Luận văn Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá tại cơ sở chính trường đại học Hồng Đức

Ký túc xá thường được xây dựng trong một khuôn viên tương đối độc lập và thiết

kế theo dạng nhà ở tập thể với nhiều phòng và nhiều giường trong một phòng hoặc

giường tầng, cùng với nhà vệ sinh công cộng, nhà tắm công cộng hoặc các công trình

tập thể khác.

Hầu hết các trường đại học và cao đẳng cung cấp các phòng đơn hoặc phòng đại

trà cho sinh viên của họ, thường là với chi phí nhất định. Những công trình này bao

gồm nhiều phòng như vậy, giống như một tòa nhà hay căn hộ.

Hầu hết các ký túc xá rất gần với khuôn viên, khu vui chơi của nhà trường hơn so

với nhà ở tư nhân. Sự thuận tiện này là một nhân tố chính trong sự lựa chọn của nơi ở,

đặc biệt là đối với sinh viên năm đầu.

1.2. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ ký túc xá

1.2.1. Khái niệm

Có thể nói rằng, khái niệm về dịch vụ là một khái niệm rất phổ biến. Có rất nhiều

định nghĩa về dịch vụ.

Dịch vụ là những lao vụ được thực hiện không liên quan đến sản xuất hàng hóa

(Theo từ điển tiếng Đức). Dịch vụ theo nghĩa hẹp là những hoạt động không sản xuất

ra của cải vật chất, do những người bỏ sức lao động cung cấp hiệu quả vô hình mà

không có sản phẩm hữu hình Theo nghĩa rộng, đó là những hoạt động đưa lao động

sống vào sản phẩm vật chất để thỏa mãn nhu cầu nào đó của người khác (Theo từ điển

Kinh tế thị trường Trung Quốc).

 

