Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Thông qua sựliên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp

Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh, công nghệvà năng

lực kinh doanh được chuyển giao từdoanh nghiệp có vốn FDI đến các thành phần

khác của nền kinh tế. Sựlan tỏa này có thểtheo hàng dọc giữa các doanh nghiệp

trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành.

Chẳng hạn vốn FDI trong doanh nghiệp sản xuất khí đốt liên hệvới các doanh nghiệp

Nhà nước sản xuất điện – đạm.

pdf162 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOT bình quân mỗi dự án khoảng 334 triệu USD. Qua đây, chúng ta thấy hai hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh và BOT có số vốn bình quân một dự án cao nhất nhưng thực chất không phải như vậy, vì vốn pháp định đầu tư vào các lĩnh vực của hai hình thức này đòi hỏi phải cao. Như vậy, số vốn bình quân một dự án cao nhất thuộc về hình thức Liên Doanh; sau đó là 100% vốn nước ngoài. Về quy mô dưới 1 triệu USD; hình thức 100% vốn nước ngoài có số dự án nhiều nhất (39 dự án); chiếm 18,9% tổng số dự án. Hình thức Liên doanh với 3 dự án chiếm 1,45% tổng số dự án. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có 1 dự án; BOT không có dự án nào. Các Nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức 100% vốn nước ngoài chọn quy mô này vì vốn ít, dễ huy động, dễ triển khai, thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro hơn các dự án vốn lớn. Quy mô từ 1 – 10 triệu USD: Hình thức 100% vốn nước ngoài có số dự án nhiều nhất là 77 dự án chiếm 37,4% tổng số dự án. Liên doanh có 22 dự án chiếm 10,7% tổng số dự án. Quy mô trên 10 triệu USD: Hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn có nhiều dự án nhất là 33 dự án chiếm 16% tổng số dự án. Hình thức liên doanh cũng chỉ có 11 dự án chiếm 5,3% tổng số dự án. Còn hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh và BOT mỗi hình thức chỉ có một dự án. Quy mô trên 100 triệu USD: Hình thức 100% vốn nước ngoài có 6 dự án chiếm 2,9% tổng số dự án; hình thức BOT có 3 dự án chiếm 1,45% tổng số dự án. Hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 1 dự án. Còn hình thức Liên doanh có 8 dự án chiếm 3,9% tổng dự án đăng ký. 73 Bảng 2.18: Số dự án theo quy mô đăng ký của hình thức đầu tư giai đoạn 1988-2007 Hình thức < 1 triệu USD 1 – 10 triệu USD > 10 triệu USD > 100 triệu USD 100% Vốn nước ngoài 39 77 33 6 Liên doanh 3 22 11 8 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 1 1 1 BOT 3 Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2007 Bảng 2.19: Cơ cấu các dự án theo quy mô đăng ký của mỗi hình thức đầu tư giai đoạn 1988-2007 (%) Hình thức < 1 triệu USD 1 – 10 triệu USD > 10 triệu USD > 100 triệu USD 100% Vốn nước ngoài 19,02 37,6 16,1 2,9 Liên doanh 1,46 10,75 5,36 4,0 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 0,48 0,48 0,48 BOT 1,46 Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2007 Xét quy mô dự án trong mỗi hình thức đầu tư ta thấy: Trong hình thức 100% vốn nước ngoài, quy mô < 1 triệu USD có 39 dự án chiếm 19,02% tổng số dự án; quy mô từ 1- 10 triệu USD có 77 dự án chiếm 37,6% tổng số dự án; quy mô > 10 triệu USD có 33 dự án chiếm 16,1% tổng số dự án; quy