LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN.4
1.1. Lý luận chung về công tác hạch toán kế toán.4
1.1.1. Khái niệm về công tác hạch toán kế toán.4
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa củacông tác hạch toán kế toán.4
1.1.3. Nhiệm vụ của công tác hạch toán kế toán.5
1.1.4. Nội dung của công tác hạch toán kế toán.6
1.1.5. Nguyên tắc của công tác hạch toán kế toán.13
1.2. Tổng quan về công tác hạch toán kế toán tại các Ngân hàng Thương mại .13
1.2.1. Đặc điểm chung về tổ chức và hoạt động của các Ngân hàng Thương mại
có ảnh hưởng đến tổ chức hạch toán kế toán .13
1.2.2. Công tác hạch toán kế toán tại các ngân hàng thương mại .17
1.3 Khung nghiên cứu của đề tài .25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG PHÚC YÊN .28
2.1. Khái quát chung về Ngân hàng Công thương Phúc Yên.28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Phúc Yên
.28
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Phúc Yên
.33
2.2. Công tác hạch toán kế toán tại Ngân hàng Công thương Phúc Yên.38
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán .38
2.2.2. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán.43
121 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại ngân hàng công thương Phúc Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay thế cho lao
động hậu kiểm thiếu của ngày hôm đó.
Bước 7: Sắp xếp và nộp chứng từ, báo cáo của Phòng cho Bộ phận tập hợp
chứng từ toàn ngân hàng;
Công tác nộp chứng từ, báo cáo của các phòng cho Bộ phận tập hợp chứng từ
toàn ngân hàng đã được thực hiện kịp thời. Tuy nhiên do tính chất đặc thù một số
Luận văn Thạc sỹ ĐHBK HN
Sái Thị Thu Hà 47 CA120269
phòng giao dịch ở xa như: Phòng giao dịch Sông Lô sẽ tối thiểu 1 tuần sẽ chuyển
toàn bộ chứng từ và báo cáo của Phòng về Bộ phận Hậu kiểm tại phòng kế toán. Để
đảm bảo chứng từ nộp về sau một tuần, hàng ngày Bộ phận Hậu kiểm và lãnh đạo
phòng Kế toán sẽ vấn tin kiểm tra các bút toán do PGD Sông Lô hạch toán trên màn
hình 200 để kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót có thể xảy ra trong quá trình
hạch toán của PGD
Bước 8: In báo cáo tổng hợp nghiệp vụ toàn ngân hàng;
Vào đầu ngày làm việc kế tiếp, bộ phận điện toán taị NHCTPY sẽ tiến hành in
các báo cáo của Chi nhánh như: Báo cáo GLI004P ( Bảng cân đối chi tiết ngày theo
từng đồng tiền, báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn, báo cáo LNW061P ( Báo cáo
nợ quá hạn)Giám đốc phân công nhiệm vụ từng phòng ban có trách nhiệm chấm
báo cáo khớp đúng, ký đóng dấu và nộp cho bộ phận Hậu kiểm chứng từ toàn Chi
nhánh. Thông qua các báo cáo, bộ phận Hậu kiểm tại NHCTPY có thể phát hiện
ngay được những sai sót trong công tác hạch toán kế toán như: các TK sai tính chất,
các TK phát sinh bất thường, sai mã tiền tệ
Bước 9: Tiếp nhận chứng từ và báo cáo của các phòng nghiệp vụ. Trong quá
trình giao nhận, 2 bên phải mở sổ theo dõi: Tên người giao, người nhận, số lượng
chứng từ theo từng giao dịch viên,....và phải ký xác nhận việc giao nhận chứng từ;
NHCTPY tuân thủ đúng quy định trong Quyết định số 4205/QĐ-TGĐ-
NHCT10 ngày 30/12/2012 về việc: Quy định công tác hậu kiểm nghiệp vụ kế toán
trong Hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trong năm 2013, đoàn
công tác đánh giá ISO đã kiểm tra việc quy trình giao nhận và việc mở sổ sách giữa
các bên. Đoàn đã đánh giá công tác hậu kiểm của NHCTPY tuân thủ đúng quy định
và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008.
Bước 10: Kiểm tra - đối chiếu
- Kiểm tra việc tập hợp đủ số lượng tập chứng từ của các giao dịch viên tham
gia giao dịch trong ngày.
