Luận văn Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 3

1.1. Khái quát về tỉnh Hà Nam . 3

1.1.1. Điều kiện tự nhiên . 3

1.1.2. Vị trí địa lý và giao thông . 4

1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên. 5

1.3.4. Đặc trưng khí hậu . 7

1.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội . 8

1.2. Giới thiệu sơ lƯợc về các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam . 9

1.3. Khái quát về chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp . 14

1.3.1.Tình hình phát sinh. 14

1.3.2. Tình hình thu gom, xử lý CTR tại các KCN ở Việt Nam. 14

1.3.3. Tác động của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe con người . 17

1.4. Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn tại Việt Nam . 19

1.4.1. Hệ thống các cơ quan quản lý chất thải rắn tại Việt Nam . 19

1.4.2. Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến chất thải rắn. 21

1.4.3. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn. 25

CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 31

2.1. Đối tƯợng nghiên cứu. 31

2.2. Phạm vi nghiên cứu. 31

2.3. PhƯơng pháp nghiên cứu. 31

2.3.1. Phương pháp kế thừa . 31

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa . 32

2.3.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu . 32

2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT . 32

2.3.5. Phương pháp dự báo số liệu . 32

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. 33

3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn tại các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam 333.1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn. 33

3.1.2. Khối lượng và thành phần chất thải rắn. 33

3.1.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt . 33

3.1.2.2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường. 35

3.1.2.3. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại . 37

3.1.2.4. Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN trên địa bàn

tỉnh Hà Nam đến năm 2020 . 40

3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các KCN tỉnh

Hà Nam. 43

3.2.1. Đánh giá chung . 43

3.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về chất thải rắn tại KCN tỉnh Hà Nam . 44

