LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
CHO PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .3
1.1 Nhân lực chất lượng cao – yếu tố quyết định tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp khi có cạnh tranh từ đáng kể trở lên .3
1.2 Phương pháp đánh giá tình hình nhân lực chất lượng cao cho phát triển hoạt
động của doanh nghiệp.7
1.3 Các hướng giải pháp tăng thêm nhân lực chất lượng cao cho phát triển hoạt
động của doanh nghiệp.10
1.3.1 Các hướng giải pháp tăng thêm cán bộ quản lý giỏi cho phát triển hoạt
động của doanh nghiệp.11
1.3.2 Các hướng giải pháp tăng thêm chuyên gia công nghệ cho phát triển hoạt
động của doanh nghiệp.19
1.3.3 Các hướng giải pháp tăng thêm thợ lành nghề cho phát triển hoạt động
của doanh nghiệp.27
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
CỦA VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI NAM ĐỊNH.36
2.1. Đặc điểm sản phẩm - khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình hình hiệu quả
hoạt động của Viễn Thông QĐ NĐ một số năm gần đây .36
2.1.1 Các loại sản phẩm của Viễn thông quân đội Nam Định và đặc điểm của
từng loại .37
112 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá và giải pháp tăng nhân lực chất lượng cao cho phát triển hoạt động của viettel Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hình thức ràng
buộc khôn khéo để giữ chân, tăng thêm thợ lành nghề.
Sau khi trình bày các số liệu phản ánh thực trạng, tính toán trị số, so sánh
với của đối thủ cạnh tranh thành công, đánh giá đánh giá mức độ hấp dẫn của từng
nội dung của thực trạng chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ
thợ của công ty...ta tập hợp các kết quả vào bảng sau
Bảng 1.23 Tổng hợp kết quả lý giải mức độ hấp dẫn của thực trạng chính sách
hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ thợ của công ty
..
Nội dung của chính sách hỗ trợ
đào tạo nâng cao trình độ
Thực trạng
của công
ty
Thực trạng của
ĐTCT thành
công
Đánh giá mức
độ hấp dẫn
1. Số lượt người được đào tạo
nâng cao trình độ bình quân hàng
năm
2. Cơ cấu (%) các nguồn tiền chi
cho đào tạo:Cty/Người học
3. Mức độ (%) hỗ trợ
4. Suất hỗ trợ, trVNĐ
5. Tổng số tiền hỗ trợ đào tạo
nâng cao trình độ, trVNĐ; % của
GTGT
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 35
Sau khi luận giải đề xuất đổi mới từng nội dung của chính sách hỗ trợ đào
tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ thợ của công ty...ta tập hợp các kết quả vào bảng
sau
Bảng 1.24 Tổng hợp kết quả luận giải đề xuất đổi mới chính sách hỗ trợ đào tạo
nâng cao trình độ cho đội ngũ thợ của công ty
Nội dung của chính sách hỗ trợ
đào tạo nâng cao trình độ
Thực trạng
của công
ty..
Của ĐTCT
thành công 5
năm tới
Đề xuất cho
công ty. 5
năm tới
1. Số lượt người được đào tạo
nâng cao trình độ bình quân hàng
năm
2. Cơ cấu (%) các nguồn tiền chi
cho đào tạo:Cty/Người học
3. Mức độ (%) hỗ trợ
4. Suất hỗ trợ, trVNĐ
5. Tổng số tiền hỗ trợ đào tạo
nâng cao trình độ, trVNĐ
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 36
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA VIỄN
THÔNG QUÂN ĐỘI NAM ĐỊNH
2.1. Đặc điểm sản phẩm - khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình
hình hiệu quả hoạt động của Viễn Thông QĐ NĐ một số năm gần đây
Chi nhánhViettel Nam Định đuợc chính thức thành lập vào tháng 10 năm
2004 với tên gọi tiền thân là Trung tâm viễn thông Nam Định, có trụ sở tại 121 Mạc
Thị Bưởi, với quân số ban đầu là 5 người và một cửa hàng. Thời gian đầu hoạt
động, Trung tâm viễn thông Nam Định gặp rất nhiều khó khăn, thị phần thấp, cơ sở
vật chất còn thiếu thốn lại không đồng bộ, mặt bằng kinh doanh nhỏ hẹp, nhưng chi
nhánh đã từng bước vượt qua những khó khăn và dần khẳng định được mình. Hiện
nay, quân số trong biên chế của Chi nhánh là 200 người, với 10 Trung tâm viễn
thông và 12 cửa hàng trên toàn tỉnh và cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại.
