Luận văn Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược tái cơ cấu tổng công ty truyền tải điện quốc gia

LỜI CẢM ƠN . i

MỤC LỤC. ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU . ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH .x

PHẦN MỞ ĐẦU.- 1 -

1. Tính cấp thiết của đề tài .- 1 -

2. Mục tiêu nghiên cứu.- 1 -

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.- 1 -

4. Phương pháp nghiên cứu.- 2 -

5. Bố cục của luận văn .- 2 -

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN

LƯỢC TÁI CƠ CẤU .- 3 -

1.1. Khái niệm quản trị chiến lược.- 3 -

1.2. Nhiệm vụ của quản trị chiến lược .- 4 -

1.3. Quy trình quản trị chiến lược .- 5 -

1.3.1. Sứ mệnh và các mục tiêu chủ yếu.- 5 -

1.3.2. Phân tích bên ngoài.- 6 -

1.3.3. Phân tích bên trong .- 6 -

1.3.4. Lựa chọn chiến lược .- 7 -

1.3.5. Thực thi chiến lược.- 8 -

1.3.5.1. Soát xét lại môi trường chiến lược, thiết lập các mục tiêu và các

chính sách hàng năm.- 8 -

1.3.5.2. Đánh giá, điều chỉnh và đảm bảo nguồn lực .- 9 -

1.3.5.3. Xác định cơ cấu tổ chức để thực hiện chiến lược .- 10 -

1.3.5.4. Điều chỉnh lộ trình thực thi chiến lược cho phù hợp với thực tế môi

trường tác động vào doanh nghiệp. .- 11 -

pdf106 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược tái cơ cấu tổng công ty truyền tải điện quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu trúc là một chiến lược mà qua đó công ty thay đổi tập hợp các đơn vị kinh doanh hay cấu trúc tài chính của nó. Các công ty có thể sử dụng ba hướng chiến lược cơ bản để tái cấu trúc đó là: giảm quy mô, thu hẹp phạm vi, và bán đi đơn vị kinh doanh. Nội dung của tái cơ cấu quan tâm đến tính hệ thống và chuyên nghiệp trong phương thức thực hiện công việc, phối hợp công việc và điều hành công việc - 30 - Khi thực hiện tái cấu trúc, một số thành phần của hiện trạng sẽ kiên quyết bảo vệ cơ cấu hiện hành. Các rào cản ngăn trở sự đổi mới không chỉ tồn tại trong các tổ chức, mà còn phát sinh từ những người đang làm việc trong các tổ chức đó. Trong khi thực hiện chiến lược tái cơ cấu, kế hoạch hành động đóng vai trò rất quan trọng. Để thực hiện chiến lược tái cơ cấu có hiệu quả thì chiến lược hành động này cần được xây dựng rất cụ thể, chi tiết và kỹ lưỡng. Kế hoạch này cũng cần được điều chỉnh thường xuyên để đáp ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài. - 31 - CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC TÁI CƠ CẤU TỔNG CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA 2.1. Giới thiệu Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia Hình 2.1. Giới thiệu về EVNNPT và Hệ thống điện Việt Nam Nguồn: [6] Trong hệ thống điện tại Việt Nam, các phần tử tham gia hệ thống điện là các nhà máy điện (Công ty Phát điện trực thuộc EVN, Công ty phát điện Cổ phần hóa, Các nhà sản xuất điện độc lập), EVNNPT (các đường dây và trạm biến áp truyền tải), DC (phân phối và bán lẻ điện) được liên kết chặt chẽ với nhau thông qua sự điều hành của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia EVNNLDC, dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Công thương và Cục Điều tiết Điện lực. - 32 - Cục Điều tiết điện lực là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về điều tiết hoạt động điện lực; tổ chức thực hiện nhiệm vụ điều tiết hoạt động điện lực nhằm cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và đảm bảo tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật (theo Để chuỗi cung của ngành điện được liên tục, không gián đoạn, các hoạt động điện lực luôn được phối hợp nhịp nhàng, đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ cao. EVNNPT đóng vai trò trung gian, cầu nối giữa khâu phát điện với khâu phân phối bán lẻ điện trong hệ thống điện. Với trên bảy ngàn cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề đang ngày, đêm trực tiếp điều hành, làm việc với thiết bị có cấp điện áp cao, đặc biệt nguy hiểm đối với người lao động, người làm công tác an toàn, người trực tiếp quản lý, điều hành tại các vị trí công tác của hệ thống điện truyền tải Quốc gia. Mọi sơ suất, nhầm lẫn, thiếu hiểu biết về kỹ thuật an toàn trong công tác điều hành, thao tác thiết bị điện đều có thể xảy ra tai nạn và sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp điện của toàn bộ hệ thống điện quốc gia. 2.1.1. Hình thức hoạt động Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) được thành lập theo quyết định số 223/QĐ-EVN ngày 11/4/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực - 33 - Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2008. EVNNPT được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các Công ty truyền tải điện 1, 2, 3, 4, các Ban QLDA các công trình điện miền Bắc, miền Trung và miền Nam. EVNNPT là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu 100% vốn điều lệ. Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia giữ vai trò độc quyền nhà nước trong lĩnh vực truyền tải điện. Mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động của EVNNPT: a) Đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam; b) Sản xuất kinh doanh có lãi theo định mức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo toàn và phát triển vốn được giao, sử dụng hợp lý các nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận, tích lũy đầu tư phát triển EVNNPT. 2.1.2. Ngành, nghề kinh doanh Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia ban hành kèm theo quyết định số 324/QĐ-EVN ngày 14/5/2012 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam [5], EVNNPT hoạt động trong các ngành, nghề sau đây: Ngành, nghề kinh doanh chính: a) Hoạt động truyền tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực; b) Đầu tư phát triển lưới điện truyền tải; c) Quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện; d) Tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát thi công các công trình lưới điện; đ) Thí nghiệm điện; e) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý, vận hành, sửa chữa lưới điện; - 34 - Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính: a) Sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị lưới điện, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin; b) Xây dựng, lắp đặt các công trình lưới điện; c) Kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin; d) Kinh doanh khách sạn, du lịch, cho thuê văn phòng; đ) Cho thuê máy móc, thiết bị; e) Vận tải thủy, bộ phục vụ sản xuất kinh doanh; g) Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 2.1.3. Cơ chế quản lý trong EVNNPT EVNNPT được tổ chức theo 03 cấp quản lý. - Tại Tổng công ty có Ban lãnh đạo (bao gồm Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc) và các Ban tham mưu (hiện có 13 Ban và Văn phòng). - Cấp thứ 2 là các Công ty Truyền tải và các Ban Quản lý dự án các công trình điện. - Cấp thứ 3 là các Truyền tải khu vực, Trạm biến áp, đội xưởng sản xuất trực thuộc các Công ty Truyền tải điện. Về tài chính kế toán, EVNNPT thực hiện mô hình hạch toán kế toán toàn Tổng công ty. - 35 - 2.1.4. Tổ chức bộ máy Hình 2.2. Tổ chức bộ máy EVNNPT Nguồn: [8] - 36 - Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH MTV, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Từ khi thành lập đến nay, tổ chức bộ máy của EVNNPT có công ty mẹ - Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, bao gồm cơ quan tổng công ty và 07 đơn vị trực thuộc, bao gồm: - Công ty Truyền tải điện 1 (Power Transmission Company No. 1 - PTC1); - Công ty Truyền tải điện 2 (Power Transmission Company No. 2 - PTC2); - Công ty Truyền tải điện 3 (Power Transmission Company No. 3 - PTC3); - Công ty Truyền tải điện 4 (Power Transmission Company No. 4 - PTC4); - Ban Quản lý dự án Các công trình điện Miền Bắc (Northern Power Project Management Board – NPPMB); - Ban Quản lý dự án Các công trình điện Miền Trung (Central Power Project Management Board – CPPMB); - Ban Quản lý dự án Các công trình điện Miền Nam (Southern Power Project Management Board – SPPMB). 