Luận văn Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC, HOẠT

ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ.11

1.1. Chính quyền cấp xã - khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò.13

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của chính quyền cấp xã. .13

1.1.2. Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy nhà nƣớc.15

1.1.3. Mối quan hệ của chính quyền cấp xã với hệ thống chính trị ở cơ sở. .18

1.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. .20

1.2.1. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân. .20

1.2.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân.24

1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong điều kiện cải

cách hành chính nhà nƣớc - Yêu cầu cấp bách hiện nay. .27

1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung cải cách hành chính. .27

1.3.2. Yêu cầu khách quan của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền

cấp xã trong điều kiện cải cách hành chính nhà nƣớc. .35

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.39

Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN

CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM.40

2.1. Một số đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố Phủ Lý. .40

2.1.1. Về địa lý. .40

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .41

2.1.3. Điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội.42

2.1.4. Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế - xã hội tới chính

quyền cấp xã thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.43

pdf116 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phù hợp với từng địa bàn nông thôn, đô thị; đồng thời giữa các cấp chính quyền theo đó có thể thấy về nội dung quản lý thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trên nhiều hơn cấp dƣới, đô thị nhiều hơn nông thôn. Ví dụ nhƣ: - Quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp nhƣ sau: CQĐP cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trong 07 lĩnh vực (Điều 17, Điều 38), CQĐP cấp huyện thực hiện 6 lĩnh vực (Điều 24); CQĐP cấp xã 5 lĩnh vực (Điều 31). - Quy định nhiệm vụ chính quyền ở địa bàn đô thị nhiều hơn so với chính quyền ở địa bàn nông thôn trong cùng cấp, cụ thể: chính quyền ở phƣờng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn 06 lĩnh vực (Điều 59); chính quyền ở thị trấn thực hiện 05 lĩnh vực (Điều 66). 46 Nhƣ vậy, về cơ bản, luật Tổ chức CQĐP 2015 bƣớc đầu đã có sự phân công quản lý hợp lý. Tuy nhiên, Hiến pháp và Luật tổ chức CQĐP 2015 vẫn chỉ dừng lại ở những quy định mang tính nguyên tắc, thực tiễn hoạt động CQĐP có nhiều bất cập nhƣ: thẩm quyền quyết định ngân sách vẫn thuộc về trung ƣơng (đơn cử nhƣ quyền quyết định các sắc thuế, mức thuế suất, nhiệm vụ chi.), CQĐP chỉ đƣợc quyền quyết định đối với một số loại phí, lệ phí nhỏ mà trung ƣơng quy định khung tình trạng các cơ quan chính quyền cấp trên chuyển giao nhiệm vụ cho chính quyền cơ sở cấp dƣới theo cơ chế chuyển giao nhiệm vụ nhƣng không đảm bảo nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ đó; Hoặc chƣa đảm bảo tƣơng xứng giữa khối lƣợng tính chất công việc với địa bàn đƣợc giao. Ngoài ra các xã là cấp phải triển khai thi hành đa số các công việc liên quan đến đời sống dân sinh nhƣng việc phân bổ chính sách, tài chính chƣa thỏa đáng hình