Tháng 1/2007 chuyển đổi từ Trung tâm Viễn thông Nam Định lên Chi
nhánh Nam Định - Tổng Công ty Viễn thông Quân Đội.
Tháng 4 năm 2008, Chi nhánh Viễn thông Nam Định được tách thành Chi
nhánh Kỹ thuật và Chi nhánh Kinh doanh Nam Định, thực hiện hạch toán độc lập
với nhau.
Tháng 10 năm 2009, Chi nhánh Kinh doanh Nam Định và Chi nhánh kỹ
thuật Nam Định được sáp nhập thành Chi nhánh Viettel Nam Định. Chi nhánh
Viettel Nam Định - Tập đoàn Viễn thông Quân đội là đơn vị hạch toán phụ thuộc
Tập đoàn viễn thông quân đội, có con dấu và tài khoản riêng:
Tên đơn vị: CHI NHÁNH VIETTEL NAM ĐỊNH - TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG
QUÂN ĐỘI
Địa chỉ trụ sở chính: 112 – Đ.Đông A – KĐT. Hòa Vượng- P.Lộc Vượng –
Tp Nam Định
MST: 0100109106-053
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 37
Số TK ngân hàng: 480100000090888
Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam ĐỊnh
Một đặc điểm hoạt động kinh doanh của Viễn thông quân đội Nam Định là
vừa hoạt động kinh doanh lại vừa hoạt động công ích phục vụ sự chỉ đạo của Bộ
quốc phòng.
Mặt khác, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chuyên ngành viễn thông,
dịch vụ trực tuyến là phải đảm bảo thông tin luôn thông suốt, theo quy luật không
đều, khối lượng các sản phẩm thông tin biến động theo từng giờ trong ngày, trong
tuần, trong tháng, nhiều, ít chủ yếu do khách hàng sử dụng thông tin, dịch vụ quyết
định, nhưng khi có yêu cầu sử dụng thông tin thì chất lượng dịch vụ đòi hỏi phải
nhanh chóng, chính xác, an toàn, do đó thời gian sản xuất bao gồm thời gian thực tế
làm việc và thời gian thường trực.
2.1.1 Các loại sản phẩm của Viễn thông quân đội Nam Định và đặc điểm của
từng loại
Chức năng của Viễn thông quân đội Nam Định là cung cấp các dịch vụ viễn
thông, dịch vụ trực tuyến cho người tiêu dùng các dịch vụ truyền đưa tin tức khác
nhau: Internet băng rộng, thuê kênh riêng, truyền hình tương tác, quảng cáo trực
tuyến, Điện thoại IP, cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm viễn
thông cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Bản chất kinh tế của sản phẩm viễn thông
thể hiện ở tính đặc thù của một sản phẩm chuyên ngành, đó là:
Các dịch vụ hiện nay do Viễn thông quân đội Nam Định cung cấp
- Dịch vụ internet tốc độ cao (ADSL), dịch vụ internet cáp quang - FTTH
(Fiber To The Home) , Dịch vụ internet tốc độ siêu cao bằng kết nối
VDSL,..
- Dịch vụ thuê kênh riêng Data (Lease line internet, viễn thông trong nước,
VoIP doanh nghiệp, Viễn thông quốc tê, dịch vụ máy chủ,..).
- Dịch vụ truyền hình tương tác OneTV, nghe nhạc trực tuyến(.nhacso.net)
- Dịch vụ quảng cáo trực tuyến (báo điện tử Vnexpress.net, ngoisao.net).
