Luận văn Đề xuất một số giải pháp quản lý dịch vụ công nghệ thông tin tại Vietinbank – Trung tâm công nghệ thông tin nhằm tiết kiệm chi phí

LỜI CẢM ƠN . i

MỤC LỤC . ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ. vi

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI. . 4

1. 1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng hiện đại 4

1.1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng hiện đại . 4

1.1.2. Sự cần thiết phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của ngân hàng thương mại

tại Việt Nam . 5

1.1.2.1. Những lợi ích của việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại . 5

1.1.2.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại là một xu thế tất yếu bởi quá trình hội

nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hoá cũng như sự tăng giảm môi truờng cạnh tranh

của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay . 6

1.1.3. Các dịch vụ ngân hàng hiện đại . 8

1.1.3.1. Nhóm dịch vụ thanh toán . 8

1.1.3.2. Công cụ thanh toán hiện đại . 9

1.1.3.3. Các phương thức thanh toán . 10

1.1.4. Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử . 12

1.1.4.1. DVNHĐT qua hệ thống máy rút tiền tự động( ATM- Automatic Teller Machine) 12

1.1.4.2. DVNHĐT qua điện thoại (Telephone banking). 13

1.1.4.3. Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking) . 14

1.1.4.4. Dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet (Internet- Banking) . 14

1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động của ngân hàng thương mại.15

