Luận văn Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể

MỤCLỤC

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1 -DẠYHỌC TRUYỆN NGẮN THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ – Ý

NGHĨA KHOAHỌC VÀSƯ PHẠM .15

1.1.Dạyhọc tác phẩmvăn chương theo đặc trưng loại thể .15

1.1.1. Loại và thể tác phẩmvăn chương .15

1.1.2. Quan điểmdạyhọc tác phẩmvăn chương theo đặc trưng loại thể .18

1.2.Dạyhọc tác phẩm truyện ngắn theo đặc trưng loại thể .21

1.2.1. Đặc trưngcủa truyện ngắn hiện đại .21

1.2.2. Quan điểmdạyhọc truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng loại thể .29

1.3. “Loại hình truyện ngắn” và việc xác định loại hình truyện ngắn trong

chương trình Ngữvănlớp 11 .31

1.3.1. Các loại hình và thể tàicơbảncủa truyện ngắn Việt Nam hiện đại .32

1.3.2. Các loại hình và thể tàicơbảncủa truyện ngắn Việt Nam hiện đại

trong chương trình Ngữvănlớp 11 .38

1.4. Ý nghĩa khoahọc vàsư phạm .40

1.4.1. Ý nghĩa khoahọc .40

1.4.2. Ý nghĩasư phạm .40

CHƯƠNG 2 -TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNGDẠYHỌC TRUYỆN NGẮN VIỆT