Phối hợp và hỗ trợ các đơn vị khác để cung cấp các dịch vụ viễn thông, dịch
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 38
vụ trực tuyến khác theo nhu cầu của khách hàng
Như vậy, sản phẩm viễn thông trước hết là thông tin, là loại sản phẩm vô
hình.
Nhận dạng sản phẩm vô hình đã khó, nhận thức được các tiêu chuẩn chất
lượng của nó để để giao kết hợp đồng; kiểm soát chúng trong và sau quá trình thực
thi còn klhó hơn.
Đặc điểm này đòi hỏi cán bộ quản lý phải nhận thức, được đào tạo đủ năng
lực để tự mình tự giác thực hiện và giáo dục, điều khiển các nhân viên cam kết -
thực thi các tiêu chuẩn chất lượng của các yếu tố, các công việc của quá trình kinh
doanh dịch vụ nhằm duy trì và phát triển quan hệ kinh doanh; phát triển bền vững
hoạt động của công ty. Khi bên cung cấp không hiểu, không tự giác cam kết và thực
thi các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm vô hình, khi hiểu biết bên mua dùng
dịch vụ còn thấp và khi chưa có cạnh tranh đáng kể thiệt hại chủ yếu thuộc về phía
khách hàng. Sau đó, khi mức độ cạnh tranh và trình độ người tiêu dùng càng cao
thuê bao, doanh thu, hiệu quả của loại công ty đó giảm dần đến lúc phá sản. Đây là
lý do quan trọng của việc đào tạo cán bộ quản lý Vittel Nam Định về kỹ thuật
chuyên ngành (Điện tử viễn thông, công nghệ thông tin) và QTKD từ đại học trở
lên.
Quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ viễn thông
không tách rời nhau.
Đặc điểm này thể hiện càng rõ nét trong dịch vụ internet, trực tuyến nơi mà
quá trình truyền đưa tín hiệu - là quá trình sản xuất - được thực hiện với sự tham gia
của nhiều người, tức là quá trình sản xuất xảy ra đồng thời với quá trình tiêu thụ sản
phẩm, dịch vụ. Đặc điểm này gây nên sự ảnh hưởng không đồng đều theo thời gian
của yêu cầu phục vụ (theo giờ, ngày, tháng) đến việc tổ chức quá trình sản xuất
của Ngành nói chung và của Viễn thông quân đội Nam Định nói riêng.
Đặc điểm này đòi hỏi cán bộ quản lý phải nhận thức, được đào tạo đủ năng
lực để phối hợp hài hòa, đảm bảo đồng bộ cao giữa các yếu tố, các khâu, công
đoạn của quá trình kinh doanh dịch vụ. Đây là lý do quan trọng của việc đào tạo
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 39
cán bộ quản lý Viễn thông quân đội Nam Định về kỹ thuật chuyên ngành và QTKD
từ đại học trở lên.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ viễn thông thì thông tin là đối
tượng lao động, chỉ chịu tác động dời chỗ trong không gian.
Mọi sự thay đổi thông tin, đều có ý nghĩa là sự méo mó, mất đi giá trị sử dụng
và dẫn đến tổn thất cho người tiêu dùng.
Quá trình truyền đưa tin tức luôn mang tính hai chiều giữa người gửi và
người nhận thông tin.
Nhu cầu truyền đưa tin tức có thể phát sinh ở mọi điểm dân cư, điều đó đòi
hỏi phải hình thành mạng lưới có độ tin cậy cao, rộng khắp. Đặc điểm này của sản
phẩm, dịch vụ viễn thông chi phối, tác động và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tổ
chức sản xuất, tổ chức lao động, chất lượng nhân sự trong Ngành nói chung và
trong Viễn thông quân đội Nam Định nói riêng.
