LÝ LỊCH KHOA HỌC. i
LỜI CAM ĐOAN . ii
LỜI CẢM ƠN .iii
TÓM TẮT . iv
ABSTRACT . v
CHưƠNG 1: MỞ ĐẦU. 1
1.1 Lý do chọn đề tài.1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.4
Nghiên cứu tập trung khảo sát sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ
hành chính công tại UBND thị xã Dĩ An. .4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.4
1.3.3 Khách thể nghiên cứu:.4
1.4 Phương pháp nghiên cứu.4
1.5 Cơ sở dữ liệu .5
1.5.1 Dữ liệu thứ cấp .5
1.5.2 Dữ liệu sơ cấp.5
1.6 Kết cấu luận văn.5
CHhƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT. 7
2.1 Khái niệm về dịch vụ hành chính công .7
2.1.1 Dịch vụ .7
2.1.2 Khái niệm về hành chính công.7
2.1.3 Khái niệm về Dịch vụ hành chính công .8
2.1.4 Đặc trưng của dịch vụ hành chính công.8
2.2 Khái niệm cơ chế một cửa.9
2.3 Chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng .10
119 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã dĩ an tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p nhận (phụ lục 11) và tiến hành nghiên cứu lấy mẫu chính thức.
3.4 Kỹ thuật phân tích dữ liệu
3.4.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương
quan với nhau thông qua việc tính toán Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s
Alpha phải có giá trị từ 0,6 đến gần 1 thì mới đảm bảo các biến trong cùng một
nhân tố có tương quan với nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008). Trong mỗi thang đo, hệ số tương quan biến tổng (Corrected – total
Correlation) thể hiện sự tương quan giữa một biến quan sát với tất cả các biến
khác trong thang đo. Do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan các biến quan
sát này với các biến khác trong thang đo càng cao. Theo Nunnally & Burnstein
(1994) các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến
rác và loại khỏi thang đo.
3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố là kỹ thuật chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu gồm
nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập hợp biến (nhân tố) ít hơn
29
nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự,
1998)
Kaiser –Meyer-Olkin (KMO) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của
EFA và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Barlett. KMO có giá trị thích hợp
0,5 ≤ KMO ≤ 1
Kiểm định Barlett’s test sphericity xem xét giả thuyết H0 độ tương quan
giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý
nghĩa thống kê (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong
tổng thể và bác bỏ giả thuyết H0.
Phương sai trích (Cumulative % of variance): phần trăm biến thiên của
các biến quan sát được giải thích bởi các nhân tố phải đảm bảo ≥ 50%
Phương sai trích hệ số được sử dụng là Principal Component Analysis
với phép xoay Varimax để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một
nhân tố, và các nhân tố không có sự tương quan lẫn nhau
Xác định số nhân tố bằng phương pháp dựa vào Eigenvalue: chỉ giữ lại
những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 trong mô hình phân tích
3.4.3 Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy: là phương pháp dùng để phân tích mối quan hệ giữa
một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Phương pháp hồi quy có dạng
Yi = B0 + B1 X1i + B2 X2i + B3 X3i ++ BP XPi +ei
Trong đó:
Xpi: biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ tự thứ p tại quan sát thứ i.
Bp: hệ số hồi quy riêng phần.
ei: là biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và
phương sai không đổi α2
Mục đích của việc phân tích hồi quy là dự đoán mức độ của các biến
phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập theo (Hoàng Trọng và Mộng
Ngọc 2008)
Hệ số xác định R2 điều chỉnh: Hệ số xác định tỉ lệ biến thiên của biến
phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong mô hình hồi qui. Đó cũng là
30
thông số đo lường độ thích hợp của đường hồi quy theo qui tắc R2 càng gần 1
thì mô hình xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0 mô hình càng kém phù
hợp với tập dữ liệu mẫu. Tuy nhiên, R2 có khuynh hướng là một ước lượng lạc
quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có
hơn 1 biến giải thích trong mô hình. Trong tình huống này R2 điều chỉnh
(Adjusted R square) được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô
hình tuyến tính đa biến vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2
Kiểm định F trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả
thuyết về độ phù hợp của mô hình tuyến tính tổng thể. Nếu giả thuyết H0 của
kiểm định F bị bác bỏ thì có thể kết luận mô hình hồi qui tuyến tính đa biến
phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Kiểm định Independent – Samples T-test và kiểm định One way
ANOVA được dùng để xem xét ảnh hưởng của các biến liên quan đến đặc
điểm cá nhân người khảo sát đến mức độ hài lòng chung của người dân và một
số phân tích khác.