NAM HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮVĂNLỚP 11 THEO ĐẶC

ĐIỂM LOẠI HÌNH .42

2.1. Khai thácyếutố trữ tình trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) .42

2.1.1. Khai tháccốt truyện “trữ tình hóa” .42

2.1.2. Khai thác nhânvật “trữ tình hóa” .46

2.1.3. Khai thác trần thuật “trữ tình hóa” .54

2.2. Khai thácyếutốkịch, yếutố trữ tình trong truyện ngắn Chữ ngườitử tù (Nguyễn Tuân) .57

2.2.1. Khai tháccốt truyện “kịch hóa”, “trữ tình hóa” .58

2.2.2. Khai thác nhânvật “kịch hóa”, “trữ tình hóa” .64

2.2.3. Khai thác trần thuật “kịch hóa”, “trữ tình hóa” .69

2.3. Khai thácyếutố tiểu thuyết trong truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa (Nam Cao) .72

2.3.1. Khai tháccốt truyện “tiểu thuyết hóa” .74

2.3.2. Khai thác nhânvật “tiểu thuyết hóa” .82

2.3.3. Khai thác trần thuật “tiểu thuyết hóa” .94

CHƯƠNG 3 - THỰC NGHIỆMSƯ PHẠM . 106

3.1.Mục đích và yêucầu thực nghiệm . 106

3.1.1.Mục đích thực nghiệm . 106

3.1.2. Yêucầu thực nghiệm . 106

3.2. Thời gian vàtổ chức thực nghiệm . 107

3.2.1. Thời gian thực nghiệm . 108

3.2.2.Tổ chức thực nghiệm . 108

3.3. Giáo án thực nghiệm. 109

3.3.1. Phiếuhọctập (phiếu chuẩnbị bài) . 109

3.3.2. Giáo án thực nghiệm . 114

3.4.Xử lýkết quả thực nghiệm. 141

3.4.1.Kết quả thực nghiệm . 141

3.4.2. Nhận xét, đánh giákết quả thực nghiệm . 142

KẾT LUẬN . 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 151

PHỤLỤC . 157

pdf217 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4185 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu tượng Chí Phèo hôm nay có mặt ở mọi công sở, cơ quan, trường học, bệnh viện, … Chí Phèo ấy còn là cả một sự ám ảnh cho không ít quần thể người, cho không biết bao người lương thiện” (75, tr.15]. GV đặt vấn đề: Có thể nói, Nam Cao là nhà văn Việt Nam đầu tiên đã giải phóng nhân vật khỏi chức năng khái quát tính cách thuần túy. Nhân vật của Nam Cao không còn bị cột chặt vào tính cách, và tính cách chưa phải toàn bộ nội dung nhân vật của ông. Khó có thể lược qui nhân vật của Nam Cao vào các phạm trù xã hội qui phạm bởi nhân vật của ông thường được xây dựng theo nguyên tắc kết hợp 85 các mặt đối lập. Bản thân nhân vật phải có cả những “nét chính diện lẫn phản diện, cả thấp hèn lẫn cao thượng, cả nực cười lẫn nghiêm trang”, … Nhân vật được nhà văn miêu tả không phải như đã “hoàn tất và cố định”, mà như “một nhân cách biến chuyển, đổi thay, được cuộc sống dạy dỗ” [6, tr.31]. Anh (chị) thử tìm những mặt đối lập trong con người của Chí Phèo (Chí Phèo) và Hộ (Đời thừa), từ đó, nhận xét về cách xây dựng nhân vật của Nam Cao. Chọn và phân tích nhân vật để làm rõ những nhận xét đó. Không riêng gì Chí Phèo (Chí Phèo) “vừa hiền vừa dữ, vừa liều lĩnh vừa nhát sợ, vừa dị dạng vừa bình thường, vừa chìm đắm trong tăm tối vừa ước mơ một cuộc đời trong lành … Bảo Chí Phèo là nhân vật chính diện hẳn không được, mà xem hắn là nhân vật phản diện cũng không ổn” (Trần Đình Sử). Văn sĩ Hộ trong Đời thừa cũng vừa nhu nhược, vừa kiêu căng, vừa yếu đuối, vừa tiềm tàng sức mạnh tinh thần, vừa nhân ái, vừa hay bức xúc, vừa dễ sa ngã, vừa hay ân hận, … Các nhân vật khác của Nam Cao, ở mức độ khác nhau đều là “tổng hòa của những cực đối nghịch” (Vũ Anh Tuấn). Qua đó, nhà văn muốn chứng minh rằng con người không bao giờ đồng nhất với chính nó. Ở con người bao giờ cũng có sự vênh lệch, trật khớp giữa bên ngoài và bên trong, giữa tính cách với số phận và địa vị của họ. Con người và cuộc đời này không phải bao giờ cũng có sự phân chia rạch ròi. Thế giới nghệ thuật của “truyện ngắn – tiểu thuyết hóa” là sự kết tinh của cuộc sống hiện đại. Nó khác hẳn thế giới chia đôi phân cực của văn học truyền thống, nơi mà tốt – xấu, thiện – ác, trung – nịnh, cao thượng – thấp hèn, thông minh – ngốc nghếch, … được phân định một cách cụ thể. Nam Cao là nhà văn tiên phong trong việc nhìn nhận, khám phá cuộc sống và con người với toàn bộ tính chất phức tạp đa dạng như nó vốn có. Trong tương quan với Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam và các nhà văn đương thời, Nam Cao là nhà văn có cái nhìn biện chứng và hiện đại nhất về con người. Nguyễn Công Hoan chủ yếu mới nhìn nhận và phản ánh phần “con” bị vật hóa của con người. Thạch Lam thì ngược lại, ông luôn quan tâm đến phần “người” tinh tế, nhạy cảm. Còn Nam Cao hài hòa hơn, ông nhìn nhận con người trong tính hai mặt của nó. Nhân vật của ông luôn đứng giữa ranh giới thiện – ác, 86 hiền – dữ; luôn ở thế giằng co, chống chọi giữa cái bên trong mình và cái nghịch cảnh ở bên ngoài. Nhân vật của Nam Cao bao giờ cũng chứa đựng mâu thuẫn nội tại, trong đó, giữa cái hợp lí với cái phi lí, lí trí và dục vọng, ý thức và vô thức, thiện và ác không hề có hàng rào ngăn cách tuyệt đối. Thật vậy, nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao thường được xây dựng dựa trên mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, có khả năng chuyển hóa lẫn nhau thông qua sự tác động qua lại giữa tâm lí, tính cách với môi trường, hoàn cảnh. Nam Cao mô tả con người như là hậu quả nặng nề của một môi trường, hoàn cảnh phi nhân tính, phản nhân văn đến cực độ. Qua những trang văn của Nam Cao, làng Vũ Đại và rộng hơn là toàn bộ xã hội thực dân – phong kiến là một môi trường có sức tàn phá đời sống con người một cách khủng khiếp. Nếu Nguyễn Công Hoan do mất lòng tin vào con người nên chỉ nhìn thấy những gì xấu xa, đáng cười ở con người, thì Nam Cao, với cái nhìn nhân đạo sâu sắc, ông thấy con người là một khối mâu thuẫn gay gắt giữa bên trong và bên ngoài, giữa tính cách và số phận, … Chí Phèo và thị Nở (Chí Phèo), một người bị tha hóa đến mức vật hóa, trở thành “con quỷ dữ” và một người với vẻ ngoài xấu ma chê quỷ hờn, nghèo, dở hơi, lại là con nhà có mả hủi, thế nhưng, bên trong cái lốt quỷ ấy là một khát vọng hoàn lương giản dị mà cao đẹp, và bên trong cái vẻ ngoài đáng xa lánh kia là một phẩm chất “tự nhiên thô mộc”, thấm đẫm nhân tình. Trên phương diện tình yêu, tình người, những kẻ vốn không được làng Vũ Đại xem là người như Chí Phèo, thị Nở lại bộc lộ phẩm chất “người” một cách đầy đủ nhất. Thị Nở, từ ý nghĩ đến việc làm đối với Chí đều đậm nhân tình. Chí Phèo bị bệnh sau cái đêm ngoài vườn chuối, thị nghĩ “mình bỏ hắn lúc này thì cũng bạc”, vì thế, vừa sáng ra, thị đã chạy đi tìm gạo để nấu bát cháo hành mang sang cho Chí. Có thể xem, bát cháo hành là kết tinh toàn bộ phẩm chất người quí giá của thị Nở. Bát cháo là tấm lòng, là nghĩa tình, là vẻ đẹp bên trong đối lập hoàn toàn với vẻ ngoài của thị. Và chỉ có nó mới có khả năng đánh thức được phần nhân tính vốn chìm khuất trong con người Chí Phèo – quỷ dữ. Nó giúp Chí được trở lại làm người, dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng là vô giá đối với một kẻ như Chí. 87 Ở những nhân vật trí thức, Nam Cao không chỉ khắc họa sự đối lập giữa bên ngoài và bên trong, giữa quá khứ và hiện tại, mà còn xây dựng mâu thuẫn ngay trong chính bản chất của họ. Hộ trong Đời thừa, yêu thương vợ con hết mực nhưng không phải không có lúc độc ác, vô trách nhiệm. Hộ đã từng “cúi xuống nỗi đau khổ của từ”, “đưa một bàn tay cầm lấy cái bàn tay mềm yếu của Từ giữa lúc Từ đau đớn không bờ bến”; đã từng “lo xanh mặt và thức suốt đêm để trông coi thuốc thang cho vợ”, … Nhưng cũng chính Hộ đã có lúc muốn “vật một nhát cho chết” cả vợ con. Nhân vật của Nam Cao vừa là “tổng hòa các quan hệ xã hội” vừa là “một sinh vật phiền phức” nhất. Nó là “phức hợp” của cả con người xã hội, con người