Nếu nhưNgô Tất Tốcó thể được coi là “nhà văn của nông dân” thì trước hết vì ông có Việc
làng.Qua Việc làng, bức tranh xám màu vềnông thôn Việt Nam cứhiện dần một cách rõ nét, làm nên
gam màu chủ đạo xám ngoét trong bức tranh ấy chính là những hủtục lạc hậu. Và nạn nhân trực tiếp
của những hủtục ấy không ai khác chính là những người nông dân tối tăm, nghèo khổ.
Viết vềnông thôn, Trần Tiêu, Tô Hoài, Bùi Hiển đều có thểcoi là những cây bút tiểu thuyết
phong tục tập quán sắc sảo. Tuy nhiên các hướng tiếp cận hiện thực của các nhà văn này còn hạn chế
vềtầmkhái quát xã hội. Ngô Tất Tốkhông thuộc hướng viết đó, Việc làngvà Tập án cái đình là một
hiện tượng đột xuất. Khơi nguồn cảm hứng từnền văn hoá lâu đời của Việt Nam – Văn hoá đình làng, nhưng Ngô Tất Tốnhìn nông thôn ởgóc độkhác: góc độcủa những hủtục. Bằng vốn hiểu biết vềvăn hoá phong tục người Việt phong phú, bằng cái nhìn sắc bén đối với sựviệc, hiện tượng, ông đã thểhiện gánh nặng tinh thần của người dân quê trước lệlàng đồng thời vạch ra bản chất những hủtục chốn đình trung: tất cảchỉlà những trò lừa bịp! Còn người dân quê lại ngây thơcung kính thực hiện những tục lệ đó một cách chân thành. Đó là cảnh chuẩn bị đám ma cụThượng, cảnh một đám vào ngôi của thằng con bác CảMão, lễthượng điền, hạ điền, lễ đuổi đánh thành hoàng, cuộc thi giết lợn
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3075 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đề tài nông thôn trong phóng sự Văn học Việt Nam 1930 – 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ tục …vẫn tồn tại bởi cường hào ác bá vẫn muốn duy trì để
mưu lợi cá nhân.
2.2. Cảm hứng, tư tưởng trong các tác phẩm phóng sự
Những ống kính sắc sảo của các nhà phóng sự viết về nông thôn Việt Nam 1930 – 1945 được
vận hành bởi một nhiệt thành, tâm huyết cao độ đã cho thấy cái nhìn, tư tưởng, tình cảm của các nhà
phóng sự đương thời. Chủ đề xã hội, chủ đề con người đã có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Qua con
người, ta thấy xã hội và ngược lại thực trạng xã hội cho thấy những vấn đề nhân sinh còn tồn tại trong
nó.
Ngô Tất Tố, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đổng Chi, Phi Vân… đều biết bám vào đáy
sâu nhất của xã hội để khám phá, phản ánh và sáng tạo. Họ đã khám phá ra hai vấn nạn cơ bản của
nông thôn thời thuộc Pháp là những hủ tục và tệ nạn xã hội. Từ những tầng phức tạp còn bị khuất lấp
này, họ nhận xét, đánh giá và thể hiện sự tìm tòi tư tưởng. Lập trường tư tưởng tiến bộ, cảm quan nhạy
bén, hiểu biết hiện thực sâu sắc, tất cả là điều kiện để các nhà phóng sự đã phát hiện được những vấn
đề mới để phân tích lý giải đúng đắn, đánh giá khoa học theo chiều hướng nhân đạo, từ đó có thể đưa
ra giải pháp nhằm cải tạo xã hội và xây dựng nhân cách con người
2.2.1.Thẳng thắn vạch trần, tố cáo và phê phán
Nhìn thẳng, nói mạnh và chính xác, những phóng sự viết về nông thôn Việt Nam 1930 – 1945 đều
là những cái tát trực diện dành cho giai cấp thống trị đang cố tình bưng bít, che dấu những sự thật tội
ác ở nông thôn. Xuất phát từ nỗi đau và sự bất bình trước hiện thực xã hội, Ngô Tất Tố, Trọng Lang,
Vũ Trọng Phụng, Phi Vân, Nguyễn Đổng Chi …đều tỏ ra hết sức thông minh khi lựa chọn thể phóng
sự để phản ánh. Sự tôn trọng hiện thực của thể loại này có giá trị thuyết phục cao. Hiện thực cuộc sống
nông thôn được họ phanh phui, lộn trái.
