Việt Nam là quôc gia có ngành công nghiệp đóng tàu đang phát triên, tuy nhiên trong thời gian qua trình độ khoa học công nghệ trong các công ty đóng tàu của Việt Nam vần còn rât nhiêu hạn chê và lạc hậu hơn nhiêu so với các nước trong khu vực.
- Trình độ phát triên của công tác tiêu chuân hóa trong các công ty đóng tàu của Việt Nam được đánh giá ờ các khía cạnh sau: Phương pháp xây dựng tiêu chuân, đôi mới cơ chê thúc đày áp dụng tiêu chuân, hoạt động chứng nhận và công nhận còn nhiêu hạn chê, yêu kém. Hiện nay, các công ty đóng tàu đang tôn tại tình trạng các tiếu chuân công ty đã xây dựng xong nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động đóng tàu và chưa có cơ chê thúc đây việc áp dụng một cách hiệu quà.
12 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa tại các công ty đóng tàu Việt Nam trong tiến trình hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết, chi tiết, nguyên vật liệu, máy
móc, thiết bị, dụng cụ và các đối tượng vô hình như: quy tắc, quy trình, thủ tục,
phương pháp tác nghiệp.
Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tiêu chuẩn hóa công ty đã được xác định
[1], [3], [12]. Đồng thời, xuyên suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các
phương pháp xây dựng tiêu chuẩn hóa công ty:
Thứ nhất, doanh nghiệp tự xây dựng dựa vào kết quả thử nghiệm của tổ chức.
Thứ hai, xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ ba, xây dựng dựa trên việc tham khảo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia,
tiêu chuẩn nước ngoài.
Thứ tư, trong trường hợp không thể áp dụng được một trong ba phương pháp trên,
tổ chức có thể thuê các tổ chức bên ngoài xây dựng tiêu chuẩn công ty giúp mình.
Tùy thuộc vào quy mô, loại hình, chương trình tiêu chuẩn hóa và các điều kiện
đặc thù của công ty, bộ phận tiêu chuẩn hóa có thể được bố trí như sau: Phương án 1:
Là một bộ phận độc lập trực thuộc lãnh đạo cao nhất về kỹ thuật có vị trí không được
thấp hơn các bộ phận khác của công ty; Phương án 2: Là một bộ phận của một phòng
ban nào đó trong công ty. Đồng thời nhiệm vụ của bộ phận tiêu chuẩn hóa công ty và
trình độ của cán bộ của cán bộ tiêu chuẩn hóa cũng được phân tích.
1.2.2. Nội dung của công tác tiêu chuẩn hóa công ty
Mặc dù đã có nhiều thay đổi, song nhìn chung công tác tiêu chuẩn hóa hiện nay
gồm năm (05) nội dung chính sau: i) Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn công ty; ii) Tình
hình áp dụng tiêu chuẩn; iii) Hoạt động đánh giá sự phù hợp; iv) Hoạt động thông tin
tiêu chuẩn; v) Tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp [1], [2], [7], [25], [37].
1.2.2.1. Hoạt động xây dựng tiêu chuẩn công ty
a) Quy định chung
9
b) Trình bày tiêu chuẩn công ty
c) Thể hiện nội dung của tiêu chuẩn công ty
d. Thủ tục xây dựng tiêu chuẩn công ty
- Tiêu chuẩn công ty được xây dựng với sự tham gia của các bộ phận, cá nhân có
liên quan, khách hàng và những tổ chức, cá nhân cần thiết khác và tuân thủ nguyên
tắc đồng thuận sao cho ý kiến của các bên liên quan đều được lưu ý và không có bất
đồng cơ bản nào đối với nội dung tiêu chuẩn.
- Thủ tục và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn công ty phụ thuộc vào quy mô và
đặc điểm của từng doanh nghiệp, do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định và tuân theo
các bước được mô tả theo hình 1.3 dưới đây.