cá nhân, con người bản năng … Nó chưa đựng toàn bộ những gì phức tạp, đầy mâu thuẫn của con người – mâu thuẫn giữa ước mơ, khát vọng với thực tế, giữa tính cách với số phận, giữa suy nghĩ với hành động, … GV đặt vấn đề: Chúng ta biết rằng, để xây dựng nhân vật thiên về bộc lộ cảm giác, tâm trạng, “truyện ngắn – trữ tình hóa” chủ yếu sử dụng hệ thống chi tiết mô tả nội tâm. Còn để xây dựng nhân vật thiên về diễn trò nhằm phơi bày trạng thái nhân thế, “truyện ngắn – kịch hóa” nặng về những chi tiết mô tả ngoại hình và hành động. Và với “truyện ngắn – tiểu thuyết hóa”, để xây dựng những nhân vật “lưỡng hóa”, phong phú, đa dạng và phức tạp như con người vốn có trong đời sống, nhà văn thường sử dụng kết hợp toàn diện những chi tiết từ ngoại hình, nội tâm đến ngôn ngữ, hành động. Anh (chị) nhận xét thế nào về cách Nam Cao mô tả người nông dân và người trí thức trong các sáng tác của mình? (ông chú trọng mô tả ngoại hình, hay nội tâm hay cả ngoại hình, lẫn nội tâm ở từng loại nhân vật?) Phân tích nhân vật để làm rõ ngòi bút mô tả, khắc họa của Nam Cao ở từng loại nhân vật. Chi tiết mô tả ngoại hình thường được Nam Cao sử dụng trong các tác phẩm viết về người nông dân bị bần cùng hóa, bị tha hóa, tiêu biểu là Chí Phèo. Ở những tác phẩm thuộc mảng đề tài này (như: Nửa đêm, Tư cách mõ, Nghèo, Một bữa no, Điếu văn, Trẻ con không được ăn thịt chó, …), tất cả những vẻ nghèo đói, khốn khổ, đáng thương hay đáng sợ ở nhân vật đều được bộc lộ qua vẻ ngoài của họ. 88 Nam Cao đã “vật hóa” diện mạo của nhân vật, từ hình dáng đến trang phục, và đặc biệt là bộ mặt. Dường như nhân vật của ông đều ít nhiều bị tha hóa. Và mức độ tha hóa của từng nhân vật được phản ánh qua diện mạo của họ. Những kẻ đáng thương thường mang dáng vẻ của những con vật đáng thương, như anh Đĩ Chuột (Nghèo) – “như một con gà bị bẫy”, hay như Phúc (Điếu văn) – “như con cò chết rét”, và bà cái Đĩ (Một bữa no) – “như một con gà nuốt con nhái”, … Trong khi đó, những nhân vật bị tha hóa một cách đáng sợ thì bị “vật hóa” thành những “con vật lạ”, như Chí Phèo (Chí Phèo) – “không còn phải là mặt người, nó là mặt của một con vật lạ”, hay như thị Nở, một dụng ý nghệ thuật của Nam Cao, cũng bị “vật hóa” – “nếu hai má nó phinh phính thị mặt thị lại còn được hao hao mặt lợn”, … Việc miêu tả ngoại hình các nhân vật này thể hiện rất rõ quan niệm của Nam Cao: nhìn bề ngoài, con người và con vật khác nhau trước hết là ở bộ mặt. Những nhân vật như Chí Phèo, thị Nở, … vốn không được “xã hội – làng Vũ Đại” coi là con người nên họ cũng không còn cái vẻ mặt của con người, thậm chí không còn là vẻ mặt của con vật bình thường. Nam Cao có phần gặp gỡ Nguyễn Công Hoan ở điểm này. Cả hai nhà văn đều “vật hóa” đến tận cùng các nhân vật của mình thông qua việc phóng đại những nét biếm họa nào đó ở ngoại hình. Trong việc miêu tả ngoại hình các nhân vật trí thức, Nam Cao có phần gần gũi với Thạch Lam. Ông không “vật hóa”, không mô tả chi tiết, tỉ mỉ, tô đậm một nét ngoại hình nào của nhân vật mà chỉ nêu ra cảm nhận về họ, hoặc miêu tả ngoại hình cốt để diễn tả nội tâm nhân vật một cách sâu sắc. Ngoại hình của những nhân vật trong Trăng sáng, Cười, Nhỏ nhen không một lần được mô tả. Ngay ở cả tác phẩm có nhan đề Cái mặt không chơi được thì “cái mặt” nhân vật cũng chỉ được nhắc đến qua cảm nhận của một nhân vật khác: “cái mặt anh trông thế nào ấy”, “mặt hắn có một cái gì đó khó tả”, … Ngoại hình của nhân vật trong “truyện ngắn – tiểu thuyết hóa” được mô tả như là kết quả của bản thân quá trình đời sống. Trước khi phải đi tù, Chí Phèo (Chí Phèo) là “anh canh điền khỏe mạnh” được bà ba tin cẩn đến mức anh bị ông Lý Kiến ghen, đẩy đi tù. Sau bảy tám năm ở tù, Chí Phèo trở về làng với hình hài khác 89 hẳn: “Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo Tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!” Chính bá Kiến và nhà tù thực dân đã biến Chí Phèo thành một kẻ như thế. Chí Phèo bị hủy hoại hoàn toàn về nhân hình. Và trong Đời thừa, ngoại hình của Hộ và Từ cũng được Nam Cao khắc họa như là kết quả của cuộc sống với gánh nặng “cơm áo gạo tiền”. Hộ được miêu tả qua ánh nhìn và cảm nhận của Từ: “Ðôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Ðôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Ðôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn. Từ thấy sợ ...”. Và diện mạo của Từ cũng hiện lên qua ánh mắt đầy thương cảm của Hộ: “Da mặt Từ xanh nhợt; môi nhợt nhạt; mi mắt hơi tim tím và chung quanh mắt có quầng, đôi má đã hơi hóp lại khiến mặt hơi có cạnh (…) Cái bàn tay lủng củng rặt những xương! Trên mu bàn tay, những đường gân xanh bóng ra, làn da mỏng và xanh trong, xanh lọc. Cái cổ tay mỏng manh”. Dáng vẻ của hai con người được miêu tả trong tác phẩm hằn lên vết hằn của cuộc sống “cơm áo ghì sát đất” – một người chồng khắc khổ, hốc hác, nhiều lo toan, nghĩ ngợi, … và một người vợ gầy còm, xanh xao, yếu đuối, có dáng vẻ bạc mệnh, đau khổ, … Trong số các cây bút truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, Nam Cao và Thạch Lam quan tâm nhiều đến phương diện mô tả tâm lí nhân vật. Song, nhân vật của Thạch Lam nặng về bộc lộ cảm giác tâm trạng dưới sự tác động trực tiếp của môi trường, hoàn cảnh. Còn nhân vật của Nam Cao thường phải đối diện với cả hoàn cảnh và chính bản thân mình. Họ luôn phải suy ngẫm về thân phận mình và từ đó nghĩ về kiếp người, về nhân thế, … Đến với Nam Cao, tâm lí nhân vật mới thực sự được miêu tả như một “hiện thực khách quan” chi phối quá trình đời sống của con người. Khác với con người cảm giác chung chung của Thạch Lam, tâm lí của các nhân vật trong truyện Nam Cao vừa rất tiêu biểu cho tầng lớp mà họ đại diện, 90 vừa vượt ra ngoài giới hạn của tầng lớp đó để vươn lên trở thành những điển hình cho bản tính nhân loại. Chúng ta phải nhận ra rằng, suy ngẫm, triết lí chính là nét tâm lí máu thịt của các nhân vật, là chất liệu vô cùng quan trọng góp phần tạo nên diện mạo độc đáo cho nhân vật trong “truyện ngắn – tiểu thuyết hóa” nói chung và truyện của Nam Cao nói riêng. Nhân vật ở đây thường là những “con người nếm trải” của tiểu thuyết. Họ luôn phải trăn trở, dằn vặt, vật lộn khủng khiếp với chính mình trong suốt cả quá trình sống, luôn phải ý thức về nhân phẩm, về thân phận của mình. Nhờ thế, họ mới có khả năng khái quát được cả số phận chìm nổi của con người trong cuộc sống. Trong tác phẩm Đời thừa, chúng ta có thể nhận ra dòng đời của nhân vật Hộ chảy trôi với đầy rẫy những mộng ước vỡ tan, những lo toan nhỏ nhặt, những đau khổ dằn vặt, … Đời thừa chính là tấn bi kịch tinh thần của văn sĩ Hộ. Từ một nhà văn chân chính với đạo đức nghề nghiệp mẫu mực, ngòi bút của Hộ đã trở nên “bất lương, đê tiện”; từ một con người nhân từ cao cả, Hộ trở thành một kẻ tồi tệ, “khốn nạn”. Những ước mơ đẹp nhất, những tâm tính tốt nhất của Hộ đang chết dần chết mòn một cách thảm hại, vô phương cứu chữa. Điều duy nhất cho thấy Hộ chưa chết hẳn, còn được là mình chút ít, ấy là sự ăn năn. Nhưng điều bi kịch nhất là Hộ không thể thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của sự ăn năn. Nhập vào dòng ăn năn của nhân vật, Nam Cao đã phác họa được chân dung đầy tiếc nuối của Hộ. Trước, Hộ là một ngòi bút kiêu hãnh. Hộ đặt nghệ thuật cao hơn tất cả, dám xả thân cho lí tưởng, viết thận trọng với một ấp ôm nung nấu về một tác phẩm lớn, vừa đau đớn vừa phấn khởi, ca ngợi tình thương, lòng bác ái và sự công bình, tầm cỡ vượt ra ngoài bờ cõi và “ăn giải Nôben”, coi sáng tạo là