MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ SƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH.9
1.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu địa chính 9
1.2. Vai trò của cơ sở dữ liệu địa chính đối với phát triển kinh tế - xã hội 9
1.3. Nội dung của cơ sở dữ liệu địa chính 10
1.4. Các vấn đề về xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu
địa chính 14
1.4.1. Nguyên tắc chung xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng
cơ sở dữ liệu địa chính 14
1.4.2. Yêu cầu đối với chức năng của CSDL địa chính 15
1.4.3. Xây dựng và cập nhật dữ liệu cho CSDL địa chính 17
1.4.4. Khai thác CSDL địa chính 18
1.4.5. Yêu cầu về tổ chức hệ thống, vận hành và bảo trì CSDL địa chính 18
1.5. Tình hình xây dựng CSDL địa chính ở trong nước và trên thế giới 19
1.5.1. Tình hình xây dựng CSDL địa chính trên thế giới 19
1.5.2. Tình hình xây dựng CSDL địa chính ở Việt Nam 23
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH CỦA
HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 28
2.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu 28
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên 28
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 30
2.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai 31
2.2. Đánh giá tính đầy đủ về nội dung dữ liệu địa chính 39
2.2.1. Dữ liệu không gian địa chính 39
2.2.2. Dữ liệu thuộc tính địa chính 40
2.3. Đánh giá tính hiện thời của dữ liệu địa chính 41
2.4. Đánh giá mức độ chuẩn hóa của dữ liệu địa chính 41
2.5. Đánh giá công tác quản lý dữ liệu địa chính 44
72 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng dữ liệu địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu có hiệu quả về hỗ trợ đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, phát triển thị trường lao động,... (thông qua các hoạt động vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia), giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giảm dần đến mức thấp nhất số người không có việc làm, thiếu việc làm, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện; công tác khuyến nông, khuyến công được quan tâm.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 theo đạt trên 12 triệu đồng/người/năm (chỉ tiêu này năm 2000 mới đạt 3,35 triệu đồng/người/năm).
2.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai
2.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai
Ban hành các văn bản về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản
Để thực hiện các văn bản pháp quy về quản lý đất đai của Nhà nước và của Thành phố, huyện Phú Xuyên đã ban hành các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản. Nhìn chung việc ban hành và thực hiện các văn bản về tổ chức, quản lý và sử dụng đất của huyện đúng pháp luật, thực hiện tốt.
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Địa chính thành phố Hà Nội (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường), UBND huyện Phú Xuyên đã cùng các huyện giáp ranh là huyện Thanh Oai, huyện Thường Tín, huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội, huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên tổ chức triển khai thực hiện công tác xác định địa giới hành chính. Về cơ bản địa giới hành chính của huyện đã được xác định rõ ràng cả trên bản đồ và trên thực địa. Hồ sơ ranh giới đã được thành lập và được các cấp có thẩm quyền công nhận. Ở huyện có hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính huyện tỷ lệ 1/25000.
Hồ sơ ranh giới hành chính của các xã đã được thành lập và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tất cả các xã đều có hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính tỷ lệ 1/5000.
Cho đến nay, huyện mới thành lập được bản đồ hành chính huyện tỷ lệ 1/15000, còn bản đồ hành chính các các xã vẫn chưa được xây dựng và đó là một vấn đề cần khắc phục của huyện Phú Xuyên.
Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Thực hiện Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ, những năm 1980, trên phạm vi toàn huyện đã có 28 đơn vị xã, thị trấn triển khai đo đạc lập bản đồ giải thửa. Tuy nhiên tài liệu bản đồ không được chỉnh lý biến động thường xuyên nên đến nay giá trị sử dụng thấp [11].
