Luận văn Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

MỤC LỤC

Nội dung Trang

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề. 1

2. Mục tiêu của đề tài 3

CHưƠNG I – TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận 4

1.1.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai 4

1.1.2. Sự di truyền các tính trạng năng suất 6

1.1.3. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng 8

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng 12

1.1.5. Nguồn thức ăn nuôi bò 16

1.1.6. Cơ sở khoa học để bổ sung thức ăn tinh cho bê từ 6 đến 10 tháng tuổi 21

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 23

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 23

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 24

1.3. Giới thiệu về bò đực giống 7/8 máu Sind 31

1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Chợ Đồn 32

CHưƠNG II – NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 34

2.2. Nội dung nghiên cứu 34

2.3. Phương pháp nghiên cứu 34

2.4. Các chỉ chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định 40

2.5. Phương pháp xử lý số liệu 43

CHưƠNG III- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng đàn bò địa phương 45

3.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò của các xã điều tra 45

3.1.2. Khả năng sinh trưởng của đàn bò Chợ Đồn 50

3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng

đực giống F3 (7/8 máu Sind) tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của bê lai 58

3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind và bê địa phương 58

3.2.2. Sinh trưởng tích luỹ của bê Lai Sind và bê địa phương 60

3.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của bê Lai Sind và bê ĐP 65

3.2.4. Kích thước một số chiều đo của bê Lai Sind và bê địa phương 69

3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp bổ sung

thức ăn tinh để nuôi bê Lai Sind sau cai sữa từ 6 đến 10 tháng tuổi 71

3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind thí nghiệm 71

3.3.2. Sinh trưởng tích lũy của bê Lai Sind thí nghiệm 72

3.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind thí nghiệm 74

3.3.4. Kết quả sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind thí nghiệm 76

3.3.5. Kích thước một số chiều đo của đàn bê Lai Sind thí nghiệm 77

3.3.6. Sơ bộ hạch toán chi phí thức ăn cho bê thí nghiệm 79

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

I. Kết luận 82

II. Tồn tại 83

III. Đề nghị 84

Tài liệu tham khảo 85

Phụ lục 90

 

