MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.1
Chương 1: TỔNG QUAN.3
1.1. Những nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ thực vật.3
1.1.1. Trên thế giới:.3
1.1.2. Ở Việt Nam:.4
1.2. Nghiên cứu đa dạng quần xã thực vật .5
1.2.1. Trên thế giới .5
1.2.2. Ở Việt Nam.7
1.3. Các nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn trên Thế
giới và ở Việt Nam.8
1.3.1. Trên thế giới .8
1.3.2. Ở Việt Nam:.11
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu.15
1.4.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu .15
1.4.2. Điều kiện địa hình, địa mạo .15
1.4.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn, hải văn .16
1.4.4. Đặc điểm thổ nhưỡng.19
1.4.5. Kinh tế xã hội .20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.23
2.1. Đối tượng nghiên cứu .23
2.2. Phương pháp nghiên cứu .23
2.2.1. Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá .23
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa.23
2.2.3. Phương pháp viễn thám, hệ thống thông tin địa lý .26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .28
3.1. Khái quát đánh giá nhân tố sinh thái hình thành đa dạng sinh học thực vật .28
3.1.1. Nhân tố sinh thái tự nhiên.28
3.1.2. Nhân tác .303.2. Đa dạng sinh học hệ thực vật hệ sinh thái rừng ngập mặn cửa sông ven
biển huyên Tiên Yên.31
3.2.1. Đa dạng loài thực vật .31
3.2.2. Đa dạng cấu trúc hệ thống hệ thực vật.32
3.2.3. Đa dạng dạng sống hệ thực vật.37
3.2.4. Đặc trưng các yếu tố địa lý hệ thực vật.38
3.2.5. Giá trị đa dạng sinh học thực vật hệ sinh thái ngập mặn huyên Tiên Yên.41
3.2.6. Đa dạng thảm thực vật.44
3.3 Định hướng sử dụng hợp lý và phát triển bền vững hệ sinh thái RNM
huyện Tiên Yên.50
3.3.1. Xây dựng quy hoạch chi tiết và đồng bộ để phát huy những giá trị và chức
năng đa dạng của rừng ngập mặn .50
3.3.2. Xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá hiện trạng rừng.50
3.3.3. Thực hiện các chương trình phục hồi rừng ngập mặn, phù hợp với điều kiện
tự nhiên và diễn thế sinh thái.51
3.3.4. Giám sát tác động môi trường nước của hệ sinh thái.53
3.3.5. Các giải pháp về kinh tế – xã hội .54
3.3.6. Phát triển du lịch sinh thái.55
3.3.7. Bảo tồn giá trị đa dạng sinh học .56
3.3.8. Nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị HSTRNM cho các nhà quản lý ở cấp
địa phương, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư vùng RNM.56
KẾT LUẬN.58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .59
92 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý và phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc có khu phân bố phủ lên vùng nghiên cứu.
25
+ Đánh giá tính đa dạng sinh học thành phần loài, đặc trưng cấu trúc thành
phần loài của hệ thực vật. Tính đa dạng về các mối quan hệ giữa hệ thực vật vùng
nghiên cứu với các hệ thực vật khác, nhằm khẳng định tính độc đáo của hệ thực vật
có hoặc không.
+ Đánh giá tính đa dạng về yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật vùng nghiên
cứu dựa trên sự phân tích nơi tập trung cao nhất ranh giới các khu phân bố của các
taxon thực vật bậc loài. Các phân tích của tác giả tiến hành theo qui luật khu phân
bố địa lý và phân vùng địa lý thực vật, các quan niệm này thống nhất với kết quả
phân tích yếu tố địa lý hệ thực vật Bắc Việt Nam (kéo dài tới vĩ tuyến 12) của Pocs’
T. (1965).. Các dẫn liệu này góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ đa dạng và sự giao
thoa phức tạp giữa hệ thực vật vùng nghiên cứu với các hệ thực vật khác.
+ Đánh giá tính đa dạng bản chất sinh thái hệ thực vật. Các nguyên tắc đánh giá
dựa trên sự phân chia dạng sống thực vật của Raunker (1937).
