LỜI CAM ĐOAN .1
MỤC LỤC .2
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT .4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỔ .5
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .7
MỞ ĐẦU .8
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài.16
1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài .16
1.1.1. Khái niệm .16
1.1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế trực tiếp .18
1.2. Nhân tố tác động đầu tư quốc tế trực tiếp.19
1.2.1. Nhân tố chung tác động đến ĐTQTRNN.19
1.2.2. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài .21
1.3. Hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài.23
1.4. Cơ sở pháp lý về đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam.28
1.4.1. Một số văn bản pháp luật hiện hành quy định về hoạt động đầu tư ra
nước ngoài. .29
1.4.2. Những đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài.31
1.4.3. Những đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với các
tổ chức tín dụng .34
Chương 2: Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của một số Ngân hàng TMCP
Việt Nam .36
2.1. Đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank).36
2.1.1. Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của Vietcombank .36
2.1.2. Đánh giá kết quả tình hình đầu tư ra nước ngoài của Vietcombank .40
2.2. Đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV).44
2.2.1. Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của BIDV .44
2.3. Đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).62
2.3.1. Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của SHB .62
2.3.2. Đánh giá kết quả tình hình đầu tư ra nước ngoài của SHB .67
134 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư ra nước ngoài của một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam: Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% thị phần tín dụng, 6% thị phần tổng tài sản tại
thị trường Campuchia tương ứng với vị trí top 5 trong tổng số 32 Ngân hang thương mại
tại Campuchia.
Trong nhóm 5 ngân hàng hàng đầu này, BIDC là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp
nhất và cũng nằm trong nhóm ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất thị trường. Bên
cạnh đó, BIDC được đánh giá có trình độ công nghệ cao, quy mô vốn điều lệ lớn (thứ 6
thị trường), mạng lưới rộng (thứ 10 thị trường) và số lượng nhân lực lớn (thứ 8 thị
trường). BIDC cũng là 1 trong 2 ngân hàng Campuchia có chi nhánh ở nước ngoài. Ngày
18/6/2013, tại Campuchia, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) đã vinh
dự đón nhân giải thưởng “Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng triển vọng nhất tại
Campuchia. Năm 2017, BIDC (ngân hàng con của BIDV) vừa giành giải thưởng ngân
hàng triển vọng nhất tại Campuchia. Chỉ sau 4 năm thành lập, ngân hàng này đã lọt vào
Top 5 ngân hàng lớn nhất, nợ xấu thấp nhất, chất lượng tín dụng tốt nhất tại Campuchia.
Ngày 26-12, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng
Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Sen, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Campuchia (BIDC) đã tổ chức khai trương hoạt động chi nhánh BIDC tại TP.HCM. Đây
là Chi nhánh đầu tiên nằm trong chiến lược mở rộng, hoạt động của BIDC, nhằm gắn
kết một cách chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Cămpuchia.
Thực hiện sứ mệnh là cầu nối hiệu quả thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài
60
chính Campuchia, trong thời gian đầu đi vào hoạt động, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Campuchia sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia và các
doanh nghiệp của Campuchia. Một số lĩnh vực được Chính phủ Cămpuchia khuyến khích
đầu tư như chế biến lương thực, sản xuất phân bón, trồng cây công nghiệp, viễn thông,
xăng dầu, khai thác khoáng sản, thủy điện. đã và đang thu hút các nhà đầu tư Việt nam
và sẽ được BIDC xem xét thu xếp tài trợ vốn cũng như cung cấp các dịch vụ ngân hàng.
Mục tiêu trong dài hạn BIDC sẽ trở thành ngân hàng hàng đầu ở Campuchia về quy
mô và hiệu quả hoạt động; sở hữu công nghệ ngân hàng hiện đại, đội ngũ cán bộ được
đào tạo bài bản, chuyên nghiệp; đảm bảo các chỉ số và cơ chế kiểm soát an toàn, minh
bạch theo thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng.