2.2.4.1. Cơ cấu lãnh đạo của công ty mẹ Cơ cấu lãnh đạo, quản lý, điều hành của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia bao gồm: - Hội đồng thành viên: hiện nay HĐTV EVNNPT có 05 thành viên, trong đó có 01 thành viên kiêm Tổng giám đốc; - Tổng giám đốc; - Các Phó Tổng giám đốc; - Kiểm soát viên; - Kế toán trưởng; Bộ máy giúp việc bao gồm: (i) Ban Kiểm soát nội bộ và Ban Tổng hợp giúp việc HĐTV; (ii) Văn phòng và các Ban chuyên môn nghiệp vụ. 2.2.4.2. Cơ cấu quản lý các đơn vị trực thuộc công ty mẹ Cơ cấu tổ chức quản lý của các đơn vị trực thuộc bao gồm: - Giám đốc công ty. Giúp việc Giám đốc có các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và các phòng chức năng; - 37 - - Các đơn vị trực thuộc các công ty truyền tải điện: đội, trạm, xưởng, truyền tải điện khu vực (01 tỉnh hoặc nhiều tỉnh). Hình 2.3. Công tác chính trong các đơn vị thuộc EVNNPT Nguồn: [8] Các Công ty Truyền tải điện là các đơn vị trực thuộc Tổng công ty theo hình thức hạch toán phụ thuộc, thực hiện chức năng nhiệm vụ chính là quản lý vận hành lưới điện truyền tải trên địa bàn của đơn vị với mục tiêu đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định. Ngoài ra đối với công tác đầu tư xây dựng, tùy theo tính chất, quy mô, mức độ các dự án, Tổng công ty có thể giao các Công ty Truyền tải điện thực hiện các dự án cải tạo, mở rộng lưới điện hiện hữu của đơn vị. Các Ban quản lý dự án các công trình điện là các đơn vị trực thuộc Tổng công ty theo hình thức hạch toán phụ thuộc, thay mặt EVNNPT quản lý các dự án do EVNNPT là chủ đầu tư theo các quy định tại Luật xây dựng và các văn bản qui định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Chính phủ và các quy định của EVNNPT. - 38 - Hình 2.4. Phân bố đơn vị trong EVNNPT Nguồn: [6] Truyền tải điện đóng vai trò trung gian giữa nhà máy phát điện và hệ thống phân phối bán lẻ nên phạm vi hoạt động rộng khắp, trải dài trên toàn quốc. Mô hình tổ chức các đơn vị của EVNNPT được phân theo vùng địa lý, các Công ty truyền tải điện quản lý vận hành tất cả lưới truyền tải điện theo địa bàn quản lý, không biệt cấp điện áp 220 kV hoặc 500 kV. Phân chia theo vùng địa lý thường dựa trên các tiêu chí về diện tích hoặc độ dài quản lý, khối lượng tài sản quản lý và độ phức tạp của quản lý để đảm bảo cho vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng lương đạt được hiệu quả và độ tin cậy cao nhất. Với các Ban Quản lý dự án (QLDA), các đơn vị được phân bố trên ba miền Bắc, Trung, Nam thực hiện công tác đầu tư xây dựng các công trình đường dây và trạm trên địa bàn đơn vị mình quản lý. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, các Ban quản lý được Tổng công ty giao thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nằm ngoài địa bàn đơn vị quản lý. - 39 - 2.1.5 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của EVNNPT và các đơn vị trực thuộc Công tác sản xuất kinh doanh của EVNNPT bao gồm hai nhiệm vụ chính: quản lý vận hành và đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện truyền tải trên phạm vi toàn quốc với mục tiêu đảm bảo phát triển lưới điện truyền tải và truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước. Lưới điện truyền tải do EVNNPT quản lý là lưới điện cao áp với cấp điện áp 500kV và 220kV, chủ yếu đi qua vùng sâu vùng xa. Những đặc điểm chính của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc trong các lĩnh vực này cụ thể như sau: 2.2.5.1. Công tác quản lý vận hành Do lưới điện truyền tải được đầu tư phát triển qua nhiều thời kỳ, phần lớn lưới điện đã xuống cấp và quá tải do đưa vào vận hành từ nhiều năm, đồng thời do đầu tư phát triển lưới điện chưa theo kịp với tốc độ phát triển phụ tải nên đa phần hệ thống điện truyền tải phải vận hành trong chế độ đầy tải, quá tải và không có dự phòng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu kế hoạch và sản xuất kinh doanh của Tổng công ty (tổn thất điện năng, suất sự cố, sản lượng truyền tải) cũng như tới độ đảm bảo an toàn cung cấp điện của lưới điện truyền tải. 2.2.5.2. Công tác đầu tư xây dựng và phát triển lưới điện Chịu nhiều ảnh hưởng lớn, rủi ro của các yếu tố đầu vào như biến động tỉ giá ngoại tệ, chính sách tín dụng, tiền tệ. Những khó khăn trong thu xếp vốn, công tác đền bù giải phóng mặt bằng (do các bất cập về cơ chế chính sách, sự thiếu quan tâm phối hợp của chính quyền một số địa phương, phản ứng tiêu cực từ phía người dân), cùng với năng lực hạn chế của một số nhà thầu trong giai đoạn kinh tế suy thoái vừa qua cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới công tác đầu tư phát triển lưới điện truyền tải của Tổng công ty. 2.2.5.3. Đối với các chỉ tiêu tài chính Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đều được dựa trên giá truyền tải điện. Tuy nhiên thời gian qua do giá truyền tải điện quá thấp chưa phản ánh được hết các chi phí hoạt động của Tổng công ty, dẫn đến EVNNPT hoạt động - 40 - hầu như không có lợi nhuận, các chỉ tiêu tài chính không đảm bảo đã và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và tương lai của EVNNPT. 2.2.5.4. Về nguồn nhân lực Lưới điện truyền tải là lưới điện siêu cao áp đòi hỏi ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Đồng thời lực lượng lao động đều phải qua đào tạo chính quy, có trình độ hiểu biết và chuyên môn vững vàng. Đối với EVNNPT không thể sử dụng lực lượng lao động chưa qua đào tạo hoặc lao động thời vụ (khác với khối phân phối điện có những bộ phận có thể sử dụng lao động hợp đồng như thu tiền điện, chăm sóc khách hàng.,.). Ngoài ra đặc thù công việc của đội ngũ quản lý vận hành đường dây truyền tải điện cao áp là phải làm việc trên cao nên cần phải có sức khoẻ tốt. 2.1.6. Thực trạng lao động trong EVNNPT Tính đến cuối tháng 6/2013, tổng số lao động phân theo đơn vị quản lý và Ngành nghề được thể hiện trong các bảng sau: Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo đơn vị quản lý tính đến tháng 6/2013 Đơn vị quản lý Tổng số lao động tính đến cuối 6/2013 Ban QLDA Các CTĐ miền Bắc 153 Ban QLDA Các CTĐ miền Trung 139 Ban QLDA Các CTĐ miền Nam 167 Công ty Truyền tải điện 1 2401 Công ty Truyền tải điện 2 1056 Công ty Truyền tải điện 3 1047 Công ty Truyền tải điện 4 1953 Cơ quan EVNNPT 197 Tổng 7113 Nguồn: [9] Tính theo tỷ lệ phần trăm: - 41 - Hình 2.5. Cơ cấu lao động theo đơn vị quản lý tính đến tháng 6/2013 Tính đến cuối tháng 6 năm 2013, lực lượng lao động của EVNNPT có tổng cộng 7113 người. Trong đó hầu như toàn bộ cán bộ công nhân viên đều được đào tạo qua các trường học chính quy và có khoảng 34% có trình độ đại học trở lên. Đây cũng là một lực lượng trẻ với tỉ lệ cán bộ dưới 30 tuổi chiếm khoảng 33% và từ 30 đến 39 tuổi là khoảng 39%. Trong những năm qua, số lượng thạc sỹ, tiến sỹ cũng không ngừng tăng lên và đội ngũ cán bộ được đào tạo tại nước ngoài cũng ngày càng đông đảo. Đặc biệt các cán bộ làm công tác kỹ thuật của EVNNPT đều là những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực truyền tải điện. Có thể nói đội ngũ nhân lực của EVNNPT là những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, năng động, nhiệt huyết và tận tâm với công việc. Bên cạnh những thuận lợi EVNNPT cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong vấn đề tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động do những đặc thù của ngành - 42 - truyền tải điện. Những khó khăn này trực tiếp hay gián tiếp đều có ảnh hưởng đến năng suất lao động. 2.2.6.1. Trình độ đào tạo Trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác phụ trợ, gián tiếp. Bảng 2.2. Cơ cấu theo trình độ lực lượng cán bộ phụ trợ, gián tiếp Tổng số Phân theo trình độ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp CNKT + Khác Tiến sỹ Thạc sỹ 3,132 8 180 1.739 227 360 618 Nguồn: [9] Có thể thấy phần lớn đội ngũ lao động phụ trợ, gián tiếp của EVNNPT đều được đào tạo bài bản. Tỉ lệ trình độ đại học và trên đại học chiếm 61.5%. Đây là một thuận lợi lớn vì lưới truyền tải điện Việt Nam được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất, đòi hỏi lực lượng vận hành phải có trình độ, hiểu biết, liên tục cập nhật những công nghệ mới. Đối với lực lượng lao động trực tiếp bao gồm công nhân vận hành (CNVH) các trạm, các đội đường dây (ĐZ): Bảng 2.3. Cơ cấu trình độ đào tạo CNVH trạm TT Đơn vị Trình độ đào tạo Công nhân kỹ thuật Trung cấp, Cao đẳng, Đại học 1 Công ty Truyền tải điện 1 132 525 2 Công ty Truyền tải điện 2 85 148 3 Công ty Truyền tải điện 3 158 148 4 Công ty Truyền tải điện 4 127 409 Tổng 502 1.230 Nguồn: [9] - 43 - Bảng 2.4. Cơ cấu trình độ đào tạo CNVH đường dây TT Đơn vị Trình độ đào tạo Công nhân kỹ thuật Trung cấp, Cao đẳng, Đại học 1 Công ty Truyền tải điện 1 375 451 2 Công ty Truyền tải điện 2 274 100 3 Công ty Truyền tải điện 3 289 150 4 Công ty Truyền tải điện 4 425 123 Tổng 1.363 824 Nguồn: [9] Lực lượng CNVH cũng đều qua đào tạo chính quy. Số lượng CNVH qua đào tạo tại chức, cao đẳng, đại học đạt 2054 người chiếm tỉ lệ trên 52%. Ngoài ra EVNNPT cũng luôn ưu tiên tạo điều kiện cho cán bộ tiếp tục học tập để nâng cao trình độ, tiến tới giảm tỉ lệ công nhân kỹ thuật. 2.2.6.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi Cơ cấu lao động theo độ tuổi của toàn EVNNPT tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của Tổng công ty, được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.5. Cơ cấu theo độ tuổi toàn EVNNPT TT Đơn vị Tuổi đời Dưới 30 30-39 40-49 Trên 49 1 Ban QLDA Các CTĐ miền Bắc 37 45 37 34 2 Ban QLDA Các CTĐ miền Trung 22 48 37 32 3 Ban QLDA Các CTĐ miền Nam 31 64 48 24 4 Công ty Truyền tải điện 1 405 1.064 630 302 5 Công ty Truyền tải điện 2 186 422 368 80 6 Công ty Truyền tải điện 3 183 464 310 90 - 44 - TT Đơn vị Tuổi đời Dưới 30 30-39 40-49 Trên 49 7 Công ty Truyền tải điện 4 362 884 541 166 8 Cơ quan EVNNPT 26 86 56 29 Tổng 1.252 3.077 2.027 757 Nguồn: [9] Từ các số liệu trên có thể thấy nếu xét chung trong toàn Tổng công ty, lực lượng lao động là tương đối trẻ. Tỉ lệ lao động dưới 30 chiếm trên 17,60%. Tỉ lệ lao động từ 30-49 chiếm đa số. Đây là độ tuổi có sức khoẻ tốt, đủ kinh nghiệm, có khả năng cống hiến tốt và lâu dài cho ngành. Độ tuổi từ 50 – 59 chiếm tỉ lệ ít nhất là 10.64% nhưng lại phân bố không đều và tập trung vào nhóm công nhân vận hành tức là nhóm lao động nặng nhọc, độc hại, là một trong những hạn chế lớn mà EVNNPT đang phải đối mặt. Hình 2.6. Cơ cấu theo độ tuổi toàn EVNNPT - 45 - Lực lượng lao động của EVNNPT phân bố không đồng đều. Do đó tuy nhìn chung toàn EVNNPT có lực lượng lao động trẻ nhưng tại những đơn vị quản lý vận hành đang có tình trạng già hoá, đặc biệt tại 02 đơn vị là Công ty Truyền tải điện 1 và Công ty Truyền tải điện 4. Cụ thể cơ cấu độ tuổi lực lượng công nhân vận hành được thể hiện trong hai bảng sau: Bảng 2.6. Cơ cấu CNVH trạm theo độ tuổi TT Đơn vị Tuổi đời Dưới 30 30 - 39 40 - 49 50 - 59 1 Công ty Truyền tải điện 1 176 297 119 65 2 Công ty Truyền tải điện 2 53 90 58 32 3 Công ty Truyền tải điện 3 51 127 