Với các đặc điểm kể trên, có thể thấy rằng sản phẩm, dịch vụ của Viễn thông
quân đội Nam Định là kết quả của một chuỗi các hoạt động đồng bộ, thống nhất
trong toàn bộ dây chuyền sản xuất sản phẩm tạo ra, là sản phẩm của tập thể, không
những là của tập thể người lao động trong nội bộ Viễn thông quân đội Nam Định
mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, tin học khác. Điều này cần
thiết phải có hệ thống hạch toán các dịch vụ thống nhất giữa các doanh nghiệp với
nhau nhằm đảm bảo nhu cầu hạch toán trong điều kiện kinh tế thị trường, đặc biệt là
đối với các doanh nghiệp cùng trong ngành viễn thông. do đặc thù ngành nghề sử
dụng các công nghệ cao, có tiêu chuẩn hóa khắt khe, nên cần có nhiều chuyên gia,
cán bộ quản lý giỏi cả hai chuyên ngành kỹ thuật và kinh tế cũng như có phẩm chất
chính trị vững vàng.
2.1.2 Các loại khách hàng của Viễn thông quân đội Nam Định và đặc điểm
của từng loại
Khách hàng của Viễn thông quân đội Nam Định là đại diện của các tổ chức cơ
quan hành chính, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các khách
hàng là người nước ngoài, các khách hàng tư nhân, cá nhân đóng trên địa bàn do
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 40
đơn vị quản lý có nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông, dịch vụ trực tuyến. Tính
đến tháng 12 năm 2012, khách hàng sử dụng các dịch vụ viễn thông, tin học trên địa
bàn Viễn thông quân đội Nam Định quản lý là
- Khách hàng là người đại diện cơ quan Hành chính sự nghiệp;
- Khách hàng là người đại diện doanh nghiệp có vốn của nước ngoài;
- Khách hàng là người đại diện doanh nghiệp của Việt Nam;
- Khách hàng là người dân
Các loại khách hàng đó còn phân loại theo trình độ, khả năng thanh toán, tuổi,
giới tính..
Hiện nay trên thị trường dịch vụ viễn thông, tin học trên địa bàn cả nước hiện
nay đã có sự tham gia cạnh tranh của 06 (sáu) nhà cung cấp dịch vụ chính là:
VNPT, Saigon PT, Vietel, FPT, CMC, và Hà nội telecom. Với sự cạnh tranh ngày
càng gay gắt của các đối thủ cung cấp dịch vụ viễn thông, tin học khác trên địa bàn,
đòi hỏi Viễn thông quân đội Nam Định không chỉ thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu
của khách hàng về mặt số lượng một cách nhanh nhất mà còn đòi hỏi các dịch vụ
đưa ra kinh doanh phải có chất lượng cao nhất.
Để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và kinh doanh đạt hiệu quả cao
Viễn thông quân đội Nam Định đang phải tập trung mọi nguồn lực nhằm phát triển,
nâng cấp mạng lưới viễn thông, tin học hiện đại và rộng khắp, không chỉ tập trung
phát triển các khu vực thành phố, khu vực đông dân cư mà phải phát triển tới cả các
khu vực trên địa bàn các tỉnh, huyện – nơi mà tốc độ phát triển kinh tế, trình độ dân
trí chưa cao so với khu vực thị trấn huyện, các quận nội thành của Tỉnh thành phố.
Khách hàng chủ yếu của Viễn thông quân đội Nam Định là người đại diện các
doanh nghiệp (thuộc mọi thành phần kinh tế), các cá nhân, các cơ quan Hành chính
sự nghiệp và người nước ngoài có trình độ sử dụng các công nghệ cao, yêu cầu về
chất lượng dịch vụ cũng rất khác nhau. Trong thời gian tính chất và mức độ cạnh
tranh tăng cao Viễn thông quân đội Nam Định muốn đứng vững và phát triển thắng
lợi thì ngoài việc phát triển, nâng cao chất lượng mạng lưới, đồng bộ các thiết bị
viễn thông hiện đại và đưa nhanh vào kinh doanh các dịch vụ viễn thông mới, thì
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 41
Viễn thông quân đội Nam Định cần phải đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nhân
lực, cần có những chuyên gia, quản lý, điều hành giỏi mới đáp ứng được, phục vụ
được yêu cầu sản xuất kinh doanh của loại hình này đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản
lý của mình không những đủ về số lượng và cơ cấu mà đội ngũ cán bộ còn phải có
trình độ giỏi chuyên môn kỹ thuật (chuyên ngành điện tử viễn thông, công nghệ
thông tin), chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành kinh tế (quản trị kinh doanh).