Huyện đã tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính chính qui tại một số xã. Kết quả đo đạc địa chính đã khắc phục được những nhược điểm của bản đồ giải thửa, có độ chính xác cao, có đủ cơ sở pháp lý giúp cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên tỷ lệ diện tích được đo vẽ bản đồ địa chính chính qui còn rất thấp nên đã hạn chế lớn trong việc quản lý đất đai tới từng thửa đất. Mặt khác, việc đo đạc bản đồ địa chính không đồng thời dẫn tới kết quả có độ chính xác không tương đồng. Giữa các xã đã đo đạc địa chính và chưa đo đạc địa chính nếu tiếp biên bản đồ rất khó thực hiện gây khó khăn cho công tác quản lý tổng hợp bản đồ toàn huyện.
Huyện đã triển khai xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các xã, thị trấn ở các thời kỳ năm 1995, 2000, 2005 và 2010. Kết quả ở tất cả các xã, thị trấn đều có bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995, 2000, 2005 và 2010 tỷ lệ 1/5000 và 1/2000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện năm 1995, 2000, 2005 và 2010 tỷ lệ 1/25.000 [11].
Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Huyện đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 – 2010, đây là cơ sở quan trọng cho việc giao đất, thu hồi đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, năm 2011 huyện đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015.
Từ năm 1995 đến nay, hàng năm huyện đều lập kế hoạch sử dụng đất đai làm cơ sơ để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tuy có nhiều tiến bộ, song tỷ lệ thực hiện còn hạn chế ở một số loại đất.
Công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất
Về giao đất, thực hiện luật đất đai và Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ về việc giao đất lâu dài ổn định cho nhân dân, huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo các xã thực hiện giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nhân dân với quy hoạch lại đồng ruộng, chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất. Đất nông nghiệp đã đã giao sử dụng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình đạt 100% [11].
Về thu hồi đất, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, từ năm 2004 đến nay UBND huyện đã ban hành 122 quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở và cho thuê đất với diện tích 88,38 ha. Ngoài ra, huyện cũng tiến hành hoàn chỉnh hồ sơ, thực hiện công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án lớn của thành phố và huyện như dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, các dự án xây dựng khu công nghiệp. Nhìn chung, khó khăn tồn tại lớn nhất trong công tác giao đất, cho thuê đất là việc đền bù giải phóng mặt bằng và việc tổ chức thực hiện công tác đền bù do nhận thức của người dân cũng như một số bất cập trong các văn bản pháp luật [11].
Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cùng việc cấp GCNQSDĐ, UBND huyện Phú Xuyên chỉ dạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn lập, hoàn thiện hệ thống sổ sách theo quy định, cụ thể từ năm 2004 trở về trước triển khai, hoàn thiện 132 quyển sổ mục kê, sổ địa chính 600 quyển, sổ theo dõi biến động 19 quyển theo hướng dẫn tại Thông tư 364 của Tổng cục Địa chính; từ năm 2005 thực hiện theo Luật Đất đai 2003 - sổ địa chính 93 quyển, theo dõi biến động 19 quyển.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (và sở hữu nhà ở) từ năm 2004 đến nay UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai, cụ thể là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận QSD đất là 41807 giấy, trong đó năm 2004 cấp 2807 giấy; năm 2005 cấp 11474 giấy; năm 2006 cấp 6219 giấy; năm 2007 cấp 12854 giấy; năm 2008 cấp 3327 giấy; năm 2009 cấp 3336 giấy; tháng 11 năm 2010 cấp 1790 giấy. Công tác đăng ký thế chấp bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất từ khi thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện được 5123 hồ sơ, cụ thể: Năm 2006 thực hiện xác nhận 1041 hồ sơ; năm 2007 xác nhận 1161 hồ sơ; năm 2008 xác nhận 897 hồ sơ; năm 2009 xác nhận 776 hồ sơ; năm 2010 xác nhận 1240 hồ sơ [11].
Thống kê và kiểm kê đất đai
Công tác thống kê đất đai được tổ chức thực hiện thường xuyên. Hàng năm, huyện chỉ đạo các xã thống kê biến động đất đai, lập biểu thống kê đất đai đến thời điểm 01/01 hàng năm nộp lên huyện để tổng hợp biểu thống kê đất toàn huyện.
