MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 5
1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên.5
1.1.1. Vị trí địa lý.5
1.1.2. Đặc điểm địa hình - địa mạo - thổ nhưỡng .6
1.1.3. Khí hậu.5
1.1.4. Hệ thống sông ngòi .7
1.1.5. Thảm thực vật .8
1.2.Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị .9
1.2.1. Dân số .9
1.2.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh . 10
1.2.3. Nông – lâm nghiệp . 10
1.2.4. Công nghiệp . 10
1.2.5. Y tế - Giáo dục. 10
1.2.6. Mạng lưới giao thông. 11
1.3.Tổng quan về nghiên cứu tài nguyên nước dưới đất tỉnh Quảng Trị . . 11
CHƯƠNG 2 .14
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN MIỀN ĐỒNG BẰNG
TỈNH QUẢNG TRỊ .14
2.1. Đặc điểm địa chất. 14
2.1.1. Địa tầng. 14
2.1.2. Magma xâm nhập . 26
2.1.3.Cấu trúc- Kiến tạo. 28
2.2. Đặc điểm địa chất thuỷ văn . 33
2.2.1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen34
2.2.2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nguồn gốc sông Pleistocen . 36
2.2.3. Tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt, các thành tạo phun trào Bazan Neogen - Đệ Tứ. 40
2.2.4. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen. 41
2.2.5. Đới chứa nước khe nứt trong các thành tạo Odovic - Silua . 43
CHƯƠNG 3 .45
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT MIỀN ĐỒNG BẰNG TỈNH
QUẢNG TRỊ.45
3.1. Tổng quan các phương pháp đánh giá trữ lượng nước dưới đất . 45
3.2. Giới thiệu mô hình MODFLOW. 48
3.2.1.Cơ sở lý thuyết của mô hình Visual Modflow . 48
3.3. Ứng dụng mô hình MODFLOW đánh giá trữ lượng nước dưới đất miền
đồng bằng tỉnh Quảng Trị. 56
3.3.1. Phân vùng tính toán trữ lượng nước dưới đất. 55
3.3.2.Xây dựng cơ sở dữ liệu mô hình . 58
3.3.3. Hiệu chỉnh bộ thông số mô hình. 67
3.3.4. Tính toán trữ lượng động thiên nhiên . 67
3.3.5. Tính toán trữ lượng tĩnh . 67
3.3.6. Tính toán trữ lượng khai thác tiềm năng . 67
3.3.7. Tính toán mô đun dòng chảy ngầm .67
3.4. Đánh giá chất lượng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị . 69
3.4.1. Chất lượng môi trường nước dưới đất tầng chứa nước thứ nhất miền
đồng bằng tỉnh Quảng Trị . 70
3.4.2. Chất lượng môi trường nước dưới đất tầng chứa nước thứ hai miền
đồng bằng tỉnh Quảng Trị . 73
3.5. Nhận xét chung . 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .78
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2531 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tiềm năng nước dưới đất miền đồng bằng tỉnh Quảng Trị phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trưởng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời gian giữa các
thành tạo phun trào andesit, granitoit kiềm vôi và các đai biến chất động lực trong
khoảng cuối Paleozoi đầu Mezozoi là những di chỉ vật chất xác minh pha chuyển
động kiến tạo Indosini trong khu vực nghiên cứu.
* Phức hệ trầm tích lục nguyên vụn thô Trias giữa
Sự hiểu biết về phức hệ này chưa nhiều. Hiện tại chúng phân bố theo một
tuyến phương á đông tây ở phía bắc sông Cam Lộ. Mặt cắt có phần thấp hạt thô
chuyển lên cao mịn dần và có chứa một khối lượng nhỏ đá carbonat
30
* Phức hệ trầm tích lục nguyên màu đỏ nghèo carbonat Jura sớm - giữa
Những trầm tích màu đỏ phong phú hoá đá định tuổi phân bố về phía nam
đứt gỹ Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế. Sau khi đã loại trừ các yếu tố
kiến tạo trẻ, có thể thấy được một phần hình ảnh của một bồn trũng nội lục tại khu
vực Lao Bảo, Khe Sanh, Tà Rụt. Về phía tây, bồn trũng mở rộng về phía nước Lào
trên quy mô lớn hơn nhiều. Trên bình đồ hiện tại chúng tạo nên các nếp lõm với các
lớp có độ dốc rất nhỏ đến hầu như nằm ngang. Các đặc trưng độ hạt, mầu sắc của
đá, các di tích hoá đá động thực vật hiện có cho thấy môi trường trầm tích trong giai
đoạn đầu là ven bờ sau đó chuyển sang môi trường vũng vịnh - biển – vũng vịnh
trong các giai đoạn giữa và cuối cùng.