Hình 1.3. Các bước xây dựng tiêu chuẩn công ty
Bước 1. Xây dựng kế hoạch
Bước 2. Soạn thảo dự thảo sơ bộ (dự thảo 1)
Bước 3. Lấy ý kiến góp ý cho dự thảo
Bước 4. Hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn
Bước 5. Xét duyệt và công bố tiêu chuẩn
1.2.2.2. Hoạt động áp dụng tiêu chuẩn
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần có biện pháp áp dụng một cách
hiệu quả các tiêu chuẩn có liên quan kể cả tiêu chuẩn nội bộ và tiêu chuẩn bên ngoài.
Đối với tiêu chuẩn nội bộ, việc áp dụng thường là bắt buộc trong phạm vi toàn công
ty. Áp dụng tiêu chuẩn bên ngoài có thể được tiến hành theo hai cách, đó là trực tiếp
và gián tiếp. Áp dụng trực tiếp là sử dụng tiêu chuẩn không qua một tiêu chuẩn hay
tài liệu nào cả, áp dụng gián tiếp là sử dụng tiêu chuẩn thông qua một tiêu chuẩn hay
tài liệu khác. Đối với tiêu chuẩn được các cơ quan có thẩm quyền công bố bắt buộc
áp dụng, công ty phải áp dụng, tuân thủ nghiêm túc trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
1.2.2.3. Hoạt động đánh giá sự phù hợp
Việc xây dựng tiêu chuẩn và áp dụng vào công ty cần phải xác định thời điểm xây
dựng, vì ở mỗi thời điểm nhu cầu và tình hình thực tế của công ty khác nhau. Do đó,
10
có thể xảy ra việc các tiêu chuẩn phù hợp ở một thời điểm này nhưng có thể không
còn phù hợp ở thời điểm khác. Bên cạnh việc xây dựng các tiêu chuẩn, để đưa các
tiêu chuẩn trở thành các tiêu chuẩn quốc gia, ngành, giữa các tiêu chuẩn phải hài
hòa, thể hiện bằng việc được các tổ chức thừa nhận hoặc có thể lấy các tiêu chuẩn
quốc tế, khu vực, quốc gia, ngành... để áp dụng vào công ty. Như vậy, đánh giá sự
phù hợp là một thủ tục được quốc tế thừa nhận để chứng tỏ rằng các yêu cầu cụ thể
đối với một sản phẩm, quy trình, hệ thống, con người hay tổ chức đã được đáp ứng.
Sau khi tiến hành đánh giá sự phù hợp theo quy trình hướng dẫn của tổ chức đánh
giá, kết quả sẽ điều chỉnh để công bố áp dụng vào sản xuất.
1.2.2.4. Hoạt động thông tin tiêu chuẩn
Các hoạt động thông tin tiêu chuẩn trong nội bộ công ty có thể bao gồm các nội
dung sau: Các hoạt động thông tin tư vấn; Quản lý thư viện nội bộ; Phát hành nội bộ
các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và các thông tin tiêu chuẩn khác; Thông tin công tác
tuyên truyền tiêu chuẩn hóa; Lập và quản lý các bản kê; Thiết lập và quản lý hệ thống
đánh số, phân loại và mã hóa.
1.2.2.5. Tham gia hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp
Công ty cần tích cực tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa các cấp, như cấp quốc
gia, ngành, hội, quốc tế, khu vực. Đây thực sự là biện pháp hữu ích để bảo vệ quyền
lợi chính đáng của chính công ty mình. Khi tham gia vào quá trình xây dựng một tiêu
chuẩn nào đó, ngoài việc nắm được một nội dung tiêu chuẩn, học hỏi được kinh
nghiệm của các bên có liên quan, bản thân các quyền lợi chính đáng của công ty cũng
được quan tâm chú ý tới, điều đó làm cho công ty dễ dàng áp dụng và áp dụng có
hiệu quả tiêu chuẩn đó hơn [23].
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu chuẩn hóa của công ty
Hoạt động tiêu chuẩn hóa công ty có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào
hai nhóm nhân tố cơ bản sau: 1) Nhóm nhân tố thuộc về vĩ mô: Thị trường; chính
sách xuất nhập khẩu; luật pháp. 2) Nhóm nhân tố thuộc về ngành và các công ty:
Chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành và doanh nghiệp; đặc điểm kinh tế - kỹ
thuật của ngành và công ty; sự tiến bộ khoa học kỹ thuật; trình độ phát triển công tác
tiêu chuẩn hóa; sự quan tâm, chỉ đạo và quan điểm của lãnh đạo; quy mô doanh
nghiệp [17], [18], [19], [20], [21], [26], [29].
