Luận văn Đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng Á châu - Chi nhánh Huế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Lãi suất tín dụng gửi ngân hàng: trong khoản tiền tích lũy, người dân có

hai cách sử dụng khoản tiền đó. thứ nhất là đem đầu tư và thứ hai là đem gửi

ngân hàng. Lúc này họ sẽ xem xét tới lãi suất: nếu lãi suất gửi ngân hàng mà lớn

hơn mức lợi nhuận thu được từ các dự án đầu tư thì người dân sẽ chọn phương án

gửi tiền vào ngân hàng. Ngược lại, nếu mức lợi nhuận thu được từ đầu tư cao hơn

mức lợi nhuận mà khoản tiền đó đem lại từ việc gửi ngân hàng thì họ sẽ chọn

phương án ngược lại (dành tiền đó đem đầu tư).

- Thu nhập: thu nhập của người dân được chia ra làm hai phần: tiêu dùng

và tích lũy. Nếu dân cư có thu nhập cao, khoản tiền họ dành cho tiêu dùng và

tích lũy sẽ nhiều hơn. Khi có tích luỹ nhiều người dân sẽ có nguồn cho đầu tư

hoặc gửi ngân hàng. Ngược lại, khi thu nhập thấp sẽ dành đa số cho chi tiêu,

tích lũy rất ít hoặc tích luỹ âm.

1.1.3.2. Môi trường vĩ mô

- Chủ trương chính sách của Nhà nước: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

trong việc điều tiết thị trường tín dụng. Nhà nước thông qua Ngân hàng Nhà

nước để điều phối hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Khi lạm phát tăng,

lượng cung tiền lớn hơn cầu, Nhà nước nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm

lượng cung tiền ở các ngân hàng thương mại, đồng thời tăng lãi suất để thu hút

lượng tiền gửi vào ngân hàng. Khi đầu tư giảm lượng cung tiền lớn hơn cầu,

Nhà nước quy định mức lãi suất giảm để khuyến khích đầu tư.

- Tác động khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới: khi Việt

Nam chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới sẽ có nhiều tập đoàn tài

chính đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động của thị trường tài chính sôi động và gay

gắt hơn. Các ngân hàng thương mại trong nước sẽ ít được sự hậu thuẫn của Nhà

nước hơn.

 