- Đối chiếu sự khớp đúng giữa báo cáo tổng hợp số lượng các loại giao dịch
trong ngày giữa các báo cáo của giao dịch viên.
Luận văn Thạc sỹ ĐHBK HN
Sái Thị Thu Hà 48 CA120269
- Ký chữ ký xác nhận trên báo cáo tổng hợp toàn chi nhánh.
Công tác kiểm tra - đối chiếu chứng từ tại NHCTPY đã làm tốt nhất trong các
bước. Theo đó, toàn bộ chứng từ kế toán đã được các GDV tập hợp và bàn giao kịp
thời cho bộ phận hậu kiểm. Các tập chứng từ và báo cáo toàn Chi nhánh đã được bộ
phận hậu kiểm ký xác nhận đầy đủ và đóng dấu : ĐÃ HẬU KIỂM
Bước 11: Sắp xếp, chuyển chứng từ và báo cáo cho Bộ phận Hậu kiểm: Việc
giao nộp các báo cáo và chứng từ cho các cán bộ hậu kiểm phải có sổ theo dõi và
tuân thủ chặt chẽ các quy định giao nộp chứng từ;
Bộ phận hậu kiểm có trách nhiệm hậu kiểm chặt chẽ, đầy đủ theo đúng quy
định, hướng dẫn về nghiệp vụ Hậu kiểm kế toán do Tổng Giám đốc ban hành
(Quyết định số 4205/QĐ-NHCT10 ngày 30/12/2012).
Các giao dịch viên khi bàn giao chứng từ, báo cáo cho bộ phận hậu kiểm tại
NHCTPY đã thực hiện rất tốt: Đã mở sổ theo dõi giao nhận giữa các bên, có ký
nhận. Tuy nhiên, mẫu sổ theo dõi tại một số phòng giao dịch còn chưa đúng quy
định, còn mở theo ý của mỗi phòng. Phòng Kế toán đã nghiên cứu và thống nhất
mẫu bìa, mẫu nội dung theo đúng quy định tại Quyết định số 4205
Bước 12: Thực hiện xử lý và kiểm soát các giao dịch nội bộ được thực hiện tại
Bộ phận kế toán tổng hợp;
Hàng ngày, bộ phận kế toán tổng hợp của NHCTPY thực hiện chấm và kiểm
soát các tài khoản nội bộ phát sinh như: chấm và đối chiếu các giao dịch liên quan
đến mua bán ngoại tệ tương ứng với từng giao dịch giao ngay, kỳ hạn; tiền mặt trên
đường vận chuyển đảm bảo cuối ngày phải hết dư. Nếu còn dư phải tìm hiểu xác
định nguyên nhân để xử lý kịp thời. Tuy nhiên tromg qua strình kiểm soát các giao
dịch còn nảy sinh vấn đề sai sót trong công tác lưu trữ chứng từ kế toán. Trưởng
phòng kế toán đã tham mưu đề xuất tới Ban Giám đốc phân công chức năng, nhiệm
vụ giữa các phòng ban, giữa Phòng Kế toán và phòng KHDN liên quan đến giao
dịch MBNT đảm bảo rõ ràng, đảm bảo công tác kiểm soát chéo.
Bước 13: In các báo cáo nghiệp vụ và kế toán tổng hợp: Phục vụ cho mục
đích kiểm tra - kiểm soát, Chương trình sẽ tự động in các báo cáo có theo quy
Luận văn Thạc sỹ ĐHBK HN
Sái Thị Thu Hà 49 CA120269
định của NHTMCP Công thương Việt Nam. Trường hợp, do các vấn đề kỹ thuật
mà Chương trình in thiếu báo cáo thì bộ phận Hậu kiểm phải đề nghị Điện toán in
bổ sung;
NHCTPY đã thực hiện công tác in báo cáo nghiệp vụ tại bước này rất tôt. Tuy
nhiên đôi khi cũng nảy sinh vẫn đề về kỹ thuật, chuyển đổi chương trình nên việc
cung cấp một số báo cáo còn chưa kịp thời như: Sổ phụ hạch toán chi tiết VNĐ, sổ
phụ khách hàng Trưởng phòng Kế toán đã đưa ra hướng xử lý lập sổ phụ cho
khách hàng bằng phương pháp thủ công để trả sổ phụ cho khách hàng được kịp
thời.