mô > 100 triệu USD có 6 dự án chiếm 2,9% tổng số dự án. Như vậy, trong hình thức này số dự án quy mô trung bình từ 1-10 triệu USD nhiều nhất (37,6%); xếp vị trí thứ 2 là các dự án quy mô nhỏ < 1 triệu USD với 19,02% tổng số dự án; vị trí thứ 74 3 là các dự án quy mô > 10 triệu USD với 16,1% tổng số dự án; còn các dự án lớn > 100 triệu USD chiếm tỷ lệ ít nhất với 2,9% tổng số dự án. Đặc biệt là trong tháng 5/2008, chính phủ Việt Nam đã cấp phép đầu tư xây dựng khu du lịch Hồ Tràm trên địa bàn Huyện Xuyên Mộc với quy mô vốn lớn nhất trong tất cả các dự án của nước ta, với số vốn lên đến 4,2 tỷ USD với hình thức đầu tư là 100% vốn nước ngoài (vốn Canada). Điều này cho thấy môi trường đầu tư của tỉnh đang hứa hẹn việc thu hút các dự án có chất lượng cao với quy mô lớn. Trong hình thức Liên doanh, quy mô dự án < 1 triệu USD có 3 dự án chiếm 1,46% tổng số dự án xếp vị trí thứ 4; quy mô từ 1-10 triệu USD có 22 dự án chiếm 10,75% tổng số dự án và đây là tỷ lệ cao nhất trong 4 loại quy mô dự án; quy mô dự án > 10 triệu USD có 11 dự án chiếm 5,36% tổng số dự án và xếp vị trí thứ 2; còn quy mô lớn > 100 triệu USD có 8 dự án chiếm 4,0% tổng số dự án và xếp vị trí thứ 3. Như vậy, quy mô dự án trung bình từ 1-10 triệ USD vẫn chiếm ưu thế về tỷ lệ dự án đầu tư trong hình thức Liên doanh. Trong hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì mỗi quy mô: < 1triệu USD, > 10 triệu USD và > 100 triệu USD có 1 dự án chiếm 0,48% tổng số dự án. Trong hình thức đầu tư BOT chỉ có ở quy mô > 100 triệu USD có 3 dự án chiếm 1,46% tổng số dự án. Qua phân tích ở trên ta thấy: các dự án quy mô trung bình từ 1-10 triệu USD ở các hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài và Liên doanh đều chiếm tỷ lệ cao nhất; nếu như hình thức 100% vốn nước ngoài các dự án quy mô nhỏ < 1 triệu USD chiếm tỷ lệ cao thứ 2 thì ở hình thức Liên doanh các dự án quy mô > 10 triệu USD chiếm tỷ lệ cao thứ 2. Như vậy, với các dự án quy mô nhỏ và trung bình, các Nhà đầu tư có thể dễ dàng huy động vốn, thay đổi linh hoạt kế hoạch hoạt động và quản lý chặt chẽ. 2.2.4. Đánh giá tình hình FDI theo đối tác đầu tư Tính đến cuối năm 2007, trên địa bàn tỉnh có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia có vốn đầu tư đăng ký lớn nhất 1918,67 triệu USD; chiếm 20,85% tổng vốn đầu tư đăng ký trên 75 địa bàn. Tiếp đến là Hà Lan với tổng vốn đăng ký là 1436,65 triệu USD chiếm 15,6% tổng vốn đầu tư đăng ký trên địa bàn. Xếp thứ 3 là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký là 1375,123 triệu USD chiếm 14,95% tổng vốn đầu tư đăng ký. Kế đến là Singapo với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1187,457 triệu USD chiếm 12,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thứ 5 là Đài Loan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1016,587 triệu USD, chiếm 11,05% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đối tác có số vốn thấp nhất là Brunel với 2.100.000 USD. Xét quy mô vốn theo đối tác ta thấy trong 21 đối tác đầu tư trên địa bàn tỉnh hiện nay dự án Khu Du lịch Hồ Tràm (đối tác Canada) có vốn lớn nhất Việt Nam và Bà Rịa – Vũng Tàu là 4,2 tỷ USD. Sự kiện này đã nâng vị trí của Canada lên thành đối tác có vốn đầu tư đăng ký lớn nhất tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau đó là dự án của Hoa Kỳ với 1,3 tỷ USD của Công Ty GoodChoice USA – VietNam. Xếp thứ 3 là đối tác Hàn Quốc với quy mô vốn 1,128 tỷ USD thuộc công ty POSCO. Hà Lan là đối tác xếp thứ 4 với quy mô vốn là 1,008 tỷ USD của dự án Khí Nam Côn Sơn. Xét về số dự án thì Hàn Quốc là đối tác có số dự án nhiều nhất với 31 dự án chiếm 15,04% tổng số dự án. Kế đến là Đài Loan với 29 dự án chiếm 14,07% tổng số dự án. Sau đó là Singapo với 28 dự án chiếm 13,6% tổng số dự án. Đối tác có ít dự án nhất trên địa bàn tỉnh là Tây Ban Nha chỉ có 1 dự án. Đối với nước có tổng vốn đầu tư lớn nhất là Hoa Kỳ thì quy mô vốn bình quân 1 dự án khoảng 137.047.944 triệu USD. Đối với Hà Lan thì quy mô vốn bình quân 1 dự án là 287.330.000 triệu USD. Đối với Singapo thì quy mô vốn bình quân 1 dự án là 42.409.183 triệu USD. Đối với Đài Loan thì quy mô vốn bình quân 1 dự án là 35.054.751 triệu USD. Các quốc gia này chủ yếu đầu tư vào các ngành như: dầu khí, dịch vụ dầu khí, du lịch, dịch vụ xây dựng, sản xuất may mặc xuất khẩu; nuôi trồng và chế biến hải sản xuất khẩu; sản xuất thép; linh kiện điện tử (đang triển khai)…tức là những ngành có hàm lượng kỹ thuật tương đối cao, sử dụng nhiều lao động. Mặc dù vậy, tỉnh cũng cần chú trọng thu hút thêm những dự án FDI có chất lượng cao hơn. 76 Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) gần 2 năm. Đây là thời điểm mà nước Việt Nam nói chung, các địa phương trong cả nước nói riêng phải thực hiện cam kết của tất cả các lĩnh vực. Đây là thời cơ cho BR-VT, một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế thu hút được nguồn vốn FDI có chất lượng. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các cơ quan hữu quan của tỉnh là tổ chức công tác xúc tiến đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả trong việc thu hút FDI một cách xứng tầm. Bảng 2.20: Các dự án FDI phân theo đối tác trên địa bàn tỉnh từ 1988 – 2007 STT Đối tác Số Dự Án Tỷ lệ % dự án Vốn đăng ký (1000USD) Tỷ lệ % vốn đầu tư 1 Hồng Kông 13 6,3 229.823 2,5 2 Nga 5 2,4 23.800 0,25 3 Pháp 6 2.9 529.300 5,8 4 Nhật Bản 10 4,9 157.974 1,7 5 Anh 26 12,4 420.561,590 4,5 6 Đài Loan 29 14,1 1.016.587.788 11,1 7 Thái Lan 5 2,4 12.300.000 0,03 8 Malaysia 7 3,4 178.410.000 1,9 9 Úc 9 4,4 148.800.000 1,6 10 Singapore 28 13,6 1.187.457.135 13,0 11 Mỹ 14 6,8 1.918.671.218 21,1 12 Hàn Quốc 31 15,1 1.375.123.779 15,0 13 Trung Quốc 4 1,9 6.573.720 0,06 14 Hà Lan 5 2,4 1.436.650.000 15,7 15 Đức 3 1,4 19.690.000 0,2 16 Thụy Sỹ 3 1,4 71.650.000 0,7 17 Tây Ban Nha 1 0,7 3.600.000 0,04 18 Lucxembourg 3 1,5 270.647.000 2,8 19 Đan Mạch 2 1,0 189.000.000 2,0 20 Brunel 2 1,0 2.100.000 0,02 Tổng 206 100 9198720015 100 Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2007 77 2.2.5. Đánh giá FDI vào các ngành kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2.2.5.1. Đối với ngành công nghiệp Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu xây dựng trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2010 – 2015, là một trong những trung tâm công nghiệp của khu vực Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam và cả nước. Trong mục tiêu chung đó, sự đóng góp của khu vực vốn FDI có vai trò rất quan trọng đối với việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng công nghiệp. Tổng vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp từ giai đoạn 1988 – 2007 là 4976,5 triệu USD, chiếm 54,1% tổng vốn đầu tư FDI của toàn tỉnh; với 104 dự án chiếm 50,5% tổng số dự án FDI của toàn tỉnh. Bảng 2.21: Các Dự án FDI phân theo ngành kinh tế (Tính đến tháng 12/2007) STT Ngành Số dự án % Tổng dự án Vốn đăng ký đầu tư ( USD) % Tổng Vốn đầu tư Vốn TB/1 Dự án (TriệuUSD) 1 Du lịch 26 12,6 1.992.128.470 21.65 76,6 2 Dịch vụ 48 23,3 1.119.534.606 12.1 23,3 3 Công nghiệp 104 50,5 4.976.481.152 54.1 47,8 4 Cảng, giao thông 7 3,4 1.018.104.857 11.08 145 5 Hạ tầng KCN, cụm CN – TTCN; Nhà ở 3 1,45 69.125.210 0.25 23 6 Nông, lâm nghiệp 1 0,5 500.000 0.05 0,5 7 Giáo Dục – Đào tạo 2 1,0 260.000 0.002 0,13 8 Nuôi trồng, chế biến thủy hải sản 15 7,25 22.585.720 0.75 1,5 Tổng 206,0 100,0 9.198.720.015 100,0 Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2007. Qua bảng trên, cho thấy ngành công nghiệp mặc dù có số dự án nhiều nhất nhưng vốn bình quân trên một dự án chỉ xếp vị trí thứ 3 là 47,8 triệu USD; sau hệ thống Cảng, 78 Giao thông là 145 triệu USD (với 7 dự án) và ngành du lịch có vốn bình quân /dự án là 76,6 triệu USD (26 dự án). Cơ cấu vốn FDI phân theo ngành kinh tế (Tính đến 2007) 54.1 12.1 21.65 11.08 0.75 0.25 0.002 0.05 Công nghiệp Dịch vụ Du lịch Cảng, giao thông Nuôi trồng, chế biến thủy hải sản Hạ tầng KCN GD-ĐT Nông, lâm nghiệp Hình 2.7: 50.5 23.3 12.6 7.25 3.4 1.45 1 0.5 Cơ cấu dự án FDI phân theo ngành kinh tế (Tính đến 2007) Công nghiệp Dịch vụ Du lịch Nuôi trồng, chế biến hải sản Cảng, giao thông Hạ tầng KCN GD-ĐT Nông, lâm nghiệp Hình 2.6: 79 Bảng 2.22: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực vốn FDI trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành (ĐVT: Triệu đồng) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Giá trị sản xuất công nghiệp FDI (A) 51.830.478 48.860.962 59.372.620 88.486.230 123.390.314 89.100.480 98.416.000 Giá trị sản xuất công nghiệp (B) 61.800.251 63.383.247 79.696.053 116.512.041 148.549.985 106.072.000 80.405.872 A/B (%) 83,8 77,08 74,5 76,0 83,06 84 81,7 Nguồn: - Niên Giám Thống Kê Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005. - Báo Cáo tình hình KT-XH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2006;2007 Có thể thấy, thời gian qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có đóng góp thực sự đáng kể cho tổng giá trị sản xuất (GO) của toàn ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thể hiện ở tỷ trọng GO của các doanh nghiệp FDI trong tổng GO của toàn ngành rất cao, mặc dù có sự tăng giảm không đồng đều. Bảng trên cho thấy tỷ trọng này năm 2001 là 83,8%; năm 2002 giảm xuống 77,08%; năm 2003 là 74,5% (tuy nhiên giá trị tuyệt đối thì tăng cao hơn so với cả năm 2001 và năm 2002). Tương tự năm 2004 tỷ trọng này là 76% và tăng lên 83,06% vào năm 2005 và đạt mức kỷ lục là 84% vào năm 2006; năm 2007 là 81,7% do năm 2007 giá trị sản xuất 80 công nghiệp có tính dầu khí không đạt kế hoạch do sản lượng dầu thô khai thác và sản lượng khí hóa lỏng không đạt kế hoạch và giảm so với năm 2006. Nếu so với sự đóng góp của các khu vực công nghiệp khác thì GO của khu vực có vốn FDI luôn luôn dẫn đầu và