3.5 Thiết kế thang đo
Để đo lường sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành
chính công tại UBND thị xã Dĩ An, nghiên cứu sử dụng mô hình SERVQUAL
để đo lường và có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của dân đối với chất
lượng dịch vụ được tác giả đề xuất: (1) sự tin cậy, (2) Cơ sở vật chất, (3) Nâng
lực nhân viên, (4) thái độ phục vụ của nhân viên, (5) sự đồng cảm, (6) quy trình
thủ tục.
Nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo của tất cả các biến quan sát
của nhân tố trong thành phần sự hài lòng của người dân được xây dựng dựa
trên thang đo Likert cấp độ 5 tương ứng (theo mức độ đồng ý tăng dần):
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Không ý kiến
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
31
3.5.1 Thang đo sự tin cậy
Thang đo này nhằm đánh giá sự tin cậy của người dân về hồ sơ đảm bảo
an toàn, minh bạch, và thời gian giải quyết hồ sơ sự tin cậy bao gồm 5 biến
quan sát được ký hiệu từ STC1 đến STC5 như sau:
Bảng 3.1: Thang đo sự tin cậy
Biến quan sát Kí hiệu
Các quy trình thủ tục hành chính được công khai minh bạch STC1
Hồ sơ không bị sai sót, mất mát STC2
Anh/ chị không phải đi lại nhiều lần để giải quyết hồ sơ STC3
Hồ sơ được giải quyết đúng hẹn STC4
UBND thị xã Dĩ An là nơi tin cậy để giải quyết thủ tục hành chính STC5
3.5.2 Thang đo cơ sở vật chất
Thang đo này nhằm đánh giá sự hài lòng của người dân về cơ sở vật
chất khi đến giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ tại UBND thị xã Dĩ An
như sự hiện đại, thoáng mát, tiện nghicơ sở vật chất bao gồm 3 biến quan sát
được kí hiệu từ CSVC1 đến CSVC3 như sau:
Bảng 3.2: Thang đo cơ sở vật chất
Biến quan sát Kí hiệu
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tương đối hiện đại CSVC1
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả rộng rãi, thoáng mát CSVC2
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả có đầy đủ tiện nghi CSVC3
3.5.3 Thang đo năng lực của nhân viên
Thang đo này nhằm đánh giá sự hài lòng của người dân về năng lực của
nhân viên như khả năng giao tiếp, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng
giải quyết công việc liên quan, giải quyết vướng mắc của người dânnăng lực
của nhân viên bao gồm 4 biến quan sát được kí hiệu từ NLNV1 đến NLNV4
như sau:
32
Bảng 3.3: Thang đo năng lực của nhân viên
Biến quan sát Kí hiệu
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ có khả năng giao tiếp tốt NLNV1
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ rất thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ
liên quan
NLNV2
Nhân viên tiếp nhận hồ sơ có kiến thức và kỹ năng giải quyết
công việc liên quan
NLNV3
Nhân viên tiếp nhận thụ lý và giải quyết thỏa đáng vướng mắc
của người dân
NLNV4
3.5.4 Thang đo thái độ phục vụ của nhân viên
Thang đo này nhằm đánh giá sự hài lòng của người dân về thái độ của
nhân viên khi tiếp nhận hồ sơ, có nhiệt tình giải đáp thắc mắc, có công bằng
với mọi người dân hay không và trách nhiệm đối với hồ sơ như thế nàothái
độ phục vụ của nhân viên bao gồm 6 biến quan sát được kí hiệu từ TDPV1 đến
TDPV6 như sau:
Bảng 3.4: Thang đo thái độ phục vụ
Biến quan sát Kí hiệu
Nhân viên tiếp nhận có thái độ lịch sự khi tiếp nhận hồ sơ TDPV1
Nhân viên tiếp nhận có thái độ thân thiện khi trả lời những thắc
mắc người dân
TDPV2
