LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC CHỪ VIẺT TẤT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỌP 8
LỜI MỜ ĐÀU - 9
CHƯƠNG 1: NHƯNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÉ CÒNG TÁC TIÊU CHƯẢN HÓA
TRONG CÔNG TY 26
1.1. Tong quan về tiêu chuẩn hóa ~ 26
1.1.1. Khái niệm tiêu chuân. quy chuản kỳ thuật và tiêu chuản hóa 26
1.1.2. Câp tiêu chuản hóa 30
1.1.3. Chúc năng cùa tiêu chuân hóa 31
1.1.4. Vai trò của tiêu chuân hóa 33
1.1.5. Các xu huớng mới trong công tác tiêu chuân hóa vào đâu thê kỷ 21 36
1.2. Tiêu chuẩn hóa công ty - 37
1.2.1. Nhùng van đe chũ yếu của tiêu chuân hóa công ty 37
1.2.2. Nội dung của công tác tiêu chuân hóa công ty 46
1.2.3. Các nhân to ảnh hưởng đến công tác tiêu chuản hóa của công ty 52
1.2.4. Các chi tiêu đánh giá sự phát triên của tiêu chuẩn hóa công ty 61
1.3. Kinh nghiệm về công tác tiêu chuẩn hóa của một sổ công ty đóng tàu nước ngoài .67
1.3.1. Đặc điểm cùa tiêu chuẩn hóa ng|inh công nghiệp cơ khí tại các nước đang phát triển
tương tự Việt Nam 67
1.3.2. Kinh nghiệm cùa Công ty đóng tàu TSU (Nhật Bản) 68
1.3.3. Kinh nghiệm cùa Công ty đóng tàu COSCO (Trung Quốc) 72
1.3.4. Kinh nghiệm cùa Công ty đóng tàu Huyndai - Vinashin (Hàn Ọuôc - Việt Nam).75
1.3.5. Bài học rút ra từ học tập kinh nghiệm cũa một sô công ty đóng tàu nước ngoài vê
198 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa ở các công ty đóng tàu Việt Nam trong tiến trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các
công ty đóng tàu là rất khác nhau vì phụ thuộc vào đơn hàng, trang thiết bị, công
nghệ, năng lực của mỗi công ty. Cũng chính những số liệu thống kê ở trên đã khẳng
định nhu cầu cần thiết về số lượng khá lớn về các tiêu chuẩn hóa công ty. Quan điểm
của các công ty đóng tàu về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn là vừa sản xuất vừa xây
dựng dựa trên các tài liệu kỹ thuật, tài liệu tiêu chuẩn của nước ngoài về đóng tàu. Như
vậy, việc áp dụng, sử dụng lại chủ yếu là các tiêu chuẩn sản phẩm còn các tiêu về kỹ
thuật được xây dựng lại từ đầu cho các con tàu đóng mới. Đa số các công ty đóng tàu
đều có tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng nội bộ nhưng chưa được các cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế công nhận. Các tiêu chuẩn này phần lớn
dựa vào các bộ tiêu chuẩn ngoài rồi chỉnh sửa nhưng chưa phù hợp với tình hình sản
xuất cụ thể của công ty và không được đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh hàng
năm.
Đối với các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), hiện nay các công ty đóng tàu đang
áp dụng và áp dụng nhiều nhất tại công đoạn chế tạo gia công các chi tiết, sản phẩm
thiết bị phụ. Tuy nhiên khi các cơ quan Đăng kiểm nước ngoài đánh giá thì các sản
phẩm trên đều chưa đạt và nguyên nhân chủ yếu đó là: do công nghệ chưa đáp ứng các
yêu cầu của tiêu chuẩn, thứ hai là do một số công ty có trình độ công nghệ trung bình
tiên tiến và trình độ tiêu chuẩn lại chưa đáp ứng hay vì do những công ty chưa tích lũy
kinh nghiệm kiến thức đủ về tiêu chuẩn hóa. Ngoài ra bảng số liệu trên cũng cho thấy
bộ tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế đang được sử dụng tại các công ty đóng tàu
Việt Nam là rất ít, trong khi đó các công ty đóng tàu Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc đã sử dụng gấp 10-20 lần các công ty đóng tàu của Việt Nam.