Người đầu tiên đưa ra cách phân loại dạng sống là C. Raunkiaer, sau này được
gọi là Raunkiær's plant life forms (phổ dạng sống của Raunkiaer – 1934) . Sau này
dạng sống của C. Raunkiaer được vận dụng cho nghiên cứu hệ thực vật và chi tiết
hóa thêm như sau:
A.Phanerophytes (Ph): Là cây chồi trên, có chồi tái sinh cách mặt đất từ
25cm trở lên
1. Megaphanerophytes: Là cây gỗ cao từ 25m trở lên
2. Mesophanerophytes: Là cây gỗ cao từ 8m – 25m
3. Microphanerophytes: Là cây gỗ dạng bụi và cây bụi cao từ 2m – 8m
4. Nanophanerophytes: Là cây bụi lùn, cây thảo hoá gỗ cao từ 25 cm – 2m
5. Epiphytes: Gồm các loài bì sinh sống lâu năm trên thân, cành cây và bám
trên đá...
6. Liannes: Cây chồi trên dạng dây leo thân hoá gỗ hoặc thân thảo.
7. Herbaceous: Cây chồi trên thân thảo hóa gỗ
B. Chamaephytes (Ch): Cây chồi thấp cách mặt đất dưới 25 cm
C. Hemicryptophytes (He): Cây có chồi nằm sát mặt đất, được lá khô che phủ bảo vệ
D. Cryptophytes (Cr): Chồi nằm dưới đất hay đất dưới nước
26
E.Therophytes(Th): Cây sống một năm, tái sinh bằng hạt
+ Đánh giá tính đa dạng và mức độ giàu loài quý hiếm ( theo IUCN, trong sách
đỏ Việt Nam, 2007), loài có giá trị tài nguyên. (theo”Tài nguyên thực vật Đông
Nam Á - Prosea, 1995”)
2.2.3. Phương pháp viễn thám, hệ thống thông tin địa lý
Phương pháp này được sử dụng trong việc thành lập bản đồ thảm thực vật.
Phần mềm được sử dụng để thiết lập các lớp thông tin là Mapinfo 15.0 được hỗ trợ
và liên kết với các tính năng của Window 7. Tư liệu được dùng là bản đồ địa hình
số hóa dưới dạng shape files có thể truy xuất cho các phần mềm ARC GIS và
Mapinfo, tỷ lệ gốc 1/50.000 và 1/ 25 000, định dạng trong hệ qui chiếu WGS – 84
tích hợp với lưới chiếu UTM và lưới chiếu VN 2000 theo qui chuẩn Việt Nam. Các
lớp thông tin được xử lý như là các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, trong
một bộ cơ sở sữ liệu của GIS. Về quy trình thành lập bản đồ, chúng tôi vận dụng
quy trình Kuchler (1967) với những bước như sau:
Bước 1: Thu thập các tư liệu đã công bố liên quan khu vực nghiên cứu về địa
hình, khí hậu, thủy văn, thực vât dựa vào các điều kiện tự nhiên trong vùng, kết
hợp với việc giải đoán ảnh vệ tinh, tiến hành định loại và phân tích bước đầu các
đối tượng của lớp phủ thực vật. Xây dựng khóa giải đoán sơ bộ và bản đồ phân tích
vùng khóa.
Bước 2: Tiến hành thực địa khảo sát vùng nghiên cứu, lập tuyến khảo sát,
kiểm tra các đối tượng đã được định loại bước đầu trên ảnh, tiến hành mô tả và thu
nhập số liệu về thành phần, đặc điểm, cấu trúc của đối tượng, hiệu chỉnh ranh giới
của đối tượng trên ảnh viễn thám, lập khóa giải đoán.
Bước 3: Hiệu chỉnh khóa giải đoán, kết hợp tư liệu thu thập trước và trong quá
trình thực địa để thành lập bản đồ lớp phủ thực vật trên ảnh vệ tinh. Đồng thời số hóa
các lớp thông tin về giao thông, thủy văn, địa hình trên phần mềm Mapinfo 15.0
Những nội dung chính trong qui trình là:
+ Tổ chức thông tin theo các tập tin, phân tích và nhập số liệu từ raster ảnh vệ tinh
+Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng
+Tạo lớp thông tin chuyên đề thảm thực vật theo bảng phân loại thích hợp
27
+ Phân tích các thuộc tính trong bảng chú giải
+ Các thuộc tính cấu trúc từng quần xã
+ Liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ, tạo cơ sở dữ liệu
chồng ghép theo tiêu chí nhất định
+ Các phương pháp xử lý GIS: phân loại, nội suy, tích hợp các lớp thông tin,
các thuật toán tạo mô hình thích ứng với mục đích nghiên cứu, trả lời các câu hỏi
liên quan tới thảm thực vật và định hướng sử dụng hợp lý
+ Liên kết chồng xếp các lớp thông tin địa lý để xử lý GIS và tạo bản đồ tổng
hợp cuối cùng
+ Biên tập, thiết kế trình bày cho in ấn
28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát đánh giá nhân tố sinh thái hình thành đa dạng sinh học
thực vật
3.1.1. Nhân tố sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh được xác định
trong phạm vi vùng triều ít sóng, chịu sự bồi lắng mạnh của các sườn dốc vùng núi
phía tây của huyện với vật chất bồi tụ thô, nhiều cuội sỏi nhỏ, tầng cát bùn nông
thuận lợi cho sự phát triển các loài thực vật ngập mặn với chiều cao tương đối thấp,
chịu được độ mặn trung bình.