Với việc chi nhánh BIDC đầu tiên đặt trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh hứa hẹn phát
huy được thế mạnh của trung tâm kinh tế, văn hóa lớn và năng động nhất Việt Nam; vừa
phát huy lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao thông quan trọng nối liền các
tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nối liền với khu vực đồng bằng sông Cửu
long, đồng thời là cửa ngõ đường hàng không, hàng hải quốc tế;
Cùng với Hội sở chính tại Campuchia, chi nhánh BIDC ra đời sẽ tạo ra một hệ
thống phục vụ các nhà đầu tư Việt nam vào Campuchia theo quy trình khép kín. Chi
nhánh Ngân hàng sẽ phát huy tốt vai trò cầu nối thanh toán, cung cấp tín dụng, dịch vụ
ngân hàng, tư vấn đầu tư, tư vấn thông tin thị trường...
Bên cạnh BIDC, BIDV còn có một đơn vị góp voons khác tại địa bản nước
Campuchia đó là Công ty Bảo hiểm Campuchia – Việt Nam (CVI). Ngày 14/11/2009,
tại PhnomPenh, Campuchia, Công ty Bảo hiểm Campuchia - Việt Nam (CVI) chính thức
nhận giấy phép hoạt động, trở thành công ty bảo hiểm thứ 7 tại thị trường Campuchia.
CVI được hình thành và phát triển dựa trên nền tảng kinh nghiệm hơn 53 năm trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng của BIDV, kết hợp kế thừa kinh nghiệm bảo hiểm của BIC qua
hơn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam và thị trường Lào. Sau khi nhận giấy phép
hoạt động chính thức, dự kiến những dịch vụ bảo hiểm đầu tiên CVI sẽ cấp là bảo hiểm
61
cho tòa nhà trụ sở Canadia Bank, Hãng hàng không Quốc gia Campuchia – Cambodia
Angkor Air, Metfone
Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Campuchia - Việt Nam
(CVI) năm 2017
ĐVT: Triệu USD
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 – Công ty Bảo hiểm BIC
Năm 2017, Công ty Bảo hiểm Campuchia - Việt Nam (CVI) tiếp tục duy trì vị thế
dẫn đầu trong lĩnh vực Bảo hiểm Hàng không trên thị trường bảo hiểm Cambodia, tái
tục thành công 4 dịch vụ hàng không hiện có, phát triển tốt danh mục hàng không. Tiếp
cận và cung cấp thành công dịch vụ bảo hiểm cho các hãng hàng không mới thành lập:
JC Airline, Lanmei Airline, KC Airline, Cambodia Airway, Prince Airline. Thị phần bảo
hiểm hàng không của CVI năm 2017 chiếm khoảng 90% tổng thị phần bảo hiểm hàng
không của thị trường Campuchia. CVI hiện là nhà bảo hiểm cho hầu hết các hãng hàng
không trên thị trường Campuchia. Đồng thời, CVI cũng phát triển kênh bán hàng mới,
sản phẩm mới, triển khai bán bảo hiểm tai nạn cá nhân thông qua thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ
tại ngân hàng Canadia.
62
Cùng với 2 đơn vị kể trên, BIDV còn có sự đầu tư trong lĩnh vực luong thực. Ngày
5/10, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia) đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng thành lập Công
ty Lương thực Campuchia-Việt Nam (Cavifoods) và Công ty Phân bón Quốc tế Năm
Sao Campuchia. Công ty Cavifood có vốn điều lệ ban đầu là 8 triệu đô la Mỹ, trong đó,
Công ty Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC do BIDV đầu tư) chiếm 33% vốn, Tổng
công ty Lương thực Miền Nam, Việt Nam (Vinafood 2) chiếm 37%, còn lại 30% vốn là
của Công ty Green Trade., Cavifoods sẽ chuyên sâu vào lĩnh vực sản xuất, thu mua, vận
chuyển, chế biến, bảo quản, dự trữ kinh doanh xuất nhập khẩu và các dịch vụ khác trong
lĩnh vực lương thực, thực phẩm.
