MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Thi pháp thể loại và thi pháp Truyện Kiều
1.1.2. Khả năng tiếp nhận Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại của học sinh lớp
10 THPT
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Vấn đề tích cực hóa hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh THPT
1.2.2. Thực trạng dạy các trích đoạn Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10
Chƣơng 2: DẠY ĐỌC HIỂU CÁC TRÍCH ĐOẠN TRUYỆN KIỀU THEO ĐẶC
TRƢNG THI PHÁP THỂ LOẠI CHO HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
2.1. Những yêu cầu của việc dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi
pháp thể loại
2.1.1. Dạy học văn theo đặc trưng thi pháp thể loại
2.1.2. Những yêu cầu của việc dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi
pháp thể loại7
2.2. Một số giải pháp dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể
loại
2.2.1. Biện pháp đọc hiểu các đoạn trích Truyện Kiều từ đặc trưng ngôn ngữ thể loại
2.2.2. Biện pháp đọc hiểu các đoạn trích Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp cốt truyện
2.2.3. Biện pháp dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều từ đặc trưng thi pháp nhân vật
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Những vấn đề chung của việc Thực nghiệm dạy học các đoạn trích Truyện Kiều theo
đặc trưng thi pháp thể loại
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
3.1.3. Nội dung thực nghiệm
3.2. Tiến trình và kết quả thực nghiệm
3.2.1. Tiến trình thực nghiệm
3.2.2. Kết quả thực nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
118 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học sinh lớp 10 Trung học Phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thức, phân tích các khía cạnh hình thức để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của tác
phẩm.
Khi tiến hành triển khai dạy học theo hướng tiếp cận thi pháp học, phải tuân theo
những nguyên tắc như sau:
- Nguyên tắc thứ nhất là: Dạy học tác phẩm theo hướng tiếp cận thi pháp học phải đi từ
văn bản: Hiểu biết ngoài văn bản quan trọng nhưng không thể thay thế cho việc khám phá
bản thân văn bản. Dạy học theo dướng tiếp cận văn bản giúp người đọc, người nghiên
cứu, giảng dạy không thoát li văn bản vốn là đề án tiếp nhận mà nhà văn muốn gửi đến
bạn đọc. Chú trọng văn bản nhưng nhận thức về văn bản của tác phẩm cũng như quan
điểm và phương pháp tiếp vận văn bản thường không thống nhất và đồng nhất trong giới
nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học.
54
Văn bản là thông điệp nhà văn gửi bạn đọc. Đặc trưng cơ bản của văn bản nghệ
thuật là thông tin thẩm mĩ. Nhà văn gửi đến cuộc đời niềm xúc động mãnh liệt nhất,
những rung động tha thiết về cuộc sống và con người. Đây là điểm mấu chốt phân biệt
phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học đích thực với lối phân tích xã hội học tầm
thường, biến tác phẩm văn học thành một đề cương giáo huấn, một sơ đồ xã hội học hay
một hiện tượng lịch sử cằn cỗi, một phương tiện minh họa giản đơn về bức tranh xã hội
Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến một văn bản trong chỉnh thể. Tác phẩm
văn chương được cấu tạo bằng ngôn ngữ nghệ thuật nhằm xây dựng nên một thế giới
nghệ thuật riêng, được kết cấu một cách chặt chẽ trong những quan hệ giữa nội dung và
hình thức, giữa bộ phận và tổng thể, giữa phản ánh và biểu hiện, giữa văn bản và tiền văn
bản Trong giảng văn, một số GV vẫn có xu hướng xé lẻ, đập vụn tác phẩm làm cho văn
bản văn chương mất đi tính nhất quán, cảm hứng chủ đạo của nhà văn, tư tưởng chủ đề
của tác phẩm bị mờ nhạt.
- Nguyên tắc thứ hai là: dạy học tác phẩm theo hướng tiếp cận thi pháp học phải
tuân theo các đặc trưng thi pháp thể loại.