Ngoài ra còn có vùng đất phù sa sông là dải đất hẹp chạy dọc theo các con
sông như Tiên Yên, Phố Cũ, Ba Chẽ và một số nhánh sông khác, thành phần cơ giới
chủ yếu là cát pha, bùn cát, cũng có diện tích tương đối (như ở huyện Tiên Yên là
trên 1100 ha). Vùng đất phù sa sông cũng có về tiềm năng lớn cho phát triển rừng
ngập mặn, lợ, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Khu vực Tiên Yên nằm trong vịnh Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ
khí hậu của lục địa, vịnh Bắc Bộ và các vùng lân cận. Khí hậu khu vực này thuộc
kiểu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng và ẩm (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10),
mùa đông khô và lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Chế độ thuỷ triều chủ yếu là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Trong vịnh
Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo hướng bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa
đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta, nhiệt độ có khi xuống tới 13°C.
Nhiệt độ nước biển trung bình khoảng 20,5 - 21,5°C, cao nhất từ 23,5 -
24,5°C, trung bình thấp nhất khoảng 18 - 19°C. Tất cả các điều kiện đó thuận lợi
cho các loại cây thường xanh chịu ngập mặn phát triển và hình thành các quần xã
rừng ngập mặn thường xanh che phủ các diện tích vùng triều thích hợp.
Hệ sinh thái RNM chiếm diện tích khoảng 6400 ha, gồm các quần xã thực
vật ngập mặn phân bố ở 4 khu vực chính: khu vực ven các bờ đê và bờ đầm; khu
vực trong các đầm nuôi thủy sản; khu vực các bãi triều; khu vực các bãi lầy thụt.
Thảm thực vật RNM nguyên sinh ít bị tác động ở khu vực này cây cao nhất cũng
29
chỉ 8 - 10 m như Vẹt dù, Đâng, Mắm biển. Các bãi triều ở Mũi Chùa, cửa sông Tiên
Yên, cửa sông Ba Chẽ có RNM phát triển mạnh với các loài phổ biến như Đâng,
Vẹt dù, Mắm biển, Trang
Khu hệ động vật RNM rất đa dạng và phong phú, riêng tại RNM Đồng Rui
đã phát hiện: động vật phù du 14 loài, Thân mềm 76 loài và 34 họ, Cá 73 loài và 36
họ, Tôm 21 loài và 3 họ... Trong đó, có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: tôm
sú Penaeus monodon, tôm he Nhật Bản Penaeus japonicus, tôm rảo Metapenaeus
ensis, ốc mút Cerithidea spp., ốc ngọt Nerita spp., vạng Mactra spp., mực ống
Loligo spp., mực nang Sepia spp, mực nang vân hổ Sepia pharaonis, mực ống Bê
ka Loligo beka, sò huyết Anadara granosa, sò lông Anadara subcrenata, ngao
Meretrix meretrix, cá cơm thường - Stolephorus commersonii, cá lẹp quai (cá rớp) -
Thryssa hamiltonii,...
Trong các bãi triều, chủ yếu tồn tại các RNM với chiều cao thấp chủ yếu là
những loài như Sú - Aegiceras corniculatum (L.) Blanco, Trang - Kandelia obovata
Sheue Liu &Yong, Đước - Rhizophora apiculata Blume, Vẹt dù - Bruguiera
gymnorrhiza (L.) Lam., Đâng - Rhizophora stylosa Griff., Mắm biển - Avicennia
marina (Forsk.) Veirh, Đại diện cho các loài thực vật phù du trong sinh cảnh này
là Rhizosolenia setigera Brightwell, Chaetoceros brevis Schiill, Chaetoceros
compresus Lauder, Chaetoceros decipiens Cleve,
Trong khu hệ động vật, các loài thường gặp: sò (Arca), ngao (Meretrix), vẹm
(Mytilus), hàu (Ostrea), phi (Sanguinolaria), ngán (Cyclina), vạng (Mactra), don
(Glaucomya), dắt (Aloidis), tu hài (Lutraria), ốc đĩa (Nerita)
Trên các vùng cửa song, phổ biến các loài Ô rô (Acanthus ilicifolius), Sậy
(Phragmitea karka), Bần chua (Sonneratia caseolaris). Phân tích thành phần các
loài thực vật phù du trong thủy vực này cho thấy các loài ưu thế là: Cyclotella
kuetzingina Thw., Melosira dubia Kutz, Melosira granulata (Erh.) Ralfs Melosira
nummuloides (Dilw.) Agardh, Rhizosolenia longiseta Zacharias, Chaetoceros
abnomis Lauder,
Về khu hệ động vật, chiếm ưu thế vẫn là những loài thuộc bộ Copepoda,
Cladocera, ngoài ra còn gặp ấu trùng các nhóm thân mềm Mollusca, giun nhiều tơ
30
Polychaeta. Các ĐVPD thường gặp ở cửa sông như:: Schmackeria bulbosa, S.