95
Đối với việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO, theo báo cáo, đối với việc áp dụng các
tiêu chuẩn quá trình, hầu hết các công ty đóng tàu đều đã triển khai áp dụng hệ thống
tiêu chuẩn quản lý chất lượng theo ISO (Công ty đóng tàu Bến Kiền 2003, Nam Triệu
2008, Bạch Đằng 2008) và có tổ chức đánh giá tình hình thực hiện hàng năm (chủ
yếu là tổ chức quốc tế như Đăng Kiểm Na Uy, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Anh ). Hiện nay,
hầu hết các công ty đóng tàu chưa có chính sách cũng như cam kết về tiêu chuẩn hóa
mà chỉ có chính sách về chất lượng và chỉ cam kết: Khách hàng là trung tâm, chất
lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu, đảm bảo thời gian giao hàng, giá cả hợp lý, luôn
đáp ứng tất cả các yêu cầu đã thống nhất với khách hàng. Để phù hợp với chính sách
chất lượng này, công ty cần cung cấp đầy đủ, kịp thời các nguồn lực, phù hợp với
công nghệ và kế hoạch sản xuất đã đề ra; không ngừng đào tạo nguồn nhân lực để
nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn và tay nghề đáp ứng mục tiêu chất lượng; liên
tục đầu tư thiết bị, công nghệ mới phù hợp với sự phát triển của công ty; cung cấp đầy
đủ, kịp thời vật tư và bán thành phẩm phù hợp; thực hiện tốt khâu dịch vụ kỹ thuật; hệ
thống quản lý chất lượng đã được xây dựng luôn được áp dụng, duy trì và hoàn thiện;
chính sách chất lượng được phổ biến tới toàn thể cán bộ, công nhân của công ty để
mọi người hiểu và thực hiện. Các công ty đã lưu đồ hóa được các bước trong quá trình
quản lý và tổ chức sản xuất của đơn vị trên các văn bản ISO. Theo đánh giá thực tế tại
các công ty đóng tàu, hiện tại hiệu quả triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO còn
thấp. Nguyên nhân chính là quá trình sản xuất của các đơn vị trong một thời gian dài
nằm trong tình thế bị động, mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình sản xuất không
rõ ràng (thương mại, tài chính, vật tư, nhân lực, trang thiết bị, sản xuất, kỹ thuật, công
nghệ) và quyết tâm chỉ đạo của lãnh đạo các đơn vị, ý thức thực hiện của cán bộ, công
nhân chưa cao dẫn đến việc áp dụng ISO còn nhiều bất cập. Một nguyên nhân nữa, do
trình độ làm công tác quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng chưa được chuẩn hóa,
đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, ngoại ngữ hạn chế nên công ty không đủ tự tin
trong việc khẳng định chất lượng với chủ tàu, cơ quan Đăng kiểm dẫn đến phải kiểm
tra, đánh giá nhiều lần, gây tốn kém và ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
Từ thu thập thông tin của các công ty đóng tàu về tình hình công tác tiêu chuẩn
hóa, tác giả đã tổng hợp, xây dựng cấp độ công tác tiêu chuẩn hóa theo bảng 2.4. Qua
đánh giá cho thấy đa số công tác tiêu chuẩn hóa tại các công ty trên mới dừng lại ở
Cấp độ II và III, như vậy nhiệm vụ hướng tới của các công ty đóng tàu đó là cần phải
đạt cấp độ IV.
96
Bảng 2. 4. Cấp độ quan tâm tới công tác tiêu chuẩn hóa của các công ty đóng tàu
TT Cấp độ công tác tiêu chuẩn hóa của công ty
Tên công ty (theo Quyết định
phê duyệt của Thủ tướng
Chính phủ)
1
Cấp độ I: Các công ty chưa quan tâm, chưa coi
trọng xây dựng và công bố tiêu chuẩn
Công ty đóng tàu Nam Triệu
Công ty đóng tàu Thịnh Long
Công ty đóng tàu Hải Long
Công ty đóng tàu Sài Gòn
2
Cấp độ II: Các công ty mới chỉ áp dụng các tiêu
chuẩn quốc tế, khu vực, tiêu chuẩn Việt Nam,
chưa quan tâm đến việc xây dựng tiêu chuẩn
Công ty đóng tàu Phà Rừng
Công ty đóng tàu Shipmarin
Công ty đóng tàu Cam Ranh
Công ty đóng tàu Nha Trang
Công ty đóng tàu Ba Son
3
Cấp độ III: Các công ty đã tiến hành xây dựng,
ban hành, áp dụng tiêu chuẩn công ty (không
bắt buộc, không đánh giá, không có quy chế
hoạt động)
Công ty đóng tàu Bạch Đằng
Công ty đóng tàu Hạ Long
Công ty đóng tàu Sông Cấm
4
Cấp độ IV: Các công ty đã tiến hành xây dựng,
áp dụng, ban hành tiêu chuẩn công ty (bắt buộc,
có đánh giá, có quy chế hoạt động)
Hiện chưa có công ty nào
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
Cấp độ I: Các công ty chưa quan tâm, chưa coi trọng xây dựng và công bố tiêu
chuẩn. Điều đó được thể hiện qua trình độ am hiểu về tiêu chuẩn hóa khi được hỏi,
phỏng vấn trực tiếp.