Trong giờ giảng văn theo hướng thi pháp, cần chú ý đến thể loại vì nó chi phối tất
cả các yếu tố còn lại của hình thức tác phẩm. Bakhtin nói: “Thi pháp phải bắt đầu với thể
loại”. Mỗi thể loại có một đặc điểm riêng và yêu cầu phân tích theo một phương pháp
riêng. GV cần phát hiện được cho ra “tính chất loại trong thể”. Xác định được đúng loại
thể của tác phẩm mới giúp ta tiếp nhận được đúng và trúng, có như vậy GV mới thâm
nhập được vào hồn cốt của tác phẩm và đen lại được sinh khí cho giờ văn.
- Nguyên tắc thứ ba là: Dạy học tác phẩm theo hướng tiếp cận thi pháp học phải
đặt HS vào trung tâm của quá trình dạy học
Tư tưởng nhấn mạnh vai tích cực chủ động của người học, xem người học là chủ
thể của quá trình học tập đã có từ lâu. Một GV sáng tạo là người biết giúp đỡ hịc sinh tiến
bộ nhanh chóng trên con đường tự học. GV phải là người hướng dẫn, cố vấn hơn là chỉ
đóng vai trò là công cụ truyền đạt tri thức. GV quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh
nghiệm của từng cá nhân và của tập thể HS để xây dựng bài học. Giáo án được thiết kế
theo kiểu phân nhánh. Những dự kiến của GV phải được tập trung chủ yếu vào các hoạt
55
động của HS và cách tổ chức các hoạt động đó, cùng với khả năng diễn biến các hoạt
động của HS để khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh theo diễn tiến của tiết học, thực
hiện giờ học phân hóa theo trình độ và năng lực HS, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ
và phát triển tiềm năng của mỗi HS. Vấn đề người học luôn luôn được đặt lên hàng đầu
trong quá trình dạy học, nhất là với những khuynh hướng tiến bộ. HS bao giờ cũng là đối
tượng nhằm tạo được những kết quả mong muốn. Ngay trước nhu cầu đào tạo thích ứng
với bước phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, nền giáo dục bảo thủ vẫn phải thừa
nhận thực thể HS như một đối tượng không thể không quan tâm.
- Nguyên tắc thứ tư là: dạy học tác phẩm theo hướng tiếp cận thi pháp học phải
tích hợp các cách tiếp cận, các phương pháp, biện pháp và công cụ dạy học một cách
thích hợp.
Không có cách tiếp cận nào hay một phương pháp nào là vạn năng. Dạy học tác
phẩm theo hướng tiếp cận thi pháp học không có nghĩa là người dạy sẽ từ chối các con
đường tiếp cận khác mà phải xác định đâu là con đường chủ đạo, chi phối. Cùng với đó,
phải áp dụng một cách tổng hợp nhiều phương pháp, biện pháp dạy thích hợp như phương
pháp đọc sáng tạo, phương pháp nghiên cứu hay sử dụng câu hỏi có vấn đề, sử dụng
Grap, áp dụng công nghệ thông tin một cách nhuần nhuyễn mới có thể đem lại một giờ
văn thành công.
2.2. Một số giải pháp dạy đọc hiểu các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trƣng thi
pháp thể loại
2.2.1. Biện pháp đọc hiểu các đoạn trích Truyện Kiều từ đặc trưng ngôn ngữ thể loại
2.2.1.1. Ngôn ngữ thể loại của Truyện Kiều
Ngôn ngữ trong Truyện Kiềulà một thành tựu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử văn
học dân tộc. Tác phẩm là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của ngôn ngữ
văn học dân tộc. Tài năng của tác giả Truyện Kiều thể hiện qua việc tái tạo một tác phẩm
văn xuôi chữ Hán có vị trí mờ nhạt trong văn học cổ điển Trung Quốc thành một tác
phẩm có giá trị của văn học cổ điển Việt Nam với số lượng 3254 câu lục bát. Ở Truyện
Kiều, Nguyễn Du đã huy động một số vốn từ vựng phong phú, đa dạng và liên kết chúng
thành những câu thơ tuyệt mĩ trong văn học cổ điển Việt Nam.
