MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 8
I.1. Đầu tư phát triển : 8
I.1.1.Khái niệm, vai trò đầu tư phát triển: 8
I.1.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển: 9
I.1.3.Vai trò của đầu tư với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. 10
I.1.3.a.Về lý luận 10
I.1.3.b.Đầu tư phát triển trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: 12
I.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn- xu hướng phát triển tất yếu 17
I.2.1. Khái niệm công nghiệp hoá- hiện đại hoá 17
I.2.2. Sự cần thiết thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn: 18
I.2.3. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn: 20
I.2.4. Những điều kiện cần thiết để thực hiện thành công CNH- HĐH nông thôn, nông nghiệp. 21
I.2.4.a. Điều kiện về vốn 21
I.2.4.b.Hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp: 22
I.2.4.c.Điều kiện trang bị kỹ thuật và chuyển giao công nghệ: 23
I.2.4.d.Về cơ chế chính sách: 23
I.2.4.e.Nhân tố con người: 24
I.3. Vai trò của đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn với sự nghiệp CNH- HĐH nông thôn, nông nghiệp: 24
I.3.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng nông thôn 24
I.3.1.a. Khái niệm: 24
I.3.1.b. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng nói chung: 26
I.3.1.c. Phân loại cơ sở hạ tầng: 27
I.3.2.Vai trò của cơ sở hạ tầng nông thôn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. 28
I.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cơ sở hạ tầng: 30
I.3.3.a.Nhân tố tự nhiên môi trường: 30
I.3.3.b. Nhân tố văn hoá- xã hội: 31
I.3.3.c. Nhân tố kinh tế- dịch vụ: 31
I.3.3.d. Nhân tố khoa học kỹ thuật- công nghệ: 31
I.3.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH nông thôn, nông nghiệp: 32
I.3.5.Điều kiện để có cơ sở hạ tầng- sự cần thiết phải tăng cường vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: 34
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN
HUYỆN GIA LÂM ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA –
HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP HUYỆN 37
II.1.Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 37
II.1.1.Vị trí địa lý: 37
II.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội: 38
II.1.2.a.Đánh giá vị trí, chức năng: 38
II.1.2.b. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội: 39
II.2.Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn huyện Gia Lâm: 41
II.2.1.Tình hình thực hiện huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển cơ cở hạ tầng huyện: 41
II.2.1.a.Tình hình tiết kiệm và đầu tư: 41
II.2.1.b. Nguyên nhân của những yếu kém 45
II.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuât và hạ tầng cơ sở: 48
II.2.2.a.Tình hình đầu tư mạng lưới điện: 48
II.2.2.b.Tình hình đầu tư hệ thống giao thông huyện: 52
II.2.2.c.Tình hình đầu tư hệ thống thuỷ lợi: 55
II.2.3.Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng huyện: 58
II.2.4.Sự phát huy tác dụng của các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn hiện có: 66
II.3.Những tồn tại trong công cuộc đầu tư cho cơ sở hạ tầng huyện: 71
II.3.1.Những tồn tại: 71
II.3.2.Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng nông thôn đến phát triển kinh tế huyện: 74
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG
PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ- HIỆN ĐẠI HOÁ
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HUYỆN GIA LÂM 76
III.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá và đô thị Hoá. 76
III.1.1.Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện: 76
Quan điểm chủ đạo: 76
III.1.2.Dự báo xu hướng phát triển trên địa bàn huyện: 77
III.1.3.Phương hướng phát triển: 77
III.1.3.a.Yêu cầu phát triển: 77
III.1.3.b.Lựa chọn cơ cấu: 77
III1.4.Định hướng và mục tiêu phát triển các ngành và lĩnh vực: 80
III.1.4.a.Công nghiệp: 80
III.1.4.b.Thương mại- du lịch- dịch vụ: 80
III.1.4.c. Nông nghiệp: 81
III.1.5.Nhiệm vụ và định hướng hoàn thiện phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp trong công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện: 84
III.1.5.a.Căn cứ đưa ra định hướng: 84
III.1.5.b.Phương hướng chung: 85
III.1.5.c.Nhiệm vụ và định hướng: 87
III.1.5.d.Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng: 89
III.2. Các giải pháp cần thực hiện nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn huyện Gia Lâm phục vụ quá trình CNH- HĐH. 91
III.2.1.Giải pháp về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm: 92
III.2.2.Các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư : 92
III.2.2.a. Cải tiến chính sách tạo vốn: 93
III.2.2.b. Cải tiến cơ chế huy động vốn: 94
III.2.2.c. Cải tiến cơ chế hoàn vốn: 99
III.2.2.d. Giải pháp về sử dụng vốn: 99
III.2.2.e. Giải pháp về tín dụng 100
III.2.2.f. Huy động nguồn vốn nước ngoài: 101
III.2.3. Một số giải pháp khác: 102
III.2.3.a.Các giải pháp về chính sách phát triển nguồn nhân lực: 102
III.2.3.Các giải pháp về kỹ thuật công nghệ: 104
KẾT LUẬN: 107
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3676 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn huyện Gia Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng càng được nâng lên. Do đó đầu tư xây dựng, bảo đảm nâng cấp điện thường xuyên là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu đời sống cũng như sản xuất được đảm bảo và liên tục.