* Phức hệ các phun trào bazan – andesit – đacit – rioli và á xâm nhập granophyr
Mezozoi muộn
Phức hệ đất đá này về mặt không gian phát triển theo tuyến Tây Bắc – Đông
Nam kéo dài từ A Lưới cho đến Đakrông trùng với đứt gãy cùng tên ở phía tây
Quảng Trị- Thừa Thiên - Huế. Sự gắn bó không gian của phức hệ với tuyến đứt gãy
phương Tây Bắc – Đông Nam và với các thành tạo trầm tích màu đỏ hệ tầng A Ngo,
đặc điểm phân dị thành phần và tướng đá trong nội bộ các khối đá phun trào là
những tiêu chí quan trọng để nhận dạng và phân biệt với các phức hệ phun trào
andesit cổ hơn - tuổi Permi, nằm về phía bắc đứt gãy Động Phương – Làng Miệt –
Tà Long - Huế.
Các thành tạo phun trào có thành phần từ bazan hypesten, andesit, đacit đến
riolit và một khối lượng đáng kể các á xâm nhập granophyr. Chúng có quan hệ phủ
hoặc xuyên cắt các trầm tích biến chất cổ A Vương, Khâm Đức cũng như các đá
trầm tích hệ tầng A Ngo. Có thể phân biệt các tướng phun trào thực sự, phun nổ và
á phun trào xâm nhập nông
* Phức hệ trầm tích lục nguyên vụn Kreta
Các tài liệu về phức hệ chưa nhiều. Chúng bao gồm các trầm tích vụn thô
cuội, cát sạn phân bố hẹp dạng tuyến sát kề về phía nam với đứt gãy Động Phương
– Làng Miệt – Tà Long - Huế tại khu vực Làng Miệt.
* Phức hệ granit Kainozoi sớm
31
Các tài liệu về tổ hợp thạch học này trong khu vực chưa thật thuyết phục.
Chúng bao gồm các đá monsosienit, granosienit, sienit thạch anh quy mô nhỏ với
tổng hàm lượng kiềm đạt trên 8%
* Phức hệ trầm tích – phun trào mafic Kainozoi.
Bao gồm các thành tạo trầm tích lục nguyên và bazan có tuổi từ Neogen đến Đệ Tứ
lấp đầy chủ yếu các hố sụt khu vực đồng bằng ven biển đã được mở ra vào cuối
Paleogen – đầu Neogen. Phân biệt các tổ hợp đất đá sau đây
+ Tổ hợp trầm tích lục nguyên vụn và sét gắn kết yếu tuổi Neogen. Tổng chiều dày
đạt trên 130m. Càng ra xa phía biển độ dày trầm tích càng tăng.
+ Tổ hợp phun trào bazan olivine. Phát triển hai nhịp tương ứng với các mức tuổi
phóng xạ hiện có là 1,2 triệu năm và 350000 năm. Có thể liên hệ các phun trào
bazan ở đây với hệ tầng Túc Trưng và Xuân Lộc ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây
Nguyên
+ Tổ hợp trầm tích vụn bở rời và sét tướng sông, sông- biển, biển- vũng vịnh và
biển hệ Đệ Tứ. Với 5 nhịp trầm tích chiều dày cao nhất tại trung tâm đồng bằng đạt
trên 80m. Sự hình thành các nhịp trầm tích liên quan với các chu kỳ biển tiến, biển
lùi- hệ quả của các pha băng hà khu vực
b) Các hệ thống phá huỷ đứt gãy kiến tạo
- Hệ thống phương Tây Bắc – Đông Nam
- Hệ thống phương Đông Bắc – Tây Nam
- Hệ thống phương á kinh tuyến
- Hệ thống phương á Đông – Tây
Trong 4 hệ thống kể trên, hệ tống Tây Bắc – Đông Nam có quy mô phân bố,
cường độ phát triển mạnh mẽ nhất. Hệ thông phương Tây Bắc – Đông Nam phát
triển yếu hơn, tuy nhiên có vai trò khống chế các đới quặng nội sinh nhiệt dịch hết
sức rõ rệt. Hệ thống kiến tạo đứt gãy phương á kinh tuyến thể hiện yếu, một mặt
đóng vai trò khống chế quặng trên quy mô nhỏ, đồng thời chúng cũng tham gia vào
các quá trình di chuyển phức tạp hoá các đới quặng trong các pha hoạt động muộn
hơn. Hệ thống á vĩ tuyến hiện yếu nhất vai trò của chúng chưa rõ trên bình đồ cấu trúc.
Ngoài những hệ thống kiến tạo được quan sát, bộc lộ trên bình đồ, trong khu
32
vực ven biển, các hệ thống phá huỷ thường bị vùi lấp dưới những lớp phủ Đệ Tứ dày.
