LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. 4
1.1 KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG. 4
1.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm . 4
1.1.2 Những khái niệm có liên quan đến sản phẩm xây dựng. 5
1.1.3 Chất lượng công trình xây dựng. 6
1.2 Khái niệm, vai trò quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng công
trình xây dựng . 7
1.2.1 Khái niệm về quản lý chất lượng . 7
1.2.2. Vai trò của quản lý chất lượng . 9
1.2.3 Khái niệm chung về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 10
1.3.Nội dung các công cụ hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng
công trình dân dụng. 10
1.3.1.Nội dung các công cụ hỗ trợ quản lý chất lượng sản phẩm. 10
1.3.2 Quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000. 15
1.3.3 Nội dung các công cụ hỗ trợ quản lý chất lượng công trình dân dụng trong quá
trình thực hiện đầu tư xây dựng. . 17
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình dân dụng
trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng. . 24
1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm của. 24
doanh nghiệp . 24
1.4.2 Các yếu tố riêng ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình dân
dụng . 27
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 1. 32
129 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình dân dụng trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng (tại ban quản lý dự án khu đô thị sinh thái ecopark), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g được 5 tháng nhưng đã phải chi ra
khoảng 5 tỷ đồng để sửa chữa, khắc phục khuyết tật.
50
Chủ đầu tư cùng nhà thầu phối hợp với các bên liên quan hoàn thiện các hồ sơ
chất lượng để hợp chuẩn với các cơ quan chức năng trong việc chứng nhận sự phù
hợp chất lượng đối với các công trình xây dựng dân dựng trong dự án.
b. Phối hợp trong việc tạm ứng, thanh quyết toán vốn đầu tư.
Tạm ứng vốn đầu tư được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu
lực, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Mức tạm ứng theo quy định hiện
hành của Nhà nước và theo tính chất từng hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu có
những tạm ứng riêng.
Thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công
việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây
dựng khác phải căn cứ theo giá trị khối lượng thực tế hoàn thành và nội dung
phương thức thanh toán trong hợp đồng đã được ký kết.
Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ngay sau khi công trình được
nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
c. Phối hợp trong việc nghiệm thu, bàn giao.
Sau khi hoàn thành một công việc, một bộ phận kết cấu, một hạng mục
công trình hoặc toàn bộ công trình thì Chủ đầu tư, Nhà thầu, Tư vấn giám sát và các
đơn vị có liên quan khác phối hợp nghiệm thu. Trên cơ sở công việc đã hoàn thành,
các bên căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định hiện hành để đánh giá chất
lượng công việc đã thực hiện và các vấn đề khác có liên quan làm cơ sở cho việc
bàn giao, thanh quyết toán công trình.
2.4 Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng các công trình dân
dụng của ban quản lý dự án tại khu đô thị sinh thái Ecopark (2009-2012)
2.4.1 Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng ở khâu khảo sát xây
dựng công trình
Khảo sát thiết kế xây dựng tại dự án Ecopark do tổ chức tư vấn thiết kế lập
và được chủ đầu tư phê duyệt với các nội dung và nhiệm vụ chính báo cáo như :
- Khối lượng khảo sát.
- Qui trình, phương pháp và thiết bị khảo sát.
51
- Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát.
- Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công
trình.
- Kết luận và kiến nghị.
Tuy nhiên khâu này ở Ecopark nói riêng và ở nước ta nói chung hầu như bị
thả lỏng không quản lý cả về chất lượng lẫn tổ chức. Việc này dẫn tới rất nhiều hậu
quả cho các khâu tiếp theo như thiết kế và thi công xây dựng. Điển hình là các khu
như:
+ Khu vực Tháp 2-Rừng cọ theo thiết kế thì độ sâu của cọc phải đạt 35m với
tải trọng 500 tấn nhưng khi thực hiện thì không đạt độ sâu và tải trọng tại các đầu
cọc, dẫn tới quyết định của chủ đầu tư về thay đổi vật liệu xây dựng như gạch xây,
gạch lát, cửa chính, của sổ nhẹ mục đích giảm tải trọng gây tăng chi phí về tổng
mức đầu tư của dự án.