1.2.1. Tổng quan về công nghệ thông tin . 15

1.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng thương mại . 16

1.3. Đánh giá tác động của ứng dụng CNTT vào hoạt động bán lẻ của ngân hàng

thương mại . 18

pdf120 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đề xuất một số giải pháp quản lý dịch vụ công nghệ thông tin tại Vietinbank – Trung tâm công nghệ thông tin nhằm tiết kiệm chi phí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng sử dụng dịch vụ của mình cũng được Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chú trọng. Từ năm 2010, Vietinbank là ngân hàng đầu tiên triển khai thành công dịch vụ thu phí cầu đường không dừng và dịch vụ thanh toán Xăng dầu qua thẻ trên cơ sở hợp tác với Tổng công ty Xăng dầu Quân đội...VietinBank còn mở rộng hoạt động tài chính với các đơn vị trực thuộc kinh doanh các lĩnh vực khác như: hoạt động Cho thuê tài chính, Chứng khoán, Quản lý nợ và khai thác tài sản, Bảo hiểm, Vàng bạc đá quý, Quản lý quỹ... 2.1.7. Những điểm cạnh tranh mấu chốt Với hơn 100 tổ chức tín dụng hiện nay, thì thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng đang chuyển từ thị trường của người bán sang thị trường của người mua. Mỗi ngân hàng muốn thành công trên thị trường buộc phải thay đổi cơ bản cách thức, phương thức và quy trình nghiệp vụ kinh doanh. Cách bán hàng truyền thống là ngồi tại trụ sở của ngân hàng, đợi khách hàng đến, bán các sản phẩm/dịch vụ ngân hàng hiện có ... không còn phù hợp. Thị trường của người mua - có nghĩa là từng NHTM sẽ phải cạnh tranh cung cấp sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần tại địa điểm, nơi khách hàng có nhu cầu theo cách thức khách hàng mong muốn, nhất là đối với khúc khách hàng và phân khúc thị trường có mức độ cạnh tranh cao. Biểu đồ 2.1: Hệ thống TCTD tại Việt nam đến 31/12/2012 Nguồn: Báo cáo của NHNN 40 Nói cách khác, để có thể nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường dịch vụ tài chính-ngân hàng đang thuộc thị trường của người mua, thì các NHTM buộc phải tìm mọi cách để đáp ứng các đòi hỏi về sử dụng các dịch vụ tài chính mọi lúc, mọi nơi và thỏa mãn mong đợi của khách hàng về những trải nghiệm tốt nhất trên các kênh bán hàng của ngân hàng. Trong bối cảnh này, ngân hàng nào nắm bắt được nhu cầu, mong đợi của khách hàng một cách kịp thời, đúng đắn, tổ chức cung ứng dịch vụ theo mong muồn của khách hàng và kiểm soát được quá trình đó, thì sẽ làm chủ thị trường. Sự phát triển của khoa học công nghệ và các thiết bị thông minh đang tạo ra các nhu cầu mới gắn với những sản phẩm điện tử, điển hình là các loại thẻ, internetbanking, mobile banking.... Đây là cơ hội lớn cho các NHTM trong việc đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ; thu hút khách hàng tiềm năng, gắn kết và tăng cường mức độ hài lòng của khách hàng hiện tại. Song đây cũng là thách thức cho các NHTM nếu không nhận thức rõ nhu cầu và thay đổi một cách phù hợp. Không dừng ở các sản phẩm công nghệ cao, các sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi được may đo theo nhu cầu đặc thù của khách hàng cũng là yếu tố cạnh tranh quyết định đối với mỗi ngân hàng. Thành công và đẳng cấp của mỗi NHTM sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận, mời gọi và phục vụ nhóm khách hàng có tiềm năng tạo ra lợi nhuận lớn đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Do các NHTM đều cố gắng tiếp cận, lôi kéo nhóm khách hàng này, nên cạnh tranh trong từng phân khúc thực sự nằm ở khả năng thấu hiểu, cung cấp và phục vụ khách hàng đúng theo những gì khách hàng mong muốn. Vì thế, việc có đầy đủ thông tin khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời để có thể xác định nhu cầu, tư vấn các sản phẩm hiệu quả cho khách hàng và ra được các quyết định phục vụ một cách phù hợp lý và nhanh nhất, đòi hỏi các NHTM phải ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Đây là một trong những yếu tố cơ bản quyết định khả năng cạnh tranh của các ngân hàng. Chi phí là một trong các yếu tố cạnh tranh truyền thống và cũng vấn là vấn đề quan trọng trong cạnh tranh trên thị trường tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên, chi 41 phí luôn gắn liền với các tiện ích sản phẩm, dịch vụ; sự thuận tiện, chuyên nghiệp trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ. Tăng cường quản trị, điều hành cũng là các vấn đề cấp thiết trong nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt nam trong bối cảnh qui mô và phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng, thị trường đầy biến động. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút được khách hàng, giữ được thị phần, quản trị rủi ro hữu hiệu, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững, không thể không ứng dụng CNTT trong hoạt động của mỗi ngân hàng. TÓM LẠI: CNTT – chìa khóa để NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vữngSự phát triển của CNTT đã tạo ra các tiềm năng phát triển to lớn đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên hai góc độ. Thứ nhất, là vấn đề kết nối, truyền thông, giải quyết các nhu cầu sản phẩm, dịch vụ mọi nơi, mọi lúc theo yêu cầu của khách hàng. Thứ hai là vấn đề tái cấu trúc các quá trình kinh doanh, quá trình quản trị, điều hành của ngân hàng. CNTT cho phép phát triển sản phẩm, dịch vụ tinh vi, phức tạp; cho phép thu thập, xử lý thông tin, phân tích thị trường với qui mô dữ liệu lớn, phức tạp trong thời gian ngắn và cho phép thực hiện việc kiểm soát rủi ro trong bối cảnh mở rộng địa bàn, qui mô hoạt động kinh doanh... CNTT cũng cho phép tiết kiệm chi phí liên quan tới việc in ấn, vận chuyển chứng từ; chi phí thiết lập các chi nhánh cố định (được thay bằng các kênh phân phối điện tử); chi phí nhân sự trong việc thực hiện thủ công các công việc đã được tự động hóa... Vì vậy, NHTM nào cập nhật được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, CNTT, có khả năng ứng dụng một cách kịp thời và có đội ngũ nguồn nhân lực vận hành một cách hiệu quả, thì NHTM đó sẽ có các lợi thế trong cạnh tranh, thu hút khách hàng. Do đó CNTT chính là chìa khóa để NHTM tăng cường năng lực cạnh tranh. Thực tế trong thời gian qua, nhiều NHTM đã ưu tiên tài chính cho việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành. Các NHTM cũng đã ứng dụng công nghệ tin học để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại 42 như internet banking, mobile banking, ví điện tử, các dịch vụ thanh toán hóa đơn. đáp ứng được nhu cầu về thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi. Về quy trình nghiệp vụ, các NHTM cũng đã và đang triển khai hàng loạt các dự án tự động hóa các nghiệp vụ lõi như phê duyệt tín dụng, phát hành và thanh toán LC, chuyển tiền, nghiệp vụ kiều hối Việc ứng dụng CNTT, tự động hóa sẽ rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng, nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu rủi ro họat động. Một số NHTM đã xây dựng các hệ thống Call Center để giải quyết nhanh chóng mọi thắc mắc của khách hàng vào mọi thời điểm (hoạt động 24/7), tư vấn và cung cấp thông tin sản phẩm kịp thời tới mọi đối tượng khách hàng. Ở qui mô lớn hơn, phức tạp hơn, một số NHTM đã đầu tư, ứng dụng kiến trúc hệ thống công nghệ tiên tiến, có hiệu năng và độ mở rộng cao, bảo mật thông tin, hỗ trợ tích cực cho chiến lược mở rộng