3.2.2.1. Các thuận lợi trong công tác quản lý CTR . 44

3.2.2.2. Khó khăn trong công tác quản lý CTR. 45

3.2.3. Thực trạng quản lý, xử lý chất thải rắn tại các doanh nghiệp trong KCN. 47

3.2.3.1. Chất thải sinh hoạt. 47

3.2.3.2. Chất thải rắn sản xuất thông thường . 48

3.2.3.3. Chất thải rắn nguy hại . 48

3.2.4. Thực trạng tái sử dụng, tái chế tại các doanh nghiệp . 49

3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý chất

thải rắn . 50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 53

1. Kết luận . 53

2. Kiến nghị . 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 57

PHỤ LỤC. 59

pdf40 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiều năm tại Hà Nam có những đặc trưng sau: 8 - Nhiệt độ trung bình nhiều năm dao động từ 23,00C đến 24,10C. Số giờ nắng trung bình nhiều năm vào khoảng 1.100÷1.300 giờ. Trong năm thường có 8 đến 9 tháng nhiệt độ trung bình trên 20 0C (trong đó có 5 tháng nhiệt độ trung bình trên 250C) và chỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 190C, rất ít tháng có nhiệt độ dưới 160C. - Độ ẩm trung bình hàng năm ở Hà Nam từ 81% đến 84%. Độ ẩm trung bình giữa các tháng chênh lệch không lớn, giữa tháng khô nhất và tháng ẩm nhất chênh lệch khoảng 13%. Tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm là tháng 3 (93%- năm 2014); tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất trong năm là tháng 12 (71%-năm 2011). - Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.800mm; lượng mưa cao nhất tới 1.890 mm/năm (năm 2014) và thấp nhất là 1.769 mm/năm (năm 2012). - Hướng gió thay đổi theo mùa. Các hướng gió thịnh hành theo 2 mùa chính (mùa nóng và mùa lạnh), bao gồm: Nam, Tây Nam và Đông Nam vào mùa Hạ và Bắc, Đông và Đông Bắc vào mùa Đông. Điều kiện khí hậu chi phối điều kiện sống, phát triển của cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nhìn chung, khí hậu Hà Nam thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và khá ôn hòa để duy trì sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, hiện tượng thời tiết cực đoan cũng đã và đang gây nhiều bất lợi sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế, đặc biệt là cây trồng, vật nuôi. 1.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội Trong giai đoạn 2011÷2015, mặc dù nền kinh tế trong nước có chiều hướng tăng trưởng chậm do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng Hà Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng kinh tế hợp lý. Theo đánh giá nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015÷2020, kinh tế Hà Nam phát triển ổn định, đạt mức tăng trưởng bình quân trên 13%/năm (giá so sánh 1994). Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng bước đầu đạt kết quả tích cực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. Năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 42,3 triệu đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội. Thu ngân sách đạt tốc độ tăng trưởng cao (21,4%/năm), về đích trước 2 năm so với chỉ tiêu Đại hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã 9 hội 5 năm đạt trên 70.575 tỷ đồng, tăng bình quân 14,2%/năm. [10] + Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng hiệu quả; + Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá SS 2010) tăng bình quân 1,57%/năm; + Giá trị sản xuất công nghiệp (giá SS 2010) tăng bình quân 18,63%/năm; + Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 20%/năm.[10] Công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao. Hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, chủ động thu hút đầu tư và nhận được sự quan tâm cao của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, tạo động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững. Nông nghiệp phát triển khá toàn diện với nhiều mô hình tổ chức sản xuất, liên kết chuỗi giá trị có hiệu quả. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ; hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện. Thương mại, dịch vụ có bước phát triển, thu hút thành công các bệnh viện Trung ương, trường đại học, cao đẳng về đầu tư cơ sở II tại tỉnh, tạo tiền đề đưa Hà Nam trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục - đào tạo và du lịch. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư có trọng điểm, hiệu quả, tạo động lực phát triển và môi trường đầu tư thuậnlợi. Trong giai đoạn 2011÷2015, cơ cấu kinh tế của Hà Nam từng bước được đổi mới theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng hiệu quả. Tỷ lệ đóng góp GDP của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm rõ rệt qua các năm từ 20,7% vào năm 2011 xuống 12,51% vào năm 2015; tỷ lệ đóng góp GDP của ngành công nghiệp-xây dựng tăng mạnh qua các năm từ 49,3% vào năm 2011 lên 58,29% vào năm 2015; tỷ lệ đóng góp GDP của ngành dịch vụ có mức tăng nhẹ từ năm 2011 đến 2014, nhưng có xu hướng giảm nhẹ vào năm 2015. [10] 1.2. Giới thiệu sơ lƣợc về các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam Dựa trên cơ sở lợi thế của tỉnh Hà Nam về điều kiện vị trí địa lý, kinh tế - xã 10 hội, con người, nhằm phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp”. Tỉnh Hà Nam đã tiến hành quy hoạch và xây dựng các KCN tập trung tại các vị trí thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Các KCN của Hà Nam được phát triển chủ yếu tại 03 huyện là Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm tại những khu vực đất bán sơn địa, đất lúa một vụ có năng suất thấp. Đến nay, Hà Nam đã có 08 KCN tập trung được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập là KCN Đồng Văn I, KCN Đồng Văn II, KCN Đồng Văn III, KCN Đồng Văn IV, KCN Hòa Mạc, KCN Châu Sơn, KCN Thái Hà, KCN Thanh Liêm. Trong đó đã có 04 KCN đã cơ bản đầu tư xong về hạ tầng kỹ thuật và đi vào hoạt động là, KCN Đồng văn I, KCN Đồng Văn II, KCN Hòa Mạc, KCN Châu Sơn. Khu công nghiệp Đồng Văn I là KCN đầu tiên ở Hà Nam nằm trên địa phận thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 km; cách Sân bay quốc tế Nội Bài 70 km; cách cảng biển Hải Phòng 90 km. Khu công nghiệp Đồng Văn I nằm trong khu vực có cảnh quan đẹp, địa hình KCN bằng phẳng, nằm giáp các tuyến đường quan trọng như Quốc lộ 1A từ Hà Nội qua Hà Nam đi vào các tỉnh Miền Trung, tuyến Đường Quốc lô 38 đi Hưng Yên, cao tốc cầu rẽ Ninh Bình... và được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật như: đường giao thông, hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống điện... ngoài ra trong KCN được cung cấp đầy đủ dịch vụ về Ngân hàng, Bưu chính viễn thông, trung tâm khám sức khỏe.....Chính vì vậy KCN đã được các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư nhanh chóng. KCN Đồng Văn I có tổng diện tích là 221 ha, trong đó các ngành nghề sản xuất như : sản xuất hóa-mỹ phẩm, cơ khí, dệt may, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất đồ trang sức mỹ nghệ, mỹ ký, chế biến nông sản, chế tạo các thiết bị đèn Led.... KCN Đồng Văn II có Quyết định thành lập tại Văn bản số: 313/TTg- CN, ngày 21/02/2005do Công ty cổ phần phát triển Hà Nam làm chủ đầu tư , được quy hoạch nằm cạnh KCN Đồng Văn I cũng đã được đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật có tổng diện tích là 321 ha, với các ngành nghề như: sản xuất các linh 11 kiện điện tử, thức ăn chăn nuôi, dệt nhuộm, sản xuất các linh kiện nhựa, sản phẩm nhựa, Sx khóa và ổ chìa khóa, SX thống dây dẫn điện sử dụng trong ôtô, xe máy.... KCN Hòa Mạc được Chính phủ cho phép thành lập tại Văn bản số: 2003/TTg-CN, ngày25/01/2007 với Quy mô 203 ha. Trong đó diện tích giai đoạn I là 131ha do Công ty TNHH quản lý và khai thác KCN Hòa Mạc (Thuộc tập đoàn Hòa Phát) làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp Hòa Mạc nằm tại thị trấn Hòa Mạc – huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam cách trung tâm Thủ đô Hà Nội: 60 km; cách Sân bay quốc tế Nội Bài 85 km; cách cảng biển Hải Phòng 100 km. Cơ sở hạ tầng đã được xây dựng đồng bộ, với các ngành nghề như sản xuất dao cạo râu, sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, sản xuất pin, sản xuất thức ăn chăn nuôi, may mặc, sản xuất trang sức mỹ nghệ cao cấp.... [5] KCN Châu Sơn được Chính phủ cho phép thành lập tại Quyết định số: 1107/QĐ-TTg, ngày 21/8/2006 có tổng diện tích 324 ha. Trong đó diện tích giai đoạn I là do Công ty PTHT các KCN thuộc Ban quản lý các KCN Hà Nam làm chủ đầu tư, Giai đoạn II với diện tích 115 ha do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp Châu Sơn nằm trên địa bàn thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 55 km; cách Sân bay quốc tế Nội Bài 85 km; cách cảng biển Hải Phòng 135 km, cách cảng Cái Lân – Quảng Ninh 150Km. Khởi công từ năm 2006, đến nay, cơ sở hạ tầng đang được xây dựng, đã có các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến thuê đất để xây dựng nhà máy, với các ngành nghề sản xuất như: sản xuất hàng may mặc, sản xuát bao bì nhựa, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất đồ chơi trẻ em, ...