Gia Lâm là huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh thì điện ngày càng phải đáp ứng đủ. Tuy nhiên:
+ Theo số liệu tổng hợp ( thời điểm 7/1999) trên địa bàn các xã có 83 trạm biến áp các loại với công suất: 23100 KVA. Tổng chiều dài đường dây trung thế 34 km, đường trục hạ thế và các đường dây trục thôn, xóm 562 km được phân bố trên địa bàn 30 xã. Phần lớn các trạm biến áp được xây từ lâu ( những năm 60, 70), hao tổn công xuất lớn, thường xảy ra quá tải.
+ Hệ thống dây tải cũ nát, chắp nối bằng nhiều loại dây dẫn khác nhau ( dây AC25, AC35, AC70, A15, A25, A35, M35…) chất lượng dây dẫn kém do đã sử dụng nhiều năm (còn 50- 60%). Một vài xã như Kiêu Kỵ, Yên Viên, Dương Quang… một số tuyến đường nhánh còn dùng các loại dây dẫn lưỡng kim.
+ Về cột điện trên địa bàn các xã có 7300 cột các loại, trong đó cột xi măng 6160 chiếc ( chiếm 83,38%) còn lại là các loại cột khác: sắt, gỗ, tre ( theo đánh giá chất lượng cột chỉ còn 50- 60%)
+ Công tơ đo điện gồm nhiều chủng loại, nhiều nước sản xuất, chất lượng khác nhau, phần lớn không qua kiểm định trước khi lắp đặt và nhiều năm nay chưa được kiểm định lại.
Do quá trình xây dựng và phát triển lưới điện nông thôn trước đây gắn với việc cấp điện bơm nước thuỷ lợi, mang tính tự phát, chắp vá, không theo qui hoạch và quy phạm kỹ thuật, có đâu làm đó, quá trình sử dụng đã hư hỏng nhiều, hao tổn công xuất lớn, kinh phí sửa chữa có hạn do vậy vừa không đảm bảo an toàn vừa không đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Giá bán điện ở một số nơi còn cao ( 700 và trên 700đồng/KWh, việc thu tiền điện không có hoá đơn, sổ sách ghi chép thiếu thống nhất và chưa khoa học, thu tiền điện cao nhưng không có tích luỹ để sửa chữa, tu sửa và phát triển hệ thống điện.
Thực hiện chỉ thị số 12/ CT- UB ngày 18/5/1999 của UBND thành phố Hà Nội về việc “thực hiện quyết định số 22/1999/ TTg ngày 13/2/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đề án điện nông thôn tại các xã ngoại thành Hà Nội” các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của thành phố và chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện Uỷ, UBND huyện Gia Lâm đã chỉ đạo các ngành chức năng của huyện, điện lực Gia Lâm, tranh thủ sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành thành phố trực tiếp là Phòng Quản lý điện năng- Sở Công nghiệp, Phòng Điện nông thôn- Công ty điện lực Hà Nội, kết hợp chặt chẽ với UBND, HTX dịch vụ của các xã để tổ chức thực hiện kế hoạch, hướng dẫn và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc nảy sinh nhờ vậy sau gần một năm triển khai đề án điện nông thôn huyện đã đạt được một số kết quả bước đầu, dần dần quán triệt rõ mục đích ý nghĩa của đề án nông thôn: xoá bỏ cai thầu, bán điện tới hộ dân, giảm giá bán điện sinh hoạt dưới giá trần, hạch toán đúng, đủ chi phí, đảm bảo an toàn và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Cùng với việc triển khai có kết quả các dự án đầu tư cải tạo nâng cấp lưới điện bằng vốn ngân sách của thành phố, các xã đã tích cực tranh thủ, huy động mọi nguồn vốn ( kể cả vốn vay) để chủ động nâng cấp lưới điện, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân:
Đầu tư cải tạo lưới điện bằng nguồn vốn của thành phố:
Năm 1999 huyện Gia Lâm có 3 xã được nâng cấp cải tạo lưới điện theo kế hoạch của thành phố là Long Biên, Đặng Xá, Lệ Chi với tổng dự toán được duyệt 4081 triệu đồng trong đó ngân sách cấp 2748 triệu đồng. Uỷ ban nhân dân- ban chỉ đạo huyện giao Ban quản lý dự án cùng với UBND 3 xã trên tổ chức thực hiện đến nay đã hoàn thành dự án, phần vốn ngân sách cấp gồm: hoàn thành việc xây mới 6 trạm biến áp, cải tạo nâng công suất 3 trạm, di chuyển 2 trạm. Xây mới các tuyến cao thế nối với các trạm biến áp gồm: Đặng Xá 935m, Lệ Chi 700m, Long Biên 899m. Cải tạo trục hạ thế với tổng chiều dài tuyến là: Đặng Xá 3455m, Lệ Chi 1897m, Long Biên 1663m.