Cấp độ II: Các công ty mới chỉ áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực, tiêu
chuẩn Việt Nam, chưa quan tâm đến việc xây dựng tiêu chuẩn. Việc áp dụng các tiêu
chuẩn trên áp dụng trong các công đoạn quản lý, qui trình đóng tàu gần như chỉ quan
tâm sơ sơ trên mọi bình diện. Đây là một vấn đề cần được xem xét và có giải pháp
tháo gỡ trong tương lai. Từ việc nghiên cứu và phỏng vấn trao đổi với các cán bộ công
nhân viên làm công tác quản lý, trực tiếp sản xuất chúng tôi nhận thấy có ba nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn
khu vực chưa được các công ty đóng tàu quan tâm áp dụng:
- Sau khi ban hành, các cơ quan chức năng chưa quan tâm đến việc phổ biến và
triển khai các tiêu chuẩn này. Các tiêu chuẩn này chỉ là những tiêu chuẩn được khuyến
cáo áp dụng.
- Số lượng các tiêu chuẩn trên phục vụ cho quản lý, tổ chức đóng tàu còn hạn chế.
Trong các tiêu chuẩn đó có một số tiêu chuẩn không được soát xét đề cập nhật sửa đổi, do
đó tồn tại nhiều bất cập. Lãnh đạo các công ty chưa thực sự quan tâm đến việc biên soạn
và soát xét định kỳ các tiêu chuẩn trong lĩnh vực này.
Cấp độ III: Các công ty đã tiến hành xây dựng, ban hành, áp dụng tiêu chuẩn
công ty (không bắt buộc, không đánh giá, không có quy chế hoạt động). Nhằm rút
97
ngắn thời gian trong việc xây dựng các tiêu chuẩn trong quản lý, công đoạn đóng tàu,
các công ty đóng tàu Việt Nam có thể mạnh dạn áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Để
làm được điều đó có thể áp dụng một số biện pháp cụ thể sau: Thực hiện nghiên cứu
và lựa chọn các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến hoạt động quản lý, công đoạn đóng
tàu phù hợp với Việt Nam; Xây dựng các tiêu chuẩn công ty trên cơ sở dịch nguyên
văn hoặc dịch và hiệu chỉnh các tiêu chuẩn này cho thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh
của Việt Nam; Phổ biến các tiêu chuẩn này trong các công ty đóng tàu.
Để các tiêu chuẩn thực sự được triển khai trong thực tế, các công ty đóng tàu
cần đẩy mạnh hoạt động phổ biến tuyên truyền tiêu chuẩn này. Cần chú trọng việc
nâng cao nhận thức cho các công ty đóng tàu và cán bộ công nhân viên về vai trò của
việc chuẩn hóa nói chung và việc áp dụng các tiêu chuẩn công ty nói riêng. Các cơ
quan quản lý ngành cần thiết lập các quy định và văn bản hướng dẫn để việc triển khai
áp dụng các tiêu chuẩn công ty trong công tác quản lý, tổ chức đóng tàu nói chung và
công tác đóng tàu nói riêng được tiến hành đồng bộ và thống nhất. Ngoài hình thức tập
huấn đối với từng tiêu chuẩn cụ thể, nên đưa nội dung công tác hoạt động tiêu chuẩn
vào một số cuộc hội nghị hội thảo hoặc qua các bài viết trên các báo, tạp chí của
ngành.
