Luận văn Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp từ phía người học

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

PHẦN MỞ ĐẦU . 8

1. Lý do chọn đề tài . 8

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 11

2.1. Ý nghĩa khoa học . 11

2.2. Ý nghĩa thực tiễn. 12

3. Mục đích nghiên cứu. 12

4. Phương pháp nghiên cứu. 12

4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:. 12

4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn . 12

4.3 Phương pháp thu thập thông tin. 12

4.4 Phương pháp chọn mẫu. 13

4.5 Các công cụ sau được sử dụng để nghiên cứu . 13

4.6 Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập . 13

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. 13

5.1 Câu hỏi nghiên cứu . 13

5.2 Giả thuyết nghiên cứu. 13

6. Đối tượng nghiên cứu và Khách thể nghiên cứu. 13

7. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu lịch trình nghiên cứu: . 14

7.1 Phạm vi nghiên cứu . 14

7.2 Giới hạn nghiên cứu. 14

CHưƠNG I . 15

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN. 15

1.1 Một số lý luận về đánh giá năng lực . 15

1.1.1 Đánh giá. 15

1.1.2 Năng lực. 16

1.2 Lý luận về cố vấn học tập . 19

1.2.1 Định nghĩa cố vấn học tập. 19

1.2.2 Vai trò của cố vấn học tập . 21

1.3 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề. 23

1.3.1 Các nghiên cứu về học chế tín chỉ. 23

1.3.2 Các nghiên cứu về cố vấn học tập. 25

1.3.3 Các nghiên cứu về đánh giá năng lực cố vấn học tập. 30

1.4 Cố vấn học tập tại trường Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp. 322

1.4.1 Giới thiệu về nhà trường . 32

1.4.2 Các quy định về cán bộ cố vấn học tập tại trường. 32

1.5 Khung lý thuyết . 40

Tiểu kết chương I . 41

CHưƠNG 2.

PHưƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .

2.1. Căn cứ xây dựng bảng hỏi .

2.2. Bảng hỏi.

2.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu .

2.4. Thiết kế nghiên cứu.

2.4.1. Nghiên cứu thử nghiệm.

2.4.2. Nghiên cứu chính thức.

2.5. Thiết kế công cụ khảo sát.

2.5.1. Thang đo.

2.5.2. Công cụ khảo sát.

2.6. Đánh giá thang đo .

2.6.1. Đánh giá thang đo ở bước thử nghiệm .

2.6.2. Đánh giá thang đo ở nghiên cứu chính thức.

2.6.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.

2.6.2.2. Nhân tố khám phá EFA .

Tiểu kết chương 2 .

CHưƠNG 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

3.1. Năng lực thái độ - phẩm chất đạo đức.

3.2. Hiểu biết - Kinh nghiệm.

3.3. Kỹ năng tư vấn.

3.4. Kỹ năng hướng dẫn, phổ biến .

3.5. Kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với sinh viên .

3.6. Phân tích tương quan giữa biến giới tính và năng lực CBCVHT .

3.6.1. Phân tích tương quan giữa biến giới tính và thái độ - phẩm chất đạo đức.

3.6.2. Phân tích tương quan giữa biến giới tính và kỹ năng tư vấn .

3.6.3. Phân tích tương quan giữa biến giới tính và kỹ năng hướng dẫn, phổ biến .

3.6.4. Phân tích tương quan giữa biến giới tính và kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ với sinh

viên.

3.7. Phân tích tương quan giữa biến năm học và năng lực của CBCVHT

3.7.1. Phân tích tương quan giữa biến năm học và thái độ - phẩm chất đạo đức .

3.7.2. Phân tích tương quan giữa biến năm học và hiểu biết – kinh nghiệm .

3.7.3. Phân tích tương quan giữa biến năm học và năng lực tư vấn .

3.7.4. Phân tích tương quan giữa biến năm học và kỹ năng hướng dẫn phổ biến.

Tiểu kết chương 3 .

KẾT LUẬN .