Trước hết, các nhà phóng sự tập trung tố cáo những hủ tục đồi bại. Hủ tục như một gánh nặng đè
lên đời sống của người nông dân và các nhà phóng sự đang đặt vấn đề gấp rút cải tạo bộ mặt của cái
làng phong kiến Việt Nam. Tiêu biểu nhất là phóng sự Việc làng và Tập án cái đình của Ngô Tất Tố.
Những sinh hoạt đình làng, những phong tục tập quán, thuần phong mĩ tục lâu nay được phủ lớp sơn
hào nhoáng kia thực sự là những luật lệ, nghi lễ cổ hủ, lạc hậu, được duy trì như một phương tiện, công
cụ thống trị của giai cấp thống trị. Không dừng lại những hiện tượng tiêu cực trên bề mặt như Làm dân
của Trọng Lang, mà thông qua việc miêu tả nạn xôi thịt ở chốn đình trung, Ngô Tất Tố đã tố cáo gay
gắt bọn cường hào lý dịch lợi dụng hủ tục để bóc lột nông dân. Đó là cái lý do chủ yếu cắt nghĩa tại sao
những hủ tục vẫn tồn tại đời này qua đời khác “như một vị thần thiêng”.
Kết luận khách quan tiến bộ toát ra từ tác phẩm của Ngô Tất Tố là phải gấp rút giải phóng người
nông dân ra khỏi chế độ thực dân phong kiến cũng như ý thức hệ phong kiến. Đọc các phóng sự viết
về nông thôn giai đoạn này, người đọc thấy một xã hội ngột ngạt, đời sống con người khốn khổ, tính
mạng thật rẻ rúng. Và vì thế dấy lên trong lòng người đọc một thái độ căm phẫn mãnh liệt, một cảm
giác muốn quẫy đạp, tung phá những sợi dây hủ tục đang riết chặt cuộc sống của người nông dân.
Bên cạnh tố cáo những hủ tục đồi bại, các phóng sự còn lên tiếng tố cáo những thủ đoạn bóc
lột của bọn quan lại hào cường với những thủ đoạn bóc lột như phù thu ăn chặn, sưu cao thuế nặng,
tham nhũng cường quyền. Nếu như Việc làng đã thu hút người đọc bằng khả năng lý giải vấn đề một
cách sâu sắc, bằng óc quan sát và nghệ thuật miêu tả tinh tế cũa một nhà văn sống lâu đời với nông
thôn để từ đó lên án chính sách ngu dân, tố cáo chủ nghĩa phục cổ lạc hậu và những thủ đoạn bóc lột
của bọn cường hào lý dịch, thì Túp lều nát lại là một đòn đánh mạnh, trực diện phanh phui bản chất
xấu xa của bọn cường hào. Nhà văn xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực Nguyễn Trần Ai có vẻ róng riết
hơn, cụ thể hơn Ngô Tất Tố khi chỉ ra nỗi nhục của người dân bản xứ qua gương mặt và hành vi của
những kẻ đại diện.
Ngay từ bài Tựa của Túp lều nát, tác giả Nguyễn Trần Ai đã đưa ra những con số có sức tố cáo
mạnh mẽ các nhũng tệ của tổng lý, hào cường trong thời gian một năm “dối quan, lừa dân, ăn dân,
hiếp dân và bức dân đến chết”. Từ những con số biết nói ấy, tác giả ví cái làng Việt Nam và rộng hơn
là cả xã hội Việt Nam đương thời như một túp lều đang bị những con mọt đục khoét đã đến ngày mục
nát, cần phải nhanh chóng có sự đổi thay. Tác giả cảnh báo rằng: “có một túp lều sắp đổ!”. Bằng ngòi
bút phóng sự sắc sảo, Nguyễn Trần Ai đã dựng lại chân dung đa diện và bộ mặt thật của đám quan lại
trong từng thôn xã với tất cả mọi mánh khoé ranh ma, quỉ quyệt, từ những thủ đoạn bóp nặn tinh vi
như phù thu, lạm bổ, tăng khống diện tích canh tác, và đánh đồng các loại ruộng để thu thuế, bán thuế
non, tính gian sổ sách, bức xiết đồ đạc, cướp vợ, vu oan giá hoạ… thực chất là những kiểu cướp giật
bằng mọi cách, đến việc cho vợ đóng giả đủ hạng người ăn mày, đội tên những người dân trong sổ
đinh của làng để đi lĩnh chẩn, những câu chuyện tranh chức Lý trưởng, làm phiếu bầu có đánh dấu sẵn,
đến những việc hèn hạ như những kẻ đại diện cho xã hội An Nam này tranh vồ nhau những đồ phế thải
của một viên quan người Pháp sắp đi nhận chức nơi khác….“Chúng biến luật pháp thành những “võ sĩ
què hết cả tay chân” và công lý thành “một cố lão mù tịt””. Toàn bộ Túp lều nát là bức tranh tổng thể
của nông thôn Trung Bộ mà mỗi tác phẩm là một lát cắt tiêu biểu. Nguyễn Trần Ai rất thẳng thắn và
tinh tường khi vạch ra cho độc giả thấy, đằng sau đám sâu mọt và cả cái chế độ mục nát ấy là hình
bóng của các ông Tây thực dân. Mặc dầu quốn phóng sự chỉ dừng lại yêu cầu cải cách đối với hiện
thực xã hội đương thời nhằm thức tỉnh những người có lương tri, báo động về sự vô hiệu lực của hệ
thống pháp luật của một thể chế có đến hai nhà nước cai trị, nhưng hiện thực khách quan gay gắt được
phản ánh trong các thiên phóng sự đó cũng đòi hỏi nhanh chóng phải có một sự thay đổi lớn.