pdf81 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 2103 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá tại cơ sở chính trường đại học Hồng Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h. Kiểm tra giả thiết để xác định rõ mức độ ảnh hưởng của các các biến độc lập tới biến phụ thuộc. - Đánh giá giá trị dữ liệu: để đảm bảo dữ liệu được thu thập đúng cách và khách quan và đúng theo thiết kế ban đầu. - Kiểm tra dữ liệu: kiểm tra tính hoàn thiện, tính nhất quán, tính rõ ràng của dữ liệu để sẵn sàng cho mã hóa và xử lý dữ liệu. - Mã hóa dữ liệu: các câu trả lời đã được biên tập sẽ được phân tích bằng các con số hay ký hiệu. - Phân tích dữ liệu: sử dụng phương pháp phân tích thống kê rút ra những kết luận về hiện tượng đang nghiên cứu. - Giải thích dữ liệu: là quá trình chuyển đổi dữ liệu có được thành thông tin hay chuyển những thông tin mới có được từ sự phân tích thông tin phù hợp với cuộc nghiên cứu. Kết quả của quá trình này là cơ sở để rút ra kết luận của vấn đề đang nghiên cứu cũng như hướng hay cách thức giải quyết đó. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 31 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KÝ TÚC XÁ TẠI CƠ SỞ CHÍNH TRƯỜNG ĐH HỒNG ĐỨC 2.1. Khái quát chung về Đại học Hồng Đức 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Đại học Hồng Đức (ĐHHĐ – tên giao dịch bằng tiếng Anh: HongDuc University; viết tắt là HDU) được thành lập theo Quyết định số 797/TTg ngày 24 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở ba trường:  Cao đẳng Sư phạm  Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật  Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Là trường công lập trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các Bộ, Ngành Trung ương trong phạm vi chức năng quyền hạn có liên quan. Nhà trường hiện có 3 cơ sở:  Cơ sở chính số 565 Quang Trung – Phường Đông Vệ - Thành phố Thanh Hóa (diện tích 40,5 ha).  Cơ sở 2 số 307 Lê Lai – Phường Đông Sơn – Thành phố Thanh Hóa (diện tích 20,5 ha).  Trung tâm Giáo dục Quốc phòng tại xã Quảng Thành – Thành phố Thanh Hóa (diện tích 10 ha) ĐA ̣I H ỌC KI NH Ê ́ HU Ế 32 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức BAN GIÁM HIỆU HỘI ĐỒNG KHOA HỌC & ĐÀO TẠO Khoa Công nghệ Thông tin & Truyền thông Phòng Tổ chức Cán bộ Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Khoa Nông – Lâm - Ngư nghiệp Khoa Khoa học Xã hội Khoa Sư phạm Tiểu học Khoa Khoa học Tự nhiên Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh Khoa Tâm lý Giáo dục Khoa Sư phạm Mầm non Khoa Tại chức Khoa Giáo dục Thể chất Khoa Lý luận Chính trị Khoa Ngoại Ngữ Khoa Kỹ thuật Công nghệ Công Đoàn Hội Cựu chiến binh Phòng Đào tạo Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên Phòng Quản trị Vật tư - Thiết bị Phòng Hành chính Tổng hợp Phòng Quản lý Khoa học & Công nghệ Phòng ĐBCL & Khảo thí Phòng Kế hoạch - Tài chính Phòng Thanh tra Phòng Hợp tác Quốc tế Ban QLDA Xây dựng Ban Quản lý Nội trú Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng – Khoa học công nghệ Trung tâm Giáo dục Quốc tế Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn Trạm Y tế Trung tâm Thông tin – Thư viện Trung tâm Phát triển Đào tạo & Hỗ trợ học tập Ban Bảo vệ Trung tâm Nghiên cứu KH & phát triển công nghệ xanh Trung tâm KĐ & Tư vấn xây dựng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 33 - Tổ chức bộ máy của nhà trường gồm 3 cấp: Trường, Khoa, Bộ môn và thực hiện theo Điều lệ trường Đại học. - Trường hiện có 13 khoa: Khoa Công nghệ Thông tin và truyền thông; Khoa Khoa học Tự nhiên; Khoa Khoa học Xã hội và Nhăn văn; Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp; Khoa Lý luận Chính