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 42

PHIẾU KHẢO SÁT .

pdf49 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp từ phía người học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên. Lập danh sách của tất cả sinh viên tại nhà trường theo thứ tự ABC của tên học sinh. Sau đó đánh thứ tự các sinh viên rồi dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn ra sinh viên cần điều tra. 4.5 Các công cụ sau đƣợc sử dụng để nghiên cứu - Bảng hỏi để thu thập thông tin, dữ liệu, đánh giá năng lực cán bộ; - Các phần mềm chuyên dụng để xử lý số liệu: SPSS, Quest. 4.6 Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập - Xây dựng khung năng lực, tiêu chí đánh giá năng lực của đội ngũ cố vấn học tập. - Xây dựng bộ công cụ để đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập qua phản ánh và ý kiến từ phía sinh viên(người học). 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1 Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Khung năng lực của đội ngũ cố vấn học tập trong đào tạo tín chỉ như thế nào? Câu hỏi 2: Thực trạng năng lực của đội ngũ cố vấn học tập, những hạn chế và giải pháp? 5.2 Giả thuyết nghiên cứu Căn cứ trên đặc điểm, yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín của nhà trường để xây dựng khung năng lực của đội ngũ cố vấn học tập, từ đó hình thành những tiêu chí đánh giá đội ngũ này một cách chính xác, khách quan, góp phần thực hiện tín chỉ thành công ở các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Dựa trên những đánh giá về năng lực của cán bộ cố vấn học tập từ phía người học sẽ đánh giá được thực trạng và có giải pháp để nâng cao cao năng lực của đội ngũ cố vấn học tập. 6. Đối tƣợng nghiên cứu và Khách thể nghiên cứu 14 - Khách thể nghiên cứu: Cố vấn học tập, người học (sinh viên), người quản lý. -Đối tượng nghiên cứu: Năng lực đội ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp. 7. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu lịch trình nghiên cứu: 7.1 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài lấy mẫu khảo sát tại Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp. Mẫu khảo sát này được lấy ngẫu nhiên từ số lượng sinh viên đang theo học tại nhà trường. 7.2 Giới hạn nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp - Thời gian khảo sát: từ năm 2015 đến năm 2016 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn được cấu trúc thành ba chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Mô tả nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 15 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương này đề cập đến cơ sở lý luận để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ cố vấn học tập cũng như các khái niệm, nghiên cứu liên quan đến vấn đế đánh giá năng lực của đội ngũ cố vấn học tập của các tác giả trong và ngoài nước. Từ những khái niêm và nghiên cứu thực tiễn này, tác giả sẽ nghiên cứu thực tiễn và đánh giá năng lực của đội ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp. 1.1 Một số lý luận về đánh giá năng lực 1.1.1 Đánh giá Đánh giá trong giáo dục đại học được hiểu theo nhiều cách khác nhau nhưng trong nghiên cứu này thống nhất sử dụng quan niệm của Owen & Rogers: đánh giá là khái niệm để chỉ việc thu thập thông tin một cách có hệ thống và đưa ra những nhận định trên cơ sở các thông tin thu được. - Đánh giá là một quá trình bao gồm: + Chuẩn bị kế hoạch; + Thu thập, phân tích thông tin và thu được kết quả; + Chuyển giao các kết quả thu được đến những người liên quan để họ hiểu về đối tượng đánh giá hoặc giúp người có thẩm quyền đưa ra các nhận định hay các quyết định liên quan đến đối tượng đánh giá. - Sản phẩm của đánh giá: + Các thông tin và các bằng chứng thu được: dữ liệu thu được trong quá trình đánh giá; + Các nhận định; các ý kiến rút ra trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu được; - Quy trình đánh giá có thể bao gồm các bước sau (Owen &Rogers, 1999): 16 + Xây dựng các tiêu chí đánh giá (xem xét sự vật, hiện tượng dưới những góc độ nào để có đầy đủ thông tin về đối tượng đánh giá); + Xây dựng các chuẩn mực (mong muốn, yêu cầu