Giá trị tố cáo sâu sắc của các phóng sự giai đoạn này còn thể hiện ở việc thẳng thắn vạch trần và
phê phán những hiện tượng tiêu cực trong tư tưởng và tâm lý của những người nông dân như mê
tín dị đoan, tâm lý hiếu danh…
Với vốn hiểu biết văn hoá sâu sắc uyên thâm, các cây bút phóng sự hiểu tận chân tơ kẽ tóc tâm lý
mê tín, dễ bị tác động của nông dân. Mặc dầu tỏ ra cảm thông cho những người nông dân cùng đường
không biết làm gì để kiếm sống, nhưng Phi Vân tỏ ra rất nghiêm khắc khi phê phán nạn mê tín dị đoan
trong Châu Xương cử Thanh Long đao và Ông tướng thầy Ba. Tác giả cũng cảnh báo về một tương lai
không xa, những kẻ lợi dụng sự mê tín của dân sẽ lộ rõ chân tướng. Ngô Tất Tố thì phê phán khá mạnh
nạn mê tín dị đoan trong Nén nhang sau khi chết. Ông chỉ ra những hậu quả thảm thương của nạn mê
tín nhằm cảnh tỉnh những người nông dân hãy tỉnh ngộ mà bước ra cái vòng luẩn quẩn: dốt nát, nghèo
đói va mu muội. Tác giả vạch ra âm mưu của kẻ thù là đánh mạnh vào nền văn hoá, đặc biệt là chúng
chỉa thẳng mũi súng vào tầng lớp nông dân - những người vốn ít hiểu biết, dễ bị tác động, rồi mượn tay
các thế lực phong kiến cố tình duy trì các hủ tục để dân tin, sùng bái, rồi chìm dần vào lạc hậu, mê tín
hư danh, kèn cựa nhau…từ đó, chúng dễ bề bòn rút.
Bên cạnh nạn mê tín dị đoan là tâm lý hiếu danh, tư tưởng xôi thịt ở chốn đình trung. Nếu Tắt đèn
tập trung ca ngợi bản chất tốt đẹp của người nông dân thì với Việc làng, Ngô Tất Tố lại chế giễu và phê
phán kịch liệt những tấm lý tiêu cực đó. Ông tỏ ra là ngòi bút hiện thực tỉnh táo khi vạch ra và tố cáo
chính sách ngu dân của giai cấp phong kiến, chủ trương duy trì những hư danh ngôi thứ ở chốn nông
thôn. Nó làm cho một số người lao vào tranh cướp nhau một chỗ ngồi ở chốn đình trung lấy đó làm lẽ
sống cao nhất và tất cả đều quên mất một sự thật đau đớn: mình vẫn là thân nô lệ! Nô lệ này cưỡi lên
đầu nô lệ khác mà sống. Kết quả của việc chạy theo hư danh, ngôi thứ là sự lục đục, chia rẽ ở nông
thôn, trở thành lực lượng mù quáng, dễ dàng bị bọn thống trị thâm độc lợi dụng. Bọn lý dịch hùa nhau
ăn hiếp cánh áo ngắn nhưng lại chia ra năm bè bảy cánh kình địch nhau, có khi đâm chém nhau vì một
“chức tiên chỉ” (Cái án ông cụ). Đến cả những “môn đồ của Khổng tử” trong hội tư văn, phần lớn là
bậc khoa hoạn “mặc áo thụng lam, đội mũ nhiễu hoa bạc” mà cũng đánh nhau chí tử vì một chiếc lăm
lợn, gây nên một tấn bi hài kịch ở khu văn chỉ. “Cái gì thế nhỉ? Cớ sao người ta lại bận lễ phục để đi
đánh nhau? Hay là ở đây là cửa Khổng sân Trình cho nên dù là đánh nhau, cũng phải giữ lễ!” (Một
chiếc lăm lợn). Trong một xã hội người bóc lột người, ý thức hệ của giai cấp thống trị là ý thức hệ
thống trị. Các bậc đàn anh trong làng hiếu danh, ham chức tước bổng lộc như thế thì lẽ tất nhiên một số
nông dân sẽ có cái tâm lý “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, “một miếng thịt làng bằng một
sàng mua”. Điều đó là một qui luật không tránh khỏi. Ngô Tất Tố mỉa mai sâu cay những người bán cả
gia tài, cho vợ đi ở vú để lấy tiền mua một chức lý cựu! (Góc chiếu giữa đình). Mỉa mai những kẻ vì
hiếu danh mà nâng niu một con gà thờ với tất cả lễ nghi thành kính, lấy làm mãn nguyện vì đã chăm
sóc tôn kính khi “người” bị “thương thực” hơn là lo lắng cho bà mẹ mình bị ốm nặng (Con gà thờ).