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của tiêu chuẩn hóa công ty
Nhằm góp phần đánh giá một cách toàn diện hơn khía cạnh phát triển bền vững
trong hoạt động tiêu chuẩn hóa, tác giả xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát
triển của tiêu chuẩn hóa trong các doanh nghiệp được mô tả tại bảng 1.1 [3], [4], [5],
[32], [35].
Bảng 1.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của tiêu chuẩn hóa công ty
1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển của tiêu chuẩn hóa
Tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực; số lượng và tỷ trọng
của tiêu chuẩn hóa bên trong; tỷ lệ tiêu chuẩn phù hợp; tỷ lệ tiêu chuẩn lạc
hậu; tỷ lệ tiêu chuẩn được thực hiện; tỷ lệ tiêu chuẩn được hoàn thiện, điều
chỉnh và bổ sung; số lượng tiêu chuẩn sản phẩm; số lượng tiêu chuẩn quá
11
trình; số lượng tiêu chuẩn về môi trường.
2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tác động của tiêu chuẩn hóa
a) Chỉ tiêu đánh giá sản xuất - kinh doanh: Tăng năng suất lao động;
nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng xuất khẩu
b) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất – kinh doanh: Giảm chi phí; tăng
khả năng cạnh tranh; giảm thời gian chế tạo sản phẩm.
c) Chỉ tiêu tác động của tiêu chuẩn hóa đến tiến bộ khoa học – kỹ thuật
d) Chỉ tiêu đánh giá mức gây ô nhiễm môi trường
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và đề xuất)
1.3. Kinh nghiệm về công tác tiêu chuẩn hóa của một số công ty đóng tàu nước ngoài
1.3.1. Đặc điểm của tiêu chuẩn hóa ngành công nghiệp cơ khí tại các nước
đang phát triển tương tự Việt Nam
Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, then chốt, là trụ cột của
nền công nghiệp của mỗi quốc gia. Sự phát triển của ngành cơ khí có ảnh hưởng hết
sức quan trọng đến sự phát triển của các ngành khác, đồng thời sự phát triển của
ngành góp phần thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác. Khi tìm hiểu nghiên
cứu ngành công nghiệp cơ khí của các nước có trình độ công nghệ đang phát triển
tương đồng Việt Nam như các nước Đông Nam Á, đặc điểm chung về công tác tiêu
chuẩn hóa trong ngành cơ khí như sau [55], [56]:
- Lĩnh vực cơ khí chế tạo đã được lựa chọn để tiêu chuẩn hóa vì các sản phẩm tạo
ra hàng loạt là các chi tiết, qui trình do vậy cần phải tiêu chuẩn hóa để có thể lắp lẫn,
sử dụng lặp đi lặp lại. Khi được tiêu chuẩn hóa lợi ích đối với chế tạo các chi tiết máy
móc, thiết bị đó là thống nhất hóa được nhiều chi tiết, bộ phận trong sản xuất các sản
phẩm cơ khí; giảm được số lượng các kiểu loại; nâng cao chất lượng sản phẩm; nâng
cao năng suất lao động; đáp ứng tốt yêu cầu lắp ráp, sửa chữa, thay thế.
- Tập trung cho hoạt động xây dựng tiêu chuẩn tiêu chuẩn quốc gia: Trong đó tập
trung chính cho xây dựng tiêu chuẩn ngành. Về cơ bản, chính sách phát triển ngành
công nghiệp cơ khí của Chính phủ các nước cũng như Chiến lược phát triển ngành
công nghiệp cơ khí gần giống nhau, trong đó có nội dung tập trung cho phát triển
công tác tiêu chuẩn hóa. Trong mỗi lĩnh vực sẽ có 1-5 bộ tiêu chuẩn, ví dụ như đóng
tàu sẽ có một số bộ tiêu chuẩn và được gọi là tiêu chuẩn ngành, trong tiêu chuẩn
ngành bao gồm đầy đủ các tiêu chuẩn thành phần.