* Hệ thống phá huỷ kiến tạo Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế và các đới
biến dạng dẻo dẻo đồng sinh
Đây là một bộ phận quan trọng của hệ thống phá huỷ kiến tạo quy mô lớn bắt
đầu từ khu vực ven biển Huế, Đà Nẵng theo hướng á vĩ tuyến và Tây Bắc – Đông
Nam đến khu vực biên giới Việt Lào, tiếp tục theo phương Tây Bắc – Đông Nam
đến vùng Thà Khẹt. Song song cùng phương với nó là hàng loạt các đứt gãy quy mô
nhỏ hơn, kéo dài không lớn, đồng thời bị các đứt gãy phương Bắc – Nam trẻ hơn
làm dịch chuyển chia cắt.
Phân tích tổng hợp các tài liệu trong khu vực Quảng Trị cho thấy đứt gãy
chính phát triển từ khu vực Động Phương qua làng Miệt – Tà Long theo hướng
Đông Nam, tiếp tục duy trì hướng đông nam đến khu vực Văn Xá thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Đồng sinh với đứt gãy bao gồm các đới biến chất động lực bị chon vùi đồng
sinh đạt trình độ milonit quy mô lớn phát triển trên các đá biến chất phức hệ Khâm
Đức, hệ tầng A Vương, trầm tích hệ tầng Long Đại, hệ tầng Tân Lâm – Cù Bai,
grantioit phức hệ Quế Sơn.
Mặt cắt cầu Rào Quán có các đá phiến kết tinh và gneis bị biến chất ép phiến
phát triển thành các đá phiến thạch anh – sericit, đá phiến thạch anh – clorit. Chiều
dày của đới đá phiến milonit trên 500m. Tiếp theo, trên đoạn dọc sông các đá granit
– biotit phức hệ Quế Sơn bị gneiss hoá phương 1100 với kiến trúc ban biến tinh cà
nát độc đáo.
Đứt gãy A Pong – Balê – Xi Pa – Pa Nang có chiều dài trên 40 km và đứt
gãy La Sam - Đường 14 cắt qua các thành tạo phun trào hệ tầng Đakrong tạo nên
các đới biến chất động lực, chồng lên trên các đới biến chất trao đổi propylit hoá –
berisit hoá có nhiều khoáng vật đa kim và vàng.
Đứt gãy Mò O - Triệu Nguyên – Đá Bạc kéo dài trên 50 km trong phần đất
liền và bị che phủ dưới trầm tích Đệ Tứ ở vùng đồng bằng ven biển. Cũng tại khu
vực này phát triển nhiều đai mạch lamprophyre và các đai mạch thạch anh sunlphur
có chứa vàng.
33
Nhìn tổng thể, hệ thống kiến tạo Động Phương – Làng Miệt – Tà Long - Huế
có quy mô rất lớn, biên độ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của chúng theo dấu hiệu địa
chất vào khoảng 20 km chiều rộng theo phương Tây Bắc – Đông Nam.
*Các phá huỷ kiến tạo phương Đông Bắc – Tây Nam
Phát triển chủ yếu trong khu vực phía bắc đới kiến tạo Động Phương – Làng
Miệt – Tà Long - Huế dưới dạng những cánh gà hoặc xương cá.
Các đứt gãy chính có thể nêu tên bao gồm Trầm Thượng – Tích Tường (sông
Thạch Hãn), sông Ái Tử, Khe Cát, sông Quảng Trị, sông Lai Phước, sông Hiếu,
Khe Xa Bài – Tân Lâm – Cam Lộ, sông Bến Hải và Hướng Lập – Vĩnh Chấp.
Tính chất chung của hệ thống đứt gãy này là quy mô không lớn, kéo dài vài
km đến vài chục km, thường ngắt quãng và phân nhánh. Các hoạt động biến chất
động lực liên quan có quy mô nhỏ với chiều rộng thường từ vài mét đến vài trăm
mét, đi với các biến dạng don và dẻo
* Đứt gãy phương á kinh tuyến
Những đứt gãy tiêu biểu nhất là Rào Thanh (phần thượng nguồn sông Bến
Hải), đứt gãy Cam Tuyền – Đông Hà. Đứt gãy Rào Thanh có chiều dài khoảng 30
km cắt qua các đá hệ tầng Long Đại. Dọc theo nó có những thể nhỏ đá lamprophyre
hoặc andesit dạng porphyry, các đới kataclasit và dăm kết kiến tạo cũng như các đới
biến chất nhiệt dịch sulphur hoá giàu đa kim.
Đứt gãy Cam Tuyền – Đông Hà theo đoạn sông Cam Lộ chiều dài khoảng
20km bị vùi lấp dưới trầm tích hệ Đệ Tứ.
