LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC . iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU . v
DANH MỤC HÌNH. vi
MỞ ĐẦU. 1
1. Lí do chọn đề tài. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài . 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 4
5. Những đóng góp của đề tài. 8
6. Cấu trúc của luận văn. 8
PHẦN NỘI DUNG. 9
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP. 9
1.1. Cơ sở lí luận. 9
1.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nông nghiệp . 9
1.1.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp. 10
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp . 12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. 13
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp cấp tỉnh. 15
1.1.6. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 16
1.2. Cơ sở thực tiễn . 18
1.2.1. Phát triển nông nghiệp Việt Nam. 18
1.2.2. Phát triển nông nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc. 21
Tiểu kết chương 1. 23
Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP
TỈNH THÁI NGUYÊN . 24
2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. 24
116 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 26/02/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Địa lí nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong nền kinh tế nhiều
thành phần song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai,
dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi
phí sản xuất tăng cao.
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2010 - 2016
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2012 2014 2016
1 Dân số trung bình 1000 người 1.131,3 1.149,1 1.173,2 1.246,6
2 GRDP (giá so sánh 2010) Tỷ đồng 23.774,2 24.090,0 35.759,9 52.070,5
3 GRDP/người Nghìn đồng 18.975,0 28.426,0 37.326,0 53.555,0
4 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 6.204,9 8.671,2 10.384,3 15.682,6
5 Chi ngân sách địa phương Tỷ đồng 5.777,1 8.166,0 9.543,2 10.853,4
6
Lương thực bình quân đầu
người
Kg/người 367 386 379 378
7 Giá trị hàng hóa xuất khẩu Triệu USD 98,9 136,5 8.966,8 19.100
8 Giá trị hàng hóa nhập khẩu Triệu USD 301,3 383,5 8.150,8 11.944
Nguồn: [4]
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2016 ước đạt 9.735,6 tỷ đồng,
gấp 3,57 lần so với năm 2010; thu trong cân đối đạt 9.559,1 tỷ đồng, chiếm 98,2%;
tổng hợp các loại thuế nhà đất, chuyển quyền sử dụng, cấp quyền sử dụng đất chỉ đạt
1.652,2 tỷ đồng, chiếm 21%. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong ngân sách so với
năm 2010 tăng từ 15,2% lên 23,6% năm 2016.
41
Hình 2.6. GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2010 - 2016
Trong giai đoạn 2006 - 2016, Thái Nguyên là tỉnh đạt được những thành tựu
đáng kể trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, GRDP bình quân đầu
người luôn ở mức khá so với bình quân chung cả nước và cao so với vùng Trung du
miền núi phía Bắc. GRDP (giá so sánh 2010) của tỉnh đạt 52.070,5 tỷ đồng, gấp 2,4
lần năm 2010. GRDP tính theo giá hiện hành đạt 66.760,6 tỷ đồng gấp 2,8 lần năm
2010; GRDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành năm 2016 đạt 53,555 triệu
đồng, bằng 110,2% mức bình quân cả nước (48,6 triệu đồng). Trong thời kỳ 2006-
2015, Thái Nguyên luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình của
cả nước và của vùng TDMNBB (khoảng 11,33%). Từ năm 2011 đến 2015, mặc dù
tình hình kinh tế chung có nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh vẫn đạt từ 6,2% đến 25,2%, cao hơn nhiều so với mức bình
quân của cả nước năm 2015 là 5,98%.
Có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2010 - 2016
đạt 13,7%, cao hơn 7,68% so với mức bình quân chung của cả nước (tương ứng của cả
42
nước là 6,02%). Sự tăng trưởng GRDP đã góp phần cải thiện GRDP/người từ 21,0 triệu
đồng (năm 2010) lên 53,6 triệu đồng (năm 2016), đứng thứ nhất vùng TDMNBB. [4]
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có bước chuyển mạnh mẽ. Ngành nông
nghiệp đã phát triển theo định hướng dài hạn của quy hoạch. Mặc dù, liên tục đối đầu
với nhiều khó khăn về thời tiết bất lợi, dịch cúm gia cầm bùng phát, giá chi phí đầu
vào tăng, nhưng khu vực nông nghiệp vẫn phát triển khá ổn định theo hướng thâm
canh, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và ngày càng nâng cao tỷ suất hàng hoá. Sự
chuyển dịch cơ cấu của khu vực này theo hướng giảm dần tỷ trọng khá nhanh, từ
26,21% năm 2005 xuống còn 15,5% năm 2015.