Nhân viên tiếp nhận có nhiệt tình giải đáp thắc mắc TDPV3
Nhân viên tiếp nhận phục vụ công bằng đối với mọi người dân TDPV4
Nhân viên tiếp nhận có trách nhiệm cao đối với hồ sơ TDPV5
Nhân viên không có thái độ phiền hà, nhũng nhiễu khi tiếp nhận
hồ sơ
TDPV6
33
3.5.5 Thang đo sự đồng cảm
Thang đo này nhằm đánh giá sự hài lòng của người dân về sự linh hoạt
trong giải quyết hồ sơ, những yêu cầu hợp lý của người dân được quan tâm giải
quyếtsự đồng cảm của nhân viên bao gồm 3 biến quan sát được kí hiệu từ
SDC1 đến SDC3 như sau:
Bảng 3.5: Thang đo sự đồng cảm
Biến quan sát Kí hiệu
Nhân viên giải quyết hồ sơ một cách linh hoạt, kịp thời SDC1
Những yêu cầu hợp lý của người dân được quan tâm giải quyết
SDC2
Nhân viên dễ dàng hiểu được những yêu cầu của người dân SDC3
3.5.6 Thang đo quy trình thủ tục
Thang đo này nhằm đánh giá sự hài lòng của người dân về thời gian giải
quyết hồ sơ có theo quy trình niêm yết, thành phần hồ sơ hợp lý, quy định thủ
tục hành chính công phù hợpquy trình thủ tục gồm 4 biến quan sát được kí
hiệu từ QTTT1 đến QTTT4 như sau:
Bảng 3.6: Thang đo quy trình thủ tục
Biến quan sát Kí hiệu
Yêu cầu thành phần hồ sơ hợp lý QTTT1
Thời gian giải quyết hồ sơ theo quy trình niêm yết hợp lý QTTT2
Quy trình, các bước xử lý hồ sơ hợp lý QTTT3
Các quy định về thủ tục hành chính công là phù hợp QTTT4
3.5.7 Thang đo sự hài lòng
Đo lường sự hài lòng của người dân bao gồm 3 biến quan sát được kí
hiệu từ SHL1 đến SHL3. Trong đó 01 biến quan sát đánh giá về cung cách phục
vụ, 01 biến quan sát về chất lượng dịch vụ và 01 biến quan sát đo lường tổng
quát về sự hài lòng chung. Các biến quan sát được kí hiệu như sau:
34
Bảng 3.7: Thang đo sự hài lòng
Biến quan sát Kí hiệu
Anh/chị hài lòng với các dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã
Dĩ An
SHL1
Anh/chị hoàn toàn hài lòng với cung cách phục vụ của UBND thị
xã Dĩ An
SHL2
Nhìn chung, anh/chị hài lòng khi thực hiện dịch vụ hành chính
công tại UBND thị xã Dĩ An
SHL3
Tóm tắt chƣơng 3
Chương 3 tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm xây dựng
đánh giá thang đo và mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực
hiện qua 2 giai đoạn: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong đó
gồm nghiên cứu định lượng sơ bộ và định lượng chính thức. Nghiên cứu định
lượng chính thức được tiến hành bằng khảo sát người dân thông qua bảng câu
hỏi với kích cỡ mẫu n= 174. Đo lường sự hài lòng của người dân thông qua 6
nhân tố với 28 biến quan sát.
35
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu này tác giả chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phát
trực tiếp người dân đến giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của UBND
thị xã Dĩ An. Trước khi tiến hành khảo sát định lượng, tác giả tiến hành khảo
định tính thông qua thảo luận nhóm khoảng 10 chuyên gia trong lĩnh vực hành
chính công theo nội dung chuẩn bị trước.
Bước nghiên cứu này nhằm khám phá, hiệu chỉnh những nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng, sau đó thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ thông
qua bảng câu hỏi phỏng vấn bảng câu hỏi (Phụ lục 2) khảo sát 100 người dân
sử dụng dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã Dĩ An, sau đó tiến hành
chạy SPSS 20.0 để kiểm định độ tin cậy của thang đo và nhân tố khám phá
EFA.