- Hiện nay, các nước Đông Nam Á đã nghiên cứu và đang áp dụng nhiều tiêu
chuẩn của tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International Standard
Organization). Ngoài ra còn sử dụng một số tiêu chuẩn công nghiệp các nước khác
như: ANSI (American National Standards Institute), ASME (American Society of
Mechanical Engineer), AGMA (American Gear Manufactures Association), AISI
(American Institute of Steel Construction), GOST (Nga), DIN (Đức), JIS (Nhật), GB
(Guobiao - Trung Quốc)... để cải cách đổi mới hoạt động xây dựng tiêu chuẩn hóa
ngành công nghiệp cơ khí.
- Sản phẩm cơ khí có đặc điểm chung là được thiết lập dưới dạng mô đun, cần có
độ chính xác cao, có tính lắp lẫn khá lớn, phổ biến, đây cũng là đặc thù chung của
12
ngành, do vậy, để đạt được tiêu chuẩn hoá trong trường hợp này các nước Đông Nam
Á phải có được sự nhất trí giữa các thành phần kinh tế của mỗi ngành công nghiệp:
Các nhà cung cấp, những người sử dụng và thậm chí cả Chính phủ. Tất cả phải đi đến
thống nhất về những tiêu chuẩn kỹ thuật được đặt ra nhằm áp dụng một cách thống
nhất trong việc lựa chọn và phân loại vật liệu, quá trình sản xuất sản phẩm và các
bước trong việc tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ đi kèm sản phẩm.
Tiêu chuẩn hóa trước đây chỉ áp dụng phần nhiều cho các chi tiết, cụm chi tiết nhỏ
lẻ và một số thiết bị máy móc công nghiệp cơ khí truyền thống nhưng hiện nay, tác
động của tiêu chuẩn hóa trong ngành cơ khí không còn bó hẹp như trên nữa, tác dụng
và lợi ích của nó đã mang hiệu quả và ý nghĩa kinh tế không nhỏ. Một ví dụ đơn giản
về tác dụng của tiêu chuẩn hoá trong khâu tư vấn, tính toán và thiết kế các hệ thống
thiết bị cơ khí, có thể đơn giản và giảm bớt từ 10 đến 15% khối lượng công việc do
sử dụng các chi tiết và cụm chi tiết được tiêu chuẩn, được thống nhất. Trong công
nghiệp cơ khí chế tạo, quá trình lắp ráp và đặc biệt việc thay thế sửa chữa các phụ
tùng cơ khí đòi hỏi sử dụng tiêu chuẩn, không thể thiếu tiêu chuẩn và thực hiện công
tác tiêu chuẩn hoá khá cao, mang lại hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy các nước Đông
Nam Á đều đặt ra mức độ tiêu chuẩn xây dựng hài hòa cao giữa các tiêu chuẩn quốc
gia trong lĩnh vực cơ khí với các tiêu chuẩn quốc tế.
1.3.2. Kinh nghiệm của Công ty đóng tàu TSU (Nhật Bản)
Bộ phận tiêu chuẩn hóa được xây dựng nằm trong Phòng quản lý chất lượng của
công ty. Chính sách về tiêu chuẩn hóa trong công ty là “vừa xây dựng vừa áp dụng
nhưng thiên về xây dựng nhiều hơn”.
Áp dụng các bộ tiêu chuẩn JIS mà TSU áp dụng vào khoảng 150 bộ tiêu chuẩn bao
gồm cho các phần: máy tàu, vỏ tàu và điện tàu1. Trong các bộ tiêu chuẩn công ty
đóng tàu TSU đã xây dựng được trong giai đoạn 2005-12/2010:2 Số tiêu chuẩn xây
dựng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế chiếm tỷ lệ khá cao, 90% tiêu chuẩn quản lý
đóng tàu và 80% tiêu chuẩn quy trình trình đóng tàu hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
Công ty TSU không chủ động xây dựng các bộ tiêu chuẩn để gia công chi tiết (tiêu
chuẩn sản phẩm) mà công ty áp dụng các bộ tiêu chuẩn của quốc gia và tiêu chuẩn
của một số nước khác như Mỹ, Anh, Đức, Na Uy,
1.3.3. Kinh nghiệm của Công ty đóng tàu COSCO (Trung Quốc)
Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia, công ty đóng
tàu COSCO đã áp dụng 100 bộ tiêu chuẩn GB (GB là các bộ tiêu chuẩn do Trung
Quốc xây dựng)3 chủ yếu cho bộ phận vỏ tàu, máy tàu.
