MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1: Đặt Vấn đề 1
Chương 2: Mục tiêu - nội dung - phương pháp nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.2 Nội dung nghiên cứu 3
2.3 Phương pháp nghiên cứu 3
2.3.1 Ngoại nghiệp 3
2.3.2 Nội nghiệp 3
2.3.2.1 Xây dựng tiêu chuẩn 4
2.3.2.2 Lượng hoá tiêu chuẩn 4
2.3.2.3 Phân tích tiêu chuẩn 4
2.3.2.4 Chuẩn hoá các số liệu quan sát 5
2.3.2.5 So sánh xếp loại và lựa chọn mô hình tối ưu 6
Chương 3: Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 9
3.1 Điều kiện tự nhiên 9
3.1.1 Vị trí điạ lý 9
3.1.2 Địa hình(địa mạo) 9
3.1.3 Địa chất, thổ nhưỡng 10
3.1.4 Điều kiện khí hậu thuỷ văn 10
3.1.5 Điều kiện kinh tế xã hội 11
Chương 4: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 13
4.1 Xà cừ: Khaya senegalensis A.Juss 13
4.2 Bàng: Terminalia catappa Linn 13
4.3 Bằng lăng nước (Tử vi tàu): Lagerstroemia speciosa (L) Pers. 14
4.4 Sữa: Alstonia scholaris L(R).Br 14
4.5 Phượng vĩ: Delonix regia Raf 15
4.6 Liễu: Salix babilonica Linn 15
4.7 Sấu: Dracontomelum duperreanum Pierre 16
4.8 Sao đen: Hopea odorata Roxb 17
4.9 Muồng đen: Cassia siamea Lamk 17
4.10 Cây trứng cá: Muntingia calabura 18
4.11 Cây phi lao: Casuarina equisetofolia L.ex Forst 18
4.12 Vông đồng: Hura crepitans 19
4.13 Keo tai tượng: Acacia mangium Willd 19
4.14 Keo lá tràm: Acacia auriculiformis Cunn 20
Chương 5: Kết quả nghiên cứu 21
5.1 Điệu kiện hoàn cảnh đô thị 21
5.2 Tiêu chuẩn cây trồng đường phố 23
5.3 Lượng hoá tiêu chuẩn 24
5.4. Phân tích tiêu chuẩn. 27
5.4.1 Phân tích vai trò và vị trí của từng tiêu chuẩn với mục tiêu đề ra 27
5.4.1.1Tiêu chuẩn hình dáng 27
5.4.1.2 Tiêu chuẩn hướng sắc hoa 27
5.4.1.3 Tiêu chuẩn Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm và độc hại 28
5.4.1.4 Tiêu chuẩn khả năng thích ứng 28
5.4.1.5 Tiêu chuẩn chống chịu gió bão 29
5.4.1.6 Tiêu chuẩn chống bụi chống ồn 29
5.4.2 Tìm ra những tiêu chuẩn mang tính chất chủ đạo và những tiêu chuẩn không ảnh hưởng đến các tiêu chuản khác 30
5.5 Chuẩn hoá các tiêu chuẩn 31
5.5.2 Phương pháp chỉ số canh tác Ect 33
5.5.3 Phương pháp chỉ số canh tác cải tiến 34
5.6 So sánh, xếp loại, lựa chọn mô hình tối ưu 36
5.6.1 So sánh trên cơ sở trung bình hoặc tổng số số tiêu chuẩn cho mỗi mô hình trên cơ sở các bảng số liệu đã được chuẩn hoá 36
5.6.2 Phương pháp có trọng số 37
5.6.2.1 Trọng số theo phương pháp chuyên gia 37
5.6.2.2 Phương pháp phân nhóm dựa vào quan hệ tiêu chuẩn 39
5.6.2.3. Tính trọng số bằng phương pháp tương quan 41
Chương 6: Kết luận - tồn tại - kiến nghị 47
6.1 Kết luận 47
6.2 Tồn tại 49
6.3 Kiến nghị 49
Tài liệu tham khảo
Phụ biểu
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2553 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá và xếp loại một số loài cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i xứng, mép có răng cưa, lá bẹ như kim. Hoa đơn độc, màu trắng, nhỏ, có cọng dài 2 -3cm, ra hoa tháng 3 - 5. Quả tròn, đường kính 1 -1.5cm, khi chín chuyển từ màu xanh sang đỏ, rễ mọc chìm.
- Là cây ưa ẩm, chịu cắt tỉa, ít sâu bệnh, lá xanh quanh năm, thường dùng để trồng cây bóng mát ở đường phố, thích hợp với những nơi có vỉa hè hẹp.
4.11 Cây phi lao: Casuarina equisetifolia L.ex Forst.
Họ phi lao: Casuarinaceae.
- Cây gỗ lớn cao 20 m, đường kính 50cm. Vỏ nâu đen, bong mảng. Cành dài thõng nhiều đốt, mỗi đốt 4 - 8mm, mang 6 - 8 lá mọc vòng.