Như vậy, Viễn thông quân đội Nam Định có hàng chục loại khách hàng, trong
đó loại khách hàng là đại diện các tổ chức chiếm đa số. Từ đó, cán bộ quản lý của
công ty cần được đào tạo đủ kiến thức và kỹ năng để thu phục, giao kết thành công
với các đối tác là các đại diện đó. Đây là lý do nặng ký của việc đào tạo cán bộ
quản lý Viễn thông quân đội Nam Định về QTKD từ đại học trở lên.
2.1.3 Đặc điểm công nghệ kinh doanh của Viễn thông quân đội Nam Định
Công nghệ viễn thông luôn thay đổi do nhu cầu của khách hàng ngày càng đòi
hỏi cao về chất lượng dịch vụ, nên Lãnh đạo Viễn thông quân đội Nam Định cũng
xác định được yêu cầu trong việc nâng cấp mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Do đó trong thời gian qua cũng như trong những năm tới Viễn thông quân đội Nam
Định đã đầu tư trang thiết bị, đưa vào khai thác một số dịch vụ mới như : tăng tốc
độ Internet ADSL lên 8M, Và đặc biệt các công nghệ hiện đại như thiết bị chuyển
mạch thế hệ 3G, các hệ thống thiết bị truyền dẫn cáp quang tốc độ siêu cao, các hệ
thống mạng tích hợp, các ứng dụng của công nghệ mới, tiên tiến cũng được tập
trung khai thác, ứng dụng triệt để nhằm mục đích đưa đến khách hàng các dịch vụ
hoàn hảo nhất và tiện dụng nhất.
Viễn thông quân đội Nam Định được xác định là một tập đoàn kinh tế mạnh
chủ lực, với kỹ thuật và dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng của nền kinh
tế quốc dân. Vì vậy, việc áp dụng và đưa vào khai thác các công nghệ hiện đại, tiên
tiến trên thế giới để tạo ra các loại hình dịch vụ viễn thông đa dạng với chất lượng
cao nhất giúp cho khách hàng thỏa mãn nhu cầu sử dụng dịch vụ, đồng thời đóng
góp vào sự phát triển kinh tế xã hội và sự phát triển kinh tế của Tập đoàn Viettel nói
chung và của Viễn thông quân đội Nam Định nói riêng.
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 42
Công nghệ là các quá trình, giải pháp kỹ thuật sử dụng làm thay đổi các yếu tố
đầu vào như vật liệu, năng lượng, tiền vốn thành các yếu tố đầu ra như sản phẩm và
dịch vụ. Việc áp dụng các công nghệ thông tin tiên tiến vào thực tiễn sản xuất luôn
là một lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông, tin học nói chung và
Viễn thông quân đội Nam Định nói riêng vì: công nghệ thông tin tiên tiến cho phép
nâng cao được chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, đưa ra được các dịch vụ mới
thoả mãn các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo ra năng suất lao động cao
hơn, chi phí quản lý, bảo dưỡng, vận hành và khai thác hệ thống thấp hơn.
Các dạng công nghệ đã và đang được áp dụng tại Viễn thông quân đội Nam
Định hiện nay chủ yếu là các công nghệ thông tin được nhập khẩu từ nước ngoài và
thuộc loại tiên tiến trong khu vực và trên thế giới như: Công nghệ kỹ thuật số
(digital technology), công nghệ ADSL (asymmetric digital subscriber line), công
nghệ IP (internet protocol), chuyển mạch kênh, chuyển mạch gói; SDH, PDH, vòng
nội hạt (local loop)
Công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức bộ máy, cũng như tổ chức lao
động và phát triển tài nguyên nhân sự trong các doanh nghiệp. Bài học kinh nghiệm
về việc áp dụng công nghệ mới được rút ra sau hơn 15 năm đổi mới là: công nghệ
mới chỉ đạt được hiệu quả kinh tế cao khi doanh nghiệp biết lựa chọn công nghệ
mới phù hợp với thị trường, khách hàng và khi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp tương xứng với công nghệ được
lựa chọn.