2.2. Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Dựa vào thành taọ địa chất, thành phần thạch học, tính thấm, độ giàu
nước…có thề chia khu vực nghiên cứu ra thành các tầng chứa nước sau:
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holoxen
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nguồn gốc sông Pleistoxen
Tầng chứa nước lỗ hổng – khe nứt các thành tạo phun trào bazan Neogen -
Đệ Tứ
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen
Đới chứa nước khe nứt các trầm tích Ocdovic – Silua
34
2.2.1. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen
Nước dưới đất tồn tại trong các trầm tích bở rời Holocen, bao gồm các thành
tạo trầm tích đa nguồn gốc (mQ2, a Q2, am Q2, ml Q2, mv Q2) phân bố rộng rãi, phủ
tràn trên bề mặt và chiếm phần lớn diện lộ đồng bằng đồng bằng, đồng bằng ven
biển Quảng Trị.
Trên bình đồ có thể nhận thấy các trầm tích bở rời đa nguồn gốc Holocen
phân bố thành hai vùng rõ rệt:
Vùng I dọc bờ biển Quảng Trị phân bố rộng rãi các trầm tích cát hạt thô
nguồn gốc biển, gió biển (m Q2, mv Q). Đó là các dải cát, đụn cát thạch anh màu
xám trắng đến trắng tinh khiết kết cấu rời rạc có độ chọn lọc và mài tròn tốt tạo
thành hai dải lớn. Dải phía Bắc bắt đầu từ ranh giới tỉnh Quảng Bình cho đến khu
Đồng Luật (Vĩnh Thái). Dải phía Nam từ Cửa Tùng chạy dài theo hướng Tây Bắc-
Đông Nam cho đến tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chiều rộng của các dải cát
thay đổi trong phạm vi rộng từ 2 - 3 km đến 6 - 7 km, bề dày thay đổi từ 10 đến
30m. Bề mặt địa hình chịu tác động mạnh của gió, tạo nên các gò đụn cát cao 10 -
20 m, giữa chúng là các trũng có tính tụ than bùn.
Vùng II dọc theo các con sông và thung lũng sông lớn và phân bố chủ yếu là
các trầm tích hạt mịn nguồn gốc sông, sông hồ, sông biển hỗn hợp. Thành phần bao
gồm cát lẫn bột xét màu xám vàng và có tính phân lớp. Lớp dưới là cát bột xám đen
lẫn vỏ sò ốc, lớp trên cùng là sét bột màu vàng. Quy mô phân bố tương đối hẹp, dọc
theo hai bên Quốc lộ 1A, chiều dày không lớn thường từ 10 đến 20 m. Cột địa tầng
lỗ khoan cấp nước tại Triệu Phước năm 2000 là một ví dụ tiêu biểu, từ trên xuống
dưới có các tập sau đây.
- Từ 0 đến 2,5 m: sét pha màu nâu, càng xuống sâu lượng cát càng tăng.
- Từ 2,5 đến 12 m: cát hạt nhỏ chứa ít sét màu xám trắng có chứa các vỏ sò,
vỏ hến lẫn mica.
- Từ 12 đến 18 m: cát hạt nhỏ sạch rất ít sét.
Tổng diện tích tầng chứa nước này lộ ra khoảng 691,88 km2, chiếm 64,8%
35
diện tích của đồng bằng.
Chiều sâu mực nước tĩnh từ 0,1 đến 1,6 m.
Theo tài liệu hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Holocen tại các lỗ
khoan trên khắp đồng bằng cho thấy mức độ chứa nước thay đổi từ nghèo ở phía
Nam đồng bằng (Hải Lăng), đến trung bình ở phía Bắc (Hồ Xá, Gio Linh) và giàu ở
trung tâm của đồng bằng (Cửa Việt, Đông Hà, Triệu Phong) có tỷ lưu lượng đơn vị
q từ 1,08 đến 2,11 l/sm (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa
nước Holocen
TT
Số hiệu lỗ
khoan
Chiều sâu
LK (m)
MNT
(m)
Lưu lượng Q
(l/s)
Tỷ lưu lượng
q (l/s/m)
Hệ số thấm
K (m/ng)
Vùng Đông Hà
1 LK421 21,9 0,1 4,10 1,84 3,41
Vùng Tây Đông Hà
2 LK904 - - 1,77 1,08 16,31
Vùng Cửa Việt
3 LK CV 1 27 1,22 1,20 1,03 -
4 LK CV 2 27 1,21 1,50 1,41 -
5 LK CV 3 27 0,49 3,80 2,11 -
Lỗ khoan trong đề án vùng Hải Lăng
6 LK II B 15 0,45 0,33 - -
7 LK III B 20 0,45 0,55 - -
8 LK IV B 15 1,60 1,00 - -
9 LK V B 18 1,40 1,20 - -
10 LK VI B 17 1,50 1,20 - -
11 LK VII B 9 1,20 1,00 - -
12 LK 14 18 1,30 1,50 - -
13 LK 01 18 1,20 1,00 - -
Theo kết quả phân tích hoá mẫu nước cho thấy nước dưới đất trong tầng
36
chứa nước này phần lớn là nước nhạt có chất lượng tốt đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng
nước cho mục đích ăn uống và sinh hoạt. Ngoại trừ một số vùng gần sông Thạch
Hãn như một phần của các xã Triệu Hoà, Triệu Phước, Triệu Độ huyện Triệu Phong
nước đã bị nhiễn mặn, độ tổng khoáng hoá M > 1000 mg/l, một số vùng khác cũng
đang có dấu hiệu nhiễm mặn như Cửa Tùng, xã Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh, xã
Triệu Trung, Triệu Tài huyện Triệu Phong và xã Hải Hoà huyện Hải Lăng có độ
tổng khoáng hoá từ 500 đến 1000 mg/l.