Công tác kiểm kê đất đai được thực hiện 5 năm một lần vào các năm 1995, 2000, 2005 và 2010 theo chỉ đạo của Nhà nước. Năm 2010, việc kiểm kê đất đai được tiến hành đồng bộ ở các cấp, bộ số liệu của các xã, huyện được lập cả dạng giấy và số tạo thuận lợi cho công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện cũng như công tác quản lý đất đai của cơ quan chuyên môn.
Quản lý tài chính về đất đai
Nguồn thu từ đất bao gồm lệ phí giao đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thuế trước bạ, tiền thuê đất, được thu nộp vào kho bạc theo đúng các quy định về tài chính.
UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn trong việc thu tiền sử dụng đất. Trong đó, giao cho Chi cục thuế chủ trì phố hợp với các cơ quan: Tài chính – Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc, UBND các xã, thị trấn đôn đốc các tổ chức, cá nhân được giao đất ở thu nộp tiền sử dụng đất theo quy định nên kết quả thu tiền sử dụng đất trong những năm gần đây đạt tỷ lệ cao, cơ bản các quyết định giao đất ở có thu tiền sử dụng đất được thực hiện hoàn thành.
Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Căn cứ Luật đai năm 2003, UBND huyện Phú Xuyên quyết định thành lập Văn phòng đăng ký QSD đất thuộc phòng TN&MT huyện và từng bước kiện toàn về tổ chức, cán bộ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý về tài nguyên môi trường trên địa bàn. Thực hiện mô hình dịch vụ hành chính công về đất đai trên toàn huyện nhằm mục đích giúp cho công dân ít tốn kém chi phí đi lại, giải quyết thủ tục nhanh, chính xác.
Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là hoạt động được huyện tổ chức thường xuyên thông qua các biện pháp tuyên truyền để mọi người dân hiểu được các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. UBND huyện chỉ đạo chính quyền địa phương và các ngành theo dõi sát sao tình hình sử dụng đất, đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật và có hiệu quả kinh tế cao. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cũng là một biện pháp tích cực để người sử dụng đất có đủ điều kiện thực hiện các quyền của mình.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai
Từ năm 1993 đến nay, huyện đã thành lập nhiều đoàn thanh tra, nhiều cuộc kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm Luật đất đai do lấn chiếm đất đai và đã có biện pháp xử lý tốt.
Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Qua thống kê, theo dõi cho thấy lượng đơn ngày một tăng, tính chất các vụ việc ngày càng phức tạp, trong đó số lượng đơn liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường chiếm khoảng 70% tổng số đơn thư phải giải quyết thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND huyện. Nhưng do có sự tập trung cao trong công tác giải quyết, nên cơ bản đã giải quyết dứt điểm những vụ việc phát sinh, không để kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân.
Hầu hết các đơn thuộc thẩm quyền đã giải quyết đều đảm bảo đúng pháp luật. Các đơn khiếu nại lên cấp trên, khi cấp trên xem xét quyền giải quyết cơ bản không bị cải sửa. Nhìn chung các trường hợp khiếu nại, tố cáo về đất đai đã giảm rõ rệt, các đơn thư đều được tiếp nhận kịp thời giải quyết thấu đáo và các đối tượng khiếu nại đều chấp nhận kết quả giải quyết của cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp.
Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Từ trước đến nay, các hoạt động dịch vụ công về đất đai được giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và một số ban ngành quản lý; Về cơ bản các hoạt động dịch vụ công về đất đai đã được quản lý và thực hiện đúng pháp luật.