đối tượng đánh giá phải đạt cái gì, ở mức độ nào); + Đo lường các thuộc tính của đối tượng đánh giá theo các tiêu chí và đối chiếu với chuẩn mực; Tổng hợp và phân tích các bằng chứng thu được để đưa ra những nhận định chuẩn xác. Như vậy, đánh giá chất lượng hoạt động tư vấn học tập là việc thu thập thông tin một cách có hệ thống về thực trạng của đối tượng được đánh giá, xử lý, phân tích dữ liệu từ đó đưa ra những nhận định, quyết định xác thực làm cơ sở đề xuất những biện pháp cải tiến nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn học tập. 1.1.2 Năng lực Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự kết hợp của tư duy, kỹ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nghiệm vụ [2] (Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo năng lực trong giáo dục, 2014) Theo cách hiểu thông hường, năng lực là sự kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ (DeSeCo, 2002) [27]. Mức độ và chất lượng hoàn thành công việc sẽ phản ứng mức độ năng lực của người đó. Chính vì thế, thuật ngữ “năng lực” khó mà định nghĩa được một cách chính xác. Năng lực hay khả năng, kĩ năng trong tiếng Việt có thể xem tương 17 đương với các thuật ngữ “competence”, “ability”, “capability”, trong tiếng Anh. Để xử lý các vấn đề trong cuộc sống hang ngày đòi hỏi phải có sự kết hợp của các thành tố phức hợp về tư duy, cảm xúc, thái độ, kĩ năng vì thế có thể nói năng lực của một cá nhân là hệ thống các khả năng và sự thành thạo giúp cho người đó hoàn thành một công việc hay yêu cầu trong những tình huống học tập, công việc hoặc cuộc sống, hay nói một cách khác năng lực là “khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và sự đam mê để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” (Québec- Ministere de l’Education, 2004) [20]. Trong một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu châu Âu về việc làm và lao động năm 2005, các tác giả đã phân tích rõ mối liên quan giữa các khái niệm năng lực (competence), kĩ năng (skills) và kiến thức (knowledge). Báo cáo này đã tổng hợp các định nghĩa chính về năng lực trong đó nêu rõ năng lực là tổ hợp những phẩm chất về thể chất và trí tuệ giúp ích cho việc hoàn thành một công việc với mức độ chính xác nào đó. Cùng với khái niệm năng lực là khái niệm “năng lực cốt lõi” (key competences) bao gồm một số năng lực được coi là nền tảng. Dựa trên những năng lực cốt lõi này, người học có thể thực hiện được yêu cầu của học tập cũng như các yêu cầu khác trong các bối cảnh và tình huống khác nhau khi đạt được những năng lực thứ cấp. Theo định nghĩa của các nước có nền kinh tế phát triển (OECD), năng lực cốt lõi bao gồm: những năng lực nền tảng như năng lực đọc hiểu, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp Do vậy, năng lực có tính phức hợp hơn kĩ năng và mức độ thành thạo của một kĩ năng cũng quyết định một phần tới mức độ cao thấp của năng lực. Đi sâu vào ngành hoặc chuyên ngành cụ thể khái niệm năng lực lại được định nghĩa ở phạm vi hẹp hơn phù hợp với đặc thù của từng ngành/chuyên ngành. 18 Ở Việt Nam, khái niệm năng lực cũng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như công luận khi giáo dục đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện, chuyển từ giáo dục kiến thức sang giáo dục năng lực. Khái niệm này cũng được định nghĩa khá tương đồng với các định nghĩa mà các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra. Chẳng hạn, các nhà tâm lí học cho rằng năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Người ta cũng chia năng lực thành năng lực chung, cốt lõi và năng lực chuyên môn, trong đó, năng lực chung, cốt lõi là năng lực cơ bản cần thiết làm nền tảng để phát triển năng lực chuyên môn. Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng ở những lĩnh vực nhất định, ví dụ như năng lực toán học, năng lực ngôn ngữ (Hoàng Thị Tuyết) [5]. Tuy nhiên, năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn không tách rời mà quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong một báo cáo nghiên cứu về năng lực và mức độ thành công trong kinh doanh, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Ngoại thương đã nêu rõ năng lực là tổ hợp các thuộc tính về khả năng, tâm lí và phẩm chất của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo đạt kết quả như đề ra. Tương tự như các định nghĩa về năng lực trong tâm lí hoặc kinh doanh, trong giáo dục các nhà nghiên cứu cũng đưa ra các định nghĩa có nội hàm tương đương. Chẳng hạn, Trần Khánh Đức, trong “Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mô hình đào tạo theo năng lực trong lĩnh vực giáo dục” đã nêu rõ năng lực là “khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kĩ năng, thái độ, thể lực, niềm tin) để thực hiện công việc hoặc đối phó với một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp” [1]. Ở một nghiên cứu khác về phương pháp dạy học tích hợp, Nguyễn Anh Tuấn (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh) đã nêu một cách khá khái quát rằng năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kỹ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm [2]. Như vậy, cho dù 19 là khó định nghĩa năng lực một cách chính xác nhất nhưng các nhà nghiên cứu của Việt Nam và thế giới đã có cách hiểu tương tự nhau về khái niệm này. Năng lực được coi là sự kết hợp của các khả năng, phẩm chất, thái độ của một cá nhân để thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả. Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quá trình phân cấp diễn ra đạt kết quả tốt. Đội ngũ cán bộ, công chức là nguồn lực chủ yếu của hệ thống quản lý hành chính có thể vận hành và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao. Do tình hình kinh tế xã hội thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải liên tục phát triển năng lực của tất cả các cán bộ, công chức trong hệ thống quản lý hành chính. [27] 1.2.2. Đánh giá năng lực Theo quan niệm truyền thống, đánh giá chỉ là đánh giá một chiều: giáo viên đánh giá học sinh; người quản lý đánh giá cán bộ cấp dưới và việc đánh giá này chỉ dựa trên kết quả thực hiện ( giáo viên đánh giá học sinh dựa trên điểm kiểm tra; người quản lý đánh giá cán bộ cấp dưới qua sản phẩm công việc). Việc đánh giá phải diễn ra đa chiều: kết hợp đánh giá từ nhiều phía; kết hợp đánh giá của chính bản thân cán bộ cố vấn học tập và đánh giá cán bộ cố vấn học tập từ sinh viên Đánh giá năng lực: thiên về xác định mức độ năng lực của người đó so với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên năng lực mang tính tổng hợp và tích hợp nên các chuẩn kiến thức, kỹ năng cần được tổ hợp lại trong mối quan hệ nhất quán để thể hiện được năng lực của cán bộ cố vân học tập đồng thời cần xác định những mức năng lực theo chuẩn và cao hơn chuẩn để tạo được sự phân hóa. 1.2 Lý luận về cố vấn học tập 1.2.1 Định nghĩa cố vấn học tập Cố vấn học tập (CVHT) được biết đến khi học chế tín chỉ ra đời vào năm 1872 tại Trường Đại học Havard, Hoa Kỳ. Ở nước ta, cố vấn học tập mới 20 được quan tâm đến từ vài năm trở lại đây khi các trường đại học bước vào hình thức đào tạo theo tín chỉ. Ở Mỹ, Cố vấn học tập được hiểu là: “Nhà tham vấn hoặc một thành viên làm việc trong khoa của trường đại học, người được đào tạo để chuyên trợ giúp sinh viên trong việc cung cấp thông tin về đào tạo để sinh viên có thể thích ứng trong lớp học và đạt được mục tiêu học tập”. Ở Úc, Cố vấn học tập theo định nghĩa của Đại học Victoria là: “Cán bộ của phòng hỗ trợ sinh viên, là những người cung cấp thông tin, tư vấn và giới thiệu, trợ giúp cho sinh viên trong các vấn đề trọng điểm và các quy trình ở bậc đại học có ảnh hưởng đến họ. Theo yêu cầu của sinh viên, Cố vấn học tập còn là người đại diện, lắng nghe các vấn đề của sinh viên liên quan đến quá trình học tập, những bất bình và phương pháp rèn luyện”. [4] Ở Pháp, Trường đại học Toulouse Le Mirail cho rằng: “Cố vấn học tập là người đi theo và giúp đỡ cho sinh viên trong suốt năm đầu tiên ở giảng đường đại học. Thông qua các buổi gặp mặt trực tiếp hoặc trao đổi gián tiếp với sinh viên, cố vấn học tập có vai trò tư vấn cho sinh viên trong việc xây dựng kế hoạch học tập. Ngoài ra họ cũng giúp cho sinh viên về mặt xã hội một cách tốt nhất trong môi trường giáo dục đại học” [29]. Ở