56
Như vậy, việc giảng dạy Truyện Kiều cũng như các trích đoạn từ tác phẩm này
không thể không xuất phát từ yếu tố ngôn ngữ. PGS Nguyễn Thúy Hồng trong luận án
của mình đã chỉ rõ: “Lĩnh vực tiếp cận từ những yếu tố nghệ thuật giữ vị trí là đơn vị nhỏ
nhất nhưng cũng là đơn vị cơ bản của tác phẩm, bởi văn học là nghệ thuật ngôn từ và
ngôn từ luôn là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học” [15, tr.22]. Có một thực tế là, các
tác phẩm văn học trung đại nói chung và Truyện Kiều nói riêng vốn có rất nhiều từ ngữ
Hán Việt mà do sự cách trở về thời gian đã ngày càng trở nên khó hiểu dối với độc giả
hiện đại, nhất là với lớp độc giả ở lứa tuổi HS, thanh niên. Không hiểu từ ngữ, không hiểu
được nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong Truyện Kiều, người đọc khó có thể hiểu một kiệt
tác xứng đáng làm vinh dự cho một nền văn học dân tộc. Không hiểu sẽ dẫn tới việc yêu
thích, trân trọng và tự hào và không thể kế thừa cha ông trong công cuộc dựng xây văn
hóa mới. Trong vai trò là người thầy dạy Ngữ văn, để hướng dẫn HS tìm hiểu ngôn ngữ
Truyện Kiều trong vai trò là chìa khóa giúp ta bước vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn
Du, đặc biệt trong môi trường đặc thù là học đường, chúng tôi không nhằm nghiên cứu
trên bình diện khái quát những thành công về ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm cũng như
cấu trúc ngôn ngữ tác phẩm mà xuất phát từ những chỗ HS còn vướng khi tiếp nhận tác
phẩm. Trong Truyện Kiều có hai thành phần ngôn ngữ với hai nguồn gốc khác nhau là từ
ngữ Việt và từ ngữ Hán Việt.
- Nhóm từ thuần Việt trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều
So với hệ thống các truyện thơ Nôm, Truyện Kiều là tác phẩm đã sử dụng tổng hợp
các thành phần ngôn ngữ thuộc ngôn ngữ xã hội và ngôn ngữ văn học dân gian với số
lượng nhiều hơn. Điều này chứng tỏ vốn ngôn ngữ và tài năng sử dụng ngôn ngữ của
Nguyễn Du ở trình độ rất cao.
PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng đã thống kê trong luận án, trong Truyện Kiều, các từ
ngữ có phong cách khẩu ngữ có 331 từ ngữ và 429 lần xuất hiện, chiếm một vị trí đáng kể
trong toàn bộ hệ thống từ vựng của tác phẩm. Phong cách ngôn ngữ này được Nguyễn Du
đưa vào tác phẩm ở cấp độ từ và ngữ tự do. Với các hư từ: thì, là, mà, làm chi, hỡi, ôi
vốn chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa biểu cảm mà không có ý nghĩa từ vựng, tác giả khai
tác ý nghĩa biểu cảm tối đa tạo nên sự dồn nén cảm xúc cho câu thơ. Khi diễn tả nỗi đau
57
đớn của Thúy Kiều khi đứng trước bi kịch tình yêu tan vỡ, phải hi sinh hạnh phúc cá nhân
để bán mình chuộc cha và em:
“Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang,
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Hay để diễn tả tâm trạng của Kiều khi ở chốn lầu xanh phải mua vui cho khách
làng chơi mà trong lòng tê tái, Nguyễn Du viết:
“Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai”
Nguyễn Du còn vận dụng nhiều vốn từ ngữ thông tục (các từ xưng hô: min, mày
tao; các từ đưa đẩy: âu đành, ắt là, ví chăng, dẫu sao, làm chi, họa là,; các ngữ tự do
được cấu tạo bằng các từ thông tục: còn chi là, thôi thế là xong, đi đời nhà ma, ai giằng
cho ra; hay những tiếng chửi: chém cha, chẳng văng vào mặt) Đây là những từ ngữ
mang tính xã hội, hoạt động tự do, linh hoạt và có giá trị biểu cảm cao làm rõ tâm trạng
nhân vật.