2.1.3.2. Tình hình sử dụng đất
+. Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 17110,46 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 11165,89 ha chiếm 65,26%;
- Đất phi nông nghiệp: 5876,89 ha chiếm 34,34%;
- Đất chưa sử dụng: 67,65 ha chiếm 0,40%;
Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện Phú Xuyên được thể hiện trong bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Phú Xuyên [11]
TT
Mục đích sử dụng
Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
17110,46
100,00
1
Đất nông nghiệp
NNP
11165,89
65,26
1.1
Đất lúa nước
LUN
9108,61
48,12
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
9031,10
48,08
1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNK
669,44
3,25
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
103,92
0,42
1.4
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
789,35
4,54
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
494,57
2,29
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
5876,89
34,34
Đất ở nông thôn
ONT
1266,52
7,40
2.1
Đất ở đô thị
ODT
80,25
0,47
2.2
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
68,36
0,40
2.3
Đất quốc phòng
CQP
10,99
0,06
2.4
Đất an ninh
CAN
1,00
0,01
2.5
Đất khu công nghiệp
SKK
37,86
0,22
2.6
Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
SKC
36,76
0,21
2.7
Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ
SKX
39,26
0,23
2.8
Đất di tích danh thắng
DDT
18,16
0,11
2.9
Đất xử lý, chôn lấp chất thải
DRA
8,31
0,14
2.10
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
74,50
0,44
2.11
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
155,09
0,91
2.12
Đất có mặt nước chuyên dùng
SMN
300,72
1,76
2.13
Đất sông, suối
SON
662,53
3,86
2.14
Đất phát triển hạ tầng
DHT
3072,77
19,74
2.14.1
Đất giao thông
DGT
1075,19
7,17
2.14.2
Đất thủy lợi
DTL
1882,25
11,14
2.14.3
Đất năng lượng
DNL
2,45
0,03
2.14.4
Đất bưu chính viễn thông
DBV
1,27
0,01
2.14.5
Đất văn hóa
DVH
14,20
0,19
2.14.6
Đất y tế
DYT
11,15
0,32
2.14.7
Đất giáo dục
DGD
61,72
0,51
2.14.8
Đất thể thao
DTT
14,80
0,28
2.14.9
Đất cơ sở dịch vụ xã hội
DXH
0,50
0,00
2.14.10
Đất chợ
DCH
9,24
0,09
2.15
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
43,81
0,21
3
Đất chưa sử dụng
DCS
67,68
0,4
Bảng 2.2: Biến động đất đai theo mục đích sử dụng huyện Phú Xuyên
Thứ tự
Mục đích sử dụng đất
Mã
Diện tích 2010
So với năm 2005
So với năm 2000
Diện tích
Tăng(+) giảm(-)
Diện tích
Tăng(+) giảm(-)
Tổng diện tích tự nhiên
17110,46
17104,61
5,85
17104,61
5,85
1
Đất nông nghiệp
NNP
11165,89
11329,93
-164,04
11490,94
-325,05
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
9881,97
10438,87
-556,90
10597,25
-715,28
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
9778,05
10325,67
-547,62
10484,96
-706,91
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
9108,61
9646,18
-537,57
9791,64
-683,03
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
COC
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
669,44
679,49
-10,05
693,32
-23,88
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
103,92
113,20
-9,28
112,29
-8,37
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
789,35
850,25
-60,90
819,08
-29,73
1.4
Đất làm muối
LMU
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
494,57
40,81
453,76
74,61
419,96
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
5876,90
5689,79
187,11
5491,04
385,86
2.1
Đất ở
OTC
1346,77
1190,01
156,76
1030,89
315,88
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
1266,52
1120,90
145,62
966,00
300,52
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
80,25
69,11
11,14
64,89
15,36
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
3293,48
3235,88
57,60
3151,05
142,43
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
68,36
71,25
-2,89
76,12
-7,76
2.2.2
Đất quốc phòng
CQP
10,99
10,89
0,10
8,71
2,28
2.2.3
Đất an ninh
CAN
1,00
1,00
0,00
1,00
2.2.4
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
113,88
107,79
6,09
92,36
21,52
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
CCC
3099,25
3044,95
54,30
2973,86
125,39
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
74,50
69,00
5,50
63,45
11,05
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
155,09
157,94
-2,85
153,46
1,63
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
961,21
966,56
-5,35
1014,96
-53,75
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
43,81
70,40
-26,59
77,23
-33,42
3
Đất chưa sử dụng
CSD
67,75
84,89
-17,43
122,63
-55,17
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
67,75
84,89
-17,43
122,63
-55,17
+. Đánh giá tình hình biến động đất đai giai đoạn 2000 - 2010
Do hệ thống phân loại đất trong các kỳ kiểm kê 2000, 2010 có sự thay đổi, nên các chỉ tiêu sử dụng đất cũng có sự thay đổi, cụ thể như sau:
- Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 11165,89 ha, giảm so với năm 2000 là 325,05ha. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm giảm 706,91ha, đất trồng cây lâu năm giảm 8,37 ha, đất nuôi trồng thủy sản giảm 29,73 ha.
- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 5876,90 ha, tăng 385,86 ha so với năm 2000.
- Diện tích đất chưa sử dụng năm 2010 có 67,75 ha, giảm 55,17 ha so với năm 2000.
- Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 11165,89 ha, giảm 164,04 ha so với năm 2005.
- Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 5876,90 ha, tăng 187,11ha so với năm 2005
- Diện tích đất chưa sử dụng năm 2010 có 67,75 ha giảm 17,43 ha so với năm 2005
2.2. Đánh giá tính đầy đủ về nội dung dữ liệu địa chính
2.2.1. Dữ liệu không gian địa chính
Thông tư 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính đã chỉ rõ dữ liệu không gian địa chính là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đường giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.
Huyện Phú Xuyên có 28 xã và thị trấn, năm 1982 tất cả các xã và thị trấn đều được đo vẽ bản đồ giải thửa. Từ năm 1991 đến năm 1996, tiến hành đo vẽ lại bản đồ địa chính gần như tất cả các xã, các bản đồ địa chính đều được thành lập ở tỷ lệ 1:1000 và ở dạng giấy. Tuy nhiên các bản đồ này có độ chính xác không cao, tất cả đều ở dạng giấy chứ chưa có dạng số, một số xã cũng đã tiến hành số hóa từ bản đồ giấy nhưng mục đích cũng chỉ để tham khảo. Như vậy bản đồ địa chính ở giai đoạn này nội dung còn nghèo nàn, chủ yếu thể hiện ranh giới các thửa đất, độ chính xác thấp không đáp ứng được các yêu cầu quản lý hiện nay.
Từ năm 2000 đến năm 2002, 10 xã trên địa bàn huyện đã tiến hành đo vẽ lại bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bằng công nghệ toàn đạc điện tử. Năm 2008, tiếp tục đo mới bản đồ địa chính cho 2 xã là xã Thụy Phú và xã Văn Nhân. Các bản đồ địa chính được đo vẽ trong giai đoạn này chủ yếu là cho đất ở còn đất canh tác thì vẫn chưa tiến hành đo (ngoại trừ xã Bạch Hà là được đo vẽ toàn bộ cả đất ở và đất canh tác). Nhìn chung, các bản đồ được thành lập trong giai đoạn này có độ chính xác cao và tất cả đều được lưu trữ dưới dạng số. Tuy nhiên, các nội dung trong bản đồ địa chính còn thiếu rất nhiều, mới chỉ có các thông tin về ranh giới thửa đất, số thửa và diện tích thửa đất, ngoài ra không có thông tin nào khác.
Từ năm 2012 đến năm 2014, thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước về dồn điền đổi thửa xây dựng nông thôn mới, huyện đã chủ trương đo vẽ bản đồ số cho toàn bộ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhưng đến nay vẫn chưa được nghiệm thu vì còn một số vướng mắc tại địa phương.
Năm 2014, UBND huyện đã xin kinh phí thành phố đo vẽ lại bản đồ địa chính trên toàn bộ địa bàn huyện. Hiện nay, đang triển khai đo thí điểm cả đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp ở 03 xã là xã Phú Túc, xã Hoàng Long và xã Đại Xuyên nhưng vẫn chưa nghiệm thu.