+ Khu nền sân phố trúc, theo thiết kế thì độ dốc của sân phải đạt 3% và độ lèn
chặt đạt K=98, nhưng khi thực hiện lu lèn đạt được K=98 thì không đạt được độ dốc
3% nên khi mưa, nước ứ đọng không thoát được nước do không đạt được độ dốc
yêu cầu.
* Thông qua hai khu vực điển hình nêu trên cho ta thấy còn tồn tại một số
nguyên nhân sau:
- Không khảo sát kỹ đặc điểm địa hình, khoan khảo sát ít mũi, chủ quan trong
việc khảo sát địa chất, sử dụng lại một số kết quả địa chất của những cọc khác trong
dãy chưng cư. Kết quả kiểm tra thực tế của phòng quản lý chất lượng thấy rằng tổ
đơn vị khảo sát khoan còn thiếu vị trí như theo thiết kế cho khu Rừng cọ là 33 vị trí
nhưng thực tế kiểm tra chỉ có 20 vị trí.
- Đơn vị tư vấn giám sát khảo sát xây dựng không có quy trình giám sát
thường xuyên, chi tiết theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn: Theo phương án kỹ
thuật được duyệt và không ghi chép đầy đủ vào nhật ký khảo sát hàng ngày.
52
- Chủ đầu tư hoặc tư vấn giám sát khảo sát xây dựng thông đồng, dễ dãi hoặc
không có đủ năng lực trong việc nghiệm thu nên để Nhà thầu làm dối, làm ẩu, ăn
bớt khối lượng nhưng vẫn được nghiệm thu, thanh toán.
- Nhà thầu thi công khảo sát xây dựng sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ
phục vụ cho công tác khảo sát tại hiện trường đã hết thời hạn kiểm định của máy.
- Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên đơn vị khảo sát không đáp
ứng yêu cầu công việc được giao như chưa đủ thời gian kinh nghiệm, học không
đúng chuyên nghành, chưa có chứng chỉ hành nghề. Cụ thể thông qua việc kiểm tra
hồ sơ năng lực của đơn vị khảo sát.
* Từ những thực trạng đã nêu dẫn tới chất lượng khảo sát không đảm bảo
được mô tả trên biểu đồ sau :
Hình 2.3: Biểu đồ về nguyên nhân và hậu quả trong khâu khảo sát
2.4.2 Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng ở khâu thiết kế công
trình:
Thiết kế công trình được dựa trên cơ sở dự án đã được phê duyệt và báo cáo
kết quả khảo sát xây dựng, các quy chuẩn tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng và các
yêu cầu khác từ phía chủ đầu tư.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây
dựng được phê duyệt bao gồm : Thuyết minh giải thích nội dung , bản vẽ chi tiết, và
dự toán thi công xây dựng công trình.
Máy móc,
thiết bị
Công nghệ Trình độ cán
bộ nhân viên
Nguồn nhân
lực
Qui trình
đầy đủ
Kinh nghiệm,
năng lực
Sai lệch so
với yêu cầu
53
Trên thực tế ở các công trình tại dự án Ecopark cho thấy những vấn đề tồn tại
của quản lý chất lượng ở khâu thiết kế là:
+ Thuyết minh kỹ thuật còn chung chung, sử dụng các quy chuẩn, quy phạm,
trong hồ sơ thiết kế không đầy đủ, sử dụng cả các tiêu chuẩn cũ mà thực tế đã có qui
định mới thay thế. Điển hình là khi thiết kế phần Gas cho toàn bộ dự án, tác giả đã
xây dựng tại mỗi tháp một trạm Gas tuy nhiên sau khi thi công thì lại không được
cơ quan chức năng nghiệm thu vì thiết kế phải theo tiêu chẩn mới là xây dựng một
trạm Gas trung tâm và cấp cho các tháp bằng hệ thống đường ống dẫn.
+ Bản vẽ kỹ thuật, các chi tiết thiết kế chưa rõ ràng còn thiếu, số liệu không ăn
khớp. Bên cạnh đó còn có hiện tượng cóp nhặt, sao chép nhưng lại không sửa chữa
cho phù hợp nên gây khó khăn cho việc tính toán khối lượng, triển khai thi công.
