Luận văn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại xã Giao an, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định

LỜI CẢM ƠN. i

LỜI CAM ĐOAN . ii

MỤC LỤC . iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC BẢNG. vi

DANH MỤC HÌNH . vii

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Mục tiêu của đề tài . 2

3. Đối tƯợng nghiên cứu. 2

4. Phạm vi nghiên cứu. 2

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu. 3

5.1. Câu hỏi nghiên cứu . 3

5.2. Giả thuyết nghiên cứu . 3

6. Ý nghĩa của đề tài. 3

7. Kết cấu luận văn. 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 5

1.1. Cơ sở lý luận . 5

1.1.1. Các khái niệm. 5

1.1.2. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu . 6

1.1.3. Tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu biến đổi khí hậu . 7

1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu. 8

1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới. 8

1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam . 11

1.2.3. Nghiên cứu ở địa phƯơng. 18

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU . 21

2.1. Địa điểm nghiên cứu . 21

2.2. Cách tiếp cận. 21

2.3. PhƯơng pháp nghiên cứu . 24

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 27

3.1. Đặc trƯng của khu vực nghiên cứu. 27

3.1.1. Đặc trƯng về tự nhiên. 27

3.1.2. Đặc trƯng về kinh tế - xã hội. 31

3.1.3 Tri thức địa phƯơng. 32

3.2. Diễn biến của các yếu tố khí hậu tại khu vực nghiên cứu . 34

3.2.1 Nhiệt độ. 34

3.2.2. LƯợng mƯa . 37

3.2.3. Số ngày nắng . 38

3.2.4. NƯớc biển dâng . 39

3.2.5. Các hiện tƯợng thời tiết, khí hậu cực đoan đã xảy ra. 40

pdf35 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế thích ứng tại xã Giao an, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã có các những mô hình nào về sinh kế thích ứng với BĐKH? Ƣu điểm và hạn chế của các mô hình này là gì? 6. Các giải pháp nào có thể phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH và NBD cho địa phƣơng? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Nếu áp dụng cách tiếp cận hệ thống, liên ngành/ dựa trên hệ sinh thái, và cách tiếp cận thích ứng dựa vào cộng đồng, đồng thời kết hợp với sử dụng Khung sinh kế bền vững DFID để nghiên cứu thì sẽ đánh giá đƣợc tác động của BĐKH và khả năng thích ứng của cộng đồng địa phƣơng xã Giao An. Dựa vào kết quả đánh giá đó sẽ đề xuất đƣợc các giải pháp sinh kế thích ứng phù hợp cho cộng đồng nhằm thích ứng với BĐKH. 6. Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để địa phƣơng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thích ứng với BĐKH và là tài liệu tham khảo cho các khu rừng đặc dụng của Việt Nam trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển vùng đệm thích ứng với BĐKH. 4 7. Kết cấu luận văn Luận văn có cấu trúc theo quy định, gồm: Phần mở đầu: Đây là phần nêu lên tính cấp thiết của nghiên cứu, lý do cần phải thực hiện nghiên cứu này. Đồng thời đƣa ra đƣợc các mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, xác định đƣợc ý nghĩa của nghiên cứu. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu. Nội dung của chƣơng bao gồm các khái niệm, khung phân tích vấn đề nghiên cứu cũng nhƣ các nghiên cứu liên quan đã có. Chƣơng 2. Địa điểm, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng này nêu rõ địa điểm khu vực nghiên cứu của luận văn, các cách tiếp cận đƣợc sử dụng để nghiên cứu cũng nhƣ phƣơng pháp thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu. Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chƣơng này trình bày các kết quả đã nghiên cứu, các phát hiện trong quá trình nghiên cứu. Kèm theo đó là các đánh giá về các kết quả và phát hiện. Kết luận: Phần này tóm tắt các kết quả chính và phát hiện của nghiên cứu. Xem xét nghiên cứu có đạt các mục tiêu đã đƣa ra ban đầu chƣa? Từ đó, đƣa ra các kết luận ngắn gọn và một số khuyến nghị cho địa phƣơng và các bên liên quan. 5 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể đƣợc nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, đƣợc duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thƣờng xuyên của con ngƣời, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển [58]. Đánh giá tác động do (của) BĐKH là nghiên cứu xác định các ảnh hƣởng của BĐKH lên môi trƣờng và các hoạt động kinh tế xã hội của địa phƣơng. Ngoài các ảnh hƣởng bất lợi còn có thể có các ảnh hƣởng có lợi. Đánh giá tác động của BĐKH cũng bao gồm việc xác định và đánh giá các giải pháp thích ứng với BĐKH [46]. Khả năng bị tổn thương đối với BĐKH: Khả năng bị tổn thƣơng đối với BĐKH là mức độ mà một hệ thống bị tổn thƣơng hoặc không có khả năng đối phó, những tác động có hại của BĐKH, bao gồm dao động và các hiện tƣợng cực đoan của khí hậu. Khả năng bị tổn thƣơng là một hàm số của đặc điểm, quy mô và tốc độ thay đổi thời tiết mà một hệ thống đối mặt, sự nhạy cảm của nó và khả năng thích ứng [57]. Thuật ngữ “tính dễ bị tổn thƣơng” cũng đƣợc hiểu theo nghĩa này. Kịch bản biến đổi khí hậu: là giả định có cơ sở khoa học và tin cậy về sự tiến triển trong tƣơng lai của các mối quan hệ giữa kinh tế-xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, BĐKH và mực NBD [45]. 6 Xâm nhập mặn: là hiện tƣợng nƣớc mặn (với độ mặn trên 4‰) từ biển xâm nhập sâu vào trong nội đồng và ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng, phát triển của các cây trồng và vật nuôi nƣớc ngọt. Nguyên nhân của XNM là do nƣớc biển dâng, triều cƣờng và sự cạn kiệt nƣớc ngọt ở phía trong đất liền [22]. Nước biển dâng: là sự dâng lên của mực nƣớc của đại dƣơng trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nƣớc dâng do bão Nƣớc biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dƣơng và các yếu tố khác [45]. Thích ứng (Adaptation) với biến đổi khí hậu là các sáng kiến và giải pháp điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc xã hội trong hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm nguy cơ bị tổn thƣơng do biến đổi khí hậu và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [20]. Sinh kế: Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống [54], [55]. Sinh kế bền vững: Một sinh kế đƣợc gọi là bền vững khi có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên [22]. Sinh kế thích ứng (với BĐKH): là sinh kế có khả năng hạn chế đƣợc những thiệt hại do BĐKH gây ra và phát huy đƣợc mặt có lợi do BĐKH mang lại [22]. 1.1.2. Khung phân tích của vấn đề nghiên cứu Khung phân tích là mô tả những vấn đề chính đƣợc nghiên cứu trong luận văn, sơ đồ hóa các vấn đề nghiên cứu (Hình 1.1). 7 Hình 1. 