thành cơ chế xin cho giữa cấp trên và cấp dƣới với tình trạng chờ đợi hỗ trợ về tài chính; nhiệm vụ chi, quyền thu của chính quyền địa phƣơng. Ngoài ra, pháp luật cũng chƣa phân biệt rõ sự khác nhau giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, không có sự khác nhau nhiều về chức năng, nhiệm vụ trong quản lý mặc dù xét về đặc điểm hay tính chất hoạt động thì chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn hoàn toàn khác nhau. Do đó, việc cung cấp dịch vụ công về cơ bản chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý khi mà đồng nhất quản lý đô thị với nông thôn. Những vấn đề đô thị phải giải quyết đều là những vấn đề phức tạp đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng kịp thời nhƣ: cấp thoát nƣớc, xử lý rác thải, ô nhiễm môi trƣờng, an toàn giao thông đô thị. Việc thực hiện Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với đơn vị hành chính cấp xã; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị 47 quyết 37/NQ-TW 2018 của Bộ Chính Trị ngày 24 tháng 12 năm 2018 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo đó: xã có dân số từ 8 nghìn ngƣời trở lên, diện tích tự nhiên từ 30km2 trở lên; phƣờng có dân số từ 7 nghìn ngƣời trở lên, diện tích tự nhiên 5,5 km2 trở lên; thị trấn có dân số từ 8 nghìn ngƣời trở lên, diện tích tự nhiên từ 14 km2 trở lên [51]. Đối chiếu với quy định và từ Bảng số liệu thống kê diện tích và Dân số trên địa bàn thành phố Phủ Lý năm 2018 (Phụ lục 1), toàn thành phố hiện có: - Về số dân: + Có 08 xã khu vực ngoại thị chƣa đạt tiêu chuẩn về số dân là xã Kim Bình, xã Liêm Chung, xã Liêm Tiết, xã Liêm Tuyền, xã Tiên Hiệp, xã Tiên Hải, xã Tiên Tân và Trịnh Xá, trong đó riêng xã Tiên Hải và Liêm Tuyền chƣa đạt đƣợc 50% tiêu chuẩn về số dân. + Có 01 phƣờng khu vực nội thị chƣa đạt tiêu chuẩn về số dân là phƣờng Lam Hạ. - Về diện tích: + Tất cả các xã khu vực ngoại thị của thành phố Phủ Lý chƣa đạt tiêu chuẩn về diện tích. + Có 9/11 phƣờng khu vực nội thị chƣa đạt tiêu chuẩn về diện tích là Châu Sơn, Hai Bà Trƣng, Liêm Chính, Lƣơng Khánh Thiện, Minh Khai, Quang Trung, Thanh Châu, Thanh Tuyền, Trần Hƣng Đạo, trong đó có 4 phƣờng không đủ 50% tiêu chuẩn là phƣờng Hai Bà Trƣng, Lƣơng Khánh Thiện, Minh Khai và Trần Hƣng Đạo. Theo đó, thành phố Phủ Lý có 01 đơn vị cấp xã không đạt ở cả 02 tiêu chí về số dân và diện tích là xã Tiên Hải. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 18, mục tiêu sáp nhập đơn vị hành hính cấp xã chƣa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định; thôn xóm, tổ phố có số hộ ít nhằm giảm số lƣợng đầu mối cấp xã, cấp thôn, giảm số lƣợng cán bộ công chức cấp xã, ngƣời hoạt động không chuyên trách cấp xã, cấp thôn, giảm chi ngân sách. Cùng với đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy vai trò tự quản, tự chủ, hiệu quả huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cƣ trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Theo Chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy Hà 48 Nam và Thành ủy thành phố Phủ Lý về thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 18, đến năm 2021, cơ bản hoàn thành sắp xếp, sáp nhập, thu gọn hợp lý xã chƣa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số và diện tích tự nhiên; sáp nhập các thôn, tổ dân phố có số hộ gia đình