gordioides, Mesocyclops leuckarti, Microcyclops varicans, Diaphanosoma sarsi, D.
leuchtenbergianum, Moina dubia, Paracalanus aculeatus, Temora turbinata,
Temora turbinata Thường gặp các nhóm cá gần bờ như: cá trích, cá nục, cá lầm,
cá song, cá tráp, cá mối, cá chai, cá dìa, cá bơn
Trước khi có sự tác động của con người, dưới ảnh hưởng của các điều kiện
tự nhiên ở trên, tất cả các khu vực nghiên cứu đều đã hình thành và bao phủ bởi các
quần xã rừng râm thường xanh ngập mặn, rừng râm trên các diện tích cửa sông, các
bãi triều và trên cát ven biển.Đây là một trong những trung tâm phong phú đa
dạng sinh học của đất ngập nước vùng Đông Bắc nước ta.
3.1.2. Nhân tác
Khu vực Tiên Yên có nhiều diện tích RNM chạy dọc bờ biển, đặc biệt rộng
là ở khu vực Đồng Rui của huyện Tiên Yên. Hệ sinh thái RNM nơi đây là nơi cư trú
của nhiều loài hải sản, có tiềm năng lớn về thức ăn và nguồn giống cho việc phát
triển nuôi thủy sản trong các đầm nuôi có đê cống. Các đầm nuôi được hình thành
một phần do việc khai phá một phần diện tích RNM, một diện tích đất nằm ở tuyến
cao triều cũng được sử dụng cải tạo thành các đầm nuôi với các đê cống thông ra
vùng triều. Người dân địa phương ở đây vẫn chủ yếu khai thác hải sản trực tiếp trên
các bãi triều tự nhiên hoặc khoanh vùng để lưu giữ hải sản theo phương thức quảng
canh như điển hình ở Đồng Rui, chưa xây dựng được hệ thống nhân nuôi những
loài hải sản có giá trị ngay tại sinh cảnh tự nhiên của chúng.
Theo quy hoạch đến năm 2015, Quảng Ninh sẽ có 7 khu công nghiệp ven
biển, trong đó có khu công nghiệp cảng biển Hải Hà có diện tích lên tới 4.499ha.
Toàn bộ diện tích các khu công nghiệp này đều là vùng đất ngập nước có giá trị về
đa dạng sinh học, là hệ thống màng lọc tự nhiên đối với các nguồn ô nhiễm ven bờ
ra biển. Việc phát triển các khu công nghiệp sẽ làm mất đi hàng nghìn ha RNM, bãi
triều, mất đi hệ sinh thái và đang đứng trước nguy cơ bồi lắng luồng lạch. Bên cạnh
đó, việc các khu công nghiệp hoạt động kéo theo nguy cơ suy giảm chất lượng nước
ven biển do chất thải, nước thải. Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường hàng năm
cho thấy, vùng dấu hiệu ô nhiễm môi trường cục bộ vùng ven biển đặc biệt là gần
31
các khu đô thị và khu công nghiệp: váng dầu loang vượt giới hạn cho phép; hàm
lượng chất thải lơ lửng khu vực ven bờ cao, hàm lượng BOD, COD đều tăng.
Hiện nay, việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản tại đây chủ yếu mang tính tự
phát, thiếu sự phối hợp đồng bộ với các giải pháp phương tiện đánh bắt, về con
giống, thức ăn, thị trường, bảo vệ môi trường, nguồn lợi, dẫn đến việc đánh bắt quá
mức và làm suy giảm điều kiện sống của nhiều loài hải sản có giá trị, làm cạn kiệt
nguồn lợi sinh vật.
