Luận văn Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cấp xã tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục từ, cụm từ viết tắt trong luận văn

Danh mục các bảng biểu

Mở đầu. .1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

ĐOÀN CẤP XÃ. 10

1.1. Cơ sở khoa học về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cấp xã . 10

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cấp xã .29

1.3. Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cấp xã của một số địa phương . 34

Tiểu kết chương 1 . 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN

CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN. 40

2.1.Khái quát đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.40

2.2.Thực trạng đội ngũ cán bộ đoàn cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.42

2.3. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cấp xã trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên .55

2.4. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cấp xã trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên .69

Tiểu kết chương 2.76

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG

CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ

ĐOÀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN . 77

3.1. Mục tiêu, phương hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cấp xã trên

địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới .77

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cấp

xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.82

Tiểu kết chương 3.101

Kết luận. 102

Danh mục tài liệu tham khảo. 103

pdf115 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cấp xã tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8 15,5 27 15 27 15,8 Trung cấp 78 44,6 66 36,6 66 36,6 57 33,3 Cao đẳng 27 15,4 41 22,7 41 22,7 36 21 Đại học 38 21,7 45 25 45 25 48 28 Sau đại học 0 0 1 0,2 1 0,7 3 1,9 (Nguồn: Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đoàn Thái Nguyên) 46 - Về trình độ chuyên môn của cán bộ Đoàn cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như sau: 100% Bí thư Đoàn cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Số người có trình độ trung cấp giảm đều qua các năm. Năm 2016, số người có trình độ trung cấp chiếm 38,2%, đến năm 2019 chỉ còn 21,1%. Số người có trình độ cao đẳng và đại học chiếm tỉ lệ cao trên 60% và có xu hướng tăng lên, năm 2016 là 60,7%; năm 2019 tăng lên 69,5%. Đáng chú ý là số người có trình độ sau đại học tuy chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng tăng nhanh qua các năm. Hầu hết là cán bộ Đoàn tại các phường của thành phố Thái Nguyên. Theo Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/ 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn [11] thì công chức cấp xã phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ đại học trở lên. Qua số liệu trên ta thấy, mặc dù 100% Bí thư Đoàn cấp xã đảm bảo tiêu chuẩn trình độ để giữ chức danh cán bộ Đoàn cấp xã theo Quy chế cán bộ Đoàn, tuy nhiên, nếu đối chiếu với trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cấp xã thì tỉ lệ Bí thư Đoàn cấp xã chưa cập chuẩn trình độ đại học còn chiếm tỉ lệ cao. Năm 2016 có đến 60,1% Bí thư Đoàn cấp xã có trình độ trung cấp, cao đẳng. Năm 2019 tuy trình độ một bộ phận Bí thư Đoàn cấp xã được nâng lên, nhưng vẫn chiếm 45% chưa có trình độ đại học. Để giải quyết tốt bài toán “đầu ra” cho đội ngũ Bí thư Đoàn cấp xã khi hết tuổi công tác Đoàn thì việc quan tâm đào tạo trình độ đại học cho số Bí thư Đoàn cấp xã đang có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng là rất cần thiết. Hiện nay vẫn còn Phó Bí thư Đoàn cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn. Số cán bộ này đa phần là người dân tộc thiểu số, là cán bộ nguồn, được cấp ủy, chính quyền lựa chọn để trở thành đội ngũ cốt cán có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc. Tương tự tình trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ Bí thư Đoàn cấp xã, số lượng Phó Bí thư Đoàn cấp xã chưa cập chuẩn trình độ 47 đại học còn cao. Năm 2016 có đến 60% Phó Bí thư Đoàn cấp xã có trình độ trung cấp, cao đẳng; năm 2019, tuy có giảm nhưng vẫn có tới 93 người (chiếm 54,3%) là trình độ trung cấp, cao đẳng. Nhìn chung, số cán bộ Đoàn cấp xã chưa qua đào tạo vần còn; số cán bộ Đoàn cấp xã có trình độ chuyên môn trung cấp, cao đẳng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Số Bí thư Đoàn cấp xã được đào tạo ở bậc cao như cao đẳng, đại học lớn hơn rất nhiều so với số Phó Bí thư Đoàn cấp xã. Trình độ chuyên môn của cán bộ Đoàn cấp xã tỉnh Thái Nguyên có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại, nhưng về lâu dài cần nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa, không chỉ để nâng cao khả năng cho bản thân mà còn đáp ứng tiêu chuẩn phục vụ cho bố trí luân chuyển sau khi trưởng thành Đoàn. - Về trình độ lý luận chính trị: Bảng 2.3: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ Đoàn cấp xã giai đoạn 2016 - 2019 Đối tượng Trình độ Lý luận chính trị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số 178 100 180 100 180 100 180 100 Bí thư Chưa qua Đào tạo 0 0 0 0 0 0 0 0 Sơ cấp 127 71,3 143 79,4 140 77,8 137 76,1 Trung cấp 51 28,7 37 20,6 40 22,2 43 23,9 Cao cấp, cử nhân 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng số 175 100 180 100 180 100 171 100 Phó Bí thư Chưa qua Đào tạo 114 65,1 116 64,4 112 62,2 90 52,6 Sơ cấp 45 25,7 43 23,9 47 26,1 55 32,1 Trung cấp 16 9,2 21 11,7 21 11,7 26 15,3 Cao cấp, cử nhân 0 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đoàn Thái Nguyên) 48 Nhìn chung, trình độ lý luận chính trị (LLCT) của Bí thư Đoàn cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khá cao, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh Bí thư Đoàn cấp xã. Trình độ LLCT của Bí thư Đoàn cấp xã cuối nhiệm kỳ 2012 - 2017 cao nhất trong 4 năm thống kê, với 28,7% số người có trình độ trung cấp LLCT và 71,3% số người có trình độ sơ cấp LLCT. Tuy nhiên, sang nhiệm kỳ 2017 - 2022, mặt bằng trình độ LLCT có giảm so với năm cuối nhiệm kỳ 2012 - 2017. Qua số liệu cho thấy, mỗi nhiệm kỳ mới, nhân sự cán bộ Đoàn cấp xã thay đổi nhiều, đòi hỏi công tác đào tạo LLCT cần được quan tâm, đặc biệt việc đào tạo LLCT cần có kế hoạch ngay từ những năm đầu của nhiệm kỳ. Mặc dù không có Bí thư Đoàn cấp xã nào có trình độ cao cấp, cử nhân LLCT, nhưng điều này là phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, nhiệm vụ và vai trò của cán bộ Đoàn cấp xã. Tuy nhiên, các cấp ủy Đảng cần tiếp tục quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ Bí thư Đoàn cấp xã, để mặt bằng trình độ LLCT không thấp hơn nhiệm kỳ 2016 - 2017, và quan tâm tăng số Bí thư Đoàn cấp xã có trình độ trung cấp LLCT. Đối với Phó Bí thư Đoàn cấp xã, so với quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ Đoàn cấp xã thì đội ngũ Phó bí thư Đoàn cấp xã của tỉnh Thái Nguyên có tới trên 60% (năm 2019 là 52,6%) số người chưa qua đào tạo về LLCT, chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh. Một số Phó Bí thư Đoàn cấp xã là công chức cấp xã kiêm nhiệm, còn lại hầu hết là Bí thư chi đoàn ở xóm, bản, tổ dân phố; có một số Phó Bí thư Đoàn cấp xã là công nhân hoặc sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến số lượng Phó bí thư Đoàn cấp xã chưa đáp ứng trình độ LLCT. Số lượng Phó Bí thư Đoàn cấp xã có trình độ trung cấp LLCT còn chiếm tỉ lệ ít. Năm 2016 là 9,2%, các năm 2017 đến 2019 tuy có tăng nhưng tăng chậm, chiếm từ 11% đến trên 15%. Đây là đội ngũ kế cận chức danh Bí thư