNHH xây dựng Phú Mỹ) . thì công ty vẫn phải cố
gắng nỗ lực rất nhiều thì mới khẳng định được vị trí của mình trên thương trường,
nhất là trong việc đấu thầu thi công các công trình lớn ( > 100 tỷ đồng ) đòi hỏi
máy móc, thiết bị hiện đại, trình độ tay nghề cao .
2.3.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở cấp độ nguồn lực
2.3.2.1. Năng lực tài chính của công ty
Tình hình tài chính của công ty:
Tình hình tài chính là yếu tố cơ bản nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh
của công ty. Do các công trình của công ty thi công thường có quy mô lớn, giá trị
cao và thời gian thi công dài cho nên lượng vốn nằm trong công trình rất lớn và
chậm được thu hồi. Mặt khác, do phải đảm bảo việc làm cho người lao động và
đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty được liên tục nên công ty phải đảm
nhiệm thi công nhiều công trình cùng một lúc và không ngừng tìm cơ hội tham
gia dự thầu các công trình khác. Thêm vào đó không phải công trình nào đã được
hoàn thành bàn giao cũng đều được chủ đầu tư thanh toán đầy đủ ngay mà phụ
thuộc vào nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp hay các chủ đầu tư tự huy động.
Tất cả các lý do trên đòi hỏi công ty phải có một nguồn lực tài chính đủ mạnh thì
mới có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn thực tế để đảm bảo thi công các công trình
đúng tiến độ, từ đó nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của công ty. Năng lực tài
chính của công ty thể hiện ở các chỉ tiêu cụ thể như sau:
47
Bảng 2.6: Bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 2016 - 2018
( Đơn vị: Triệu đồng )
STT Tài sản 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
% %
A. Tài sản 44 074 47 514 64 430 3 440 7,81 16 916 38,38
I Tài sản ngắn hạn 27 212 31 209 42 468 3 997 14,69 11 259 36,08
1 Tiền mặt 1 691 4 264 4 181 2 573 152,16 (83)
2
Các khoản phải thu ngắn
hạn
18 943 20 741 32 536 1 798 9,49 11 795 56,87
3 Hàng tồn kho (171) (453)
4 Tài sản ngắn hạn khác 203 (203)
II Tài sản dài hạn 16 862 16 304 21 962 (558) 5 658 34,70
1 Khoản phải thu dài hạn
2 Tài sản cố định 8 317 6 011 10 313 (2306) 4 302 71,57
3
Các khoản ĐT-TC chính
dài hạn
8 545 10 293 10 293 1 748 20,46 0 0
4 Tài sản dài hạn khác 1 355
B. Nguồn vốn 44 074 47 514 64 430 3 440 7,81 16 916 35,60
I Nợ phải trả 26 754 25 917 37 949 (837) 12 032 46,43
1 Nợ ngắn hạn 24 611 25 034 35 393 (423) 10 359 41,38
2 Nợ dài hạn 2 142 882 2 555 (1260) 1 673 189,68
II Vốn chủ sở hữu 17 319 21 596 26 481 4 277 24,60 4 885 22,62
1 Vốn chủ sở hữu 17 319 21 596 26 481 4 277 24,60 4 885 22,62
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty do phòng tài chính- kế toán)
Qua số liệu ở bảng 2.6, ta thấy: Quy mô tài chính của công ty có xu hướng
ngày càng tăng và tăng với tỷ lệ rất lớn, cụ thể năm 2018 có sự tăng trưởng rất
lớn so với năm 2017 với giá trị tuyệt đối tăng là 16 916 triệu đồng (tăng 35,60%),
còn so với năm 2016 tăng 20 355 triệu đồng (tăng 46,19%). Nhìn chung, quy mô
48
tài chính của công ty từ 2016 - 2018 tăng chủ yếu là từ các khoản phải thu ngắn
hạn từ 20 741 triệu đồng vào năm 2017 tăng lên 32 536 triệu đồng vào năm 2018
(tăng 36,25%), hàng tồn kho năm 2018 giảm 624 triệu đồng (giảm 9,79%) so với
năm 2016 và giảm 453 triệu đồng (giảm 7,31%) so với năm 2017, điều này
chứng tỏ trong năm 2018 công ty đã từng bước có nhiều biện pháp quản lý để
làm tăng nhanh vòng quay vốn và hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời triển khai