Bước 14: Nhận chứng từ và báo cáo từ bộ phận tập hợp chứng từ;
Tại bước này, NHCTPY đã làm khá tốt, kịp thời, đầy đủ chứng từ và báo cáo
theo quy định. Tuy nhiên, do đặc thù thiếu lao động nên công việc mới chỉ dừng lại
ở bước tiếp nhận chứng từ và báo cáo mà đôi khi công tác rà soát, chấm chứng từ và
báo cáo chưa được kịp thời. Chi nhánh đã đưa ra hướng xử lý bằng cách tăng cường
thêm một phó phòng Kế toán sang làm bộ phận này khi cần thiết.
Bước 15: Kiểm tra - kiểm soát các nghiệp vụ.
Căn cứ vào Quy định chế độ chứng từ kế toán trong hệ thống Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam ban hành theo Quyết định số 127/QĐ-HĐQT-
NHCT10 ngày 01/02/02012, NHCTPY đã ban hành Quy trình luân chuyển chứng
từ áp dụng trong Chi nhánh NHCTPY theo Quyết định số 13/QĐ-CNPY ngày
15/01/2013. Theo đó, NHCTPY đã làm khá tốt, tuân thủ đúng quy định của
NHCTVN và quy định của pháp luật về Quy trình luân chuyển chứng từ đảm bảo an
toàn, chặt chẽ không để xảy ra sai sót.
Tuy nhiên, bên cạnh đó do còn thiếu lao động nên bộ phận hậu kiểm còn phải
kiêm nhiệm nhiều nên công tác hậu kiểm chứng từ toàn Chi nhánh đôi lúc còn chưa
kịp thời dẫn đến tình trạng có những sai sót không phát hiện kịp thời ngay mà phải
qua ngày mới phát hiện ra sai sót. Trong thời gian tới, NHCTPY sẽ bổ sung cán bộ
vào tổ hậu kiểm chuyên trách để giảm thiểu sai sót trong công tác hạch toán kế toán
tại NHCTPY.
Luận văn Thạc sỹ ĐHBK HN
Sái Thị Thu Hà 50 CA120269
BỘ PHẬN GIAO DỊCH BỘ PHẬN HẬU KIỂM
Giao dịch viên Tập hợp chứng từ phòng Tập hợp chứng từ chi nhánh Kế toán tổng hợp
Sơ đồ 2.6 - Quy trình luân chuyển chứng từ với kiểm soát nội bộ tại NHTMCP Công thương Việt Nam
Kiểm tra,
kiểm soát các
nghiệp vụ
7
6
4
5
15
Kiểm tra - đối
chiếu c.từ với
bc cáo
Sắp xếp, đánh số,
đóng, nộp chứng từ
và báo cáo
Nhận chứng từ, báo cáo của giao
dịch viên và toàn chi nhánh
Nhận và tập hợp
chứng từ, báo cáo
của giao dịch viên
Kiểm tra số
lượng, chữ
ký, sắp xếp
Sắp xếp và nộp
chứng từ
Nhận và tập hợp chứng
từ, báo cáo các Phòng
Đối chiếu báo
cáo GDV với
Báo cáo CN
Sắp xếp và tập hợp
chứng từ toàn chi
nhánh
Thực hiện giao dịch
theo Quy trình
nghiệp vụ
In báo cáo của GDV
trước khi kết thúc
ngày
In báo cáo của Chi
nhánh trước khi kết thúc
ngày
Xử lý các nghiệp vụ của
Kế toán tổng hợp
In báo cáo nghiệp vụ và kế toán
tổng hợp sau khi kết thúc ngày 1
2
3
8
9
10
11
11
12
13
14
Luận văn Thạc sỹ ĐHBK HN
Sái Thị Thu Hà 51 CA120269
Tổ chức vận dụng chứng từ tại NHCTVN được quy định cụ thể về luân
chuyển chứng từ từ khi phát sinh nghiệp vụ kế toán đến khâu cuối cùng là lưu trữ,
bảo quản chứng từ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức hạch toán kế toán tại Trụ sở
chính cũng như ở các chi nhánh thực hiện được mục tiêu của kiểm soát nội bộ là
bảo vệ tài sản của đơn vị và đảm bảo độ tin cậy, an toàn của các thông tin kế toán.