chƣa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định. Hiện các thôn xóm đã họp, xây dựng phƣơng án sáp nhập trên cơ sở bảo đảm tôn trọng phong tục, tập quán, nếp quen trong sinh hoạt cộng đồng của từng địa bàn dân cƣ. Cùng với nắm bắt tƣ tƣởng cán bộ đảng viên, cấp ủy, chính quyền các cấp của thành phố tập trung tuyên truyền, giải thích để nhân dân hiểu rõ chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, mục đích, yêu cầu cũng nhƣ giải pháp, lộ trình thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 18, từ đó có sự đồng thuận, ủng hộ trong quá trình triển khai thực hiện. Mặt khác, luôn phải bám sát cơ sở, tăng cƣờng đôn đốc, kiểm tra, giám sát bảo đảm quá trình sáp nhập, thành lập các đơn vị hành chính cấp xã, thôn xóm, tổ phố mới phải theo đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý, điều hành toàn diện của cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò hƣớng dẫn, vận động thực hiện của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Bảo đảm thực hiện thống nhất việc sáp nhập đầu mối đơn vị với kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức đảng, mặt trận, các tổ chức đoàn thể. 2.2.1. Thực trạng về tổ chức hoạt động và nhân sự HĐND xã 2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của HĐND cấp xã Sơ đồ 2.1: Tổ chức HĐND cấp xã 49 HĐND cấp xã có thƣờng trực HĐND gồm: 01 chủ tịch, một phó chủ tịch HĐND, 02 ban là ban Pháp chế và ban Kinh tế - xã hội, các đại biểu HĐND. Thƣờng trực HĐND cấp xã: Thƣờng trực HĐND là cơ quan thƣờng trực của HĐND thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức CQĐP 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo trƣớc HĐND. Trên tinh thần đó, thƣờng trực HĐND đƣợc xác định là cơ quan thƣờng trực của HĐND, giữ vai trò quan trọng trong triệu tập, tổ chức kỳ họp của HĐND; chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của các ban HĐND; tổ chức và hỗ trợ hoạt động của các đại biểu HĐND, giữ mối liên hệ công tác giữa HĐND với cử tri và các cơ quan nhà nƣớc khác. HĐND ở nƣớc ta không hoạt động thƣờng xuyên, mỗi năm họp thƣờng lệ 2 kỳ, mỗi kỳ vài ngày, do vậy, đối với HĐND thì vị trí của thƣờng trực HĐND là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng hoạt động của HĐND. Thành viên thƣờng trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp. Thƣờng trực HĐND cấp xã đƣợc kiện toàn gồm Chủ tịch HĐND và 01 phó chủ tịch HĐND. Để đảm bảo hoạt động của HĐND đƣợc thƣờng xuyên và hiệu quả hơn, Luật Tổ chức CQĐP 2015 đã quy định cứng về số lƣợng Phó chủ tịch HĐND cấp xã, cụ thể đều đƣợc bố trí là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, tuy nhiên trên thực tế, để đảm bảo chất lƣợng của HĐND cũng có xã bố trí Chủ tịch HĐND và phó Chủ tịch HĐND đều là đại biểu hoạt động chuyên trách. Điều 104 Luật Tổ chức CQĐP 2015 có quy định về nhiệm vụ quyền hạn của thƣờng trực HĐND. Bên cạnh nhiệm vụ, quyền hạn của thƣờng trực HĐND, Luật Tổ chức CQĐP 2015 còn quy định cụ thể hơn nữa về hoạt động của Thƣờng trực HĐND thông qua các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thƣờng trực HĐND (Điều 105) và quy định về phiên họp của Thƣờng vụ HĐND (Điều 106); tiếp công dân của thƣờng trực HĐND (Điều 107). So với Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003, luật Tổ chức CQĐP 2015 đã tăng cƣờng vai trò của Thƣờng trực HĐND khi quy định về kỳ họp của