Bảng 2.5. Chuyển dịch cơ cấu ngành giai đoạn 2005 - 2016
Chỉ tiêu
Tổng sản phẩm
(Tỷ đồng, giá hiện hành)
Cơ cấu (%)
Năm
2005
Năm
2010
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2005
Năm
2010
Năm
2015
Năm
2016
Toàn tỉnh 6.587,4 23.774,2 58.543,9 66.760,6 100 100 100 100
Công nghiệp -
xây dựng
2.550,3 8.485,5 28.916,3 34.027,3 38,71 35,7 49,4 51,0
Dịch vụ 2.310,8 10.408,1 20.040,4 22.395,2 35,08 43,8 34,2 33,5
Nông, lâm,
ngư nghiệp
1.726,4 4.880,6 9.587,2 10.338,1 26,21 20,5 16,4 15,5
Nguồn: [4]
Năm 2016, triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm, tỉnh Thái
Nguyên đã và vượt mức kế hoạch hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế;
tốc độ phát triển kinh tế tăng khá; thu nhập bình quân đạt 52 triệu đồng/người/năm;
thu ngân sách hơn 9.500 tỷ đồng. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 tăng
15,2% so với năm 2015; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,3%,
đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 21,7%, đóng góp 11,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm
tăng 9,6%, đóng góp 3,2 điểm phần trăm. Năm 2016, khu vực công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao; trong đó ngành công nghiệp tăng
trưởng 23% so với cùng kỳ. Bên cạnh ngành công nghiệp tăng trưởng cao, lực lượng
lao động có sự chuyển dịch lớn về tỉnh Thái Nguyên trong ba năm gần đây dẫn đến
nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ nhà ở, lưu trú, ăn uống cũng tăng lên, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng ngành dịch vụ năm 2016.
43
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người năm 2016 đã đạt 52
triệu đồng/người/năm, tăng hơn 6,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2015 và vượt
kế hoạch đề ra. Nếu tính theo USD, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên
năm 2016 đạt 2.325 USD/người/năm, vượt mức bình quân chung của cả nước
Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2016 trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh
năm 2010) đạt hơn 477 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% cùng kỳ và bằng 109% kế hoạch
năm. Hiện nay giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
chiếm tỷ trọng 93% giá trị công nghiệp toàn tỉnh; còn lại công nghiệp trong nước chỉ
chiếm tỷ trọng 7% (công nghiệp địa phương chiếm 3,6% và công nghiệp trung ương
chiếm 3,4%); mặt khác tỷ trọng lao động của khu vực công nghiệp trong nước vẫn
chiếm khoảng 40% cho nên kết quả sản xuất công nghiệp trong nước tuy không đóng
góp nhiều về giá trị sản xuất nhưng có tác động lớn đời sống người lao động.
Có nhiều dự án lớn đăng ký và đang hoàn thiện thủ tục đầu tư tạo cơ hội phát
triển lớn. Tính lũy kế, trên địa bàn có 677 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng mức
đầu tư là 143 nghìn tỷ đồng. Đến nay, có 5.384 doanh nghiệp dân doanh, tỷ lệ người
dân/doanh nghiệp là 230 người/doanh nghiệp (cả nước là 160 người/doanh nghiệp).
Đến hết năm 2016 trên địa bàn tỉnh đã cấp phép mới cho 23 dự án FDI (20 dự án
công nghiệp chế biến chế tạo, ba dự án hoạt động dịch vụ), với tổng vốn đầu tư đăng
ký 132,85 triệu USD; có tám dự án điều chỉnh tăng vốn với giá trị tăng là 15,36 triệu
USD; lũy kế đến nay, có 114 doanh nghiệp FDI đang hoạt động với 116 dự án, tổng
vốn đăng ký là 7.185,4 triệu USD, vốn giải ngân là 6.432,06 triệu USD. Hiện có chín
dự án ODA đang thực hiện với tổng mức vốn cam kết là 4.972 tỷ đồng; có hơn 50 dự
án phi chính phủ nước ngoài đang được triển khai.