Nhìn chung, các công trình trên được thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đưa vào sử dụng giảm tổn thất, chất lượng điện được nâng lên đáng kể ( điện áp ổn định, đạt khoảng 180- 200 vôn vào giờ cao điểm ) giảm được giá bán tới hộ dân.
Đầu tư của các xã:
Bên cạnh việc đầu tư theo dự án, Uỷ ban nhân dân- Ban chỉ đạo huyện chỉ đạo các xã tích cực huy động mọi nguồn vốn để cải tại nâng cấp lưới điện, đảm bảo chất lượng điện phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Tính từ khi triển khai đề án điện đến nay các xã đã đầu tư 3351 triệu đồng cho cải tạo nâng cấp, xây mới 10 trạm biến áp, nâng cấp các tuyến hạ thế… các xã đầu tư nhiều là : Bát Tràng 1340 triệu, Đa Tốn 379 triệu, Dương Xá 220 triệu, Đông Dư 130 triệu, Kim Sơn 80 triệu đồng…
Việc đầu tư trên đã đáp ứng được một phần nhu cầu về điện và góp phần giảm giá điện ở địa phương.
Về các dự án năm 2000: Thực hiện kế hoạch của thành phố, năm 2000 huyện Gia Lâm có 9 xã được đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện là: Trâu Quỳ, Dương hà, Đông Dư, Kiêu Kỵ, Kim Sơn, Dương Xá, Ngọc Thuỵ, Thượng thanh, Phù Đổng với tổng vốn đầu tư tới 22 tỷ đồng.
Danh mục các dự án điện nông thôn huyện Gia Lâm năm 2000
Tên dự án
KH- HT
Vốn đầu tư ( triệu đồng)
Xã Đông Dư
2000
1500
Xã Phù Đổng
2000
1870
Xã Kim Sơn
2000
2020
Xã Dương Xá
2000
1600
Xã Ngọc Thuỵ
2000
1560
Xã Thượng Thanh
2000
1630
Xã Trâu Quỳ
2000
4500
Xã Kiêu Kỵ
2000
4800
Xã Dương Hà
2000
3840
Nguồn: Phòng Kế hoạch huyện Gia Lâm
II.2.2.b.Tình hình đầu tư hệ thống giao thông huyện:
Giao thông là điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cũng như văn hoá xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ. Với 31 xã 4 thị trấn, hiện nay Gia Lâm có 81km đường giao thông bộ; 36,4 km đường giao thông nội địa đan xen giữa các vùng, các địa phương, trên 200 km đường liên thôn. Đến năm 2000, tỷ lệ đường giao thông được trải nhựa, bê tông, gạch đá cấp phối chiếm 97,75%. Tuy nhiên, về chất lượng trừ tuyến đường quốc lộ, tuyến nội đô thị được đảm bảo còn lại các tuyến đường liên huyện, liên xã và nội thôn tuy đã được sửa chữa nâng cấp hàng năm nhưng so với nhu cầu phát triển kinh tế thì không phù hợp. Sản xuất càng phát triển dẫn đến giao lưu trao đổi ngày càng nhiều, các tuyến đường ở nông thôn nhất là các tuyến đường gạch đá cấp phối và đường đất (chủ yếu là đường dân sinh) thường xuyên bị quá tải tồn tại ở một số xã nghèo, kinh tế chậm phát triển cần chú ý đầu tư tiếp bằng nguồn vốn hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước.