pdf96 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng Á châu - Chi nhánh Huế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
86% 13% Trên đại học Đại học Cao đẳng, trung cấp Cơ cấu lao dộng phân loại theo cấp quản lý đến thời điểm 30/6/2009 8% 92% Cán bộ quản lý Nhân viên Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu lao động theo cơ cấu lao động và theo cấp quản lý ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43  Mức lương bình quân - Năm 2008: 7.284.000 đồng/tháng - Năm 2009: 8.125.000 đồng/tháng - Năm 2010: 8.668.000 đồng/tháng Như vậy, trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử thách, ACB vẫn luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện. 2.1.2.2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Huế a. Quá trình hình thành và phát triển Nhận thấy được tiềm năng phát triển của địa bàn Thừa Thiên Huế, NHTMCP Á Châu đã xin phép thành lập Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Huế (ACB - CN Huế) theo quyết định số 904/QĐ-BPC ngày 29/11/2004. Đến ngày 24/06/2005, ACB - CN Huế được cấp giấy phép kinh doanh và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 22/07/2005. Địa chỉ giao dịch: Số 1 Trần Hưng Đạo, Phường Phú Hòa, TP Huế, TT Huế. Điện thoại: (054) 357 1175. Qua 3 năm hoạt động và phát triển, để đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng gia tăng của người dân và mục đích mở rộng thị phần, vào ngày 30/9/2008, Phòng giao dịch Phú Hội tại 30 Hùng Vương, Huế chính thức đi vào hoạt động. Địa chỉ giao dịch: 30 Hùng Vương, P.Phú Nhuận, TP Huế, TT Huế. Điện thoại: (054) 393 6639. Một năm sau, ngày 11/8/2009 ACB khai trương Phòng Giao dịch BigC Huế tại siêu thị Big C Huế (hiện nay là Phòng Giao dich An Cựu), nâng tổng số chi nhánh, phòng giao dịch của ACB lên 205 đơn vị trên toàn hệ thống vào thời điểm đó. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Địa chỉ giao dịch: 100 Hùng Vương, P. Phú Nhuận, TP Huế, TT Huế. Điện thoại: (054) 388 3699. b. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng, ban Chú thích: Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý tại ACB - CN Huế Nguồn: Phòng Hành chính Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Huế. - Ban giám đốc: Điều hành toàn bộ hoạt động của CN, xây dựng, thực hiện, kiểm tra các chương trình hành động để hoàn thành kế hoạch do Tổng giám đốc giao cho. - Bộ phận hành chính: Với các chức năng chính là xây dựng các quy chế tổ chức NH, quản lý về số lượng, chất lượng, hồ sơ toàn bộ cán bộ, nhân viên trong NH; xây dựng kế hoạch lao động tiền lương; quản lý quỹ tiền lương trong NH, xây dựng nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 - Bộ phận khách hàng cá nhân (KHCN): Thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHCN. Lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, đánh giá khách hàng - Bộ phận khách hàng doanh nghiệp (KHDN): Thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng KHDN và lập kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm khách hàng, đánh giá khách hàng. - Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ: Thực hiện các chức năng hỗ trợ công tác nghiệp vụ chuyên môn cho các bộ phận: theo dõi hồ sơ vay, quản lý khách hàng, tư vấn sản phẩm cho khách hàng tiền vay và tiền gửi, lập và thực hiện hợp đồng, xử lý nợ quá hạn,... - Bộ phận giao dịch - ngân quỹ: gồm hai bộ phận chính là Kế Toán - Ngân Quỹ. Thực hiện các chức năng: tiếp xúc, giao dịch với khách hàng, thực hiện việc thu chi; kinh doanh vàng, các loại ngoại tệ và trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định. - Bộ phận kiểm toán: Do Hội sở chính cử đến để thực hiện các công việc như: giám sát các hoạt động tại đơn vị, kiểm tra nghiệp vụ, chứng từ, lập báo cáo.