- Hoa trần đơn tính cùng gốc, hoa tự đực hình bông đuôi sóc, nở tháng 4 - 5, hoa tự cái hình trụ. Quả phức có gai, mùa quả tháng 7 - 8. Là loài cây mọc nhanh dễ tính, thích ứng tương đối rộng với nhiều loại đất, sống được nơi đất bị nhiễm mặn nhẹ, đất phèn. Có thể trồng ở bệnh viện, các khu điều dưỡng công viên,....
4.12 Vông đồng: Hura crepitans
Họ phụ bã đậu: Crotonoideae.
- Cây gỗ lớn, cao 15m, thân tương đối tròn, thẳng, phủ đầy gai từ gốc lên tới tận cành, gai ngắn nhưng nhọn và to. Vỏ nâu sẫm, đường kính thân 0.5 - 0.8m, cành nhánh con nhiều, phân cành ở độ cao 3 - 5m. Tán hình trứng hơi rủ, đường kính tán 8 - 10m, mật độ lá dày, màu xanh sẫm, bóng. Là cây thường xanh, không có giai đoạn trơ cành. Cành non ở ngọn và ở dưới đều có xu hướng buông rủ, tạo cho cây một dáng đẹp mềm mại hơi buồn.
- Lá bản hình tim, đầu hơi nhọn, lá to dài 8 - 16cm, rộng 6 - 10cm, mọc cách, gân lông chim.
- Hoa tự hình bông mọc đầu cành, hoa đơn tính cùng gốc. Hoa tự đực gồm rất nhiều hoa không cánh và không cuống xếp thành hình trứng nhọn, lá đài màu đỏ sẫm. Hoa cái ở kẽ lá, hoa cái cũng không có cánh. Hoa thưa thớt nên không có giá trị trang trí, ra hoa tháng 7 - 9.
- Quả hình đĩa có nhiều múi, đường kính từ 5 - 10cm, nứt thành thành nhiều mảnh, khi chín văng hạt đi rất xa. Rễ mọc chìm.
- Cây đủ ánh sáng phát triển có tán đều đặn, xum xuê, đẹp. Là cây bóng mát tốt chịu được đất phèn mặn.
4.13 Keo tai tượng: Acacia mangium Willd
Họ trinh nữ: Mimosaceae.
- Cây gỗ nhỏ có thể cao đến 20m, đường kính 25 - 35cm. Vỏ màu xám nâu nứt dọc. Tán hình trứng hoặc hình tháp thường phân cành thấp.
- Cành nhỏ, có cành nhẵn, màu xanh lục. Lá đơn, phiến lá hình trứng hoặc trái xoan dài, đầu có mũi lồi tù, đuôi men cuống, dài 14 - 25cm, rộng 6 - 9cm, khá dày, hai mặt xanh đậm. Có 4 gân dọc song song nổi rõ.
- Hoa tự hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2 - 4 tự ở nách lá.
- Quả đậu xoắn. Hạt hình trái xoan hơi dẹt màu đen. Rễ cây phát triển rộng, nhiều nốt sần cố định đạm.
- Cây mọc tốt ở nơi đất sâu ẩm, nhiều ánh sáng. Nơi đất cằn cỗi mọc chậm và phân cành sớm. Là loài cây dễ gây trồng, mọc nhanh sớm khép tán, có tác dụng che phủ và cải tạo đất.
4.14 Keo lá tràm: Acacia auriculiformis Cunn
Họ trinh nữ: Mimosaceae.
- Cây gỗ nhỡ, cao trên 25m, đường kính có tới 60cm. Thân tròn thẳng. Cây mọc lẻ tán rộng và phân cành thấp. Vỏ dày màu nâu đen, nứt dọc sâu, tạo thành rãnh ngoằn nghèo. Lá đơn hình trái xoan dài hoặc ngọn giáo, đầu tù, đuôi men cuống, dài 10 - 16cm, rộng 1.5 - 3cm, phiến lá dày nhẵn, xanh bóng, có 3 - 5 gân dọc gần song song chụm lại phía đuôi lá, các gân nhỏ song song xen giữa các gân chính.
- Hoa tự hình bông dài 8 - 15cm, mọc ở nách lá gần đầu cành.
- Quả đậu xoắn. Mùa hoa quả gần quanh năm. Hạt nằm ngang, tròn và dẹt màu nâu bóng, dây dốn dài cuốn quanh hạt.
- Cây mọc nhanh, ưa sáng, sống được nơi nhiệt độ bình quân năm 26 - 30oC, lượng mưa 1000 - 1700mm. Cây chịu được đất nghèo dinh dưỡng có thể sống trên đất thiếu ôxy đất thịt nặng và cả đất cát.
- Khả năng tái sinh hạt và chồi đều tốt, thích hợp trồng rừng phòng hộ chống xói mòn.