Đoàn cấp xã nên rất cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thêm về LLCT. 49 Nhìn chung, đội ngũ Bí thư Đoàn cấp xã của tỉnh Thái Nguyên có trình độ LLCT đáp ứng tiêu chuẩn chức danh và yêu cầu nhiệm vụ hiện tại. Số lượng đội ngũ Phó bí thư Đoàn cấp xã chưa qua đào tạo về LLCT còn cao. Đặc biệt cần chú ý đến tính thay đổi thường xuyên của đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã, nhất là đầu nhiệm kỳ để có chương trình, kế hoạch đào tạo LLCT cho phù hợp. - Về trình độ quản lý nhà nước: Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ Đoàn cấp xã của tỉnh Thái Nguyên ở mức rất thấp, có đến hơn 80% trong tổng số cán bộ Đoàn cấp xã chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước. Đây là hạn chế rất lớn của cán bộ Đoàn cấp xã. Số liệu ở Bảng 2.4 dưới đây cho thấy vào nhiệm kỳ mới, mặt bằng trình độ về quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã giảm nhiều so với năm cuối nhiệm kỳ. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền cần tăng cường công tác đào tạo cán bộ Đoàn cấp xã, nhất là đào tạo về quản lý nhà nước để nâng cao trình độ cán bộ Đoàn cấp xã đáp ứng yêu cầu của công việc. Bảng 2.4: Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ Đoàn cấp xã giai đoạn 2016 - 2019 Trình độ quản lý nhà nước Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ Đoàn cấp xã 353 100 360 100 360 100 351 100 Chưa qua đào tạo 274 79,1 324 90 327 90,8 309 8 8 Cán sự 0 0 0 0 0 0 0 0 Chuyên viên 74 20,9 36 10 33 9,2 42 12 Chuyên viên chính 0 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đoàn Thái Nguyên) 50 - Về trình độ tin học, ngoại ngữ Bảng 2.5: Trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ Đoàn cấp xã giai đoạn 2016 - 2019 Trình độ quản lý nhà nước Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ Đoàn cấp xã 353 100 360 100 360 100 351 100 Ngoại ngữ 227 64,3 256 71,1 277 76,9 273 77,7 Tin học 236 66,9 295 81,9 311 86,3 300 85,4 (Nguồn: Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đoàn Thái Nguyên) Số liệu Bảng 2.5 ở trên cho thấy đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã tỉnh Thái Nguyên có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trình độ A, B, C khá nhiều và ngày càng có xu hướng tăng. Năm 2016, có 66,9% cán bộ Đoàn cấp xã có chứng chỉ Tin học; 64,3% cán bộ Đoàn cấp xã có chứng chỉ Ngoại ngữ. Tính đến năm 2019 đã có 77,7% cán bộ Đoàn cấp xã có chứng chỉ trình độ Ngoại ngữ và 85,4% cán bộ Đoàn cấp xã có chứng chỉ Tin học. Tuy nhiên, con số này chưa đánh giá được thực tế trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ Đoàn cấp xã. Nhìn chung cán bộ Đoàn cấp xã hiện nay tại tỉnh Thái Nguyên phần lớn chỉ đáp ứng công tác soạn thảo văn bản thông thường. - Về trình độ nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội: 51 Bảng 2.6: Trình độ nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội của cán bộ Đoàn cấp xã giai đoạn 2016 - 2019 Khóa đào tạo, bồi dưỡng đã tham gia Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ Đoàn cấp xã 353 100 360 100 360 100 351 100 Lớp 2-5 ngày 353 100 360 100 360 100 351 100 Lớp 2-3 tháng 9 0,025 5 0,013 2 0,005 2 0,006 Trung cấp nghiệp vụ Đoàn, Đội 6 0,017 3 0,008 3 0,008 2 0,006 Đại học, sau đại học 0 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đoàn Thái Nguyên) Bảng 2.7: Số lượng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội cho cán bộ Đoàn cấp xã do Tỉnh đoàn và huyện, thị, thành Đoàn tổ chức giai đoạn 2016 - 2019 Khóa đào tạo, bồi dưỡng đã tham gia Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số Tỉnh đoàn Đoàn cấp huyện Tỉnh đoàn Đoàn cấp huyện Tỉnh đoàn Đoàn cấp huyện Tỉnh đoàn Đoàn cấp huyện Lớp 3-5 ngày 1 18 1 18 1 18 1 18 76 Lớp khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đoàn