Cấp độ IV: Các công ty đã tiến hành xây dựng, áp dụng, ban hành tiêu chuẩn
công ty (bắt buộc, có đánh giá, có quy chế hoạt động). Tiêu chuẩn công ty là công cụ
quan trọng của chuẩn hóa. Đã đến lúc phải xem xét tiêu chuẩn hóa như là một yếu tố
quan trọng giúp cho các công ty đóng tàu có thể hội nhập, chia sẻ và phát triển nguồn
lực phục vụ cho việc khai thác và sử dụng đạt hiệu quả cao hơn. Để thực hiện được
việc chuẩn hóa trong các công đoạn đóng tàu cũng như công tác quản lý, trước hết cần
phải bắt tay vào việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn công ty.
2.2.2. Tình hình thực hiện các nội dung chủ yếu của công tác tiêu
chuẩn hóa ở các công ty đóng tàu Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình xây dựng tiêu chuẩn tại các công ty đóng tàu
Nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất trong công tác tiêu chuẩn hóa trong công
ty là hoạt động xây dựng tiêu chuẩn. Quá trình này tốn kém và mất nhiều thời gian, vì
bộ phận tiêu chuẩn hóa cần phải điều tra kỹ nhu cầu về những tiêu chuẩn cần xây dựng
tại công ty.
Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn bao gồm những nội dung sau: i) Các bộ tiêu chuẩn
do công ty xây dựng và ban hành; ii) Quá trình xây dựng tiêu chuẩn; iii) Kinh phí xây
dựng tiêu chuẩn.
a. Các loại tiêu chuẩn do công ty xây dựng và công bố
98
Kết quả điều tra cho thấy tình hình chung về loại và lĩnh vực cần tiêu chuẩn hóa
trong đóng tàu được mô tả tại bảng 2.5 dưới đây thể hiện nhu cầu loại tiêu chuẩn mà
công ty cần xây dựng để áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, được đánh giá từ
kết quả điều tra khảo sát xã hội học: có 8 loại tiêu chuẩn mà công ty cần xây dựng,
trong đó nhu cầu về tiêu chuẩn quy trình sản xuất chiếm 91,7% và tiêu chuẩn về nơi
làm việc chiếm 75% là lớn nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với ngành đóng tàu vì
các tiêu chuẩn về nơi làm việc sẽ mang lại môi trường làm việc, sức khỏe cho cán bộ,
công nhân nếu được thực hiện tốt vì ngành đóng tàu là ngành gây ô nhiễm môi trường
rất lớn và gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng trong diện rộng.
Bảng 2. 5. Các tiêu chuẩn cần thiết xây dựng và áp dụng trong các công ty đóng tàu
TT Các tiêu chuẩn công ty cần thiết xây dựng và áp dụng Ý kiến Tỷ lệ
1 Tiêu chuẩn về chất lượng và phương pháp thử 55 45,8%
2 Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình bảo trì thiết bị 72 60%
3 Tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại nguyên vật liệu và cụm
chi tiết mua vào
63 52,5%
4 Tiêu chuẩn về sản phẩm 82 68,3%
5 Tiêu chuẩn về quy trình sản xuất 110 91,7%
6 Tiêu chuẩn về kích thước, nguyên vật liệu bao gói 80 66,6%
7 Tiêu chuẩn yêu cầu năng lực của các chức danh đối với
bộ phận quản lý và nhân viên
67 55,8%
8 Tiêu chuẩn về nơi làm việc 90 75%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ điều tra khảo sát)
Kết quả điều tra xã hội học tại bảng 2.6 cho thấy trong 8 lĩnh vực liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đóng tàu, đối tượng cần tiêu chuẩn hóa
nhiều nhất là lĩnh vực sản xuất (chiếm 100%), có nghĩa là nhu cầu về các tiêu chuẩn
phục vụ cho hoạt động đóng tàu của các công ty là rất lớn vì hiện nay các tiêu chuẩn
hiện có đã lạc hậu, không phù hợp với công nghệ và còn thiếu, do đó đã không đáp ứng
được năng lực đóng tàu xuất khẩu.