Thƣờng trực HĐND [80]; vai trò điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban HĐND và chỉ đạo 50 hoạt động của các Ban. Quy định này đã làm rõ hơn nữa mối quan hệ giữa Thƣờng trực và các Ban của HĐND, tạo thuận lợi để Thƣờng trực HĐND phát huy tốt vai trò của mình và tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung. Đặc biệt, nhận thấy đặc thù riêng biệt của HĐND cấp xã nên Luật đã có quy định mới tăng tính dân chủ trực tiếp của nhân dân địa phƣơng, cụ thể khi có đơn yêu cầu có chữ ký của trên 10% tổng cử tri trên địa bàn thì Thƣờng trực HĐND có trách nhiệm tổ chức kỳ họp HĐND bất thƣờng [80]. Ban của HĐND cấp xã: Ban của HĐND cấp xã là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo, nghị quyết, báo cáo, đề án trƣớc khi trình HĐND, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách niệm và báo cáo công tác trƣớc HĐND. Cũng giống nhƣ Quốc hội, HĐND muốn hoạt động tốt thì phải tăng cƣờng hoạt động của các ban. Theo quy định của pháp luật hiện hành, HĐND xã có 2 ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của HĐND xã, phƣờng, thị trấn gồm có Trƣởng ban, một Phó trƣởng ban và các Ủy viên (số lƣợng ủy viên từ 3-5 ngƣời). Số lƣợng Ủy viên của các Ban của HĐND do HĐND cấp xã quyết định. Trƣởng ban, Phó trƣởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND cấp xã hoạt động kiêm nhiệm. Căn cứ theo sự phân công nhiệm vụ trong Thƣờng trực HĐND cấp xã, có thể tổng hợp lại nhƣ sau: - Chủ tịch HĐND xã, phƣờng chủ yếu đảm nhận các công việc: Lãnh đạo hoạt động thƣờng xuyên của Thƣờng trực HĐND xã, phƣờng; chịu trách nhiệm trƣớc HĐND xã, phƣờng về hoạt động của HĐND xã, phƣờng và hoạt động của Thƣờng trực HĐND xã, phƣờng; Đại diện HĐND xã, phƣờng trong quan hệ công tác với các cơ quan Nhà nƣớc cấp trên, với Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp và công dân ở địa phƣơng. Giữ mối liên hệ giữa Thƣờng trực HĐND xã với Thƣờng trực Đảng ủy xã, phƣờng; Chịu trách nhiệm trƣớc Thƣờng trực HĐND thành phố, UBND thành phố, Ban Thƣờng vụ Đảng ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ xã, phƣờng về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND 51 xã, phƣờng theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo việc thể chế hóa chủ trƣơng của Đảng, Chính phủ, pháp luật của Nhà nƣớc, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh và Thành uỷ Phủ Lý, HĐND, UBND thành phố chỉ đạo xây dựng và thực hiện chƣơng trình hoạt động của HĐND xã, phƣờng hàng năm và cả nhiệm kỳ; Chủ tọa các kỳ họp HĐND xã, phƣờng; chủ trì các phiên họp Thƣờng trực HĐND xã, phƣờng; Phân công nhiệm vụ cho Phó Chủ tịch HĐND để đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên của Thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND xã, phƣờng theo quy định; Trong quá trình làm việc, Chủ tịch HĐND xã, phƣờng trực tiếp trao đổi ý kiến với Phó Chủ tịch HĐND để tổ chức triển khai thực hiện theo nhiệm vụ đƣợc phân công cho đồng chí Phó Chủ tịch HĐND xã, phƣờng. Chủ tịch HĐND xã, phƣờng ủy quyền cho Phó Chủ tịch HĐND xã, phƣờng giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền, điều hành công việc hàng ngày của Thƣờng trực HĐND, phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của HĐND xã, phƣờng theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp hoặc những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thƣờng