Sau bước khảo sát định lượng sơ bộ tác giả tiến hành khảo sát chính
thức Thời gian lấy mẫy từ 13/02/2016 đến ngày 23/3/2016 tại Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả UBND thị xã Dĩ An.
Số phiếu phát ra là 300 phiếu (bao gồm 100 phiếu khảo sát sơ bộ), thu
về 291 phiếu (tỷ lệ đạt 97%), loại bỏ 4 phiếu không hợp lệ. Vì vậy kích thước
mẫu cuối cùng là 287 và một số đặc điểm chính như sau:
Bảng 4.1: Bảng phân bố mẫu theo một số thuộc tính của người được khảo sát
Thuộc tính Số lƣợng %
Giới tính
Nam 147 51,2
Nữ 140 48,8
Độ tuổi
Dưới 21 0 0
21-30 104 36,2
31-40 125 43,6
Trên 40 58 20,2
36
Học vấn
Dưới trung học phổ thông 31 10,8
Trung học phổ thông 53 18,5
Cao đẳng 37 12,9
Đại học 151 52,6
Trên đại học 15 5,2
Nghề nghiệp
Nội trợ 40 13,9
Học sinh, sinh viên 6 2,1
Công nhân, viên chức 103 35,9
Khác 138 48,1
Loại thủ tục thực
hiện
Sao y chứng thực 101 16,3
Đăng ký kinh doanh 73 10,3
Xây dựng 120 17,1
Đất đai 214 30,3
Đo đạc 102 14,5
Đăng ký thế chấp 75 10,6
Khác 18 2,5
4.2 Xử lý và phân tích dữ liệu
Sau khi điều tra khảo sát xong, các phiếu thu thập sẽ được kiểm tra mức
độ hoàn chỉnh về thông tin. Dựa trên tính logic các câu hỏi nếu không hợp lý sẽ
được loại bỏ cùng với những bản khảo sát thiếu thông tin, sau đó tiến hành mã
hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu trước khi tiến hành phân tích. Dữ liệu đã làm
sạch được nhập vào phần mềm SPSS 20.0 để phân tích tiếp theo.
4.2.1 Kiểm định thang đo
4.2.1.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Các thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha để loại các biến rác trước, các biến có hệ số tương
quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó
có độ tin cậy alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally và Burnstein, 1994). Kết quả
đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của các thành phần đo
37
lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công như
sau:
4.2.1.2 Cronbach’s Alpha thang đo “Sự tin cậy”
Thành phần “Sự tin cậy” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,844 (>
0,6), hệ số này có ý nghĩa và sử dụng được trong các phân tích tiếp theo.
Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) của
các biến đo lường thành phần này đều > 0,3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép
là 0,3). Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại biến (Alpha if Item deleted)
của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường
thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.
Bảng 4.2: Cronbach’s Alpha thang đo “Sự tin cậy”
Biến
Trung bình
thang đo
nếu loại
biến
Phƣơng sai
thang đo nếu
loại biến
Tƣơng
quan biến
tổng
Cronbach’
s Alpha
nếu loại
biến
STC1 11,94 14,248 0,641 0,815
STC2 11,90 13,686 0,669 0,807
STC3 12,00 13,619 0,634 0,817
STC4 12,07 11,960 0,787 0,772
STC5 12,02 15,153 0,529 0,843
Cronbach’s
Alpha
0,844
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu spss)
4.2.1.3 Cronbach’s Alpha thang đo “Sự đồng cảm”
Thành phần “Sự đồng cảm” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,859
(> 0,6), hệ số này có ý nghĩa và sử dụng được trong các phân tích tiếp
theo. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total
Correlation) của các biến đo lường thành phần này đều > 0,3 (lớn hơn
tiêu chuẩn cho phép là 0,3). Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại biến
(Alpha if Item deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s
38
Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong
phân tích tiếp theo.
Bảng 4.3: Cronbach’s Alpha thang đo “Sự đồng cảm”
Biến
Trung
bình thang
đo nếu loại
biến
Phƣơng sai
thang đo nếu
loại biến
Tƣơng
quan biến
tổng
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
SDC1 6,30 4,288 0,760 0,782
SDC2 6,10 4,431 0,750 0,789
SDC3 6,08 5,714 0,725 0,829
Cronbach’s Alpha 0,859
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu spss)
4.2.1.4 Cronbach’s Alpha thang đo “Cơ sở vật chất”
Thành phần “Cơ sở vật chất” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,778
(> 0,6), hệ số này có ý nghĩa và sử dụng được trong các phân tích tiếp
theo.
Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total
Correlation) của các biến đo lường thành phần này đều > 0,3 (lớn hơn
tiêu chuẩn cho phép là 0,3). Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại biến
(Alpha if Item deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s
Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong
phân tích tiếp theo.
Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha thang đo “Cơ sở vật chất”
Biến
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phƣơng sai
thang đo nếu
loại biến
Tƣơng
quan biến
tổng
Cronbach’s
Alpha nếu loại
biến
CSVC1 5,97 2,807 0,593 0,724
CSVC2 6,00 2,731 0,641 0,673
CSVC3 6,24 2,598 0,613 0,704
Cronbach’s Alpha 0,778
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu spss)
39
4.2.1.5 Cronbach’s Alpha thang đo “Năng lực của nhân viên”
Thành phần “Năng lực của nhân viên” có hệ số Cronbach’s
Alpha là 0,835 (> 0,6), hệ số này có ý nghĩa và sử dụng được trong các
phân tích tiếp theo. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item –
Total Correlation) của các biến đo lường thành phần này đều > 0,3 (lớn
hơn tiêu chuẩn cho phép là 0,3). Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại biến
(Alpha if Item deleted) của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s
Alpha nên các biến đo lường thành phần này đều được sử dụng trong
phân tích tiếp theo.
Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha thang đo “Năng lực của nhân viên”
Biến
Trung
bình
thang đo
nếu loại
biến
Phƣơng sai
thang đo
nếu loại
biến
Tƣơng quan
biến tổng
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
NLNV1 8,93 9,208 0,701 0,779
NLNV2 9,15 8,228 0,697 0,777
NLNV3 8,96 8,995 0,627 0,808
NLNV4 8,96 8,893 0,646 0,800
Cronbach’s Alpha 0,835
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu spss)
4.2.1.6 Cronbach’s Alpha thang đo “Thái độ phục vụ của nhân
viên”
Thành phần “Thái dộ phục vụ của nhân viên” có hệ số
Cronbach’s Alpha là 0,808 (> 0,6), hệ số này có ý nghĩa, tuy nhiên hệ số
tương quan biến tổng của biến TDPV2 (Nhân viên tiếp nhận có thái độ
thân thiện khi trả lời những thắc mắc người dân) là 0,225 nhỏ hơn tiêu
chuẩn cho phép nên phải loại biến này ra để tính toán lại hệ số
Cronbach’s Alpha cho thành phần này.
40
Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha thang đo “Thái độ phục vụ”
Biến
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phƣơng sai
thang đo nếu
loại biến
Tƣơng quan
biến tổng
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
TDPV1 15,93 16,698 0,677 0,752
TDPV2 14,91 20,890 0,225 0,845
TDPV3 15,80 16,172 0,709 0,744
TDPV4 15,93 17,271 0,557 0,780
TDPV5 15,92 16,892 0,607 0,768
TDPV6 15,83 17,282 0,653 0,759
Cronbach’s Alpha 0,808
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu spss)
Khi loại biến TDPV2, thành phần “Thái độ phục vụ của nhân
viên” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,845 (> 0,6), hệ số này có ý nghĩa
và sử dụng được trong các phân tích tiếp theo. Các hệ số tương quan
biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến đo lường
thành phần này đều > 0,3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0,3). Bên cạnh
đó, hệ số Alpha nếu loại biến (Alpha if Item deleted) của các biến đều
nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này
đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.
Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha thang đo “Thái độ phục vụ” lần 2
Biến
Trung bình
thanh đo nếu
loại biến
Phƣơng sai
thang đo nếu
loại biến
Tƣơng
quan biến
tổng
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
TDPV1 11,98 13,688 0,698 0,801
TDPV3 11,85 13,228 0,728 0,793
TDPV4 11,97 14,037 0,596 0,829
TDPV5 11,96 14,142 0,589 0,831
TDPV6 11,87 14,336 0,659 0,813
Cronbach’s Alpha 0,845
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu spss)
41
4.2.1.7 Cronbach’s Alpha thang đo “Quy trình thủ tục”
Thành phần “Quy trình thủ tục” có hệ số Cronbach’s Alpha là
0,770 (> 0,6), hệ số này có ý nghĩa và sử dụng được trong các phân tích
tiếp theo. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total
Correlation) của các biến đo lường thành phần này đều > 0,3 (lớn hơn
tiêu chuẩn cho phép là 0,3)
Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại biến (Alpha if Item deleted)
của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường
thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.
Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha thang đo “Quy trình thủ tục”
Biến
Trung
bình thang
đo nếu loại
biến
Phƣơng sai
thang đo
nếu loại
biến
Tƣơng quan
biến tổng
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
QTTT1 10,20 5,209 0,619 0,690
QTTT2 10,27 5,784 0,589 0,706
QTTT3 10,29 5,939 0,562 0,720
QTTT4 10,32 6,287 0,522 0,740
Cronbach’s Alpha 0,770
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu spss)
4.2.1.8 Cronbach’s Alpha thang đo biến phụ thuộc “Sự hài lòng”
Thành phần “Sự hài lòng” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,824 (>
0,6), hệ số này có ý nghĩa và sử dụng được trong các phân tích tiếp theo.
Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) của
các biến đo lường thành phần này đều > 0,3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho
phép là 0,3).
42
Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại biến (Alpha if Item deleted)
của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường
thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.
Bảng 4.9: Cronbach’s Alpha thang đo “Sự hài lòng”
Biến
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phƣơng sai
thang đo nếu
loại biến
Tƣơng
quan biến
tổng
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
SHL1 6,02 4,451 0,672 0,775
SHL2 6,36 3,118 0,735 0,718
SHL3 6,05 4,239 0,671 0,769
Cronbach’s Alpha 0,824
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu spss)
Tóm lại, qua sự phân tích Cronbach’s Alpha đối với các thang đo
các thành phần và sự hài lòng sau khi loại bỏ biến TDPV2 đều có hệ số
Cronbach’s Alpha của các thành phần > 0,6; hệ số tương quan biến tổng
trong từng nhân tố > 0,3. Do đó, các biến đo lường thành phần và các
thành phần trên đều được sử dụng cho phân tích tiếp theo.
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, hệ số tin cậy của các nhóm biến
đều lớn hơn 0,6 các hệ số tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3 chỉ có biến
TDPV2 (Nhân viên tiếp nhận có thái độ thân thiện khi trả lời những thắc mắc
người dân) thấp hơn 0,3 không đủ tin cậy nên đã bị loại. Do đó khi phân tích
nhân tố sẽ loại bỏ biến TDPV2 và phân tích nhân tố được tiến hành theo
phương pháp trích yếu tố Principal Component Analist với phép xoay Varimax,
kết quả như sau:
Bảng 4.10: Bảng Kết quả KMO biến độc lập
Yếu tố cần đánh giá Giá trị chạy bảng So sánh
Hệ số KMO 0,776 0,5 < α < 1
Giá trị sig trong kiểm định Bartlett 0,000 < 0,05
Phương sai trích 65,587% 65,587% > 50%
Giá trị Eigenvalues 1,658 1,658 >1
43
Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Biến
Nhân tố
1 2 3 4 5
NLNV2 0,823
NLNV4 0,811
TDPV1 0,808
TDPV3 0,779
NLNV1 0,776
TDPV6 0,768
TDPV4 0,742
NLNV3 0,735
TDPV5 0,674
STC4 0,871
STC2 0,804
STC3 0,777
STC1 0,737
STC5 0,655
QTTT1 0,817
QTTT3 0,774
QTTT2 0,756
QTTT4 0,703
SDC2 0,880
SDC1 0,838
SDC3 0,797
CSVC2 0,826
CSVC3 0,814
CSVC1 0,803
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu spss)
Như vậy sau quá trình thực hiện phân tích nhân tố còn lại 24 biến quan
sát và nhóm thành 5 nhóm. Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm cho 5 nhóm được
tạo ra như sau:
44
Bảng 4.12: Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm
NHÂN
TỐ
BIẾN CHỈ TIÊU TÊN
NHÓM