Bảng 2. 6. Lĩnh vực các công ty đóng tàu cần tiêu chuẩn hóa
TT Công ty cần tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực nào nhất Ý kiến Tỷ lệ
1 Lĩnh vực quản lý vật tư 55 45,8%
2 Lĩnh vực tài chính - kế toán 23 19,2%
3 Lĩnh vực sản xuất 120 100%
4 Lĩnh vực tổ chức và thông tin 100 83%
5 Lĩnh vực nhân sự 80 66,6%
6 Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển R&D 77 64,2%
7 Lĩnh vực marketing 45 37,5%
8 Lĩnh vực hành chính – pháp chế và các dịch vụ chung 44 36,6%
9 Lĩnh vực khác 0
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ điều tra khảo sát)
99
Theo phân loại tiêu chuẩn công ty gồm 3 loại chủ yếu: tiêu chuẩn về tổ chức;
tiêu chuẩn quá trình; tiêu chuẩn sản phẩm chi tiết, thiết bị. Qua số liệu thống kê tại
bảng 2.7 dưới đây thể hiện các loại tiêu chuẩn mà các công ty đã xây dựng, công bố.
Việc công bố tiêu chuẩn công ty được thực hiện theo phương thức tự nguyện thông
qua báo đài, ghi trên nhãn sản phẩm hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng
khác. Tuy nhiên việc công bố các tiêu chuẩn các công ty đóng tàu thực hiện còn chưa
tốt do tính chất tự nguyện, hiện nay nhiều công ty đóng tàu bỏ qua việc công bố tiêu
chuẩn áp dụng cho sản phẩm của mình. Một số công ty cho rằng không có công bố
tiêu chuẩn tại cơ quan có thẩm quyền có nghĩa là công ty sản xuất không cần tiêu
chuẩn. Điều này khiến công ty vô tình vi phạm pháp luật vì sản phẩm sản xuất ra phải
dựa trên tiêu chuẩn áp dụng.
Bảng 2. 7. Các loại tiêu chuẩn công ty xây dựng và ban hành
TT Tiêu chuẩn công ty Tên tiêu chuẩn
I Tiêu chuẩn quản lý, tổ chức
1 Tiêu chuẩn về tổ chức Quy chế tổ chức, quy chế phân công trách nhiệm quyền hạn, quy trình tuyển dụng lao động
2 Tiêu chuẩn lao động Nội quy lao động, nội quy an toàn lao động.
3 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
Tiêu chuẩn chất lượng đóng tàu, hướng dẫn đảm
bảo chất lượng đóng tàu
II Tiêu chuẩn quá trình
1 Tiêu chuẩn quản lý nhân
công, giá đóng tàu Bộ định mức kinh tế - kỹ thuật
2 Tiêu chuẩn quy trình công
nghệ và kiểm tra
Bao gồm các quy trình phục vụ công tác gia
công chi tiết đến lắp ráp toàn bộ công đoạn đóng
tàu, hoàn thiện và thử
III Tiêu chuẩn sản phẩm chi tiết, thiết bị
3
Tiêu chuẩn về quy cách quy
định các dãy thông số, kích
thước sản phẩm, chi tiết, bộ
phận, nguyên vật liệu
Tiêu chuẩn về ống, tiêu chuẩn nhãn mác; tiêu
chuẩn đóng gói, vận chuyển, bảo quản
4 Tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật
Yêu cầu nguyên vật liệu chế tạo sản phẩm, quy
định bảo quản nguyên vật liệu
5 Tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm
Quy trình kiểm tra nguyên vật liệu; quy trình
kiểm tra chất lượng sản phẩm, thành phẩm
6 Tiêu chuẩn về quản lý trang thiết bị, vật tư
Quy trình vận hành trang thiết bị, quy trình bảo
trì bảo dưỡng thiết bị, quy trình mua sắm vật tư
trang thiết bị, quy trình sửa chữa bảo dưỡng
trang thiết bị, quy trình sử dụng an toàn trang
thiết bị
IV Tiêu chuẩn môi trường Các tiêu chuẩn quy định nơi làm việc, nơi sản xuất
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ điều tra khảo sát)
100
Đánh giá chung: Cách xác định các ưu tiên trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa tại
các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam:
Về mặt lý luận, đối tượng nào càng liên quan đến nhiều người, nhiều bộ phận
và/ hoặc sử dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại càng nhiều thì càng cần phải xây dựng tiêu
chuẩn. Theo đó công đoạn đóng một con tàu có nhiều bước công việc, trong mỗi bước
công việc lại có nhiều qui trình gắn mỗi một qui trình đóng tàu lại có qui trình tổ chức