Chương 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Điệu kiện hoàn cảnh đô thị
Các hoạt động công nghiệp cùng với sự phát triển của giao thông vận tải và sinh hoạt của con người đang làm cho môi trường sống của đô thị ngày càng bị suy thoái, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, gây ô nhiễm đất, nước, không khí, ô nhiễm tiếng ồn. Sức ép dân số lên các đô thị gây ra tình trạng “thiếu nước ăn, thừa nước cống” nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa được xử lý làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, đồng thời đất cũng bị ô nhiễm. Mật độ xây dựng cao gây ra hiện tượng “bê tông hoá”, cảnh quan khô cứng, tách rời cuộc sống của con người với thiên nhiên. Đặc biệt là ô nhiễm không khí, hàm lượng bụi và các loại khí độc như: CO2, SO2, NO2, CF, H2S, CH4,... ngày càng tăng do sản xuất công nghiệp và sự gia tăng của các phương tiện giao thông vận tải, làm cho bầu không khí ở các đô thị ngột ngạt, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người.
Hạ Long là một đô thị lớn tập trung nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp tính đến năm 2000 trên địa bàn đã có tới 1466 cơ sở sản xuất công nghiệp. Các hoạt động công nghiệp như khai thác than, cơ khí và sự tham gia hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đang làm cho môi trường không khí của thành phố Hạ Long bị ô nhiễm ở mức báo động, lượng khí bụi trong không khí ở mức cao từ 3 - 4 lần so với giới hạn cho phép (TCVN- 1995). Theo số liệu của trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh cho thấy tại khu vực nội thị Hòn Gai lượng bụi trong không khí 50g/m2/ tháng cao gấp 6 - 8 lần giới hạn cho phép (8g/m2/ tháng). Đó là hậu quả do khói, bụi trong khai thác vận chuyển than; đồng thời các vật liệu xây dựng như xi măng gạch ngói... làm cho môi trường ô nhiễm càng ô nhiêm trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng dân cư và khách thăm quan du lịch.
Nghiêm trọng hơn đó là sự ô nhiễm môi trường nước ở Hạ Long theo kết quả điều tra khảo sát của Sở khoa học công nghệ - môi trường tỉnh Quảng Ninh giá trị BOD, COD, SS trong nước ở khu vực biển Bãi Cháy và Hòn Gai tương đối cao, ở một số điểm bị ô nhiễm của nước thải như cảng Đông Bắc, cảng than Hòn Gai cao hơn giới hạn cho phép từ 2.8 – 3.7 lần.
Hệ thống thải nước còn nhiều bất cập, nước thải sinh hoạt nước mưa cùng đi qua một đường cống không qua xử lý đổ trực tiếp xuống Vịnh Hạ Long. Hiện nay tỷ lệ hộ dân nội thị được cấp nước có 60 - 70% người dân được dùng nước sạch. Ngay cả rác thải và các chất thải của khách du lịch cũng được đưa trực tiếp ra môi trường, đây cũng là nguồn ô nhiễm đáng kể. Vì vậy, trong tương lai khi khách du lịch tăng thì lượng chất thải cũng tăng, việc ra tăng chất thải, bụi và sự lấn chiếm biển không những làm môi trường đô thị Hạ Long ngày càng bị ô nhiễm mà còn làm mất đi những vẻ đẹp của thành phố mà thiên nhiên tạo hoá đã ban tặng cho thành phố du lịch này. Chính vì vậy con người muốn tồn tại được, muốn giữ gìn được những vẻ đẹp của thiên nhiên thì phải cải tạo môi trường sống một cách tốt hơn, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra. Cải tạo một cách đồng bộ bằng các phương pháp khác nhau như: Công nghệ nước sạch chống bụi ồn, cấm lấn biển để xây dựng nhà cửa, khai thác tài nguyên hợp lý. Đặc biệt cần trồng cây xanh quanh các khu công nghiệp (trọng tâm khu khai thác than) và trồng, chăm sóc tốt các dải cây bên đường để giảm lượng bụi, cây xanh có tác dụng chống ồn rất cao các vòm tán cây trung bình thu nhận được 25% tiếng ồn và phản xạ lại 75% cây lá nhỏ có hiệu quả giảm tiếng ồn tốt. Cây xanh còn có tác dụng giảm nhiệt đáng kể và làm tăng được độ ẩm không khí, độ ẩm trong công viên nhiều cây tăng 20% so với đất trống, độ ẩm tăng 15% thì nhiệt độ giảm 3.5oC (Theo tài liệu tổ chức và quản lý môi trường cảnh quan môi trường của Nguyễn Thanh Thuỷ). Xây dựng vườn hoa công viên tăng diện tích đất xanh mặt nước cho đô thị. Vì cây xanh không chỉ có tác dụng cải tạo môi trường mà nó còn tạo ra hương thơm, màu sắc và cảnh đẹp mỹ lệ của cảnh quan cũng như nhiều lợi ích về sinh thái khác. Cây xanh lúc này đã trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong quy hoạch phát triển đô thị. Vì vậy việc chọn lựa những loài cây tối ưu phù hợp với điều kiện môi trường lập địa cho đường phố Hạ Long là việc làm rất cần thiết.