Điển hình tại khu vực tầng hầm của tháp 4, tháp 5 theo tiêu chuẩn về phòng cháy
chữa cháy năm 2003 (TCPCCC 2003)thì các đầu phun cho chữa cháy tầng hầm phải
có hệ số dòng chảy K=8, tuy nhiên theo thiết kế cho toàn bộ dự án bao gồm cả phần
thân lẫn phần hầm thì lại sử dụng chung loại đầu phun có hệ số chảy K=5,6 dẫn tới
khi nhà thầu thi công và bàn giao thì không được cơ quan chức năng chấp thuận.
+ Dự toán thi công xây dựng công trình. Xuất phát từ thuyết minh kỹ thuật còn
chung chung nên việc lựa chọn chủng loại thiết bị không chính xác, các bản vẽ
không được triển khai chi tiết nên việc bóc tách khối lượng còn thiếu, mặt khác đơn
vị tư vấn không cập nhật được giá thị trường dẫn tới khi lập dự toán giá trị sai rất
lớn so với thực tế quyết toán công trình.
Từ các trích dẫn nêu trên ta thấy công tác quản lý chất lượng ở khâu thiết
kế còn tồn tại các nguyên nhân sau :
+ Trình độ của cán bộ thiết kế không đáp ứng yêu cầu thiết kế công trình, thực
tế bằng việc kiểm tra năng lực đơn vị thiết kế thấy đối với phần thiết kế Gas và
Phòng cháy chữa cháy đơn vị thiết kế không xuất trình được chứng chỉ hành nghề
của thiết kế của các kỹ sư.
54
+ Không kết hợp đồng bộ được với các nhà thầu phụ thiết kế dẫn đến việc các
hạng mục chồng chéo chậm tiến độ, cụ thể ở tháp 4,5 tầng một hệ thống thông gió
đi trùng với hệ thống cứu hỏa
+ Không tối ưu hóa được các hệ thống thiết bị của toàn nhà, chưa đưa ra được
các khả năng thay đổi công năng sử dụng của tầng 1 khu trung tâm thương mại dẫn
đến việc khi khách thuê phải đập phá dỡ ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu của toàn
nhà.
* Chất lượng khâu thiết kế không đảm bảo được mô tả trên biểu đồ sau :
Hình 2.4: Biểu đồ về nguyên nhân và hậu quả tại khâu thiết kế
2.4.3 Phân tích thực trạng quản lý chất lượng ở khâu lựa chọn nhà thầu:
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện đối với các
công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc lập qui hoạch chi tiết xây dựng,
lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát
và các hoạt động xây dựng khác.
Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm được nhà thầu chính, tổng thầu, thầu
phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng
phù hợp với loại công trình phải đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng
công trình, chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng năng
lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý khách quan công khai và
minh bạch.
Yếu tổ bên
ngoài
Máy móc,
thiết bị
Tiêu chuẩn áp
dụng
Cập nhật, điều
chỉnh
Đảm bảo
công nghệ
Năng lực,
trình độ
Sai lệch so
với yêu cầu
55
Việc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình dân dụng tại Ecopark
được thực hiện theo qui định như sau :
+ Lập hồ sơ mời thầu.
+ Mời thầu.
+ Phát hành hồ sơ mời thầu.
+ Chuẩn bị, tiếp nhận, sửa đổi và rút hồ sơ dự thầu.
+ Mở thầu.
+ Đánh giá, xếp hạng nhà thầu.
+Trình duyệt, thẩm định kết quả đấu thầu
+ Thông báo kết quả đấu thầu.
+ Thương thảo, hoàn thiện, ký hợp đồng.
* Qui trình lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng đã đảm được yêu cầu chất lượng
của dự án cũng như đầy đủ về mặt pháp lý theo luật đấu thầu số 61/2005/QH11
ngày 29/11/2005. Mặc dù có đầy đủ các qui trình và cơ sở pháp lý liên quan, tuy
nhiên thực tế còn tồn tại khá nhiều các nguyên nhân trong khâu lựa chọn nhà thầu.