Gia Lâm có những điều kiện tốt cho việc giao lưu, trao đổi về kinh tế, văn hoá xã hội với các vùng khác. Thế nhưng với quá trình đô thị hoá nhanh như hiện nay thì sản xuất nông nghiệp ngày càng có xu hướng tập trung vào chuyên môn hoá sản xuất. Vậy cần phải nâng cấp và xây dựng thêm một cách có qui hoạch đến các tuyến đường nội đồng bởi các tuyến đường này hiện nay còn eo hẹp, không đảm bảo cho các loại máy móc nông nghiệp đến đồng ruộng thay thế thủ công. Hơn thế nữa, hầu hết các tuyến giao thông hiện nay vẫn chưa có hệ thống thoát nước hoặc có nhưng kém, chưa hoàn thiện, hệ thống cây xanh ven đường bị chặt phấ nhiều gây khó khăn cho việc đi lại cả về mùa mưa và mùa nắng, không đảm bảo cảnh quan môi trường, cần được quan tâm qui hoạch lại.
Hệ thống giao thông nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường khả năng giao lưu hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm tạo đà phát triển kinh tế giữa các vùng trung tâm với vùng sâu, vùng xa của huyện như: Phù Đổng, Trung Mầu, Dương Quang, làm giảm tỷ lệ nghèo và sự chênh lệch về kinh tế giữa thị trấn, thị tứ với các nông thôn vùng sâu, vùng xa, thúc đẩy quá trình cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Nhận thức được điều này nên vấn đề đầu tư cho hạ tầng giao thông nông thôn là một trong những chương trình quan trọng được các cấp lãnh đạo của thành phố và huyện hết sức quan tâm, hàng năm thường xuyên cho tiến hành nâng cấp và tu sửa các tuyến đường trọng điểm tạo điều kiện để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Với tổng kinh phí đầu tư trên 12 tỷ đồng trong năm 1999 huyện Gia Lâm đã làm được khối lượng lớn đường giao thông như sau:
+ Nâng cấp sửa chữa tuyến đê Tả Hồng, Hữu Đuống.
+ Làm mới tuyến đường liên thôn xã Phù Đổng- Ninh Hiệp, Dương Quang, Kiêu Kỵ, Cự Khối, Yên Thường.
+ Nâng cấp tuyến đường liên xã Kiêu Kỵ- Đa Tốn phục vụ xe đổ rác.
+ Trải thảm nhựa đường Phố chợ Gia Lâm
+ Nâng cấp các tuyến nhánh thuộc dự án quốc lộ 5: Trâu Quỳ- Cổ Bi, Trâu Quỳ-Kim Sơn…với tổng chiều dài nâng cấp dải nhựa là 18 km đường liên xã, 2 km đường cấp phối, nâng cấp 10 km đường bê tông liên xã, liên thôn với tổng kinh phí là 12,325 tỷ đồng trong đó: Vốn thành phố: 9 tỷ đồng; vốn của huyện: 1,4 tỷ đồng; Vốn khác:1 tỷ đồng; vốn do nhân dân đóng góp 925 triệu đồng và trên 1000 ngày công lao động.
Năm 2000- năm bản lề, kết thúc kế hoạch1996-2000 tạo tiền đề xây dựng kế hoạch 5 năm 2001- 2005, năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng của thủ đô. Được sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự quan tâm sát sao của thành phố và với sự nỗ lực vượt bậc của toàn thể nhân dân trong huyện, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được tiến hành tốt:
Danh mục đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn năm 2000
TT
Công trình
Tổng vốn theo dự án (tr.đồng)
Tổng số
Ngân sách
1
Cải tạo, nâng cấp đường liên thôn xã Lệ Chi
250
250
2
Cải tạo đường liên thôn xã Trung Mầu
400
400
3
Cải tạo nâng cấp đường xã Bồ Đề- TT Gia Lâm
756,7
200
4
Cải tạo đường vào thôn Linh Quy xã Kim Sơn
132
132
5
Cải tạo nâng cấp đường vào chợ Thanh Am
204,7
204,7
6
Cải tạo nâng cấp đường liên thôn xã Cự Khối
111,7
111,7
7
Cải tạo, sửa chữa đường Dốc Lã- Linh Hiệp
1064
1064
8
Cải tạo nâng cấp đường Đặng Xá
200
200
9
Sửa chữa đường vào ngõ 408 đường Ngô Gia Tự
242
242
Nguồn: Phòng Kế hoạch huyện Gia Lâm
II.2.2.c.Tình hình đầu tư hệ thống thuỷ lợi:
Thủy lợi có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần vào việc nâng cao năng suất cây trồng nhất là đối với các loại cây lương thực ở nước ta, chủ yếu là trồng lúa nước. Thật đúng như câu dân gian đúc kết vai trò của thuỷ lợi đối với bà con nông dân: “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Có thể nói, thuỷ lợi là yếu tố hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hiện nay, với việc ngành nông nghiệp thực hiện thâm canh tăng vụ ngày càng phổ biến và vì thế diện tích gieo trồng sẽ tăng tương ứng, mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm thì việc tưới tiêu càng cần phải đảm bảo. Điều này đòi hỏi đầu tư phải tăng cường hơn nữa, thường xuyên nâng cấp, tu sửa, bảo dưỡng công trình để phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thêm trạm bơm để phục vụ tưới toàn bộ diện tích gieo trồng, tiêu nước trong mùa mưa lũ cho cả phần diện tích nông nghiệp và phi nông nghiệp (hiện nay công tác này còn kém nên úng lụt vẫn có thể xảy ra do công tác tiêu úng không đảm bảo).