5.2 Tiêu chuẩn cây trồng đường phố
Để thuận lợi cho việc lựa chọn cây trồng đường phố ta cần đưa rõ ra những tiêu chuẩn cụ thể về cây xanh đường phố. Hiện nay chưa có tài liệu hướng dẫn về tiêu chuẩn cây trồng đường phố nhưng qua thực tiễn cùng với sự gợi ý của các thầy cô và cán bộ cây xanh tôi đưa ra một số ý kiến sau:
+ Cây gỗ sống lâu năm, cây có độ tăng trưởng trung bình, khi nhỏ sinh trưởng nhanh.
+ Cây phải có sức sống cao chịu được tác động bất lợi trong thành phố.
+ Tán đẹp và có hình khối rõ ràng. Cây có hoa và hương thơm.
+ Cây ít sâu bệnh hại, không là ký chủ trung gian cho các loại bệnh hại người hay gia súc, chịu cắt tỉa
+ Cây phải dẻo dai, ít bị gió bão đổ gẫy.
+ Bộ rễ và cành không phá hoại các công trình kỹ thuật hạ tầng như: Cấp nước cấp điện, thoát nước thải và hệ thống kỹ thuật khác.
+ Hoa, quả, nhựa lá cây không gây ô nhiễm, độc hại và cản trở giao thông.
Từ những ý kiến trên cùng với sự góp ý của các chuyên gia có kinh nghiệm và của người dân tôi đã xây dựng được một số tiêu chuẩn chính về cây xanh đường phố như sau:
Tiêu chuẩn hình dáng.
Tiêu chuẩn hương sắc hoa.
Tiêu chuẩn hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm, độc hại
Tiêu chuẩn khả năng thích ứng
Tiêu chuẩn khả năng chống chịu gió bão
Tiêu chuẩn chống bụi chống ồn.
Trong các tiêu chuẩn chính này còn chứa đựng các tiêu chuẩn phụ khác nhằm khai thác các tiêu chí cần thiết để xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn cây xanh đường phố. Giúp cho việc thiết kế, quy hoạch cây xanh đô thị đáp ứng được các mục tiêu ngày càng hoàn thiện.
5.3 Lượng hoá tiêu chuẩn
Muốn đánh giá được các tiêu chuẩn trên cần lượng hoá một cách hợp lý. Lượng hoá tiêu chuẩn có nghĩa là định lượng các tiêu chuẩn bằng những con số. Với các tiêu chuẩn về lượng thì những con số này được thông qua việc quan sát, đo lường tính toán bằng các công cụ đo lường hoặc các công thức thực nghiệm. Còn những tiêu chuẩn về chất lượng thường được lượng hoá bằng cho điểm. Những tiêu chuẩn lựa chọn cây trồng đường phố được đưa ra đều là tiêu chuẩn chất lượng nên được lượng hoá bằng việc cho điểm. Khi đánh giá xếp loại cây trồng đường phố thì độ chính xác phụ thuộc lớn vào việc lượng hóa tiêu chuẩn. Lượng hoá tiêu chuẩn khi mà các đối tượng có sự tương đồng với nhau, cùng trong điều kiện ngoại cảnh tương tự nhau.
Với gợi ý của nhà giáo ưu tú, GS - TS Ngô Quang Đê, tôi tiến hành lượng hoá như sau:
* Tiêu chuẩn hình dáng bao gồm 3 yếu tố.
Thân thẳng đẹp :Cho 3 điểm
Tán có hình khối đẹp : Cho 4 điểm
Thân không có bạnh vè và không có rễ nổi : Cho 3 điểm
*Tiêu chuẩn hương sắc hoa:
Có hương, có sắc : Cho 3 điểm
Có hương, không sắc : Cho 2 điểm
Không hương, có sắc : Cho 2 điểm
Không hương, không sắc : Cho 1 điểm
*Tiêu chuẩn Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm và độc hại.
Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm, độc hại : Cho 3 điểm
Hoa - Quả - Nhựa gây ô nhiễm, độc hại vừa phải : Cho 2 điểm
Hoa - Quả - Nhựa gây ô nhiễm, độc hại nhiều : Cho 1 điểm
* Tiêu chuẩn khả năng thích ứng:
Sinh trưởng tốt : Cho 2 điểm
Chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt của đô thị : Cho 2 điểm
Tuổi thọ dài : Cho 2 điểm
Chịu cắt tỉa : Cho 2 điểm
Không sâu bệnh : Cho 2 điểm
* Tiêu chuẩn chống chịu gió bão:
Thân cành dẻo dai, khó đổ gẫy : Cho 4 điểm
Tán nhỏ nhẹ : Cho 3 điểm
Rễ cọc ăn sâu, bộ rễ khoẻ : Cho 3 điểm
* Tiêu chuẩn chống bụi, chống ồn:
Thường xanh : Cho 4 điểm
Tán kín, dày : Cho 2 điểm
Lá to, dày, nhám : Cho 2 điểm
Khả năng tái sinh chồi mạnh : Cho 2 điểm
Trên đây là những thang điểm tối đa, còn loài nào vi phạm một trong các tiêu chuẩn thì phụ thuộc vào mức độ mà giảm dần điểm: Ví dụ trong tiêu chuẩn hình dáng: Thân thẳng đẹp tròn thì cho 3 điểm; thân không được thẳng lắm 2 điểm; thân cong xù xì thì cho 1 điểm.