quản lý và giám sát, chính vì vậy khi trực tiếp được hỏi lãnh đạo công ty, các trưởng
bộ phận, cũng như kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra, kết quả mong muốn được ưu
tiên, tập trung cho các qui trình còn thiếu và lạc hậu chưa phù hợp với công nghệ đóng
mới. Theo điều tra cho thấy mỗi công ty đóng tàu khảo sát còn thiếu và cần xây dựng
và ban hành gấp hàng trăm tiêu chuẩn và qui trình để áp dụng và thay thế các tiêu
chuẩn lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn. Ngoài ra các qui trình phục vụ tổ chức,
quản lý hiện nay cũng còn rất thiếu và yếu, hoạt động tổ chức, quản lý đóng tàu phần
lớn vẫn đang sử dụng cách làm cũ, không phù hợp với quản lý theo xu thế hội nhập
đóng mới, cụ thể như: Tổ chức quản lý sản xuất theo chức năng và theo sản phẩm,
80% số công ty đóng tàu quản lý đóng tàu theo chức năng và 20% số công ty đóng tàu
còn lại tổ chức quản lý theo sản phẩm. Như vậy theo cách thức quản lý trên thì đối
tượng này cần có một hệ thống qui trình tổ chức, quản lý đóng tàu mới phù hợp với
thực tiễn. Theo đó, các đối tượng tập trung cho việc xây dựng tiêu chuẩn hóa trong các
công ty đóng tàu được ưu tiên là: các tiêu chuẩn, qui trình và tổ chức, quản lý cho
đóng tàu là chính.
b. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn
i. Lựa chọn tài liệu tham chiếu
Khi xây dựng tiêu chuẩn, công ty đã sử dụng các tài liệu tiêu chuẩn quốc tế, tiêu
chuẩn khu vực trong ngành đóng tàu làm tài liệu tham khảo chính. Bước này một số
công ty đóng tàu đã thực hiện và vận dụng tốt, mặc dù khi lựa chọn tài liệu tham chiếu
đôi khi không chính xác do người làm công tác tiêu chuẩn lại không phải là kỹ sư
trong ngành đóng tàu nên khi thực hiện còn nhiều trở ngại.
ii. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn
Các công ty đóng tàu đã thực hiện xây dựng tiêu chuẩn công ty theo những
phương thức cơ bản sau:
- Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc
tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn công ty. Các công ty đóng tàu đã
thực hiện tốt nhưng vẫn mang tính chất dịch tài liệu, chưa có điều chỉnh cho phù hợp
với thực tiễn.
101
- Xây dựng mới tiêu chuẩn công ty trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu
khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm.
Hàng năm mỗi công ty đóng tàu có hàng trăm cải tiến đổi mới kỹ thuật nên khâu xây
dựng mới tiêu chuẩn chưa bắt nhịp được với các cải tiến đổi mới kỹ thuật, đây chính là
hạn chế trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn.
- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn công ty hiện hành. Nội dung này các công ty đóng
tàu thực hiện chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong sản xuất. Có những
tiêu chuẩn chuẩn đã được xây dựng và công bố sau 5 năm vẫn không điều chỉnh, sửa
đổi đây là lỗi của lãnh đạo công ty chưa quan tâm đến công tác tiêu chuẩn hóa của
công ty mình.
Tiêu chuẩn của công ty thường bao gồm một phạm vi rộng hơn với tiêu chuẩn
quốc gia và quốc tế. Tiêu chuẩn của công ty cũng cần được soạn thảo nhanh và tiết
kiệm vì gắn liền với hoạt động quản lý, sản xuất trong đóng tàu. Tiêu chuẩn công ty
cần cụ thể và phải có chất lượng cao vì chúng là những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng
trong công ty được lãnh đạo công ty phê duyệt. Trong thời gian qua do hoạt động xây
dựng tiêu chuẩn tại các công ty đóng tàu còn hạn chế nên các công ty thực hiện vẫn
chưa tốt hoạt động xây dựng. Trên cơ sở thực tế khi xây dựng tiêu chuẩn cần thực hiện
theo các bước tại bảng dưới đây.