Về hệ thống kênh mương:
Hiện nay, Gia Lâm có 350,25km kênh mương trong đó có 175 km kênh mương tưới chiếm 50,1% và 145,75km kênh mương tiêu chiếm 41,67% còn lại là kênh mương tưới tiêu hỗn hợp chiếm 8,29%. Kênh mương cấp III và nội đồng do hợp tác xã quản lý, kênh mương cấp I và II do xí nghiệp thuỷ nông quản lý. Các kênh này có hệ số dẫn nước rất thấp chỉ đạt từ 0,4- 0,7 vì kênh mương đã xuống cấp, lòng kênh hẹp thất thoát nước, dòng chảy chậm, rò rỉ nhiều. Số lượng chiều dài kênh mương cấp I được cứng hoá là 4,92 km chiếm 15,02 % so với tổng chiều dài kênh mương cấp I, kênh mương cấp III là 56km trong đó được cứng hoá 31,91%, còn lại là đất. Thực tế cho thấy tổng số kênh mương của huyện được cứng hoá chiếm một tỷ lệ rất nhỏ ( 10,02% chiều dài kênh mương toàn huyện ), còn lại chủ yếu kênh tưới, kênh tiêu 100% là đất.
Hệ thống các kênh mương tưới tiêu hàng năm được nạo vét vẫn không đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, trên các hệ thống tưới tiêu nhân dân còn thả bèo, trồng sen, đổ rác, đắp đất làm ngăn cản dòng chảy … Điều đáng nói là mặc dù xí nghiệp thuỷ nông có can thiệp, nhắc nhở nhưng đâu lại vào đấy. Vậy, bên cạnh việc nâng cấp nạo vét, đầu tư thường xuyên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý và nhân dân sao cho phục vụ thuỷ lợi trong nông nghiệp tốt hơn, nâng được hệ số dẫn nước lên cao hơn.
Hệ thống kênh mương của huyện Gia Lâm
Chỉ tiêu
1999
2000
Tốc độ
phát triển
Chiều dài
(km)
Cơ cấu
(%)
Chiều dài
(km)
Cơ cấu
(%)
I. Tổng chiều dài kênh mương
350,25
100
350,25
100
100
1. Chiều dài kênh mương tưới
175,5
50,1
175,5
50,1
100
+ Kênh cấp I
32,75
18,66
32,75
18,66
100
Trình độ: Cứng hoá
4,92
15,02
4,92
15,02
100
+ Kênh mương cấp II
37,55
21,4
37,55
21,4
100
+ Kênh mương cấp III
56
31,91
56
31,91
100
Trình độ: Cứng hoá
30,82
55
35
62,5
113,6
+ Kêng mương nội đồng
49,2
28,03
49,2
28,03
100
2. Chiều dài kênh tiêu
145,75
41,61
145,75
41,61
100
+ Kênh cấp I
31,77
21,8
31,77
21,8
100
+ Kênh cấp II
36,4
24,97
36,4
24,97
100
+ Kênh cấp III
40
27,4
40
27,4
100
+ Kênh nội đồng
37,58
20,23
37,58
20,23
100
Chiều dài kênh mương tưới tiêu
29
8,29
29
8,29
100
+ Kênh cấp I
10
30,18
10
30,18
100
+ Kênh cấp II
19
65,52
19
65,52
100
Nguồn : Phòng Thống kê huyện Gia Lâm
II.2.3.Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng huyện:
Mười năm qua (1990- 2000) là một chặng đường lịch sử quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội huyện Gia Lâm nói riêng và thủ đô Hà Nội,cả nước nói chung, là thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong 10 năm ấy, chúng ta đã đạt được những thành quả thực sự to lớn, tạo nên những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, trong đó phải nói tới tầm quan trọng của đầu tư phát triển nói chung và đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng nông thôn nói riêng. Vì vậy, đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn của huyện trong những năm vừa qua có ý nghiã rất quan trọng đối với việc xác định phương hướng chiến lược và mục tiêu cũng như các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển kinh tế -xã hội huyện cho 10 năm tiếp theo, thời kỳ đến năm 2010. Những thành tựu đạt được, những khó khăn, tồn tại, những chiều hướng phát triển kinh tế – xã hội trong10 năm qua cùng với những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn công cuộc đổi mới ở Thủ đô là những căn cứ cho việc hoạch định chiến lược, lựa chọn phương án và đề ra các giải pháp cho thời gian tới.