Tập hợp các số liệu điều tra thực tế gắn với điều kiện lập địa ở thành phố Hạ Long và những dữ kiện đã được nghiên cứu xác định trong tài liệu của các chuyên gia cùng với việc tiến hành chỉnh lý số liệu ta thu được bảng lượng hoá sau:
Biểu 01: Bảng lượng hoá 6 tiêu chuẩn của 14 loài cây
(m = 14, n = 6)
STT
Tên loài
Hình dáng
Hương sắc hoa
Hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm độc hại
Khả năng thích ứng
Chống chịu gió bão
Chống bụi, chống ồn
Tổng điểm
1
Xà cừ
9
1
3
9
6
9
37
2
Bằng lăng nước
8
2
3
9
9
7
38
3
Sấu
9
1
3
10
10
9
42
4
Bàng
9
1
2
8
10
8
38
5
Keo tai tượng
7
1
3
7
6
8
32
6
Keo lá tràm
8
1
3
8
7
8
35
7
Phượng vĩ
8
2
3
8
7
7
35
8
Liễu
8
2
3
6
8
6
33
9
Phi lao
9
1
3
10
10
8
41
10
Sao đen
9
1
3
10
10
9
42
11
Trứng cá
9
1
3
9
9
10
41
12
Sữa
9
2
2
10
8
8
39
13
Vông đồng
8
2
2
8
5
8
33
14
Muồng đen
8
2
3
9
9
8
39
Chú thích: Thang điểm của 6 tiêu chuẩn trên được cho như sau.
+ Tiêu chuẩn 1: Cho 10 điểm
+ Tiêu chuẩn 2: Cho 3 điểm
+ Tiêu chuẩn 3: Cho 3 điểm
+ Tiêu chuẩn 4: Cho 10 điểm
+ Tiêu chuẩn 5: Cho 10 điểm
+ Tiêu chuẩn 6: Cho 10 điểm
5.4. Phân tích tiêu chuẩn.
Sau khi hoàn thành việc lượng hoá tiêu chuẩn thì bước tiếp theo là phân tích tiêu chuẩn. Nội dung này gồm hai vấn dề chính:
5.4.1 Phân tích vai trò và vị trí của từng tiêu chuẩn với mục tiêu đề ra
5.4.1.1 Tiêu chuẩn hình dáng
Khi nói tới cây xanh cảnh quan thì điều kiện đầu tiên chúng ta phải kể đến là hình dáng của cây, đặc biệt đối với cây xanh đường phố. Hình dáng của cây là phần nổi, là hình ảnh đầu tiên chúng ta cảm nhận được cái đẹp, nét đẹp thẩm mỹ tính khoa học nghệ thuật qua đó. Nó được cấu thành bởi 3 yếu tố thân thẳng đẹp, tán có hình khối đẹp, thân không có bạnh vè, rễ nổi. Thân thẳng đẹp thế vóc dáng của cây nó mang vẻ đẹp tự nhiên nhưng chứa đựng những nét nghệ thuật mặt khác cây trồng đường phố không được che tầm nhìn và không ảnh hưởng tới giao thông nên cần có thân trụ thẳng.
Cây trồng đường phố cần phải đảm bảo không được phá vỡ các công trình xây dựng, không làm ảnh hưởng đến giao thông vì vậy mà cây phải không có bạnh vè, rễ nổi hoặc nếu có thì phải ít. Phần tán cây có hình khối đẹp sẽ tạo cảnh quan sinh động hơn. Các kiểu hình tán khác nhau (tán tròn, trứng, thuỗn...) màu sắc tán lá thay đổi theo mùa theo thời tiết các cây khác nhau hình khối tán khác nhau hình dạng lá khác nhau tạo cảnh quan sống động.
Sự phong phú, đa dạng về hình dáng của cây xanh có khả năng phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc sẽ tăng thêm giá trị nghệ thuật, che được các nét cứng nhắc, góc chết của công trình. Qua bảng lượng hoá ta đã đưa ra số cây ở thành phố Hạ Long có hình dáng đẹp như: Sao đen, Sấu, Trứng cá...
5.4.1.2 Tiêu chuẩn hương sắc hoa
Hương sắc hoa cũng là một tiêu chuẩn quan trọng với mục tiêu cây xanh cảnh quan. Nó bao gồm 2 yếu tố chính: Hương hoa và sắc hoa. Cái đẹp của sắc hoa gây ấn tượng đậm nét vào thị giác. Hoa có màu sắc làm tăng giá trị trang trí ở tầng cây cao. Cách sắp xếp tự nhiên của hoa trên cành trên tán, sự phối hợp màu xanh của lá với màu sắc của hoa tạo nên cảnh quan rực rỡ, đó là sự tinh tế mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Hương thơm của hoa có kích thích khứu giác, gây cảm xúc dễ chịu của con người hương thơm có tác dụng hấp dẫn côn trùng làm cảnh quan đô thị thêm phần sinh động mang vẻ đẹp tự nhiên.
Khi đã có phong cảnh đẹp do có sự phối kết giữa yếu tố hình dáng và màu sắc cộng thêm yếu tố hương hoa thì vẻ đẹp của cảnh quan sẽ trở lên toàn mỹ hơn. Nhưng các loài cây trồng đường phố có rất ít loài mang cả hương lẫn sắc, thường nhiều loài có sắc nhưng không có hương hoặc có hương nhưng không sắc. Các loài cây có hoa đẹp: Muồng đen, Phượng vĩ, Bằng lăng... cây có hương thơm như: Sữa.
5.4.1.3 Tiêu chuẩn Hoa - Quả - Nhựa không gây ô nhiễm và độc hại
Cây đô thị nói chung và cây đường phố nói riêng thường được trồng nơi đông người sống và đi lại vì vậy các cây được lựa chọn đều phải giảm tối đa mức ô nhiễm, độc hại. Nếu hoa quả, nhựa và các chất tiết phytonxit của chúng gây ô nhiễm độc hại sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường, cản trở giao thông và làm giảm mỹ quan. Vì vậy khi quy hoạch hệ thống cây xanh cần chú ý vấn đề này. Đối với cây hoa to, quả thịt yêu cầu phải chín rụng đồng loạt. Những cây ô nhiễm độc hại cần loại bỏ, còn nếu mức độ ô nhiễm bình thường thì vẫn có thể xem xét các tiêu chuẩn khác, chẳng hạn cây Bàng có quả chín rụng gây bẩn đường phố hấp dẫn ruồi nhặng, cản trở giao thông nhưng lại có dáng đẹp và có khả năng chống chịu gió bão tốt vì thế người ta vẫn dùng bàng ở đường phố.
5.4.1.4 Tiêu chuẩn khả năng thích ứng
Cây trồng muốn sinh trưởng tốt thì phải được sống ở nơi có điều kiện lập địa phù hợp. Cây xanh đô thị cũng vậy muốn sống được thì phải thích ứng với điều kiện hoàn cảnh môi trường đô thị như: chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt của đô thị nghĩa là cây xanh phải chịu được khói, bụi, tiếng ồn, chịu được không gian sống chật hẹp, đất xấu, chịu được môi trường ô nhiễm, chịu được những tác động của con người thường xuyên. Giai đoạn nhỏ còn sinh trưởng nhanh để thoát khỏi sự phá huỷ của con người. Cây đường phố còn chịu sự cắt tỉa để tạo nên cảnh quan phù hợp với kiến trúc, không gây cản trở giao thông và các công trình khác (đường, dây điện, nhà ở....) khi cắt tỉa xong thì mọc chồi mới ngay để giữ được vẻ đẹp tự nhiên và duy trì cảnh quan. Đường phố là nơi đông người qua lại khó dùng được thuốc trừ sâu vì vậy cây xanh đường phố phải ít sâu bệnh hại. Nếu cây bị bệnh gây ra sự sợ hãi nguy hiểm đến con người và làm giảm vẻ đẹp cảnh quan của đường phố. Để xây dựng một cảnh quan đẹp là rất khó nó đòi hỏi phải tốn nhiều công sức trong thời gian rất dài vì vậy muốn giữ được cảnh quan môi trường ổn định thì phải chọn những cây lâu năm.
Mỗi đô thị khác nhau có điều kiện lập địa khác nhau nên khi lựa chọn cây cần xem xét đến tiêu chí điều kiện lập địa xem loài cây đó có sinh trưởng tốt ở hoàn cảnh đô thị đó không. Chẳng hạn ở Hạ Long đất ven biển chủ yếu là đất mặn, đất cát biển thì cây phải chịu được mặn thích nghi với đất cát có như vậy cây mới sinh trưởng tốt và khoẻ mạnh đáp ứng tốt mục tiêu cảnh quan cũng như những mục tiêu khác đấy là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong những tiêu chuẩn được đưa ra.
5.4.1.5 Tiêu chuẩn chống chịu gió bão
Cây xanh đường phố trồng nơi có nhiều công trình xây dựng, đường dây điện, người qua lại, cho nên một yêu cầu với cây xanh đường phố là ít đổ gãy, cành cây dẻo, mềm không gãy, tán nhỏ nhẹ, rễ cọc ăn sâu, bộ rễ khoẻ. Nhưng cho đến nay vấn đề này chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh thành hệ thống do đó rất khó khăn trong việc tìm và nghiên cứu tài liệu. Số liệu này được lấy từ kinh nghiệm của người dân và các chuyên gia và qua tìm đọc nghiên cứu một số tài liệu có liên quan. Người ta thấy những cây có thân cành dẻo dai, tán thưa nhẹ, rễ cọc ăn sâu, bộ rễ khoẻ thì khả năng chống chịu gió bão tốt.