2.3. Đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
2.3.1. Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của SHB
2.3.1.1. Giới thiệu về NH SHB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) thành lập theo Quyết định số 214/QÐ-
NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QĐ-NHNN ngày 20/1/2006 và Quyết định số
1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006. Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, SHB tự hào
là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm,
gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lược phát triển toàn diện song hành với mục
tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp
phù hợp” và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách
hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đông – nhà đầu tư, SHB luôn làm hài lòng khách
hàng và đối tác với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và
cạnh tranh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp. SHB hiện nằm trong Top 5 các Ngân
hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam không do Nhà nước chi phối vốn.
Tính đến hết 30/09/2017, SHB có vốn điều lệ đạt 11.197 tỷ đồng, tổng tài sản đạt
hơn 265.300 tỷ đồng. Mới đây, SHB đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên
hơn 12.036 tỷ đồng. Với gần 7.000 cán bộ nhân viên, mạng lưới rộng gần 500 điểm giao
dịch ở Việt Nam, Lào và Campuchia, SHB đang phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân
và doanh nghiệp.
63
Với những thành tích đã đạt được, SHB đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng
Huân chương Lao động hạng Nhì và nhiều giải thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước,
của các tổ chức uy tín trong nước và Quốc tế như: Top 10 Ngân hàng uy tín nhất Việt
Nam, Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 – trong đó SHB là Ngân hàng có
tỷ lệ giá trị thương hiệu/giá trị tài sản cao nhất trong 10 Ngân hàng được đánh giá, Ngân
hàng tài trợ Dự án tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng
nước ngoài tiêu biểu Campuchia, Ngân hàng có Sản phẩm tiền gửi tốt nhất Việt Nam và
Sáng kiến thương hiệu tốt nhất, Ngân hàng có dịch vụ Internet Banking tốt nhất,.
2.3.1.2. Tổng quan kết quả kinh doanh của SHB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp
nhất quý IV/2017 trong đó ghi nhận nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng tăng trưởng ấn
tượng so với năm 2016 và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông đã đề ra. Năm 2017 tiếp
tục là một năm kinh doanh khởi sắc của ngân hàng SHB với lợi nhuận trước thuế đạt
1.938 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2016 và vượt 11% kế hoạch đề ra.
Bảng 2.11: Bảng cân đối kế toán rút gọn của SHB năm 2017
STT Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2016 Chênh lệch
ĐVT: Tr.đ Tuyệt đối %
A Tài sản
I
Tiền mặt, vàng bạc, đá
quý
1,446,548
1,291,694
154,854 11.99
II Tiền gửi tại NHNN
3,733,241
2,718,757
1,014,484 37.31
III
Tiền, vàng gửi tại và cho
vay TCTD khác
33,527,813
30,136,422
3,391,391 11.25
IV
Chứng khoán kinh
doanh
1,050
40,899
(39,849) -97.43
64
V
Các công cụ tài chính
phái sinh và các tài sản
tài chính khác
13,665
4,578
9,087 198.49
VI Cho vay khách hàng
193,420,642
160,578,800
32,841,842 20.45
VII Chứng khoán đầu tư
20,705,212
18,846,623
1,858,589 9.86
VIII Góp vốn, đầu tư dài hạn
215,466
222,940
(7,474) -3.35
IX Tài sản cố định
3,952,317
3,962,052
(9,735) -0.25
X Bất động sản đầu tư
16,955
16,815 140 0.83
XI Tài sản có khác
20,838,359
16,088,151
4,750,208 29.53
TỔNG TÀI SẢN CÓ
277,993,868
233,947,740
44,046,128 18.83
B
Nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu
I
Các khoản nợ chính phủ
và NHNN
2,758,343
2,572,420
185,923 7.23
II
Tiền gửi và vay các
TCTD khác
43,216,708
33,309,432
9,907,276 29.74
III Tiền gửi của khách hàng
196,054,293
166,576,217