nhanh chóng hoạt động của mỗi NHTM. Một số NHTM đã có hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), thiết kế hệ thống 360 độ view để giúp các nhân viên có thể chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả nhất; Ứng dung CNTT nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro... Quá trình này đã và đang tạo ra các lợi ích to lớn không chỉ đối với ngân hàng, mà còn tạo giá trị gia tăng cho khách hàng. Theo thống kê cho thấy, ngân hàng là một trong những ngành ứng dụng CNTT nhanh nhất, tốt nhất trong thời gian qua, với tỷ lệ 100% cán bộ xử lý nghiệp vụ ngân hàng bằng máy, 98% máy tính ở các ngân hàng được kết nối mạng và khoảng 60% máy tính kết nối băng thông rộng. Hệ thống an ninh mạng cũng được xếp vào loại tốt nhất khi 90% đã có tường lửa, hệ thống cảnh báo, ngăn chặn IDS/IPS và 100% được trang bị các biện pháp phòng chống virus tự động, một số ngân hàng thương mại có hệ thống dự phòng sẵn sàng cao, đến nay có 6 ngân hàng đã xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng. 43 2.2.Thực trạng hệ thống công nghệ thông tin tại Vietinbank 2.2.1. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin a.Hệ thống Mạng, truyền thông, bảo mật tại trung ương và chi nhánh Hệ thống mạng, truyền thông, bảo mật tại trung tâm dữ liệu Hà Nội Trung tâm dữ liệu đặt tại Hà Nội (187 Nguyễn Lương Bằng và 108 Trần Hưng Đạo), là trái tim của toàn bộ hệ thống CNTT NHCTVN, bao gồm các module thành phần thực hiện các chức năng tương ứng: - Module Core-Switch: thực hiện chức năng chuyển mạch chính cho tất cả dữ liệu tại trung tâm dữ liệu. Kết nối giữa 46A Tăng Bạt Hổ và 108 Trần Hưng Đạo là tuyến cáp quang (gồm nhiều core), hiện đang sử dụng băng thông 2Gbps cho hệ thống truyền dẫn chính; 2Gbps cho hệ thống storage của AS400; 1 Gbps cho hệ thống storage của hệ thống Fujitsu phục vụ ATM, 1Gbps của Switch chuyển mạch tài chính (đang triển khai). Các Core-Switch đóng vai trò chuyển mạch chính bao 44 gồm Cisco Catalys 6509, Cisco Catalys 6513 (đều có 2 card thực hiện chức năng tường lửa FWSM); Nortel PassPort 8610. Các máy chủ Core-banking, máy chủ ATM, database, aplication, đều được bảo vệ bởi tường lửa của hệ thống trên. - Module: Core-routing: chức năng kết nối mạng WAN toàn hệ thống, kết nối mạng diện rộng các trung tâm vùng (miền nam, miền trung) và các chi nhánh miền bắc. - Module phòng ban TTCNTT, Trụ sở chính: kết nối người dùng tại trung ương - Module kết nối đi các đối tác, partner như: NHNN, Kho bạc, - Module truy cập Internet, tiếp nhận VPN - Module các máy chủ hệ thống (corebanking, database, ATM, aplication, email, AD/MOM/SMS, ) - Module Ngân hàng điện tử (mô hình kết nối chi tiết bên dưới): cung cấp các dịch vụ cho khách hàng như internet banking, web, mail (cho cán bộ NHCTVN), Mỗi module sử dụng tổng hợp các thíêt bị mạng, truyền thông, bảo mật như: Switch, Router, Firewall, IDS/IPS, San switch, storage, apliance (antivirus, anti- spam, network access control, ) của nhiều hãng lớn, nổi tiếng thế giới như: Cisco, Nortel, Juniper, Nokia, Tippingpoint, IBM, 45 Hệ thống mạng WAN kết nối từ trung tâm dữ liệu tới các trung tâm vùng, từ trung tâm vùng kết nối tới các chi nhánh, từ các chi nhánh kết nối tới các PGD, QTK, ATM NHCTVN có hệ thống mạng WAN trải rộng trên cả nước, chia thành 3 trung tâm vùng chính (miền bắc kết nối về trung tâm dữ liệu tại HN, miền trung kết nối về trung tâm vùng miền trung tại Đà Nẵng, miền nam kết nối về trung tâm vùng miền mam tại Sài Gòn). Các trung tâm vùng miền trung, miền nam kết nối về trung tâm dữ liệu và kết nối với nhau bằng các đường truyền thuê của các đối tác VTN, EVN, Viettel, FPT. Các