pdf103 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho con cái và 300 ĐVTA cho con đực. Nuôi bê đến 24 tháng tuổi tiêu tốn đến 2006 ĐVTA với con cái, 2217 ĐVTA với con đực. Lượng thức ăn tiêu tốn để tăng 1 kg khối lượng tăng dần theo tháng tuổi, riêng giai đoạn 18 - 24 tháng có giảm. Lượng đạm cần cho bê ở giai đoạn 6 tháng tuổi phải đảm bảo 110 gam, ở giai đoạn từ 9 - 12 tháng tuổi cần 80 gam, giai đoạn 12 - 24 tháng tuổi cần 70 gam/ĐVTA. Tóm lại: Qua một số thông tin nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy rất nhiều tác giả trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu về đặc điểm di truyền của các giống bò, khả năng sinh trưởng và tiến hành lai tạo, tạo ra các giống bò có năng suất cao. Những kết quả đó là cơ sở cho việc định hướng chương trình “Sind hoá” cải tạo đàn bò trên phạm vi cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 1.3. Giới thiệu về bò đực giống 7/8 máu Sind Bò đực 7/8 Sind là bò đực Lai Sind có tỷ lệ 7 phần máu bò Red Sindhi và 1 phần máu bò vàng nên chúng có những ưu điểm của bò Lai Sind: - Ngoại hình: Bò đực 7/8 máu Sind có tầm vóc trung bình, khoẻ mạnh, có nhiều đặc điểm gần giống như bò Red Sindhi. Đa số có màu lông vàng hoặc hơi đỏ sẫm (màu cánh gián), đầu hẹp, trán hơi gồ, tai to và cúp xuống, cổ dài vừa phải, yếm, rốn phát triển, sệ. Chúng có u vai nổi rõ, mình ngắn, ngực rộng, mông rộng, đa số đuôi dài và đoạn chót đuôi không có xương (Nguyễn Văn Thưởng và cộng sự, 1985) [27]. - Khối lượng: Bê sơ sinh có khối lượng đạt 18 - 25 kg, trưởng thành 450- 500 kg. - Khả năng sản xuất: Bò đực Lai Sind có khả năng cày kéo tốt, sức kéo tối đa 307 kg, sức giật 740 - 750 N, vận tốc cày kéo 0,31 m/s Lê Xuân Cương và cộng sự, (1985 - 1990) [4] trong quá trình nghiên cứu về bò Lai Sind đã khẳng định: Khả năng cho thịt của bò Lai Sind hơn hẳn bò vàng địa phương, tỷ lệ thịt xẻ xấp xỉ 50%. Nếu không tăng số lượng bò mà chỉ tăng chất lượng con giống thì chúng ta đã tăng được 35% về sản lượng thịt trong chăn nuôi bò. Tóm lại trên cơ sở các ưu điểm của bò Lai Sind so với bò vàng địa phương đã được xác định, chứng minh của các nhà khoa học là thích nghi được với điều kiện khí hậu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng nên đã khuyến cáo dùng để “Sind hoá” bò vàng Việt Nam và đã được nhiều địa phương thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Vì vậy chúng tôi tiến hành cho lai tạo giữa bò đực giống 7/8 Sind với bò cái nền địa phương nhằm nâng cao tầm vóc và khả năng sinh trưởng là hoàn toàn có cở sở về khoa học và thực tiễn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn 1.4.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Chợ Đồn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, trung tâm huyện cách thị xã Bắc Kạn 46 km về phía Tây. - Diện tích đất đai: Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 91.293 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 6.509,13 ha, lâm nghiệp: 59.993 ha, rừng trồng 7.748,32 ha còn lại là đồi núi trọc và cây bụi 967,42 ha. Đất đai nhiều nhưng độ dốc lớn xen kẽ là núi đá vôi, khe suối, thung lũng, đất trồng trọt chủ yếu là ruộng bậc thang và nghèo dinh dưỡng. - Đặc điểm khí hậu. Chợ Đồn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân bố theo 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến thàng 4 năm sau, trong đó: tháng 12, tháng 1, tháng 2 vừa khô hanh vừa kèm theo những đợt gió rét kéo dài, có những đợt rét nhiệt độ dưới 130C kéo dài hàng tuần liền gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng và sức khỏe của vật nuôi. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm khoảng 80% so với tổng lượng mưa trong năm. Mùa này có những trận mưa lớn kéo dài dẫn đến hiện tượng xói mòn, lũ quét gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. 1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội Là một huyện miền núi, địa hình phức tạp nên việc phát triển giao thông chưa được mở rộng. Ngoài hai tuyến đường chính được dải nhựa đó là đường 254 Định Hoá đi Ba Bể và đường 257 từ trung tâm huyện ra thị xã Bắc Kạn. Còn những tuyến đường liên xã đa số là đường đất đi lại giao thương còn khó khăn. Huyện Chợ Đồn với tổng số dân là 47.459 người tương ứng với 10.027 hộ, trong đó có tới 21 xã xếp vào diện 135, vì vậy điều kiện kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập kinh tế của người dân còn thấp, chủ yếu dựa vào trồng lúa, ngô và chăn nuôi. Nhìn chung nền kinh tế của huyện còn mang tính tự cung tự cấp, chưa vươn lên theo hướng sản xuất hàng hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 1.4.3. Tình hình phát triển chăn nuôi - Chăn nuôi trâu: Chợ Đồn đã có tập quán chăn nuôi trâu quảng canh, hiện nay Nhà nước đã giao đất, giao rừng cho hộ nông dân quản lý, bảo vệ và tích cực phát triển nghề trồng rừng dẫn đến các bãi chăn thả bị thu hẹp ảnh hưởng đến chăn nuôi trâu. Những năm qua nhiều hộ gia đình đã bán dần đàn trâu để mua máy cày, xe máy. Mặt khác do thời tiết mùa đông có những đợt rét kéo dài, kết hợp với việc người dân chưa chú trọng đến việc dự trữ rơm rạ và cỏ, đồng thời chưa quan tâm đúng mức đến sức khoẻ dẫn đến đàn trâu bị gầy yếu, nhiều con mắc bệnh ký sinh trùng đường máu ảnh hưởng đến chất lượng đàn trâu - Chăn nuôi bò:. Từ những năm 1996 - 1997 Nhà nước đã có chương trình "Sind hoá" đàn bò huyện Chợ Đồn được cấp 10 con bò đực giống Lai Sind để lai tạo đàn bò của huyện, nhưng do tập quán chăn thả quảng canh, không theo dõi được bò cái động dục, hơn nữa nhận thức của dân về lợi ích kinh tế của việc “Sind hoá” đàn bò nên hiệu quả nhân giống chưa cao. Để tăng hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi bò và cho nông dân biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi bò. Năm 2003 Phòng Nông - Lâm nghiệp kết hợp với Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên lập dự án chăn nuôi bò thịt bán thâm canh tại 2 xã Bình Trung, Ngọc Phái và thử nghiệm chăn nuôi bò sữa tại thị trấn Bằng Lũng. Cho đến nay đã cho kết quả tốt, được nhân dân hưởng ứng và học tập, hiện tại đang phát triển thêm pha 2 mở rộng ra 4 xã: Yên Thượng, Phương Viên, Rã Bản, Đồng Lạc và là cở sở khoa học, thực tiễn vững chắc cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng kế hoạch phát triển đàn bò từ 121.000 con năm 2005 đến năm 2010 đạt 300.000 con. Với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở trên cho thấy Chợ Đồn là một địa phương có điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc nói chung và chăn nuôi bò nói riêng, chủ trương phát triển đàn trâu bò của tỉnh là hoàn toàn phù hợp và khả thi. Tuy nhiên để thực hiện thành công cần phải có những biện pháp đồng bộ cải tạo về giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Chương II NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu - Đàn bò địa phương của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. - Đàn bò cái nền giống địa phương được chọn lọc để phối giống với bò đực giống 7/8 máu Sind. - Bò đực giống 7/8 máu Red Sindhi được đưa về các xã trong huyện Chợ Đồn. - Bê Lai Sind và bê địa phương sinh ra tại huyện Chợ Đồn. - Một số loại thức ăn tinh phổ biến ở địa phương (Ngô, đậu tương, bột sắn...). 