[5] Tính đến hết năm 2016 diện tích đất đã giao cho các doanh nghiệp sản xuất là: KCN Đồng Văn I là 150 ha, KCN Đồng Văn II là 203,1 ha, KCN Châu Sơn là 178,0 ha, KCN Hòa Mạc là 48,1ha. Diện tích đất các doanh nghiệp đã sử dụng là 455,2 ha, đạt hiệu suất sử dụng đất là 76,8%. Trong 258 dự án còn hiệu lực trong đó có 156 dự án FDI của các quốc gia như Nhật Bản 52 dự án, Hàn Quốc 23 dự án, các quốc gia khác như Mỹ, Úc, Hà Lan, 27 dự án. Các ngành nghề chủ yếu trong KCN như sản xuất linh kiện điện, 12 điện tử, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất xơ sợi, dệt may, chế tạo cơ khí, các sản phẩm từ nhựa, mỹ ký, Sơ đồ 1.1. Các mốc thời gian thành lập các KCN Năm 2003 KCN Đồng Văn I (Đang hoạt động) Năm 2008 KCN Kim Bảng, KCN Liêm Phong, KCN Liêm Cần, KCN hỗ trợ Đồng Văn III (Chưa hoạt động) Năm 2007 KCN Hòa Mạc (Đang hoạt động) Năm 2006 KCN Châu Sơn (Đang hoạt động) Năm 2005 KCN Đồng Văn II (Đang hoạt động) 13 Bảng 2.1: Tình hình lấp đầy, loại hình sản xuất và loại hình dân cƣ xung quanh các khu công nghiệp. Stt Diện tích quy hoạch (ha) Đất xây dựng CN (ha) Mức độ lấp đầy (%) Các loại hình sản xuất chủ yếu trong KCN Loại hình dân cƣ xung quanh 1 KCN Đồng Văn I 221 157 95 Thiết bị điện, điện tử, thép, gia công cơ khí, sản xuất nhựa, hàng tiêu dùng, sản xuất các sản phẩm phục vụ nông nghiệp, Sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc Nông thôn 2 KCN Đồng Văn II 320 237 80 Sản xuất thiết bị điện, điện tử, các sản phẩm nhựa, các sản phẩm tù giấy, sản xuất vải, vải sợi, các sản phẩm hàng may mặc, dệt nhuộm, sản xuất gỗ, ... Nông thôn 3 KCN Châu Sơn 324 211 70 Gia công cơ khí, đồ gỗ nội thất và vật liệu xây dựng, sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng Nông thôn 4 KCN Hòa Mạc 131 87,84 50 Sản xuất thiết bị điện, điện tử, sản xuất cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng Nông thôn Nguồn: Từ các phòng chuyên môn thuộc Ban quản lý các KCN Hà Nam 14 1.3. Khái quát về chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp 1.3.1.Tình hình phát sinh CTR phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (dưới đây gọi chung là khu công nghiệp - KCN), bao gồm CTR sinh hoạt và CTR công nghiệp. Trong đó, CTR công nghiệp được chia thành CTR thông thường và CTNH. Lượng CTR phát sinh từ các KCN phụ thuộc vào diện tích cho thuê, diện tích sử dụng; tính chất và loại hình công nghiệp của KCN. Tính chất và mức độ phát thải trên đơn vị diện tích KCN hiện tại chưa ổn định do tỷ lệ lấp đầy còn thấp, quy mô và tính chất của các loại hình doanh nghiệp vẫn đang có biến động lớn.[6] Theo kết quả điều tra và ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (viết tắt là khu công nghiệp) vào khoảng 7 triệu tấn/năm. CTNH chiếm khoảng 15%-20% lượng CTR công nghiệp. Đây là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng. CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung). Gần một nửa số lượng chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tại Tp.HCM, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Thực tế lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn, do chưa được quản lý đúng cách và thống kê đầy đủ, nhiều loại CTNH được thu gom cùng rác thải sinh hoạt rồi đổ tập trung tại các bãi rác công cộng. 1.3.2. Tình hình thu gom, xử lý CTR tại các KCN ở Việt Nam * Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường - Tình hình thu gom, vận chuyển: Tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp khá cao, đạt trên 90% khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh. Tỷ lệ này đạt được do chủ nguồn thải xác định và có đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp. 15 Hầu hết các cơ sở