1: Khung phân tích vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá tác động của BĐKH và những sinh kế của cộng đồng thích ứng đƣợc với BĐKH. Đánh giá giá tác động của BĐKH trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Đánh giá các lĩnh vực chính mà BĐKH tác động đến, các khu vực bị tác động nhƣ thế nào. Đánh giá sinh kế cộng đồng bao gồm đánh giá các nguồn lực cộng đồng, cơ cấu tổ chức, thể chế chính sách, kiến thức bản địa, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các hỗ trợ từ bên ngoài. Từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH cho địa phƣơng. Trong các đánh giá này áp dụng đồng thời hai cách tiếp cận đó là cách tiếp cận từ dƣới lên và từ trên xuống. Cách tiếp cận từ trên xuống là sử dụng các kết quả nghiên cứu, các phƣơng pháp của các nhà khoa học, các số liệu quan trắc và các kịch bản BĐKH. Cách tiếp cận từ dƣới lên chủ yếu sử dụng các công cụ PRA để thu thập thông tin cả định lƣợng và tính từ ngƣời dân và cán bộ địa phƣơng. 1.1.3. Tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu biến đổi khí hậu Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng, đó là cách tiếp cận toàn diện và động [14]. BĐKH 8 mang tính hệ thống vùng, quốc gia và toàn cầu. Các yếu tố BĐKH tác động tới các lĩnh vực, thành phần khác nhau, có mối quan hệ rất chặt chẽ. Do đó, nghiên cứu BĐKH cần phải đặt dƣới sự liên kết của nhiều ngành khác nhau. Việc nghiên cứu BĐKH có thể đƣợc chia thành 3 nhóm nhiệm vụ lớn: (i) Bản chất, nguyên nhân và cơ chế vật lý của sự BĐKH; (ii) Đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH và giải pháp thích ứng; (iii) Giải pháp, chiến lƣợc và kế hoạch hành động nhằm thích ứng và giảm thiểu BĐKH. Xét trên quy mô toàn cầu, về logic, việc nghiên cứu BĐKH cần phải đƣợc thực hiện một cách tuần tự theo các bƣớc trên [15], [17]. Nghiên cứu này đã xem xét, nghiên cứu đến các lĩnh vực mà đã và đang chịu tác động của BĐKH đó là về nông nghiệp, lâm nghiệp, sức khỏe, tự nhiên, xã hội, thể chế, chính sách và các mặt của đời sống. Địa điểm của nghiên cứu thực hiện tại xã Giao An, tuy nhiên các vấn đề đƣợc đề cập không giới hạn ở quy mô cấp xã mà còn xem xét đến quy mô cấp khu vực (khu vực Vƣờn quốc gia Xuân Thủy) và cấp huyện, cấp tỉnh. 1.2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới BĐKH đã đƣợc một nhà khoa học ngƣời Thụy Điển, đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1896. Ông cho rằng sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ dẫn đến khả năng gây hiện tƣợng nóng lên toàn cầu. Đến cuối thập niên 1980, khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên, các nghiên cứu về hiện tƣợng nóng lên toàn cầu đƣợc các nhà khoa học bắt đầu quan tâm nhiều hơn. Tổ chức IPCC đƣợc ra đời do Tổ chức Khí tƣợng Thế giới (WMO) cùng với Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc (UNEP) đồng thành lập (năm 1988) nhằm đánh giá "các thông tin khoa học, kỹ thuật và kinh tế xã hội cho phép tìm hiểu các nguy cơ của BĐKH do con ngƣời gây ra”. Kể từ đó đến nay, nhiều tổ chức quốc tế và các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH tại các khu vực, vùng 9 lãnh thổ và đặc biệt là tại quốc gia đƣợc dự báo là sẽ hứng chịu nhiều rủi ro nhất do BĐKH trong đó có Việt Nam. Các báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH nhƣ Hội nghị Thƣợng đỉnh của LHQ về Môi trƣờng và Phát triển ở Rio de Janeiro, 1992; Hội nghị các bên nƣớc tham gia UNFCCC (từ COP 1 đến COP 18) Qua các báo cáo của IPCC, từ cuối thế kỷ XIX đến nay có thể nhận thấy đƣợc