2.1.2. Địa điểm: Trên địa bàn 4 xã: Bình Trung, Ngọc Phái, Phương Viên và Rã Bản huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn 2.1.3. Thời gian: Bắt đầu từ tháng 10/2005 đến tháng 12/2006 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.2.1. Điều tra đánh giá thực trạng sự phát triển đàn bò vàng địa phƣơng tại huyện Chợ Đồn 2.2.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Red Sindhi tới tỷ lệ sống và sinh trƣởng của bê Lai Sind từ SS đến 12 TT 2.2.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và sinh trƣởng của đàn bê Lai Sind từ 6 đến 10 tháng tuổi 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phƣơng pháp điều tra đánh giá thực trạng đàn bò vàng địa phƣơng tại huyện Chợ Đồn - Sử dụng phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin cần thiết qua phiếu điều tra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 - Khảo sát trực tiếp bằng: Cân, thước dây, thước gậy để điều tra về khả năng sinh trưởng và kích thước các chiều của đàn bò từ SS đến 36 TT. 2.3.2. Phƣơng pháp thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind tới tỷ lệ sống và sinh trƣởng của bê Lai Sind từ SS đến 12 TT Bố trí thí nghiệm so sánh 2 nhóm bê: Nhóm 1: Nhóm bê lai sinh ra từ 2 điểm chọn lọc và chọn phối giống ở 2 xã là Ngọc Phái và Bình Trung (Thuộc 2 vùng khác nhau của huyện). Mỗi xã bố trí gồm 2 bò đực giống Lai Sind F3(7/8 máu Red Sindhi) và 15 bò cái nền địa phương đã được chọn lọc đủ tiêu chuẩn làm giống. Trong đó: Bò đực giống lai Sind F3(7/8 máu Red Sindhi) 3-4 năm tuổi, có khối lượng  400 kg, bò cái nền giống địa phương đẻ lứa 2 – 3 và có khối lượng  180 kg. Nhóm 2: Nhóm bê địa phương sinh ra từ 2 điểm chọn lọc và chọn phối giống cũng ở 2 xã trên. Mỗi xã bố trí gồm 2 bò đực giống địa phương và 15 bò cái nền địa phương đã được chọn lọc đủ tiêu chuẩn làm giống. Trong đó: Bò đực giống địa phương 3-4 năm tuổi, có khối lượng  250 kg, bò cái nền giống địa phương đẻ lứa 2-3 và có khối lượng  180 kg. Theo dõi sinh trưởng của 2 nhóm bê trên để thấy hiệu quả của việc sử dụng đực giống Lai Sind tới tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của đàn bê. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Sơ đồ thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind tới tỷ lệ sống và sinh trƣởng của bê lai từ SS - 12 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nhóm 1 (Bê địa phƣơng) Nhóm 2 (Bê lai Sind) Bò mẹ Giống - Bò vàng địa phương Bò vàng địa phương Khối lượng cơ thể Kg  180  180 Lứa đẻ Lứa 2-3 2-3 Số lượng bò mẹ Con 15 15 Bê con Số lượng Con 15 15 Giống - Địa phương Lai Sind Tuổi Tháng Sơ sinh- 12 Sơ sinh-12 Phương thức nuôi Chăn thả theo quy trình Chăn thả theo quy trình Yếu tố thí nghiệm: Bò đực giống Đực địa phương được chọn lọc 3-4 năm tuổi, trọng lượng  250kg Đực Lai Sind F3(7/8 máu Sind) 3-4 năm tuổi, trọng lượng  400kg 2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và sinh trƣởng của đàn bê Lai Sind từ 6 đến 10 tháng tuổi * Sử dụng phương pháp phân lô so sánh đảm bảo yêu cầu của thí nghiệm chăn nuôi Thí nghiệm được bố trí 2 lô bê Lai Sind từ 6 đến 10 tháng tuổi, mỗi lô 10 bê (5 bê đực, 5 bê cái) có khối lượng thí nghiệm ở 6 tháng tuổi 82,5 và 81,8 kg/ con. Trong đó: + Lô thí