Vấn đề đặt ra cho đội ngũ cán bộ quản lý không những giỏi về kiến thức công
nghệ mà cần thiết phải có kiến thức quản trị, kiến thức về marketing, tiếp thị bán
hàng.
2.1.4 Đánh giá tình hình hiệu quả hoạt động của Viễn Thông QĐ NĐ trong
những năm gần đây (2009 – 2012)
Hiệu quả hoạt động của Viễn thông quân đội Nam Định được tính toán và
nhận xét đánh giá động thái của từng chỉ tiêu qua các năm, quan hệ của các chỉ tiêu
trong từng năm và các nguyên nhân chủ yếu như ở bảng sau.
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 43
Bảng 2.1 Hiệu quả hoạt động của Viễn thông quân đội Nam Định giai đoạn
2009 - 2012
TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Lợi nhuận, tỷ VNĐ 36 42 46 75
2 Lợi nhuận/Tổng tài
sản x 100% (ROA)
0,015
0,023
0,025
0,035
Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2009 – 2012 của VTQĐNĐ
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, giai đoạn 2009 – 2012 Viễn thông quân đội
Nam Định kinh doanh hàng năm đạt lợi nhuận hàng trăm tỷ, ROA >0 tuy có tăng
dần. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của Viễn thông quân đội Nam Định thấp.
Hiệu quả hoạt động của Viễn thông quân đội Nam Định thấp chủ yếu do lãnh
đạo, quản lý còn nhiều bất cập: sức ì, kém linh hoạt trong sự thích ứng nhanh với
những biến đổi của thị trường; cơ chế huy động vốn còn bị hạn chế trong phân cấp
huy động; các cơ chế chính sách (như quy chế bộ nhiệm miễn nhiệm cán bộ, quy
chế lương, quy chế tuyển dụng, quy chế đào tạo,...) mặc dù được xây dựng rất công
phu, bài bản, đầy đủ các căn cứ từ các cơ chế chính sách của nhà nước, của đơn vị
chủ quản (Viettel) nhưng vẫn có một rào cản là vẫn chưa tạo ra được sức hấp dẫn
trong việc giữ và tăng thêm nhiều loại NLCLC cho Viễn thông quân đội Nam Định.
Trong bối cảnh thị trường viễn thông – công nghệ thông tin đã ở ngưỡng bão
hòa, lại có nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh các dịch vụ viễn thông, những
năm tới việc triển khai phát triển thuê bao dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin
ngày càng trở nên khó khăn hơn. Để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững,
Viễn thông quân đội Nam Định không chỉ quan tâm đầu tư về công nghệ mà việc
giữ và tăng NLCLC cần được chú trọng quan tâm.
2.2 Đánh giá tình hình cán bộ quản lý giỏi cùng các nguyên nhân của Viettel
Nam Định
Cán bộ quản lý giỏi của doanh nghiệp Viễn thông là cán bộ quản lý được
đào tạo đủ cả kỹ thuật chuyên ngành: Điện tử viễn thông, công nghệ thông tin và
QTKD từ đại học trở lên; được thừa nhận hoàn thành tốt chức trách được giao từ 5
năm trở lên, có tín nhiệm cao. Mức độ hấp dẫn của chính sách đối với cán bộ quản
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 44
lý giỏi về cơ bản và trước hết là mức độ đáp ứng, phù hợp của các nội dung của 3
chính sách với nhu cầu ưu tiên thỏa mãn của loại nhân lực đặc biệt này.
2.2.1 Đánh giá tình hình giữ và tăng thêm cán bộ quản lý giỏi của Viễn thông
quân đội Nam Định
Tính đến ngày 30/6/2012, tổng số người lao động hiện có của Viễn thông
quân đội Nam Định là 203 người, trong đó lao động nữ là 83 người, chiếm tỷ lệ
46,42%; cán bộ quản lý 15 người chiếm 7,3%. Cán bộ quản lý của Viễn thông quân
đội Nam Định phần lớn nằm trong độ tuổi từ 28 – 35 chiếm tỷ lệ 62 % (Bảng PL1-
1, Phụ lục 1).