trị; Khoa Kỹ thuật - Công nghệ; Khoa Giáo dục - Thể chất; Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh; Khoa Tại chức; Khoa Sư phạm Mầm non; Khoa Sư phạm Tiểu học; Khoa Ngoại Ngữ và khoa Tâm lý Giáo dục; - Có 10 phòng: Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên; Phòng Đào tạo; Phòng Hành chính – Tổng hợp; Phòng Hợp tác Quốc tế; Phòng Kế hoạch Tài chính; Phòng Quản lý Khoa học & Công nghệ; Phòng Thanh tra; Phòng Tổ chức Cán bộ; Phòng Đảm bảo chất lượng khảo thí; Phòng Quản trị Vật tư – Thiết bị; - Có 3 ban: Ban Quản lý Nội trú; Ban Quản lý Dự án Xây dựn; Ban Bảo vệ; - Có 8 Trung tâm: Trung tâm Thông tin – Thư viện; Trung tâm Giáo dục Quốc tế; Trung tâm Giáo dục Quốc phòng; Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn; Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Công nghệ; Trung tâm Phát triển Đào tạo & Hỗ trợ học tập; Trung tâm Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ xanh (khoa khoa học Tự nhiên); Trung tâm Kiểm định và Tư vấn xây dựng (khoa Kỹ thuật Công nghệ). Ngoài ra nhà trường còn có Trạm Y tế để phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên trong trường. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu. Đến nay, trong tổng số 759 cán bộ, giảng viên, có 53 PGS và Tiến sĩ, 295 Thạc sĩ; tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học đạt trên 68%, trong đó tiến sĩ là 11%. Đội ngũ giảng viên của trường cơ bản có chuyên môn vững vàng, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, NCKH và quản lý. Nhà trường đã và đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích giảng viên đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ; quy hoạch đội ngũ giảng viên đi đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, để góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên Nhà trường. Hằng năm, trường đã cử hàng chục lượt cán bộ giảng viên đi học thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 34 nước ngoài. Hiện nay, số ngành trường đang đào tạo là 44 ngành; có 132 GV đang học sau đại học, trong đó có 71 học NCS (21 NCS ở nước ngoài) và 61 học cao học (14 cao học ở nước ngoài). Ngoài ra, trường cũng đã mời hàng trăm lượt thỉnh giảng của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ từ các trường đại học, các viện nghiên cứu về giảng dạy. Về cơ sở vật chất, nhà trường có khuôn viên rộng rãi với tổng diện tích khoảng (71 ha), trong đó diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo là 21.000 m2 khang trang, có thể tổ chức đào tạo trên quy mô lớn và tập trung. Hệ thống trang thiết bị phục vụ đào tạo được đầu tư mạnh trong những năm qua. Hàng năm, trường đã dành nhiều kinh phí để mua sắm trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, phòng máy tính, sách và tạp chí cho thư viện. Hệ thống các giảng đường được nâng cấp thường xuyên. Khuôn viên và hạ tầng của trường được tập trung chỉnh trang để chuẩn bị cho những đầu tư lớn trong giai đoạn từ nay đên năm 2020. Ký túc xá sinh viên được nâng cấp thường xuyên. Hệ thống thư viện điện tử và mạng máy tính cáp quang toàn trường được đầu tư và đưa vào khai thác góp phần tích cực vào công tác nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, giảng dạy và học tập. 2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi và phương châm Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nâng cao dân trí để phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, xã hội của đất nước và tỉnh Thanh Hóa, Trường Đại học Hồng Đức đã xác định:  Sứ mệnh: Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và quản lý; phấn đấu trở thành: trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao; trung