Loại hình hoá học của nước là bicacbonat natri, vùng nước mặn có loại hình
clorua natri. Hàm lượng nitơ (N03
+ N02
+ NH4
+) và tổng sắt ở một số vùng đang có
dấu hiệu tăng cao như một số dải nước nhỏ thuộc địa phận các xã Hải Hoà, Hải
Thọ, Hải Ba, Hải Quế huyện Hải Lăng; xã Triệu Hòa, Triệu Phước huyện Triệu
Phong có hàm lượng nitơ từ 10 đến 20 mg/l và lớn hơn, giá trị tổng sắt thay đổi từ
1,0 đến 5 mg/l.
Đây là tầng chứa nước không áp, nguồn cung cấp cho tầng chứa nước chủ
yếu là nước mưa, có thể một phần đáng kể là nước ngưng tụ. Nước có thể thấm
xuống cung cấp cho các tầng chứa nước nằm bên dưới hoặc thoát ra các thung lũng
thấp hoặc các chân cồn cát dọc theo bờ biển.
Động thái của tầng chứa nước biến đổi theo mùa, nhưng biên độ dao động
không lớn. Mùa mưa nước trong các cồn cát hầu như tràn trên mặt đất, mùa khô
mực nước nằm cách mặt đất khoảng từ 0,5 đến 1,6 m.
2.2.2. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích nguồn gốc sông Pleistocen
Trong vùng đồng bằng ven biển, tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích bở rời
Pleistocen bao gồm các thành tạo có nguồn gốc sông (aQ1
1-3).
Tầng chứa nước này có diện phân bố rộng khắp vùng, về cơ bản chúng bị
phủ bởi tầng chứa nước Holocen và chỉ lộ ra thành các dải dọc theo thung lũng sông
Bến Hải, Thạch Hãn, Cam Lộ và sông Bến Xe. Tổng diện lộ của tầng chứa nước
này vào khoảng 190,27 km2, chiếm 17,82% diện tích của đồng bằng.
Phần phía Bắc sông Thạch Hãn tầng chứa nước phân bố dưới các trầm tích
Holocen, phần lộ ra trên mặt chủ yếu là các thành tạo nguồn gốc biển (mQ1
3) phân
37
bố ở phía Bắc- Tây Bắc huyện Vĩnh Linh thành các dải lớn, phía Tây Nam huyện
Gio Linh có diện phân bố hẹp tạo thành các dải nhỏ bề rộng khoảng 1 - 2 km. Tổng
diện lộ của phần này khoảng 80,42 km2. Mặt cắt tiêu biểu được nghiên cứu qua các
lỗ khoan 604, 608 và 610 (vùng Hồ Xá). Đất đá phần trên là sét, sét cát màu nâu tạo
thành những dải mỏng, phần giữa là cát thạch anh màu vàng, vàng nâu, xám trắng
độ hạt từ trung bình đến thô. Phần dưới là cát sét, sét cát màu vàng loang lổ tạo
thành các dải mỏng.
Phần phía Nam sông Thạch Hãn tầng chứa nước có quy mô lớn hơn. Ngoài
các thành tạo hạt mịn nguồn gốc biển lộ ra ở phía Tây Quốc lộ 1A còn có diện lộ
của các thành tạo nguồn gốc sông, sông biển hỗn hợp (amQ1
2-3) có khả năng chứa
nước tốt nhất. Diện tích lộ ra khoảng 109,85 km2. Thành phần đất đá chứa nước là
cát cuội sỏi lẫn sét có kích thước hạt tăng dần theo chiều sâu và giảm dần theo chiều
từ Quốc lộ 1A ra biển. Phần trên lát cắt là sét, sét cát, phần giữa là cát và cuội sỏi,
phần dưới là cuội sỏi lẫn cát.
Chiều dày của tầng chứa nước thay đổi theo có quy luật trong khoảng từ 28 -
38m, trung bình là 32m. Nếu theo mặt cắt giữa trung tâm đồng bằng từ Bắc vào
Nam thì dày nhất trong khoảng từ sông Cánh Hòm đến sông Vĩnh Diện và phía giáp
giới với tỉnh Thừa Thiên - Huế. Phía Bắc có chiều dày mỏng hơn.