những công trình mới, tuy nhiên số công trình được nghiệm thu và thanh toán
chưa cao; tài sản cố định năm 2018 tăng so với năm 2017 là 4 302 triệu đồng
(tăng 71,57%), so với năm 2016 tăng 1 996 triệu đồng (tăng 24,01%), việc công
ty đầu tư thêm máy móc thiết bị sẽ tạo điều kiện thi công công trình đạt tiến độ
và chất lượng cao hơn; các khoản đầu tư tài chính năm 2018 tăng 1 478 triệu
đồng so với năm 2016, đây là khoản vốn công ty đầu tư để mở ra xưởng khai
thác đá, nhằm giúp công ty chủ động nguồn cung cấp vật liệu đầu vào đảm bảo
chất lượng, giá thành thấp. Về nguồn vốn: Nợ phải trả năm 2018 tăng 12 031
triệu đồng (tăng 46,42%) so với năm 2017 và tăng 11 194 triệu đồng (tăng
41,84%) so với năm 2016. Nợ phải trả tăng chủ yếu là các khoản nợ công ty đã
chiếm dụng của các đối tác nhưng chưa đến hạn thanh toán và công ty vay ngân
hàng để bổ sung vốn lưu động để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình;
nguồn vốn chủ sở hữu năm 2018 tăng 4 885 triệu đồng (tăng 22,62%) so với năm
2017 và tăng 9 162 triệu đồng (tăng 52,90%) so với năm 2016, nguồn vốn tăng
chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối đem lại. Điều này chứng tỏ hoạt động
của công ty từng bước đi vào ổn định và có hiệu quả năm sau luôn cao hơn năm
trước.
* Khả năng tài chính tự có, khả năng thanh toán nhanh:
Thông qua bảng tính các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, chúng ta sẽ hiểu hơn
về khả năng này của công ty.
49
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty từ năm 2016- 2018
STT Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
1 Cơ cấu vốn %
Tài sản cố định/Tổng tài sản % 18,87 12,65 16,01 (6,22) 3,36
Tài sản lưu động/Tổng tài sản % 81,18 87,35 83,99 6,17 (3,36)
2
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /
vốn chủ sở hữu
% 0,88 1,28 2,01 0,4 0,73
3
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/
doanh thu thuần
% 0,22
4 Khả năng thanh toán hiện thời (0,07)
5 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,85 0,99 1,04 0,14 0,05
6 Vòng quay vốn lưu động Vòng 1,30 1,26 1,21 (0,04) (0,14)
7 Tỷ số nợ % 55,84 52,67 54,93 (3,17) 2,26
8 Tỷ số tự tài trợ % 39,30 45,45 41,10 6,15 (4,35)
9 Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ Lần 2,08 3,59 2,57 1,51 (1,02)
(Nguồn: Báo cáo tài chính do Phòng tài chính- kế toán)
Qua số liệu ở bảng 2.7, ta thấy: Cơ cấu vốn cho tài sản cố định ngày càng
có xu hướng giảm, cụ thể năm 2016 chiếm tỷ lệ 18,87% so với tổng tài sản, năm
2017 chiếm tỷ lệ 12,65% so với tổng tài sản và năm 2018 chiếm tỷ lệ 16,01% so
với tổng tài sản, trong khi đó cơ cấu vốn cho tài sản lưu động ngày càng có xu
hướng tăng lên, cụ thể năm 2016 chiếm 81,18% tổng tài sản, năm 2017 tăng lên
87,35% và năm 2018 là 83,99% so với tổng tài sản. Điều này hoàn toàn hợp lý
cho mọi công ty chuyên ngành xây dựng nếu muốn phát triển, cạnh tranh được
trên thị trường thì phải từng bước thay đổi máy móc thiết bị củ bằng những máy
móc thiết bị hiện đại, có tính năng kỷ thuật cao để phù hợp yêu cầu kỷ thuật ngày
càng cao trong việc thi công các công trình. Mặt khác, tỉ suất lợi nhuận ngày càng
tăng qua các năm, điều này chứng tỏ việc đầu tư kinh doanh của công ty ngày
càng có hiệu quả và hiệu ứng kéo theo là chu kỳ vòng quay vốn lưu động của
công ty ngày càng được rút ngắn lại từ 1,30 lần vào năm 2016, xuống 1,26 lần
50
năm 2017 và 1,21 lần vào năm 2018.