Bảng 2. 8. Các bước xây dựng tiêu chuẩn trong công ty
Giai đoạn Người đề nghị Phương pháp
Đề xuất yêu cầu
Một bộ phận cá nhân
trong và ngoài công ty
Đề nghị bằng văn bản
Phòng tiêu chuẩn Phê duyệt đề nghị
Phân tích yêu cầu
và phân tích
thông tin
Người đề xuất tiêu
chuẩn và cán bộ tiêu
chuẩn hóa
Phân tích yêu cầu
Thu thập thông tin về sử dụng tiêu
chuẩn, thông tin và tài liệu liên quan
Xác định chức năng nội dung của tiêu
chuẩn dự kiến
Xác định chi phí và hiệu quả dự kiến
Lãnh đạo công ty Phê duyệt kế hoạch
Xây dựng dự thảo
Bộ phận thích hợp
phối hợp với cán bộ
tiêu chuẩn
Phân tích dữ liệu
Đơn giản hóa
Viết dự thảo tiêu chuẩn
Hoàn chỉnh dự
thảo
Cán bộ tiêu chuẩn hóa
và các phòng ban
tương ứng
Lấy ý kiến những người có liên quan
Tổng hợp các ý kiến, trung hòa và
hoàn chỉnh
Phê duyệt, công
bố
Lãnh đạo công ty Phê duyệt tiêu chuẩn
Cán bộ tiêu chuẩn hóa Đăng ký công bố áp dụng (nếu quy
định)
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
102
Tiêu chuẩn hóa đòi hỏi kinh nghiệm và năng lực công nghệ và quản trị, chi phí
và thời gian. Các công ty đóng tàu phần lớn lựa chọn giữa việc tự xây dựng hệ thống
tiêu chuẩn, qui trình quản trị và công nghệ/kỹ thuật trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn
quốc tế, quốc gia, tiêu chuẩn của đối tác và khách hàng trở thành tiêu chuẩn của mình.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh ngành đóng tàu Việt Nam hiện nay chưa có đủ điều kiện
đảm bảo để tự xây dựng cho mình một hệ thống tiêu chuẩn cho riêng mình có trình độ
cao vì các lý do sau: nguồn lực con người có chuyên môn về tiêu chuẩn hóa tại các
công ty đóng tàu chiếm tỷ lệ rất ít 5%, trình độ công nghệ tại các công ty đóng tàu
đang ở mức trình độ trung bình tiên tiến, sự quan tâm của lãnh đạo ngành đóng tàu,
c. Kinh phí xây dựng tiêu chuẩn
Kinh phí xây dựng là một vấn đề rất khó định lượng vì để xây dựng được một
bộ tiêu chuẩn phải qua rất nhiều bước và liên quan đến nhiều đối tượng, có những nội
dung có thể tính toán định lượng được nhưng có những nội dung không định lượng
được mà chỉ có thể tính toán dựa trên ước lượng. Chi phí xây dựng đối với mỗi một
tiêu chuẩn có một mức độ nhất định, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tiêu chuẩn
đó. Những tiêu chuẩn đơn giản có chi phí để xây dựng thấp và ngược lại những tiêu
chuẩn phức tạp có chi phí xây dựng cao. Trong các bước xây dựng tiêu chuẩn, bước
thứ hai “Phân tích yêu cầu và phân tích thông tin” chiếm chi phí lớn nhất, có thể lên
đến 50% tổng chi phí cho một tiêu chuẩn.
Theo khảo sát, kinh phí dành cho xây dựng tiêu chuẩn còn bị hạn chế, một phần
do lãnh đạo công ty chưa quan tâm. Trong trường hợp được đồng thuận của lãnh đạo,
kinh phí để xây dựng một tiêu chuẩn không đủ, tính trung bình trong những năm gần
đây là khoảng 6 triệu đồng. Kinh phí này chỉ đủ chi cho việc biên dịch tài liệu và cho
một số cuộc họp của các thành viên ban soạn thảo và hội đồng nghiệm thu. Tuy nhiên,
trong thực tế chi phí cho xây dựng một bộ tiêu chuẩn để đạt được sự tương thích cần
thiết giữa các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khác nhau đòi hỏi chi phí rất
lớn như: Chi phí dịch thuật các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài; chi phí
thuê chuyên gia kỹ thuật nước ngoài để giải thích, giảng giải về các quy định, tiêu
chuẩn kỹ thuật đó; chi phí điều chỉnh sản phẩm trong nước sao cho phù hợp với các
quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài Ngoài ra, công ty đóng tàu còn phải chứng
minh được sản phẩm của mình đáp ứng được yêu cầu của các quy định, tiêu chuẩn kỹ
thuật. Tất cả những chi phí, thủ tục trên đều đòi hỏi công ty đóng tàu phải bỏ ra một
chi phí rất lớn cũng như tiêu tốn rất nhiều thời gian. Thậm chí, những chi phí này còn
tăng lên rất nhiều khi xuất khẩu sản phẩm sang nhiều nước nhập khẩu khác nhau do
mỗi một quốc gia lại ban hành và áp dụng một bộ quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật riêng.