96 32 4 Công ty Truyền tải điện 4 103 295 113 25 Tổng 383 809 386 154 Nguồn: [9] Bảng 2.7. Cơ cấu CNVH đường dây theo độ tuổi TT Đơn vị Tuổi đời Dưới 30 30 - 39 40 - 49 50 - 59 1 Công ty Truyền tải điện 1 164 393 204 65 2 Công ty Truyền tải điện 2 94 188 86 6 3 Công ty Truyền tải điện 3 97 219 96 27 4 Công ty Truyền tải điện 4 88 249 171 40 Tổng 443 1,049 557 138 Nguồn: [9] Tại các Công ty Truyền tải điện lực lượng lao động trực tiếp (công nhân vận hành trạm, ĐZ) chiếm đa số. Công việc được xếp vào loại lao động nặng nhọc độc hại do đặc điểm phải trèo cao, tiếp xúc với từ trường, siêu cao áp. Những công việc này đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ tốt (đối với công nhân vận hành yêu - 46 - cầu phải sức khoẻ loại I, loại II). Do đó những lao động lớn tuổi thường không đáp ứng được nhu cầu công việc. Thông thường những lao động từ 50 tuổi trở lên hầu như không thể thực hiện các công việc như trèo cao, kiểm tra tuyến đối với một số ĐZ đi qua khu vực đồi núi sông suối nguy hiểm. 2.1.7. Các khó khăn và tồn tại Bên cạnh những mặt được, hiện trạng EVNNPT còn có nhiều khó khăn và tồn tại, những vấn đề đó góp phần làm giảm đáng kể năng suất lao động của EVNNPT. Để đảm bảo cho lưới điện vận hành an toàn liên tục và hiệu quả, EVNNPT cần xây dựng các phương án hợp lý để giải quyết vấn đề này. Các khó khăn và tồn tại hiện nay của EVNNPT bao gồm: 2.1.7.1. Giá truyền tải quá thấp Giá truyền tải quá thấp đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hiện tại và tương lai phát triển của EVNNPT. Giá truyền tải điện hiện nay chỉ chiếm từ 6-7% giá điện, trong khi trung bình ở các nước trong khu vực là 10-12%. Mức giá truyền tải hiện nay chỉ đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất (chưa bao gồm lỗ chênh lệch tỷ giá), không có lợi nhuận. Đây là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các khó khăn của EVNNPT, bao gồm: Tình hình tài chính của EVNNPT hiện nay đặc biệt khó khăn, các chỉ tiêu tài chính rất xấu. EVNNPT không đủ vốn đối ứng theo yêu cầu của các tổ chức cho vay. Nếu tình hình tài chính của EVNNPT không sớm được cải thiện, trước mắt sẽ phải dừng triển khai thực hiện đầu tư một số dự án lưới điện truyền tải do không thu xếp được vốn và có nguy cơ không trả được nợ gốc và lãi vay đối với các khoản vay đến hạn. Do không có lợi nhuận, từ khi thành lập (năm 2008) đến nay, EVNNPT không có quỹ khen thưởng, phúc lợi, hạn chế lớn đến công tác công đoàn, thi đua, khen thưởng. EVNNPT không có các công cụ khuyến khích, động viên người lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của toàn thể CBCNV, làm giảm sút lòng tin của người lao động đối với doanh nghiệp. - 47 - 2.1.7.2. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng ngày càng khó khăn Do quỹ đất ngày càng hạn chế, thêm vào đó nhận thức về việc các công trình lưới điện truyền tải chỉ gián tiếp đảm bảo cấp điện cho địa phương, việc di dời, giải phóng mặt bằng không đem lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho dân, cho địa phương. Việc điều chỉnh đơn giá hàng năm tại các địa phương, đã làm cho công tác đền bù trở nên rất khó khăn, nhiều dự án bị chậm tiến độ. Thêm vào đó, thiếu vốn cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng góp phần gây trở ngại rất lớn cho tiến độ của các dự án. 2.1.7.3. Công tác điều độ hệ thống lưới điện truyền tải Hiện nay lưới điện truyền tải do EVNNPT sở hữu, việc vận hành hệ thống này lại do các Trung tâm điều độ Hệ thống điện miền (gọi tắt là A1, A2, A3) điều hành, tại EVNNPT chỉ theo dõi các thông số thiết bị và ghi nhận, thao tác theo chỉ đạo của các Trung tâm này. Việc này tạo ra sự khó khăn trong vận hành lưới truyền tải nói chung do có hai chủ thể điều hành trên lưới, khó khăn trong việc chủ động đóng cắt lưới cho