2.2.2. Dữ liệu thuộc tính địa chính
Hiện nay, huyện Phú Xuyên chỉ quản lý sổ địa chính và sổ đăng ký biến động trên giấy khổ A3 và vẫn chưa có dạng số. Chính vì vậy mà lượng thông tin được quản lý tại huyện là rất ít, chỉ có một số các thông tin như họ tên chủ sử dụng, họ tên người đồng sử dụng, tính pháp lý của thửa đất, Ở địa bàn các xã, để thuận tiện cho việc quản lý thì các xã vẫn tự xây dựng các file sổ dưới dạng file Excel. Tuy nhiên, các mẫu sổ chưa có sự thống nhất giữa các xã và các thông tin chỉ mang tính lưu trữ, tổng hợp để làm các báo cáo.
Nhìn chung, so với yêu cầu nội dung của dữ liệu thuộc tính địa chính thì các thông tin địa chính đang được quản lý hiện thời tại huyện Phú Xuyên còn thiếu rất nhiều, đặc biệt các thông tin mới chỉ được quản lý ở dạng giấy và vẫn chưa có dạng số, điều này dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý cũng như cập nhật biến động sử dụng đất.
2.3. Đánh giá tính hiện thời của dữ liệu địa chính
Tính hiện thời của dữ liệu địa chính được hiểu là sự cập nhật, bổ sung những thay đổi cho phù hợp với thực tế. Như trên đã phân tích về dữ liệu không gian địa chính thì chỉ có khoảng 12 xã là được đo mới cho đến năm 2008. Còn các địa phương khác vẫn đang chờ nghiệm thu kết quả đo đạc. Như vậy, các bản đồ vẫn chủ yếu là bản đồ cũ, chưa được cập nhật thường xuyên.
Về dữ liệu thuộc tính, thực hiện việc đẩy mạnh công tác quản lý và sử dụng đất đai, trong năm 2014, UBND huyện đã ban hành và triển khai các văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân; các hướng dẫn trình tự, thủ tục hồ sơ cấp GCNQSDĐ, hồ sơ giao đất, xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất; các văn bản về quản lý đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn huyện. Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện, sự cố gắng tích cực của các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn (từ xã cho đến các thôn, tiểu khu), đến ngày 20/11/2014 UBND huyện cấp được 5.132 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở, trong đó cấp lần đầu là 3.237, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 107,9% so với chỉ tiêu kế hoạch HĐND huyện giao, trong đó các xã đạt kết quả cao như xã: Văn Hoàng, Chuyên Mỹ, Phúc Tiến,... Ước thực hiện cả năm 2014 là 3.450 giấy, đạt 115% so với chỉ tiêu kế hoạch HĐND huyện giao. Còn lại cấp 1.895 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp là chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, cấp đổi, cấp lại. Đối với việc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, hiện nay các xã, thị trấn đang phối hợp với các đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ địa chính để chuyển về Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND huyện cấp GCN QSD đất. Bảng 2.2 tổng hợp tình hình cấp GCNQSDĐ và sở hữu nhà ở năm 2014 trên địa bàn huyện Phú Xuyên.
2.4. Đánh giá mức độ chuẩn hóa của dữ liệu địa chính
Trong công tác xây dựng CSDL địa chính nói chung đòi hỏi dữ liệu địa chính cần có mức độ chuẩn hóa cao, các lớp thông tin trong dữ liệu không gian địa chính yêu cầu phải đầy đủ, đã loại bỏ hết các lỗi (như lỗi các thửa đất chồng đè, lỗi bắt điểm quá hoặc bắt điểm chưa tới,) và phải nằm trong hệ tọa độ quốc gia VN2000. Đi cùng với đó, dữ liệu thuộc tính địa chính cũng yêu cầu cần phải lưu trữ dưới dạng số, nội dung thông tin quản lý đầy đủ, độ chính xác cao và phải được cập nhật liên tục.