Thái Nguyên) 52 Số liệu Bảng 2.6 cho thấy 100% cán bộ Đoàn cấp xã đã được bồi dưỡng về kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội thông qua các lớp bồi dưỡng 2 -5 ngày, tuy nhiên với thời gian bồi dưỡng ngắn nên cán bộ Đoàn cấp xã mới chỉ được trang bị những hiểu biết rất cơ bản về nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội. Các lớp bồi dưỡng từ 3 -5 ngày do Tỉnh đoàn và các huyện, thị, thành Đoàn tổ chức. Hàng năm, Tỉnh đoàn phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên tổ chức 01 lớp cho cán bộ Đoàn cấp xã, chủ yếu dành có cán bộ Đoàn cấp xã mới được bầu. Các huyện, thị, thành Đoàn phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tổ chức 02 lớp/năm. Số lượng cán bộ Đoàn cấp xã được đào tạo các lớp bồi dưỡng 2 -3 tháng và hệ đào tạo trung cấp nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội rất ít và có xu hướng giảm (do số cán bộ Đoàn này đã thôi tham gia công tác Đoàn). Năm 2016 chỉ có 09 người được bồi dưỡng qua các lớp 2 - 3 tháng (chiếm 0,025%) , 06 người được đào tạo trung cấp nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội (chiếm 0,017%). Đến năm 2019, số cán bộ Đoàn cấp xã được đào tạo lớp 2 - 3 tháng là 02 người (chiếm 0,006%) và lớp trung cấp nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội là 02 người (chiếm 0,006%). Các lớp đào tạo, bồi dưỡng này do Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức. Như vậy, đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã của tỉnh Thái Nguyên mặc dù 100% đều có trình độ từ trung cấp trở lên, nhưng số người được đào tạo về trung cấp nghiệp vụ Đoàn, Hội, Đội và đào tạo qua các lớp 2 - 3 tháng rất ít, không có cán bộ Đoàn cấp xã nào có trình độ Đại học chuyên ngành công tác thanh thiếu niên hoặc công tác xã hội. Chủ yếu đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã được bồi dưỡng qua các lớp ngắn ngày. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, tổ chức và hoạt động của Đoàn cấp xã. 2.2.3. Đánh giá thực trạng cán bộ Đoàn cấp xã của tỉnh Thái Nguyên 53 Theo quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ [5] quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội phải đạt các tiêu chuẩn sau: Trình độ học vấn tốt nghiệp THCS trở lên, trình độ lý luận chính trị đạt sơ cấp trở lên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt sơ cấp hoặc tương đương trở lên. Riêng cán bộ Đoàn cấp xã thực hiện theo quy định của Quy chế cán bộ Đoàn: Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý luận chính trị sơ cấp. Đối với công chức cấp xã, tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 6/1/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố [6]. Theo đó, công chức cấp xã phải có trình độ đại học trở lên, trình độ công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông [7]. Qua nghiên cứu tổng quan thực trạng cán bộ Đoàn cấp xã của tỉnh Thái Nguyên và so sánh quy định của Quy chế cán bộ Đoàn, quy định trình độ cán bộ, công chức cấp xã, có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Đội ngũ Bí thư Đoàn cấp xã cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn trình độ theo Quy chế cán bộ Đoàn, cả về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và ngoại ngữ, tin học. Tuy nhiên, so sánh với trình độ được quy định đối với công chức cấp xã thì số lượng đáp ứng còn thấp. Có gần 60% Bí thư Đoàn cấp xã và 80% Phó Bí thư Đoàn cấp xã chưa có trình độ đại học, trong thời gian nghiên cứu có từ 15% đến 18% chưa qua đào tạo chuyên môn và trên 60% (năm 2019 là 52,6%) chưa qua đào tạo về LLCT. Đặc biệt có trên 80% cán bộ Đoàn cấp xã chưa được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước. - Cán bộ Đoàn cấp xã cơ bản trong độ tuổi thanh niên, nên nhu cầu, khả năng tiếp tục học tập nâng cao