Những năm gần đây do thị trường viễn thông có nhiều biến động và cạnh
tranh khốc liệt, các đối thủ cạnh tranh đã không ngừng đưa ra các chính sách tăng
hấp dẫn hơn nên đã có một tỷ lệ đáng kể cán bộ quản lý giỏi của Viễn thông quân
đội Nam Định đã đi sang làm việc cho đơn vị khác có thu nhập cao hơn hoặc có
môi trường làm việc hấp dẫn hơn. Từ năm 2009 - 2012 có đến 3 cán bộ quản lý giỏi
rời khỏi Viễn thông quân đội Nam Định (xem Phụ lục 2).
Số liệu thống kê cho thấy cán bộ quản lý giỏi rời Viễn thông quân đội Nam
Định bình quân năm là 02 người (chiếm tỷ lệ 1,36%). Cán bộ quản lý giỏi là những
người có kinh nghiệm quản lý, kỹ năng làm việc, được đào tạo bài bản và được giao
xử lý công việc quan trọng với mức độ phức tạp cao, nên khi họ rời khỏi vị trí công
tác sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến dây truyền hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Do vậy, căn cứ thực trạng tỷ lệ % cán bộ quản lý giỏi rời khỏi Viễn
thông quân đội Nam Định và ý kiến chuyên gia, điểm đánh giá mức độ đi khỏi Viễn
thông quân đội Nam Định của cán bộ quản lý giỏi là 6/10.
Tổn thất khi cán bộ quản lý giỏi rời khỏi Viễn thông quân đội Nam Định là rất
lớn. Bên cạnh tổn thất về chi phí có thể cân đong, đo đếm được (như tiền lương,
thưởng, kinh phí đào tạo,), tổn thất mất người giỏi (có kinh nghiệm trong quản lý
và sản xuất kinh doanh, có tư duy sáng tạo, chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu,)
trong bộ máy điều hành, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là con số
không thể cân đong đo đếm được, có khi chỉ cần một cán bộ quản lý giỏi cấp lãnh
đạo ra đi đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy,
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 45
điểm đánh giá cho mức độ tổn thất cho Viễn thông quân đội Nam Định do cán bộ
quản lý giỏi đi khỏi doanh nghiệp theo nguyện vọng cá nhân được tính là 9/20 điểm.
Hiện nay việc tăng thêm cán bộ quản lý giỏi được Viễn thông quân đội Nam
Định quy hoạch, tạo nguồn và bổ nhiệm từ nguồn nội bộ đơn vị, không lấy người từ
nguồn bên ngoài. Bình quân năm Viễn thông quân đội Nam Định bổ nhiệm mới,
luân chuyển 13 cán bộ quản lý giỏi (chiếm tỷ lệ 18%). Tuy nhiên do không tăng
được từ nguồn bên ngoài, đặc biệt không tăng được cán bộ quản lý giỏi từ đối thủ
cạnh tranh về làm việc cho Viễn thông quân đội Nam Định; và mức dự kiến chi cho
tăng thêm cán bộ quản lý giỏi còn thấp và kém hấp dẫn so với đối thủ cạnh tranh,
nên điểm đánh giá cho mức độ tăng thêm được cán bộ quản lý giỏi cho phát triển
hoạt động của Viễn thông quân đội Nam Định là 11/30 điểm; điểm đánh giá mức độ
chi cho tăng thêm được cán bộ quản lý giỏi cho phát triển hoạt động của Viễn thông
quân đội Nam Định chỉ đạt 7/20 điểm.
Kết quả đánh giá tình hình giữ và tăng thêm cán bộ quản lý giỏi của Viễn
thông quân đội Nam Định (tính đến tháng12/2012) được tổng hợp tại bảng dưới đây.