2.4.2. Đô thị hóa
Dân số toàn tỉnh Thái Nguyên năm 2016 là 1.246,6 nghìn người, trong đó dân
đô thị là 427,7 nghìn người, chiếm 34,3%. Dân số đô thị có xu hướng tăng đều từ
2000 - 2016. Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ đô thị hoá tương đương mức trung bình
toàn quốc là 34,5% (2016) và đứng thứ 2 trong vùng Thủ đô Hà Nội. Trong tỉnh, khu
vực có tỷ lệ đô thị hoá cao tập trung tại TP Thái Nguyên, TP Sông Công, TX Phổ
Yên, dọc theo Quốc lộ 3 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Dân số đô thị của tỉnh Thái Nguyên có xu hướng tăng liên tục, từ năm 2000 đến
năm 2016 dân số đô thị tăng từ 233,9 nghìn người lên tới 427,7 nghìn người, tăng
gấp 1,8 lần. Tỷ lệ dân thành thị của Thái Nguyên năm 2016 là 34,3% gần tương
44
đương với tỷ lệ trung bình của cả nước (34,5%) và gần gấp đôi so với toàn vùng trung
du miền núi phía Bắc.
Bảng 2.6. Qui mô dân số, dân số đô thị và tỷ lệ dân số đô thị tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2000 - 2016
Năm
Tống số dân
(nghìn người)
Dân số đô thị
(nghìn người)
Tỷ lệ dân dô thị
(%)
2000 1.055,5 233,9 22,1
2005 1098,5 263,9 24,0
2010 1.131,2 293,6 26,0
2014 1.173,2 355,1 30,2
2015 1.238,8 422,5 34,1
2016 1.246,6 427,7 34,3
Nguồn: [4]
Tác động của đô thị hóa với nông thôn được thể hiện khá rõ nét. Tuy nhiên tỉ lệ
dân số nông thôn còn khá cao (năm 2016 là 65,69%) và giảm khá nhiều. Từ năm
2000 đến 2016, tỷ lệ dân nông thôn giảm 12%, từ 77,9 % năm 2000 xuống còn
65,59% năm 2016.
Tính đến thời điểm 1/2015, hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên có 13 đô thị, được
chia thành hai cấp: Đô thị cấp tỉnh và đô thị cấp huyện. Có 3 đô thị cấp tỉnh là TP
Thái Nguyên và TP Sông Công, TX Phổ Yên; 10 đô thị cấp huyện gồm 6 thị trấn
huyện lỵ và 4 thị trấn khác thuộc huyện.
2.5. Đánh giá chung
2.5.1. Những thuận lợi
Trên cơ sở phân tích những nhân tố ảnh hưởng, có thể đánh giá tỉnh Thái
Nguyên có nhiều tiềm năng và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp:
- Thái Nguyên là tỉnh vùng trung du, là nơi chuyển tiếp giữa các tỉnh miền núi
với vùng Đồng bằng sông Hồng, chỉ cách Hà Nội có 80 km, tỉnh lại nằm trong vùng
Thủ đô nên rất thuận lợi cho buôn bán sản phẩm nông sản. Thái Nguyên có các tuyến
đường giao thông quan trọng đến các tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát
triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng giữa tỉnh Thái Nguyên với các
tỉnh trong vùng và với vùng khác.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, với nhiều dạng
địa hình, khí hậu có sự phân hóa theo mùa, nguồn nước dồi dào, đây là cơ sở quan trọng
để hình thành một cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng với nhiều sản phẩm đặc trưng có
sức canh tranh cao.
45
- Là tỉnh có qui mô dân số tương đối lớn đứng thứ 3/14 tỉnh vùng TDMNBB
nên nguồn lao động dồi dào, cơ cấu trẻ nên có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật
nhanh, dân cư có truyền thống sản xuất nông nghiệp.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng không ngừng được nâng cấp, mở rộng và
xây dựng mới ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm, tạo
nhiều cơ hội khi hội nhập quốc tế.
- Những đổi mới về cơ chế, chính sách, những chính sách ưu tiên và hỗ trợ cho
sản xuất nông nghiệp đang góp phần thay đổi đời sống của người dân.
- Các hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng được nâng cao, thị trường tiêu
thụ ngày càng mở rộng.
2.5.2. Hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Thái Nguyên cũng gặp không ít những khó khăn
và hạn chế trong phát triển nông nghiệp:
- Điều kiện tự nhiên cũng có một số bất lợi như: hạn hán và thiếu nước trong
mùa khô, mưa lớn tập trung vào một số tháng gây rửa trôi, sạt lở làm mất đất sản xuất
nông nghiệp, thiệt hại mùa màng. Rét đậm, rét hại, sương muối gây thiệt hại không
nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp.