Việt Nam theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, Cố vấn học tập là giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên, có ít nhất hai năm trực tiếp giảng dạy, am hiểu chương trình đào tạo và được Chủ nhiệm khoa phân công. Trách nhiệm của cố vấn học tập được nêu rõ là: Tham gia phát hiện năng lực, sở trường của người học để định hướng nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoặc học tập, hỗ trợ điều kiện để phát triển năng lực, sở trường đó; tìm hiểu chương trình đào tạo, hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập, lựa chọn đăng ký các môn học; hướng dẫn phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cho sinh viên, thường xuyên theo dõi kết quả học tập của sinh viên; giúp đỡ sinh viên giải 21 quyết những khó khăn vướng mắt trong học tập, nhắc nhở sinh viên khi thấy kết quả học tập giảm sút; phối hợp với các giảng viên, các đơn vị công tác liên quan để giúp đỡ và tạo điều kiện cho sinh viên học tập, đánh giá điểm rèn luyện của sinh viên [30] Academic Advisor, School Counselor, Consultant đây đều là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở nước ngoài để chỉ cán bộ tư vấn trong hệ thống giáo dục (đặc biệt là trong các trường đại học). Tuy nhiên, Academic Advisor mới thực sự là chỉ cán bộ cố vấn học tập còn School Counselor hay Consultant đều có ý nghĩa và phạm vi công việc rộng hơn Academic Advisor rất nhiều. Cán bộ tư vấn phải làm rất nhiều công việc khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu của người học. Họ phải giải đáp, hỗ trợ tâm lý, chọn nghề nghiệp, chương trình đào tạo, chọn chuyên ngành, tư vấn sức khỏe, tư vấn thể thao, tư vấn dinh dưỡng, tư vấn cách quan hệ ứng xử trong xã hội và nhà trường, tìm kiếm việc làm .... (Hatch T. (2014)) [18] 1.2.2 Vai trò của cố vấn học tập Theo Joe Cuseo, cố vấn học tập là người “giúp SV trở nên tự ý thức về những mối quan hệ đặc trưng của mình, những tài năng, giá trị, và những ưu tiên của SV; người giúp SV có thể nhìn thấy được sự liên kết giữa kinh nghiệm học tập hiện tại và kế hoạch cuộc sống tương lai của họ; giúp SV khám phá ra tiềm năng, mục đích và đam mê; người mở rộng quan điểm của SV mà vẫn tôn trọng những lựa chọn trong cuộc sống riêng tư của họ và mài dũa những kĩ năng nhận thức của họ trong việc đưa ra những lựa chọn như kĩ năng giải quyết vấn đề hiệu quả, tư duy phản biện, ra quyết định”[4]. Cố vấn học tập là “Người tư vấn và hỗ trợ SV phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành tích học tập của SV nhằm giúp SV điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình 22 học tập; quản lí, hướng dẫn, chỉ đạo lớp được phân công phụ trách đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của SV”[7] Cố vấn học tập có thể hiểu là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập và rèn lyện của SV trong hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ. CVHT là công tác quan trọng, không thể thiếu được trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên, đây cũng là công việc nhiều khó khăn, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc. Để làm tốt công tác này, CVHT cần học tập, rèn luyện để có được những phẩm chất và năng lực sau: - Yêu cầu về phẩm chất của cố vấn học tập: Công tác CVHT là một công việc phức tạp và căng thẳng, vì vậy đòi hỏi CVHT phải là người có đạo đức, tâm huyết với nghề, có đủ sự kiên trì, nhẫn nại để theo sát tâm tư, nguyện vọng của từng SV, cùng SV tháo gỡ những khó khăn trong học tập và nghiên cứu. CVHT cần phải có những phẩm chất đặc trưng như: Có lập trường chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong lối sống; yêu nghề, yêu thương và tôn trọng SV; năng động, sáng tạo trong công việc; trung thực, khách quan, công bằng; nhiệt tình, tận tâm, trách nhiệm; có mối quan hệ tốt với mọi người; biết lắng nghe và quan tâm đến lợi ích của SV - Yêu cầu về năng lực của cố vấn học tập: o Yêu cầu về tri thức của CVHT: Đội ngũ CVHT phải có kiến thức về chuyên môn, hiểu biết sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến học tập và cuộc sống của SV, như: Nắm vững vai trò, nhiệm