29,478,076 17.70
65
IV
Các công cụ tài chính
phái sinh và các công nợ
tài chính khác - - - -
V
Vốn tài trợ, ủy thác đầu
tư, cho vay mà TCYD
chịu rủi ro
14,897,810
808,887
14,088,923 1741.77
VI Phát hành giấy tờ có giá
14,967,269
13,767,675
1,199,594 8.71
VII Các khoản nợ khác
4,631,734
3,681,536
950,198 25.81
VIII Vốn và các quỹ
14,867,711
13,229,267
1,638,444 12.38
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ
VỐN CHỦ SỞ HỮU
277,993,868
233,947,740
44,046,128 18.83
Nguồn: Báo cao tài chính hợp nhất năm 2017 - SHB
Cụ thể, tính đến 31/12/2017, tổng tài sản SHB đạt 277.994 tỷ đồng, tăng 19% so
với thời điểm đầu năm, tiếp tục khẳng định vị thế Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần
tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Vốn điều lệ ở mức 11.196 tỷ đồng và tới đây sẽ tăng lên hơn 12.036 tỷ đồng từ việc
phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2016 cho cổ đông. Vốn tự có đạt 17.829 tỷ đồng,
tăng 9%. Những kết quả này đã tạo đà cho việc nâng cao các tỷ lệ an toàn trong hoạt
động của Ngân hàng và từng bước tiếp cận các tỷ lệ an toàn theo chuẩn mực quốc tế.
Cũng tính đến 31/12/2017, huy động vốn từ tổ chức và dân cư đạt 212.519 tỷ đồng,
trong đó tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm tỷ trọng trên 60% thể hiện tính ổn định, bền
vững trong tăng trưởng nguồn vốn huy động của SHB.
Cùng với tăng trưởng về huy động vốn, tổng dư nợ cho vay khách hàng tính đến
thời điểm 31/12/2017 đạt 196.131 tỷ đồng, tăng trưởng 21% so với đầu năm và hoạt
66
động tín dụng tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế theo định hướng
của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, những ngành nghề ít chịu rủi ro. Nhờ đó, hoạt
động kinh doanh của SHB luôn đạt hiệu quả cao, chất lượng tín dụng được kiểm soát
chặt chẽ và tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức an toàn chỉ 1,9%.
Bên cạnh đó, các tỷ lệ an toàn hoạt động của SHB luôn đạt và vượt so với tiêu
chuẩn của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 12% - cao hơn mức quy
định của Ngân hàng Nhà nước (9%).
Bảng 2.12: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của SHB năm 2017
STT Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2016 Chênh lệch
ĐVT: Tr.đ Tuyệt đối %
I Thu nhập lãi thuần
4,964,181
4,215,278
748,903 17.77
II
Lãi/lỗ từ hoạt động dịch
vụ
1,355,536
338,059
1,017,477 300.98
III
Lãi/lỗ từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối
85,646
84,279
1,367 1.62
IV
Lãi/lỗ từ hoạt động mua
bán chứng khoán kinh
doanh
20,837
1,864
18,973 1017.86
V
Lãi/lỗ từ hoạt động mua
bán chứng khoán đầu tư
25,159
6,224
18,935 304.23
VI Lãi/lỗ từ hoạt động khác
159,486
398,035
(238,549) -59.93
VII
Thu nhập từ góp vốn
mua cổ phần
2,816
2,127
689 32.39
VIII Chi phí hoạt động
(2,639,762)
(1,323,276)
(1,316,486) 99.49
67
IX
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh trước
chi phí dự hòng rủi ro tín
dụng
3,973,899
2,478,690
1,495,209 60.32
X
Chi hoàn nhập dự phòng
rủi ro tín dụng
(2,035,363)
1,323,276
(3,358,639) -253.81
XI
Tổng lợi nhuận trước
thuế
1,938,536
1,164,414
774,122 66.48
XII Chi phí thuế TNDN
(388,841)
225,133
(613,974) -272.72
XIII Lợi nhuận sau thuế
1,549,695
939,281
610,414 64.99
XIV
Lợi ích của cổ đông thiểu
số - - - -
XV
Lợi nhuận còn lại của
Ngân hàng - - - -
Nguồn: Báo cao tài chính hợp nhất năm 2017 - SHB
Về kết quả kinh doanh năm 2017, tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt
1.938 tỷ đồng, tăng 66% so với năm trước và vượt 11% kế hoạch. Có được kết quả này
do SHB đạt tăng trưởng ở hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh, đẩy mạnh phát triển các dịch
vụ ngân hàng, xây dựng các gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu riêng cho từng phân khúc
khách hàng của SHB nhằm mang đến cho khách hàng sự toàn diện cả về lợi ích và giá
trị vượt trội.