chi nhánh tại các tỉnh thành (tổng cộng khoảng 140 chi nhánh) kết nối về các trung tâm vùng tương ứng bằng ít nhất 2 đường truyền leased line thuê các đối tác khác nhau trong số:VTN, Viettel, FPT. Các PGD, QTK, ATM kết nối về 46 chi nhánh bằng ít nhất 1 đường truyền của các đối tác trong số Bưu điện tỉnh thành, VTN, Viettel, FPT, EVN. Hệ thống sử dụng tổng hợp các thíêt bị Switch, Router, modem của Cisco, Juniper, Nortel, Hệ thống mạng truyền thông bảo mật tại trung tâm vùng miền trung và miền Nam Miền Trung 47 Miền Nam Hệ thống tại các trung tâm vùng cũng chia ra các module, tuy nhiên so với trung tâm dữ liệu thì đơn giản hơn rất nhiều. Tại các trung tâm vùng chỉ có các module - Module Internet: phục vụ truy cập Internet tập trung cho toàn hệ thống - Module máy chủ: chỉ có một số máy chủ AD/MOM/SMS; mẫu dấu chữ kí SVS, cập nhật virus, hotfix WSUS. - Các module kết nối kiểm soát mạng tại các trung tâm vùng, kết nối các chi nhánh. Thống kê thiết bị tại Trung tâm dữ liệu và các trung tâm vùng Tổng hợp các thiết bị mạng, truyền thông, bảo mật tại Trung tâm dữ liệu và các trung tâm vùng: 48 TT dữ liệu Cisco Catalys 6509, 6513: 2 Cisco Catalyst 3750G-48TS-S: 2 + 4 (nhdt) Nortel Passport 8610: 1 Layer 3 Nortel 5510: 10 Layer 2 Nortel Baystack 450, 2000: 25 Router Juniper M10i : 4 Router Cisco 3845: 6 + 2(nhdt) Router Cisco 3660, 2851, 2600, 1700: 6 Firewall Juniper SSG550: 2 Firewall Cisco ASA5550, ASA5520 (tích hợp IPS), PIX525: 8 + 2 (nhdt) Firewall Nokia 1260, 560: 6 (nhdt) IPS Proventia G400, Tippingpoint 1200e: 2 NAC appliance + server: 6 Các SanSwitch, storage, các thiết bị khác. Tổng số khoảng 150 thiết bị TT vùng miền trung + nam Router Juniper M7i: 8 Router Cisco 3845, 3660, 2600, 1700: 15 Layer 3 Nortel 5510, cisco 4500: 5 Layer 2 Nortel 450, 2000: 10 Firewall Cisco PIX525, ASA5520 (tích hợp IPS): 2 NAC appliance + server: 4 Firewall SSG520: 2 Các thiết bị khác. Tổng số khoảng 50 thiết bị 49 Hệ thống mạng, truyền thông, bảo mật tại các chi nhánh NHCTVN có khoảng 140 chi nhánh phân bố khắp cả nước. Với mô hình mạng chi nhánh: - Các PGD, QTK, ATM sẽ kết nối về Router chi nhánh - Firewall kiếm soát truy cập giữa các thiết bị (tích hợp IPS) - Switch layer3 Nortel 5510, 1424, 1648 phục vụ chuyển mạch chính - Switch layer 2 Nortel 450 phục vụ mở rộng kết nối các thiết bị vào mạng Tổng số thiết bị của các chi nhánh khoảng: 140 x 13 = 1820. Trong đó một chi nhánh điển hình sẽ có: 13 thiết bị mạng, truyền thông, bảo mật - 2 Router tại hội sở - 1 Firewall + 1 IPS/IDS - 1 Switch layer 3 - 3 Switch layer 2 - Trung bình có 5 PGD/QTK/ATM: mỗi nơi có 1 Router hoặc modem. Tổng số 5 thiết bị. 50 Tổng số thiết bị mạng, truyền thông, bảo mật tại trung ương, chi nhánh xấp xỉ 2000 thiết bị. b.Hệ thống máy chủ tại trung ương và chi nhánh Hệ thống máy chủ tại trung ương: - Các máy chủ AS400 (IBM) hệ điều hành OS400: chứa các ứng dụng, báo cáo và cơ sở dữ liệu của hệ thống core-banking. Bao gồm 2 máy I570, 2 máy I870, 2 máy I820 - Các máy chủ chứa cơ sở dữ liệu cho hệ thống ATM, dịch vụ thẻ : 4 máy Fujitsu , 4 máy Sun V890 (hệ điều hành Sun Solaris) - Các máy chủ ứng dụng khác: chứa các ứng dụng, dịch vụ, quản trị khác như: database, báo cáo, thanh toán song biên, email, web, virus hotfix, AD/MOM/SMS, . Bao gồm các máy của các hãng như: NCR, Dell, Sun, IBM, HP trên các hệ điều hành Windows Server, Sun Solaris. Tổng số khoảng 80 máy. Hệ thống máy chủ tại chi nhánh: Một chi nhánh điển hình sẽ có 5 máy chủ bao gồm - 2 máy chủ ứng dụng (1 chạy chính + 1 dự phòng) - 2 máy chủ quản lý domain (1 chạy chính + 1 dự phòng) - 1 máy chủ Virus/hotfix. Các máy chủ chủ yếu của các hãng Dell, NCR chạy hệ điều hành Windows Server. Với 140 chi nhánh thì số lượng máy chủ tại các chi nhánh có 140 x 5 = 700 máy. c. Hệ thống các máy trạm Các máy trạm trên toàn hệ thống hầu hết chạy hệ điều hành Windows XP, Windows 2000 và được đăng nhập vào AD (Active Directory) để đảm bảo an toàn, bảo mật, quản lý tập trung. 