Cụ thể là các gói thầu sau :
- Gói thầu xây dựng khu chưng cư Rừng cọ gói 1A – 01 chậm dải ngân dẫn tới
nhà thầu không thi công bị dán đoạn mất 03 đến 05 tháng. Nguyên nhân xuất phát
từ việc sử dụng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ nhiều nguồn khác nhau
của chủ đầu tư còn bị chậm tiến độ, mặt khác về năng lực tài chính của nhà thầu hạn
chế. Sau đây là 4 dự án có các công trình thi công bị chậm tiến độ.
Bảng 2-2. Tiến độ tổng thể dự án kéo dài thời gian tính đến tháng 12 năm 2012
(giai đoạn 2009-2012)
Nguồn : Ban quản lý dự án khu đô thị Ecopark.
56
* Một số dự án có giá trị quyết toán vượt tổng mức đầu tư, tức là có chi phí
phát sinh điển hình như:
- Gói thầu hoàn thiệnTháp 4,5 khu chung cư rừng cọ tăng 5% so với giá
chào thầu ban đầu. Một trong số các nguyên nhân là thay đổi chủng loại vật tư xây
dựng, khối lượng bóc thiếu
+ Gói thầu các căn hộ thuộc dự án Vườn Mai, Vườn Tùng, Nhà Phố theo yêu
cầu của khách hàng đều phát sinh tăng 2-3% so với dự toán ban đầu là do một số
nguyên nhân như thay đổi và bổ xung thiết kế, thay đổi loại vật tư xây dựng, và phát
sinh về khối lượng...
Bảng 2-3. Tỷ lệ chi phí phát sinh của một số dự án khu đô thị sinh thái
Ecopark tính đến tháng 12 năm 2012( giai đoạn 2009-2012)
STT
Tên dự án, công trình,
hạng mục
Tổng mức đầu tư
hoặc tổng dự toán
( tỷ VND)
Giá trị quyết toán
hoặc điều chỉnh
(tỷ VND)
Chi phí
Phát sinh
tăng (%)
1 Dự án Rừng cọ ( Tháp 4,5) 1,615 1,745 7
2 Dự án Vườn Tùng 452 466 3
3 Dự án Vườn Mai 319 346 8
4 Dự án Nhà Phố 141 151 6
Tổng cộng 2,527 2,708 7
Nguồn: Số liệu khảo sát phòng Kinh tế&Kế hoạch Vihajico cung cấp
* Một số dự án do năng lực Nhà thầu yếu dẫn tới tiến độ thi công chậm, chất
lượng công trình kém: như gói thầu số 18 – Xây dựng và hoàn thiện 35 căn biệt thự
Vườn Tùng do Công ty Lạc Hồng thực hiện. Tuy nhiên, Ban điều hành này không
có đủ năng lực, kinh nghiệm nên đã thi công chậm tiến độ, không đảm bảo chất
lượng công trình. Chính vì vậy, Ban QLDA Vườn Tùng đã tiến hành cắt bỏ và điều
chuyển phần khối lượng thi công hoàn thiện sang cho Công ty Thành Nam thi công
và một phần khối lượng thi công phần thô chuyển sang cho Công ty cổ phần xây
dựng Constrexim. Việc phải thay Nhà thầu và kéo dài thời gian xây dựng đã làm
tăng chi phí của Ban quản lý dự án, ứ đọng vốn, chậm đưa công trình vào sử dụng
sẽ làm chậm thời gian thu hồi vốn ...
57
Nguồn: Phòng Quản lý dự án - Ban QLDA Vườn Tùng
* Hình thức đấu thầu các dự án là hình thức tiến bộ trong chọn thầu xây dựng
nhưng trong thực tế đã và đang còn nhiều tồn tại:
Theo quy định, trừ một số dự án được phép chỉ định thầu (gói thầu có giá trị
không quá 2 tỷ đồng đối với mua sắm hàng hoá, xây lắp tổng thầu ( trừ tổng thầu
thiết kế) không quá 5 tỷ, công trình còn lại đều phải thực hiện đấu thầu.