trong khu công nghiệp ký hợp đồng với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải, chiếm tỷ lệ 74,2%; các cơ sở bán chất thải có giá trị kinh tế chiếm tỷ lệ 18%; một số cơ sở thực hiện nghiền nát chất thải làm nguyên liệu đun. Thực tế, còn tồn tại hiện tượng các chất thải không có giá trị kinh tế được thu gom và đổ lẫn với chất thải sinh hoạt thậm chí còn lẫn cả với chất thải nguy hại, gây khó khăn cho quá trình thu gom, xử lý. Trước khi được chuyển giao cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, chất thải rắn công nghiệp thường được chất thành đống trong kho chứa, hoặc tại các khu vực trống trong các khuôn viên cơ sở. Tuy nhiên, tại nhiều cơ sở sản xuất hệ thống kho chứa chất thải rắn công nghiệp còn chưa đạt yêu cầu, không có mái che, để lộ thiên trong khuôn viên cơ sở. Việc thu gom chất thải rắn công nghiệp trong nội bộ các nhà máy, xí nghiệp trong khu, cụm công nghiệp do đội vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp đó đảm nhiệm và Ban quản lý khu, cụm công nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chung. Tại nhiều khu công nghiệp chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn theo quy định. - Tình hình xử lý: Hiện nay, trong cả nước đang rất thiếu các khu xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là khu xử lý chất thải trung quy mô lớn. Việc xử lý chất thải rắn công nghiệp mới chỉ thực hiện ở các đơn vị có quy mô nhỏ. Ngoài ra, có một số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài cụm công nghiệp, khu công nghiệp hợp đồng với các tổ chức, cá nhân không có chức năng thu gom, vận chuyển, dẫn đến việc đổ chất thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp diễn ra khá phổ biến chủ yếu là tự phát tại các cơ sở công nghiệp. Các chất thải có thể tái sử dụng được các cơ sở thu hồi để quay vòng sản xuất hoặc được bán cho các đơn vị khác để tái chế. * Đối với chất thải rắn nguy hại: Hiện nay, đa phần các chủ nguồn thải có phát sinh lượng chất thải nguy hại lớn hàng năm đều đã đăng ký và được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy 16 hại. Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các chủ nguồn thải này đều đã được thu gom và đưa đến các cơ sở đã cấp phép để xử lý. Một phần lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các nguồn thải khác được xử lý bởi chính các chủ nguồn thải (bằng các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở), bởi các cơ sở xử lý do địa phương cấp phép hoặc được xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý, tái chế. Một số chất thải nguy hại đặc thù (ví dụ như chất thải có chứa PCB) do chưa có công nghệ xử lý phù hợp thì hiện đang được lưu giữ tại nơi phát sinh. Với tình hình như vậy, nhìn chung lượng chất thải nguy hại phát sinh tại hầu hết các chủ nguồn thải lớn đều đã được quản lý đúng theo các quy định hiện hành. Lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các chủ nguồn thải nhỏ hoặc tại các vùng sâu, vùng xa chỉ phần nhỏ được thu gom, xử lý; số còn lại được các làng nghề thu gom, tái chế chưa đảm bảo yêu cầu về môi trường hoặc thậm chí bị đổ lẫn vào chất thải sinh hoạt và chôn lấp chung tại bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đến tháng 6 năm 2015, trên toàn quốc có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở lên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và khoảng 130 đơn vị (chủ yếu là đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại) do các địa phương cấp phép đang hoạt động. Riêng công suất xử lý chất thải nguy hại của các cơ sở được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép là khoảng 1.300 nghìn tấn/năm. Với số lượng và công suất xử lý như vậy, các cơ sở này trong thời gian qua đã đóng vai trò chính trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (bao gồm cả chất thải điện tử) đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Tổng số lượng chất thải nguy hại mà các đơn vị này thu gom, xử lý được trong năm 2012 là 165.624 tấn; năm 2013 là 186.657 tấn; năm 2014 là 320.275 tấn. Căn cứ vào khối lượng chất thải phát sinh này, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại hiện nay chiếm khoảng gần 40% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc. Hiện