2.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán
2.2.3.1. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
NHCTVN sử dụng Hệ thống TK Kế toán theo Quyết định số 479/2004/QĐ-
NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc NHNN Về việc Ban hành Hệ thống TK Kế
toán các TCTD. Dựa trên quy định của NHNN, Tổng Giám đốc NHCTVN đã ban
hành Quyết định số 1348/QĐ-NHCT10 ngày 27 tháng 10 năm 2004 về: “Ban hành
hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”. Văn bản
này được áp dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống
NHCTVN trong đó có cả NHCTVN - CNPY.
Việc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán của NHCTVN nhằm đáp ứng yêu
cầu quản lý vĩ mô của NHNN, phản ánh toàn diện, đầy đủ các mặt hoạt động của
NHCTVN theo luật các TCTD và Điều lệ ngân hàng cũng như các hoạt động kinh
doanh- dịch vụ được Thống đốc NHNN cho phép; đảm bảo đáp ứng được yêu cầu
quản lý, quản trị điều hành của hệ thống NHCTVN.
Hệ thống tài khoản kế toán được xây dựng trên cơ sở tài khoản cấp III theo
Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc NHNN.
Những tài khoản nào NHNN mở cấp I hoặc II không mở đến cấp III thì NHCTVN
thực hiện điền số 0 vào sau TK NHNN Qui định; NHCTVN thì mở chi tiết tư TK
cấp IV trở đi.
Kết cấu của Hệ thống tài khoản kế toán được xây dựng gồm 2 phần:
- Các tài khoản nội bộ: Phản ánh các cấp tài khoản theo quy định của NHNN
và đáp ứng yêu cầu quản lý của NHCTVN đến cấp V.
- Các tài khoản giao dịch của khách hàng: Gồm mã phân loại tài khoản khách
hàng và mã số khách hàng.
Luận văn Thạc sỹ ĐHBK HN
Sái Thị Thu Hà 52 CA120269
Hệ thống tài khoản kế toán của NHCTVN gồm các tài khoản trong Bảng cân
đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, được bố trí thành 9 loại:
Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 8 loại (từ loại 1 đến loại 8) và các tài
khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại (loại 9). Trong đó việc hạch toán các tài
khoản từ loại 1 đến loại 8 được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có)
còn tài khoản ngoại bảng (loại 9) thì thực hiện phương pháp ghi sổ đơn (Nhập –
Xuất – Còn lại).
Hệ thống tài khoản của NHCTVN còn được chia hành TK tổng hợp và TK chi
tiêt, theo đó mỗi tài khoản có cách xây dựng và cấu trúc riêng, cụ thể:
Thứ nhất, TK tổng hợp: Các TK cấp I, II, III là những TK tổng hợp do Thống
đốc NHNN quy định, dùng làm cơ sở để hạch toán kế toán và báo cáo kế toán thống
nhất trong tất cả các TCTD.
TK cấp I ký hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99. Mỗi loại TK được bố trí tối đa
10 TK cấp I.
TK cấp II ký hiệu bằng 3 chữ số, hai số đầu (từ trái sang phải) là số hiệu TK
cấp I, số thứ 3 là số thứ tự TK cấp II trong TK cấp I, ký hiệu từ 1 đến 9.
TK cấp III ký hiệu bằng 4 chữ số, ba số đầu (từ trái sang phải) là số hiệu TK
cấp II, số thứ 4 là số thứ tự TK cấp III trong TK cấp II, ký hiệu từ 1 đến 9.
Các tài khoản cấp IV và V là những tài khoản do Tổng Giám đốc NHCTVN
qui định để đáp ứng yêu cầu hạch toán, phản ánh các nghiệp vụ của NHCTVN. Tài
khoản cấp IV ký hiệu bằng 5 chữ số, tài khoản cấp V ký hiệu bằng 6 chữ số, bốn
chữ số đầu (từ trái sang phải) là số hiệu TK cấp III, số thứ 5 là số thứ tự tài khoản
cấp IV trong tài khoán cấp III, số thứ 6 là số thứ tự TK cấp V, ký hiệu số thứ 5 và 6
được qui định từ 01 đến 99. NHCTVN thực hiện quản lý TK đến cấp V.