chiếm hơn 50% trong GO của cả ngành công nghiệp. Giai đoạn 2005 – 2006 GO khu vực có vốn FDI giảm, nhưng đến năm 2007 thì đã có dấu hiệu khởi sắc, tăng lên 62,7%. Và nếu như các ngành công nghiệp khu vực Nhà nước từ năm 2001 – 2006 có GO tăng lên thì giai đoạn 2006 – 2007 đã giảm mạnh, thay vào đó là GO khu vực có vốn FDI tăng lên. Bảng 2.23: Giá trị sản xuất công nghiệp các khu vực kinh tế trong GO ngành công nghiệp theo giá cố định 1994. (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GO các ngành CN vốn FDI 24.774.447 24.901.758 24.865.430 29.107.000 32.952.748 28.748.000 36.248.000 GO ngành CN ngoài quốc doanh 1.034.587 1.553.276 1.982.318 2.745.261 3.124.314 4.300.000 4.540.000 GO CN quốc doanh địa phương 531.531 507.311 540.942 527.193 519.891 GO ngành CN quốc doanh Trung Ương 5.732.430 8.020.232 9.969.571 13.444.447 14.368.375 17.208.000 15.365.000 GO toàn ngành CN 32.072.995 34.982.577 37.358.261 46.256.947 50.965.328 55.400.000 57.850.000 Nguồn: - Niên Giám Thống Kê Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 - Báo Cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2006; 2007 81 Bảng 2.24: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp các khu vực kinh tế trong GO ngành công nghiệp giai đoạn 2001 – 2007 theo giá cố định 1994. (Đơn vị tính: %) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GO các ngành CN vốn FDI 77,2 71,2 66,6 63,0 64,7 51,9 62,7 GO các ngành CN ngoài quốc doanh 3,2 4,4 5,3 5,9 6,1 7,8 7,8 GO ngành CN quốc doanh địa phương 1,7 1,4 1,4 2,1 1,0 GO ngành CN quốc doanhTrungƯơng 17,9 23,0 26,7 29,0 28,2 40,3 29,5 GO toàn ngành CN 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: - Niên Giám Thống Kê Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 - Báo Cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2006; 2007 Như vậy qua 2 bảng trên cho thấy, GO của toàn ngành công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu tăng lên, trong đó phần đóng góp của khu vực FDI là rất cao và quan trọng. Để làm rõ thêm về tác động thúc đẩy của vốn FDI đối với sự phát triển toàn ngành công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu, chúng ta sẽ xét thêm số liệu GDP của ngành công nghiệp trong tổng GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2001 – 2007 qua bảng sau: Bảng 2.25: GDP ngành công nghiệp trong tổng GDP toàn tỉnh giai đoạn 2001– 2007 Năm GDP công nghiệp (Triệu đồng) GDP toàn tỉnh (Triệu đồng) GDP CN/Tổng GDP (%) 2000 18.105.600 41.974.500 43,1 2001 32.072.995 46.529.600 86,82 2002 34.982.577 49.748.900 85,64 2003 37.358.261 70.843.900 87,53 2004 46.256.947 92.135.100 90,77 2005 50.965.328 118.804.000 91,46 2006 55.400.000 105.874.000 77,6 2007 57.850.000 118.736.700 75,87 Nguồn: - Niên Giám Thống Kê Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005. - BáoCáo tình hình KT-XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2006; 2007 82 Có thể thấy rõ ngành công nghiệp đóng góp vào tổng GDP của toàn tỉnh là rất to lớn. Tỷ trọng đóng góp vào giai đoạn 2001 – 2005 tăng mạnh từ 86,82% lên 91,46%. Qua đó góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp từ 8 – 10% (giai đoạn 2001 – 2005). Nếu tính bình quân trong những năm qua thì tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá cao, đạt 19,6%/năm. Để đạt được tốc độ này, khu vực vốn FDI đầu tư vào ngành công nghiệp là rất lớn. Nói đến các ngành công nghiệp trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu trước hết phải nói đến ngành dầu khí. Đây là ngành công nghiệp quyết định tốc độ tăng trưởng GDP và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí tính từ giai đoạn 1988 – 2007 là 36 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.828.865.303 USD (chiếm 3,71% vốn đầu tư đăng ký cả nước) và vốn đầu tư thực hiện là 2.146.011.815 USD (chiếm 19,8% tổng vốn đầu tư thực hiện cả nước). Các chuyên gia kinh tế nước ngoài dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp dầu khí, một lĩnh vực hấp dẫn các Nhà đầu tư nước ngoài hơn cả, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Doanh thu từ ngành này hiện đang chiếm khoảng 25% tổng thu ngân sách của cả nước và chiếm trong tổng thu ngân sách địa phương theo thứ tự từ năm 2001 đến 2007 là: 84,6%; 84%; 85,5%; 83,9%; 84,25%; 79,5%; 71,75%. (Trong hai năm 2006 và 2007 do sản lượng khai thác dầu thô và khí hóa lỏng không đạt kế hoạch đề ra và có sự giảm sút đáng kể). Hiện tại có khoảng 29 hợp đồng dầu khí đang có hiệu lực trên địa bàn tỉnh, với sự góp mặt của hầu hết các tập đoàn dầu khí đứng đầu trên thế giới. Nhìn chung sự đóng góp của ngành công nghiệp dầu khí có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế địa phương và của cả nước. Vì vậy, địa phương cần có những hỗ trợ đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho các Nhà đầu tư thăm dò, triển khai các dự án một cách nhanh nhất, để qua đó tăng tốc độ tăng trưởng công nghiệp cho địa phương và góp phần vào sự phát triển kinh tế của cả nước. Bên cạnh đó, còn có các ngành công nghiệp khác đang trên đà phát triển, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế tỉnh như: sản xuất điện, thép, gạch, chế biến hải sản đông lạnh, sản xuất nước sạch. 83 Bà Rịa – Vũng Tàu đang chuyển mình, trở thành một trung tâm công nghiệp thép lớn. Sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp nặng này đã và sẽ mang lại giá trị sản xuất công nghiệp cao cho tỉnh và cả nước. Thế nhưng, bên cạnh những thành quả đạt được, ngành công nghiệp thép BR-VT vẫn còn nhiều nỗi lo cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để chủ động giải quyết như ô nhiễm môi trường, thiếu nguyên - nhiên liệu sản xuất… Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 8 dự án đầu tư nước ngoài sản xuất và gia công thép được cấp phép. Tổng vốn đăng ký của 8 dự án này lên tới 2,6 tỷ USD. Tổng diện tích đất dành cho các dự án này là khoảng gần 300 ha. Trong số 8 dự án này, hiện đã có một số dự án đang sản xuất với công suất khoảng 2 triệu tấn/năm. Nếu tất cả các dự án này hoàn thành và đưa vào hoạt động, tổng số sản phẩm cung cấp ra thị trường nội địa (các doanh nghiệp này đều hướng đến thị trường nội địa chứ không xuất khẩu) vào khoảng 13 triệu tấn sản phẩm/ năm. Đây là một kết quả đáng mừng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp trong thành phần GDP của tỉnh. Công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm qua, năng lực sản xuất công nghiệp không ngừng tăng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp không ngừng được cải thiện, công nghệ, thiết bị, năng suất lao động từng bước được hiện đại hóa. Ngành công nghiệp đã bảo đảm và tăng thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh. Có được thành công như vậy là nhờ đóng góp tích cực không thể phủ nhận của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư nước ngoài đã và đang đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Với nhiều lợi thế về chính sách thông thoáng, trang thiết bị máy móc hiện đại, khu vực có vốn FDI trong công nghiệp đã và đang phát triển khá nhanh và tương đối ổn định, luôn tăng nhanh và cao hơn các khu vực khác. 84 Không những tỷ trọng GDP công nghiệp trong tổng GDP cao và tăng lên mà tỷ trọng vốn FDI vào công nghiệp trong tổng FDI cũng cao và chiếm 54,1% tổng vốn FDI. Bảng 2.26: Nguồn vốn sản xuất công nghiệp khu vực vốn FDI tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm Nguồn vốn sản xuất công nghiệp ( Triệu đồng) 1990 5.764.486 1991 11.784.799 1992 17.036.884 1993 16.576.652 1994 24.411.635 1995 27.000.823 1996 27.109.772 1997 27.007.005 1998 33.402.066 1999 39.084.191 2000 44.622.495 2001 42.514.237 2002 51.207.082 2003 60.878.895 2004 86.507.908 Nguồn: www//http.banquanlykcn.gov.vn Dựa vào bảng trên cho thấy nguồn vốn sản xuất công nghiệp tăng rất nhanh, từ năm 1990 là 5764486 triệu đồng; đến năm 2004 là 86.507.908 triệu đồng; chỉ có giai đoạn 1995 – 1997 nguồn vốn sản xuất công nghiệp không tăng do giai đoạn này nền kinh tế các nước Châu Á đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á. Từ năm 1998 – hiện nay nguồn vốn này tăng đáng kể. Như vậy, khi nguồn vốn FDI được tập trung nhiều hơn vào ngành công nghiệp thì nó đã có đóng góp thúc đẩy sự phát triển của ngành và tác động hỗ trợ sang các ngành khác. Khu vực có vốn FDI trong công nghiệp phát triển nhanh đã tạo ra một 85 môi trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, FDI trong ngành công nghiệp đã gián tiếp đào tạo cho địa phương một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề được tiếp xúc với công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ. 2.2.5.2 .Đối với ngành dịch vụ Nếu như những năm trước, công nghiệp là lĩnh vực thu hút vốn FDI nhiều nhất (với hơn một nửa dự án có tổng vốn đầu tư chiếm 4,976 tỷ USD, bằng 54,1% tổng vốn FDI), thì hai năm trở lại đây các lĩnh vực dịch vụ thu hút đầu tư mạnh hơn. Tính đến nay, toàn tỉnh có 48 dự án FDI (chiếm 23,3% tổng số dự án ) đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ (dịch vụ dầu khí, xây dựng và các dịch vụ khác), với tổng vốn 1,119 tỷ USD; chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư; quy mô vốn bình quân là 23,3 triệu USD/dự án. Sau khi gia nhập WTO, Bà Rịa – Vũng Tàu được các nhà đầu tư đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ. Do vậy, mấy năm gần đây dòng vốn “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ mà chủ yếu là cảng và du lịch. Đến cuối năm 2007, tỉnh đã thu hút được 7 dự án đầu tư khai thác cảng và 26 dự án du lịch có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng năm 2007, có 3 dự án du lịch vốn đầu tư nước ngoài lớn được cấp phép. Những ngày đầu Xuân Mậu Tý 2008, UBND tỉnh tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho 4 dự án đầu tư