nhân cách của người cầm bút. Đó là cái thời Hộ đang bay trên đôi cánh của khát vọng tới những viễn cảnh đầy hứa hẹn. Nhưng hồi ấy Hộ mới “viết” mà chưa thực “sống”. Giờ đây, khi ghép mình vào đời Từ, Hộ có cả một gia đình phải lo, cuộc sống áo cơm đã vắt kiệt sức lực, đã làm tiêu tan bút lực của Hộ. Trước, Hộ coi thường đồng tiền. Giờ, đồng tiền đang làm Hộ khốn đốn, đồng tiền đã biện Hộ thành tù nhân, thành nạn nhân tự lúc nào, Hộ cũng không nhớ. Vợ con Hộ muôn sống cần phải có tiền. Hộ muốn có tiền thì phải viết. Muốn không 91 chết đói, phải viết nhiều. Muốn viết nhiều, phải viết nhanh. Muốn viết nhanh, phải viết ẩu. Và đây chính là những gì mà Hộ căm ghét, lên án, ghê tởm nhất. Hộ thật sự rơi vào bi kịch bởi Hộ ý thức được bi kịch của mình. Hộ đã tự xỉ vả mình bằng những lời thậm tệ nhất: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng đã là bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Hộ đã đay nghiến mình, dằn vặt mình, không tha thứ cho mình, bởi Hộ đang chà đạp lên những gì mà mình tôn thờ. Trong trạng thái ăn năn thành thực gay gắt, Hộ thấy mình là một kẻ vô ích, một người thừa. Thật ra, Hộ có tìm thấy một lối thoát – đó là sự hi sinh. Nhưng đây lại là một lựa chọn nghiệt ngã: muốn tiếp tục theo đuổi lí tưởng, phải bỏ mặc vợ con; muốn cưu mang vợ con, phải từ bỏ lí tưởng. Hoặc là nghệ thuật, hoặc là tình thương. Hoặc là khát vọng, hoặc là bổn phận. Muốn thành công trên sự nghiệp thì phải tàn nhẫn. Hộ chỉ được quyền lựa chọn một và chỉ một cách mà thôi. Trong tình huống ấy, Hộ thấy khát vọng là vị kỉ, chạy theo khát vọng là nhẫn tâm. Hộ đành hi sinh, bởi Hộ tôn thờ lẽ sống tình thương. Nếu sáng tạo làm nên tư cách một nghệ sĩ, thì tình thương làm nên tư cách một con người. Không sáng tạo, Hộ chỉ không được làm một nghệ sĩ, nhưng nếu từ bỏ tình thương, Hộ sẽ không còn là một con người. Lựa chọn của Hộ là cao cả. Hộ vùi sâu chôn chặt khát vọng sáng tạo tận đáy lòng để gánh cái gánh nặng áo cơm, để làm một “con người”. Nhưng, thực tế cuộc sống tàn ác đã không buông tha cho Hộ. Nó không cho Hộ được làm một “nghệ sĩ” và cũng không cho Hộ được làm một “con người”. Đó là bi kịch sóng đôi, bi kịch nhân đôi của người trí thức nghèo dấn thân vào bút mực. Hộ đã vứt bỏ khát vọng thiêng liêng nhất của mình và nguyện cả đời che chở, chăm sóc những người yếu ớt, những số phận đáng thương như Từ, vợ chàng. Thế nhưng, cái khát vọng kia không chịu chết. Nó chưa bao giờ chết hẳn, nó vẫn âm ỉ cháy và tìm cơ hội thức dậy. Nó thức dậy và không cho Hộ được “sống”. Ấy là những khi Hộ gặp một người bạn văn chương hay nghe tin về sự thành đạt của một đồng nghiệp. Cái mặc cảm vô ích, sống thừa, mặc cảm thua kém, mặc cảm giữa đường đứt gánh đã hành hạ một cách đau đớn. Hộ thấy sầu đời, hận đời. Ban đầu, Hộ tìm đến rượu để quên, nhưng rượu lại là một thứ dầu tưới vào lửa hận. Dần dần, nó hủy hoại tình thương của Hộ, phá phách tâm 92 hồn của Hộ, làm Hộ biến chất. Từ một ông thánh đầy độ lượng nhân từ, bao dung khi cứu vớt cuộc đời khốn khổ của mẹ con Từ, Hộ đã trở thành một kẻ thô bạo, tàn nhẫn. Đến lượt vợ con trở thành nạn nhân của Hộ. Hộ đã trút xuống những người yếu đuối – mà mình tự nguyện che chở – bao nhiêu là tàn nhẫn, phũ phàng mù quáng. Hộ đã trở thành một “Chí Phèo trí thức”. Nếu chỉ trượt dài trên cái đà ấy thì Hộ sẽ hoàn toàn là một kẻ tồi tệ, khốn nạn, Hộ sẽ không đau khổ. Điều đau đớn là Hộ có lúc phản tỉnh, ăn năn, nhìn ra tất cả sự thảm hại của con người mình. Hộ đã khóc, khóc một cách cay đắng và chua xót, khóc một cách bất lực và tuyệt vọng. Nhưng Hộ ăn năn cũng chỉ để thấy mình là một thằng khốn nạn: “Anh … anh … chỉ là … một thằng … khốn nạn!”, Hộ không thể thoát khỏi sự ăn năn. Hộ đang chết dần chết mòn về tinh