51 d. Thực trạng quản trị hệ thống hạ tầng CNTT Hệ thống mạng truyền thông bảo mật Hiện tại NHCTVN vẫn chưa chính thức triển khai một giải pháp giám sát hệ thống. Đội ngũ quản trị đã tiến hành thử nghiệm một số công cụ riêng lẻ như: - Bộ công cụ Solarwinds để giám sát hệ thống mạng - Bộ công cụ Adventnet để phân tích lưu lượng dữ liệu chạy trên mạng - Việc giám sát hệ thống, thay đổi cấu hình thiết bị được thực hiện bằng cách sử dụng các giao thức sẵn có của hệ thống như: telnet/ssh, http/https, snmp, console, syslog để giám sát, cấu hình riêng lẻ từng thiết bị Hệ thống máy chủ: -Hệ thống máy chủ corebanking AS400: hiện đang sử dụng giải pháp Tivoli để giám sát hiệu suất hoạt động, các cảnh báo của hệ thống. Ngoài ra việc theo dõi hệ thống còn được hỗ trợ bởi phần mềm IBM Iseries access -Hệ thống máy chủ Fujitsu, Sun V890, các máy chủ Sun Solaris: chưa triển khai giải pháp quản lý giám sát nào, chỉ sử dụng những công cụ có sẵn của hệ điều hành như: telnet/ssh, web/https, console để giám sát và thay đổi cấu hình. -Đối với hệ thống máy chủ Windows: các giải pháp đã triển khai ƒCông cụ HostMonitor để giám sát các máy chủ có đang hoạt động hay không ƒGiải pháp AD/MOM/SMS: Active Directory (AD) là một trong những dịch vụ thư mục quản trị hệ thống (Network-focused directories) phổ biến nhất được phát triển kèm theo hệ điều hành máy chủ Windows Server của tập đoàn Microsoft. AD có thể nói là trung tâm quản lý hệ thống, quản lý hầu hết các tài nguyên, dịch vụ trong hệ thống từ tài khoản người dùng, máy chủ, máy trạm, môi trường làm việc đến các chính sách về hệ thống, chính sách an toàn bảo mật. Bên cạnh đó, AD hỗ trợ các cơ chế cho phép sẵn sàng bắt tay với các ứng dụng trên các nền hệ điều hành khác nhau. Dựa trên nền tảng AD, có thể triển khai rất nhiều các ứng dụng, dịch vụ như email, web, quản lý công văn... Hệ thống AD/MOM/SMS còn có các tác dụng sau: 52 o Giám sát hệ thống máy chủ Windows, cảnh báo các nguy cơ xảy ra lỗi. o Thu thập các thông tin về tài nguyên hệ thống phần cứng, phần mềm phục vụ cho việc quản lý tài sản CNTT. o Triển khai phần mềm ứng dụng tới các máy tính cần thiết. 2.2.2.Những bất cập, hạn chế trong việc quản trị hệ thống hạ công nghệ thông tin tại Vietinbank Từ hiện trạng hạ tầng CNTT cũng như thực tế quản trị hệ thống CNTT hiện nay, còn tồn tại các vấn đề sau: -Chưa có một giải pháp hiệu quả để theo dõi, giám sát, quản trị hệ thống mạng truyền thông, bảo mật. Các giải pháp hiện đang áp dụng để giám sát, phân tích, cấu hình hệ thống mạng truyền thông, bảo mật như: Solarwinds, Adventnet đều là thử nghiệm, chưa có bản quyền và chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Điều này làm việc quản trị rất khó khăn, ảnh hưởng tới việc hỗ trợ khắc phục khi có sự cố xảy ra. Thực tế là nhiều khi bộ phận kĩ thuật quản trị không phải là người đầu tiên phát hiện sự cố xảy ra mà lại do bộ phận nghiệp vụ thông báo lỗi. Việc phân tích, chẩn đoán, xử lý lỗi rơi vào tình trạng bị động và mang tính đối phó với sự cố; chưa chủ động kiểm soát, xử lý và ngăn chặn tối đa các sự cố phát sinh. -Chưa kiểm soát triệt để được việc thay đổi cấu hình các thiết bị cũng như chưa tự động hóa được việc cấu hình với số lượng lớn các thiết bị. Việc thay đổi cấu hình vẫn được tiến hành thủ công với riêng từng thiết