trực HĐND. Trực tiếp phụ trách việc nâng cao chất lƣợng kỳ họp HĐND và hiệu quả hoạt động của HĐND, của đại biểu HĐND. Chỉ đạo, phân công việc tổ chức tiếp công dân của Thƣờng trực HĐND xã, phƣờng; Ký các loại văn bản: Trực tiếp ký các Nghị quyết, biên bản kỳ họp HĐND, kết quả bầu cử đại biểu HĐND. - Phó chủ tịch HĐND đảm nhiệm các công việc: Đôn đốc, chỉ đạo, điều hành hoạt động của các Ban của HĐND, chỉ đạo hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND xã. Giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan khối kinh tế, các cơ quan thông tấn báo chí; Khi đƣợc chủ tịch HĐND ủy quyền thì: Chủ trì các phiên họp thƣờng kỳ hoặc đột xuất của Thƣờng trực HĐND xã; chủ trì họp giao ban giữa thƣờng trực HĐND xã với các Ban của HĐND, tổ trƣởng tổ HĐND xã , văn phòng HĐND và UBND; chỉ đạo thực hiện công tác tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND xã; tổ chức hội nghị giao ban, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của HĐND, các Ban của HĐND với Thƣờng trực HĐND; Chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí của HĐND theo quy định; giải quyết các vấn đề phát sinh giữa 2 kỳ họp của HĐND; Thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định và 52 khi đƣợc Chủ tịch HĐND xã ủy nhiệm; phụ trách cơ quan HĐND; làm chủ tài khoản nguồn kinh phí hoạt động của HĐND xã; Ký các văn bản và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch HĐND . - Trƣởng ban Kinh tế - xã hội HĐND cấp xã thực hiện các hiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch HĐND và phó chủ tịch HĐND; chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc thƣờng trực HĐND về nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc Thƣờng trực HĐND xã phân công; tham gia cùng tập thể Thƣờng trực HĐND xã chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của thƣờng trực HĐND xã theo quy định của pháp luật và Quy chế hoạt động của HĐND; chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kinh tế - xã hội HĐND cấp xã theo quy định; Tham gia chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND theo lĩnh vực phụ trách; Tổ chức thực hiện hoạt động giám sát. - Trƣởng ban Pháp chế HĐND xã: Trên cơ sở, đề xuất thành lập các Ban ở HĐND cấp xã để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã và thực tiễn đánh giá thử nhiệm ở nhiều địa phƣơng, lần đầu tiên trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, HĐND cấp xã thành lập Ban pháp chế và Ban kinh tế xã hội theo quy định của Luật Tổ chức CQĐP 2015. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai Luật thời gian quan, hoạt động của các ban này chƣa đƣợc nhiều và hiệu quả chƣa cao. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân nhƣ: các thành viên của Ban chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, phần đông là cán bộ của các cơ quan chuyên môn của UBND hoặc công tác ở UBND. Chính vì vậy, điều kiện hoạt động cả các Ban khó đƣợc đảm bảo, chất lƣợng không cao do các thành viên còn e ngại va chạm, ít có tiếng nói mạnh mẽ thể hiện vai trò của mình trong hoạt động giám sát. Thành viên của các Ban làm kiêm nhiệm nên rất khó dành thời gian cho hoạt động của Ban. Ví dụ: Tại HĐND xã Tiên Tân, Ban pháp chế của HĐND xã có 5 thành viên thì trƣởng ban do Chủ tịch MTTQ xã đảm nhiệm, Phó trƣởng ban do công chức