thần. Nếu Hộ (Đời thừa) rơi vào bi kịch vỡ mộng của một trí thức và bi kịch tình thương của một con người thì Chí Phèo (Chí Phèo) rơi sâu vào bi kịch bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Từ một anh nông dân hiền lành, lương thiện, Chí Phèo đã biến thành một tên lưu manh, rồi thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Lúc này, đời hắn là một cơn say dài, mênh mông, “và có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ rằng có hắn ở trên đời”. Chỉ sau khi gặp thị Nở, từ khi được đón nhận “bát cháo hành” từ tay thị Nở, những nhận thức cùng những tình cảm, cảm xúc rất người mới trở lại với Chí. Lần đầu tiên, sau bao năm không còn ý thức được bản thân, Chí Phèo thấy lòng “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn”, “chao ôi là buồn”, “buồn thay cho đời”. Lần đầu tiên, sau bao năm tháng chìm trong cơn say, Chí Phèo đã tỉnh táo để nhận biết những âm thanh đời thường: Chí nghe “tiếng chim hót” (âm thanh của thiên nhiên) và phỏng đoán “Mặt trời đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”; Chí lắng nghe tiếng người lao động (âm thanh lao động), tiếng người trao đổi (âm thanh sinh hoạt) “Có tiếng nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, … Những cung bậc âm thanh Chí nghe thấy chính là những cung bậc của cuộc sống thường nhật mà mãi đến hôm nay Chí mới lần tìm để nhận ra, để trở về với cuộc sống người. Lần đầu tiên, Chí nhìn lại cuộc đời mình, nhớ lại những ước mơ từ xưa và cảm thấy buồn, lo sợ khi “trông thấy trước tuổi già của hắn, đói 93 rét và ốm đau, và cô độc”. Đặc biệt, lúc đón nhận “bát cháo hành”, lúc thưởng thức mùi vị bát cháo, Chí không còn là “con vật” vồ vập miếng ăn, mà là một “con người”. Chí đón nhận “bát cháo hành” bằng mắt “hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng”, rồi ngạc nhiên xúc động, “mắt ươn ướt”. Chí vẫn chưa ăn, hắn đưa bát cháo lên mồm, hít một hơi và cảm nhận “mùi cháo hành mới thơm làm sao” và thưởng thức từng chút hương vị bát cháo hành – hương vị tình yêu, tình người lần đầu tiên Chí có được: hắn “húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo ăn rất ngon”; rồi hắn húp lấy húp để, “mình đẫm bao nhiêu mồ hôi”, “cháo càng ngấm” Chí càng thấy người nhẹ nhõm, vui vẻ, Chí cất tiếng cười vang và hiền. Cơn bệnh thuyên giảm và cả cảm giác tội lỗi như được trút khỏi đôi vai của Chí, bởi bên Chí đã có thị Nở, có “nụ cười tin cẩn” của thị. Năm ngày được ở cùng thị Nở, Chí không uống rượu, không say, không chửi bới, không rạch mặt ăn vạ và đặc biệt, Chí đang khao khát được làm người lương thiện: “Trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”. Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi nhưng nó thật sự là một quãng đời khác: Chí được sống rồi chết như một con người. Có thể thấy, “bát cháo hành” là một chi tiết rất đắt, được nhà văn dụng công miêu tả để bộc lộ đầy đủ, sắc nét sự chuyển biến tâm trạng của Chí Phèo. “Bát cháo hành” thấm đẫm “tình người” của thị Nở đã thức tỉnh, đã hồi sinh “tính người” trong Chí, để rồi Chí không thể nào trở lại với cái lốt “quỷ dữ” được nữa. Thế nhưng, cái tình người mong manh của thị Nở đã bị cái định kiến ở bà cô giết chết một cách phũ phàng. Thị Nở là người duy nhất tách ra khỏi làng Vũ Đại đi về phía Chí Phèo. Đến giờ, thị lại chạy về phía làng Vũ Đại, bỏ mặc Chí, dù Chí có cố níu giữ đến mấy. Đau đớn cùng cực, Chí lại tìm đến rượu. Nhưng lần này khác tất cả mọi lần, bởi càng uống Chí càng tỉnh: “càng uống càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thấy thoang thoảng hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức”. Vào lúc tuyệt vọng nhất, hơi cháo hành lại hiện ra, hiện ra để đẩy hắn sâu hơn vào nỗi tuyệt vọng, để đẩy bi kịch Chí Phèo lên đến cùng cực. Hơi cháo hành cứ chờn vờn, ngỡ còn đó, nhưng không, nó đã bay mất vĩnh viễn. Mất hơi cháo hành là mất sự bấu víu cuối cùng. Thế là hết, 94 chẳng còn gì để mất, lòng Chí đã tan hoang. Từ tận cùng tuyệt vọng, Chí đã chuyển sang tột cùng căm uất. Và Chí đã giắt dao đi … Không đến nhà thị Nở như đã định, theo quán tính, Chí Phèo đến nhà bá Kiến, giết bá Kiến rồi tự kết liễu sau một loạt câu hỏi tỉnh táo: “Tao muốn làm người lương thiện”, “Ai cho tao lương thiện?”, “Tao không thể làm người lương thiện nữa ...”