Trong thực tế, nhiều công trình đúng ra phải đấu thầu, nhưng Công ty lại thực
hiện chỉ định thầu, hoặc chia nhỏ dự án thành nhiều hạng mục nhỏ, gói thầu nhỏ để
thực hiện chỉ định thầu. Cách đó đã không tiết kiệm được tiền vốn lại còn lệ thuộc
nhiều vào khả năng, trình độ thi công của Nhà thầu, nhiều công trình không bảo
đảm chất lượng theo thiết kế được duyệt, phải tu bổ, sửa chữa ngay sau khi công
trình đã được nghiệm thu, đưa vào sử dụng.
Gói thầu thi công các căn biệt thự đơn lập trong khu đô thị là điển hình cho
các dự án có sai phạm trong công tác quản lý án. Do đấu thầu hạn chế nên chất
lượng nhiều Nhà thầu kém, không đủ năng lực nên không đáp ứng được công việc.
Công trình thi công xong vừa đưa vào sử dụng đã hư hỏng nặng nề.
Để thấy được vấn đề trên, chúng ta sẽ xem một số gói thầu có giá trúng thầu
thấp hơn so với giá gói thầu:
Bảng 2-4. Một số dự án công trình xây dựng trúng thầu với tỷ lệ rất thấp
STT Tên gói thầu
Giá gói
thầu
(tỷ VND)
Giá
trúng
thầu
(tỷ VND)
Tỷ lệ giá trúng
thầu/giá gói
thầu
(%)
1 Gói thầu hoàn thiện tháp 4,5 45,5 27 60
2
Gói thầu số thi công lắp đặt cửa
gỗ tháp4,5
10,22 6,5 64
3 Gói thầu thi công của sổ tháp4,5 38 25,2 66
4
Gói thầu xây lắp phần thân17
căn biệt thự đơn lập 27 18,6 69
5 Gói thầu thi công 35 căn biệt
thự đơn lập
62 48,5 79
Nguồn: Phòngkinh tế và tổ chấm thầu – Vihajico
58
Từ các kết quả trên và qua thực tế tại một số công trình cho thấy
- Nhà thầu được lựa chọn không có đủ năng lực, kinh nghiệm trong việc thực
hiện gói thầu nhưng do có quan hệ nên vẫn được lựa chọn. Có trường hợp Nhà thầu
chính được lựa chọn có đủ năng lực, kinh nghiệm nhưng các nhà thầu phụ lại không
có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện phần việc được giao nên đã làm ảnh
hưởng tới chất lượng công trình.
- Tình trạng không tuân thủ quy chế đấu thầu: Theo quy định thì trừ một số
dự án được phép chỉ định thầu còn lại phải thực hiện đấu thầu. Trong thực tế có một
số công trình đúng ra phải đấu thầu song Công ty lại thực hiện chỉ định thầu hoặc
chia nhỏ dự án thành nhiều hạng mục nhỏ, gói thầu nhỏ để thực hiện chỉ định thầu.
- Tình trạng bỏ thầu với giá thấp và đánh bóng hồ sơ năng lực để được trúng
thầu: Thực tế những năm qua có không ít hiện tượng nhiều Nhà thầu đã bằng mọi
cách cố hạ thấp giá bỏ thầu, sau đó trong quá trình thi công đã tìm mọi cách để tính
phát sinh khối lượng, cắt xén vật tư, mua vật liệu không đúng tiêu chuẩn và quy
phạm quy định để giảm giá làm cho chất lượng công trình cũng bị giảm đi. Hiện
tượng này còn do cơ chế nghiệm thu chưa chặt chẽ, nghiệm thu không đúng khối
lượng, chất lượng công trình, không bị xử phạt nghiêm minh nên Nhà thầu có thể
thông đồng với người nghiệm thu để ăn bớt khối lượng, chất lượng công trình. Do
vậy, nhiều công trình trúng thầu với giá thấp không thể tưởng tượng, chỉ bằng 60 -
79% giá mời thầu, đã dẫn đến hậu quả là chất lượng công trình không đảm bảo vì
vật tư bị bớt xén hoặc vật tư không đúng yêu cầu thiết kế, khối lượng phát sinh
nhiều, làm dối, làm ẩu.