- Thứ hai, Các TK chi tiết: TK giao dịch với khách hàng:
Độc lập với TK chi tiết trong Hệ thống TK Kế toán, TK giao dịch với khách
hàng có kết cấu bao gồm mã phân loại tài khoản khách hàng và mã số khách hàng:
X X X X . X X. X X X X . X X X X X
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
A B C D
Luận văn Thạc sỹ ĐHBK HN
Sái Thị Thu Hà 53 CA120269
Nhóm A,B (vị trí 1 đến 6): là 6 chữ số đầu của tài khoản cấp V theo qui định
của TGĐ NHCTVN.
Nhóm C,D (vị trí 7 đến 15): là tài khoản giao dịch của khách hàng (dùng để
cung cấp cho khách hàng cơ sở giao dịch giữa khách hàng mở tài khoản với đối tác,
bạn hàng của khách hàng đó; đồng thời giúp cho việc thực hiện quản lý theo dõi các
hoạt động của khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng). Cụ thể:
- Vị trí 7,8,9: là mã phân loại tài khoản khách hàng do TGĐ NHCTVN qui
định.
- Vị trí thứ 10: được qui định bằng các chữ cái hoa (từ A đến Z), vị trí này còn
cho phép một khách hàng có thể mở nhiều tài khoản trong cùng một phân loại tài
khoản, nhằm đáp ững như cầu quản lý riêng các loại vốn-nguồn vốn khác nhau của
chính khách hàng đó.
- Vị trí thứ 11,12,13,14,15: phản ánh thứ tự số ký danh khách hàng hay còn
gọi là mã số khách hàng.
Ví dụ: Tổng Công ty X, số ký danh là “00001”, có một số tài khoản giao dịch
tại Chi nhánh NHCTPYnhư sau:
“710A.00001”: Tiền gửi không kì hạn của Tổng Công ty X
“731A.00001”: Tiền gửi có kỳ hạn 9 tháng của Tổng Công ty X.
- Thứ ba, sự kết nối sắp xếp giữa TK tổng hợp và các TK chi tiết:
+ Thuộc nhóm tài khoản nội bộ: một số tài khoản trong bảng cân đối tài
khoản là những tài khoản không mở kèm mà phân loại tài khoản khách hàng và
có dạng:
X X X X . X X. X X X
1 2 3 4 . 5 6. 7 8 9
Vị TRÍ 1,2,3,4 LÀ TÀI KHOảN CấP 3 THEO QUI ĐịNH CủA NHNN.
Vị trí 5,6 là tài khoản cấp V theo qui định của NHCTVN.
Vị trí 7,8,9 được qui định theo 2 dạng: những tài khoản trong bảng hệ thống
tài khoản ở vị trí 7,8,9, NHCTVN đã ghi đủ các chữ số “001” thì các đơn vị không
được mở các tài khoản chi tiết; còn những TK trong bảng được qui định ở dạng
Luận văn Thạc sỹ ĐHBK HN
Sái Thị Thu Hà 54 CA120269
“xxx” thì các đơn vị được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị cho phù hợp
với từng nội dung kinh tế của TK hay phản ảnh thứ tự Mã số nhân viên của
NHCTVN trong các mối quan hệ Phải thu, Phải trả với Ngân hàng, v.v
Ví dụ:
“1012.01xxx”: tiền mặt tai đơn vị hạch toán báo sổ
“7110.01xxx”: Thu lãi tiền gửi.
+ Thuộc nhóm tài khoản khách hàng: TK tổng hợp nằm trong nhóm TK khách
hàng là 6 ký tự đầu (TK cấp V). TK tổng hợp thuộc nhóm TK khách hàng được qui
định trên một số TK trong Bảng cân đối TK và mộ số TK ngoài bảng cân đối tài
khoản và được kết nối với khách hàng như sau:
. Các tài khoản tổng hợp thuộc nhóm TK khách hàng trong bảng cân đối tài
khoản được kết nối trực tiếp với tài khoản khách hàng thông qua 9 ký tự cuối cùng.