Trong các bộ tiêu chuẩn công ty đóng tàu COSCO đã xây dựng được trong giai
đoạn 2006-12/20114: Số tiêu chuẩn xây dựng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế chiếm tỷ
lệ trung bình 62,5% tiêu chuẩn quản lý đóng tàu và 50% tiêu chuẩn quy trình đóng
tàu hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế. Công ty COSCO cũng đã chủ động xây dựng các
1
Tiêu chuẩn JIS trong đóng tàu Nhật Bản.
2
Báo cáo hoạt động và sản xuất của công ty TSU năm 2010.
3 .
4
Báo cáo hoạt động và sản xuất của công ty COSCO năm 2012.
13
bộ tiêu chuẩn để gia công chi tiết (tiêu chuẩn sản phẩm) nhưng trong 27 tiêu chuẩn
xây dựng được không có bộ tiêu chuẩn nào hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 0%.
1.3.4. Kinh nghiệm của Công ty đóng tàu Huyndai – Vinashin (Hàn Quốc –
Việt Nam)
Bộ phận làm công tác tiêu chuẩn hóa đã được biên chế vào Phòng quản lý chất
lượng của công ty. Chính sách tiêu chuẩn hóa của công ty là sử dụng các tiêu chuẩn
quốc tế, khu vực, ít sử dụng tiêu chuẩn quốc gia.
Trên cơ sở đó công ty đóng tàu HVS đã quán triệt và tận dụng tối đa đạo luật trên
để tiến hành áp dụng các bộ tiêu chuẩn công nghiệp KS vào hoạt động đóng tàu của
mình. Cho tới nay công ty đóng tàu HVS đã áp dụng 120 bộ tiêu chuẩn công nghiệp
Hàn quốc vào đóng tàu, các bộ tiêu chuẩn chủ yếu là cho phần vỏ, máy, điện của tàu
thủy.
Trong các bộ tiêu chuẩn công ty đóng tàu HVS đã xây dựng được trong giai đoạn
2006-6/20115: Số tiêu chuẩn xây dựng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế chiếm tỷ lệ khá
cao, 90% tiêu chuẩn quản lý đóng tàu và 93% tiêu chuẩn quy trình đóng tàu hài hòa
với tiêu chuẩn quốc tế.
Công ty HVS chủ động xây dựng các bộ tiêu chuẩn để gia công chi tiết (tiêu chuẩn
sản phẩm) và có tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế khá cao 86,6%, ngoài ra công ty
áp dụng các bộ tiêu chuẩn của một số nước khác như Nhật, Mỹ, Anh, Đức, Na Uy
trong các công đoạn phục vụ đóng tàu.
1.3.5. Bài học rút ra từ học tập kinh nghiệm của một số công ty đóng tàu nước
ngoài về công tác tiêu chuẩn hóa
Kinh nghiệm từ các công ty đóng tàu nước ngoài, để phát triển ngành đóng tàu bền
vững, cần phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong đó Tổng công ty công nghiệp
tàu thủy Việt Nam coi công tác tiêu chuẩn hóa như là chính sách bắt buộc để phát
triển công ty, cụ thể: Hoàn thiện và phát triển tiêu chuẩn hóa của công ty; Thành lập
bộ phận tiêu chuẩn hóa dưới dạng phòng/ban phân cấp từ Tổng công ty đến các công
ty thành viên; Lãnh đạo các công ty phải có cam kết về chính sách tiêu chuẩn hóa
một cách nghiêm túc và chịu trách nhiệm với những chính sách của mình với ngành;
Học tập phương pháp và cách thức tổ chức xây dựng tiêu chuẩn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN HÓA CỦA CÁC
CÔNG TY ĐÓNG TÀU VIỆT NAM
2.1. Khái quát ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu về sự phát triển trong các công ty đóng tàu
Hiện nay cả nước có khoảng 100 công ty đóng, sửa chữa tàu, trong đó có gần 30
công ty đang hoạt động tốt. Đồng thời, bước đầu hình thành một số cơ sở công
nghiệp phụ trợ và các trường đào tạo nghề trên phạm vi cả nước. Một số sản phẩm
của các công ty đã được các bạn hàng quốc tế chấp nhận về chất lượng sản phẩm, giá
thành.