d. Những khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng, chấp nhận tiêu chuẩn
103
Bảng 2.9 mô tả số lượng các loại tiêu chuẩn của 5 công ty đóng tàu tính đến
tháng 12 năm 2012. Nhìn vào bảng ta thấy số lượng tiêu chuẩn các công ty xây dựng
mới so với số lượng tiêu chuẩn chấp nhận rất ít, điều đó phản ảnh phần nào tình hình
xây dựng tiêu cuẩn tại một số công ty đóng tàu được coi là có trình độ công nghệ, máy
móc, dây chuyền hiện đại nhất trong hệ thống ngành đóng tàu.
Về các tiêu chuẩn do công ty xây dựng: Phần lớn các công ty vẫn tập trung xây
dựng các tiêu chuẩn quy trình dưới hình thức vừa sản xuất vừa xây dựng và giao cho
các Phòng kỹ thuật – công nghệ của công ty thực hiện, công việc của các cán bộ được
phân công xây dựng tiêu chuẩn chủ yếu là sửa đổi các tiêu chuẩn của nước ngoài. Tuy
nhiên, việc xây dựng này mang tính chất manh mún, không khoa học cho nên hiệu quả
đem lại trong thực tế không cao.
Về các tiêu chuẩn do công ty chấp nhận: Tiêu chí để chấp thuận một tiêu chuẩn
là trình độ của tiêu chuẩn đó phải phù hợp với trình độ công nghệ của công ty hay nói
cách khác là áp dụng được trong sản xuất. Khi đó, tiêu chuẩn được lãnh đạo công ty
chấp thuận và chỉ đạo rà soát, chỉnh sửa bổ sung, cập nhật để phù hợp với thông lệ
quốc tế.
Bảng 2. 9. Số lượng tiêu chuẩn của các công ty đóng tàu điển hình
Tên doanh
nghiệp Tiêu chuẩn công ty
Xây
dựng mới
Đã chấp
nhận Tổng
Tổng công
ty CNTT
Bạch Đằng
Tiêu chuẩn quản lý, tổ chức 5 1 6
Tiêu chuẩn quá trình: gồm các quy trình
công nghệ 10 60 70
Tiêu chuẩn sản phẩm chi tiết, thiết bị 0 4 4
Tiêu chuẩn môi trường 0 0 0
Tổng công
ty CNTT
Nam Triệu
Tiêu chuẩn quản lý, tổ chức 5 1 6
Tiêu chuẩn quá trình: gồm các quy trình
công nghệ 11 69 80
Tiêu chuẩn sản phẩm chi tiết, thiết bị 1 3 4
Tiêu chuẩn môi trường 0 0 0
Công ty
CNTT Hạ
Long
Tiêu chuẩn quản lý, tổ chức 5 1 6
Tiêu chuẩn quá trình: gồm các quy trình
công nghệ 8 30 38
Tiêu chuẩn sản phẩm chi tiết, thiết bị 1 3 4
Tiêu chuẩn môi trường 0 0 0
Công ty
CNTT Bến
Kiền
Tiêu chuẩn quản lý, tổ chức 5 1 6
Tiêu chuẩn quá trình: gồm các quy trình
công nghệ 7 40 47
Tiêu chuẩn sản phẩm chi tiết, thiết bị 0 4 4
Tiêu chuẩn môi trường 0 0 0
Công ty
đóng tàu Hải
Long (thuộc
Bộ tư lệnh
Hải Quân)
Tiêu chuẩn quản lý, tổ chức. 3 0 3
Tiêu chuẩn quá trình: gồm các quy trình
công nghệ 11 0 11
Tiêu chuẩn sản phẩm chi tiết, thiết bị 0 0 3
Tiêu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_lethikimchi_6097_1854529.pdf