xu thế chung là nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,6oC (+/- 0,2oC); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển; thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua [57]. Mức độ tác động của BĐKH có khác nhau đối với mỗi vị trí địa lý, khu vực, cũng nhƣ với mỗi cá nhân: nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ thấp và ít hơn tại các vùng khác, lớn hơn ở các nƣớc nhiệt đới, nhất là các nƣớc đang phát triển công nghiệp ở châu Á. Ngƣời nghèo là những ngƣời ít góp phần gây ra BĐKH thì lại phải gánh chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng nhất do BĐKH [53]. Báo cáo Phát triển con ngƣời 2007/2008 của UNDP đã cho rằng BĐKH có thể dẫn tới 5 nguy cơ lớn đối với các quốc gia trên thế giới là: giảm năng suất nông nghiệp, gia tăng tình trạng thiếu nƣớc ngọt, gia tăng tình trạng ngập lụt vùng duyên hải và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, suy thoái các hệ sinh thái và gia tăng bệnh tật. Những vùng bị hạn hán ở châu Phi cận Sahara có thể bị mở rộng thêm từ 60 đến 90 triệu hecta, làm giảm diện tích sản xuất nông nghiệp của khu vực này, và càng gia tăng nguy cơ đói nghèo. Nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 3- 4 oC, sẽ khiến 330 triệu ngƣời bị mất nhà cửa, phải di dời do NBD và lũ lụt. Nhiều quốc gia cũng có nguy cơ phải đối mặt với các xoáy thuận nhiệt đới và các cơn bão mạnh. Cùng với sự tăng lên của nhiệt độ thì có khoảng 30% các loài sinh vật trên đất liền bị tuyệt chủng [62]. 10 Thích ứng với BĐKH là một chiến lƣợc cần thiết ở tất cả các quy mô, có vai trò bổ trợ quan trọng trên phạm vi toàn cầu. Mỗi quốc gia đều có các chính sách thích ứng với BĐKH khác nhau, tùy thuộc vào tình hình, đặc điểm của mỗi nƣớc. Để thích ứng với BĐKH, Chính phủ Đức đã ƣu tiên các hành động nhƣ: Nâng cao nhận thức và tăng cƣờng hệ thống thông tin; Đối thoại giữa các bên tham gia, các nhà tài trợ và các tổ chức dân sự xã hội; Tăng cƣờng hệ thống tri thức; Tăng cƣờng nghiên cứu về thích ứng của ngành, địa phƣơng. Hay nhƣ ở Sub-Saharan Africa, chính sách thích ứng là Tăng cƣờng khả năng tiếp cận thông tin; Tăng cƣờng năng lực nghiên cứu và Tăng cƣờng phổ biến thông tin. Ở Banglades, một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH, các hoạt động nhằm thích ứng bao gồm: - Xác định các tác động XNM để xây dựng đê, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để ngọt hóa nguồn nƣớc, trữ nƣớc ngọt; - Ứng phó với thiên tai bằng cách đẩy mạnh công tác dự trữ lƣơng thực, xây dựng khu trú bão an toàn; củng cố cơ sở hạ tầng; tăng cƣờng RNM cũng nhƣ tăng cƣờng công tác dự báo, cảnh báo [26]. Lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá BĐKH, tác động của BĐKH cũng nhƣ đề xuất các giải pháp, chiến lƣợc và kế hoạch ứng phó với BĐKH hiện nay đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. BĐKH đang là một vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trên các diễn đàn khoa học quốc tế và thu hút đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu tham gia. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần đƣợc nghiên cứu và thảo luận để có đƣợc sự đồng thuận nhƣ các nghiên cứu dựa vào cộng đồng vẫn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức và các kịch bản là quá thiếu các thông tin chi tiết phục vụ quy hoạch có hiệu quả và các biện pháp thích ứng ở quy mô địa phƣơng. 