Kết quả đầu tư:
Thực hiện phương hướng nhiệm vụ phát triển nông nghiệp nông thôn Thủ đô Hà nội ghi trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 12 và Kế hoạch 05/TU-KH của Thành Uỷ Hà nội về việc tiếp tục thực hiện chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và xây dựng nông thôn mới, trong 5 năm 1996- 2000, công tác đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nói riêng phục vụ cho phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành huyện Gia Lâm đã đạt được những kết quả tương đối khả quan. Chúng ta có thể đánh giá được kết quả thông qua tình hình thực hiện đầu tư đã nêu ở phần trên như sau:
* Tổng vốn ngân sách đầu tư đạt 68.007 triệu đồng, bình quân một năm đầu tư 13601,4 triệu đồng gấp 1,5 lần so với năm 1995. Tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 1996-2000 là 8,3%/năm. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách đầu tư XDCB của Thành phố và vốn sự nghiệp chống xuống cấp đầu tư qua ngân sách huyện. Riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Thành phố bình quân mỗi năm đầu tư 8240,8 triệu đồng gấp 1,8 lần so với mức đầu tư của năm 1995. Tỷ trọng vốn đầu tư cho huyện trong tổng vốn đầu tư XDCB của Thành phố bình quân đạt 14% tăng 1,3 % so với năm 1995. Riêng năm 1999 và 2000 tỷ trọng trên là 18-19%, điều này thể hiện sự quan tâm chú trọng đầu tư cho Nông nghiệp và Kinh tế ngoại thành của Thành Uỷ và UBND Thành phố. Vốn đầu tư cân đối qua Ngân sách huyện cho nông nghiệp và phát triển kinh tế cũng được tăng cường, tổng vốn đầu tư trong 5 năm đạt 172303 triệu đồng, bình quân đầu tư 34460,6 triệu đồng/năm.
* Vốn đầu tư ngày càng được đa dạng hoá về nguồn huy động. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn của doanh nghiệp Nhà nước, vốn tín dụng Nhà nước, vốn tín dụng thương mại, vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư, vốn đầu tư nước ngoài, vốn cổ phần hoá doanh nghiệp. Nguồn vốn huy động đa dạng đã đưa đến sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn. Nếu năm 1990 nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và lĩnh vực hạ tầng nói riêng chủ yếu là vốn Nhà nước (gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn tự có của các doanh nghiệp Nhà nước và vốn tín dụng Nhà nước) chiếm 86% thì năm 2000 chỉ còn 46%, phần còn lại là vốn ODA và các nguồn vốn khác.
Cơ cấu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Nguồn vốn
1990
1995
2000
Ngân sách trung ương
80,6%
38,6%
30,3%
Ngân sách địa phương
5,5%
11,7%
15,7%
Vốn ODA
-
14,4%
8,7%
Nguồn khác
13,9%
18,1%
45,3%
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
* Trong công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung chúng ta đã đạt được những kết quả tương đối. Nếu những năm 1980 trở về trước nguồn vốn dành cho nông nghiệp và nông thôn chỉ có vốn Ngân sách Nhà nước và vốn từ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong đó vốn ngân sách Nhà nước là chủ yếu thì đến nay chúng ta đã huy động thêm được nguồn vốn từ Ngân hàng (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là chủ yếu) từ mọi thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Do đó cơ cấu vốn đầu tư cũng thay đổi. Nguồn vốn hộ nông dân đóng góp (cả tiền của và sức lao động ) đã trở thành nguồn vốn quan trọng. Tỷ trọng của nguồn vốn này so với nguồn vốn Nhà nước đã gần tương đương nhau, đặc biệt đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, tỷ trọng của nó chiếm rất lớn trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện lưới. Điều này càng khẳng định nguồn vốn quan trọng trong nông thôn là vốn của dân cư tự huy động đầu tư vào cả sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, huy động được và sử dụng nguồn vốn này cho tốt là vô cùng cần thiết.