5.4.1.6 Tiêu chuẩn chống bụi chống ồn
Cây xanh đường phố bên cạnh việc tạo cảnh quan còn đóng vai trò rất lớn trong việc cải tạo môi trường môi sinh. Một trong những vai trò đó chính là góp phần vào việc chống bụi, chống ồn, làm xanh sạch đẹp đường phố. Tiêu chuẩn này gồm ba yếu tố: cây thường xanh, tán lá kín dày, to và nhám. Đây là một trong những yếu tố chính trong nghiên cứu khoa học cây trồng vệ sinh chất lượng (Giáo trình lâm viên-1995 - Giáo sư Dương Diên Lệ). Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như: loài cây có lá chét thẳng đứng có nhiều tác dụng về ngăn chặn bụi ồn hơn loài cây có lá chét ngang, loài cây có sức sinh trưởng mạnh tốt hơn loài cây có sinh trưởng chậm. Nhưng nhìn chung thực vật đều có khả năng này, nó ở các mức độ khác nhau và đây chính là tiêu chuẩn để phân định sự hơn kém đó. Đây là tiêu chuẩn quan trọng đối với các nhà thiết kế cảnh quan nói chung và thiết kế cây xanh đường phố Hạ Long nói riêng. Do lượng bụi ở thành phố Hạ Long trong không khí (50g/m2/tháng) rất nguy hại cho sức khoẻ con người, làm mất đi vẻ đẹp cảnh quan của đường phố. Vì vậy các nhà thiết kế quy hoạch cây xanh thành phố Hạ Long cần chú trọng tiêu chuẩn này.
5.4.2 Tìm ra những tiêu chuẩn mang tính chất chủ đạo và những tiêu chuẩn không ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn khác
Để làm được việc này ta tiến hành lập ma trận về hệ số tương quan giữa các tiêu chuẩn với sự trợ giúp của phần mềm Excel: Tool - Data Analysis - Correlation.
Biểu 02: Bảng tương quan giữa các tiêu chuẩn
STT
1
2
3
4
5
6
1
1
2
- 0.36425
1
3
- 0.19968
- 0.251259
1
4
0.699386
- 0.228811
- 0.0106
1
5
0.56909
- 0.251259
0.1515
0.50946
1
6
0.545675
- 0.665169
0.0388
0.59368
0.175
1
Từ kết quả trên, ta thấy tiêu chuẩn hình dáng (1), khả năng thích ứng (4), khả năng chống bụi chống ồn (6), khả năng chống chịu gió bão (5) có liên quan tương đối chặt (vì có tương quan với một số tiêu chuẩn khác với hệ số lớn hơn 0.5) đó là các tiêu chuẩn có tác dụng chi phối các tiêu chuẩn khác. Còn tiêu chuẩn hương sắc hoa và hoa quả nhựa không gây mủ, ô nhiễm độc hại có tương quan vừa phải. Tuy nhiên chúng không kém phần quan trọng cho mục tiêu đã xác định nhưng nó không liên hệ nhiều với các tiêu chuẩn khác.
5.5 Chuẩn hoá các tiêu chuẩn
Mục đích của phương pháp này là để so sánh các loài cây với nhau để lựa chọn các loài cây tối ưu. Dựa vào việc chuẩn hoá các số liệu theo thứ hạng.
Nội dung của phương pháp là mỗi tiêu chuẩn đem sắp xếp các chỉ số đo được của các loài cây theo nguyên tắc sau: các tiêu chuẩn tăng có lợi thì đánh số thứ hạng từ tốt đến xấu, còn các tiêu chuẩn giảm có lợi thì sắp xếp từ trị số nhỏ nhất đến trị số lớn nhất. Ta kí hiệu các trị số này là Xij. Sau đây là bảng xếp hạng các tiêu chuẩn:
Biểu 03: Bảng xếp hạng các tiêu chuẩn của loài cây theo
phương pháp thứ hạng
STT
Tên loài
Hình dáng
Hương sắc hoa
Hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm độc hại
Khả năng thích ứng
Chống chịu gió bão
Chống bụi, chống ồn
1
Xà cừ
1
7
1
5
12
2
2
Bằng lăng nước
8
1
1
5
5
12
3
Sấu
1
7
1
1
1
2
4
Bàng
1
7
12
9
1
5
5
Keo tai tượng
14
7
1
13
12
5
6
Keo lá tràm
8
7
1
9
10
5
7
Phượng vĩ
8
1
1
9
10
12
8
Liễu
8
1
1
14
8
14
9
Phi lao
1
7
1
1
1
5
10
Sao đen
1
7
1
1
1
2
11
Trứng cá
1
7
1
5
14
1
12
Sữa
1
1
12
1
8
5
13
Vông đồng
8
1
12
9
5
5
14
Muồng đen
8
1
1
5
5
5
Tiếp theo ta tính Yij = m +1 - Xij
Với m là số lượng mô hình (m =14)
Yij là giá trị của các tiêu chuẩn đã được chuẩn hoá theo phương pháp thứ hạng.