Như vậy, tình trạng bỏ giá thầu thấp làm mất cân đối giữa yếu tố chất lượng
và giá dự thầu. Trên thực tế, quy định đánh giá năng lực Nhà thầu, quy định chất
lượng công trình trong hồ sơ mời thầu, quy định bảo đảm chất lượng trong hợp
đồng, đặc biệt quy định việc thắng thầu chủ yếu căn cứ trên giá dự thầu thấp mà
chưa tính đầy đủ đến yếu tố chất lượng. Trong khi, hai Nhà thầu chênh nhau 10% -
20% điểm kỹ thuật là sự khác biệt rất lớn về trình độ, năng lực quản lý, thiết bị hiện
đại, còn giá thắng thầu lại chỉ chênh lệch nhau vài phần trăm. Đó là một kẽ hở để
59
nhiều đơn vị lách qua, cố tình đưa giá chào thầu thấp để trúng thầu. Hậu quả là chất
lượng công trình không đạt yêu cầu khi sử dụng.
- Các Nhà thầu được sơ tuyển để tham gia đấu thầu đã thông đồng, liên kết với
nhau trong lập hồ sơ dự thầu để cho một Nhà thầu nào đó trúng thầu, sau đó lại ăn
chia ngầm với nhau từ gói thầu để lại cho công trình một chất lượng giảm sút và có
khi còn đáng báo động.
* Từ những thực trạng trên dẫn tới chất lượng khâu lựa chọn nhà thầu không
đảm bảo được mô tả trên biểu đồ sau :
Hình 2.5: Biểu đồ về nguyên nhân và hậu quả trong khâu lựa chọn nhà thầu
2.4.4 Phân tích thực trạng quản lý chất lượng trong quá trình thi công
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao các hoạt động quản lý
chất lượng như :
+ Thi công xây dựng của nhà thầu, của tổng thầu và nhà thầu phụ.
+ Công tác giám sát chất lượng của chủ đầu tư, giám sát tác tác giả của nhà
thầu thiết kế xây dựng công trình .
+ Công tác nghiệm thu công trình xây dựng.
+ Công tác nghiệm thu công việc xây dựng.
+ Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng
+ Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây
dựng đưa vào sử dụng.
+ Bản vẽ hoàn công.
Chất lượng,
thời gian
Máy móc,
thiết bị
Năng lực, kinh
nghiệm
Chi phí,
thời gian
Đảm bảo
công nghệ
Tài chính,
nhân lực
Sai lệch so
với yêu cầu
60
+ Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Chất lượng công trình luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của mỗi công trình.
Tại dự án Ecopark. Song trên thực tế có rất nhiều công trình, hạng mục chất lượng
không đảm bảo.
* Để thấy được những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu của quản lý chất lượng trong
quá trình thi công, chúng ta cần tìm hiểu một số công trình sau:
Có một số căn hộ, hạng mục mới hoàn thành, vừa bàn giao đưa vào khai thác
đã phải sửa chữa, làm lại như một số căn hộ thuộc ban Nhà Phố, vườn Mai, Vườn
Tùng, Rừng cọ được thể hiện trong bảng 2-5.
Bảng 2-5. Một số công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng
STT Công trình Nguyên nhân Hậu quả
1
Một số căn
chưng cư
tháp 1,2,3
*Do thiếu cán bộ giám sát và
trắc đạc
*Đội ngũ công nhân nhà thầu
nghiệp dư mang tính mùa vụ,
công tác kiểm tra nội bộ trắc
đạc của nhà thầu chưa nghiêm
túc.
Bê tông mặt sàn không đều,
dạn nứt.
Lệch dầm so với tim trục ảnh
hưởng đến công tác hoàn
thiện.
2
Một số căn
chưng cư
tháp 4,5
* Do nhà thầu sử dụng công
nhân thời vụ nên công tác trộn
cát, xi măng để thi công cán
nền và trát tường bị cong
vênh.
* Do không thực hiện đúng
qui trình nghiệm thu công
việc, giai đoạn hoàn thành
công tác xây trát, cán nền, bả,
sơn.