bị, năng suất thấp và dễ mắc sai sót khi thực hiện. -Chưa có giải pháp hiệu quả để theo dõi, cảnh báo, giám sát, phân tích chẩn đoán hệ thống máy chủ Unix Sun Solaris như Fujitsu, Sun V890. Đây là hệ thống máy chủ có vai trò rất quan trọng phục vụ cho ATM, hệ thống thẻ. -Hiện trạng hệ thống như hiện nay rất khó có một tầm nhìn tổng thể, tập trung tích hợp tất cả hệ thống mạng truyền thông bảo mật, hệ thống máy chủ, hệ thống các ứng dụng. Tại một thời điểm, chưa thể đưa ra cái nhìn chung và thống nhất cho tổng thể tình trạng hoạt động toàn hệ thống CNTT. Công việc đó nếu có thực hiện được cũng phải mất rất nhiều thời gian và nhân lực của các bộ phận quản trị liên quan. 53 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIETINBANK – TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 3.1.Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Trong bối cảnh kinh tế Châu âu đang từng bước phục hồi sau những khủng hoảng về nợ công tại một số quốc gia, việc phục hồi kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn, Hoạt động của các NHTM Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng không chỉ của nội tại nền kinh tế, mà còn chịu tác động từ các nhân tố từ bên ngoài. Điều này đặt ra một số vấn đề mà các NHTM Việt Nam cần phải thực hiện để vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển trong thời gian tới. 3.1.1. Tăng cường năng lực hoạt động So với các nước khác trong khu vực, qui mô của các Ngân hàng Việt Nam còn nhỏ, tổng tài sản ở mức thấp. Sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Các Ngân hàng nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi v.v.. Mặc dù các ngân hàng Việt Nam có lợi thế so sánh về mạng lưới, về khách hàng truyền thống nhờ vai trò lịch sử nhưng kém hơn so về năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, về nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro. Một số công trình nghiên cứu cho rằng: một tổ chức tín dụng có khả năng cạnh tranh cần có: Năng lực sáng tạo; Năng lực phân bổ và tái phân bổ danh mục tài sản và nợ; Năng lực cải thiện năng suất và quản lý nguồn lực; Khả năng thanh toán, vốn và thanh khoản và Chủ sở hữu mạnh. Điều đó có nghĩa là, để nâng cao năng lực cạnh tranh, việc tăng vốn là rất cần nhưng chưa đủ mà cần phải tạo năng lực và động lực để cạnh tranh. 54 3.1.2. Cải tiến chất lượng dịch vụ ngân hàng Dịch vụ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp hiện nay, dù đã được đa dạng hoá nhưng vẫn đơn điệu. Dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển nhưng đồng bộ. Rất nhiều dịch vụ phát triển chưa xứng với tiềm năng, đặc biệt là các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ dành cho khách hàng thượng lưu, dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn và hỗ trợ tài chính, trung gian tiền tệ, trao đổi công cụ tài chính, cung cấp thông tin tài chính và dịch vụ chuyển đổi. Hoạt động đầu tư và kênh phân phối điện tử đã tăng trưởng nhanh chóng nhưng tính tiện tích và hiệu quả kinh tế chưa cao. Các hoạt động tiền tệ, lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ phát sinh ngoại hối, đầu tư vẫn trong giai đoạn đầu. Thị trường dịch vụ ngân hàng vẫn phát triển dưới mức tiềm năng, các mô hình cạnh tranh còn đơn giản. Mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội đối với dịch vụ ngân hàng chưa cao do những hạn chế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ và thương hiệu chưa phổ biến, nên dễ dẫn tới sự bất ổn của thị trường dịch vụ, do đó dễ tạo ra sự cạnh tranh về giá (lãi suất) để lôi kéo khách hàng của nhau. Nếu dịch vụ ngân hàng không được cải tiến mạnh mẽ, phát triển dịch vụ chưa theo định hướng nhu cầu của khách hàng, thì hệ thống ngân hàng thương mại trong nước khó duy trì thị phần của mình, nhất là khi sự phân biệt giữa Ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài căn bản được xóa bỏ từ 2011. Lợi thế về truyền thống và mạng lưới sẽ khó giúp các gân hàng trong nước phát triển các dịch vụ mới và các dịch vụ phi tín dụng - những dịch vụ cần công nghệ và kỹ năng khai thác của các cán bộ ngân hàng. Báo cáo của HSBC VN cho thấy: doanh thu từ thanh toán quốc tế chiếm 1/3 tổng doanh thu của họ. Năm 2008, khách hàng là các công ty Việt Nam chỉ chiếm 3%, thì nay đã lên tới 50% trên tổng số khách hàng của HSBC. Đến cuối năm 2012, tỉ lệ này đã tăng lên trên 60%. 3.1.3. Thứ ba, nâng cao năng lực quản trị và công nghệ Đến nay công tác quản trị rủi ro đối với mỗi ngân hàng tuy đã được chú trọng, nhưng chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành. 55 Tình trạng vay mượn với lãi suất lên xuống thất thường trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong thời gian qua suy cho cùng đều bắt nguồn từ việc các ngân hàng chưa quản trị tốt tài sản và thanh khoản. Do sự yếu kém từ quản trị tài sản Nợ, tài sản Có và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu, trong khi một số NHTM lại muốn sử dụng triệt để phần vốn này để cho các hoạt động kinh doanh sinh lời, nên xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ tại một số ngân hàng Theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng. Nhưng để có được nền tảng công nghệ hiện đại, đòi hỏi phải đầu tư lớn, đây là việc rất khó đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Do vốn ít, năng lực tài chính còn hạn chế, nên một số ngân hàng không dễ thực hiện. Như vậy, quản trị hoạt động cũng như quản trị công nghệ ngân hàng đang là một thách thức lớn trước sức ép hội nhập của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Với một một thị trường tài chính còn non trẻ, rất chật hẹp, số lượng NH và TCTD phi NH là không nhỏ. Một khi mỗi phân đoạn thị trường có nhiều ngân hàng/chi nhánh trong và ngoài nước khai thác, mức độ canh tranh để giữ thị phần sẽ càng trở nên khốc liệt, nhưng đa số các ngân hàng Việt Nam chưa nâng cao được chất lượng, tính tiện ích của dịch vụ, lợi thế công nghệ và trình độ quản lý để cạnh tranh, mà chỉ dựa vào lãi suất và chính sách khuyến mại. Một số ngân hàng thương mại cổ phần qui mô vốn nhỏ, mới ra đời chưa có điều kiện khảng định được uy tín và thương hiệu với khách hàng, chưa có điều kiện để phát triển dịch vụ phi tín dụng, chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng, phát triển mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay chứng khoán và bất động sản với lãi suất thỏa thuận, nên đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của thị trường này. Ttrước những một số diễn biến bất ổn từ nền kinh tế, thì sự chậm trễ hay những can thiệp quá mức của cơ quan quản lý, những bất ổn của hệ thống ngân hàng cũng dễ nảy sinh. 56 Tóm lại: - Ngân hàng thương mại Đẩy mạnh phát triển hệ thống dịch vụ, mở rộng thị trường hướng tới thị trường tiềm năng là khối dân doanh - ngoài quốc doanh, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa (kể cả các công ty cổ phần, công ty TNHH). Ngoài ra, khách hàng cá nhân là lượng khách hàng to lớn và tiềm năng lâu dài của dịch vụ bán lẻ ngân hàng. Chú ý tới khách hàng trẻ tiềm năng trong độ tuổi 21-29 (65% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 30) vì tính năng động trong tiếp cận sản phẩm và tính sẵn sàng sử dụng dịch vụ mới, ứng d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273362_0485_1951494.pdf
Tài liệu liên quan