trình độ rất lớn. 54 - Kiến thức bổ trợ như tin học, ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, ít thực chất. - Trong những năm gần đây, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp xã theo hướng chuyên sâu và hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn chức danh của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng tuy đã được quan tâm nhưng có thể nhận thấy số lượng cán bộ Đoàn cấp xã có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Cán bộ Đoàn trước hết phải là cán bộ chính trị, phải thực hiện nhiệm vụ định hướng chính trị và giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên thanh thiếu niên. Ngoài ra, do đặc thù công tác, người cán bộ Đoàn cấp xã còn tham gia các công việc của Chính quyền địa phương, do đó đòi hỏi phải có kiến thức về quản lý nhà nước và phương pháp giải quyết các vấn đề về quản lý nhà nước ở địa phương,... Nhưng để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên thì trước hết cán bộ Đoàn cấp xã phải làm tròn chức trách, nhiệm vụ đối với tổ chức Đoàn, làm tốt vai trò là thủ lĩnh thanh niên - nhiệm vụ chính, trực tiếp và hàng ngày của người cán bộ Đoàn cấp xã, muốn vậy cần phải có kiến thức về tâm lý, đặc điểm, nhu cầu, nguyện vọng... lứa tuổi thanh thiếu nhi, về công tác thanh vận, có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp công tác Đoàn, Hội, Đội. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016 - 2019 chỉ có từ 0,006% - 0,025% cán bộ Đoàn cấp xã đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội cho đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã chủ yếu được thực hiện thông qua các đợt tập huấn ngắn hạn tại Tỉnh đoàn hoặc Huyện, Thị, Thành đoàn. Chuyên đề có nội dung chuyên về nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp công tác Đoàn, Hội, Đội chỉ có 2/10 chuyên đề/lớp 5 ngày (chiếm 20% lượng kiến thức bồi dưỡng), còn lại là các kiến thức chung về hệ thống chính trị, xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, xây dựng đô thị văn minh, 55 xây dựng nông thôn mới... Do vậy, một bộ phận cán bộ Đoàn cấp xã yếu và thiếu về kỹ năng nghiệp vụ công tác thanh thiếu niên, năng lực vận động quần chúng thanh niên, nên ảnh hưởng đến phương pháp công tác và khả năng hoàn thành nhiệm vụ, dẫn tới hoạt động của Đoàn thanh niên các xã, phường, thị trấn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy vai hết vai trò trách nhiệm cũng như sức mạnh của tổ chức Đoàn tham gia vào công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở và quản lý Nhà nước ở địa phương. 2.3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐOÀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng Đối với cán bộ Đoàn cấp xã của tỉnh Thái Nguyên, việc xác định nhu cầu đào tạo hàng năm đã được triển khai. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ Đoàn cấp xã được xác định thông qua cấp ủy Đảng cấp xã và Đoàn cấp trên. Cụ thể như sau: + Hàng năm, Ban Tổ chức huyện, thị, thành ủy triển khai văn bản đề nghị Đảng ủy, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của các xã, phường, thị trấn đăng ký nhu cầu đào tạo trong năm. Trong đó có đăng ký trình độ đào tạo về chuyên môn, LLCT, quản lý nhà nước; bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh, ngoại ngữ, tin học và các lớp bồi dưỡng ngắn hạn khác. + Đoàn cấp huyện một số đơn vị có tiến hành khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nhưng chủ yếu là khảo sát nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội. Tuy nhiên, tổ chức Đoàn ít thực hiện việc khảo sát, xác định nhu cầu đào tạo, chủ yếu thực hiện đầu nhiệm kỳ với mục đích tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã mới được bầu là chính. Qua phần đánh giá thực trạng trình độ của đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã tỉnh Thái Nguyên, ta thấy: 56 - Nhu cầu về đào tạo chuyên môn: Tính đến thời điểm 31/12/2019, toàn tỉnh có 27 cán bộ Đoàn cấp xã chưa qua đào tạo; số cán bộ Đoàn cấp xã có trình độ trung cấp, cao đẳng còn 174 người, chiếm 49,6% số cán bộ Đoàn cấp xã. Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu công việc ngày càng cao cũng như hướng phát triển cho đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã khi trưởng thành Đoàn thì nhu cầu về đào tạo chuyên môn cho cán bộ Đoàn cấp xã là cấp thiết. - Nhu cầu về đào tạo lý luận chính trị và quản lý nhà nước là một nhu cầu quan trọng để nâng cao lập trường tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã. Theo thống kê của Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đoàn Thái Nguyên, tính đến 31/12/2019, còn 90/351 người chưa qua đào tạo lý luận chính trị, chiếm 25,6%; không có người được đào tạo cử nhân, cao cấp. - Về trình độ quản lý nhà nước còn 309/351 người chưa qua đào tạo, chiếm 88%, tỷ lệ qua đào tạo chuyên viên chiếm tỷ lệ rất ít, 42/351 người, chiếm 12%. Như vậy, nhu cầu đào tạo về lý luận chính trị và quản lý nhà nước của cán bộ Đoàn cấp xã của tỉnh Thái Nguyên là rất lớn. - Qua khảo sát có 156/156 cán bộ Đoàn cấp xã, đạt 100% có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đoàn. - Nhu cầu về đào tạo ngoại ngữ, tin học, và các kiến thức bổ trợ khác: Để đáp ứng yêu cầu công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong giai đoạn mới, đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã ngoài việc cần trang bị kiến thức, kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ còn cần có trình độ ngoại ngữ, tin học. Cán bộ Đoàn cấp xã có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trình độ A, B, C khá nhiều, tuy nhiên chỉ mang nặng tính bằng cấp, chứng chỉ, chưa có kỹ năng thực tế. 2.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng Bám sát chỉ đạo của Trung ương Đoàn và yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp xã trên địa bàn tỉnh, Tỉnh đoàn Thái Nguyên đã xác định 57 mục tiêu đào tạo là: - Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ đoàn các cấp, tiến tới chuẩn hoá trình độ lý luận chính trị sơ cấp cho Phó Bí thư Đoàn cấp xã; nâng cao tỉ lệ Bí thư Đoàn cấp xã có trình độ trung cấp LLCT. - Nâng cao trình độ, tính thực tiễn, năng lực tham mưu, tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có hoài bão và ý chí cách mạng; có trình độ, năng lực, sự hiểu biết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mời; giúp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, của nhà nước và nhân dân. - Tạo nguồn cán bộ kế cận cho Đại hội Đoàn các cấp và bổ sung nguồn cán bộ cho Đảng và hệ thống chính trị. - Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu về tổ chức, báo cáo viên cấp tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội. - 100% Bí thư Đoàn cấp xã (mới được bầu) và Phó Bí thư Đoàn cấp xã được quy hoạch chức danh bí thư Đoàn cấp xã được đào tạo kiến thức, nghiệp vụ cơ bản về công tác Đoàn - Hội - Đội. * Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương: Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp xã nằm trong mục tiêu chung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, cụ thể: - Đào tạo những người thuộc diện quy hoạch cán bộ. - Đào tạo đúng đối tượng, đúng độ tuổi, đúng chuyên môn để phục vụ công việc. - Đào tạo dự nguồn nhằm thay thế những người về hưu và những người thuyên chuyển công tác. 58 - Đào tạo cho CBCC cấp xã về 3 nội dung: + Một là, đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và quản lý nhà nước. + Hai là, Đào tạo kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc. + Ba là, đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế và các kiến