Sức tố cáo của các phóng sự giai đoạn này được bật ra từng câu chữ, từng chi tiết của chuyện. Mỗi
người nông dân như đều đang rên xiết vì những thủ đoạn thống trị đê tiện và thâm độc đến mức không
thể chịu đựng được nữa. Toàn cảnh xã hội nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ là hàng loạt những thảm
kịch, những chân dung bất hạnh. Tất cả chính là lời lay tỉnh sâu sắc, mạnh mẽ hãy đừng là nô lệ của hủ
tục, đừng rơi vào âm mưu của kẻ thù. Mỗi phóng sự là mỗi lời tố cáo thẳng thắn, gay gắt. Thậm chí
còn manh nha lời kêu gọi đứng lên chống lại áp bức cường quyền, kêu gọi phản kháng lại sự bóc lột
tàn nhẫn, thâm độc. Những thông điệp đó vốn rất cần trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.
Trong lúc này, thực dân Pháp đang cố kìm hãm dân ta trong ngu dốt lạc hậu, lo phục hồi những tục
lệ cổ hủ mà quyên nhiệm vụ cứu nước, và không ít văn nghệ si đã sa vào âm mưu thâm độc ấy. Đặt
những thiên phóng sự trong bối cảnh ra đời của nó, mới thấy sâu sắc và thấm thía hơn lúc nào hết lòng
dũng cảm, tình yêu đất nước, trách nhiệm và bản lĩnh nghề nghiệp của những nhà văn - những cây bút
phóng sự.
2.2.2. Niềm thương cảm sâu sắc
Hành trình đi tìm tòi và khám phá sự thật, săn lùng cái ác, cái xấu để phơi bày, tố cáo của các nhà
phóng sự chính là dấu hiệu của chủ nghĩa nhân đạo. Tư tưởng nhân đạo của các nhà phóng sự không
chỉ thể hiện ở nhiệt tình phê phán, tố cáo cái ác mà còn ở việc thể hiện lòng trắc ẩn, nỗi cảm thông
bênh vực những người nông dân. Đó là những người bị tha hoá, biến chất một cách thảm hại, những
nạn nhân của những hủ tục lạc hậu, những số phận đói nghèo cùng quẫn…
Trước hết, người đọc dễ nhận ra nỗi cảm thông, thương xót cho những nạn nhân của xã hội
trong từng trang phóng sự. Các nhà phóng sự bức xúc, thẳng thắn vạch ra một sự thật bi đát về những
kiếp người. Với niềm đồng cảm sâu sắc, Ngô Tất Tố đã thấy được tất cả những nỗi nhọc nhằn, phiền
phức của những người nông dân sau luỹ tre làng. Mồ hôi nước mắt của họ không chỉ đổ xuống đồng
ruộng mà còn đổ cả ở chốn đình trung, nơi góc điếm sân đình. Phóng sự của ông chứa đựng những nỗi
buồn của một ngòi bút đầy chất nhân văn cao cả. Ngô Tất Tố phê phán cái tâm lý chạy theo hư danh
ngôi thứ nhưng không bao giờ xem đó là bản chất của nông dân. Nhà văn hiện thực rất sâu sắc khi thấy
rõ đó là những ảnh hưởng xấu tiêm nhiễm từ giai cấp thống trị. Ông xót xa cho những thảm kịch của
những người cung kính một cách ngây thơ trước hủ tục.