11 1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.2.1. Nghiên cứu về BĐKH Việt Nam đã sớm xây dựng và ban hành các kế hoạch, chƣơng trình có liên quan đến phòng tránh thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan ngay từ những năm 1970 của thế kỷ trƣớc. Tuy nhiên, những chính sách này chỉ tập trung vào đối phó với bão và lũ lụt. Bắt đầu những năm 2000, khi vấn đề BĐKH thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều trên trƣờng quốc tế, thì Việt Nam đã tham gia vào một số các hoạt động về BĐKH nhằm thực hiện Công ƣớc khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) và Nghị định thƣ Kyoto – với Bộ tài nguyên và Môi trƣờng (bộ TNMT) là cơ quan đầu mối quốc gia của UNFCCC đồng thời là cơ quan thẩm quyền quốc gia về Cơ chế Phát triển Sạch (CDM). Các hoạt động chính trong giai đoạn khởi đầu này là việc soạn thảo Báo cáo Ban đầu của quốc gia, xây dựng các dự án và qui trình quốc gia liên quan đến CDM. Trong những năm gần đây, nhiều chính sách quốc gia đã lồng ghép BĐKH vào nhƣ quản lý môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học và các chính sách liên ngành khác nhƣ chính sách giảm nghèo hay vì sự tiến bộ của phụ nữ. Việt Nam cũng đã có những chính sách và chƣơng trình về BĐKH. Văn bản có tính chất chính sách đầu tiên của Việt Nam về BĐKH là Báo cáo Ban đầu của Quốc gia cho UNFCCC (Bộ TNMT, 2003). Tuy nhiên, Báo cáo này chỉ xem xét đến các tác động của BĐKH và các biện pháp thích ứng cần thiết một cách sơ bộ và định tính [61]. Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó với BĐKH đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt và ban hành vào năm 2008. Chƣơng trình này nhằm đƣa các quan tâm về BĐKH vào Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội (giai đoạn 2011 – 2020) cũng nhƣ vào các chính sách về giảm nhẹ thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, quản lý ven biển, cung cấp và sử dụng năng lƣợng (UNDP, 2009). Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia cũng khuyến khích 12 tăng cƣờng hợp tác quốc tế nhằm thu hút đƣợc nguồn vốn nƣớc ngoài hỗ trợ cho công tác ứng phó với BĐKH sao cho đạt đƣợc 50% tổng kinh phí dự kiến cho toàn Chƣơng trình (tức là khoảng 1000 tỷ đồng Việt Nam hay 53,3 triệu đôla Mỹ, tính theo tỷ giá qui đổi năm 2010) [3]. Năm 2008, Kế hoạch Hành động về Giảm thiểu và Ứng phó với BĐKH của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đƣợc ban hành. Đây là một chính sách quan trọng nhằm đạt đƣợc sự phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Kế hoạch đã tập trung vào: (a) đảm bảo an toàn và ổn định cho ngƣời dân ở các vùng khác nhau, đặc biệt là vùng ĐBSCL, đồng bằng sông Hồng, các khu vực miền trung và miền núi; (b) đảm bảo sản xuất ổn định và an toàn lƣơng thực; và (c) đảm bảo duy trì hệ thống đê điều và các hạ tầng cơ sở khác nhằm đáp ứng yêu cầu của phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Kế hoạch này thậm chí còn có một nghiên cứu về tác động của BĐKH đến sản xuất muối và an toàn muối ở Việt Nam [1]. Những nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam cũng đã đƣợc tiến hành từ rất sớm. "Thông báo quốc gia đầu tiên của Việt Nam về BĐKH cho Công ước khung của liên hợp quốc về BĐKH" (1999-2002) do Viện Khí tƣợng thủy văn và Môi trƣờng chủ trì thực hiện với sự tài trợ của GEF. Mục tiêu của