Tất cả các hoạt động kinh tế xã hội của con người tại khu vực này đang tác
động ngày càng mạnh vào hệ sinh thái tự nhiên của khu vực, nhiều dienj tích rừng
ngập mặn tự nhiên đã và đang bị thu hẹp diện tích, bị phá vỡ cấu trúc và đứng trước
sự suy giảm nhanh chóng đa dạng sinh học. Đây là một trong những nhân tố cần
được tính đến khi hoạch định phát triển kinh tế xã hội bền vững.
3.2. Đa dạng sinh học hệ thực vật hệ sinh thái rừng ngập mặn cửa sông
ven biển huyên Tiên Yên:
3.2.1. Đa dạng loài thực vật:
Hệ sinh thái rừng ngập mặn trong khu vực nghiên cứu được giới hạn bởi các
quần xã thực vật từ vùng đất chịu ảnh hưởng của thủy triều bờ cát, dải đất ven biển,
cửa sông đến các vùng đất ngập nước mặn ven biển. Hệ thực vật tạo thành các quần
xã này là tập hợp tất cả các loài thực vật gặp trong vùng nghiên cứu nhất định, sống
trong mọi sinh cảnh. Theo qui ước truyền thống, hệ thực vật chỉ bao gồm các loài
thực vật bậc cao có mạch bời vì:
- Những loài này đóng vai trò thống trị trong hầu hết các quần xã thực vật
khác nhau của hệ sinh thái
- Mức độ nghiên cứu các loài thực vật bậc cao có mạch đầy đủ hơn, chi tiết
hơn rất nhiều so với các loài thuộc các ngành thực vật bậc thấp và nấm.
Theo quan niệm trên, kết quả khảo sát thực địa và kế thừa tài liệu của các
công trình nghiên cứu trước đây (Phan Nguyên Hồng, 2005) cho thấy thành phần
loài thực vật nơi đây khá phong phú đa dạng với 386 loài 271 chi và 91 họ. Nếu so
sánh với hệ thực vật ngập mặn tỉnh Thái Bình (một hệ thực vật có điều kiện sống
tương tự) thì số loài nhiều gần gấp 1,5 lần (Trần Văn Thụy 2005). Điều này cho
32
thấy hệ thực vật ở đây được hình thành bởi các điều kiện tự nhiên khá lâu đời và ổn
định trước khi chịu tác động bởi con người trong khi những điều kiện tương tự ở
ven biển đồng bằng sông Hồng có tuổi tự nhiên trẻ hơn nhiều do các hoạt động khai
hoang lấn biển diễn ra liên tục.
Thành phần loài thực vật phong phú đa dạng không chỉ là nguồn gien tự
nhiên quý, ổn định lâu dài mà còn là sự thành tạo các quần xã rừng khá vững chắc
duy trì sự ổn định cho hệ sinh thái, giảm thiểu tai biến môi trường và tạo các sinh
cảnh phong phú trong khu vực.
3.2.2. Đa dạng cấu trúc hệ thống hệ thực vật
Hệ thống hệ thực vật ngập mặn ven biển cửa sông huyện Tiên Yên được tạo
thành bởi 386 loài thực vật bậc cao có mạch của 271 chi và 91 họ, chúng được phân
bố trong 3 ngành thực vật như trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đa dạng các taxon của hệ thực vật ngập mặn Tiên Yên
TT
Tên ngành Họ Chi Loài
Tên khoa học Tên Việt Nam
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
Số
lượng
Tỉ lệ
%
1 Polypodiophyta Ngành Dương xỉ 6 6.67 8 2.97 12 3.15
2 Pinophyta Ngành Thông 1 1.11 1 0.37 2 0.52
3 Magnoliophyta Ngành Ngọc lan 84 92.22 262 96.65 372 96.33
Tổng cộng 91 100 271 100 386 100
Là hệ thực vật đặc thù trong môi trường sống khá nghiêm ngặt nên mức độ
phong phú các loài, chi và họ tập trung chủ yếu ở hai ngành là Dương xỉ
Polypodiophyta và Ngọc Lan Magnoliophyta, trong đó ngành Ngọc Lan
Magnoliophyta luôn đóng vai trò thống trị tuyệt đối trong cấu trúc hệ thực vật với
các loài có số lượng thấp hơn nhiều nếu so với các hệ thực vật sống trong các điều
kiện trên cạn có các sinh cảnh phong phú hơn (Hình 3.2.).