Chua xót trước hiện thực, nhà phóng sự Nguyễn Trần Ai đau đớn vẽ nên cuộc sống mênh mông
nỗi khổ nhục, oan ức trong suốt 13 chương khiến người đọc xót xa. Với chương Những người thay mặt
cho công chúng, tác giả đã có dịp để bày tỏ cảm xúc, tâm trạng của mình.
Người nhà quê nọ mới thuật qua loa vài câu chuyện đủ làm cho tôi rùng mình. Thật là một
trang thảm sử. Mỗi một lời nói là một dòng nước mắt, khiến cho bay giờ cầm bút chép lại
câu chuyện này, lòng tôi vẫn còn hồi hộp và bàn tay không điều khiển nổi ngòi bút, vẫn còn
run run như cầy sấy. Thì ra ở đây, ở chính dưới ách bọn tổng lý, luật pháp là một nhà võ sĩ
què hết cả tay chân, mà công lý là một cố lão mù tịt. [4, tr.100]
Hoặc trong Loài động vật ngắn cổ, Nguyễn Trần Ai cũng phải thốt lên lời cảm thương khi nghe
chắt Ch. kể lại tội phù thu lạm bổ của bọn quan lại:
Những lời nói tủi nhục của bác nhà quê gieo vào óc tôi một cảm tưởng nặng nề. Tôi thấy
dân quê như những khối căm hờn oan ức mà lì mặt. Tự nhiên tôi thấy nóng bừng cả người.
Sau cái màn xanh của làng xóm bao bọc bởi những luỹ tre đen đặc rậm rì thì ra không phải
là một cuộc sống êm ả mà đang chất chứa biết bao nhiêu nỗi hàm oan, những cơn giận
đáng thương xót và đáng ngạc nhiên. [4, tr.22-23]
Với niềm thương cảm như Ngô Tất Tố và Nguyễn Trần Ai, Vũ Trọng Phụng nhìn những người
nông dân hiền lành, thật thà cứ trượt dài trên con đường nhơ nhuốc, ông cũng nặng lòng xót xa : “Điều
cần thiết của tôi là muốn cho cái Đũi trở lại với tính tình trong sạch của cô gái quê ngây thơ” [62,
tr.136]. Vũ Trọng Phụng truy tìm nguyên nhân khiến cho đoàn người rời bỏ thôn quê tìm đến chốn đế
đô: “Họ đến là vì tại những thôn quê họ không làm gì cho đủ mỗi ngày hai bữa. Kinh thành đã cất
tiếng gọi họ… rất bỡ ngỡ, bị bỏ lạc giữa một phố…Rồi người nhà quê thấy nhọc. Nhưng vì lẽ gì mà
người nhà quê dừng bước? Muốn nằm nghỉ cũng không được, vì người nhà quê phải trả tiền cả sự
nghỉ ngơi nữa.” [62, tr.145]. Được một lời mời hỏi nhân đức: “Có muốn kiếm công ăn việc làm
không?”, như chết đuối vớ phải cọc: “Người nhà quê sung sướng lắm, vì đó là lần đầu người nhà quê
thấy một người tỉnh thèm nói với mình.”[62, tr.145] Khát khao được giao cảm với xã hội thượng lưu
thật tội nghiệp và đáng thương. Hiện thực xót xa đã đánh mạnh vào tâm trí nhà văn họ Vũ, bật thành
nỗi thương cảm, thành lời than hết sức cảm động: “những câu chuyện ấy thật là lạ lùng, thật là không
ai dám tưởng là có thật được, thật là nhơ bẩn, thật là chướng tai” [62, tr.162]
Mặc dù có đôi chỗ ông tỏ ra khinh miệt, nhưng bao trùm lên tất cả tình thương của ông đối với lớp
người sa chân lỡ bước và thái độ dứt khoát đứng về phía những nạn nhân: “còn xa tôi mới làm thầy
kiện cãi không công cho hạng người giàu có mà bắt đứa đi ở mua một hào chỉ thịt quay phải mua làm
hai bận. Còn xa tôi mới làm án cho một con sen bị đánh gần bỏ mạng…”[62, tr.136].