Tƣ. Pháp – Hộ tịch đảm trách, còn 3 ủy viên thì 2 ngƣời kiêm nhiệm, 1 thành viên là bộ đội về hƣu; với cơ cấu này ngoài việc thiếu kinh nghiệm và kiến thức pháp luật nên hiệu quả công việc còn nhiều hạn chế. 53 Có thể thấy, việc thành lập Ban đối với HĐND là cần thiết, nhƣng bên cạnh việc đảm bảo về số lƣợng của các ban Ban HĐND, cần chú trọng đến chất lƣợng của Ban, cần bố trí thành viên của các Ban phải là ngƣời am hiểu lĩnh vực làm nòng cốt hoặc lựa chọn những đại biểu là trí thức có trình độ chuyên môn phù hợp tham gia hoạt động của Ban. Song song với đó, chú trọng việc đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho thành viên các ban. 2.2.1.2 Đội ngũ đại biểu HĐND * Cơ cấu thành phần đại biểu HĐND cấp xã Đại biểu HĐND là thành phần cấu thành nên tập thể cơ quan HĐND nên chất lƣợng của đại biểu chung quy vẫn là vấn đề quan trọng nhất khi nói đến vai trò, vị trí của thiết chế HĐND. Nâng cao chất lƣợng đại biểu HĐND đƣợc triển khai theo hƣớng kết hợp nhuần nhuyễn giữa yêu cầu về tiêu chuẩn và cơ cấu đại biểu, trong đó chú trọng tới chất lƣợng đại biểu, đảm bảo tính đại diện thực sự, đại biểu là ngƣời tiêu biểu cho lĩnh vực hoạt động, ngành, giới, tầng lớp nhân dân. Luật Tổ chức CQĐP 2015 quy định tiêu chuẩn của đại biểu HĐND các cấp tại Điều 7, còn số lƣợng đại biểu HĐND các cấp đƣợc quy định cụ thể cho mỗi cấp. Đối với HĐND cấp xã, số lƣợng đƣợc quy định từ 15 đến không quá 35 đại biểu theo khoản 1 Điều 32, khoản 1 Điều 60, Khoản 1 điều 67 Luật Tổ chức CQĐP 2015: - Xã, thị trấn miền xuôi có từ 4000 ngƣời trở xuống đƣợc bầu 25 đại biểu, có trên 4000 ngƣời thì cứ thêm 2000 ngƣời đƣợc bầu thêm 01 đại biểu, nhƣng tổng số không quá 35 đại biểu; - Xã, thị trấn miền núi, hải đảo có từ 3000 ngƣời trở xuống đến 2000 ngƣời đƣợc bầu 25 đại biểu, có trên 4000 ngƣời thì cứ thêm 2000 ngƣời đƣợc bầu thêm 01 đại biểu, nhƣng tổng số không quá 35 đại biểu; Xã, thị trấn có dƣới 2000 ngƣời trở xuống đến 1000 ngƣời đƣợc bầu 20 đại biểu, xã, thị trấn có dƣới 100 ngƣời thì đƣợc bầu 15 đại biểu. Phƣờng có từ 8000 ngƣời trở xuống đƣợc bầu 25 đại biểu, có trên 8000 ngƣời thì cứ thêm 4000 ngƣời đƣợc bầu thêm 01 đại biểu, nhƣng tổng số không quá 35 đại biểu. Về số lƣợng đại biểu, so với Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 không có sự thay đổi nhiều, chỉ có quy định nâng số lƣợng đại biểu HĐND các xã miền núi, 54 vùng cao và hải đảo (có số dân từ 1000 đến 2000 dân) đƣợc bầu 20 đại biểu thay vì 19 địa biểu nhƣ luật 2003. Việc xác định số lƣợng đại biểu HĐND cấp xã căn cứ vào dân số nhƣ hiện nay là hợp lý, vì dân số càng lớn thì nhu cầu đối với ngƣời đại diện của mình sẽ càng nhiều, do vậy, không nên cố định số lƣợng đại biểu trong định mức nhất định. * Đại biểu HĐND cấp xã thành phố Phủ Lý nhiệm kỳ 2016-2021: Đại biểu HĐND cấp xã thành phố Phủ Lý nhiệm kỳ 2016-2021 đƣợc thể hiện qua Bảng 2.1; Bảng 2.2; Bảng 2.3 (Nguồn: báo cáo chất lƣợng đại biểu thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam nhiệm kỳ 2016-2021. Phòng Nội vụ thành phố Phủ Lý) dƣới đây: Số đại biểu ấn định Đại biểu trúng cử Tái cử (tỷ lệ so với số ngƣời trúng cử) Tự ứng cử Số lƣợng Tỷ lệ đạt (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) 530 513 96.8 276 53,8 0 0 Bảng 2.1: Đại biểu HĐND cấp xã được bầu của thành phố Phủ Lý nhiệm kỳ 2016-2021 Số đại biểu ấn