Bảng 2.2 Kết quả đánh giá tình hình giữ và tăng thêm cán bộ quản lý giỏi của
Viễn thông quân đội Nam Định (đến tháng12/2012)
Bộ chỉ số
Tỷ lệ
(%)
Chuẩn so sánh
(%) theo ý kiến
chuyên gia
Điểm
đánh
giá
1. Mức độ đi khỏi VTQĐ NĐ của cán bộ quản
lý giỏi theo nguyện vọng cá nhân
2,36 1,02 18/30
2. Mức độ tổn thất cho VTQĐ NĐ do cán bộ
quản lý giỏi đi khỏi DN theo nguyện vọng cá
nhân
5,02 2,50 13/20
3. Mức độ tăng thêm được cán bộ quản lý
giỏi cho phát triển hoạt động của VTQĐ NĐ
1,69 5,00 18/30
4. Mức độ chi cho tăng thêm được cán bộ
quản lý giỏi cho phát triển hoạt động của
VTQĐ NĐ.
1,54 4,10 12/20
Tổng 61/100
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 46
Như vậy, điểm đánh giá tình hình giữ và tăng thêm cán bộ quản lý giỏi của Viễn
thông QĐ NĐ đến tháng12/2012 là 61/100, thuộc loại trung bình.
Qua khảo sát, đại đa số cán bộ quản lý giỏi rời VTQĐ NĐ là muốn tìm đến nơi
có chính sách đãi ngộ và chế độ làm việc hấp dẫn hơn.
2.2.2 Các nguyên nhân của tình hình cán bộ quản lý giỏi chưa hoàn toàn tốt của
Viễn thông quân đội Nam Định
a) Nguyên nhân từ phía chính sách thu hút ban bầu cán bộ quản lý giỏi
còn một số điểm thua kém
Trong những năm vừa qua Viễn thông quân đội Nam Định đã có một số nỗ
lực để thu hút thêm lượng cán bộ quản lý giỏi phục vụ cho phát triển hoạt động
nhưng đạt được như mong muốn. Trị giá suất đầu tư thu hút ban đầu cán bộ quản lý
giỏi của Viễn thông quân đội Nam Định còn thấp hơn của một số đối thủ cạnh tranh
và cách thực thu hút chưa hoàn toàn phù hợp nhu cầu ưu tiên thỏa mãn của loại cán
bộ này.
Bảng 2.3 Chính sách thu hút ban đầu CBQL giỏi của Viễn thông quân đội
Nam Định
Nội dung của chính sách
thu hút ban đầu
Thực trạng của
Viễn thông QĐ
NĐ
Thực trạng của
VT QĐ Hà Nội
1
Đánh giá mức
độ hấp dẫn
1. Trị giá suất đầu tư thu
hút, tr VNĐ
400 550 Kém hấp dẫn
hơn
2. Hình thức, cách thức
thu hút
Tiền Tiền và một số
dịch vụ đời
sống
Kém hấp dẫn
hơn
(Nguồn: Phòng kế toán của Viễn thông quân đội Nam Định)
Luận văn thạc sĩ QTKD Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
HV: Vũ Thị Tố Anh Khóa 2012A 47
b) Nguyên nhân từ phía chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý giỏi còn thua kém
Bảng 2.4 Thu nhập bình quân của cán bộ quản lý của VT QĐ NĐ
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chức danh Năm 2009 Năm 2011 Năm 2013
1 Giám đốc VTQĐNĐ 420 525 630
2 Phó Giám đốc VTQĐNĐ 398 495 598
3 Trưởng Phòng, ban chức
năng VTQĐNĐ
270 325 368
4 Phó phòng, ban chức năng
VTQĐNĐ
135 172 234
5 Trưởng đơn vị trực thuộc 170 196 268
6 Phó trưởng đơn vị trực
thuộc
139 148 170
Nguồn: Phòng TCCB – LĐ VTQĐNĐ
Cán bộ quản lý giỏi làm việc tại Viễn thông QĐ NĐ được hưởng các quyền
lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, bảo hiểm tai nạn lao động
rủi ro
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273241_6902_1951368.pdf