5
Báo cáo hoạt động và sản xuất của công ty HSV năm 2011.
14
2.1.2. Những vấn đề tồn tại đối với các công ty đóng tàu
Thứ nhất, các công ty còn thiếu tầm nhìn chiến lược và chương trình hành động cụ
thể hướng đến phát triển ngành công nghiệp đóng tàu phù hợp với diễn biến phát
triển mang tính chu kỳ của ngành công nghiệp đóng tàu thế giới.
Thứ hai, hầu hết các công trình nâng hạ thủy của các công ty đóng tàu trong nước
đều phục vụ cho đóng mới. Hiệu quả sử dụng hạ tầng còn thấp; đầu tư dàn trải, trang
thiết bị chưa đồng bộ. Hiệu quả quản trị và ứng dụng IT để quản trị hệ thống (thiết kế
- sản xuất - tài chính) còn thấp, chưa đảm bảo được quản trị chi phí và giao tàu đúng
hạn.
Thứ ba, năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) còn yếu; đầu tư cho R&D hầu
như không đáng kể; kỹ năng và đội ngũ nhân lực chưa được tăng cường theo kịp yêu
cầu phát triển của ngành.
Thứ tư, nhiều công ty đầu tư chưa hoàn thiện, đầu tư chắp vá, quá nhiều giai đoạn,
ít có công ty đóng tàu đạt chuẩn quốc tế.
Thứ năm, năng lực quản lý và tổ chức sản xuất sản xuất chưa phân định rõ ràng
cho từng công ty nên hoạt động này chồng chéo, thiếu khoa học làm ảnh hưởng tới
chất lượng và tiến độ đóng tàu.
Cuối cùng, công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển tự phát, thiếu đồng bộ, phụ
thuộc quá lớn vào các nhà sản xuất vật tư thiết bị tại Trung Quốc và các nước Châu Á
khác cũng như tại Châu Âu.
2.1.3. Đặc điểm của các công ty đóng tàu ảnh hưởng tới công tác tiêu chuẩn hóa
2.1.3.1. Sản phẩm và thị trường
Ngành đóng tàu thường được xem là ngành quan trọng chiến lược ở các nước đang
phát triển. Lợi thế của ngành thường giảm khi nền kinh tế phát triển, chính điều này
đã dẫn đến vị trí nước đứng đầu sản lượng của thế giới (về sản lượng) luôn thay đổi.
Qua quy luật đó ngành đóng tàu của Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Theo đồ thị
hình 2.1.2, năm 2015 Việt Nam chiếm 10% thị phần đóng tàu thế giới, điều đó cho
thấy sản phẩm và thị trường đóng tàu có triển vọng và ngành đóng tàu phải tạo thế
mạnh để cạnh tranh với các nước có ngành đóng tàu phát triển đồng thời cần áp dụng
cải tiến đổi mới khoa học kỹ thuật, tăng cường với hoạt động xây dựng và áp dụng
tiêu chuẩn vào hoạt động sản xuất.
15
(Nguồn: Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright)
Hình 2.1.2. Thị phần đóng tàu thế giới
2.1.3.2. Quy trình đóng tàu
Qui trình đóng tàu thường được chia làm nhiều công đoạn công nghệ khác nhau,
mỗi công đoạn công nghệ lại có thể chia làm nhiều nguyên công. Qui trình chế tạo
được miêu tả khái quát trong hình 2.2 và được chia thành các công đoạn chính sau:
(Nguồn: Tổng hợp dựa trên qui trình đóng tàu từ các công ty đóng tàu khảo sát)
Hình 2.2. Quy trình đóng tàu
2.1.3.3. Công nghệ và trình độ công nghệ của các công ty đóng tàu
Bảng 2.2 dưới đây mô tả và xếp loại trình độ công nghệ các công ty đóng tàu khảo
sát, trong đó không có công ty nào có trình độ công nghệ hiện đại, 9 công ty có trình
độ công nghệ trung bình và trung bình tiên tiến.