dự án là giúp Việt Nam thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của mình theo Điều 4.1 và 12.1 của Công ƣớc khung của liên hợp quốc về BĐKH thông qua việc chuẩn bị Thông báo quốc gia - I cho Ban thƣ ký Công ƣớc khung của LHQ về BĐKH theo hƣớng dẫn của Hội nghị lần thứ 2 các Bên tham gia Công ƣớc khung của LHQ về BĐKH dành cho các Bên không thuộc Phụ lục I [33]. Năm 1994 các nhà khoa học Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, ... tham gia thực hiện dự án “Biến đổi khí hậu ở Châu Á” do ADB tài trợ, Bộ Thủy lợi chủ trì. Dự án đã hoàn thành một số báo cáo về: 1) Biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong 100 năm qua; 2) Tác động của BĐKH đến NBD và một số ngành kinh tế quốc dân; 3) Kiểm kê quốc gia KNK năm 1990 ở Việt Nam [51]. 13 Nghiên cứu “Tác động của nước biển dâng và các biện pháp thích ứng ở Việt Nam” (2008-2009), do Viện Khí tƣợng thủy văn và Môi trƣờng thực hiện với sự tài trợ của DANIDA - Đan Mạch. Mục tiêu của dự án tập trung chủ yếu vào việc giảm thiểu các tác động do nƣớc biển dâng gây nên bởi BĐKH ở Việt Nam thông qua việc đề xuất các biện pháp thích ứng. Nâng cao hiểu biết về các phƣơng pháp đối phó với thiên tai do BĐKH và nƣớc biển dâng ở Việt Nam [33]. Liên quan đến vấn đề thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc và phòng chống thiên tai lũ lụt trong các công bố của Trần Thục (2001), Trần Hồng Thái (2009), Nguyễn Thanh Sơn (2011), Từ năm 1994 đến 1998, Nguyễn Đức Ngữ và nnk, đã hoàn thành kiểm kê quốc gia KNK đến năm 1993, xây dựng các phƣơng án giảm KNK ở Việt Nam, đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực kinh tế xã hội, xây dựng kịch bản BĐKH ở Việt Nam cho các năm 2020, 2050, 2070 và 2100. Viện Khoa học khí tƣợng thủy văn và môi trƣờng đã có nghiên cứu về BĐKH và những tác động của BĐKH ở Việt Nam vào năm 2010. Trong khuôn khổ dự án “Tăng cƣờng năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ TĐ và KS phát thải khí nhà kính”. Cơ quan này cũng đã xuất bản tài liệu mang tính chất giáo dục, truyền thông về BĐKH là “Cuốn sách những kiến thức cơ bản về BĐKH”, năm 2011. Ngoài ra, có rất nhiều các công trình khoa học khác nghiên cứu về BĐKH, những tác động của BĐKH và khả năng thích ứng. Lê Đức Minh và Hoàng Văn Thắng (2011) đã có nghiên cứu tác động của BĐKH lên đa dạng sinh học ở Việt Nam và nhận định: “những loài có phân bố hẹp và khả năng phát tán thấp ở Việt Nam là những loài chịu ảnh hƣởng nhiều nhất do BĐKH”. Một số loài nhƣ Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis), một số loài lƣỡng cƣ chỉ sống ở vùng núi có độ cao tƣơng đối lớn và một số loài thông, pơ mu là thuộc nhóm này và có nguy cơ bị biến mất do BĐKH [28]. Theo Nguyễn Huy Huỳnh (2011), việc mất 20-30% diện tích đất 14 khu vực đồng bằng sông Cửu Long và 11% diện tích đất ở vùng đồng bằng sông Hồng do NBD theo một số kịch bản BĐKH thì sẽ có khoảng 78 sinh cảnh tự nhiên quan trọng, trong đó có 36 khu bảo tồn thiên nhiên, 8 VQG và 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ bị ảnh hƣởng. Điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều loài động vật hoang dã sống ở các khu vực này bọ ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp nhƣ các loài Dơi ngựa lớn, Dơi ngựa Thái Lan, Sóc Côn đảo, Vọoc bạc [25]. Nhằm thích ứng với BĐKH, các tác giả đã đƣa ra một số giải pháp nhƣ bảo vệ hiệu quả các khu rừng còn sót lại; có các chƣơng trình nghiên cứu khoa học và công nghệ để theo dõi, giám sát diễn biến của các quần thể động thực vật dƣới tác động của BĐKH; hƣớng dẫn cộng đồng địa phƣơng sử dụng khôn ngoan dịch vụ HST; xây dựng mô hình phân hóa loài cho sinh vật cũng nhƣ các mô hình thích ứng với BĐKH cho sinh vật [28], [25]. Nguyễn Hoàng Trí, (2010) trong tham luận “Vai trò của các khu dự trữ sinh quyển trong bối cảnh BĐKH” – Tuyển tập Hội thảo Quốc gia “Phục hồi và quản lý HST RNM trong bối cảnh BĐKH”, Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh, 23- 25/11/2010; Nguyễn Hữu Ninh 2007) với Báo cáo đánh giá lần 4 về biến đổi khí hậu: Gắn thích ứng biến đổi khí hậu với quản lý rủi ro thiên tai, nghiên cứu điển hình ở Việt Nam; Nguyễn Quang Hồng (2010) với “Phân tích kinh tế BĐKH” tại Hội thảo “Giải pháp thích nghi với Biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long” Kiên Giang, 2010; Nguyễn Thị Phƣợng và cộng sự (2012) Các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu của người dân trong phòng tránh thiên tai. Những nghiên cứu của Trƣơng Quang Học theo hƣớng tiếp cận dựa trên HST trong ứng phó với BĐKH đã khẳng định việc bảo tồn các HST trên cạn, ĐNN và biển, việc phục hồi các HST đã suy thoái là những việc làm cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu của Công ƣớc Khung về BĐKH của Liên Hợp Quốc. Các chiến lƣợc bảo tồn và quản lý, nhằm duy trì và phục hồi đa dạng sinh học có thể có tác dụng làm giảm nhẹ tác động có hại của BĐKH [21]. Nhằm đạt mục tiêu vừa giữ đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế cao, vừa bảo vệ đƣợc môi trƣờng vừa 15 ứng phó có hiệu quả với tác động của BĐKH để phát triển bền vững, cách tiếp cận lồng ghép/tổng hợp/tích hợp (mainstreaming) cần phải đƣợc quán triệt trong mọi hoạt động từ hoạch định chính sách, tổ chức và thực hiện các hoạt động chuyên môn đến giám sát, đánh giá kết quả và hoạch định các chính sách tiếp theo [18], [19]. 1.2.2.2. Nghiên cứu về sinh kế thích ứng Việt Nam cũng đã có khá nhiều văn bản pháp luật cũng nhƣ tài liệu hƣớng dẫn việc thực hiên các giải pháp thích ứng với BĐKH. Về phía Chính phủ: đã ban hành các văn bản nhƣ: Chiến lƣợc quốc gia về BĐKH; Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 24/NQ-TW về Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cƣờng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng; Kế hoạch hành động thích ứng với BĐKH của các bộ ngành Tài nguyên và môi trƣờng, ngành Công thƣơng, ngành Nông nghiệp và PTNT Các tài liệu hƣớng dẫn nhằm thích ứng với BĐKH đã đƣợc xuất bản và phổ biến rộng rãi. Viện Chiến lƣợc, chính sách tài nguyên và môi trƣờng, năm 2013, đã xuất bản tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật: Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam. Các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam đã nghiên cứu và xuất bản tài liệu Sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu: Tiêu chí đánh giá và các điển hình. Tài liệu này đƣa ra các tiêu chí để đánh giá các mô hình sinh kế. Các tiêu chí đƣợc quan trắc là: Tiêu chí thích ứng với BĐKH; Tiêu chí giảm nhẹ BĐKH/giảm phát thải khí nhà kính; Tiêu chí về hiệu quả và bền vững; và tiêu chí về khả năng nhân rộng [22]. Trong quá trình triển hoạt động thích ứng, nhiều địa phƣơng ở Việt Nam đã tổ chức nhiều mô