vụ của CVHT; các chủ trương, chính sách, điều luật, quy định của Nhà nước, ngành giáo dục về đào tạo đại học; quy chế đào tạo tín chỉ; khung kế hoạch đào tạo năm học của trường; chương trình giáo dục đại học toàn khóa của chuyên ngành phụ trách; nắm vững mô tả nội dung học phần và các quy định liên quan đến đăng kí học tín chỉ; quy trình tổ chức 23 đào tạo theo hệ thống tín chỉ; quy trình đánh giá kết quả học tập của từng học phần, môn học trong quá trình học tập; các quy chế, quy định, chế độ, chính sách dành cho SV; có kiến thức về tâm lí lứa tuổi SV, tâm lí xã hội; có kiến thức về phương pháp, kĩ năng học tập, tự học của SV, phương pháp nghiên cứu khoa học; hiểu biết rộng về các lĩnh vực khác o Yêu cầu về kĩ năng của CVHT: Đối chiếu với những nhiệm vụ của CVHT đã được ban hành cũng như khả năng thực tế của các giảng viên làm CVHT kiêm nhiệm, cho thấy một số kĩ năng cơ bản của CVHT, như là: kĩ năng tìm hiểu và nắm vững đối tượng; kĩ năng lập kế hoạch hoạt động; kĩ năng tổ chức hoạt động; kĩ năng giao tiếp (lắng nghe, diễn đạt, thuyết phục, tập hợp); kĩ năng tư vấn; kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá; kĩ năng công nghệ thông tin 1.3 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Cán bộ cố vấn học tập là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ của bậc đại học. Năng lực của đội ngũ cố vấn học tập sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và chất lượng của người học. Chính vì vậy, ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về việc đánh giá chất lượng đội ngũ cố vấn học tập cũng như tổ chức các buổi hội thảo về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cố vấn học tập. 1.3.1 Các nghiên cứu về học chế tín chỉ “Biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Văn Thu trên tạp chí giáo dục số 268 năm 2011 đã nhấn mạnh vai trò của đội ngũ tư vấn học tập trong việc phát huy tính chủ động của sinh viên trong quá trình học tập theo học chế tín chỉ. Tác giả cho rằng thông qua hoạt động tư vấn học tập, 20 đội 24 ngũ làm công tác tư vấn cần rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng học tập cần thiết [8]. Cũng trên tạp chí giáo dục số 268 năm 2011 bài viết “Một số vấn đề về học chế tín chỉ và quá trình áp dụng vào chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng” của Trương Thị Thu Hà. Bên cạnh việc cho thấy sự cần thiết cũng như tình hình áp dụng HCTC vào CTĐT tại các trường đại học, cao đẳng, tác giả cũng đã cho thấy tầm quan trọng của công tác tư vấn học tập trong việc thực hiện thành công HCTC và những khó khăn mà công tác này đang phải đối mặt như thiếu đội ngũ làm công tác tư vấn vì vậy việc duyệt kế hoạch học tập của đội ngũ này ở nhiều trường chỉ mang tính chất hình thức. Những người đảm nhiệm công tác trên không thể kiểm soát được tình hình học tập của sinh viên dẫn đến tình trạng không hiếm trường hợp khi đến đợt xét tốt nghiệp thì sinh viên mới biết mình quên còn vài học phần chưa đăng ký hoặc sinh viên học những môn chưa thỏa mãn điều kiện tiên quyết [9]. “Bàn thêm về đào tạo theo học chế tín chỉ” của Hồ Thị Nga trên tạp chí giáo dục số 267 năm 2011. Khi bàn về một số vấn đề trong đào tạo theo HCTC tại các trường ĐH địa phương nói chung và trường ĐH Hà Tĩnh nói riêng, tác giả cũng khẳng định rằng không thể có một quy trình đào tạo theo HCTC nếu thiếu đi đội ngũ TVHT. Vì vậy, tác giả đã kiến nghị các trường ĐH địa phương nói chung và trường ĐH Hà Tĩnh nói riêng phải tuyển chọn, đào tạo một đội ngũ TVHT tinh thông về nghề nghiệp, giỏi về kỹ năng mềm, nhiệt tình và yêu nghề. Đặc biệt đội ngũ TVHT phải là những người được đào tạo các kỹ năng TV [10]. Tạp chí giáo dục số 244 năm 2010 có bài “Một số giải pháp nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động dạy học của giảng viên và sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ” của Phạm Minh Hùng cho rằng giờ tư vấn học tập là một trong những hình thức tổ chức dạy học được sử dụng phổ biến trong đào tạo theo HCTC. Đồng thời, tác giả đã đề cập đến mục đích và ý 25 nghĩa của giờ tư vấn học tập. Theo tác giả mục đích chính của giờ tư vấn là tạo cơ hội hỗ trợ cho sinh viên trao đổi, giải đáp thắc mắc, hệ thống hóa, cũng cố những vấn đề lý thuyết mà sinh viên chưa nắm vững. Tác giả cũng đã khẳng định rằng giờ tư vấn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đào tạo theo HCTC khi trong quá trình học tập có rất nhiều vấn đề sinh viên cần được tư vấn: từ đăng ký học đến xác định lộ trình tích lũy các môn học, học thêm ngành hai, học tích lũy lại để cải thiện kết quả học tập [11]. 