Bảng 2.2. Đánh giá trình độ công nghệ của các công ty đóng tàu
Trình độ công nghệ Tên công ty
Công nghệ lạc hậu Các công ty đóng tàu Thịnh Long; Hải Long; Sài Gòn
Công nghệ trung bình Các công ty đóng tàu Phà Rừng; Shipmarin; Cam Ranh; Nha Trang
Công nghệ trung bình Các công ty đóng tàu Bạch Đằng; Hạ
16
tiên tiến Long; Sông Cấm; Nam Triệu; Ba Son
Công nghệ hiện đại Chưa có công ty nào
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ điều tra khảo sát)
2.1.3.4. Quy trình tổ chức sản xuất đóng tàu
Từ quy trình đóng tàu nêu trên, để điều hành sản xuất, hiện tại các công ty đóng
tàu đang áp dụng phương pháp tổ chức quản lý sản xuất theo chức năng và sản phẩm.
2.2. Công tác tiêu chuẩn hóa trong các công ty đóng tàu Việt Nam
2.2.1. Hệ thống tiêu chuẩn trong các công ty đóng tàu
Cấp, loại tiêu chuẩn hiện có của các công ty đã được xác định, bao gồm: Tiêu
chuẩn công ty, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó
cấp tiêu chuẩn công ty có nhu cầu xây dựng lớn so với các cấp tiêu chuẩn khác, điều
đó cho thấy nhu cầu áp dụng tiêu chuẩn công ty vào sản xuất là rất lớn và cần thiết
cho mỗi công ty đóng tàu.
Kết quả đánh giá cho thấy đa số công tác tiêu chuẩn hóa tại các công ty trên mới
dừng lại ở cấp độ II và III, như vậy nhiệm vụ hướng tới của các công ty đóng tàu là
đạt cấp độ IV.
2.2.2. Tình hình thực hiện các nội dung chủ yếu của công tác tiêu chuẩn hóa ở
các công ty đóng tàu Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình xây dựng tiêu chuẩn tại các công ty đóng tàu
i) Các loại tiêu chuẩn do công ty xây dựng và công bố: Qua kết quả điều tra, tác
giả đã xác định được 8 loại tiêu chuẩn công ty cần xây dựng để áp dụng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh , trong đó nhu cầu về tiêu chuẩn quy trình sản xuất là lớn
nhất, chiếm 91,7% và tiếp theo là tiêu chuẩn về nơi làm việc chiếm 75%.
Đồng thời, kết quả điều tra cũng cho thấy trong 8 lĩnh vực liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của các công ty đóng tàu, đối tượng cần tiêu chuẩn hóa nhiều
nhất là lĩnh vực sản xuất (chiếm 100%), nghĩa là nhu cầu về các tiêu chuẩn phục vụ
cho hoạt động đóng tàu của các công ty là rất lớn vì các tiêu chuẩn hiện có đã lạc hậu,
không phù hợp với công nghệ và còn thiếu, do đó đã không đáp ứng được năng lực
đóng tàu xuất khẩu.
Về việc công bố các tiêu chuẩn các công ty đóng tàu thực hiện còn chưa tốt do tính
chất tự nguyện, hiện nay nhiều công ty đóng tàu bỏ qua việc công bố tiêu chuẩn áp
dụng cho sản phẩm của mình.
ii) Quá trình xây dựng tiêu chuẩn: Kết quả phân tích cho thấy trong thời gian
qua, do hoạt động xây dựng tiêu chuẩn tại các công ty đóng tàu còn chậm, chưa được
thực hiện tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, các tiêu chuẩn khi được công bố
còn nhiều hạn chế.