nay, hầu hết các Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại là các doanh nghiệp tư nhân (chiếm 97%) tổng số Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động. Việc phát triển mạnh các doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo cơ chế thị trường giúp cho hoạt động quản lý chất 17 thải mang tính cạnh tranh cao, đảm bảo quyền lợi cho các chủ nguồn thải có chất thải nguy hại cần chuyển giao có thể chọn lựa và tiếp cận với các Doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại với kinh nghiệm và dịch vụ khác nhau, tránh tình trạng độc quyền và ép giá xử lý chất thải nguy hại. 1.3.3. Tác động của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe con người Ảnh hưởng lớn nhất của chất thải rắn nói chung và CTRCN nói riêng là những tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Những tác động trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đối với các thành phần môi trường bao gồm: a. Tác động đến môi trường không khí - Thành phần chất thải rắn thường chứa một lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy. Khi tỷ lệ rác được thu gom, vận chuyển thấp sẽ tồn tại nhiều bãi rác ứ đọng, gây mùi hôi thối khó chịu. - Tại các trạm/bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác. - Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nếu chỉ san ủi, chôn lấp thông thường, không có sự can thiệp của các biện pháp kỹ thuật thì đây là nguồn gây ô nhiễm có mức độ cao đối với môi trường không khí. Mùi hôi thối, mùi khí mêtan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại. b. Tác động đến môi trường nước - Khi công tác thu gom và vận chuyển còn thô sơ, lượng chất thải rắn rơi vãi nhiều, tồn tại các trạm/bãi rác trung chuyển, rác ứ đọng lâu ngày, khi có mưa xuống rác rơi vãi sẽ theo dòng nước chảy, các chất độc hòa tan trong nước, qua cống rãnh, ra sông, biển, gây ô nhiễm các nguồn nước mặt tiếp nhận. - Chất thải rắn không thu gom hết ứ đọng ở các ao, hồ cũng là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác như bao bì nylon thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh vật, do hàm lượng oxy trong nước giảm, khả năng nhận ánh sáng của các tầng nước 18 cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng khả năng quang hợp của thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực. - Ở các bãi chôn lấp rác, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý nước rỉ rác, hoặc không có lớp lót đạt tiêu chuẩn chống thấm, độ bền cao thì các chất ô nhiễm trong nước rác sẽ là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm trong khu vực và các nguồn nước sông, suối lân cận. Tại các bãi rác, nếu không tạo được lớp phủ bảo đảm hạn chế tối đa nước mưa thấm qua thì cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Vì vậy, theo mô hình các nước trên thế giới, khi tính toán vận hành bãi chôn lấp đều có chương trình quan trắc nước ngầm và nước mặt trong khu vực để theo dõi diễn biến ô nhiễm nhằm có kế hoạch ứng cứu kịp thời. c. Tác động đến môi trường đất Những tác động đến môi trường đất từ khâu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn được đánh giá ở mức độ cao là phải kể đến khâu chôn lấp tại các bãi rác. Do đặc điểm chung của các tỉnh thành nước ta là khâu phân loại rác tại nguồn, phân loại rác nguy hại chưa được thực hiện ở hầu hết các nơi, nên ngoài các chất thông thường, trong thành phần rác thải tại các bãi rác còn chứa nhiều chất độc hại, có chất thời gian phân hủy khá lâu trong lòng đất khoảng vài chục năm, có chất đến hàng trăm năm. Các chất ô nhiễm có mặt trong đất sẽ làm đất kém chất lượng, bạc màu, hiệu quả canh tác kém. Vì vậy, đối với các bãi rác khi chuẩn bị đóng cửa cần phải xử lý tốt lớp phủ để có thể sử dụng lại sau khi đóng cửa. d. Tác động đến sức khỏe con người Qua các tác động đến từng thành phần môi trường, sự có mặt không kiểm soát của chất thải rắn trong môi trường sẽ gây tác hại tới sức khỏe của con người. Các tác động có thể là trực tiếp qua đường hít thở các khí độc hại phát sinh từ các bãi chất thải rắn hở; sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nước mặt bị nhiễm các chất độc rò rỉ từ các bãi rác; hoặc sự tiếp xúc trực tiếp với