tâm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ lớn ngang tầm với các trường đại học lớn, có uy tín trong nước, đáp ứng yêu cầu về nhân lực và khoa học công nghệ cho tỉnh, đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; là chỗ dựa tin cậy đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo trong tỉnh về đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học và công nghệ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35  Các giá trị cốt lõi: - Nuôi dưỡng say mê; - Khuyến khích hợp tác; - Coi trọng hiệu quả; - Hướng đến chuyên nghiệp; - Phát triển hài hòa và bền vững.  Tầm nhìn chiến lược đến năm 2020: Trường Đại học Hồng Đức là địa chỉ tin cậy, có uy tín về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dục, kỹ thuật công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp, quản lý kinh tế đạt ngang tầm với các trường đại học lớn, có uy tín trong nước.  Phương châm: -> Chất lượng và hiệu quả đào tạo là mục tiêu hàng đầu, là nguyên tắc và định hướng cho các hoạt động đào tạo, NCKH của nhà trường; là yếu tố quyết định cho sự mở rộng hợp tác, cạnh tranh và phát triển của nhà trường; -> Phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh phù hợp với nhu cầu của Quốc gia, khu vực và của tỉnh Thanh Hoá; -> Lấy người học làm trung tâm trong mọi hoạt động của nhà trường, coi lợi ích của người sử dụng sản phẩm đào tạo và ứng dụng sản phẩm NCKH của trường là lợi ích của chính nhà trường. Với tất cả những thuận lợi và thách thức của thời kỳ mới, trong đó thuận lợi là cơ bản, toàn thể Cán bộ công chức và học sinh sinh viên của Trường Đại học Hồng Đức tin tưởng vào tương lai phát triển của mình. Đến nay trường Đại học Hồng Đức đã liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng cán bộ với nhiều cơ sở giáo dục đại học và các cơ quan khoa học trong và ngoài nước. Nhiều nhà giáo, cán bộ khoa học của trường là thành viên các hội đồng khoa học hoặc tổ chức khoa học quốc gia, khu vực, quốc tế. Quan hệ quốc tế của nhà trường ngày càng được mở rộng. Ngoài quan hệ với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước, trường còn mở rộng quan hệ hợp tác và đào tạo nghiên cứu khoa học với ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 các trường Đại học và Viện nghiên cứu các nước như: Trung tâm phát triển Quốc tế Hoa kỳ; Đại học Victoria Wellington, New Zealand; Đại học Kỹ thuật Công nghệ Hoàng gia Thái Lan(RMUTT);Đại học Hải Dương, Trung Quốc Trong những năm tới, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII, mục tiêu đến năm 2020, xây dựng Nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá, có quy mô và cơ cấu đào tạo hợp lý theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, đáp ứng yêu cầu xã hội; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ cao và phẩm chất tốt, say mê NCKH, thành thạo ngoại ngữ và tin học; xây dựng môi trường tự do phát huy trí tuệ, độc lập sáng tạo; đảm bảo cơ bản cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các hoạt động, đưa trường Đại học Hồng Đức trở thành một trung tâm đào tạo và NCKH chất lượng cao, có vị trí xứng đáng trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà. 2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của khu ký túc xá Đại học Hồng Đức. 2.1.3.1. Lịch sử hình thành Trường Đại học Hồng Đức với nhiều cơ sở trên địa bàn và mỗi địa bàn có những khu ký túc xá riêng, là trường đào tạo đa ngành nghề phục vụ cho nhu cầu xã hội với số lượng sinh viên lớn. Tuy nhiên, nhu cầu về nhà ở cho sinh viên tại ký túc xá chưa đáp ứng hết, đây cũng là tình trạng chung tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước. Theo số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng, hiện