Nói như Nguyễn Đăng Mạnh trong Lời giới thiệu Kỹ nghệ lấy Tây, “Điều quan trọng nhất đối với
một cây bút hiện thực chủ nghĩa không phải là đi thực tế dài hay ngắn, được “tham quan” nhiều hay
ít. Điều quyết định là tấm lòng có nhập cuộc hay không, tâm huyết có để vào những điều mình tìm hiểu
và thuật kể hay không”. Tấm lòng nhập cuộc, tâm huyết của các nhà phóng sự đã trải dài trên từng
trang viết. Cái gốc tài năng của các nhà phóng sự viết về nông thôn như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,
Phi Vân, Nguyễn Đổng Chi, Tam Lang, Trọng Lang…xét đến cùng là ở tấm lòng đau đớn và đầy căm
phẫn của những con người ý thức được những bất công và nỗi nhục bị giày xéo. Những tấm lòng trắc
ẩn ấy chính là thứ đá nam châm có sức hút cực nhạy để bắt lấy rất nhanh những cảnh đời mà khó ai
nhìn thấy, tấm lòng ấy cũng chính là những sợi dây đàn, chỉ cần chạm khẽ là có thể rung lên muôn điệu
cảm thông, chia sẻ. Đó là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ các thiên phóng sự viết về người nông
dân trước cách mạng. Đó cũng chính là biểu hiện của lòng nhân đạo sâu sắc mà các nhà văn đã thể hiện
trong những “đứa con tinh thần” của mình.
Bên cạnh niềm cảm thông, thương xót là sự khơi gợi sức mạnh phản kháng để gióng lên hồi
chuông cảnh báo. Cũng xuất phát từ nỗi cảm thương sâu sắc, các nhà phóng sự đã trùm lên khung
truyện một không khí oi bức, ngột ngạt, các nhân vật bị dồn đến bức bối, tới mức phải nổ ra phản
kháng: Đó là tiếng rên oán hờn của cụ Thượng Lão Việt trong Việc làng: “Nhiều lúc tôi muốn hắt cái
gánh nặng ấy đi”. Đó là tiếng chửi cay nghiệt của người nông dân bị ăn chặn có sức mạnh thấm thía
đến xương tuỷ trong Túp lều nát:
Mả cha vạn họ nhà bay ! Cha con bay đi chém đầu cắt cổ choa (chúng tao) biết mấy năm
trời rồi. Trời ôi! Trời ở mô? Không phân thây cha con thằng Lý Tr ra trăm nghìn mảnh để
cho bay chừa cái thói phù thu lạm bổ đi. Sưu, sưu, thuế, thuế, vua thu có một phần thì bay
ăn hết của choa đến mười phần. Trời ôi ! Trời ở mô? [4, tr.17]
Tiếng chửi đanh thép, lời rên rỉ chứa chất phẫn nộ mang âm điệu bi thống đã ám ảnh, làm người
đọc sững sờ, day dứt. Đằng sau tiếng chửi ấy, lời than thở ấy, ta còn thấy sự vật vã của một lớp người
đang quằn quại đau đớn vì tuyệt vọng. Cách mở đầu đầy ấn tượng đó của hai tập phóng sự Túp lều nát
và Việc làng đã hé mở tình trạng bi đát của một số phận, một giai cấp. Phải có tấm lòng nhân đạo, cảm
thông thì mới có sự thấu hiểu sâu sắc đến như vậy.
Túp lều nát hấp dẫn người đọc ở chỗ, tác phẩm cho ta thấy tinh thần phản kháng mạnh mẽ của
người nông dân. Không như người nông dân trong tác phẩm của Ngô Tất Tố chỉ biết câm lặng trong sự
bóc lột tàn nhẫn, Nguyễn Trần Ai lại miêu tả họ như một lực lượng sẵn sàng đứng dậy đấu tranh chống
lại sự bất công và lừa gạt. “Con giun xéo lắm cũng quằn”, Tinh thần phản kháng ta cũng từng gặp
trong Đồng quê, khi chàng rể trói “bố vợ” kề dao hăm doạ là kết quả của sự lừa gạt, tức nước vỡ bờ,
nhưng dẫu sao cũng chỉ ở mức độ cảm tính, nhất thời. Quyết liệt nhất phải kể đến là thiên phóng sự
cuối cùng “Một thiên kết luận đẫm máu” trong Túp lều nát. Hình ảnh người nông dân phẫn uất, tuyệt
vọng, thấm thía tội ác của kẻ thù đã giết chết Viên chánh tổng rồi tự kết liễu đời mình là kết quả của sự
dồn nén, một kết cục tất yếu diễn ra, kiểu như Chí Phèo giết Bá Kiến vậy. Đó là sự vùng lên của con
người làm chủ giết chết con người nô lệ. Đó là cái chết ý thức được sự công bằng, về ước mong thay
đổi xã hội đã trở nên cấp bách. Tư tưởng nhân đạo và bút lực phi thường của Nguyễn Trần Ai đã có dịp
thể hiện ở những đoạn văn miêu tả tấn bi kịch tinh thần của người nông dân.