* Các vị trí đắp mốc sai do
cốt xây dựng dẫn sai.
Tường không phẳng, mặt sàn
bị lồi lõm dẫn tới khi lắp sàn
gỗ bị bong rộp, cong vênh
không kín khít.
61
3
Một số căn
biệt thự
Vườn Mai
*Do thay đổi về thiết kế,vật tư
chủng loại từ phía chủ đầu tư.
*Một số thiết bị do thị trường
không đáp ứng kịp tiến độ khi
bàn giao.
Khách hàng không nhận nhà,
công tác bàn giao chậm gây
thất thoát về vốn đầu tư.
4
Một số căn
biệt thự
Vườn Tùng
*Tiến độ thi công bị ép, có
hiện tượng móc ngoặc giữa tư
vấn giám sát-chủ đầu tư và
Nhà thầu nên thi công ẩu, tính
sai khối lượng thanh toán.
Khi bàn giao biệt thự cho
khách hàng bị hư hỏng không
đảm bảo chất lượng.
5
Một số căn
biệt thự Nhà
Phố
*Sử dụng trưởng ban yếu về
điều hành và quản lý, không
điều phối được nhà thầu trong
quá trình thi công.
Chậm tiến độ bàn giao cho
khách hàng dẫn tới thiệt hại
hàng chục tỷ đồng tiền lãi suất
của công ty.
6
Nhà câu lạc
bộ Vườn
Tùng
*Do tổ đấu thầu thông tin
không rộng rãi, một số nhà
thầu nghi ngại về năng lực tài
chính của chủ đầu tư.
Chọn được nhà thầu không đủ
tài chính và năng lực thi công,
dẫn đến chậm tiến độ gây thiệt
hại cho chủ đầu tư.
7
Một số căn
hộ Tháp
1,2,3 khu
Rừng Cọ
*Do giám sát xây dựng buông
lỏng qui trình không kiểm tra
bàn giao hạng mục
*Cán bộ trắc đạc không không
được sử dụng đúng và kịp thời
Sai cao độ, lệch rầm giữa các
tầng với nhau, giữa tầng trên
và tầng dưới.
- Gói thầu tháp 1,2,3 có những hạng mục vừa thi công xong phải phá đi làm lại
như tại tầng 1 tháp 2 khu vực cho khách hàng thuê phải phá đi làm lại cho toàn bộ
khu vực cho thuê vì làm sai so với thiết kế. Các khu vực căn hộ của tháp 1,2,3 cũng
xảy ra các lỗi như nối thép, bẻ mỏ, khoảng cách thép, khe hở xuất hiện tại các dầm
62
bê tông, mặt bê tong bị rỗ, chiều dày lớp bê tông không đều (kết quả được trình bày
tại bảng phụ lục số 01-phần phụ lục )
- Gói thầu phần thân tháp4,5 chung cư rừng cọ sau khi thi công song và qua
kiểm tra thấy tường gạch xây không đúng qui trình, lệch cốt so với thiết kế, đắp cốt
sai, dẫn tới trát tường cũng sai cốt qui định (kết quả được trình bày tại bảng phụ lục
số 02)
- Những sai phạm trong dự án Vườn Tùng, Vườn Mai, Nhà Phố trong quá
trình thi công sai cốt nền hiên trạng, ép cừ không đạt yêu cầu, thay đổi thiết kế cầu
thang, nhà vệ sinh, thay đổi các thiết bị nước, cửa sô, sàn gỗ.. điện theo yêu cầu của
khách hàng đấu nối hệ thống thoát nước với hệ thống ngoài nhà không ăn khớp
không tạo được độ dốc ..
Sau khi phòng quản lý quản lý kỹ thuật kiểm tra kịp thời phát hiện hư hỏng
điển hình là một số lỗi như sau : Tại khu Vườn Tùng cốt nền sân vườn hiện trạng bị
thay đổi cho phù hợp với hệ thống điện nước đi ngầm nên không tạo được độ rốc
thoát nước với hạ tầng dẫn tới việc không thoát được nước mỗi khi có mưa. Tại khu
Vườn Mai thì cột và dầm có nhiều lỗ và khe hở do trộn bê tông không đều và ghép
cốt pha không phẳng. Tại khu nhà Phố Tường bị bong không phẳng, sơn bả không
đúng qui trình nên bị ẩm mốc (kết quả được trình bày trong bảng phụ lục số
03,04,05).