- Trình độ của một bộ phận dân cư còn thấp nhất là nông dân và đồng bào các
dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu những tiến bộ KHKT, công nghệ vào sản xuất còn
hạn chế.
- Trong sản xuất nông nghiệp còn nặng về tự cấp, tự túc, tư tưởng ỷ lại còn lớn,
ý thức vươn lên chưa cao.
- Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém nên cũng cản trở sự phát triển nông nghiệp
của tỉnh.
- Vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, khả năng thu hút vốn của ngành nông
nghiệp nhất là vốn đầu tư của nước ngoài còn thấp.
Tóm lại, bên cạnh những tiềm năng và lợi thế, tỉnh Thái Nguyên cũng gặp rất
nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, Thái Nguyên cần có những chiến lược,
chính sách, định hướng phù hợp để đưa nông nghiệp lên một tầm cao mới, phát huy
được hết những lợi thế và khắc phục những hạn chế của tỉnh.
Tiểu kết chương 2
Thái Nguyên có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế nói chung và phát triển
nông nghiệp nói riêng. Tỉnh Thái Nguyên có vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, tiếp
cận và trao đổi hàng hóa. Địa hình, khí hậu, nguồn nước khá thuận lợi cho phát triển
46
nền nông nghiệp nhiệt đới và phát triển cây trồng vụ đông. Thái Nguyên có dân số
lớn, dân cư lao động có trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng cao, có khả năng tiếp
thu khoa học kĩ thuật hiện đại, lao động có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp
đặc biệt là cây lúa nước và cây chè. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng
ngày càng được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, nâng cấp đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế nông nghiệp đặc biệt là thủy lợi, giao thông,... các trang trại ngày càng được
đầu tư phát triển theo hướng chuyên môn hóa, tập trung.
Tuy nhiên, trong quá tình phát triển sản xuất nông nghiệp chúng ta cũng gặp
không ít khó khăn. Mặc dù có mùa đông lạnh thuận lợi để phát triển các cây trồng vụ
đông nhưng với những đợt rét đậm rét hại, sương muối đã ảnh hưởng không nhỏ đến
năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp; ngoài ra còn ảnh hưởng của các thiên tai
khác như lũ lụt, mưa đá,...Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp khó khăn cho việc xây
dựng hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn. Khí hậu mưa mùa thiếu nước
trong mùa khô, thừa nước vào mùa mưa. Lao động tuy đông nhưng trình độ còn thấp,
cơ sở vật chất kĩ thuật cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. Nguồn vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế.
47
Chương 3
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Hiện trạng phát triển
3.1.1. Vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
Nông nghiệp của Thái Nguyên giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Không
chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân trong tỉnh mà còn đáp ứng
cho thị trường các tỉnh và xuất khẩu.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành thì giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp thấp nhất và có xu hướng giảm dần về tỉ trọng. Năm 2016, tỉ trọng ngành chỉ
chiếm 2,98%, công nghiệp chiếm 92,28% và dịch vụ chiếm 4,74%. Mặc dù tỉ trọng
giảm nhưng qui mô giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng qua các năm và giá trị của
ngành vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đảm bảo an ninh lương thực và là
nền tảng cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Cụ thể, giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2016 đạt hơn 17,7 nghìn tỷ đồng
gấp 2,3 lần năm 2010, bình quân giai đoạn 2010 - 2016 giá trị sản xuất đạt hơn 13
nghìn tỉ đồng. Qui mô giá trị sản xuất giai đoạn này đạt 91,3 nghìn tỷ đồng.
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất của tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành
giai đoạn 2010 - 2016 theo giá thực tế (Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
2010 50.046,4 7.604,8 29.533,3 1.908,2
2013 76.053,0 12.633,3 43.162,8 20.256,9
2014 255.456,4 14.97,8 218.263,5 22.220,1
2015 484.629,6 16.202,9 443.242,4 25.185,4
2016 594.551,1 17.713,3 548.649,4 28.188,4
Nguồn: [4]
Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh năm 2010 vào năm 2016 đạt hơn
12 nghìn tỷ đồng gấp 1,58 lần năm 2010. Trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành
kinh tế thì nông nghiệp chỉ còn 2,3% (trong khi đó năm 2010 chiếm 15,2%).
Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành ngành nông nghiệp năm 2016 là
10,3 nghìn tỷ đồng chiếm 15,5% và gấp 2,1 lần năm 2010.
- Về tốc độ tăng trưởng GDP/năm (theo giá so sánh năm 2010) của giai đoạn
2010 - 2016 là 13,7%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông
nghiệp đạt 6,2%/năm.
48
- GDP/người năm 2016 đạt 53,5 triệu đồng, tăng gấp 2,5 lần năm 2010. Trong
năm 2015 và 2016 GDP/người cao hơn mức trung bình cả nước.
- Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, năm 2016 nông nghiệp chiếm 15,5%, công
nghiệp 51% và dịch vụ 33,5%.
Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2010 - 2016 (Đơn vị: %)
Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
2010 100 15,20 59,01 25,79
2013 100 16,61 56,75 26,64
2014 100 5,86 85,44 8,70
2015 100 3,34 91,46 5,20
2016 100 2,98 92,28 4,74
Nguồn: [4]
- Cơ cấu lao động: Nguồn lao động dồi dào, qui mô tương đối lớn. Lao động từ
15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 là 752,3 nghìn người (tăng 75,2 nghìn người
so với năm 2010), trong đó lao động đang làm việc ở nông thôn chiếm 64,9%. Lao
động đang làm việc trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp đang có xu hướng giảm
dần, năm 2010 là 451.750 người đến năm 2016 xuống chỉ còn 361.073 người.
- Năng suất lao động khu vực nông nghiệp còn thấp hơn nhiều so với ngành
công nghiệp và dịch vụ.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá hiện hành) có xu hướng tăng liên tục ở
tất cả các ngành. Cụ thể năm 2016:
+ Qui mô giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt hơn 17,7 nghìn tỷ đồng gấp
2,3 lần năm 2010 trong đó cơ cấu giá trị sản xuất có sự thay đổi giảm tỉ trọng ngành
nông nghiệp (từ 94,63% năm 2010 xuống 93,54% năm 2013 và 94,04 năm 2016),
tăng tỉ trọng ngành lâm nghiệp (từ 2,62% năm 2010 lên 3,18% năm 2016), tỉ trọng
ngành thủy sản tăng nhưng chưa ổn định. Qui mô giá trị sản xuất năm 2016 ngành
nông nghiệp tăng 2,3 lần, lâm nghiệp tăng 2,8 lần, thủy sản tăng 2,3 lần năm 2010.[4]
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm và thủy sản
tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2016
GTSX qua các năm (tỉ đồng - giá hiện hành) Cơ cấu (%) qua các năm
2005 2010 2014 2016 2005 2010 2014 2016
Tổng số 2.873,2 7.604,9 14.972,8 17.713,3 100 100 100 100
Nông nghiệp 2.745,89 7.196,5 14.069,2 16.657,6 95,57 94,63 93,96 94,04
Lâm nghiệp 67,54 199,1 477,2 563,7 2,35 2,62 3,19 3,18
Thủy sản 59,76 209,3 426,4 492,0 2,08 2,75 2,86 2,78
Nguồn: [4]
49
Cơ cấu kinh tế nội ngành có bước chuyển dịch, nhưng chậm. GTSX ngành nông
nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng ưu thế trên 90%, ngành lâm nghiệp và thủy sản tăng tỉ
trọng nhưng không đáng kể. Diện tích gieo trồng các loại cây trồng đạt 159.651 ha
(2016), trong đó diện tích cây lương thực có hạt là 71.997 ha. Sản lượng lương thực có
hạt bình quân đầu người năm 2016 đạt 377,7 kg/người; sản lượng lúa đạt gần 385 nghìn
tấn, năng suất lúa tương đương đạt 53,4 tạ/ha (năm 2016). Ngoài ra, Thái Nguyên còn
trồng nhiều loại cây trồng khác nhau thuộc các nhóm cây lương thực (ngô, khoai,
sắn,), cây hàng năm (mía, thuốc lá, lạc, đỗ tương,) và cây lâu năm, đặc biệt, cây chè
đã đem lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội.
Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh 2010) cụ thể: Qui mô năm 2016 đạt
hơn 12 nghìn tỷ đồng (gấp 1,6 lần năm 2010). Trong đó, ngành nông nghiệp đạt 11,2
nghìn tỷ đồng (tăng gấp 1,5 lần năm 2010), ngành lâm nghiệp đạt 415,8 tỷ đồng (tăng
gấp 2,1 lần năm 2010), ngành thủy sản đạt 326,5 tỷ đồng (gấp 1,6 lần năm 2010).
3.1.2. Ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp
3.1.2.1. Ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp)
a) Nhận xét chung
- Vị trí ngành: Ngành nông nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng mà bất kì ngành
kinh tế nào khác cũng không thể thay thế được. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông -
lâm - thủy sản thì nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng chủ yếu nhưng đang có xu hướng
giảm, năm 2016 chiếm 94,04%. Qui mô giá trị sản xuất nông nghiệp cao gấp 29,6 lần
lâm nghiệp và gấp 33,9 lần ngành thủy sản (theo giá hiện hành).
- Tổ chức sản xuất, quan hệ sản xuất: Với dân số ở nông thôn đông đạt 818,9
nghìn người chiếm 65,69% dân số toàn tỉnh. Lực lượng lao động sống ở nông thôn là
539,8 nghìn người chiếm 70,6%. Lực lượng lao động đang làm việc ở khu vực nông
nghiệp chiếm 48% số lao động. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo khu vực
nông thôn chiếm 15,6 %.
- Qui mô giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: Giá trị sản xuất của ngành ngày
càng tăng nhưng nhưng tăng chậm, giai đoạn 2005 - 2010 tăng 2,6 lần nhưng giai
đoạn 2010 - 2015 tăng 2,1 lần (theo giá hiện hành).
Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016
theo giá hiện hành (Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm Tổng số
Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ NN
2010 7.196,50 4.293,98 2.309,23 593,20
2012 11.146,05 5.759,76 4.721,69 664,62
2014 14.069,21 6.889,81 6.217,32 962,09
2015 15.235,74 7.046,20 7.160,64 1.028,94
2016 16.657,60 7.379,43 8.113,26 1.144,91
Nguồn: [4]
50
- Giai đoạn hiện tại, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai
đoạn 2010 - 2016 đạt bình quân 7,7%. Trong đó, ngành nông nghiệp đạt 7,4%, ngành
lâm nghiệp đạt 13,9%, ngành thủy sản đạt 9,3%.
- Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỉ trọng cao
nhưng đang có xu hướng giảm, năm 2010 đạt 59,67% đến 2016 giảm chỉ còn
44,30%; tỉ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng nhanh năm 2010 chỉ chiếm
32,09% đến năm 2016 đạt 48,83% (tăng 16,74%, trung bình mỗi năm tăng 2,39%).
Bảng 3.5. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016
theo giá hiện hành (Đơn vị: %)
Năm Tổng số
Chia ra
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp
2010 100 59,67 32,09 8,24
2012 100 51,68 42,36 5,96
2014 100 48,97 44,19 6,48
2015 100 46,25 47,00 6,75
2016 100 44,30 48,33 6,87
Nguồn: [4]
b) Ngành Trồng trọt
Ngành trồng trọt xuất hiện từ lâu đời và có vai trò quan trọng chủ chốt trong sản
xuất nông nghiệp của tỉnh. Dựa trên những thuận lợi, những lợi thế sao sánh, đặc biệt
là về tự nhiên như đất đai, khí hậu,... và nguồn lao động cho phép Thái Nguyên có
một cơ cấu cây trồng đa dạng, phong phú với các loại cây trồng chủ yếu như: Cây
công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây thực phẩm,.. trong đó cây trồng quan trọng là
cây công nghiệp lâu năm. Năm 2016, thu nhập trên một ha đất đạt trên 88 triệu đồng
gấp 1,6 lần năm 2010 do ứng dụng kĩ thuật mới, sử dụng các giống cây trồng phù hợp
với tự nhiên, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn.
Hiện nay, trồng trọt chiếm 44,30% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (theo
giá thực tế năm 2016) và có xu hướng ngày càng giảm 15,37% so với năm 2010 và
giảm 20,57% so với năm 2005.
Mặc dù, tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt giảm nhưng qui mô
của ngành vẫn không ngừng tăng. Năm 2010, trồng trọt đạt gần 4,2 nghìn tỷ đồng đến
năm 2016 tăng lên 7,4 nghìn tỷ đồng. Đồng thời trong nội bộ từng ngành đã có sự
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm.