nay nước ta có khoảng 3 triệu HSSV, trong đó có khoảng 20% sinh viên được ở trong KTX, còn lại phải ở ngoại trú. Vì vậy, trong giai đoạn từ năm 2009 – 2015 tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng thêm 5 Dự án nhà ở sinh viên gồm: KTX sinh viên trường ĐH Hồng Đức (13 tầng) tại cơ sở chính; KTX sinh viên trường Dự bị Đại học; Trung tâm Giáo dục Quốc phòng thuộc ĐH Hồng Đức; KTX sinh viên khối dạy nghề; KTX sinh viên khối chuyên nghiệp, nhằm đáp ứng 54.000 chỗ ở với diện tích bình quân 7 m2/người với tổng nguồn vốn đầu tư 1.607 tỷ đồng, trong đó trái phiếu chính phủ là 1.507 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn từ ngân sách địa phương. Các dự án này nằm trong chương trình khuyến ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 học của địa phương xây dựng nền tảng cơ sở vật chất vững chắc, tạo động lực thu hút con em địa phương (đặc biệt ở 12 huyện trung du miền núi) theo học tại các trường trên địa bàn. 2.1.3.2. Quá trình phát triển Trường ĐH Hồng Đức có 2 khu KTX là khu KTX cơ sở 1 (cơ sở chính) và khu KTX cơ sở 2 với tổng diện tích sàn xây dựng KTX là 5.533 m2 đủ chỗ ở cho khoảng 3.000 HSSV. Bảng 2.1: Số lượng sinh viên ở KTX tại 2 cơ sở trường ĐH Hồng Đức Địa điểm Ký túc xá Số phòng Số sinh viên (Người) Nam Nữ Tổng Cơ sở chính - Nhà N1 (4 tầng) 44 56 157 213 - Nhà N2 (4 tầng) 31 17 106 123 - Nhà N3 (4 tầng) 42 53 141 194 - Nhà N4 (4 tầng) 44 119 90 209 Tổng 161 245 494 739 Cơ sở 2 - Nhà B1 (3 tầng) 26 - - 208 - Nhà B3 (3 tầng) 39 - - 273 - Nhà B4 (4 tầng) 64 - - 426 - Nhà B5 (2 tầng) 19 - - 69 Tổng 145 - - 976 (Nguồn: Ban quản lý ký túc xá – Năm 2015) Trong đó: Riêng khu nhà N4 (cơ sở chính) và nhà B5 (cơ sở 2) dành cho sinh viên nước ngoài đang theo học tại trường. - Mỗi phòng ở tại ký túc xá rộng khoảng 15m2 đủ chỗ ở cho 4~5 sinh viên với chi phí trung bình khoảng 80.000 ~ 100.000đ/ tháng/người. - Các loại hình dịch vụ ký túc xá hiện nay trường đang cung cấp cho sinh viên như: Cung cấp chỗ ở; điện, nước; Y tế, chăm sóc sức khỏe; Thông tin, bưu chính, internet; Giải trí, thể dục thể thao; Ăn uống; Sửa chữa, lắp đặt. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 - Nhà trường cũng đã đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho sinh viên khi ở tại KTX và học tập tại trường như: Căngteen; Sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ; Nhà để xe; Nhà ăn; Công viên; - Toàn bộ các phòng ở của KTX tại 2 cơ sở đã được cải tạo nâng cấp thành phòng ở khép kín, điện nước đảm bảo 24/24. - Cả hai khu KTX tại 2 cơ sở đã đầu tư một số phòng đủ tiêu chuẩn cho người nước ngoài đến giảng dạy và làm việc với Đại học Hồng Đức. - Các nhà ăn phục vụ theo phương thức tự chọn, đảm bảo vệ sinh, giá cả hợp lý, đáp ứng cho nhu cầu của HSSV nội trú nói riêng và HSSV Đại học Hồng Đức nói chung đến làm việc, học tập. - Các hoạt động hỗ trợ HSSV được quan tâm triển khai ở nhiều lĩnh vực: đào tạo kỹ năng mềm, các chứng chỉ nghề ; tổ chức các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, vui chơi, giải trí cho HSSV nói chung và sinh viên nội trú nói riêng. - An ninh trật tự và vệ sinh môi trường trong các KTX luôn được đảm bảo tốt. Bảng 2.2: Số lượng sinh viên ở tại KTX cơ sở chính trường ĐH Hồng Đức (ĐVT: Người) Diễn giải Ký túc xá cơ sở chính Tổng N1 N2 N3 N4 - Năm 2013 286 191 267 169 913 - Năm 2014 209 142 184 180 715 - Năm 2015 213 123 194 209 739 Tổng 708 456 645 558 2.367 (Nguồn: Ban quản lý ký túc xá - Năm 2015) Để tổ chức và quản lý các hoạt động trong khu KTX, Ban Quản lý Nội trú (hay còn gọi là Ban Quản lý KTX) được thành lập theo quyết định số: 456/QĐ-ĐHHĐ của Hiệu trưởng trường Đại học Hồng Đức ký