định Đại biểu trúng cử Đại biểu Nữ Đại biểu Dân tộc thiểu số Trẻ tuổi (dƣới 25 tuổi) Đại biểu là ngƣời ngoài Đảng Số lƣợng Tỷ lệ đạt (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) Số ngƣời Tỷ lệ (%) 530 513 96.8 140 27,29 13 2.4 91 17,7 4 66 12,87 Bảng 2.2: Cơ cấu thành phần đại biểu HĐND cấp xã thành phố Phủ Lý nhiệm kỳ 2016-2021 55 Tổng số đại biểu (ngƣời) Trình độ học vấn (tỷ lệ %) Trình độ lý luận chính trị (tỷ lệ %) Dƣới đại học Đại học Sau đại học Sơ cấp/ chƣa qua đào tạo Trung cấp Cao cấp 513 67 32 1 49 50 1 Bảng 2.3 Chất lượng đại biểu hội đồng nhân cấp xã thành phố Phủ Lý, nhiệm kỳ 2016-2021 Trong nhiệm kỳ 2016-2021, số lƣợng đại biểu đƣợc bầu trúng cử là 513/530 đạt tỷ lệ khá cao: 96.8%. Tỷ lệ đại biểu tái cử cũng ở mức khá cao 53,8%. Trong kỳ bầu cử không có đại biểu tự ứng cử. Về cơ cấu thành phần: Một số cơ cấu, số lƣợng phân bổ đại biểu tại một số xã, phƣờng chƣa đạt đƣợc nhƣ định hƣớng ban đầu, nhất là đại biểu nữ, cả thành phố tỷ lệ đại biêu là nữ chỉ chiếm 27,29%; Đại biểu là ngƣời dân tộc thiểu số: Do đặc thù không phải là địa bàn phân bố của các đồng bào dân tộc thiểu số, nên số lƣợng và tỷ lệ đại biểu là ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc bầu là không cao chỉ chiếm: 2.4%. Đại biểu trẻ tuổi (dƣới 25 tuổi): Tỷ lệ đại biểu dƣới 25 tuổi so với nhiệm kỳ trƣớc đã có chiều hƣớng tăng lên. Nếu nhiệm kỳ trƣớc chỉ chiếm 11,2% thì tại nhiệm kỳ này đại biểu trẻ dƣới 25 tuổi đã tăng lên và chiếm 17,7 % trong tổng số đại biểu HĐND cấp xã đƣợc bầu. Đại biểu là ngƣời ngoài Đảng trong nhiệm kỳ 2016-2021 có tăng lên nhƣng chƣa nhiều, chỉ chiếm 12,87% trong tổng số đại biểu đƣợc bầu. Về chất lƣợng đại biểu HĐND cấp xã của thành phố Phủ Lý nhìn chung có những chuyển biến theo hƣớng tích cực, việc tổ chức nhân sự có chất lƣợng cao cho 56 HĐND đƣợc chú ý, ngay từ giai đoạn hiệp thƣơng lựa chọn ngƣời ứng cử vào HĐND, chủ trƣơng của cấp ủy Đảng thành phố là ngoài việc đảm bảo cơ cấu, tỷ lệ thành phần dân tộc, giới tính hợp lý thì ngƣời đƣợc giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn trong Luật Tổ chức CQĐP 2015, trong đó chú ý lựa chọn những ngƣời có trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhờ vậy, số đại biểu có trình độ chuyên môn đƣợc nâng lên so với nhiệm kỳ trƣớc cả ở trình độ học vấn và trình độ lý luận chính trị. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, một số hạn chế vẫn còn tồn tại, cụ thể nhƣ: Sau khi tổ chức bầu cử bổ sung, số đại biểu cần bầu vẫn thiếu nhiều. Cụ thể là: Công tác quy hoạch, giới thiệu đại biểu HĐND của một số đơn vị chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, mang nặng tính cơ cấu. Đây là thực tế khá phổ biến trong cơ cấu vận hành tổ chức bộ máy của HĐND. Do đó, dù trình độ của các đại biểu HĐND có tăng so với nhiệm kỳ trƣớc, nhƣng trình độ của đại biểu có trình độ dƣới Cử nhân vẫn còn chiếm khá cao, đại biểu là thanh niên còn chƣa cao. Mặc dù Luật Tổ chức CQĐP 2015 có quy định cụ thể về tiêu chuẩn đại biểu HĐND cấp xã, nhƣng việc đồng nhất tiêu chuẩn giữa khu vực thành thị và nông thôn còn khá chênh lệch ảnh hƣởng đến chất lƣợng bộ máy và hiệu quả hoạt động của HĐND. Trong thực tiễn hoạt động của HĐND đã cho thấy cần tổ chức đại biểu HĐND thành tổ để nâng cao hiệu quả hoạt động, trao đổi chuyên môn và phối hợp trong công tác. Luật Tổ chức