2.3.2. Đánh giá kết quả tình hình đầu tư ra nước ngoài của SHB
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) vừa có văn bản số 691/NHNN-
TTGSNH về việc chấp thuận cho Ngân hàng SHB mở Văn phòng đại diện tại Cộng hòa
Liên bang Myanmar. Như vậy, sau Lào và Campuchia, Myanmar là thị trường nước
68
ngoài thứ 3 có sự hiện diện của SHB. Đây cũng là bước tiến quan trọng của SHB khi
không chỉ có mặt tại bán đảo Đông Dương mà còn vươn ra khu vực Đông Nam Á.
SHB sang thị trường Lào và Campuchia từ năm 2011 kinh doanh tại 2 thị trường
này ở cấp độ chi nhánh. Tuy nhiên, phải tới năm 2016 vừa qua, SHB mới khai trương
ngân hàng con 100% vốn tại Lào (15/01/2016) và ngân hàng con 100% vốn tại
Campuchia (09/09/2016). Tại thị trường Campuchia, hiện SHB đã mở 4 chi nhánh.
Bảng 2.13: Kết quả kinh doanh tại nước ngoài của SHB năm 2017
Chỉ tiêu 31/12/2017 Chênh lệch
ĐVT: Tr.đ Tuyệt đối %
Nước ngoài Tổng
Thu nhập lãi thuần
326,283
4,964,181
(4,637,898) -93.43
Lãi/lỗ từ hoạt động dịch
vụ
27,086
1,355,536
(1,328,450) -98.00
Lãi/lỗ từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối
1,580
85,646
(84,066) -98.16
Lãi/lỗ từ hoạt động mua
bán chứng khoán kinh
doanh -
20,837 - -
Lãi thuần từ hoạt động
mua bán chứng khoán
đầu tư -
25,159 - -
Lãi thuần từ hoạt động
khác
(1,810)
159,486
(161,296)
-
101.13
Thu nhập từ góp vốn
mua cổ phần -
2,816 - -
Chi phí hoạt động
(110,053)
(2,639,762)
2,529,709 -95.83
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh trước
chi phí dự hòng rủi ro tín
dụng
243,086
3,973,899
(3,730,813) -93.88
Chi hoàn nhập dự phòng
rủi ro tín dụng
(51,137)
(2,035,363)
1,984,226 -97.49
Tổng lợi nhuận trước
thuế
191,949
1,938,536
(1,746,587) -90.10
Nguồn: Báo cao tài chính hợp nhất năm 2017 - SHB
69
a. SHB tại Lào
Nằm trong chiến lược phát triển của SHB, ngày 15/8/2012, Ngân hàng TMCP Sài
Gòn – Hà Nội (SHB) long trọng tổ chức Lễ khai trương và đưa vào hoạt động SHB Chi
nhánh Lào tại Số 336-337-338 Chợ mới Pakse, Phường Phonekung, Thị trấn Pakse, Tỉnh
Champasak, CHDCND Lào. Sau SHB chi nhánh Campuchia, SHB chi nhánh Lào là chi
nhánh thứ hai của SHB được mở tại thị trường nước ngoài, góp phần phát triển kinh
doanh nâng cao vị thế, uy tín, hình ảnh của SHB trong nước và trên trường quốc tế. Ông
Nguyễn Văn Lê – Tổng Giám đốc SHB cho biết: ”Có mặt tại thị trường Lào là một quyết