Kết quả đầu tư cho điện, thuỷ lợi, giao thông của huyện :
Đầu tư cho thuỷ lợi :
Thực hiện phương châm thủy lợi là biện pháp hàng đầu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nên việc xây dựng các hệ thống tưới tiêu, trạm bơm là vô cùng quan trọng. Việc kiên cố hoá kênh mương không chỉ đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, cho cây lúa có hiệu quả cao mà còn có thể canh tác thêm các loại cây trồng khác như: rau sạch, hoa và các cây lương thực khác... Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua thành phố đã ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này đồng thời chỉ đạo các huyện trích ngân sách để đầu tư vào thuỷ lợi và kết quả đạt được khá khả quan. Trong 5 năm 1996- 2000 tổng vốn đầu tư cho xây dựng các công trình thuỷ lợi 34.226 triệu đồng, bình quân mỗi năm đầu tư 6845 triệu đồng. Đầu tư cho thuỷ lợi tập trung vào việc cải tạo , nâng cấp các trạm bơm tưới tiêu , hồ chứa nước bị xuống cấp , đầu tư xây dựng hệ thống kênh gạch ... Các công trình chủ yếu đầu tư trong các năm qua đó là :16 trạm bơm tưới tiêu đầu mối , 4 hồ chứa nước , trên 100 km kênh mương được kiên cố hoá . Đầu tư cho thuỷ lợi đã góp phần tăng diện tích tưới thêm 2500 ha, tiêu thêm 1000 ha , đảm bảo tưới chủ động cho 80% diện tích trồng trọt và tiêu chủ động cho 65-70 % diện tích thường bị úng. Nói tóm lại, đầu tư cho các công trình thuỷ lợi hiện đang rất được quan tâm. Vốn đầu tư các công trình thuỷ lợi được Nhà nước huy động theo phương thức: “Nhà nước và nông dân cùng làm”. Lượng vốn của Nhà nước dành cho thuỷ lợi được thành phố ưu tiên chiếm 50% tổng số vốn dành cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy vậy, lượng vốn này chưa được giải quyết, phân bố đồng đều ở tất cả các công trình và các vùng. Nhiều hệ thống công trình, nhiều vùng còn đang rất thiếu vốn để duy tu nâng cấp chất lượng. Mặc dù được ưu tiên đầu tư song vốn đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi vẫn còn rất thấp, mức đầu tư chưa được 1000 USD/ha trong khi nhu cầu phải là 3000- 4000 USD/ha. Bởi thế chúng ta cần phải tích cực huy động vốn để đầu tư cho hệ thống thuỷ lợi - một hệ thống quan trọng trong ngành nông nghiệp.
Đầu tư giao thông :
Đầu tư cho giao thông huyện trong các năm 1995-2000 đạt 26070 triệu đồng, bình quân mỗi năm 5214 triệu đồng. Nội dung đầu tư chủ yếu nâng cấp cải tạo, làm mới hệ thống đường liên xã thuộc huyện và hỗ trợ một phần đường liên thôn (vốn sự nghiệp giao thông cân đối qua ngân sách huyện). Kết quả trong 5 năm đã cải tạo và nâng cấp nhựa hoá được 112km đường liên xã, hỗ trợ xây dựng trên 200 km đường bê tông, gạch cấp phối. Trong việc đầu tư cho hệ thống giao thông, thực tế quản lý cấp phát vốn cho thấy vốn đầu tư cho lĩnh vực này của Ngân sách thành phố giao (vốn xây dựng cơ bản tập trung ) chiếm tỷ lệ không lớn chủ yếu mang tính chất hỗ trợ. Trong khi đó nguồn vốn do dân đóng góp chiếm tỷ lệ khá lớn gồm cả tiền của và sức lao động. Sức lao động của nông dân đóng góp tính ra chiếm khoảng 15% tổng chi phí. Với thực tiễn này, chúng ta nhận thấy rằng vốn đầu tư cho các công trình giao thông nông thôn nguồn vốn của dân góp đang dần giữ vai trò chủ yếu.