[23] c. Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Huế - Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn thông qua các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, vay vốn của các TCTD khác. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định. - Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế. - Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ của NHNN và của Hội sở chính. - Quản lý nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, kinh doanh vàng, dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, dịch vụ e-banking, home - banking ... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 - Huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép. [23] d. Tình hình nguồn nhân lực tại ACB - CN Huế giai đoạn 2008 - 2010 Có thể nói rằng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công bước đầu của CN trong thời gian qua. Thông qua đội ngũ nhân viên, NH có thể truyền tải thông điệp muốn nói đến với khách hàng và gắn kết khách hàng với NH. Để thấy rõ hơn ta xem qua biểu đồ biểu hiện tình hình lao động của ACB - CN Huế giai đoạn 2008-2010 dưới đây: Phân theo trình độ 59 84,29 70 88,61 71 86,59 2 2,86 1 1,27 2 3,66 9 12,85 8 10,12 9 10,98 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 SL % SL % SL % 2008 2009 2010 Năm Ng ườ i Đại học và trên Đại học Cao đẳng, trung cấp Lao động phổ thông Biểu đồ 2.3: Tình hình lao động ACB - CN Huế phân theo trình độ Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Huế Tính đến 31/06/2011, toàn CN chỉ có 85 cán bộ nhân viên, nhưng CN đã có những cố gắng, nỗ lực rất lớn chú trọng vào chất lượng của cán bộ nhân viên. Theo trình độ văn hóa, phần lớn cán bộ nhân viên chủ yếu có trình độ đại học, trên đại học (chiếm tỷ lệ hơn 85%) và tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy khả năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn của cán bộ nhân viên CN là rất tốt, đồng thời cho thấy ACB - CN Huế ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng đầu vào khi tuyển dụng lao động. Hàng năm, NH vẫn không ngừng đào tạo, củng cố kiến thức chuyên môn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 nghiệp vụ, năng lực công tác và mở các lớp học tìm hiểu thêm về những kỹ năng mềm cho các cán bộ nhân viên đồng thời bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thay đổi của nền kinh tế. Theo giới tính, do đặc thù công việc tại NH chủ yếu là giao dịch với khách hàng nên tỷ trọng lao động nữ luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng lao động tại ngân hàng là hoàn toàn hợp lý. Qua các năm, tỷ trọng lao động nữ luôn chiếm trên 54% so với nam. Nhìn chung, số lượng nhân viên không nhiều nhưng chất lượng khá đồng đều. Cùng với đó là những chính sách nhân sự hợp lý, CN đã xây dựng được một hệ thống nhân viên hoạt động khá hiệu quả, góp phần vào hoạt động chung của ACB: “Quản lý tốt, tăng trưởng nhanh, lợi nhuận cao”. [23] Biểu đồ 2.4 : Tình hình lao động ACB - CN Huế phân theo tính chất công việc Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Huế e. Tình hình tài sản và nguồn vốn của ACB Huế giai đoạn 2008 - 2010 Tình hình tài sản, nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cũng như các cổ đông xem xét hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ số liệu ở bảng 2.6 cho ta thấy quy mô tài sản tăng từ 615,6 tỷ đồng trong năm 2008 lên 762,4 tỷ đồng và đến năm 2010 tổng tài sản của chi nhánh đã lên tới 935,2 tỷ đồng. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản qua 3 năm 2008 - 2010 đó là đầu Phân theo giới tính 32 45,71 35 44,3 33 40,2438 54,29 44 55,7 49 59,76 0 10 20 30 40 50 60 70 SL % SL % SL % 2008 2009 2010 Năm Người NữNam ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 tư, cho vay và tài sản có khác. So với năm 2008 thì đầu tư và cho vay của năm 2009 đã tăng gần 54,18%, đến năm 2010 đã tăng 51,6 tỷ đồng tương ứng tăng 21,61% so với năm 2009. Đó là do ACB - CN Huế đã có chiến lược kinh doanh hiệu quả, những chính sách thiết thực cùng với những sản phẩm, dịch vụ phong phú và tiện ích nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng. Năm 2008, CN huy động được 490,5 tỷ đồng, đến năm 2009 số vốn huy động được là 593,7 tỷ đồng tương ứng tăng 21,04%. Đến năm 2010 con số này tiếp tục tăng đạt mức 716,3 tỷ đồng, tăng 0,66% so với năm 2009. Bảng 2.6 Tình hình tài sản và nguồn vốn tại ACB Huế giai đoạn 2008 -2010 Đơn vị tính: tỷ đồng Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Huế. g. Kết quả hoạt động kinh doanh của CN qua 3 năm (2008-2010) Ngân hàng Á châu - Chi nhánh Huế tuy chỉ mới hoạt động được hơn chưa đầy 6 năm, trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu nhưng ACB - CN Huế đã gặt hái được rất nhiều thành công, ngày càng được nhiều người biết đến như là một thương hiệu đáng tin cậy. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 GT % GT % GT % +/- % +/- % A.TÀI SẢN 615,6 100,0 762,4 100,0 935,2 100,0 146,7 23,8 172,8 22,6 1.Dự trữ và th/toán 32,5 5,2 31,1 4,0 29,8 3,1 -1,4 -4,3 -1,2 -4,1 2.Đầu tư và cho vay 154,8 25,1 238,7 31,3 290,3 31,0 83,9 54,1 51,6 21,6 3.Tài sản cố định 890,0 0,1 1,0 0,1 1,1 0,1 134,0 15,0 153,0 14,9 4.Tài sản có khác 427,3 69,4 491,4 64,4 613,8 65,6 64,1 15,0 122,3 24,8 B. NGUỒN VỐN 615,6 100,0 762,4 100,0 935,2 100,0 146,7 23,8 172,8 22,6 2.Phát hành gt có giá 102,3 16,6 117,6 15,4 135,3 14,4 15,3 15,0 17,6 15,0 3.Vốn và các quỹ 9,7 1,5 11,7 1,5 14,0 1,5 1,9 19,9 2,3 20,0 4.Tài sản nợ khác 13,1 2,1 39,3 5,1 69,5 7,4 26,2 199,0 30,1 76,6 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 - Về thu nhập, nhìn chung thu nhập của chi nhánh từ 2008 - 2010 đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng không đều. Năm 2009 cho thấy bước phát triển đáng khích lệ khi tổng thu nhập của toàn Chi nhánh đạt 74,3 tỷ đồng, tăng 20,16% so với năm 2008. Trong bối cảnh cạnh tranh và kinh tế suy giảm mà ACB - CN Huế đạt được con số tăng trưởng thu nhập như vậy là tín hiệu đáng mừng. Đến năm 2010, chi nhánh tiếp tục những bước tăng trưởng với phạm vi hoạt động mở rộng. Cùng với đó là những sản phẩm, dịch vụ được bổ sung, hoàn thiện trong công tác phục vụ nhằm thu hút và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng, làm tổng thu nhập của ngân hàng đạt 89,1 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập đã giảm đi so với năm 2009. - Về chi phí, cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động, bổ sung, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ mới và ảnh hưởng của việc NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản, chi phí của ngân hàng cũng đã tăng thêm ở các khoản mục qua 3 năm là phù hợp. Năm 2009, chịu ảnh hưởng từ đợt điều chỉnh lãi suất của NHNN, lãi suất tiền gửi của chi nhánh cũng tăng lên, cộng thêm số lượng khách hàng đến gửi tiền gia tăng theo đã khiến cho chi phí trả lãi tiền gửi tăng thêm 4,2 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2008. Bước sang năm 2010, tình hình kinh tế đã thay đổi, lãi suất ổn định hơn nên chi phí trả lãi tiền gửi vẫn giữ nguyên ở mức 20% như năm 2009. Đối với khoản mục chi khác qua 3 năm không có sự biến động rõ rệt là do các khoản chi phí như chi phí hoạt động cho vay du học, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mướn nhà cửa, mua