Với hệ thống các hình tượng phong phú như Truyện Kiều, các từ ngữ có phong
cách khẩu ngữ có vai trò to lớn đối với việc cá thể hóa các nhân vật. Ở các nhân vật được
xây dựng chủ yếu bằng các bút pháp nghệ thuật ước lệ trang nhã như Thúy Vân, Thúy
Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, các từ ngữ có phong cách khẩu ngữ được sử dụng trong ngôn
ngữ đối thoại của họ là những từ có tính chất đời sống văn hóa, nó khác biệt với thứ từ
ngữ vô học của Tú Bà, Mã Giám Sinh hay Sở Khanh. Đồng thời ngôn ngữ quần chúng đã
góp phần tạo nên những câu thơ chân thực, khắc họa hiện thực tâm trạng và hiện thực
khách quan. Từ ngữ khẩu ngữ trong tác phẩm còn làm giảm đi những phần cao kì khó
hiểu của nghệ thuật từ chương, đặc biệt là ở thời kì văn học trung đại.
Sau các từ ngữ có phong cách khẩu ngữ, các ngữ có phong cách thành ngữ được
Nguyễn Du sử dụng với số lượng khá lớn. Tác giả rất sáng tạo khi sử dụng thành ngữ
nguyên mẫu, khi lại tạo ra những thành ngữ mới trên thành ngữ sẵn có, khi lại chỉ sử dụng
một phần hoặc dẫn ý thành ngữ. Yếu tố này giữ vai trò chức năng nghệ thuật đối với việc
xây dựng hình tượng nghệ thuật cho tác phẩm.
58
So với hai phong cách ngôn ngữ trên, các ngữ có phong cách tục ngữ được Nguyễn
Du vận dụng ít hơn song lại có những nét riêng độc đáo, thường chỉ xuất hiện trong đoạn
thơ cần khái quát hoặc đúc kết số phận, cảnh ngộ của nhân vật nên thường xuất hiện ở lời
bình ngoại đề của tác giả thể hiện chiều sâu khái quát cho câu thơ đồng thời thể hiện tính
chất tự nghiệm của nhân vật về cuộc đời.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tìm về với cội nguồn dân tộc trên cả hai
phương diện hình thức: thể loại và ngôn từ. Cùng với thể thơ lục bát, thể thơ truyền thống
của dân tộc, tác giả cũng khai thác kiểu ngôn từ ca dao với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
bình dị mà tình cảm, thuần phác mà đằm thắm tạo nên âm điệu tình cảm nhẹ nhàng, tha
thiết, ý nhị như trong ca dao. Nguyễn Du đã đưa những từ không quá cao xa khác biệt với
ngôn ngữ quần chúng nhưng cũng không quá dung tục như các từ ngư có phong cách
khẩu ngữ. Đó là biểu hiện của sự giao thoa giữa ngôn ngữ văn học dân gian và ngôn ngữ
văn học viết khiến cho các ngữ mang phong cách ca dao giữ một chức năng nghệ thuật
quan trọng trong tác phẩm.
Sự xuất hiện từ ngữ Việt thể hiện tính dân tộc sâu sắc của ngôn ngữ Truyện Kiều
khiến tác phẩm gần gũi với thiên nhiên và tâm hồn Việt Nam. Với số lượng ngôn ngữ
Việt phong phú về số lượng, đa dạng về kiểu loại, độc đáo về nội dung ý nghĩa thuộc các
lớp từ ngữ có chức năng nghệ thuật nổi bật: khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao chúng
ta thấy những từ ngữ Việt thực sự giữ vai trò chủ đạo trong ngôn ngữ tác phẩm. Nguyễn
Du cũng tận dụng khả năng sử dụng ngôn từ có tính riêng biệt của thể loại lục bát truyền
thống: từ ngữ dung dị, mộc mạc nhưng có khả năng tả cảnh sinh động, tả hình sâu sắc, có
nhịp điệu thiết tha khiến Truyện Kiều đạt đến đỉnh cao của trình độ nghệ thuật và đưa
ngôn ngữ dân tộc và ngôn ngữ ngữ văn học dân gian trở thành ngôn ngữ nghệ thuật trong
tác phẩm văn chương bác học.