33
Hình 3.2. Biểu đồ tương quan tỷ lệ số chi, loài, họ trong các ngành thực vật vùng
nghiên cứu
Ngành Thông chỉ có 02 loài chủ yếu là loài cây trồng được mang từ nơi khác
đến, ngành Dương xỉ có 6 loài trong đó tham gia rừng ngập mặn thực sự chỉ có 1
loài Ráng biển Acrostichum aureum L. Những loài khác sống rải rác ven bờ nơi đất
nhiễm mặn, thường ít phát triển thành thục do tính thích ứng sinh thái không cao.
Ngành Ngọc lan có 84 loài, trong đó loài ngập mặn chủ chốt gồm 19 loài của 12 họ,
chiếm 22,6% tổng số loài trong vùng nghiên cứu (Bảng 3.2.). Những loài khác
thường sống trong môi trường ven bờ, cát ven biểnchịu nhiễm mặn và các loài
cây trồng (Danh lục thực vật – phần phụ lục)
Bảng 3.2. Thành phần các loài thực vật ngập mặn thực thụ tại khu vực Tiên Yên
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
1. Acanthaceae Họ Ô rô
1 Acanthus ilicifolius L. Ô rô
2. Aizoaceae Họ Rau đắng
2 Sersuvium portulacastrum L. Sam biển
3. Combretaceae Họ Bàng
3 Lumnitzera racemosa (Gaud.) Presl. Cóc vàng
4. Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
4 Excoecaria agallocha L. Giá
5. Meliaceae Họ Xoan
5 Xylocarpus granatum Koen. Xu ổi
34
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
6. Myrsinaceae Họ Đơn nem
6 Aegiceras corniculatum (L.) Blanco Sú
7. Pteridaceae Họ Chân xỉ
7 Acrostichum aureum L. Ráng biển
8. Rhizophoraceae Họ Đước
8 Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam. Vẹt dù
9 Kandelia obovata Sheue Liu &Yong Trang
10 Rhizophora apiculata Blume Đước
11 Rhizophora mucronata Poir. in Lam. Đưng
12 Rhizophora stylosa Griff. Đâng/đước vòi
9. Sonneratiaceae Họ Bần
13 Sonneratia caseolaris (L.) Engl. Bần chua
10. Rubiaceae Họ Cà phê
14 Scyphiphora hydrophyllacea Gaertn. F. Côi
11. Sterculiaceae Họ Trôm
15 Heritiera littoralis Dry. Cui biển
12. Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa
16 Avicennia marina (Forsk.) Veirh Mắm biển
17 Avicennia lanata Ridl Mắm quăn
18 Avicennia marina (Forsk) Veirh Mắm biển
19 Avicennia officinalis L. Mắm lưỡi đòng
Theo quy luật phát triển của một hệ thực vật, mức độ đa dạng và tính ổn định
của hệ thực vật thường được tính theo hệ số chi (tỷ số trung bình của số loài / số
chi) và hệ số họ (tỷ số trung bình của số chi/số họ) cũng như số loài trung bình của
một họ. Hệ thực vật vùng nghiên cứu có hệ số chi là 1,4 (trung bình có 1,4 loài
/1chi), hệ số họ 2,97 (trung bình có 2,97chi/1 họ), số loài trung bình của 1 họ là
4,24. Nếu so sánh với hệ thực vật Việt Nam (hệ số chi 4,4; hệ số họ 8,4; số loài
35
trung bình của một họ 37,9) thì các hệ số trên thấp hơn nhiều, điều này phù hợp với
quy luật phân bố của hệ thực vật và nó chỉ ra rằng hệ thực vật vùng nghiên cứu là
một trong những hệ thực vật đặc thù trong môi trường sống nghiêm ngặt, không
phong phú về sinh cảnh. Các loài trong các taxon bậc cao hơn thích nghi với môi
trường sống này rất hạn chế nên các hệ số chi, hệ số họ và số loài trung bình của
một họ không phản ánh được tính toàn vẹn của lãnh thổ đối với một hệ thực vật cụ
thể mặc dù chúng cũng là đơn vị cấu thành tính đa dạng hệ thực vật Việt Nam. Tuy
nhiên khi phân tích tỷ lệ số loài trong hai lớp Ngọc lan – Magnoliopsida và lớp
Hành – Liliopsida của ngành Ngọc Lan cho thấy tỷ lệ này là 3,08 (Bảng 3.3.), tức là
chúng vẫn tuân theo quy luật phân bố theo đới của hệ thực vật là “tỷ lệ lớp một lá
mầm giảm xuống khi đi từ vùng bắc cực đến vùng xích đạo” [De Candolle ((trích
theo Lê Trần Chấn 1999)].