Đây là tầng chứa nước có áp, áp lực trên mái thay đổi từ 14,25 m (QT1) đến 43,3
m (QT13), trung bình là 31,0 m. Chiều sâu mực nước tĩnh thay đổi từ 0,2 - 17,65 m, có
nơi nước tràn trên mặt đất tới +0,1 m (vùng Gio Linh, Đông Hà). Đặc biệt ngày
12/7/2002 trong quá trình thi công lỗ khoan tại Triệu Đại thuộc chương trình EMW do
đoàn 708 thực hiện đến độ sâu 54 mét nước phun lên mặt đất đến 10 - 15m.
Kết quả hút nước thí nghiệm tại các lỗ khoan (bảng 2.2) cho thấy đây là tầng
chứa nước có mức độ chứa nước thay đổi từ trung bình đến giàu.
Trong tổng số 23 lỗ khoan nghiên cứu có 16 lỗ khoan (69,5%) cho tỷ lưu
lượng từ 1 đến 7 l/sm tập trung ở khu trung tâm của đồng bằng bao gồm các huyện
Gio Linh, Triệu Phong, Cam Lộ và thị xã Đông Hà.
Có 2 lỗ khoan cho tỷ lưu lượng q từ 0,5 đến 0,1 l/sm tập trung ở Đông Nam
38
huyện Vĩnh Linh.
Có 5 lỗ khoan (21,7%) cho tỷ lưu lượng q từ 0,1 đến 0,5 l/sm. Phía Nam
đồng bằng (vùng Hải Lăng) khá giàu nước, kết quả hút nước tại các lỗ khoan cho
lưu lượng từ 1,1 đến 1,8 l/s (xem bảng dưới).
Phần lớn nước dưới đất tồn tại trong tầng chứa nước Pleistocen có chất lượng
tốt, nước nhạt có độ tổng khoáng hoá M < 500 mg/l, loại hình hoá học của nước chủ
yếu là bicacbonat natri.
Trong tầng chứa nước này còn tồn tại một dải nước mặn lớn ở đoạn cuối của
sông Thạch Hãn bao gồm một phần các xã Gio Hải, Gio Việt, Gio Quang huyện
Gio Linh, xã Triệu An, Triệu Phước, Triệu Vân, Triệu Đài, Triệu Thuận huyện
Triệu Phong và Đông Bắc thị xã Đông Hà. Một vài dải nước nhỏ khác thuộc các xã
Hải Vĩnh, Hải Ba, Hải An, Hải Hoà, Hải Xuân huyện Hải Lăng.
Vùng Cửa Tùng cũng đang có nguy cơ bị nhiễm mặn (500 < M < 1000
mg/l). Tại đây có các lớp sét, sét bột nguồn gốc hồ, đầm lầy cách nước. Lớp sét bột
này có nơi phân bố liên tục trên mái tầng chứa nước tạo cho tầng chứa nước có áp
lực lớn. Chiều dày lớp sét thay đổi từ một vài mét đến hàng chục mét.
Bảng 2.2. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Pleistocen
TT
Số hiệu
LK
Chiều dày
(m)
MNT (m) Q (l/s) q (l/sm) M (g/l)
Vùng Hồ Xá
1 LK 604 65,3 1,50 7,425 0,124 0,200
2 LK 608 22,5 0,50 1,590 0,469 0,125
3 LK 610 - 1,0 4,300 0,835 0,210
Vùng Gio Linh
4 Q 60 - - 0,06 0,12 -
5 Q86 - - 0,06 0,1 -
6 Q117 - - 0,073 0,15 -
7 QT 14 30,5 0,60 26,61 4,65 0,12
39
TT
Số hiệu
LK
Chiều dày
(m)
MNT (m) Q (l/s) q (l/sm) M (g/l)
8 QT 1 28,0 14,7 5,01 0,81 0,08
9 QT 3 34,2 7,0 9,55 2,10 0,09
10 QT 9 32,9 3,6 16,1 1,1 0,1
11 QT 12 30,7 3,6 16 2,76 -
12 QT 13 38,0 1,3 16,81 1,63 0,1
13 QT 15 33,5 17,65 17,65 1,48 0,09
Vùng Đông Hà
14 LK404 38,10 +0,5 11,72 2,93 0,13
15 LK405 18,50 +1,0 19,42 23,88 0,24
16 LK413 38,9 3,1 8,31 5,94 0,23
17 LK415 27,5 0,4 15,36 4,80 1,87
18 LK431 17,80 0,3 19,02 7,26 1,21
19 LK410 37,80 0,8 23,02 7,68 0,98
20 LK424 62,5 2,10 13,95 3,81 0,34
21 LK429 21,6 1,76 8,27 5,82 1,28
22 LK433 47,0 1,70 12,45 2,83 0,32
Vùng Tây Đông Hà
Các lỗ khoan thuộc đề án vùng Hải Lăng - Triệu Phong
23 LK908 38 5,50 3,72 2,28 0,114
24 LK II A 15 +0,45 1,21 - 0,504
25 LK III A >12 +0,20 1,10 - 0,967
26 LK IV A >4,0 1,60 1,40 - 1,325
27 LK V A >12 1,10 1,20 - 0,834
28 LK VI A >4,5 1,20 1,80 - 2,796
29 LK VII A >14 1,20 1,80 - 0,268
Miền cung cấp nước cho tầng chứa nước này là phần tầng chứa nước lộ trên
40
mặt ở phía Tây vùng nghiên cứu, từ đây nước mưa có thể cung cấp trực tiếp cho
tầng chứa nước, hoặc ngấm qua tầng chứa nước qh ở phía trên. Nước vận động theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam với vận tốc 28,8 m/ng (theo tài liệu đo nạp điện lỗ
khoan QT 13 ở Gio Linh). Miền thoát có thể dọc theo sông Cam Lộ, sông Thạch
Hãn, sông Bến Hải. Động thái mực nước thay đổi theo mùa, thường từ 1,0 - 8,2 m
(theo tài liệu của trạm quan trắc GL 32).