nghiệm(TN): Được bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp. + Lô đối chứng (ĐC): Không được bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Bê được nuôi ở những chuồng đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, nền chuồng bằng bê tông hoặc sàn gỗ, phân được dọn hàng ngày. Theo dõi và định kỳ kiểm tra khối lượng và kích thước các chiều đo của bê thí nghiệm để so sánh kết quả giữa 2 lô. Thí nghiệm được bố trí như sau. Sơ đồ thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và sinh trƣởng của đàn bê lai từ 6 đến 10 TT Diễn giải Đối chứng Thí nghiệm - Số lượng (con) 10 10 - Giống Bê Lai Sind Bê Lai Sind - Tuổi bắt đầu thí nghiệm (tháng tuổi) 6 6 - Tính biệt (đưc/cái) 5/5 5/5 - Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (kg) x X m 82,5  1,8kg 81,8  1,8kg Thời gian thí nghiệm (tháng) 4 (6-10TT) 4(6-10TT) Phương thức nuôi dưỡng Nuôi dưỡng theo quy trình không bổ sung thức ăn tinh Nuôi dưỡng theo quy trình có bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp đáp ứng nhu cầu của bê sinh trưởng theo giai đoạn tuổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 * Cách tính toán lượng thức ăn cần bổ sung cho bê: Căn cứ nhu cầu ăn của bê giai đoạn từ 6 - 10 tháng tuổi, so sánh với lượng thức ăn hàng ngày mà bê được cung cấp, chúng tôi tiến hành tính toán lượng dinh dưỡng thiếu hụt cần bổ sung hàng ngày để phối hợp khẩu phần bổ sung cho bê thí nghiệm. Theo tiêu chuẩn ăn của L.C Kearl, Đại học Utah- Hoa Kỳ trong tài liệu Thành phần và giá trị dinh dưỡng gia súc gia cầm Việt Nam, Viện chăn nuôi Quốc Gia, 2001 [29]. Chúng tôi biết tiêu chuẩn ăn cho bò ở bảng 2.1 Bảng 2.1: Nhu cầu dinh dƣỡng của bê nuôi thịt ở giai đoạn 6-10TT có mức tăng khối lƣợng là 500 gr/ngày Khối lƣợng bò (kg) Tăng khối lƣợng (g/con/ngày) VCK (kg/con) NLTĐ (Kcal/con) Protein thô (g/con) Can xi (g/con) Phốt pho (g/con) 100 500 3 5280 379 15 9 Để xác định được lượng thức ăn tinh bổ sung cho bê trong khẩu phần, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế bằng cách: Cân hàng ngày lượng thức ăn mà bê được người dân cung cấp, từ đó chúng tôi tính toán được hàm lượng dinh dưỡng mà bê thu được do người nuôi cung cấp ở bảng sau: Bảng 2.2: Lƣợng thức ăn và dinh dƣỡng hàng ngày bê đƣợc cung cấp Loại thức ăn Lƣợng thức ăn (kg/con) VCK (kg/con) Pr thô (g/con) NLTĐ (kcal/con) Can xi (g/con) Phốt pho (g/con) Cỏ tự nhiên 7 1,8 175,0 3.864 7 3,5 Cỏ Voi 3 0,5 12,9 1.191 3 1,8 Tổng 10 2,3 187,9 5.055 10 5,3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Nếu đem so sánh lượng dinh dưỡng ở bảng 2.2 với với nhu cầu của bê ở giai đoạn này (Bảng 2.1) thì NLTĐ là 5.055 kcal/con/ngày và VCK = 2,3 kg/con/ngày là không đủ theo yêu cầu, đặc biệt protein thiếu khá nhiều, hơn nữa thức ăn của bê chỉ là cỏ nên có hàm lượng dinh dưỡng thấp, tỷ lệ xơ cao, hệ số choán lớn trong khi hệ số tiêu hoá chuyển hoá của các loại thức ăn này lại rất thấp. Do vậy rất cần bổ sung thức ăn tinh cho bê nhất là thức ăn giàu protein. Qua tính toán chúng tôi đưa ra công thức phối trộn thức ăn tinh bổ sung và khẩu phần ăn cho bê như sau: Bảng 2.3: Công thức phối trộn và thành phần dinh dƣỡng thức ăn hỗn hợp bổ sung cho bê thí nghiệm Loại thức ăn Khối Lƣợng (kg) VCK (kg) Pr Thô (g) NLTĐ (kcal) Can xi (g) Phốt pho (g) Đơn giá (đồng/kg) Thành tiền (đồng) Ngô 0,2 0,18 18,0 525 0,2 0,5 3.000 600 Cám gạo 0,4 0,36 47,6 1.098 0,8 4,7 2.700 1.080 Khô đậu tương 0,38 0,35 172,3 1.034 1,0 2,5 4.700 1.786 Premix khoáng 0,02 0,02 6 3 4.500 90 Tổng cộng 1,0 0,91 237,9 2.657 8,0 10,7 3.556 Tổng hàm lượng dinh dưỡng của bê sau khi được bổ sung thêm thức ăn tinh trong khẩu phần. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Bảng 2.4: Dinh dƣỡng cho bê thí nghiệm sau khi đã bổ sung TA tinh so với lô đối chứng và nhu cầu ăn Loại thức ăn VCK (kg/con) Pr Thô (g/con) NLTĐ (kcal/con) Can xi (g/con) Phốt pho (g/cn) Nhu cầu ăn của bò thịt 100 kg tăng khối lượng 500gr/con/ngày 3,0 379 5.280 15 9 Lô đối chứng (lượng TA và dinh dưỡng/con/ngày) 2,3 187 5.055 10 5 Lô thí nghiệm (sau khi đã bổ sung 0,8 kg TABS / con/ ngày /con/ngày) 3,0 378 7.180 16 13 (Ghi chú: TABS : Thức ăn bổ sung) Như vậy với khẩu phần bổ sung ở bảng 2.4 có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của bê Lai Sind. 2.4. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH 2.4.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.4.1.1. Các chỉ tiêu điều tra, khảo sát bò vàng địa phương. - Số lượng phân bố và sự biến động đàn bò địa phương qua 3 năm. - Cơ cấu đàn bò vàng địa phương. - Quy mô đàn bò địa phương chăn nuôi trong các nông hộ. - Khả năng sinh trưởng của đàn bò từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi. + Sinh trưởng tích lũy (kg/con). + Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) + Sinh trưởng tương đối (%/tháng) - Kích thước các chiều đo của bò vàng: Vòng ngực, dài thân chéo, cao vây, vòng ống qua các tháng tuổi (cm). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 2.4.1.2. Các chỉ tiêu theo dõi của 2 thí nghiệm * Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê lai từ 6 đến 12 TT, gồm các chỉ tiêu: - Tỷ lệ nuôi sống của đàn bê lai từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. - Sinh trưởng tích luỹ của đàn bê lai từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi(kg/con) - Sinh trưởng tuyệt đối của bê (gr/con/ngày) - Sinh trưởng tương đối đàn bê (%/ tháng). - Kích thước một số chiều đo chính của bê (cm): Vòng ngực, dài thân chéo, cao vây, vòng ống. * Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê lai từ 6 đến 10 TT, gồm các chỉ tiêu: - Tỷ lệ nuôi sống của đàn bê lai từ 6 đến 10 tháng tuổi. - Sinh trưởng tích luỹ của đàn bê lai từ 6 đến 10 tháng tuổi (kg/con). - Sinh trưởng tuyệt đối của bê (gr/con/ngày). - Sinh trưởng tương đối đàn bê (%/ tháng). - Kích thước một số chiều đo chính của bê lai (cm): Vòng ngực, dài thân chéo, cao vây, vòng ống. - Sơ bộ hạch toán chi phí thức ăn tinh bổ sung cho bê thí nghiệm. 2.4.2. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi và khảo sát 2.4.2.1. Xác định khối lượng: Khối lượng bê sơ sinh được xác định bằng cân sau khi mới đẻ, trước khi bú sữa đầu. Khối lượng của bê qua các tháng tuổi được xác định bằng phương pháp cân trực tiếp và đo các chiều thông qua thước dây. Công thức để xác định khối lượng thông qua các chiều đo như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 + Đối với bò vàng địa phương: Được xác định theo công thức của Nguyễn Văn Thiện: P(kg) = (VN) 2 (m) x DTC (m) x 90 + Đối với khối lượng bò Lai Sind: Được xác định theo công thức của Lê Viết Ly và CS, 1995, trang 82-87 [13]. P(kg) = (VN) 2 (m) x DTC(m) x 94,3 2.4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối được xác định theo công thức Ax = W1 – W0 t1 – t0 Trong đó: Ax: Độ sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày) t0: Thời điểm bắt đầu theo dõi t1: Thời điểm kết thúc theo dõi W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dõi