Bảng 3.3. Tỷ lệ % số loài của ngành Ngọc lan – Magnoliopsida so với lớp Hành -
Liliopsida
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Số lượng loài Tỉ lệ
1 Magnoliopsida Lớp Ngọc lan 281
3,08
2 Liliopsida Lớp Hành 91
Xét về tỷ trọng 10 họ giàu loài nhất: Đối với bất kỳ hệ thực vật nào thì sự
phân tích tỷ lệ tổng số loài của 10 họ thực vật giầu loài nhất trên tổng số loài hệ
thực vật là dẫn liệu hết sức quan trọng để phân biệt bản chất sinh thái và mức độ đa
dạng loài của hệ thực vật. Đối với các hệ thực vật kém đa dạng vùng cực hoặc vùng
hàn đới, tổng số loài của 10 hộ giầu loài nhất bao giờ cũng chiếm ưu thế tuyệt đối,
thường trên 70% tổng số loài hệ thực vật, trong khi đó những hệ thực vật nhiệt đới
đa dạng phong phú thì tỷ trọng số loài của 10 họ giầu loài nhất trên tổng số loài hệ
thực vật không bao giờ vượt quá 50%. Để đánh giá mức độ quan trọng của 10 họ
giầu loài trong hệ thực vật vùng nghiên cứu, có thể so sánh vai trò của chúng giữa
hai hệ thực vật như sau:
36
Bảng 3.4. Tỷ lệ % mười họ giầu loài nhất hệ thực vật vùng nghiên cứu
STT
Tên khoa học Tên Việt Nam Số loài
Phần trăm (%) so
với tổng số loài
1 Asteraceae Họ Cúc 32 8,3
2 Poaceae Họ Lúa 26 6,7
3 Cyperaceae Họ Cói 23 5,9
4 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 19 4,9
5 Fabaceae Họ Đậu 19 4,9
6 Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa 15 3,9
7 Moraceae Họ Dâu tằm 11 2.8
8 Cucurbitaceae Họ Bí 10 2,6
9 Malvaceae Họ Bông 10 2,6
10 Lamiaceae Họ Húng 9 2,4
Tổng số loài 174 45
Bảng 3.5. Tỷ lệ % mười họ giầu loài nhất hệ thực vật Việt Nam
STT
Tên khoa học Tên Việt Nam Số loài
Phần trăm (%) so với
tổng số loài
1 Fabaceae Họ Đậu 628 5.41
2 Orchidaceae Họ Lan 621 5.35
3 Poaceae Họ Lúa 516 4.45
4 Rubiaceae Họ Cà phê 425 3.66
5 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 405 3.49
6 Cyperaceae Họ Cói 325 2.80
7 Asteraceae Họ Cúc 293 2.53
8 Lauraceae Họ Long não 244 2.10
9 Fagaceae Họ Dẻ 213 1.84
10 Acanthaceae Họ Ô rô 195 1.68
Tổng số loài 3865 37,9
37
Đối với hệ thực vật vùng nghiên cứu, mười họ thực vật giầu nhất của hệ thực
vật có tổng số loài là 174 loài chiếm tỷ trọng 45% tổng số loài hệ thực vật, trong
khi đó 10 họ giầu loài nhất của Việt Nam là 3865 loài chiếm 37,9% hệ thực vật.
So với hệ thực vật Việt Nam, tỷ trọng đó có sự thay đổi. Chỉ có 5 trong số 10
họ trùng nhau (Lúa Poaceae, Đậu Fabaceae, Thầu dầu Euphorbiaceae, Cúc
Asteraceae, Cói Cyperaceae) 5 họ không trùng là họ Cỏ roi ngựaVerbenaceae , Dâu
tằm Moraceae, Bầu bí Cucurbitaceae, Bông Malvaceae, Bạc hà (Húng) Lamiaceae.
Nếu xét tỷ trọng 10 họ giàu loài kể trên, trong hệ thực vật Việt Nam chúng chiếm
khoảng 37,9% tổng số loài đã biết của hệ thực vật. Sự khác biệt tương đối lớn này
phản ánh hệ thực vật sống trong điều kiện sinh thái khá cực đoan (ảnh hưởng của
môi trường nhiễm mặn) nên mức độ đa dạng loài của hệ thực vật kém hơn nhiều so
với hệ thực vật nhiệt đới điển hình. Tuy vậy, so với hệ thực vật ở các vùng có điều
kiện cực đoan khác (vùng hàn đới) chúng đều là những hệ thực vật nhiệt đới đa
dạng hơn nhiều và cấu thành các hệ sinh thái ngập mặn có giá trị to lớn về tài
nguyên và vai trò sinh thái môi trường.