Ta lập được bảng chuẩn hoá:
Biểu 04: Bảng chuẩn hoá theo phương pháp thứ hạng
STT
Tên loài
Hìnhdáng
Hương sắc hoa
Hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm độc hại
Khả năng thích ứng
Chống chịu gió bão
Chống bụi, chống ồn
Tổng điểm
1
Xà cừ
14
8
14
10
3
13
62
2
Bằnglăng nước
7
14
14
10
10
3
58
3
Sấu
14
8
14
14
14
13
77
4
Bàng
14
8
3
6
14
10
55
5
Keo tai tượng
1
8
14
2
3
10
38
6
Keo lá tràm
7
8
14
6
5
10
50
7
Phượng vĩ
7
14
14
6
5
3
49
8
Liễu
7
14
14
1
7
1
44
9
Phi lao
14
8
14
14
14
10
74
10
Sao đen
14
8
14
14
14
13
77
11
Trứng cá
14
8
14
10
10
14
70
12
Sữa
14
14
3
14
7
10
62
13
Vông đồng
7
14
3
6
1
10
41
14
Muồng đen
7
14
14
10
10
10
65
Qua biểu 04 cho ta kết quả đã được chuẩn hoá theo hướng càng lớn thì càng tốt cho các tiêu chuẩn. Qua phương pháp trên, các loài cây trồng đường phố Hạ Long được đánh giá và xếp hạng như sau: Sấu, Sao đen là loài cây tối ưu nhất; tiếp đến là phi lao xếp thứ 2; sau đó lần lượt là Trứng cá, Muồng, Xà cừ....Vị trí cuối cùng là Keo tai tượng. Tuy nhiên với vị trí được xếp hạng như trên chỉ là tương đối chính xác vì đặc điểm của phương pháp này là đơn giản, vận dụng linh hoạt trong thực tế nhưng chưa khai thác hết được lượng thông tin của số liệu và phương pháp mới chỉ chú ý đến vị trí của từng tiêu chuẩn mà chưa chú ý đến giá trị thực (Xij). Chỉ tiêu nào có điểm cao hơn thì ở vị trí cao hơn nhưng lại không rõ là cao hơn bao nhiêu vì vậy giữa hai số chỉ khác nhau một số lẻ là có thể nhận hai số hạng khác nhau.
5.5.2 Phương pháp chỉ số canh tác Ect
Đây là phương pháp đơn giản dễ thực hiện và khai thác tỷ mỷ hơn lượng thông tin của số liệu. Những mô hình nào có tổng càng bé thì mô hình đó càng tốt. Do vậy sẽ khó khăn khi phải dùng trọng số để so sánh các mô hình với nhau.
ở phương pháp này việc chuẩn hoá được thực hiện như sau:
Với tiêu chuẩn tăng có lợi: Yij =
Với các tiêu chuẩn giảm có lợi Yij =
Trong đó: Xij là chỉ số quan sát chưa được chuẩn hoá.
Các tiêu chuẩn để lựa chọn cây trồng đường phố được đưa ra ở trên đều là chỉ tiêu tăng có lợi.
Sau khi tính toán ta được biểu sau:
Biểu 05: Bảng chuẩn hoá theo phương pháp chỉ số canh tác Ect
STT
Tên loài
Hình dáng
Hương sắc
hoa
Hoa, quả, nhựa không gây ô nhiễm độc hại
Khả năng thích ứng
Chống chịu gío bão
Chống bụi, chống ồn
Tổng điểm
1
Xà cừ
1
2
1
1.111
1.67
1.111
7.889
2
Bằng lăng nước
1.125
1
1
1.111
1.11
1.429
6.776
3
Sấu
1
2
1
1
1.00
1.111
7.111
4
Bàng
1
2
1.5
1.25
1.00
1.25
8
5
Keo tai tượng
1.286
2
1
1.429
1.67
1.25
8.631
6
Keo lá tràm
1.125
2
1
1.25
1.43
1.25
8.054
7
Phượng vĩ
1.125
1
1
1.25
1.43
1.429
7.232
8
Liễu
1.125
1
1
1.667
1.25
1.667
7.708
9
Phi lao
1
2
1
1
1.00
1.25
7.25
10
Sao đen
1
2
1
1
1.00
1.111
7.111
11
Trứng cá
1
2
1
1.111
1.11
1
7.222
12
Sữa
1
1
1.5
1
1.25
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá và xếp loại một số loài cây trồng thường gặp trên đường phố tại thành phố Hạ Long.docx