. Tài khoản tổng hợp thuộc nhóm tài khoản khách hàng ngoài bảng cân đối tài
khoản được kết nối trực tiếp với số ký danh của khách hàng trên cơ sở 5 kí tự qui
định sẵn.
Ví dụ:
9410.01xxxxx: Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng đồng Việt Nam
9410.02xxxxx: Lãi nợ khoanh chưa thu được bằng đồng Việt Nam
Việc quy định các TK chi tiết như trên tại NHCTVN là khá phù hợp, đã đáp
ứng được yêu cầu của kiểm soát nội bộ cũng như cung cấp các thông tin chi tiết
phục vụ cho quản lý và cung cấp các thông tin để lập các báo cáo theo yêu cầu của
toàn Ngành. Việc mở các TK chi tiết như trên góp phần quản lý các khoản đầu tư tại
Ngân hàng một cách chặt chẽ, thông tin đầy đủ về dư nợ vay, doanh số cho vay, thu
nợ, lãi phải thu cũng như các khoản lãi đã thu phục vụ cho việc tính toán các khoản
nợ gốc, lãi đến hạn, đối chiếu với khách hàng và cán bộ tín dụng để kịp thời xử lý
các khoản nợ phải thu, thuận lợi cho công tác kiểm soát nội bộ góp phần nâng cao
hiệu quả đầu tư tại Ngân hàng.
Tuy nhiên, tại NHCTVN vẫn còn có TK chưa được mở chi tiết dẫn đến khó
khăn trong việc lập một số báo cáo. Trong khi đó, NHNN đã ban hành văn bản
Luận văn Thạc sỹ ĐHBK HN
Sái Thị Thu Hà 55 CA120269
hướng dẫn thay đổi một số TK kế toán của các TCTD. Vì vậy, trong thời gian tới,
NHCTVN cần đưa ra văn bản hướng dẫn thay đổi một số TK kế toán phù hợp với
văn bản hướng dẫn này.
Việc kiểm soát các tài khoản có được hạch toán đúng hay không được Cán bộ
hậu kiểm và Trưởng, Phó phòng kế toán thực hiện vào đầu ngày làm việc kế tiếp
thông qua các Báo cáo tài chính hằng ngày.
2.2.3.2. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Cũng như các đơn vị trong toàn hệ thống, hình thức kế toán của NHCTPY là
hình thức “Nhật ký chung”. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống hiện đại hóa Ngân
hàng (INCAS) vào hạch toán kế toán giúp giảm thiểu cơ bản các loại sổ sách kế
toán.
Công tác kế toán được sử dụng trên hệ thống máy tính hiện đại nên khâu quan
trọng nhất là kiểm tra các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành nhập vào hệ thống
máy tính. Sau đó kiểm tra, đối chiếu sổ chi tiết (sổ phụ của từng TK) với chứng từ. Kế
toán viên phụ trách phần hành sẽ ký trên sổ chứng từ và chuyển cho Trưởng phòng kế
toán hoặc kiểm soát phần hành đó ký duyệt, sau đó đóng tập và lưu trữ theo quy định.
Hiện nay, NHCTVN nói chung và NHCT Phúc Yên nói riêng đã áp dụng hệ
thống kế toán trên máy vi tính, NHCTVN đã triển khai hệ thống hiện đại hóa ngân
hàng với những ưu điểm vượt trội, vì vậy hệ thống thông tin kế toán tại đơn vị được
cải thiện rõ rệt về chất lượng, hiệu quả xử lý dữ liệu cũng như tính cập nhật của
nguồn thông tin. Với hệ thống thông tin hiện đại, sổ chi tiết là loại sổ kế toán phổ
biến nhất trong hệ thống ngân hàng. Sổ kế toán chi tiết theo dõi các đối tượng kế
toán cụ thể theo từng khách hàng, từng loại vốn, tài sản, thu nhập, chi phí...Tại
NHCTVN, việc mở sổ kế toán chi tiết cho các đối tượng kế toán được căn cứ vào
quy định về mở TK kế toán chi tiết trong Hệ thống TK Kế toán áp dụng trong hệ
thống NHCTVN .