2.2.3. Tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt, các thành tạo phun trào Bazan
Neogen - Đệ Tứ
Trong vùng đồng bằng đồng bằng, đồng bằng ven biển Quảng Trị, tầng chứa
nước này phân bố thành hai khối lớn. Khối thứ nhất ở phía Bắc sông Thạch Hãn
thuộc một phần địa phận các xã Gio Phong, Gio Bình, Gio An, Gio Sơn huyện Gio
Linh với diện tích lộ ra khoảng 79 km2. Khối Bazan thứ hai có diện tích khoảng 100
km2 chiếm 9,3% diện tích đồng bằng phân bố ở đồng bằng, đồng bằng ven biển phía
Bắc Cửa Tùng thuộc một phần của các xã Vĩnh Kim, Vĩnh Hoà, Vĩnh Quang và
Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh. Ngoài ra đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị cũng là
một khối Bazan nhỏ có diện tích 2,5 km2.
Như vậy tổng diện lộ của tầng chứa nước Bazan trong vùng đồng bằng đồng
bằng, đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị là 179 km2, chiếm 16,76% diện tích của
đồng bằng. Trên bản đồ địa hình các thành tạo Bazan có độ cao tuyệt đối từ 10 - 16
m, chiều dày lớn nhất khoảng 80 - 100 m.
Kết quả tài liệu khoan và các giếng đào cho thấy phần trên của khối đá
Bazan đã bị phong hoá thành sét màu nâu đỏ. Phần giữa bị phong hoá dở dang,
phần dưới là Bazan đặc xít màu xám đen. Chiều dày của tầng có xu hướng mỏng
dần từ Tây sang Đông.
Kết quả hút nước thí nghiệm ở các lỗ khoan (xem bảng 2.3) cho thấy tầng
chứa nước khá phong phú, mức độ chứa nước thay đổi từ giàu ở trung tâm, ở ven
rìa của khối Bazan thì nghèo nước. Mức độ chứa nước cũng giảm dần từ trên xuống
dưới. Tỷ lưu lượng thay đổi từ 0,003 l/sm (LK912) đến 0,404 l/sm (LK901).
41
Bảng 2.3. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Bazan
TT
Số hiệu lỗ
khoan
Chiều sâu lỗ
khoan (m)
Chiều dày
(m)
MNT
(m)
Q (l/s) q (l/sm) M (g/l)
1 LK401 45,0 20,9 2,0 0,93 0,13 -
2 LK910 65,0 79,0 12,0 2,16 0,24 0,107
3 LK911 62,0 59,0 17,54 3,84 0,57 0,20
4 LK912 62,0 37,6 12,0 0,08 0,003 -
5 LK901 85,0 81,2 2,08 2,32 0,404 0,10
6 LK902 30,0 19,0 4,48 0,34 0,27 0,33
Nước dưới đất trong tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt các thành tạo phun
trào Bazan có chất lượng tốt, không bị nhiễm mặn, độ tổng khoáng của nước nhỏ
hơn 0,5 g/l. Nước có loại hình bicacbonat - clorua natri.
Đây là tầng chứa nước không áp, được nước mưa cung cấp trực tiếp và thấm
xuống cung cấp cho các tầng chứa nước bên dưới. Các tài liệu quan trắc trong vùng
cho biết biên độ dao động mực nước theo mùa từ 2,1 - 6,1 m.
2.2.4. Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Neogen có diện phân bố khá rộng
nhưng hầu hết bị che phủ và có quan hệ thuỷ lực chặt chẽ với tầng chứa nước
Pleistocen phân bố ở phía trên. Nhiều nơi khó tách biệt hai tầng. Trên mặt cắt
ĐCTV dọc đồng bằng ven biển, tầng chứa nước này có xu hướng mỏng dần ở hai
phía Bắc và Nam, còn ở trung tâm của đồng bằng thì có chiều dày lớn hơn. Chiều
dày trung bình 43,5m. Độ sâu phân bố của đáy tầng từ 92,8 m (LK2QT) đến 132,2
m (LK2BQT).