* Khả năng huy động vốn của công ty:
Qua bảng chỉ tiêu ta thấy khả năng thanh toán còn thấp, tỷ số nợ của công
ty còn khá cao do ảnh hưởng công tác thu hồi vốn công ty còn hạn chế. Chính
điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vay vốn của công ty. Hiện nay công
ty chủ yếu vay vốn chủ yếu qua các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Hiệu
quả sử dụng vốn của công ty:
Biểu đồ 2.3: Doanh thu và lợi nhuận của công ty từ năm 2016 - 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)
Qua biểu đồ 2.3, ta thấy: Doanh thu của công ty tăng rất nhanh qua các
năm, cụ thể như: năm 2018 tăng 18 251 đồng (tăng 30,43%) so năm 2017 và tăng
26 091 đồng (tăng 50,04%) so với năm 2016. Lợi nhuận năm 2018 tăng 256 đồng
(tăng 92,62%) so với năm 2017 và tăng 380 đồng (tăng 249,02%) so với năm
2016. Năm 2018 doanh thu tăng nhanh như vậy là do công ty đầu tư xây dựng
một xưởng khai thác đá vào năm 2017 nhằm giảm chi phí vật liệu và có thêm một
nguồn thu khác khi bán vật liệu này cho các công ty khác.
51
Với kết quả về doanh thu và lợi nhuận của công ty ta thấy được các phòng
ban, xưởng sản xuất cũng như các đội ngũ nhân viên của công ty đã phát huy tính
chủ động sáng tạo trong quá trình thi công và sản xuất, đạt chất lượng tốt, tạo uy
tín trên thị trường, khẳng định sự trưởng thành ổn định và phát triển. Luôn phấn
đấu, phát động phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm đảm bảo
vận hành thiết bị hoạt động ổn định, tăng năng suất, chất lượng, cải thiện môi
trường làm việc, tận dụng được các loại vật tư giảm chi phí mua ngoài, nhập
ngoại, kéo dài tuổi thọ và nâng được hệ số sử dụng thời gian của thiết bị. Điều
này chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả cao.