3.2.3. Đa dạng dạng sống hệ thực vật:
Tính thích ứng sinh thái của thực vật được hiểu là sự đa dạng về dạng sống nhằm
thích ứng được với các điều kiện sống bất lợi nhất cho chúng để tồn tại và lặp lại
chu kỳ sinh trưởng. Để đánh giá được bản chất sinh thái của hệ thực vật cần phải
tiến hành đánh giá phân loại dạng sống của các loài thực vật và phổ dạng sống do
chúng tạo thành. Trên cơ sở thu thập số liệu và mẫu vật thực vật và xác định dạng
sống của từng loài chúng tôi đã thống kê trong bảng danh lục [phần phụ lục] và xác
định tỷ lệ dạng sống các loài trong hệ thực vật vùng nghiên cứu như sau:
Bảng 3.6. Tỷ lệ dạng sống các loài trong hệ thực vật vùng nghiên cứu
Dạng sống Số lượng Tỷ lệ %
Ph 105 26.25
Ch 40 10.50
He 99 25.98
Cr 59 15.49
Th 83 21.78
Tổng 386 100.00
38
Từ số liệu thống kê trên, phổ dạng sống sơ bộ của hệ thực vật Ba Vì được xác
lập như sau:
26,25 Ph + 51,97 (10,5Ch +25,98 He +15,49 Cr) + 21,78 Th.
So với phổ dạng sống hệ thực vật Bắc Việt Nam do Pocs.T. (1965) xây
dựng (52,21 Ph + 40,68 (Ch + Hm + Cr) + 7,11Th), nhóm cây chồi trên (Ph) thấp
hơn rất nhiêu trong khi các nhóm dạng sống còn lại và cây 1 năm (Th) cao hơn. Sự
sai khác này thể hiện các đặc điểm sau:
- Sự không đồng đều của các nhóm cây trong các dạng sống phụ thuộc bởi
sự phân hoá các điều kiện tự nhiên, nơi sống của hệ thực vật vùng nghiên cứu ít
thích nghi cho nhiều loài cây chồi trên, chủ yếu là một số loài có khả năng chịu
ngập với hệ thống rễ chống và rễ thở phát triển
Hình 3.3. Tỷ lệ % dạng sống hệ thực vật vùng ngập mặnTiên Yên
- Tuy mức độ ưu thế các dạng sống của nhóm cây chồi trên (Ph) thuộc
ngành Ngọc lan trong đó cây thân gỗ chiếm một tỷ lệ thấp nhưng lại đóng vai trò
quan trọng cho việc thành tạo nhiều quần xã rừng ngập mặn và rừng trên đất nhiễm
mặn và là nguồn tài nguyên cây gỗ có giá trị cao nhất trong hệ thực vật về giá trị
kinh tế và chức năng sinh thái.
3.2.4. Đặc trưng các yếu tố địa lý hệ thực vật:
Theo học thuyết hệ thực vật, mỗi loài thực vật chỉ có 1 khu phân bố duy nhất, xét
vào thời điểm hiện tại, không phụ thuộc vào nguồn gốc di truyền và lịch sử tiến hóa
39
tự nhiên. Các loài trong hệ thực vật có chung một khu phân bố được gọi là một yếu
tố địa lý của hệ thực vật và thường trùng với ranh giới phân bố chung của các loài
đó. Nghiên cứu khu phân bố thực vật chỉ ra mối quan hệ của hệ thực vật được
nghiên cứu với các hệ thực vật khác và xác định tính riêng biệt của hệ thực vật đó
thông qua số lượng các loài đặc hữu và phổ yếu tố địa lý.
Trên cơ sở các mẫu thực vật thu thập, kế thừa và định loại tên các loài thực vật,
chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố địa lý thực vật. Việc phân tích các yếu tố thực
vật được thực hiện trên cơ sở thu thập các dẫn liệu phân bố hiện tại của chúng sau đó
xác định các ranh giới phân bố tương đối trùng nhau của các loài để xắp xếp chúng vào
cùng một yếu tố địa lý. Vận dụng quan điểm của Pocs’ T. (1965), chúng tôi đã tiến
hành xây dựng phổ yếu tố địa lý cho hệ thực vật vùng nghiên cứu như sau:
Bảng 3.7. Phổ yếu tố địa lý hệ thực vật ngập mặn ven biển huyện Tiên Yên
Các yếu tố địa lý
Số
loài
Tỷ lệ
%
I. Các yếu tố đặc hữu: 16.70
1 Đặc hữu Bắc Bộ 6 1.55
2 Đặc hữu Việt Na
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_67_7541_9574_1874189.pdf