Phải có một nỗi “đau đớn lòng” sâu sắc từ “những điều trống thấy” thì các nhà phóng sự mới viết
nên được những bản cáo trạng đanh thép và đẫm nước mắt đến thế. Phi Vân, Nguyễn Đổng Chi, Vũ
Trọng Phụng, Trọng Lang, Ngô Tất Tố….đều am tường sâu sắc về cuộc sống phức tạp, cơ cực sau luỹ
tre, đều thương cảm đối với người nông dân bị giày vò, lũng đoạn. Không có lòng xót thương, không
có trái tim nhân hậu đồng cảm, họ không thể viết lên những cảnh tượng đau lòng như vậy. Khi đặt nỗi
cảm thông, lòng trắc ẩn, sự bênh vực của các nhà phóng sự dành cho những người nông dân, ta thấy tư
tưởng nhân đạo của các nhà phóng sự mang đậm tinh thần nhân đạo truyền thống, đó là lên án tội ác,
cường quyền, phanh phui bản chất bóc lột, bênh vực những kẻ khốn cùng, nghèo khổ.
Với nhãn quan hiện thực nhạy bén, những phóng sự viết về nông thôn đã phơi bày bản chất xấu xa
của một chế độ vừa thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Những thiên phóng sự ấy còn khẳng định
tư cách của những nhà văn dũng cảm đứng về phía những người nghèo khổ. Vì thế, nó có giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc, góp phần quan trọng vào sự bùng nổ và phát triển của thể loại
chủ lực này trong văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
2.2.3. Ca ngợi vẻ đẹp làng quê với những phong tục truyền thống
Bên cạnh cảm hứng chủ đạo là phê phán hiện thực, phóng sự viết về nông thôn Việt Nam 1930 -
1945 còn được viết lên bởi cảm hứng ngợi ca. Tiêu biểu nhất là tập phóng sự Đồng quê của Phi Vân.
Với cảm hứng ngợi ca, Phi Vân say sưa chọn những gam màu tươi sáng để vẽ nên bức tranh sông
nước Nam Bộ tươi đẹp và tràn trề nhựa sống. Thiên nhiên cảnh vật hiện lên qua lăng kính của nhà
phóng sự là một bức tranh êm đềm, trù phú: sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt, nhiều động
vật quí hiếm… Phải có tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương, có lòng tin yêu cuộc sống Phi Vân
mới cảm nhận được những nét đẹp đáng quí như vậy.
Không chỉ ngợi ca cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời, Phi Vân còn ngợi ca cuộc sống tinh thần
phóng phú của người nông dân Nam Bộ. Những phong tục tập quán đậm bản sắc dân tộc đã thể hiện
đời sống tinh thần giàu có của người dân nơi đây như những lễ cưới hỏi với những lễ nghi phức tạp,
cầu kì; những đêm hội hát; những đêm trăng chèo đò trên sông văng vẳng những câu hò dìu dặt…
Một điều lý thú là con người Nam Bộ hiện lên trong phóng sự Đồng quê với vẻ đẹp chân chất, phác
thực, hồn hậu như bao người nông dân trong cả nước, song người đọc không cảm thấy cảm giác nặng
nề, mệt mỏi của họ, dầu rằng cuộc sống vẫn còn quá nhiều đau thương. Họ vẫn lạc quan, tin yêu cuộc
sống. Nếu những người nông dân trong Việc làng cứ cung kính, ngây thơ trước hủ tục thì nông dân
Nam Bộ trong Đồng quê rạch ròi, dứt khoát, khi cần họ có thể vùng lên anh dũng đấu tranh chống áp
bức bóc lột, chống những bất công còn tồn tại. Tuân theo tục lệ là biểu hiện của thái độ thành kính với
tổ tiên, và quí trọng hiện tại nhưng trong Trao thân con khỉ mốc, thấy những tục lệ cưới hỏi quá cầu kì,
rườm rà chỉ để bắt bí nhau của nhà gái mà không có sự cảm thông, ngay tức khắc nhà trai có sự phản
kháng. Hoặc trong Cành tre cũ cặp giò xưa, nhận ra mình bị lừa dối, bóc lột, thằng Tư Rỗ vùng lên
trói ông Bá, đè lên ván, xách dao hăm doạ rồi dẫn vợ bỏ trốn…
Bức tranh cảnh vật, bức tranh phong tục đậm sắc màu văn hoá đều được Phi Vân tô điểm mang hồn
cốt của người dân Nam Bộ. Tất cả đều được ngợi ca say sưa với một tấm lòng yêu thương cuộc sống.