W1: Khối lượng lúc kết thúc theo dõi 2.4.2.3. Sinh trưởng tương đối được xác định theo công thức R(%) = W1 – W0 x 100 W1 + W0 2 2.4.2.4. Kích thước một số chiều đo chính: Vòng ngực, dài thân chéo, cao vây, vòng ống. Các chỉ số này được xác định như sau: + Dài thân chéo (DTC): Đo từ đầu trước khớp xương bả vai cánh tay đến mỏm phía sau của u xương ngồi (cm) bằng thước dây. + Vòng ngực(VN): Đo chu vi vòng ngực sát sau xương bả vai (cm) dùng thước dây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 + Cao vây (CV): Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của u vai (cm), dùng thước gậy. + Vòng ống (VO): Đo chu vi 1/3 phía trên của xương bàn chân trước, bên trái chỗ nhỏ nhất (cm), dùng thước dây. 2.4.2.5. Tỷ lệ nuôi sống: Được xác định bằng công thức: Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số con còn sống x 100 Tổng số con sinh ra 2.4.2.6. Hạch toán chi phí thức ăn: Theo dõi chi phí TA và giá bán bê thời điểm thí nghiệm để sơ bộ hạch toán xem việc bổ sung TA này có đem lại hiệu quả kinh tế hay không. 2.5. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học theo giáo trình “ Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi” của Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan, 2002 [23], các tham số thống kê được sử lý trên máy vi tính theo chương trình Excel 7.0, gồm: - Số trung bình cộng ( X ): (*) Khi n < 30: n X n XXXX X n     ...321 Trong đó: X là số trung bình cộng X1, X2, X3..., Xn là các giá trị của biến số X: Là tổng các giá trị của x n là dung lượng mẫu - Độ lệch tiêu chuẩn ( xS ): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 2 2( ) / 1x X X n S n       Trong đó: xS : Là độ lệch tiêu chuẩn X: Là giá trị của các biến số n: Là dung lượng mẫu - Hệ số biến dị (Cv%): (%) 100x S Cv X   - Sai số của số trung bình ( )xm : 1  n S m xx Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Chương III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐÀN BÒ ĐỊA PHƢƠNG 3.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò vàng của các xã điều tra 3.1.1.1. Số lượng, sự phân bố và biến động của đàn bò vàng Chợ Đồn trong 3 năm gần đây Để đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi bò, chúng tôi tiến hành điều tra về số lượng, sự phân bố và tình hình biến động của đàn bò ở 4 xã đại diện cho 3 vùng khác nhau của huyện Chợ Đồn trong 3 năm gần đây. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1: Số lƣợng, phân bố và biến động của đàn bò 4 xã điều tra qua 3 năm gần đây STT Tên xã 2004 2005 2006 Số lƣợng (Con) Số lƣợng (Con) So với 2004 (%) Số lƣợng (Con) So với 2005 (%) 1 Ngọc Phái 168 163 97,02 225 138,04 2 Phương Viên 145 140 96,55 352 251,42 3 Rã Bản 35 45 128,57 131 291,11 4 Bình Trung 71 81 114,08 159 196,30 Tổng số 419 429 102,39 867 202,10 Qua bảng 3.1 chúng tôi thấy: - Tổng đàn bò của 4 xã có xu hướng tăng dần qua từng năm. Tăng chậm từ năm 2004 - 2005 và tăng rất nhanh ở năm 2006. Tính đến năm 2006 tổng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 đàn bò của 4 xã là 867 con, tăng 438 con hay 102,10% so với năm 2005 (chỉ có 429 con). Tốc độ tăng đàn trung bình sau 3 năm là 41,80%/năm. - Nhìn chung sự phân bố của đàn bò giữa 4 xã là không đồng đều, xã có số lượng bò lớn nhất xã Phương Viên (352 con), tiếp đến là Ngọc Phái (225 con), Bình Trung (159 con), Rã Bản (131 con). Tốc độ tăng đàn từ năm 2004 - 2006 của các xã là rất nhanh, cao nhất là xã Rã Bản từ 35 con (2004) lên 131 con (2006), tăng 274,29, xã Phương Viên tăng 142,76%, xã Bình Trung tăng 123,94%, xã Ngọc Phái tăng 33,93%. Nguyên nhân có được sự tăng đàn qua các năm như vậy là do sinh sản tự nhiên và 4 xã trên là các xã vùng dự án cho nên được sự tuyên truyền vận động của cán bộ, sự đầu tư, hỗ trợ về kinh phí và khoa học kỹ thuật … của Nhà nước nên nhiều hộ dân đã mua bò từ nơi khác về để phát triển chăn nuôi tại địa phương. 