chất thải rắn (nhất là đối vớ i những người công nhân làm việc trực tiếp với rác thải, những người đi nhặt rác). Tác động có thể là gián tiếp khi các chất độc hại khi xâm nhập vào nguồn nước, đất, không khí.. đi vào dây chuyền thực phẩm và vào cơ thể con người qua 19 đường tiêu hóa, cuối cùng là gây độc cho con người. Mức độ nhiễm độc nhẹ có thể chỉ tác động tức thời và có thể hồi phục sau một thời gian ngắn (đau bụng, tiêu chảy); nặng có thể gây bệnh tật mãn tính, bệnh ung thư; với những chất cực độc có thể gây ngộ độc chết người tức thì. Về lâu dài nếu chất thải rắn chứa các thành phần nguy hại khi thải vào môi trường sẽ hủy hoại cả môi trường sống và ảnh hưởng đến cuộc sống của các thế hệ tương lai. 1.4. Tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 1.4.1. Hệ thống các cơ quan quản lý chất thải rắn tại Việt Nam Hệ thống tổ chức và phân công trách nhiệm đang được kiện toàn và sự phân công tương đối cụ thể từ cấp Trung ương đến cấp địa phương.  Cấp Trung ương - Ở cấp Trung ương, đã có sự phân công chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm đối với các bộ, ngành có liên quan đến công tác quản lý CTR. Trong đó, có 5 Bộ có trách nhiệm trực tiếp tham gia công tác quản lý CTR bao gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường. + Bộ Xây dựng có trách nhiệm quy hoạch quản lý CTR cấp vùng , liên tỉnh, liên đô thị, vùng kinh tế trọng điểm; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khác trong việc xử lý CTR tại đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn. + Bộ Công thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định khác có liên quan đối với lĩnh vực công nghiệp (trong đó bao gồm cả vấn đề về CTR công nghiệp); thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoạt động khuyến công, khu - cụm - điểm công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương. + Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo , hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế. Trách nhiệm của Bộ về quản lý chất thải chủ yếu là đánh giá tác động chất thải rắn đối với sức khoẻ con người, thanh tra, giám sát hoạt động xử lý chất thải bệnh viện. 20 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo , hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT và các quy định có liên quan tới chất thải nông nghiệp; xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR cho các điểm dân cư nông thôn và làng nghề. + Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý và bảo vệ môi trường nói chung, chịu trách nhiệm chính quản lý CTNH và phối hợp với các Bộ khác ban hành hướng dẫn, quy định, quy chuẩn về quản lý chất thải, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải hàng năm và dài hạn, xây dựng chính sách và chiến lược, kế hoạch và phân bổ ngân sách nghiên cứu và phát triển cho các dự án xử lý chất thải và phê duyệt báo cáo ĐTM. + Các Bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong công tác đầu tư tài chính, xây dựng các cơ chế ưu đãi về kinh tế để thúc đẩy hoạt động quản lý chất thải (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính), hướng dẫn tuyên truyền phổ cập về quản lý chất thải (Bộ Thông tin và Truyền thông) hay phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định công nghệ xử lý CTR mới được triển khai (Bộ Khoa học và Công nghệ). Ngoài ra, các bộ quản lý chuyên ngành còn có trách nhiệm xây dựng định hướng xã hội hóa công tác quản lý CTR, hướng dẫn các tiêu chí về quy mô tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa. Sơ đồ về hệ thống cơ quan quản lý CTR tại ViệtNam cấp Trung ương  Cấp địa phương Ở cấp địa phương, các đơn vị được giao chức năng nhiệm vụ về quản lý CTR bao gồm: Cấp Trung ương Bộ Xây dựng Bộ Công Thương Bộ Y Tế Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Thông tin truyền thông, Bộ KHCN, Bộ Tài chính 21 + Sở Xây dựng: chịu trách nhiệm về quản lý CTR sinh hoạt và các bãi chôn lấp rác thải gồm: giám sát việc thực hiện quy hoạch đô thị của tỉnh hoặc thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt, tổ chức thiết kế và xây dựng các dự án chôn lấp rác thải theo tiêu ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003438_1_9996_2002852.pdf
Tài liệu liên quan