nước ngoài, trong đó có 3 dự án thuộc lĩnh vực du lịch gồm: dự án xây dựng khu vui chơi giải trí phức hợp, khách sạn 5 sao và các dịch vụ du lịch của Công ty TNHH Good Choice USA có vốn đầu tư gần 1,3 tỷ USD; Dự án khách sạn 5 sao, biệt thự cao cấp và dịch vụ du lịch của Công ty Đại Phú Hào (Đài Loan), có tổng vốn đầu tư 120 triệu USD; Dự án sân Golf và dịch vụ nghỉ dưỡng của Công ty Cổ phần Hương Sen có vốn đầu tư 800 tỷ đồng (tương đương 50 triệu USD). Trên cơ sở những điều kiện thiên nhiên sẵn có như những dải biển đẹp, rừng nguyên sinh hoang sơ, những địa danh và lễ hội nổi tiếng, Bà Rịa – Vũng Tàu đã đầu tư nhiều khu du lịch, cụm du lịch bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, với phong phú loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, giải trí, sinh thái, biển đảo… Nhiều khu du lịch, cụm du lịch đã đi vào hoạt động và có sức hấp dẫn đối với du khách như Bình Châu, Lộc An, Bến Cát, Bãi Trước, Bãi Sau, 86 Côn Đảo… Hàng năm, Bà Rịa – Vũng Tàu đón khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 250 – 300 ngàn lượt khách quốc tế. Do có tiềm năng và lợi thế về du lịch như vậy nên trong lĩnh vực này tỉnh đã thu hút và cấp phép cho 26 dự án FDI chiếm 12,6% số dự án của tỉnh trong giai đoạn 1988 – 2007 (xếp vị trí thứ 3 sau công nghiệp, dịch vụ về số dự án); với tổng vốn đầu tư là 1992,128 triệu USD chiếm 21,65% vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh (xếp vị trí thứ 2 sau ngành công nghiệp về tổng vốn đầu tư của tỉnh). Và xét về vốn bình quân của một dự án là 76,6 triệu USD, du lịch là ngành xếp vị trí thứ 2 sau phát triển hệ thống cảng và giao thông là 145 triệu USD. Qua đây cho thấy, trong 20 năm đầu tư nước ngoài, du lịch lại là một thế mạnh vượt trội của Bà Rịa – Vũng Tàu so với các địa phương khác, vậy mà tỉnh chỉ thu hút được 26 dự án FDI, bình quân mỗi năm chỉ thu hút được khoảng 1 dự án. Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đang có nguy cơ “đi sau” so với Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc… Trong thời gian qua, du khách có khả năng chi trả cao, đặc biệt là du khách nước ngoài, không chuộng đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Rõ ràng, địa phương chưa thực sự chú trọng đến việc xúc tiến quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch – dịch vụ của tỉnh nhà đến với khách hàng, nhất là khách quốc tế. Vì thế, việc thu hút các Nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh trong lĩnh vực du lịch chưa phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Bên cạnh lĩnh vực du lịch, dịch vụ cảng biển cũng được các nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến. Trên địa bàn tỉnh hiện có 14 cảng đang hoạt động. Trong 20 năm qua, tỉnh đã thu hút thêm 7 dự án cảng vốn đầu tư nước ngoài, riêng năm 2007 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án cảng lớn, với tổng vốn đầu tư hơn 351 triệu USD gồm: cảng tổng hợp quốc tế Sài Gòn – Việt Nam và cảng chuyên dụng Posco; đồng thời khởi công xây dựng 2 dự án là cảng quốc tế Sài Gòn – Việt Nam và cảng quốc tế Sài Gòn –PSA. Tính đến thời điểm cuối năm 2007, việc phát triển hệ thống cảng biển, giao thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVDLDLH002.pdf
Tài liệu liên quan