Khi hầu hết những phóng sự giai đoạn này hoặc là thi vị hoá cuộc sống. hoặc là nhìn hiện thực với
những gam màu đen tối thì Phi Vân vẫn phát hiện ở hiện thực những giá trị cuộc sống với tinh thần lạc
quan và niềm tin vững chãi. Phải chăng hiện thực đen tối quá làm Phi Vân bỗng có nhu cầu tha thiết
tìm đến những vẻ đẹp trong trẻo tinh khôi để cân bằng cuộc sống, để có điểm tựa, có niềm tin mà yêu
hơn, trân trọng hơn những giá trị cuộc sống mà đất trời ban tặng? hay sông nước quê hương đẹp quá,
đáng yêu quá đối với một tâm hồn tha thiết với quê hương làm Phi Vân không sao cưỡng lại ?
Được sống, được đắm mình trong thế giới cảnh vật êm đềm, tươi xanh của vùng đất Nam Bộ. Phi
Vân đã biết chắt lọc từng chữ để vẽ nên một bức tranh cảnh vật giàu sức ám ảnh, biết thanh lọc để
chưng cất nên những giá trị quí hiếm trong hiện thực còn quá nhiều đau thương.
Cùng với Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh, và sau đó là cả một thế hệ như Mai Văn Tạo, Trần Kim Trắc,
Nguyễn Quang Sáng, Trang Thế Hy….những trang văn của Phi Vân đã góp một vẻ độc đáo riêng vào
dòng chảy văn học Nam Bộ, và cùng với các dòng chảy khác hoà vào dòng trường giang văn học làm
cho nó ngày càng bề thế, phong phú đa dạng hơn.
2.2.4. Những hạn chế trong cái nhìn hiện thực
Phóng sự viết về nông thôn Việt Nam 1930 – 1945 đã đặt ra một vấn đề bức bách là làm sao để
chấm dứt những cảnh sống ngột thở vì hủ tục, áp bức, cường quyền? Các nhà phóng sự hăm hở, nóng
lòng đi tìm những giải pháp triệt để cởi trói cho người nông dân. Trăn trở, tâm huyết nhiều, nhưng
trong khi đưa ra các biện pháp giải quyết, các nhà phóng sự đã bộc lộ một số hạn chế trong cái nhìn
hiện thực:
2.2.4.1. Những quan điểm chính trị còn chông chênh, mơ hồ, mang tính cải lương tư sản.
Khi đưa ra những biện pháp để thay đổi thực trạng, Ngô Tất Tố cũng mang tư tưởng giống tầng lớp
tư sản và tiểu tư sản ở nước ta và thế giới lúc bấy giờ khi cho rằng chỉ cần người trí thức gieo rắc ánh
sáng, truyền bá văn hoá về nông thôn là cải tạo được nông thôn. Đó là điều kiện duy nhất và có ý nghĩa
quyết định. Vũ Đình Hoè kêu gọi trên báo Thanh nghị tháng 9 – 1941: “Anh em thanh niên: Nay đến
lúc ta về làm việc làng!”. Tác giả muốn, nhân những chính sách cải lương của Pháp, thanh niên trí thức
hãy về nông thân làm nhiệm vụ khai hoá cho nông dân.
Cùng tư tưởng đó, trong truyện Lớp người bị bỏ sót, mở đầu tập phóng sự Việc làng, cụ Thượng
Lão Việt nói: “Hủ tục không phải là thứ thiên kinh, địa nghĩa nó vẫn có thể thay đổi, nếu phái trí thức
để ý đến sự khai hoá cho dân quê. Nhưng vì chúng tôi là một lớp người bị bỏ sót trong luỹ tre xanh,
con mắt của phái trí thức ít khi ngó tới.” [53, tr.13]. Trong lời tựa của Túp lều nát, Nguyễn Trần Ai
cũng cho rằng: “Sở dĩ các ngài không nhìn thấy những chỗ hư nát có lẽ là tại vì các ngài đứng xa
quá!” [4, tr.12] Cụ Tố cũng cho rằng: “Một nước giống như một cái xe bò, lớp dân quê là người đẩy
xe. Nếu kẻ nay xe còn bị những người tệ tục buộc chặt hai chân, thì kẻ làm bò tài giỏi bậc nào cũng
không thể kéo được cái xe bò lên dốc…Vì vậy… tôi chỉ mong các ông đưa mắt đến chỗ bẩn thỉu, tối
tăm …trong luỹ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN015.pdf