iii) Kinh phí xây dựng tiêu chuẩn: Theo khảo sát, kinh phí dành cho xây dựng
tiêu chuẩn còn bị hạn chế. Một phần do lãnh đạo công ty chưa quan tâm. Hơn nữa,
trong trường hợp được đồng thuận của lãnh đạo thì không có nguồn đầu tư. Cụ thể,
trong những năm gần đây, chi phí trung bình để xây dựng một tiêu chuẩn là khoảng 6
triệu đồng, chỉ đủ chi cho việc biên dịch tài liệu và cho một số cuộc họp của các
17
thành viên ban soạn thảo và hội đồng nghiệm thu. Tuy nhiên, trên thực tế chi phí cho
xây dựng một bộ tiêu chuẩn để đạt được sự tương thích cần thiết giữa các quy định,
tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khác nhau đòi hỏi chi phí rất lớn.
iv) Những khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn: Đánh giá
về các khó khăn của các công ty đóng tàu trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, 91,6%
ý kiến cho rằng đó là thách thức về tài chính, 75% thách thức về nhận thức về tiêu
chuẩn hóa, 73,3% thách thức về nhân lực và 74,1% thách thức về công nghệ lạc hậu
của công ty. Thách thức về nhận thức về tiêu chuẩn hóa lớn hơn thách thức do công
nghệ lạc hậu vì để thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hóa của công ty, điều kiện đầu tiên
cần có là sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo công ty.
2.2.2.2. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn tại các công ty đóng tàu
i) Áp dụng tiêu chuẩn do công ty xây dựng: Các công ty bước đầu triển khai áp
dụng chủ yếu là tiêu chuẩn quá trình đóng tàu, nhưng còn nhiều bất cập vì để phát
huy hết hiệu quả thì còn nhiều yếu tố liên quan khác như trình độ công nghệ, sự quan
tâm của lãnh đạo.
ii) Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam: Hiện các công ty đóng tàu vẫn áp dụng các bộ
tiêu chuẩn đóng tàu do Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành nhưng đối chiếu với
những yêu cầu của phát triển ngành đóng tàu trong nước và hội nhập kinh tế thế giới,
các tiêu chuẩn đóng tàu còn hạn chế về số lượng. Nguyên nhân chính là do chưa thấy
được lợi ích, hoặc không đồng ý với nội dung tiêu chuẩn, nhiều doanh nghiệp thuộc
ngành đóng tàu chưa tham gia tích cực vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn dẫn đến
chưa kịp hoặc không có khả năng thay đổi công nghệ, trang thiết bị một cách thích
hợp, thiếu kinh phí, thiếu đội ngũ chuyên môn, ít thông tin kiến thức về tiêu chuẩn
hóa để xây dựng tiêu chuẩn cho hàng hóa của doanh nghiệp mình. Đây là điểm cần
đến sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn và
có sự phối hợp với Nhà nước chặt chẽ hơn trong việc xây dựng thêm các tiêu chuẩn
Việt Nam.
iii) Tiêu chuẩn quốc tế/khu vực: Các tiêu chuẩn quốc tế/khu vực được áp dụng
hiện nay: Đối với việc thiết kế chế tạo thi công các thiết bị trên boong tàu, điện tàu
90% các công ty đóng tàu sử dụng bộ tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản và DIN của Đức;
đối với quản lý điều hành khoảng 95% các công ty đóng tàu áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và áp dụng hệ thống quản lý môi trường
ISO 14000 [74]. Tuy nhiên, khi áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài, các công ty đóng
tàu gặp khó khăn về trình độ công nghệ cũng như năng lực công nghệ.
2.2.2.3. Tình hình thực hiện hoạt động đánh giá sự phù hợp tại các công ty đóng tàu
Quy định này thường được thực hiện tốt đối với các tàu xuất khẩu. Tuy nhiên, đối
với các tàu được đóng phục vụ nhu cầu trong nước, hiện nay việc thực hiện quy định
này còn chưa tốt, một phần do ý thức trách nhiệm của cơ quan Đăng kiểm một phần
do ý thức của cán bộ thực hiện xây dựng quy trình [36].
2.2.2.4. Tình hình thực hiện thông tin tiêu chuẩn tại các công ty đóng tàu
Để các tiêu chuẩn thực sự được triển khai trong thực tế, các công ty đóng tàu cần
đẩy mạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_lethikimchi_tt_7335_1854527.pdf