Tại NHCTVN, các loại sổ chi tiết được thiết kế phù hợp với tính chất của từng
loại nghiệp vụ và theo từng yêu cầu của mỗi loại phân hệ kế toán ngân hàng song
chúng đều có những yếu tố cơ bản sau: Tên ngân hàng lập sổ; Tên sổ; Sổ tài khoản
Luận văn Thạc sỹ ĐHBK HN
Sái Thị Thu Hà 56 CA120269
chi tiết; Số dư đầu; Ngày hạch toán, ngày giá trị của giao dịch; Số chứng từ, ngày,
tháng, năm của chứng từ; Diễn giải hoặc Mã nghiệp vụ; Số tiền ghi Nợ, số tiền ghi
Có; TK đối ứng; Doanh số Nợ, Doanh số Có ngày; Doanh số Nợ; Doanh số Có
tháng; Doanh số Nợ; Doanh số Có năm; Số dư cuối; Chữ ký của người kiểm soát.
Đối với sổ kế toán chi tiết của từng khách hàng (tiền gửi thanh toán, tiền vay,
tiền gửi có kỳ hạn...) việc in và cung cấp sổ kế toán chi tiết cho khách hàng, xác
nhận và đối chiếu số dư TK với khách hàng được thực hiện định kỳ một năm một
lần vào thời điểm khoá sổ năm tài chính hoặc tùy theo yêu cầu của khách hàng. Tuy
nhiên, trong hoạt động hằng ngày, khi khách hàng nhận chứng từ tại các điểm giao
dịch của NHCTVN thì kế toán viên của chi nhánh sẽ tiến hành cung cấp cho khách
hàng sổ phụ tài khoản để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh. Tại thời điểm cuối năm
tài chính, NHCTVN phải thực hiện đối chiếu khớp đúng số dư TK với khách hàng
bằng văn bản, nếu phát sinh chênh lệch thì phải xác định nguyên nhân và xử lý kịp
thời. Nội dung, hình thức đối chiếu có thể bằng thư xác nhận qua đường bưu điện...
Đối với các TK chi tiết nội bộ ngân hàng như các sổ chi phí, thu nhập, dự thu,
dự chi, sổ chi tiết các khoản phải thu, phải trả...cuối tháng kế toán viên phải in sổ kế
toán chi tiết, đối chiếu khớp đúng với chứng từ kế toán của các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính được hạch toán trên sổ, chuyển các cấp có thẩm quyền kiểm tra, ký đóng
dấu, sau đó chuyển bộ phận quản lý chứng từ lưu trữ, bảo quản theo quy định hiện
hành.
Một loại sổ đặc trưng của kế toán ngân hàng nữa là Bảng liệt kê giao dịch. Tại
hệ thống NHCTVN, bảng liệt kê giao dịch có hai loại: Bảng liệt kê giao dịch theo
phân hệ nghiệp vụ và Bảng liệt kê giao dịch của tất cả các giao dịch viên, kế toán
viên và toàn bộ các giao dịch được hạch toán tự động. Bảng liệt kê giao dịch có đầy
đủ các yếu tố chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm lập bảng; Mã kế toán viên hoặc mã
phân hệ nghiệp vụ liên quan đến phân hệ nghiệp vụ báo cáo (đối ứng) hoặc số hiệu
các bảng liệt kê giao dịch; Số lượng giao dịch và tổng số tiền của từng kế toán viên
hoặc từng phân hệ nghiệp vụ có liên quan hoặc Số phát sinh Nợ, số phát sinh Có
Luận văn Thạc sỹ ĐHBK HN
Sái Thị Thu Hà 57 CA120269
của từng Bảng liệt kê giao dịch; Tổng doanh số Nợ, tổng doanh số Có của Bảng
tổng hợp các Bảng liệt kê giao dịch; Chữ ký người kiểm soát.
Buổi sáng trước khi bắt đầu ngày làm việc, các giao dịch viên và kế toán viên
in Bảng liệt kê giao dịch phát sinh ngày làm việc hôm trước theo từng mã nhân
viên. Bảng liệt kê các chứng từ phát sinh sẽ được sắp xếp theo từng loại tiền tệ và
theo số thứ tự bút toán phát sinh được cập nhật vào hệ thống. Các GDV, KTV thực
hiện chấm liệt kê, đối chiếu giữa số liệu trong Bảng liệt kê giao dịch với chứng từ
kế toán, sắp xếp chứng từ, sau đó tiến hành đánh số tập chứng từ và nộp cho cán bộ
hậu kiểm.