định mang tính chiến lược của SHB, mở ra cho SHB nhiều cơ hội trong việc phát triển
thị trường, đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm gia tăng lợi nhuận. Các điều kiện thuận
lợi về giao thông, về vị trí địa lý, và nhiều nét tương đồng trong văn hóa của hai nước
cũng là một lợi thế giúp SHB nhanh chóng hòa nhập với môi trường kinh doanh tại đây
và sớm có những bước phát triển. Đến thời điểm năm 2012, Việt Nam là quốc gia đầu
tư lớn nhất tại bốn tỉnh Nam Lào trong đó có tỉnh Champasak (với số vốn đầu tư là 1,8
tỷ USD). Nắm bắt cơ hội này SHB đã nhanh chân và trở thành tổ chức tín dụng 100%
vốn đầu tiên của Việt Nam đầu tư tại tỉnh Champasak với số vốn điều lệ ban đầu là 13
triệu USD. Sau khi khai trương chi nhánh SHB tỉnh Champasak và đi vào hoạt động ổn
định có hiệu quả, dự kiến là 6 tháng đến 1 năm SHB sẽ trình chính phủ Việt Nam, chính
phủ Lào xin cấp phép thành lập Ngân hàng con SHB Lào tại Vientiane với chi nhánh
SHB Champasak và tiếp tục mở rộng các chi nhánh SHB tại một số tỉnh thành có tiềm
năng phát triển kinh tế, thương mại và du lịch của Lào.
Sau đó, được sự chấp thuận của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, Chính phủ Lào và Ngân hàng Quốc gia Lào, ngày 15/1/2016 tại Viêng Chăn, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã khai trương Ngân hàng TNHH MTV 100%
vốn của SHB tại Lào, trên cơ sở chuyển đổi SHB Chi nhánh Lào. Tại thời điểm SHB
khai trương Ngân hàng con tại Viêng Chăn, SHB là một trong 2 Ngân hàng TMCP Việt
Nam đầu tiên được cấp phép thành lập Ngân hàng TNHH MTV 100% vốn tại Lào (cùng
với Sacombank). Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong lộ trình phát triển, mở
70
rộng quy mô và hệ thống mạng lưới vươn ra quốc tế của SHB. Thành lập với vốn điều
lệ 50 triệu USD, một đơn vị trực thuộc là chi nhánh Champasak, SHB Lào là Ngân hàng
TNHH MTV 100% vốn của SHB tại thị trường các nước Đông Dương, hoạt động độc
lập và có cơ cấu bộ máy tổ chức riêng. ông Nguyễn Văn Lê - Tổng giám đốc SHB kiêm
Chủ tịch Hội đồng thành viên SHB Lào cho biết, thành lập ngân hàng TNHH MTV 100%
vốn của SHB tại Lào nói riêng cũng như tại nước ngoài nói chung sẽ hiện thực hóa kế
hoạch mở rộng hệ thống mạng lưới và sự hiện diện của ngân hàng ra thị trường quốc tế.