3.1.1.2. Cơ cấu đàn ở các xã điều tra của huyện Chợ Đồn Chúng tôi tiến hành điều tra cơ cấu đàn bò ở 4 xã điều tra trên. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Bảng 3.2: Cơ cấu đàn bò ở các xã điều tra TT Xã điều tra Số bò điều tra (con) Bò cái (con) Bò đực (con)  số Bê theo mẹ Hậu bị Sinh sản Cái già nuôi thịt  số Bê theo mẹ Hậu bị Đực giống Đực thiến 1 Ngọc Phái 225 162 24 40 90 8 63 29 9 5 20 2 Phương Viên 352 271 41 68 146 16 81 40 13 7 21 3 Rã Bản 131 104 16 24 59 5 27 9 6 4 8 4 Bình Trung 159 114 18 31 61 4 45 19 8 5 13 Tổng 867 651 99 163 356 33 216 97 36 21 62 So sánh (%/tổng đàn) 100 75,09 11,40 18,80 41,09 3,80 24,91 11,19 4,15 2,42 7,15 Qua bảng 3.2. Chúng tôi thấy: Ở giai đoạn bê con theo mẹ, tỷ lệ bê đực và cái sinh ra là tương đương nhau, bê đực là 11,19 %, bê cái là 11,4 %, số lượng bê đực/ cái gần bằng tỷ lệ 1:1. Tỷ lệ này hợp với quy luật tự nhiên. Cơ cấu tính biệt của đàn bò thuộc 4 xã điều tra có tỷ lệ đực cái chênh lệch rất lớn: Bò cái chiếm tỷ lệ nhiều hơn bò đực: 651 cái so với 216 đực, tỷ lệ cái 75,09 % và đực là 24,91 %. Nguyên nhân là các xã điều tra trên đều là các xã vùng dự án do đó người dân được dự án tập huấn đã xác định được phương thức chăn nuôi hiệu quả. Trong quá trình lựa chọn bò để nuôi đã biết giữ lại nhiều bò cái, ngoài ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 còn mua thêm về từ các địa phương khác để nuôi cho sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Chỉ giữ lại một số lượng nhỏ bò đực tốt để làm giống (đực giống 2,42 %, đực hậu bị 4,15%) và tỷ lệ bò đực thiến được chuyển sang nuôi thịt: 7,15 % Đến tuổi thành thục về tính và thể vóc bò cái được giữ lại làm cái sinh sản là rất cao (41,09 %), trong khi chỉ giữ lại 2,42% đực giống. Với tỷ lệ này sẽ tránh được lãng phí khi nuôi quá nhiều đực giống. Nếu so sánh số liệu của chúng tôi ở bảng 3.2 về cơ cấu tính biệt so với tổng đàn: Bò đực chiếm 24,91%, bò cái sinh sản chiếm 41,1%, Cái hậu bị 18,8%, đực hậu bị 4,15% với kết quả nghiên cứu của tác giả Nông Thị Ga [7] tại huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng thì so với tổng đàn: Bò đực chiếm 27,95%, bò cái sinh sản chiếm 40,63%, Cái hậu bị 10,74%, đực hậu bị 6,25% thì cơ cấu đàn bò ở huyện Chợ Đồn có chuyển biến tốt đó là tỷ lệ bò đực thấp hơn nhưng tỷ lệ bò cái sinh sản cũng như hậu bị cao hơn. Điều này sẽ thuận lợi cho việc tăng nhanh về số lượng cho đàn bò, phù hợp với mục đích chăn nuôi bò ở vùng núi là nuôi bò sinh sản kết hợp với cày kéo và lấy thịt, kết quả nghiên cứu này cũng phản ảnh các dự án khoa học đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển chăn nuôi bò của huyện. 3.1.1.3. Quy mô đàn bò chăn nuôi trong nông hộ tại các xã điều tra Qua điều tra chúng tôi biết được quy mô đàn bò chăn nuôi trong nông hộ của Huyện Chợ Đồn và được thể hiện ở bảng 3.3: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Bảng 3.3: Quy mô đàn bò chăn nuôi trong nông hộ tại các xã điều tra TT Xã điều tra Số h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc207.pdf
Tài liệu liên quan