X1
NLNV2 Nhân viên tiếp nhận hồ sơ rất thành thạo chuyên môn, nghiệp
vụ liên quan
KHẢ
NĂNG
PHỤC
VỤ
NLNV4 Nhân viên tiếp nhận thụ lý và giải quyết thỏa đáng vướng mắc
của người dân
TDPV1 Nhân viên tiếp nhận có thái độ lịch sự khi tiếp nhận hồ sơ
TDPV3 Nhân viên tiếp nhận nhiệt tình giải đáp thắc mắc
NLNV1 Nhân viên tiếp nhận hồ sơ có khả năng giao tiếp tốt
TDPV6 Nhân viên không có thái độ phiền hà, nhũng nhiễu khi tiếp
nhận hồ sơ
TDPV4 Nhân viên tiếp nhân phục vụ công bằng đối với mọi người dân
NLNV3 Nhân viên tiếp nhận hồ sơ có kiến thức và kỹ năng giải quyết
công việc liên quan
TDPV5 Nhân viên tiếp nhận có trách nhiệm cao đối với hồ sơ
X2
STC4 Hồ sơ được giải quyết đúng hạn
SỰ
TIN
CẬY
STC2 Hồ sơ không bị sai sót, mất mát
STC3 Người dân không phải đi lại nhiều lần để giải quyết
STC1 Quy trình thủ tục được công khai minh bạch
STC5 UBND thị xã Dĩ An là nơi tin cậy để giải quyết thủ tục hành
chính
X3
QTTT1 Yêu cầu thành phần hồ sơ hợp lý
QUY
TRÌNH
THỦ
TỤC
QTTT3 Quy trình các bước xử lý hồ sơ hợp lý
QTTT2 Thời gian giải quyết hồ sơ theo quy trình niêm yết hợp lý
QTTT4 Quy định về thủ tục hành chính công là phù hợp
X4
SDC2 Những yêu cầu hợp lý của người dân được quan tâm giải quyết SỰ
ĐỒNG
CẢM
SDC1 Nhân viên giải quyết hồ sơ một cách linh hoạt kịp thời
SDC3 Nhân viên dễ dàng hiểu được những yêu cầu của người dân
X5
CSVC2 Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ rộng rãi thoáng mát CƠ SỞ
VẬT
CHẤT
CSVC3 Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ có đầy đủ tiện nghi
CSVC1 Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ tương đối hiện đại
45
4.2.3 Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha cho nhân tố mới “Khả
năng phục vụ”
Thành phần “Khả năng phục vụ” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,918
(>0,6), hệ số này có ý nghĩa và sử dụng được trong các phân tích tiếp theo. Các
hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến
đo lường thành phần này đều lớn >0,3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là 0,3).
Bên cạnh đó, hệ số Alpha nếu loại biến (Alpha if Item deleted) của các biến
đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha nên các biến đo lường thành phần này
đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.
Bảng 4.13: Cronbach’s Alpha thang đo “Khả năng phục vụ”
Biến
Trung bình
thang đo nếu
loại biến
Phƣơng sai
thang đo nếu
loại biến
Tƣơng quan
biến tổng
Cronbach’s
Alpha nếu
loại biến
NLNV2 24,06 51,252 0,782 0,904
NLNV4 23,86 52,335 0,772 0,905
TDPV1 23,98 52,982 0,766 0,905
TDPV3 23,85 52,732 0,750 0,906
NLNV1 23,83 54,630 0,701 0,910
TDPV6 23,87 54,630 0,702 0,909
TDPV4 23,97 54,128 0,643 0,913
NLNV3 23,87 54,213 0,650 0,913
TDPV5 23,96 54,317 0,637 0,914
Cronbach’s Alpha 0,918
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu spss)
4.2.4 Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc
Bảng 4.14: Bảng kết quả KMO biến phụ thuộc
Yếu tố cần đánh giá Giá trị chạy bảng So sánh
Hệ số KMO 0,712 0,5 < α < 1
Giá trị sig trong kiểm định Bartlett 0,000 < 0,05
Phương sai trích 74,696% 74,696% > 50%
Giá trị Eigenvalues 2,241 2,241 > 1
46
Bảng 4.15: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_su_hai_long_cua_nguoi_dan_doi_voi_chat_luo.pdf