Theo kế hoạch cả ban lãnh đạo SHB, SHB Lào sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch
vụ ngân hàng của đông đảo các tổ chức kinh tế, cá nhân tại Lào cũng như các doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư qua đây, tạo công ăn việc làm cho người lao động bản xứ, góp
phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Sau 04 năm chính thức đi vào hoạt động, SHB Chi nhánh Campuchia tiếp tục duy
trì đà tăng trưởng và phát triển ổn định, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã
hội tại Campuchia. Đến 31/12/2015 tổng tài sản SHB Campuchia đạt gần 240 triệu USD;
Huy động vốn đạt gần 21 triệu USD; Dư nợ cho vay khách hàng năm 2015 đạt gần 205
triệu USD; Lợi nhuận đạt trên 2 triệu USD; Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp chỉ 0,05%. Ngày
24/6/2016, tại khách sạn Intercontinental Phnom Pênh, Vương quốc Campuchia, Ngân
hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa được Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG kết hợp
với Ngân hàng Quốc gia Campuchia tiếp tục bình chọn là “Ngân hàng nước ngoài tiêu
biểu Campuchia 2016” và “Ngân hàng SME tiêu biểu Campuchia 2016”. Đây là giải
thưởng nhằm tôn vinh vai trò quan trọng của các ngân hàng trong việc phát triển nền
kinh tế và tài chính Campuchia. Việc liên tiếp nhận được các giải thưởng uy tín cả trong
và ngoài nước đã khẳng định vị thế hàng đầu của SHB cũng như quyết tâm của ngân
hàng trong việc đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích cho
khách hàng không chỉ tại Việt Nam mà còn trong khu vực Đông Dương đặc biệt tại thị
trường Campuchia.Tính đến 31/12/2016, tổng tài sản của SHB Lào đã đạt 1.397,96 tỷ
Kip (trên 150 triệu USD), tăng 1.179% so với số vốn 118,48 tỷ Kip (trên 14 triệu USD)
khởi điểm khi thành lập chi nhánh tại Lào vào ngày 15/8/2012; tổng huy động đạt 245,74
71
tỷ Kip (khoảng 30 triệu USD); dư nợ cho vay đạt 479,24 tỷ Kip (Khoảng 58 triệu USD).
SHB Lào hiện đang phục vụ hơn 1.500 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Sau khi nâng cấp lên mô hình ngân hàng con, SHB Lào đã chủ động triển khai tất
cả các hoạt động tài chính - ngân hàng theo quy định của luật pháp Lào, góp phần đa
dạng hóa danh mục kinh doanh, hạn chế rủi ro, chủ động nâng cao khả năng phán quyết
và thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh hơn theo quy định cũng như theo sự ủy quyền
từ ngân hàng mẹ tại Việt Nam.
b. SHB tại Campuchia
SHB đánh dấu sự có mặt tại thị trường Campuchia từ đầu năm 2012, sau hơn 4 năm
hoạt động, Chi nhánh Campuchia luôn đạt các kết quả kinh doanh ổn định, bền vững,
đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của Campuchia. Tính đến cuối năm
2015, Tổng tài sản toàn chi nhánh Campuchia đạt gần 240 triệu USD tăng gấp 6,5 lần so
với khi mới thành lập, Huy động vốn đạt gần 21 triệu USD; Dư nợ cho vay khách hàng
đạt gần 205 triệu USD, kiểm soát tốt nợ xấu ở mức rất thấp là 0,05%; Lợi nhuận đạt trên
2 triệu USD. Ghi nhận những đóng góp tích cực đối với việc phát triển nền kinh tế và tài
chính Campuchia, SHB Campuchia vừa được Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG và Ngân
hàng Quốc gia Campuchia bình chọn là “Ngân hàng nước ngoài tiêu biểu Campuchia
2016” và “Ngân hàng SME tiêu biểu Campuchia 2016”. Ngoài ra, SHB Campuchia luôn
tích cực đóng góp cho cộng đồng và xã hội, ưu tiên tài trợ các dự án tuân theo tiêu chuẩn
quốc tế về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyênnhằm đảm bảo phát
triển bền vững của Vương quốc Campuchia.
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Quốc gia Campuchia và sự ủng hộ của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức khai
trương ngân hàng 100% vốn tại Campuchia, lấy tên Ngân hàng TNHH Sài Gòn – Hà
Nội Campuchia (Ngân hàng SHB Campuchia). Đây là sự kiện đánh dấu giai đoạn mới
trong chiến lược phát triển của SHB tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương
nói chung. Tham dự lễ khai trương có sự hiện diện của đại diện các lãnh đạo Vương
quốc Campuchia, Ngân hàng Quốc gia Campuchia, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng
72
đông đảo các khách hàng, đối tác, cổ đông và lãnh đạo, cán bộ, nhân viên SHB
Campuchia.