- Nhóm từ Hán Việt trong ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều
Từ ngữ Hán Việt được vận dụng trong ngôn ngữ Truyện Kiều chủ yếu là những từ
ngữ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ văn hóa của Trung Quốc như các địa danh, nhân danh và
điển cố thi liệu quen thuộc của văn chương Trung Quốc. Trong đó, từ địa danh, nhân danh
xuất hiện nhiều bởi sự vay mượn cốt truyện từ Trung Quốc và do sự diễn biến phức tạp,
59
nhiều tình tiết của cốt truyện gốc. Nhưng đồng thời, việc dùng tên người, tên đất Trung
Quốc cũng là một biện pháp nghệ thuật làm gia tăng tính trang trọng cho ngôn ngữ tác
phẩm. Tác giả giữ nguyên toàn bộ tên nhân vật cũng như các địa danh trong Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, cũng có thể coi đây là một biện pháp “ngụy trang”
khéo léo cho chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Ngoài ra, Truyện Kiều còn có các thuật ngữ, khái niệm triết học, văn hóa Hán Việt.
Đây là đặc điểm có tính lịch sử của một thời kì, một khu vực văn hóa và cũng là đặc điểm
phổ quát của thơ ca trung đại Việt Nam. Ngôn ngữ Việt tuy phong phú, sinh động nhưng
thiếu các từ có tính chất khái quát, triết lí, nước ta cũng không phải nơi sản sinh ra các tư
tưởng triết học, chính trị với hệ thống thuật ngữ, khái niệm. Bởi vậy, để tác phẩm chứa
đựng được tầm triết lí sâu sắc với nội dung mang ý nghĩa khái quát các phương diện đời
sống, số phận con người, tâm lí nhân vật, Nguyễn Du đã sử dụng nhiều khái niệm Hán
Việt chủ yếu là các khái niệm của triết học Nho giáo, Phật giáo. Việc sử dụng các thuật
ngữ khái niệm Hán Việt đã đem đến cho tác phẩm môi trường xã hội phù hợp đặc biệt là
các đoạn tả cảnh gắn với môi trường quý tộc. Thí dụ cảnh buồng Thúy “Êm đềm trướng
rủ màn che”, cảnh nhà Hoạn Thư “Nhà hương, cao cuốn bức rèm”
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chú trọng miêu tả con người bên trong của nhân
vật, đặc biệt là các nhân vật chính diện hay xuất thân quý tộc. Tác giả huy động các từ
ngữ Hán Việt để biểu đạt dòng suy tư duy lí theo sự chi phối của hệ tư tưởng Nho giáo
đặc biệt là trong hoàn cảnh các nhân vật rơi vào hoàn cảnh có vấn đề. Những từ: hiếu,
trung, trinh, tòng, phu, phép công, anh hùng xuất hiện như những phát ngôn cho các
quan điểm đạo đức chính trị phong kiến. Ngoài ra, các từ ngữ thuộc triết lí Phật giáo, hệ
tư tưởng có sức sống mạnh mẽ trong tâm thức Việt cũng xuất hiện để phát ngôn cho dòng
suy tư duy lí của nhân vật. Những từ này đều là từ Hán Việt do người Việt tiếp thu Phật
giáo chủ yếu qua trung gian văn hóa là Trung Quốc để tập trung thể hiện cách lí giải về
thế sự nhân sinh với những thuật ngữ: nhân quả, đoạn tràng, oan nghiệp, Có thể nói,
tác giả đã khai thác tối đa kho từ vựng phong phú trong học thuyết Khổng Mạnh và triết lí
Phật giáo để cung cấp cho Truyện Kiều nói riêng và ngôn ngữ Việt nói chung một khả
năng dồi dào giàu tính khái quát, triết lí.
60
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du còn đưa những điển cố, thi liệu Trung Quốc như là
một dạng ngôn ngữ có phong cách nghệ thuật đặc biệt. Trên thực tế, đây là dạng ngôn ngữ
văn học có chọn lọc được lấy ra từ trong sách vở Trung Quốc: thơ ca, kinh truyện, sách
sử vốn chỉ quen thuộc với lớp độc giả là trí thức Nho học mà xa lạ với ngôn ngữ đời
sống. Việc sử dụng điển cố thi liệu là một biện pháp tu từ làm cho văn bản giàu tính hàm
súc, trang nhã đồng thời thể hiện sự uyên thâm Hán học của tác giả. Tuy Nguyễn Du rất
linh hoạt khi sử dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_day_hoc_cac_trich_doan_truyen_kieu_theo_dac_trung_t.pdf