ngày ngày 27 tháng 6 năm 2005 (Bảng 2.3). ĐA ̣I H ỌC I NH TÊ ́ HU Ế 39 Bảng 2.3: Số lượng cán bộ quản lý KTX trường ĐH Hồng Đức Diễn giải Số lượng (Người) Tổng Nam Nữ Biên chế Hợp đồng - Năm 2013 7 7 5 9 14 - Năm 2014 6 8 6 8 14 - Năm 2015 7 8 7 8 15 Tổng 20 23 18 25 43 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Cán bộ - Năm 2015) Hình 2.2: Sơ đồ Ban quản lý Nội trú  Chức năng: Ban quản lý nội trú là đơn vị trực thuộc trường giúp Hiệu trưởng trong việc tổ chức, quản lý toàn diện các hoạt động trong khu nội trú (KNT). Thực hiện việc quản lý, điều hành, phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt, an ninh trật tự, học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên (HSSV) nội trú thuộc trách nhiệm và thẩm quyền, góp phần rèn luyện nhân cách HSSV trong hệ thống giáo dục và đào tạo chung của Nhà trường. Tổ chức, quản lý và điều hành các dịch vụ, căng tin trong KNT. Thực hiện chế độ tài chính theo qui định của Hiệu trưởng.  Nhiệm vụ: - Lập kế hoạch quản lý toàn diện KNT. - Tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án bố trí phòng ở cho HSSV trong KNT đảm bảo khoa học, thuận lợi, văn minh, hiện đại cho công tác quản lý và học tập của HSSV nội trú. TRƯỞNG BAN Phó Ban (Phụ trách CS 1) Phó Ban (Phụ trách CS 2) Tổ Hành chính Ban Tổ QL Nội trú CS 1 Tổ QL Điện nước CS 1 Tổ QL Điện nước CS 2 Tổ QL Nội trú CS 2 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 - Phối hợp với các đơn vị liên quan lập hồ sơ HSSV thuộc diện được ở nội trú (kèm album ảnh). - Quản lý KNT theo qui định của nhà trường; quản lý HSSV thực hiện tốt nội qui KNT; bảo đảm trật tự an ninh, môi trường sinh hoạt và giáo dục lành mạnh; tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm giáo dục cho HSSV nội trú, các hoạt động VTM nhằm nâng cao đời sống tinh thần và đẩy mạnh phong trào tự quản trong HSSV ở nội trú; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện nội qui của từng HSSV nội trú sau mỗi học kỳ. - Tổ chức, quản lý các dịch vụ trong KNT, quản lý cơ sở vật chất; nhà ăn trong KNT và sử dụng có hiệu quả. - Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, hạch toán thu chi và quản lý tài chính đúng theo các qui định hiện hành. - Phối hợp với các đơn vị chức năng lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất định kỳ của KNT. Tự đảm nhiệm việc sửa chữa nhỏ trong khu Nội trú. - Lập kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy. Phối hợp với các đơn vị kiểm tra thường xuyên trang thiết bị và công tác phòng cháy chữa cháy tại các KNT của trường. - Kết hợp chặt chẽ với công an địa phương để thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn KNT, bảo vệ tài sản và tính mạng của HSSV nội trú; tổ chức trực bảo vệ nội trú 24/24 giờ/ngày. - Thực hiện công tác tổng hợp về các lĩnh vực được phân công; thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường. 2.2. Đánh giá chung về cuộc sống của sinh viên tại khu Ký túc xá Sau khi giã từ mái trường Phổ thông Trung học, các bạn học sinh sẽ bước vào giảng đường đại học và trở thành sinh viên. Nơi đây sẽ tập hợp nhiều bạn trẻ đến từ nhiều vùng miền, văn hóa khác nhau. Do đó, các bạn sẽ phải thích nghi với những vấn đề mới. Đối với các bạn sinh viên xa nhà, ký túc xá là ngôi nhà thứ hai của họ. Sau thời gian học tập trên giảng đường, ký túc xá là nơi sinh viên nghỉ ngơi, tái sản xuất sức học tập, là nơi các bạn tự học, tiếp nhận thông tin, giao lưu văn hóa, chia sẻ tình cảm ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, làm phong phú hơn đời sống tinh thần của mình. An cư mới lạc nghiệp, sinh viên có chỗ ăn ở, sinh hoạt thuận tiện mới có thể chuyên tâm học tập, trau dồi kiến