sắm trang thiết bị, chi phí quảng cáo, bảo hiểm... ít thay đổi. - Về lợi nhuận, kết quả đến năm 2010, lợi nhuận hoạt động đã đạt mức 14 tỷ đồng, tăng 18,97% so với năm 2009. Trong tình hình nền kinh tế nhiều biến động và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh như giai đoạn vừa qua thì kết quả hoạt động kinh doanh của ACB - CN Huế đã là một thành công. Qua đó chứng tỏ chi nhánh đang hoạt động vững chắc và có uy tín, từng bước khẳng định vị thế của ACB là ngân hàng tốt nhất Việt Nam như các tạp chí lớn đã bình chọn trong năm 2010. [23] ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 Bảng 2.7: Tình hình kết quả kinh doanh của ACB - CN Huế giai đoạn 2008 - 2010 (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % I. Thu nhập 61.911 74.394 89.155 12.483 20,16 14.761 19,84 1. Thu lãi cho vay 25.318 30.482 36.459 5.164 20,40 5.977 19,61 2. Thu lãi tiền gửi 47 56 67 9 19,15 11 19,64 3. Thu lãi khác 33.609 40.331 48.398 6.722 20,00 8.067 20,00 4. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.662 1.994 2.393 332 19,98 399 20,01 5. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.037 1.245 1.494 208 20,06 249 20,00 6. Các khoản thu nhập khác 238 286 344 48 20,17 58 20,28 II. Chi phí 52.157 62.588 75.108 10.431 20,00 12.520 20,00 1. Chi trả lãi tiền gửi 21.108 25.330 30.396 4.222 20,00 5.066 20,00 2. Chi trả lãi phát hành GTCG 6.977 8.373 10.048 1.396 20,01 1.675 20,00 4. Chi phí trả lãi khác 17.215 20.658 24.790 3.443 20,00 4.132 20,00 5. Chi phí hoạt động dịch vụ 52 62 75 10 19,23 13 20,97 6. Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 577 692 831 115 19,93 139 20,09 7. Chi phí hoạt động khác 6.228 7.473 8.968 1.245 19,99 1.495 20,00 III.Tổng lợi nhuận trước thuế 9.754 11.806 14.046 2.052 21,04 2.240 18,97 IV.Thuế thu nhập doanh nghiệp - - - - - - - V.Lợi nhuận sau thuế 9.754 11.806 14.046 2.052 21,04 2.240 18,97 Nguồn: Phòng Kế toán, Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Huế. 2.2. KHÁI QUÁT VỀ TÁC ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU - CHI NHÁNH HUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI THỪA THIÊN HUẾ 2.2.1. Huy động vốn và cho vay DNV&N ở ACB - CN Huế: Thừa Thiên Huế là tỉnh khá giàu tiềm năng của khu vực Miền Trung, để khai thác thế mạnh này một cách có hiệu quả cần phải có động lực thúc đẩy cần thiết. Một trong các ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 động lực quan trọng là khơi tăng nguồn vốn tín dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phục vụ tăng trưởng kinh tế- xã hội. Nhận thức được điều này, thời gian qua ACB đã có nhiều cố gắng thu hút vốn và đầu tư tín dụng vào các DNV&N. Bảng 2.8 Tình hình huy động vốn của ACB ở Thừa Thiên Huế 2008 -2010 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tăng bquân % Tổng vốn huy động 592.800 711.360 851.649 20,1 Tiền gửi cá nhân 411.960 497.952 596.154 20,3 Tiền gửi DNTN 71.136 85.363 102.198 19,9 Tiền gửi TCKT 106.704 128.045 153.297 19,9 Nguồn: Phòng Kế toán, Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Huế. Trên bảng 2.8, tổng vốn huy động tại ACB tăng trưởng bình quân hàng năm ở mức trung bình 20,1%, trong khi cả nước là 32%. Mức tăng trưởng này chưa đáp ứng đủ nhu cầu huy động dành cho phát triển trên địa bàn. Thời hạn gửi tiền chủ yếu là ngắn hạn, từ không kỳ hạn đến 1 năm, vốn tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng khá lớn. Cơ cấu nguồn vốn huy động của ACB chưa hợp lý và đảm bảo cho hoạt động tín dụng trên địa bàn. Bảng 2.9 Tình hình cho vay của ACB đối với các DNV&N ở Thừa Thiên Huế thời kỳ 2008 - 2010 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%) 2008 2009 2010 