2.3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực
* Cơ cấu nhân lực của công ty:
Đến ngày 31/12/2018 công ty đã có 135 lao động với cơ cấu thể hiện trong
bảng 2.6 như sau:
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động qua các năm 2016 - 2018
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018
2017/2016 2018/2017
% %
1 Lao động trực tiếp Người 87 103 113 16 18,39 10 9,7
2 Lao động gián tiếp Người 15 22 22 7 46,67 0 0
3 Tổng số lao động Người 102 125 135 23 22,55 10 8
(Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính)
Bảng 2.9: Thu nhập của lao động qua các năm 2016 - 2018
Đơn vị: đồng/ tháng
STT
Cán bộ công nhân
viên
2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
1 Cán bộ quản lý 16.000.000 18.000.000 20.000.000 112% 111%
2
Cán bộ kỹ thuật,
văn phòng
10.000.000 12.000.000 14.000.000 120% 116,67%
3 Công nhân kỹ thuật 9.000.000 10.000.000 11.000.000 122,22% 110%
4 Lao động phổ thông 8.000.000 9.000.000 10.000.000 112,5% 111,11%
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
52
Qua số liệu tại bảng 2.8 và 2.9, ta thấy: Số lượng lao động công ty ngày
càng tăng và tăng chủ yếu là lao động trực tiếp. Đồng thời, công ty cũng rất quan
tâm đến đời sống của cán bộ công nhiên viên cụ thể qua thu nhập bình quân của
người lao động tăng qua các năm, cụ thể: Cán bộ quản lý thu nhập tăng từ 16
triệu đồng/người/tháng vào năm 2016 lên 20 triệu đồng/người/tháng vào năm
2018; cán bộ kỹ thuật và nhân viên văn phòng thu nhập tăng từ 10 triệu
đồng/người/tháng vào năm 2016 lến 14 triệu đồng/người/tháng vào năm 2018;
công nhân kỹ thuật có thu nhập tăng từ 9 triệu đồng/người/tháng vào năm 2016
lên 11 triệu đồng/người/tháng vào năm 2018; và lao động phổ thông, nguồn
nhân lực chính của công ty, có thu nhập tăng từ 8 triệu đồng/người/tháng vào
năm 2016 lên 10 triệu đồng/ người/tháng vào năm 2018. Tuy so với các công ty
khác chưa phải là cao, song với một công ty với điều kiện kinh doanh khắc
nghiệt do phải cạnh tranh với nhiều công ty khác thì thu thập như vậy là một
thành tích rất lớn.
* Xét về mặt chất lượng lao động:
Bảng 2.10: Cơ cấu lao động theo cấp bậc và giới tính
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Tổng số lao động 102 125 135
Phân theo giới tính
Nam 92 113 122
Nữ 10 12 13
Phân theo cấp bậc
Cán bộ quản lý 5 7 7
Cán bộ kỹ thuật, văn phòng 10 15 15
Công nhân kỹ thuật 75 87 93
Lao động phổ thông 12 16 20
(Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính)
53
Bảng 2.11: Cơ cấu lao động theo trình độ
STT Cán bộ công nhân viên 2016 2017 2018
2017/2016 2018/2017
% %
1 Cán bộ quản lý và kỹ thuật 15 19 20 4 26,67 1 5,26
Trên đại học 0 0 0 0 0 0 0
Đại học, cao đẳng 10 15 15 5 50 0 0
Trung cấp 5 4 5 (1) 1 25
2 Công nhân kỹ thuật 75 87 93 12 16 6 6,90
Bậc 4/7 49 62 66 13 26,53 4 6,45
Dưới bậc 4 26 25 27 (1) 3 12
3 Lao động phổ thông 12 16 20 4 33,33 4 25
Tổng cộng 102 125 135 23 22,55 10 8
(Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính)
Qua số liệu tại bảng 2.10 và 2.11, ta thấy: Trình độ cán bộ quản lý và kỹ
thuật của công ty đa số đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, được đào tạo đúng
chuyên ngành, có kinh nghiệm và thâm niên công tác lâu dài tại công ty, đây là
lợi thế của công ty trong việc quản lý, điều hành thi công các công trình. Tuy
nhiên, nguồn nhân lực của công ty còn khá khiêm tốn, để nâng cao năng lực
cạnh tranh công ty cần tuyển dụng thêm những nhân viên có trình độ chuyên
môn kỹ thuật và có kinh nghiệm trong công việc, có như vậy công ty mới có thể
mở rộng quy mô và đẩy nhanh tiến độ công trình.
2.3.2.3. Năng suất lao động
Bảng 2.12: Năng suất lao động của lao động qua các năm 2016-21018
Đơn vị tính: triệu đồng/lao động/năm
Năm 2016 2017 2018
Năng suất lao động 560,16 479,90 579,50
(Nguồn: Phòng tài chính - kế toán)
Qua bảng 2.12, ta thấy: Năng suất lao động của công ty có sự thay đổi qua
các năm. Trong đó năng suất lao động năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016,
nguyên nhân chính là thời điểm này công ty vừa mở thêm một xưởng khai thác
54
đá và sản xuất gạch, nên số lượng lao động tuyển mới khá nhiều. Số lao động
tuyển mới này cần thời gian để làm quen và thích nghi với công việc cũng như
môi trường làm việc, bên cạnh đó cũng có một bộ phận lao động tuyển mới phải
dành thời gian để đào tạo lại. Vì những nguyên nhân trên nên năng suất lao động
của công ty năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016. Đến năm 2018, doanh thu
của công ty đã tăng trở lại, điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng tốt các nguồn
lực, giảm tối đa các chi phí và có kế hoạch SXKD hợp lý, khoa học. Ngoài ra,
còn cho thấy kết quả đào tạo của công ty khá tốt, giúp cho lao động mới thích
nghi, làm quen với công việc cũng như nâng cao được năng suất lao động một
cách nhanh chóng. Đây là một dấu hiệu khả quan cho sự phát triển của công ty.
Tuy nhiên so với một số công ty trên địa bàn và đối thủ cạnh tranh thì năng suất
lao động của công ty cũng chưa thực sự cao, vì vậy công ty cần đưa ra những
chính sách chiến lược để có thể nâng cao hơn nữa năng suất lao động của người
lao động trong công ty, có như vậy mới có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh
của công ty so với các đối thủ khác trong ngành.
2.3.2.4. Cơ sở máy móc, trang thiết bị
Máy móc, trang thiết bị hiện có của công ty:
Đối với công ty xây dựng thì máy móc thiết bị là yếu tố đầu vào vô cùng
quan trọng, là một trong những điều kiện tiên quyết để chủ đầu tư lựa chọn nhà
thầu. Nếu công ty nào sở hữu máy móc càng tân tiến, hiện đại thì khả năng thắng
thầu càng lớn và chất lượng công trình càng nâng cao. Được thể hiện rõ nét ở
bảng số liệu sau:
Bảng 2.13: Danh mục các máy móc, trang thiết bị chính của công ty
(tính đến ngày 31/12/2018)
STT Tên thiết bị chính Số lượng Nguồn gốc
Công suất trung
bình
1 Xe ô tô tải ben 15 Trung Quốc-Việt Nam 8 tấn – 13 tấn
2 Máy ủi 3 Nhật Bản 5 tấn
3 Máy lu 3 Nhật Bản 8 tấn – 14 tấn
4 Máy xúc 5 Nhật Bản 1.7 m3/ gàu
(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
55
Do đặc trưng của ngành xây dựng chủ yếu thi công dựa trên công suất của
máy móc thiết bị, nên công ty nào có hệ thống thiết bị tiên tiến thì sẽ chiếm được
ưu thế cạnh tranh.
Qua bảng 2.13, ta thấy: Năng lực máy móc thiết bị của công ty còn hạn
chế về cả số lượng và chủng loại. Hiện tại công ty có trên 26 đầu máy, công suất
trung bình của mỗi thiết bị cũng tương đối cao nên có thể đảm bảo thi công hoàn
thành được công trình theo đúng tiến độ khi thi công một công trình, tuy nhiên sẽ
hạn chế khi công ty tham gia nhiều công trình cùng một lúc, có thể bị bỏ lỡ cơ
hội kinh doanh. Qua hơn 16 năm đi vào hoạt động theo mô hình công ty TNHH,
công ty đã trang bị thêm rất nhiều máy móc thiết bị, thực hiện cải tiến và hiện đại
hoá hệ thống máy móc của mình nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thi công các
công trình. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với những công ty khác thì công ty
cần trang bị thêm cho mình những trang thiết bị cần thiết khác, đa dạng về cả số
lượng và chủng loại, cho phép công ty có thể tham gia nhiều công trình cùng một
lúc và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong ngành.
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu xuất xứ máy móc thiết bị của công ty
Việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_nang_luc_canh_tranh_cua_cong_tnhh_plc_tai.pdf