Kết luận của đoàn quản lý chất lượng – Ban quản lý kỹ thuật kiểm tra tại các Dự
án Rừng cọ, Vườn Mai, Vườn Tùng, Nhà Phố được tổng hợp trong phần phụ lục.
Nguyên nhân chính là do thi công không đúng hồ sơ thiết kế, nhà thầu năng lực
yếu và do sự thiếu trách nhiệm của đơn vị tư vấn giám sát. Bên cạnh đó là do sự
thiếu trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc đôn đốc, nhắc nhở Nhà thầu và đơn vị
tư vấn giám sát.
*Tóm lại: Quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng là công tác rất
quan trọng, từ những dẫn chứng trên và qua thực tế tại một số công trình trong
63
Ban quản lý, ta thấy những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu của quản lý chất lượng
công trình trong quá trình thi công.
- Nhà thầu thi công không đúng các yêu cầu của hồ sơ thiết kế, việc tổ chức
thi công và bố trí tiến độ thi công chưa hợp lý. Các loại máy móc, thiết bị, vật tư
cung cấp vào công trình không đúng chủng loại, công suất Nhà thầu không có đủ
máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho thi công.
- Chủ đầu tư không có quy trình giám sát thường xuyên, chi tiết theo quy
chuẩn, tiểu chuẩn, biện pháp thi công được duyệt và không ghi chép đầy đủ vào
nhật ký hàng ngày. Bên cạnh đó, Nhà thầu thi công không đảm bảo các quy chuẩn,
quy phạm và yêu cầu thiết kế đề ra...
- Việc nghiên cứu, tính toán và bố trí tiến độ thi công không hợp lý, không
phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của từng công việc, từng kết cấu công trình. Do
vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của từng kết cấu và sẽ làm giảm chất lượng
công trình. Khi thời tiết thuận lợi, Nhà thầu không tập trung nhân lực và máy thi
công, đến khi bị thúc tiến độ mới cho thi công dồn dập, thi công ẩu không đảm bảo
chất lượng.
- Năng lực một số cán bộ của Chủ đầu tư, Nhà thầu không đáp ứng yêu cầu
công việc. Có Nhà thầu không đủ lực lượng cán bộ, công nhân để thực hiện phần
việc của mình mà đôi khi còn phải thuê ngoài nên không đảm bảo cho yêu cầu công
việc. Cơ cấu công nhân của các loại công tác bố trí chưa hợp lý, có loại thì quá
nhiều, có loại thì quá ít. Việc giáo dục ý thức, trách nhiệm và đạo đức đối với chất
lượng công việc còn thiếu hoặc chưa được thường xuyên.
- Có hiện tượng thông đồng, móc nối giữa Chủ đầu tư hoặc cán bộ giám sát
của Chủ đầu tư với Nhà thầu để xà xẻo, rút ruột công trình, thay đổi chủng loại vật
tư Nhà thầu thi công không đúng quy trình, quy phạm như làm dối, làm ẩn, ăn
bớt khối lượng nhưng vẫn được nghiệm thu, thanh toán.
- Việc tạm ứng, thanh toán vốn của Chủ đầu tư cho Nhà thầu thường chậm
gây ra khó khăn cho Nhà thầu trong việc triển khai thi công làm ảnh hưởng đến chất
lượng công trình.
64
* Từ thực trạng nêu trên dẫn tới chất lượng trong quá trình thi công không
đảm bảo và được mô tả trên biểu đồ sau:
Hình 2.6: Biểu đồ về nguyên nhân và hậu qủa trong công tác thi công
2.4.5 Phân tích thực trạng về sự phối hợp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu trong
việc đảm bảo chất lượng xây dựng công trình.
Quản lý chất lượng trong q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271719_6085_1951676.pdf