Nhìn chung, mức độ chuẩn hóa dữ liệu địa chính tại huyện Phú Xuyên còn ở mức độ thấp. Đối với dữ liệu không gian địa chính, toàn huyện quản lý nhiều nguồn bản đồ, từ những bản đồ giấy có độ chính xác thấp đến những bản đồ được thành lập bằng công nghệ toàn đạc điện tử. Các bản đồ được thành lập từ giai đoạn 2000 đến 2002 nội dung dữ liệu còn nghèo nàn, không đầy đủ, lớp dữ liệu thửa đất còn chứa nhiều lỗi, lớp nhãn tên loại đất cũng chưa đúng theo quy định hiện hành và các bản đồ cũng chưa nằm trong hệ tọa độ VN2000 như nhà nước quy định
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp tình hình cấp GCNQSĐ năm 2014 [10]
STT
(1)
Xã, thị trấn
(2)
Cấp lần đầu
Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế (GCN)
(6)
Tổng (4+6)
(7)
Kế hoạch giao năm 2014 (GCN)
(3)
Tổng tính đến ngày 20.11.2014
(GCN)
(4)
Đạt tỷ lệ so với kế hoạch giao (%)
(5)
1
TT Phú Minh
100
100
100.0
110
210
2
Quang Trung
110
139
126.4
15
154
3
Tân Dân
100
87
87.0
34
121
4
Tri Thủy
130
99
76.2
55
154
5
Nam Triều
120
129
107.5
27
156
6
Văn Nhân
100
122
122.0
59
181
7
Đại Thắng
100
112
112.0
39
151
8
Chuyên Mỹ
130
206
158.5
170
376
9
Bạch Hạ
100
102
102.0
76
178
10
Đại Xuyên
200
137
68.5
41
178
11
Hồng Thái
24
24
100.0
70
94
12
Hoàng Long
200
202
101.0
63
265
13
Vân Từ
90
118
131.1
47
165
14
Phúc Tiến
106
149
140.6
67
216
15
Quang Lãng
80
88
110.0
47
135
16
Thụy Phú
90
98
108.9
39
137
17
Châu Can
80
91
113.8
85
176
18
Hồng Minh
90
95
105.6
105
200
19
Nam Phong
100
102
102.0
41
143
20
Phú Yên
60
66
110.0
118
184
21
Sơn Hà
130
63
48.5
38
101
22
Phượng Dực
80
87
108.8
47
134
23
TT Phú Xuyên
70
97
138.6
166
263
24
Khai Thái
100
113
113.0
51
164
25
Văn Hoàng
100
249
249.0
72
321
26
Minh Tân
200
210
105.0
17
227
27
Phú Túc
130
73
56.2
156
229
28
Tri Trung
80
79
98.8
40
119
Tổng
3000
3237
107.9%
1895
5132
Giai đoạn 2012 đến 2014, tuy các bản đồ được đo mới (mới thí điểm tại 3 xã) với độ chính xác cao, đã tuân theo các quy định hiện hành của nhà nước về xây dựng bản đồ địa chính tuy nhiên các bản đồ này vẫn chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Đối với dữ liệu thuộc tính địa chính, vì các thông tin được quản lý bằng giấy tờ sổ sách nên mức độ cập nhật thông tin còn kém, số lượng trường thông tin quản lý ít và nhiều khi không có sự đồng nhất giữa giấy tờ quản lý và bản đồ địa chính.
2.5. Đánh giá công tác quản lý dữ liệu địa chính
Về nguyên tắc, đơn vị hành chính cấp xã là đơn vị cơ bản để thành lập CSDL địa chính. CSDL địa chính của cấp huyện là tập hợp CSDL địa chính của tất cả các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện đó. Đối với địa bàn huyện Phú Xuyên, các xã đã có những hình thức quản lý hồ sơ địa chính dưới dạng file Excel chính là một trong những điều kiện thuận lợi để tiến tới xây dựng CSDL. Ngoài ra, việc sử dụng file Excel cũng tạo thuận lợi cho các xã trong việc in ấn, tổng hợp báo cáo. Tuy nhiên, vì mới chỉ thành lập các sổ ở dạng số đơn giản nên hầu như các dữ liệu không có tính bảo mật cao và cũng chưa được đồng bộ hóa.
Về mặt quản lý hành chính thì công tác qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_330_2147_1869915.doc