09/08 10/09 Bquân I. Tổng dư nợ cho vay 153.240 236.900 288.222 54,6 21,7 38,1 1. Theo thời hạn Dư nợ ngắn hạn 64.198 107.300 152.668 67,1 42,3 54,7 Dư nợ trung dài hạn 89.042 129.600 135.554 45,5 4,6 25,1 2. Theo đối tượng KHCN 82.896 115.236 142.363 39,0 23,5 31,3 KHDN 70.284 121.664 145.859 73,1 19,9 46,5 II. Nợ quá hạn (%) 2,1 0,5 0,3 - - - Nguồn: Phòng Kế toán, Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Huế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Số liệu ở bảng 2.9 cho thấy: dự nợ tín dụng tăng trưởng liên tục qua từng năm, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 38,1%/năm. Trong đó năm 2009 tăng so với năm 2008 là 54,7% và năm 2010 tăng so với năm 2009 là 25,1%, so sánh thời điểm 31/12/2010 với thời điểm 31/12/2008 thì sự tăng trưởng của dư nợ vay qua 3 năm là 88,1%. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng ACB đã đạt được những kết quả khả quan. Riêng dư nợ năm 2011 bắt đầu có dấu hiệu giảm do cơ chế thắt chặt dư nợ của NHTƯ nhằm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, để đối phó với tình hình lạm phát và tăng trưởng nóng, đồng thời một số các DNV&N trên địa bàn đang gặp khó khăn. Kết quả trên cho thấy sự tăng trưởng ổn định về dư nợ cho vay tại ACB trong thời gian qua và để tìm hiểu sâu hơn, chúng ta có thể phân tích các khía cạnh sau đây: 2.2.2 Tín dụng cho vay của ACB - CN Huế đối với sự phát triển các DNV&N: 2.2.2.1. Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ tại ACB luôn được quan tâm và nâng lên từng bước Từ khi thành lập ACB Huế cho đến nay, môi trường hoạt động của ACB gặp nhiều thuận lợi; bên cạnh sự tăng trưởng về dư nợ cho vay thì cơ cấu dư nợ cho vay trung và dài hạn mặc dù cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ chung của ACB trên địa bàn (năm 2008 là 5,81%; năm 2009 là 4,47% và năm 2003 là 4,07%), nhưng tốc độ tăng trưởng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ trung dài hạn nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ ngắn hạn (25,1% so với 54,7%). Điều này cho thấy sự đầu tư tín dụng đã có chuyển hướng thiên về các khoản vay ngắn hạn để tìm kiếm lãi suất thấp hơn đối với DNV&N. Tuy nhiên thông qua cơ cấu dư nợ có thể đưa ra hai vấn đề cần phải lưu ý sau đây: Hoạt động huy động vốn tăng trưởng qua từng năm, bình quân từ năm 2008 đến 2010 tăng 20,1% trong đó huy động từ cá nhân chiếm gần 70% và huy động chủ yếu là VNĐ. Nhìn chung, qui mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động (20,1%) còn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng vốn tín dụng (38,1%),. Vì vậy, ACB cần có cơ chế linh hoạt trong huy động vốn để đáp ứng yếu cầu tăng trưởng về vốn của nền kinh tế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Hoạt động vay vốn trong thời gian qua của các DNV&N chủ yếu cho đầu tư mua sắm tài sản cố định trong khi vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh (qui mô nhỏ và tăng trưởng chậm hơn) chứng tỏ rằng hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản cố định còn thấp. Các DNV&N chỉ quan tâm đầu tư tài sản cố định mà ít chú ý hiệu quả tài sản đã đầu tư. Mặc khác cũng có thể nhận thấy rằng hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn - là lĩnh vực kinh doanh ít phải đầu tư tài sản cố định bằng vốn vay dài hạn - còn kém phát triển. Một khía cạnh cũng đáng được quan tâm khi phân tích tăng trưởng tín dụng ở Thừa Thiên Huế, nhiều chuyên gia cũng đánh giá là còn quá thấp so với cả nước. Theo ông Ngô Văn Vinh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh [22], hiện nay dư nợ tín dụng của các ngân hàng chỉ đạt 13.665 tỷ đồng (không kể dư nợ của Ngân hàng phát triển), tính đến tháng 