thức bổ trợ khác. 2.3.3. Xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng Theo quy định về tiêu chuẩn chức danh, kết quả quy hoạch cán bộ Đoàn cấp xã, trình độ hiện có và đăng ký nhu cầu đào tạo của mỗi các nhân, cấp ủy, chính quyền cấp xã sẽ xác định đối tượng đào tạo phù hợp với từng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, trong đó có đối tượng là cán bộ Đoàn cấp xã. Thực tế cho thấy, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm đến công tác xác định đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng; đặc biệt là những cán bộ Đoàn cấp xã còn tuổi công tác Đoàn được quy hoạch giữ chức danh cán bộ Đoàn cấp xã các nhiệm kỳ tiếp theo và những cán bộ Đoàn cấp xã có triển vọng, được quy hoạch các chức danh trong cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội khác ở địa phương. Đối với Tỉnh đoàn Thái Nguyên và Đoàn cấp huyện trực thuộc hiện nay chỉ tổ chức được các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn từ 3 ngày đến 5 ngày về nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội. Việc xác định nhóm cán bộ Đoàn cấp xã đào tạo, bồi dưỡng được xác định như sau: - Cán bộ Đoàn cấp xã mới được bầu giữ chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đoàn cấp xã. - Nhóm đối tượng được quy hoạch giữ chức danh Bí thư Đoàn cấp xã. Ngoài ra, hàng năm các Sở, ban, ngành của tỉnh mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày về công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng mô hình hợp tác xã, vay vốn ngân hàng chính sách, công tác phòng chống tệ nạn xã hội thì 59 đối tượng ưu tiên đều xác định là Bí thư, Phó Bí thư Đoàn cấp xã. Tuy nhiên, đối với các chương trình phối hợp đào tạo như trên, do các đối tượng được triệu tập thường không được biết trước về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dẫn đến bị động trong quá trình sắp xếp công việc, thời gian tham gia tập huấn, dẫn đến tình trạng Bí thư chi đoàn hoặc Ủy viên Ban chấp hành được cử đi thay. Điều này không tránh khỏi việc đối tượng được cử đi không phù hợp hoặc một đối tượng được cử đi cho tất cả các khóa học. 2.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trong đó có đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Hàng năm, ngoài chương trình đào tạo dài hạn chính quy tập trung, tỉnh và các huyện, thị, thành còn mở nhiều lớp bồi dưỡng những kiến thức về chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức, kĩ năng quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành; văn hóa công sở và kĩ năng giao tiếp cho cán bộ, công chức cấp xã. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích cán bộ, công chức cấp xã và đội ngũ cán bộ Đoàn tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ, nhất là đối với cán bộ trẻ, có triển vọng. Đối với Tỉnh đoàn và các Đoàn cấp huyện trực thuộc: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp xã căn cứ vào đối tượng và mục tiêu, yêu cầu tập huấn, bồi dưỡng để xây dựng chương trình cụ thể. Chương trình bồi dưỡng bao gồm: Kiến thức, nghiệp vụ cơ bản về Đoàn, Hội, Đội; công tác tổ chức, kiểm tra; công tác văn phòng, công tác tuyên giáo, công tác Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, kỹ năng lãnh đạo, quản lý Hàng năm, Tỉnh đoàn phối hợp với Trường chính trị tỉnh mở 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp xã. Mỗi huyện, thị, 60 thành Đoàn phối hợp với Trung tâm chính trị huyện mở một lớp bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp xã. 2.3.5. Lựa chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng Để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn cấp xã có chất lượng, hiệu quả cần t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_dao_tao_boi_duong_can_bo_doan_cap_xa_tai_dia_ban_ti.pdf
Tài liệu liên quan