Với vốn điều lệ 50 triệu USD, SHB Campuchia là ngân hàng con 100% vốn thứ 2
của SHB tại thị trường Đông Dương sau SHB Lào. SHB Campuchia hoạt động độc lập,
có cơ cấu bộ máy tổ chức riêng trên nền tảng mô hình chuyển đổi từ SHB chi nhánh
Campuchia. Sau 5 hoạt động, SHB Campuchia đã tạo được nền tảng cơ sở khách hàng
đa dạng bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia và doanh nghiệp của
nước sở tại, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực kinh tế then chốt như cao su, ngành điện,
cầu đường, khai thác khoáng sản. Trong thời gian tới, SHB Campuchia sẽ đẩy mạnh phát
triển một cách toàn diện để khai thác hết tiềm năng và cung cấp được đầy đủ các sản
phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Để hoàn thành mục tiêu đó, SHB Campuchia sẽ có lộ
trình tăng vốn điều lệ lên 75 triệu USD từ nay đến năm 2018. Sau khi tăng vốn, Ngân
hàng sẽ có thêm tiềm lực tài chính để chủ động triển khai các hoạt động tài chính – ngân
hàng theo quy định trên địa bàn, thực hiện nhiều hơn nữa các nghiệp vụ kinh doanh theo
quy định cũng như theo sự ủy quyền từ Ngân hàng mẹ tại Việt Nam, mở rộng mạng lưới
trên toàn lãnh thổ Campuchia, tuân thủ triệt để các quy định hiện hành về an toàn hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của cả hai quốc gia Việt Nam và
Campuchia. Tính đến hết 31/12/2016, SHB Campuchia có 5 điểm giao dịch gồm 1 trụ
sở và 4 chi nhánh. Tổng tài sản đạt 240,5 triệu USD. Tổng dư nợ đạt 191 triệu USD.
Doanh số huy động vốn hơn 36 triệu USD tăng 19% so với năm 2015. Lợi nhuận trước
thuế đạt hơn 2.75 triệu USD tăng 23% so với năm 2015 (2,23 triệu USD).
Ngày 06/06/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định chấp thuận
việc SHB góp thêm 25 triệu USD vào SHB Campuchia, nâng mức vốn điều lệ của SHB
Campuchia từ 50 triệu USD lên 75 triệu USD. Điều này sẽ giúp SHB Campuchia nâng
cao năng lực tài chính để chủ động triển khai tất cả các hoạt động tài chính – ngân hàng
theo quy định trên địa bàn, thực hiện nhiều hơn nữa các nghiệp vụ kinh doanh theo quy
định cũng như theo sự ủy quyền từ Ngân hàng mẹ tại Việt Nam; mở rộng phạm vi hoạt
động sang các vùng phụ cận trên toàn lãnh thổ Campuchia; hỗ trợ khách hàng cá nhân
73
và doanh nghiệp về sản xuất kinh doanh có quy mô lớn; đảm bảo tốt nhất các yêu cầu về
công tác quản lý các hoạt động kinh doanh, tuân thủ triệt để các quy định hiện hành về
an toàn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng của cả hai quốc gia
Việt Nam và Campuchia.
2.4. Đầu tư ra nước ngoài của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
(SacomBank)
2.4.1. Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của SacomBank
2.4.1.1. Giới thiệu về NH SacomBank
Vào 21/12/1991: Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được
thành lập tại TP.HCM với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Sau đó ngân hàng TMCP
Sacombank thành lập theo giấy phép số 005/GP –UB ngày 03/01/1992 của UBND
TPHCM v/v cho phép Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thành lập và hoạt động. Vào
03/8/2015, Sacombank chính thức chuyển đổi Chi nhánh tại Lào thành ngân hàng 100%
vốn nước ngoài (Sacombank Lào), đánh dấu 1 bước phát triển mới của Sacombank tại
Lào cũng như tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dau_tu_ra_nuoc_ngoai_cua_mot_so_ngan_hang_thuong_ma.pdf