6/2011, trong đó hơn 13.300 tỷ đồng là nội tệ. Phát biểu trong một hội nghị của ngành ngân hàng tổ chức mới đây, ông Vinh cho rằng: "Với một tỉnh hơn một triệu dân như Thừa Thiên Huế, dư nợ cho vay như vậy là quá ít". So với Đà Nẵng, chỉ có hơn 600.000 dân, nhưng dư nợ tín dụng đạt đến 69.000 tỷ đồng. Hai lĩnh vực tạo ra bước phát triển vượt bậc về tín dụng là công nghiệp và thuỷ sản, thì những năm gần đây gặp không ít khó khăn. Ở ngành công nghiệp, nhiều DNV&N làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ nần chồng chất, có cả những DNV&N đứng trên bờ vực phá sản (Điều này cũng phần nào lý giải nhận định về hiệu quả sử dụng vốn dài hạn thông qua đầu tư tài sản cố định như đã trình bày). Tóm lại, nguồn vốn tín dụng là một kênh tài chính quan trọng cho hoạt động kinh tế. Nhìn vào dư nợ, sự tăng trưởng tín dụng, ta có thể thấy trình độ phát triển kinh tế của một địa phương đang ở mức độ nào. Có thể hiểu rằng, với mức đầu tư, tăng trưởng và hiệu quả sử dụng vốn như vậy, kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế khó có thể tạo ra bước đột phá mới. 2.2.2.2. Đối tượng cho vay được cơ cấu hợp lý Thực hiện phát triển kinh tế hàng hoá, hoạt động tín dụng cũng đã có những chuyển biến tích cực trong việc kích thích, hỗ trợ các DNV&N thuộc các thành phần kinh tế vay vốn thành lập, đầu tư chiều sâu, mở rộng hoạt động sản xuất kinh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 doanh trên tất cả các lĩnh vực. Từ bảng 2.9 ở trên, ta thấy dư nợ theo đối tượng cá nhân và DNV&N đều tăng. Trong đó dư nợ của DNV&N tăng ổn định. ACB Huế đã có sự nỗ lực rất lớn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng đối tượng đầu tư đến tất cả các đối tượng cho vay trên địa bàn. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng của DNV&N chiếm từ 48 - 54% tổng dư nợ, đồng thời tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm của dư nợ DNV&N giảm trong năm 2010 (54,7% so với 25,1%), như vậy vốn tín dụng chưa tập trung đầu tư vào các DNV&N. Điều này qua điều tra cũng có thể giải thích như sau: Thời gian qua, cơ chế tín dụng có nhiều thay đổi, đặc biệt lãi suất vay tăng cao khiến các DNV&N hạn chế vay vốn đặc biệt là vấn đề thế chấp vay vốn. Đồng thời tâm lý chung của ACB khi cho vay DNV&N vừa tăng nhanh dư nợ, vừa giảm chi phí quản lý. Những yếu tố này hoàn toàn trái ngược với việc cho vay cá nhân. 2.2.2..3. Tín dụng góp phần phát triển các ngành nghề tạiđịa phương Bảng 2.10 Dư nợ cho vay các DNV&N tại ACB Huế thời kỳ 2008-2010 Đơn vị: triệu đồng Ngành kinh tế 2008 2009 2010 Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Thương mại 27.964 18,3 59.813 25,2 65.080 22,6 Dịch vụ 81.861 53,4 112.765 47,6 158.949 55,1 Xây dựng 170 0,1 10.178 4,3 10.597 3,7 Khách sạn-Du lịch 43.111 28,1 48.599 20,5 50.110 17,4 Khác 134 0,1 5545 2,3 3.486 1,2 Tổng cộng 153.240 100 236.900 100 288.222 100 Nguồn: Phòng Kế toán, Ngân hàng TMCP Á Châu - CN Huế Với bảng 2.10, chúng ta thấy dư nợ cho vay các ngành thương mại, dịch vụ, xây dựng tăng dần qua các năm. Dư nợ ngành thương mại tăng từ 18,3% năm 2008 trên tổng dư nợ lên 22,6% vào năm 2010, tương tự ngành dịch vụ tăng từ 53,4% lên ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 55,1%, ngành xây dựng tăng từ 0,1% lên 3,7% . Tuy vậy, dư nợ cho vay ngành xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng dư nợ. Song, cũng có thể nhận thấy cơ cấu dư nợ đã tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành nghề tại địa phương theo hướng tăng lên và có chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác. 2.2.2.4. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên Từ bảng 2.9, số liệu nợ quá hạn cho thấy tỷ lệ này giảm khá nhanh và đặc biệt năm 2010, nợ quá hạn chỉ là 0,3% thấp hơn rất nhiều so với mức an toàn cho phép (5%). Năm 2010, nợ quá hạn ở nhiều ngân hàng tăng đột biến. Nếu xem xét chất lượng dư nợ tín dụng theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, thì tỷ lệ nợ xấu có thể lên đến trên 30% tổng dư nợ. Qua công tác điều tra đã thấy rằng: không phải tất cả nguồn vốn đầu tư đều mang lại hiệu quả như mong muốn. Mặc dù khi vay vốn, dự án nào cũng xây dựng một phương án sản xuất khả quan. . Một số đơn vị trả nợ vay gặp nhiều khó khăn, áp lực trả nợ lớn, tình hình tài chính yếu kém. Một khó khăn khác là sự hoạt động kém hiệu quả của nhiều DNV&N.. Tóm lại, hoạt động của ACB trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà, hoạt động đầu tư đã có chuyển hướng rõ nét, góp phần phát triển các ngành nghề. Tuy nhiên, hoạt động này cần chú trọng công tác thẩm định dự án đầu tư, tăng nhanh dư nợ đồng thời với việc nâng cao chất lượng tín dụng và công tác huy động vốn. Quản lý chặt chẽ và sớm có biện pháp quyết liệt xử lý nợ các DNV&N hoạt động kém hiệu quả. Chuyển hướng cho vay các DNV&N thuộc mọi thành phần kinh tế để tăng nhanh dư nợ, nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng bền vững. 2.2.2.5 Thực trạng phát triển DNV&N ở Thừa Thiên Huế a. Số lượng và đặc trưng của DNV&N ở Thừa Thiên-Huế - Tình hình phát triển chung Số DNV&N thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế (có đăng ký kinh doanh) đến 31/06/2011 là 4.114 doanh nghiệp còn tồn tại so với 5.106 doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, trong đó số DNV&N là 3.926 đơn vị, chiếm tỷ trọng 95,4%. Như vậy có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 thể khẳng định rằng đa số doanh nghiệp hoạt động tại Thừa Thiên Huế thuộc loại hình DNV&N theo phân loại tại 56/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2009. Về quy mô, vốn đăng ký của doanh nghiệp toàn tỉnh đạt 17.973 tỷ đồng, trong đó DNV&N đạt 5.807 tỷ đồng chiếm 31,8%. [Nguồn: Số liệu Sở Kế hoạch - Đầu tư Thừa Thiên Huế, 6/2011], [21] Bảng 2.11 Thông tin chung về các DNV&N đang vay vốn tín dụng được điều tra Loại hình DNV&N % Ngành nghề % Doanh nghiệp tư nhân 50,3 Thương mại 38,6 Công ty cổ phần 4,8 Dịch vụ 7,6 Cty TNHH 1 thành viên 9,0 Thương mại và dịch vụ 17,9 Cty TNHH 2 TV trở lên 35,9 Khách sạn/Nhà hàng 11,7 Cộng 100,0 Sản xuất 6,9 Khác 17,2 Cộng 100,0 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra Thực tế này cho thấy khá rõ nét tác động về mặt cơ chế, chính sách và ảnh hưởng của quy luật kinh tế thị trường (về hiệu quả và sở hữu doanh nghiệp) đối với sự tồn tại và phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNV&N. Trong số 145 DNV&N đã điều tra có 50,3% DNTN, 4,8% C.ty cổ phần, 9,0% Công ty TNHH một thành viên và 35,9 % Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Như vậy DNTN chiếm phần lớn số lượng mẫu đã điều tra, và hoạt động đều khắp trên các lĩnh vực sản suất, thương mại 38,6%, dịch vụ 7,6%, thương mại và dịch vụ 17,9%, khách sạn - du lịch 11.7%, sản xuất 6,9% và lĩnh vực khác 17,2%. Về quy mô DNV&N, so với toàn quốc và các tỉnh lân cận, thì DNV&N có vay vốn tại Thừa Thiên Huế có quy mô trung bình, nhỏ và siêu nhỏ. Nếu xét trên tổng thể thì quy mô của các DNV&N ở Thừa Thiên Huế còn nhỏ và siêu nhỏ xét về nguồn vốn, lao động, doanh thu... Đây cũng là tình trạng phổ biến ở những địa phương đang trong quá trình phát triển ở nước ta. Từ kết quả phân tích trên đây, có thể k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tac_dong_tin_dung_cua_ngan_hang_a_chau_chi_nhanh_hue_doi_voi_doanh_nghiep_vua_va_nho_tren_d.pdf
Tài liệu liên quan