hình sinh kế thích ứng, bƣớc đầu đã có những hiệu quả nhất định. Điển hình là mô hình Lúa – Cá đƣợc triển khai tại Cần Thơ. Mô hình này hoạt động dựa trên nguyên tắc hỗ trợ và kế thừa dinh dƣỡng giữa lúa và cá nên tiết kiệm năng lƣợng, thân thiện với môi trƣờng, đồng thời thích ứng tốt trong 16 điều kiện ngập lũ. Thực hiện mô hình này giúp tăng lợi nhuận cho các hộ gia đình, 100% hộ nuôi có lãi, bình quân lãi từ 8-12 triệu đồng/năm; Giải quyết nông nhàn, giải quyết việc làm, tối ƣu hóa sử dụng đất nông nghiệp; Thích ứng khá tốt đối với những biến động về thời tiết và chế độ thủy văn. Tạo thu nhập quanh năm cho nông dân, vì thế tạo đƣợc công ăn việc làm cho cộng đồng. Đến nay, mô hình Lúa – Cá đã đƣợc nhân rộng ở nhiều khu vực đồng bằng sông Cửu Long [30]. Mô hình Phát triển ngành hàng tre luồng tại Thanh Hóa đã góp phần giảm nhẹ BĐKH và bảo vệ môi trƣờng địa phƣơng nhờ việc ứng dụng các công nghệ sử dụng ít nhiên liệu hóa thạch hơn, giảm lƣợng phân bón hóa học thông qua việc tăng cƣờng sử dụng phân hữu cơ trong các hoạt động nông-lâm nghiệp tại địa phƣơng. Mô hình cũng tạo ra một môi trƣờng lành mạnh hơn qua việc giảm thiểu một lƣợng lớn rác thải từ các hoạt động chế biến tre luồng. Ngoài ra mô hình cũng tạo thêm việc làm cho các hộ; Làm gia tăng giá trị cho cây luồng và thu nhập cho nông dân; Tạo ra những mô hình trình diễn có thể đƣợc phổ biến ở các vùng khác thông qua việc tăng cƣờng kết nối, đặc biệt là cho mạng lƣới các tổ chức phi chính phủ tại địa phƣơng và nhận thức của cộng đồng địa phƣơng và các bên liên quan đƣợc tăng cƣờng về các vấn đề bảo vệ môi trƣờng, sản xuất bền vững [29]. Mô hình trồng thâm canh lúa cải tiến SRI tại miền Trung Việt Nam đã xác định đƣợc lƣợng KNK phát thải từ ruộng áp dụng kỹ thuật SRI thấp hơn so với ruộng thông thƣờng là 4,257 kg CO2 quy đổi/1ha/1 vụ. Việc giảm phát thải KNK đƣợc lý giải là do việc áp dụng lịch tƣới khô ƣớt xen kẽ đã tao ra môi trƣờng hiếu khí kìm hãm họat động của các vi sinh vật trong đất phân hủy chất hữu cơ tạo ra khí mê-tan (KNK). Ngoài ra, lƣợng hóa chất nông nghiệp đƣợc sử dụng ít hơn cũng góp phần làm giảm phát thải KNK; Việc áp dụng SRI đã làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết cực đoan, do việc giảm mật độ sạ, giúp cho cây lúa tăng khả năng quang hợp, phát triển 17 khỏe hơn và có khả năng chống chịu với các dịch hại tốt hơn. Việc áp dụng để ruộng khô nẻ chân chim sẽ tạo điều kiện cho một số sinh vật đất hoạt động tốt hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong đất và giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dƣỡng và đẻ nhánh tốt hơn. Ngoài ra nó cũng làm cho rễ lúa phát triển dài và bám chắc hơn vào đất từ đó tăng khả năng chịu hạn và đổ ngả từ gió, bão. Chênh lệch lợi nhuận giữa lúa mô hình SRI so với lúa canh tác theo kỹ thuật thông thƣờng chủ yếu từ: (1) năng suất lúa SRI cao hơn; (2) Chi phí vật tƣ đầu vào nhƣ giống, phân bón, thuốc trừ sâu, và nhân công thấp hơn; (3) Chi phí thủy lợi thấp hơn [22]. Mô hình NTTS dưới tán rừng ngập mặn ở xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng đã đem lại hiệu quả thích ứng với BĐKH, tính bền vững về KT-XH. NTTS dƣới tàn rừng ngập mặn đã giữ đƣợc RNM, làm giảm sự xói mòn lở đất, có tác dụng nhƣ hàng rào chắn s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003450_1_1_6178_2002864.pdf
Tài liệu liên quan