51
Bảng 3.6 . Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn
2010 - 2016 theo giá hiện hành (Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm Tổng số
Chia ra
Cây hàng năm Cây lâu năm
Lương thực
có hạt
Rau, đậu,
hoa, cây cảnh
Cây ăn
quả
Cây công
nghiệp lâu năm
2010 4.294,0 2.074,5 706,4 424,3 654,8
2012 5.759,8 2.705,0 967,5 557,0 1.005,8
2014 6.889,8 2.945,5 1.424,0 725,4 1.177,4
2015 7.046,2 3.023,5 1.482,0 695,2 1.239,1
2016 7.379,4 2.975,3 1.668,0 731,3 1.371,2
Nguồn: [4]
Về giá trị sản xuất năm 2016, cây lương thực có hạt vẫn chiếm ưu thế, chiếm
40,3% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt; cây rau đậu, hoa, cây cảnh đứng thứ hai
về giá trị sản xuất chiếm 22,6%; tiếp theo là cây công nghiệp lâu năm chiếm 18,6%
còn cây ăn quả chiếm tỉ trọng thấp nhất 9,9%.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt giai đoạn 2010 - 2016
bình quân là 2,7%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự biến
động do nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, hạn hán và dịch bệnh.
Về diện tích, diện tích cây lương thực chiếm tỉ trọng chủ yếu đạt 45,1%, sau đó
là cây công nghiệp lâu năm 13,38%, tiếp đến là cây ăn quả và thấp nhất là diện tích
cây công nghiệp hằng năm. Trong giai đoạn 2010 - 2016, diện tích cây lương thực
giảm từ 87,6 nghìn ha xuống khoảng 72 nghìn ha; diện tích cây công nghiệp hằng
năm giảm từ 6,9 nghìn ha xuống 5,1 nghìn ha; cây ăn quả lâu năm giảm từ 17,6 nghìn
ha xuống 16,7 nghìn ha; trong khi đó diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng gần 3
nghìn ha. Trong cơ cấu diện tích cây trồng, giảm tỉ trọng của cây lương thực, cây
công nghiệp hằng năm, cây ăn quả và tăng tỉ trọng diện tích cây công nghiệp lâu năm.
Như vậy, diện tích cây lương thực vẫn chiếm tỉ lệ cao (45,1%) trong khi đó các cây
công nghiệp lâu năm có hiệu quả kinh tế cao thì vẫn chiếm tỉ lệ thấp (13,38%), tuy
nhiên đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
52
Bảng 3.7. Diện tích gieo trồng các loại cây trồng giai đoạn 2010 - 2016
(Đơn vị: Ha)
Năm Tổng số
Cây hằng năm Cây lâu năm
Cây lương
thực
Cây công
nghiệp hằng
năm
Cây công
nghiệp lâu
năm
Cây ăn quả
2010 153.597 87.631 6.926 18.582 17.619
2012 155.691 90.517 6.138 19.484 16.966
2014 158.105 92.030 5.929 20.787 16.946
2015 161.091 93.458 5.482 21.127 16.785
2016 159.651 71.997 5.076 21.361 16.716
Nguồn: [4]
- Cây lương thực: là cây chủ đạo trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Nhưng hiện
nay, với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ngành trồng cây lương thực
có sự thay đổi. Hiện nay, cây lương thực có nhiều giống có năng suất cao, khả năng
kháng bệnh tốt hơn, có giống chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao và có khả
năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa
học kĩ thuật, tăng cường đầu tư, thâm canh, tăng vụ, đưa các giống mới vào sản xuất
nhất là lúa và ngô nên sản lượng vẫn tăng do tăng năng suất. Năm 2016, sản lượng
cây lương thực của tỉnh đạt 470,9 nghìn tấn, tăng gấp 1,13 lần năm 2010 và gấp 1,25
lần năm 2005. Giai đoạn này năng suất tăng, năm 2016 năng suất lúa đạt 53,4 tạ/ha,
tăng 4,7 tạ/ha so với năm 2010; năng suất ngô đạt 42,7 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha so với
năm 2010. Diện tích trồng cây lương thực năm 2016 tăng gấp 1,05 lần so với năm
2010, đạt 92.141 ha năm 2016 do việc mở rộng diện tích đất s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dia_li_nong_nghiep_tinh_thai_nguyen.pdf