1.3.2 Các nghiên cứu về cố vấn học tập Năm 1994, Raja Roy Singh- nhà giáo dục người Ấn Độ, trong cuốn sách “Giáo dục thế kỷ XX: Những triển vọng của châu Á Thái Bình Dương” đã nghiên cứu vai trò của tự học của người học và đề cao vai trò chuyên gia cố vấn của người thầy trong học tập thường xuyên và học tập suốt đời, trong việc hình thành và phát huy năng lực tự học của người học [21] Bài viết đăng trên báo Giáo dục và Thời đại năm 2010 về “Vai trò của giảng viên cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ”, của tác giả Trần Văn Hùng, Trường Đại học Duy Tân. Trong bài viết này, tác giả khẳng định rằng cố vấn học tập có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Đồng thời tác giả cũng cho rằng đội ngũ cố vấn học tập cần có các chức năng và nhiệm vụ trong việc tư vấn và định hướng quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên; giám sát quá trình học tập và lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên; Tham mưu cho lãnh đạo trường, khoa và bộ môn các vấn đề liên quan đến công tác quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào tạo theo nhu cầu xã hội [12]. Tạp chí giáo dục số 268 năm 2011 có bài “Một số nội dung của công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Hoa Kì và kinh nghiệm đối với Việt Nam”, của Phạm Thị Thanh Hải ,Trường Đại học Vinh. Trong việc bàn về nội dung của công tác cố vấn học tập tác giả đã đi sâu vào phân tích vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ làm công tác tư vấn học tập [13]. 26 Bên cạnh đó bài viết về “Hướng dẫn xây dựng tư vấn học tập theo học chế tín chỉ” của Huỳnh Xuân Nhựt, Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục Viện Nghiên cứu Giáo dục. Trong bài viết này tác giả khẳng định tư vấn cho sinh viên trong quá trình học tập tại trường đại học là khâu vô cùng quan trọng và cần thiết trong quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh, khâu này chỉ có thể thực hiện tốt ở cấp khoa với sự tham gia của Ban Chủ nhiệm khoa và đội ngũ giảng viên cơ hữu vì đây là đội ngũ hiểu rõ nhất và có chuyên môn nhất đối với các môn học và chương trình đào tạo của khoa. Tác giả cũng chỉ rõ để thực hiện tốt khâu này, nhà trường cần có những quy định và chính sách thích hợp cho đội ngũ tư vấn và phải xem công tác này là khâu không thiếu trong quy trình đào tạo tại trường. Bên cạnh đó tác giả đề xuất đơn vị tổ chức tư vấn, cách thức tổ chức đội ngũ tư vấn và hoạt động tư vấn học tập trong trường đại học [31]. Với bài tham luận về “Vai trò và trách nhiệm của cố vấn học tập ảnh hưởng đến sự thành công của sinh viên” của Trần Thị Xuân Mai (2011), Viện nghiên cứu và phát triển Công nghệ sinh học. Tác giả đã đưa ra rất cụ 22 thể nhiệm vụ trọng tâm của cố vấn học tập cần thực hiện qua từng năm học Trong bài tham luận về “Nâng cao vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ” của Đào Ngọc Cảnh (2011), Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ cũng đưa ra nhiệm vụ của đội ngũ tư vấn học tập nhưng tác giả tiếp cận một cách tổng quát. Tác giả cho rằng Cố vấn học tập có ba nhiệm vụ đó là: tư vấn sinh viên trong lĩnh vực học tập, thực hiện việc đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên từng học kỳ, tư vấn sinh viên các lĩnh vực khác. Trong ba nhiệm vụ trên, tác giả đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ tư vấn cho sinh viên trong học tập. Tác giả cho rằng tư vấn, hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập và đăng ký học phần một cách hợp lý, phù hợp với năng lực và điều kiện của từng sinh viê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf05050002758_1895_2006285.pdf
Tài liệu liên quan