Điện nông thôn :
Theo nguồn của Tổng công ty điện lực Việt Nam, kết quả trong 5 năm đầu tư là 41083 triệu đồng, bình quân mỗi năm đầu tư 8216 triệu đồng . Nội dung đầu tư chủ yếu là xây mới, cải tạo nâng công suất các trạm biến áp , cải tạo nâng cấp lưới điện đã xuống cấp, cải tạo trục hạ thế ... Do đổi mới công tác quản lý và đầu tư nâng cấp lưới điện đã giảm được hao tổn điện năng, vì vậy các địa phương đã giảm được giá điện tiêu dùng sinh hoạt cho nhân dân (đa số các xã có giá điện sinh hoạt thấp hơn giá trần 700đKW/h). Các xã đã thực hiện tốt việc giảm giá trong năm qua là Đặng Xá từ 650đKW/h xuống 600đKW/h, Bát Tràng từ 700 xuống 635đKW/h, thôn Linh Quy xã Kim Sơn từ 700 xuống 650đKW/h, Lệ Chi từ 650 xuống 600đKW/h, Dương Xá từ 700 xuống 650đKW/h... Kết quả trên thể hiện sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ và nhân dân trong huyện đối với lĩnh vực đầu tư trong nhiều năm qua.
Về hiệu quả đầu tư:
Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn trong 5 năm 1996 –2000 đã góp phần tích cực đến phát triển nông nghiệp và kinh tế huyện Gia Lâm. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp sau một thời gian khó khăn đến nay đã hồi sinh và phát triển. Ngành xây dựng kể cả xây dựng của Nhà nước và của nhân dân đã phát triển mạnh mẽ. Ngành nông nghiệp đã chuyển sang theo hướng thâm canh, tập trung sản xuất hàng hoá, tạo ra giá trị sản phẩm cao trên một ha canh tác.
Cơ cấu kinh tế ngoại thành đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ , tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp đã giảm từ 36,4% năm 1995 còn 31,78% năm 2000. Tỷ trọng ngành công nghiệp , tiểu công nghiệp và dịch vụ tăng từ 61,2% năm 1995 lên 68,3% năm 2000 . Đây cũng là xu thế tất yếu của quá trình đô thị hoá nhanh.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá mà còn giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống và ổn định chính trị, xã hội ở nông thôn.
Kết quả phát triển kinh tế huyện
(Giá cố định năm 1996)
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Tốc độ
Giá trị
(tỷ.đ)
Cơ Cấu
(%)
Giá trị
(tỷ.đ)
Cơ Cấu
(%)
Giá trị
(tỷ.đ)
Cơ Cấu
(%)
99/98
2000/
99
I/ Tổng giá trị sản xuất
587,83
100
644,157
100
709,31
100
119,58
109,85
1.Ngành NN
206,9
35,2
218,314
33,89
225,43
31,78
105,52
104,38
- Trồng trọt
126,66
61,22
129,463
59,3
135,51
60,11
102,22
103,44
- Chăn nuôi
80,24
38,78
88,854
40,7
89,92
39,89
110,73
105,86
2.Ngành CN-TTCN
207,97
35,38
229,391
35,61
256
36,09
110,3
110,95
3.Ngành TM- DV
172,96
29,42
196,45
30,5
227,88
32,13
113,57
114,98
II/ Chỉ tiêu bình quân (đơn vị: tr.đ)
1.Tổng
GTSX/khẩu
1,88
2,0346
2,2175
108,07
108,53
2.TổngGTSX/ LĐ
4,6
4,9444
5,3899
107,33
108,17
3.Tổng GTSX/ hộ
7,93
8,4763
8,81
106,91
105,4
4.Tổng GTSX nông nghiệp/ha canh tác
24,49
25.964
26,875
106,02
104,76
5.Tổng GTSX nôngnghiệp/ha NN
22,51
23,862
24,697
106,02
104,75
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gia Lâm
Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, bình quân thời kỳ 96-2000 là 4,7%/năm. Riêng đối với ngành nông nghiệp cả trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu giữa nội bộ ngành, giữa trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, đưa chăn nuôi phát triển cân đối với trồng trọt, làm cơ sở hỗ trợ lẫn nhau, chăn nuôi tận dụng nguồn sản phẩm của trồng trọt và cung cấp trở lại cho trồng trọt nguồn phân bón và các sẩn phẩm hàng hoá khác có giá trị cao hơn để đầu tư thâm canh,tăng năng suất của ngành trồng trọt. Xét chung toàn bộ nền kinh tế, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2000 đạt 225,43 tỷ đồng tăng 4,72% so với năm 1999. Giá trị sản xuất ngành nông lâm, thuỷ sản trên 1 ha canh tác đạt 26,2 triệu đồng tăng 5,5% so với năm 1999. Năng suất lúa cả năm đạt 44,1 tạ/ ha tăng 0,5 tạ/ ha. Sản lượng lương thực cả năm đạt 55440,2 tấn/ năm, tăng 877
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16254.DOC