Thành phần thạch học của tầng chứa nước từ trên xuống dưới bao gồm sét
lẫn cát và sỏi nhỏ tiếp đến là cuội sỏi màu xám trắng, lẫn cát thạch anh có kết cấu
rời rạc, bên dưới là sét kết, cát kết, cuội sạn kết nứt nẻ gắn kết yếu.
Kết quả hút nước thí nghiệm tại các lỗ khoan cho thấy tầng chứa nước rất
42
giàu nước. Tỷ lưu lượng lỗ khoan thay đổi từ 2,38 - 7,68 l/sm, trung bình là 4,08
l/sm. Hệ số thấm trung bình là 12,61 m/ng (xem bảng 2.4).
Các mẫu phân tích hoá học và vi trùng cho thấy nước có chất lượng tốt, độ
tổng khoáng hoá từ 0,03 - 0,176 g/l, các nguyên tố độc hại không có, nước không bị
nhiễm bẩn, không có vi trùng gây bệnh. Nước có loại hình hoá học là bicacbonat -
clorua natri hoặc bicacbonat canxi - magiê.
Đây là tầng chứa nước có áp, mực nước tĩnh cách mặt đất từ 0,8 m (LK420)
đến 3,5 m (LK432), trung bình là 1,48 m. Nguồn cung cấp nước cho tầng chủ yếu là
từ phía trên ngấm xuống qua các cửa sổ ĐCTV. Miền thoát là các hệ thống sông
Bến Hải, sông La Lung và có thể thoát trực tiếp ra biển.
Tại vùng Hồ Xá, các tầng chứa nước Neogen nằm dưới lớp phủ tuổi
Pleistocen mỏng, hoặc dưới tập phun trào Bazan Vĩnh Linh (bảng 2.5). Đất đá chứa
nước là cát sạn lẫn bột sét màu vàng nâu loang lổ, thấu kính hoặc lớp mỏng bột sét
lẫn vật chất than màu xám đen. Đây là tầng chứa nước quan trọng của đồng bằng
Bắc Quảng Trị.
Bảng 2.4. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Neogen (m)
vùng Gio Linh – Hải Lăng
STT SHLK
Chiều
sâu(m)
Chiều dày
(m)
MNT
(m)
Q (l/s) S (m)
q
(l/sm)
K
(m/ng)
M (g/l)
1 LK410 120 37,8 0,8 23,02 3,0 7,68 13,67 0,14
2 LK432 115,0 53,8 3,5 13,35 5,61 2,38 8,06 0,04
3 LK424 160 68,4 2,1 13,95 3,66 3,81 11,05 0,06
4 LK429 95 - 1,76 8,26 1,42 5,8 3,68 0,04
5 LK433 102 47,0 1,7 12,09 4,4 2,83 7,89 0,03
6 LK602 60,8 - 1,00 14,38 4,66 3,09 6,22 0,118
7 LK603 58,2 10,5 1,00 9,73 2,64 3,68 37,69 0,176
TB - 43,5 1,48 - - 4,08 12,61 -
43
Bảng 2.5. Kết quả hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Neogen
vùng Hồ Xá
TT
Số hiệu lỗ
khoan
Chiều sâu
LK (m)
MNT
(m)
Lưu lượng Q
(l/s)
Tỷ lưu lượng
q (l/s/m)
Hệ số thấm
K (m/ng)
1 LK604 64,20 1,50 4,25 6,60 0,47
2 LK605 55,1 0,0 20 7,78 -
3 LK607 - - - - 1,93
2.2.5. Đới chứa nước khe nứt trong các thành tạo Odovic - Silua
Trong vùng đồng bằng ven biển, đới chứa nước này phân bố trên toàn bộ
diện tích đồng bằng và chìm sâu dưới mặt đất. Chiều sâu gặp mái tầng ở khoảng độ
từ 10 m đến 132,2 m. Phần có diện lộ phân bố với quy mô rất lớn ở phía Bắc và
Đông Nam tỉnh Quảng Trị (vùng gò đồi và núi).
Đất đá chứa nước là cát kết, sét kết, bột kết, đá vôi, sét vôi nứt nẻ, khe nứt có
chiều rộng từ 0,2 đến 1 mm. Đá có màu xám vàng xám tro, xám xanh, có thế nằm
không ổn định. Kết quả hút nước thí nghiệm từ các lỗ khoan cho thấy, đới chứa
nước các trầm tích Oclovic - Silua (O1 - S1 ld) có mức độ chứa nước phong phú và
không đồng nhất.
Tỷ lưu lượng thay đổi từ 0,01 l/s.m (LK903) đến 1,88 l/s.m (LK428), hệ số
thấm thay đổi từ 0,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVThS - Nguyen Thu Hien.pdf