Hàng ngày, cán bộ hậu kiểm tiến hành in Bảng liệt kê giao dịch, Sổ kế toán
chi tiết, Bảng cân đối TK kế toán ngày hôm trước theo các phân hệ như Phân hệ
Chuyển tiền, Phân hệ Tài trợ Thương mại, Phân hệ Kế toán Kinh doanh Vốn,
Phân hệ Quản lý Nội bộ,Sau đó, cán bộ hậu kiểm thực hiện đối chiếu, đảm bảo
hệ thống cập nhật đầy đủ, chính xác các giao dịch phát sinh trong ngày, đảm bảo
sự khớp đúng giữa chứng từ kế toán với Bảng liệt kê giao dịch, sổ kế toán, giữa
sổ kế toán với báo cáo kế toán, giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp, xem
xét các Báo cáo kế toán xem các phát sinh có gì bất thường hay không? Các tài
khoản có bị trái tính chất hay không? Để kịp thời tìm nguyên ngân và tiến hành
điều chỉnh. Mọi nghiệp vụ phát sinh bất thường đều phải được kiểm tra, xem xét
và được giải trình hợp lý.
Trong hệ thống tài khoản kế toán của NHCTVN có nhiều TK trung gian là các
TK sử dụng để hạch toán chuyển tiếp các giao dịch giữa hai chức năng trong cùng
một phân hệ, hoặc giữa các phân hệ, hoặc giữa các chi nhánh (các TK này chỉ phát
sinh doanh số và có số dư bằng 0 hoặc chỉ tồn tại số dư trong khoảng thời gian chờ
xử lý), ví dụ: TK 511005009 – Tài khoản trung gian cho thanh toán bù trừ, TK
511005012 – Tài khoản trung gian cho hoạt động cho vay,. Bộ phận hậu kiểm
phải kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo số dư các TK này bằng không (0) tại thời điểm
kết thúc ngày làm việc, trường hợp các TK này còn số dư thì phải in sao kê chi tiết
và kê khai chi tiết các khoản phát sinh còn treo dư để kiểm soát, quản lý. Tại
Luận văn Thạc sỹ ĐHBK HN
Sái Thị Thu Hà 58 CA120269
NHCTPYthì việc kiểm soát số liệu các tài khoản trung gian được các kiểm soát viên
thực hiện kiểm tra tại thời điểm cuối ngày làm việc. Còn bộ phận hậu kiểm chỉ tiến
hành kiểm tra thông qua xem xét Báo cáo kế toán của ngày làm việc kế tiếp.
Sau khi kiểm tra, đối chiếu các số liệu từ các nguồn thông tin trên, kế toán
viên, kiểm soát viên tiến hành ký vào Bảng liệt kê giao dịch. Ngoài ra, cán bộ hậu
kiểm, kiểm soát viên phải ký và chịu trách nhiệm các Bảng liệt kê giao dịch theo
phân hệ, sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán TK sổ cái, bảng cân đối TK kế toán ngày đã
kiểm tra, đối chiếu.
NHCTPY hiện tại đang sử dụng Hệ thống tài khoản Kế toán Incas trong Hệ
thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo Quyết định số 1166
/2012/QĐ-TGĐ-NHCT10 ngày 30/05/2012. Giám đốc phân công Trưởng phòng Kế
toán thường xuyên rà soát để phát hiện kịp thời các TK mở và sử dụng không đúng
quy định (bao gồm: các TK liên quan đến khách hàng mở và sử dụng không đúng
yêu cầu, các TK sổ cái phát sinh sai nội dung hạch toán, sai tính chất số dư, các TK
có doanh số phát sinh bất thường, các TK không được sử dụng để hạch toán tại Chi
nhánh) tìm hiểu nguyên nhân và xử lý kịp thời. Trường hợp vượt thẩm quyền xử
lý phải báo cáo ngay với lãnh đạo Chi nhánh để đề xuất NHCTVN hỗ trợ giải quyết.
Hiện nay, NHCTPY đều thực hiện hạch toán kế toán t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273740_9424_1951441.pdf