thức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội lành mạnh, từ đó phục vụ xã hội tốt hơn. Dù cho sống ở đâu thì bạn cũng sẽ có những thuận lợi và khó khăn riêng, sống trong KTX cũng vậy, nó vừa mang đến cho bạn những lợi ích đồng thời cũng có nhiều khó khăn, trở ngại mà chúng ta không mong nhưng không tránh khỏi. Vậy đó là những vấn đề gì? Dựa vào thông tin có được từ phiếu điều tra, đề tài đã tổng hợp như sau: 2.2.1. Ưu điểm - Bước chân vào cánh cổng đại học, phải sống xa gia đình, bạn sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, tự lập, tự chăm sóc cho bản thân, biết chi tiêu hợp lí và tập trung cho việc học. Mỗi phòng KTX có từ 5-7 sinh viên, mỗi người đến từ những nơi khác nhau, có tính cách, lối sống khác nhau. Việc sống tập thể như vậy yêu cầu chúng ta phải biết hòa đồng, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau, biết cách ứng xử với từng người. Các kĩ năng mềm từ đó cũng được nâng cao. - Mức chi phí sinh hoạt tập thể cũng hợp lý đối với sinh viên về giá điện, nước sinh hoạt và chi phí cho 1 phòng là 80 nghìn đồng – 100 nghìn đồng trên 1 tháng/ người. trong khi đó, một phòng trọ bình dân không khép kín, rộng khoảng 10m2 đã có giá từ 500 nghìn – 700 nghìn đồng. Với giá tiền như vậy có thể nói là mức rẻ nhất trong thời điểm kinh tế khó khăn này. - Ở mỗi khu ký túc xá có một Ban quản lý, mỗi nhà có các cán bộ phụ trách quản lý riêng – họ có nhiệm vụ kiểm tra, nhắc nhở về giờ giấc đi lại, lối sống, vệ sinh phòng ở của sinh viên. Giờ mở, đóng cổng của các trường là từ 5 giờ - 22 giờ 30 phút (đối với mùa hè) và từ 5 giờ 30 phút – 22 giờ 30 phút (đối với mùa đông). Đó là thời gian tương đối hợp lí để sinh viên có thể tự do học tập, làm việc mà mình muốn. Ngoài ra, ở KTX cũng có quy định nghiêm cấm uống rượu, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Đây là quy định rất tốt nhằm bảo vệ sức khỏe cho sinh viên và cũng tránh xảy ra hiện tượng say rượu gây mất trật tự an ninh như: ồn ào, cãi nhau, đánh nhau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của những sinh viên khác cùng sinh sống. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 - Một thuận lợi khác khi sống trong KTX là các sinh viên có thể dễ dàng tham gia học nhóm, thảo luận ngoài giờ hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giúp các bạn bổ sung kiến thức học được trên ghế giảng đường. - Gần gũi các bạn trong lớp, trong khoa, trường, tiện lợi trong việc trao đổi, giao lưu, học tập, rèn luyện cách sống. - Dễ dàng nhận biết được các thông tin cần thiết của lớp, khoa, trường do kênh thông tin “truyền miệng”, thuận tiện việc sắp xếp thời gian, công việc của mình phù hợp. - Những người bạn cùng phòng trong KTX coi nhau như gia đình. Những khi ốm đau có người bên cạnh chăm sóc, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. - Có sân thể thao vui chơi, bạn sẽ tập luyện cùng mọi người thường xuyên. Tham gia dễ dàng các hoạt động giúp tăng khả năng giao tiếp, các mối quan hệ, thậm chí là các kĩ năng cần thiết qua các hoạt động như: Sinh nhật bạn bè; sinh hoạt Câu lạc bộ; Hội đồng hương; Nhóm học tập; - Ký túc xá gồm nhiều bạn học các lớp khác nhau nên thuận tiện cho việc trao đổi bài tập, giáo trình, ngay cả bài kiểm tra cũng nhiều thuận lợi. Khi cả phòng học bài nó cũng tạo ra môi trường học tập nghiêm túc hơn, là động lực để thi đua học tập hơn. 2.2.2. Nhược điểm - An ninh về khu KTX đôi khi còn chưa được đảm bảo, dễ mất cắp, trộm vặt, thậm chí là tài sản có giá trị (điện thoại, máy tính, tiền bạc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân,) và do nhiều nguyên nhân nên thường rất ít khi tìm được thủ phạm. - Nhiều khi phải biết điều tiết, thay đổi cách sống, lịch sinh hoạt cá nhân của bạn phù hợp với nhiều người. Có người thích ngủ khuya, có bạn cần ngủ sớm để có sức khỏe cho buổi học hôm sau, có người thích yên tĩnh thì bạn cùng phòng lại nghe nhạc, nói chuyện. Đôi khi muốn dành chút thời gian riêng tư cho bản thân thì phòng lại có khách. Những điều này có thể dẫn đến một số xung đột không cần thiết, gây mất đoàn kết đặc biệt là đối với những sinh viên nam. - Không gian chật hẹp, phòng hẹp có nhiều người cùng sinh sống nên để có được không gian riêng tư là rất khó. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 - Sống chung với nhiều người, các bạn trẻ cũng không tránh khỏi những cám dỡ bởi các hoạt động thiếu lành mạnh như: đua đòi ăn chơi, tham gia các tệ nạn xã hội, nghiện game làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Tóm lại, các bạn sinh viên đến từ nhiều miền quê, nhiều hoàn cảnh khác nhau với phong tục tập quán riêng biệt, phong phú, đa dạng. Vì vậy, việc các bạn hòa mình vào môi trường tập thể, sống chung với rất nhiều cá tính, sở thích, quan niệm sống khác nhau khi sống tại KTX đòi hỏi sinh viên phải xây dựng cho mình những kỹ năng để sống trong môi trường mới. 2.3. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên ký túc xá trường Đại học Hồng Đức 2.3.1. Phân tích thống kê mô tả 2.3.1.1. Đặc điểm mẫu khảo sát Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu theo ba biến kiểm soát, đó là: giới tính, khóa học và khoa Bảng 2.4: Bảng phân phối mẫu theo giới tính, khóa học và khoa Valid Frequency Percent ValidPercent Cumulative Percent Giới tính Nam 68 41.2 41.2 41.2 Nữ 97 58.8 58.8 100.0 Total 165 100.0 100.0 Khóa học Năm 1 27 16.4 16.4 16.4 Năm 2 66 40.0 40.0 56.4 Năm 3 55 33.3 33.3 89.7 Năm 4 17 10.3 10.3 100.0 Total 165 100.0 100.0 Khoa Kinh tế - QTKD 52 31.5 31.5 31.5 Nông lâm ngư nghiệp 81 49.1 49.1 80.6 Kỹ thuật công nghệ 32 19.4 19.4 100.0 Total 165 100.0 100.0 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 41,2% 58,8% namnữ Hình 2.3: Biểu đồ thống kê mẫu theo giới tính Kết quả cho thấy: có 97 nữ, chiếm 58,8% và có 68 nam, chiếm 41,2% số sinh viên trả lời phỏng vấn. thông tin mẫu này phù hợp với tổng thể vì thực tế số lượng sinh viên nữ ở ký túc xá nhiều hơn số lượng sinh viên nam. Hình 2.4: Biểu đồ thống kê mẫu theo khóa học Kết quả cho thấy: có 27 bạn sinh viên năm nhất, chiếm 16,4% số người trả lời phỏng vấn; 66 bạn sinh viên năm 2, chiếm 40% số người trả lời phỏng vấn; 55 bạn sinh viên năm 3, chiếm 33,3% số người trả lời phỏng vấn; 17 bạn sinh viên năm 4, chiếm 10,3% số người trả lời phỏng vấn. Con số này phản ánh rằng đa số sinh viên ở tại ký túc xá là sinh viên năm hai và năm ba, và điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 Hình 2.5: Biểu đồ thống kê mẫu theo khoa Kết quả cho thấy: có 52 bạn sinh viên khoa kinh tế - QTKD, chiếm 31,5% số người trả lời phỏng vấn; 81 bạn sinh viên khoa nông lâm ngư nghiệp, chiếm 49,1% số người trả lời phỏng vấn; 32 bạn sinh viên khoa kỹ thuật công nghệ, chiếm 19,4% số người trả lời phỏng vấn. Kết quả cho thấy, số sinh viên ở ký túc xá Cơ sở chính Đại học Hồng Đức phần lớn là sịnh viên học các ngành trong Khoa Kinh tế - QTKD và khoa Nông lâm ngư nghiệp. 2.3.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng cuả sinh viên ký túc xá cơ sở chính Đại học Hồng Đức. Năng lực phục vụ: Bảng 2.5: Thống kê các biến quan sát về nhân tố Năng lực phục vụ Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std.Deviation A1.Bảo vệ thường xuyên đi kiểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_su_hai_long_cua_sinh_vien_doi_voi_chat_luong_dich_vu_ky_tuc_xa_tai_co_so_chinh_truong_dai_h.pdf
Tài liệu liên quan