việc sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thay thế, nâng công suất thiết bị. Ngoài ra, do lưới truyền tải được các trung tâm điều độ miền điều hành nên EVNNPT không chủ động cho việc tính toán tiến độ để điều độ các dự án đầu tư xây dựng. 2.1.7.4. Chưa tạo ra các cơ chế khen thưởng hoặc chế tài hiệu quả. Cơ chế quản lý hiện nay chưa đưa ra được các chỉ số chính xác để đánh giá kết quả hoạt động của các đơn vị, các cá nhân, chưa tạo ra các cơ chế khen thưởng hoặc chế tài hiệu quả. Cơ chế phân phối tiền lương trong EVNNPT cơ bản vẫn dựa trên thâm niên công tác. Nhìn chung, cơ chế hiện nay chưa tạo đủ động lực để khuyến khích các đơn vị, cá nhân giảm chi phí, tăng năng suất lao động. 2.1.7.5. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của EVNNPT. - Một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý các cấp chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng quản lý. - 48 - - Truyền tải điện là một ngành nghề đặc thù, không chỉ đòi hỏi cao về chất lượng nguồn nhân lực mà còn luôn phải cập nhập, đổi mới công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để tăng tính an toàn, liên tục, ổn định cho hệ thống, tăng năng suất lao động. Các cán bộ công nhân Truyền tải điện vận hành trong điều kiện điện áp cao (220 kV, 500 kV) khó khăn, nguy hiểm rất cần được đầu tư đào tạo và huấn luyện nghề điện một cách bài bản, nghiêm túc và thường xuyên, trong khi đó EVNNPT chưa có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật đầu ngành trong lĩnh hệ thống điện. Chưa có các chương trình, cơ sở đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động. Chưa làm chủ được các công nghệ mới như điều khiển, bảo vệ, tự động hóa và thiết bị cao áp, siêu cao áp. - Hiện nay, kinh nghiệm vận hành sửa chữa của công nhân chủ yếu được tích lũy trong quá trình làm việc thực tế, các công tác học ôn, thi giữ bậc và nâng bậc chủ yếu được thực hành các công việc đơn lẻ, chưa có sự phối hợp làm việc như thực tế. - Do chất lượng thiết bị và lưới điện hiện nay chưa tốt, kết hợp với việc lưới điện truyền tải thường xuyên vận hành quá tải nên công nhân vận hành trạm và đường dây có nhiều cơ hội sửa chữa thực tế liên tục, nâng cao tay nghề và kỹ năng làm việc đồng đội. Về lâu dài, khi chất lượng thiết bị và lưới điện được đầu tư tốt, vận hành ổn định, cơ hội sửa chữa trên thực tế ít đi. Khi đó, nếu không có hiện trường thực hành để ôn luyện và nâng cao tay nghề thì EVNNPT sẽ gặp khó khăn khi lưới điện có sự cố. - Nguồn nhân lực mới bổ sung hàng năm cần được huấn luyện đầu vào để bảo đảm quản lý vận hành lưới điện mới xây dựng và thay thế người về hưu. Ước tính từ nay đến năm 2020 hàng năm hơn 50 lao động EVNNPT đến tuổi về hưu Nguồn nhân lực được bổ sung cho EVNNPT hiện nay hầu hết là từ các trường đào tạo trong nước, chưa được đào tạo qua thực tế công việc, nhất là đào tạo thực hành trên hệ thống lưới điện siêu cao áp, nên phần nhiều còn nặng về lý thuyết, chất lượng chưa cao. Trong khi đó, EVNNPT hầu như không có cơ hội tiếp cận nguồn - 49 - nhân lực bên ngoài được đào tạo dài hạn từ nước ngoài về do môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ, động viên - Số liệu các bảng trong mục phân tích thực trạng lao động trong EVNNPT cho thấy lực lượng lao động trên 50 tuổi của các công ty truyền tải điện là khá nhiều người. Trong những năm tới số lượng này sẽ còn tăng nhanh do sự già hoá của những lao động trong độ tuổi từ 40 – 49. Đội ngũ lao động trẻ, có khả năng cống hiến lâu dài cho ngành (dưới 30 tuổi) chiếm tỉ lệ tương đối thấp. Ngoài ra hiện nay đối với những lao động nặng nhọc độc tại, tuổi về hưu của nam là 55, nữ là 50. Do đó vấn đề của lao động trên 50 tuổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273482_5268_1951405.pdf
Tài liệu liên quan