. Đây là lần thứ ba Chí Phèo đến nhà bá Kiến nhưng không phải để “ăn vạ”, để “xin đi ở tù” mà để “đòi lương thiện”. Bá Kiến có thể cho Chí “cơm, áo, gạo, tiền” để đạt được mục đích biến Chí thành tay sai, thành con quỷ dữ nhưng làm gì hắn có “lương thiện” để cho Chí. Cái chết là tất yếu, cả hai đều phải chết. Chí không thể sống bình yên, lương thiện trong cái xã hội ấy và cũng không có con đường để trở về với cuộc sống lương thiện. Chí Phèo chết để giúp mình thoát khỏi kiếp “quỷ dữ”. Trước đây, Chí Phèo sống như một con vật, nay thức tỉnh, Chí Phèo chết như một con người. GV khái quát về cách xây dựng nhân vật trong loại truyện ngắn “tiểu thuyết hóa”: Nếu ở truyện của Nguyễn Công Hoan, người đọc nhớ đến cốt truyện nhiều hơn nhân vật, thì ngược lại, dấu ấn sâu đậm nhất trong truyện của Nam Cao chính là biệt tài khắc họa nhân vật của ông. Khám phá con người như nó vốn có, phân tích và giải thích về cuộc sống con người ở chiều sâu tâm lí của nó, Nam Cao không nhằm đưa ra một kết luận duy nhất như các nhà văn hiện thực khác. Ông chỉ trình bày một cách hiểu chân thực – hiện đại về con người. Ông không phải chỉ thấy cái bề ngoài “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, …” mà luôn khám phá chiều sâu tâm hồn họ, tìm ra cội nguồn sâu xa chi phối tính cách, số phận của họ. Nhờ đó, Nam Cao trở thành một biệt lệ trong lịch sử truyện ngắn Việt Nam. Ông đã tạo được những nhân vật điển hình có tầm cỡ ngay trong các truyện ngắn. Và những nhân vật điển hình, đa nghĩa đã trở thành bất tử trong truyện ngắn của Nam Cao, đó chính là: Chí Phèo, bá Kiến (Chí Phèo), Lão Hạc (Lão Hạc), Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), … Nhân vật của ông vừa là hình thức khái quát tính cách con người nói chung, vừa là tấm gương phản chiếu trực tiếp qui luật và trạng thái đời sống. 2.3.3. Khai thác trần thuật “tiểu thuyết hóa” 95 GV đặt vấn đề: Phân tích, giải thích, triết lí, … về những vấn đề đời sống mang tính qui luật là nét ám ảnh đáng kể của trần thuật trong “truyện ngắn – tiểu thuyết hóa”, cũng như trong truyện của Nam Cao. Đọc văn Nam Cao, người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều mới đi đến được niềm vui của sự khám phá, phát hiện ra ý nghĩa của câu chữ ở bề sâu của nó. Những triết lí sống trong truyện của Nam Cao cứ đan cài trong những dòng trần thuật sù sì. Anh (chị) hãy tìm và phân tích dẫn chứng trong tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa để làm rõ điều này. Nhận xét về tác dụng của cách trần thuật đó. Những dòng phân tích, giải thích, triết lí, … về những vấn đề đời sống thường chen vào ý nghĩ của nhân vật, của người kể chuyện. Như trong đoạn Chí Phèo gặp thị Nở (Chí Phèo), Nam Cao triết lí về tình yêu: “Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên.”; về sự ăn năn: “Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa, giống như ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa.”; về đàn bà: “Ðàn bà không có men như rượu, nhưng cũng làm người say. Và hắn say thị lắm.”; … Trần thuật trong truyện ngắn của Nam Cao chủ yếu là những dòng phân tích, giải thích, triết luận về đời sống. Đặc biệt,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH017.pdf