CQĐP 2015 Điều 117 đã bổ sung tổ đại biểu trong cơ cấu HĐND. Tổ đại biểu HĐND đƣợc quy định thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện; tuy nhiên không đƣợc thành lập tại cấp xã. Có nhiều ý kiến khác nhau về mô hình tổ đại biểu HĐND cấp xã nhƣ: thƣờng trực HĐND không có nhiều thành viên, khó theo dõi bao quát hoạt động của từng đại biểu HĐND; ngoài ra, do hoạt động tiếp xúc cử tri đƣợc thực hiện theo nhóm địa bàn ứng cử, nếu không có tổ đại biểu HĐND sẽ khó khăn trog việc thực hiện nhiệm vụ này. Cũng có ý kiến cho rằng, nếu để tổ đại biểu HĐND cấp xã tiến hành giám sát có thể gây ra tình trạng nhiều cơ quan thực hiện hoạt động giám sát, tuy nhiên, có thể lý giải rằng, nội dung giám sát của tổ đại biểu HĐND cấp xã đều có xin ý kiến của Thƣờng trực 57 HĐND trƣớc khi tiến hành nên sẽ bị “từ chối” ngay từ khi đề xuất nếu có sự trùng lặp về nội dung giám sát. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã, thời gian tới đại biểu HĐND hoạt động theo tổ đem lại hiệu quả nhƣ đề xuất nêu trên. 2.2.1.2 Hoạt động của HĐND cấp xã theo quy định hiện hành Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn đã đƣợc quy định tại Hiến pháp 2013 và luật tổ chức CQĐP 2015, HĐND cấp xã ở các địa phƣơng trên cả nƣớc đã thực hiện theo thẩm quyền đƣợc giao quyết định nhiều vấn đề tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. HĐND cấp xã thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình thông qua việc triển khai các hoạt động của các bộ phận cấu thành, đó là: hoạt động của đại biểu HĐND, của thƣờng trực HĐND, các Ban HĐND. Các bộ phận trên hoạt động thông qua các hình thức nhƣ kỳ họp (hình thức chủ yếu và quan trọng nhất), hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri (trƣớc và sau kỳ họp), chất vấn, tiếp nhận đơn thƣ của công dân và theo dõi quá trình giải quyết đơn thƣ * Kỳ họp HĐND cấp xã Các kỳ họp của HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của HĐND. Kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ HĐND bầu các chức danh Thƣờng trực, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Ban của HĐND, Lãnh đạo UBND, các Ủy viên UBND. Trong các kỳ họp, HĐND thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số các công việc quan trọng của địa phƣơng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan theo quy định. Kỳ họp HĐND có hai loại: kỳ họp thƣờng lệ và kỳ họp bất thƣờng HĐND: họp thƣờng lệ mỗi năm ít nhất hai kỳ, vào kỳ họp thứ nhất của HĐND bắt đầu nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trƣớc. Đối với các năm tiếp theo của nhiệm kỳ, theo đề nghị của thƣờng trực HĐND, ngoài các kỳ họp để giải quyết những công việc thƣờng xuyên hoặc yêu cầu đột xuất, HĐND có thể họp bất thƣờng theo đề nghị của thƣờng trực HĐND, chủ tịch UBND cùng cấp hoặc trong trƣờng hợp có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu cầu. 58 Căn cứ vào nội dung thời gian kỳ họp của HĐND các cấp khác nhau: ở cấp tỉnh từ 2 đến 5 ngày; cấp huyện từ 1,5 đến 2 ngày; cấp xã, phƣờng, thị trấn từ một buổi đến một ngày, nội dung đƣa ra xem xét quyết định tại kỳ họp HĐND đƣợc lựa chọn phù hợp với chủ trƣơng, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nƣớc và tập trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_doi_moi_to_chuc_va_hoat_dong_cua_chinh_quyen_cap_xa.pdf
Tài liệu liên quan