Luận văn Địa vị pháp lý thẩm tra viên theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA

THẨM TRA VIÊN. 8

1.1. Khái niệm Thẩm tra viên, địa vị pháp lý của Thẩm tra viên . 8

1.2.Nội dung địa vị pháp lý của Thẩm tra viên Tòa án. 11

1.3. Các yếu tố tác động đến địa vị pháp lý của Thẩm tra viên. 18

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM TRA

VIÊN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM . 25

2.1. Thực trạng thực hiện địa vị pháp lý về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm

tra viên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 25

2.2. Thực trạng về đội ngũ Thẩm tra viên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 36

2.3. Những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập về địa vị pháp lý của

Thẩm tra viên . 43

CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỊA VỊ PHÁP

LÝ CỦA THẨM TRA VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 49

3.1. Quan điểm nâng cao địa vị pháp lý của thẩm tra viên ở nước ta hiện nay

. 49

3.2. Giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Thẩm tra viên ở nước ta hiện nay

. 56

KẾT LUẬN . 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf72 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Địa vị pháp lý thẩm tra viên theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghĩa vụ của Thẩm tra viên thể hiện trong các mối quan hệ pháp luật về Tòa án, thể hiện vị trí và vai trò, thẩm quyền, chức trách, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của Thẩm tra viên giúp lãnh đạo cơ quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Địa vị pháp lý của Thẩm tra viên được cấu thành bao gồm các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của Thẩm tra viên trong việc giúp lãnh đạo cơ quan thực thi nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ và trả lời đơn thư và các nhiệm vụ khác theo luật định. 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THẨM TRA VIÊN TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Thực trạng thực hiện địa vị pháp lý về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm tra viên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2.1.1. Về công tác chuyên môn nghiệp vụ Như đã đề cập ở trên đây, với vị trí của mình, Thẩm tra viên đóng vai trò khá quan trọng trong hoạt động giúp cho Tòa án nhân dân trong việc thực hiện hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Trong thời qua, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã triển khai thực hiện một loạt các giải pháp, như: tăng cường làm tốt công tác rà soát để tập trung giải quyết những vụ việc sắp hết thời hạn kháng nghị hoặc những vụ việc bức xúc, kéo dài; thành lập các Tổ Thẩm tra viên để giúp Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam công tác kiểm tra án; nắm vững các quy định liên quan tới quy trình giải quyết, nên công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giải quyết được đảm bảo, 100% các kiến nghị của Chánh án đã được Hội đồng xét xử (giám đốc thẩm, tái thẩm) chấp nhận. Thẩm tra viên Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Nam làm việc tại phòng Giám đốc kiểm tra Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam. Thẩm tra viên có nhiệm vụ xem xét, phát hiện và sửa chữa những sai xót của tòa án nhân dân cấp huyện. Thẩm tra viên là lực lượng cán bộ chuyên môn, là lực lượng nòng cốt trong hoạt động của tòa án. Trong công tác tiếp nhận đơn thư của đương sự, mặc dù lực lượng còn mỏng, trong khi đương sự ngày càng tăng, trung bình một 26 ngày làm việc của mối thẩm tra viên phải tiếp nhận xử lý 04 -05 vụ việc liên quan chủ yếu đến hành chính và tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, do sự sắp xếp khoa học và nỗ lực của thẩm tra viên, việc tiếp nhận đơn của đương sự được thực hiện thường xuyên hàng ngày, có mở sổ theo dõi để phân loại, xử lý theo đúng quy định pháp luật tỷ lệ 100%. Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam thường xuyên tham mưu công tác giám đốc kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ của các Tòa án cũng như việc duy trì chế độ tự kiểm tra và báo cáo định kỳ về các nội dung như: án quá hạn luật định, án tuyên không rõ ràng, phạt tù nhưng cho bị cáo hưởng án treo được duy trì thường xuyên và nghiêm túc, qua đó chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong hoạt động nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, Thẩm phán trong công tác xét xử. Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam làm tốt công tác xây dựng pháp luật; thực hiện báo cáo tổng kết kinh nghiệm xét xử và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật . Thẩm tra viên thực hiện việc kiểm tra công tác thi hành án hình sự là hoạt động thường xuyên nhằm phát hiện ra sai xót cho tòa án cấp huyện. Ngoài ra, thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam còn tham gia công tác ra quyết định thi hành án hình sự từ năm 2016 - 2018 đã ban hành quyết định thi hành án hình sự đối với 3731 người chấp hành án đã có hiệu lực pháp luật, đạt tỷ lệ 100%, xét giảm thời hạn chấp hành thi hành án phạt tù cho 3427 phạm nhân tại các trại giam và trại giam trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam còn tham gia công tác kiểm tra hồ sơ thi hành án đối với các Tòa án cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 27 2205 hồ sơ. Qua công tác kiểm tra thi hành án hình sự của thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã kịp thời chấn chỉnh sai xót của Thẩm tra viên Tòa án nhân dân cấp huyện. Công tác thi hành án hình sự của thẩm tra viên được thực hiện theo đúng pháp luật, đúng quy trình xử lý theo quy định. Việc tiếp nhận đơn thư của đương sự, Thẩm tra viên được thực hiện thường xuyên hằng ngày, có mở sổ theo dõi để phân loại, xử lý theo đúng quy định pháp luật, đạt tỷ lệ 100%. Công tác giải quyết đơn thư là hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong tòa án. Quy trình giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong tòa án được thực hiện theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam thể hiện rõ trách nhiệm và thẩm quyền của mình khi thực hiện nhiệm vụ này: theo sự phân công, giao nhiệm vụ đòi hỏi thẩm tra viên phải nghiên cứu đơn thư và báo cáo cho chánh án để giải quyết. Thẩm tra viên tham gia công tác giải quyết đơn thư về tư pháp đi vào nề nếp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Từ năm 2016-2018, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam giải quyết 221 đơn thư, đạt tỷ lệ 100%. Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp với Thẩm phán, thư ký thực hiện việc rà soát hồ sơ, tài liệu, thu thập chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Và cũng trong hoạt động này, thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam tổng hợp để báo cáo chánh án một cách nhanh chóng. Tính đến năm tháng 11 năm 2018, công tác kiểm tra hồ sơ của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đạt kết quả như sau: 28 Kết quả công tác kiểm tra án giai đoạn 2016-2018 Năm công tác Tổng số án kiểm tra Tổng số đơn thư Tỷ lệ (%) 2016 2581 88 100 2017 4523 91 100 2018 5091 42 100 12.195 221 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra án và giải quyết đơn thư các năm – Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam Trên cơ sở các báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, thẩm tra viên đã thực hiện tốt: kết quả công tác chuyên môn nghiệp vụ đạt kết quả tốt, hoàn thành các chỉ tiêu kiểm tra hồ sơ các loại án và trả lời đơn thư. Thẩm tra viên có ý thức trách nhiệm, kỷ luật công vụ, đoàn kết, phối hợp trong công tác để góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, ngày càng tạo niềm tin đối với lãnh đạo, đồng nghiệp và nhân dân. Thẩm tra viên đã tích cực, chủ động phối hợp với các ngành , các tổ chức, cơ quan và nhân dân trong tỉnh Quảng Nam để giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, tăng cường trao đổi chia sẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng góp phần giải quyết hiệu quả công việc. 2.1.2. Về công tác giải quyết xét xử các loại án Mặc dù số lượng các loại vụ án mà Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam phải thụ lý giải quyết là rất lớn và có xu hướng gia tăng , tính chất các vụ án ngày càng phức tạp, nhưng với việc các Thẩm tra viên chủ động nắm bắt tình hình, nghiên cứu hồ sơ đề ra nhiều giải pháp và tổ chức thực hiện quyết liệt. 29 Thực hiện theo sự chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, thẩm tra viên phải đặt ra 03 giải pháp đột phá, đó là: (1) Tăng cường chú trọng tranh tụng tại phiên tòa; (2) Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ, công chức; (3) Thực hiện tổng kết thực tiễn công tác xét xử và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật, nhờ vậy các kết quả giải quyết xét xử phần lớn ở nhiều vụ án đã có sự biến chuyển tích cực. Trong 03 năm từ 2016-2018, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã giải quyết 18630/19212 vụ án các loại gồm có án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính , đạt 99,5%; số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã triển khai sâu rộng việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà, nên chất lượng xét xử tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán giảm cho các Tòa án nhân dân cấp huyện . Kết quả công tác giải quyết các loại án giai đoạn 2016-2018 Năm công tác Tổng số án thụ lý Tổng số án giải quyết Tỷ lệ (%) 2016 5387 5457 98,75 2017 5850 6079 96,23 2018 7393 7676 96,31 18630 19212 96,97 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra án và giải quyết đơn thư các năm – Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam Khi vụ án cấp sơ thẩm giải quyết xong bị kháng cáo, kháng nghị lãnh đạo phân công thẩm tra viên xem xét thẩm tra hồ sơ án sơ 30 thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Trong công tác này, thẩm tra viên xem xét nghiên cứu đọc hồ sơ xem xét các nội dung, trình tự, thủ tục xem có gì sai cần phải chấn chỉnh, hồ sơ đảm bảo giao bộ phận chuyển hồ sơ. Chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam qua các năm 2016-2018 đạt yêu cầu chung, không xét xử người oan sai, không bỏ lọt tội phạm. Thẩm tra viên góp phần cùng với thẩm phán, thư ký tòa án kiểm tra hồ sơ các vụ án, tham gia đọc hồ sơ, áp dụng đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự. Mặc dù, số lượng các vụ việc tăng nhiều nhưng hầu hết được giải quyết xong trong thời hạn luật định, chất lượng xét xử cao hơn. Việc xét xử ở nhiều vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, nhất là ở các vụ án hình sự. Công tác xét xử các vụ án dân sự, lao động, thương mại, hanh chính cũng có nhiều tiến bộ, đã chú trọng công tác đối thoại, hòa giải thành công. Đáp ứng yêu cầu các thủ tục hành chính, với phương châm “ minh bạch, khách quan, kịp thời và hiệu quả”, hướng đến mục tiêu nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu nhân dân và công khai hóa hoạt động của Tòa án, thực hiện ngay Quyết định số 345/2016/QĐ -CA, ngày 07/4/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam thành lập Bộ phận tiếp nhận, xử lý thủ tục hành chính – tư pháp tỉnh Quảng Nam. Phần việc này thể hiện rõ trách nhiệm của thẩm tra viên, thư ký trong công tác tiếp công dân có hiệu quả, là bước chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh những kết quả đạt được, thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam trong công tác giải quyết xét xử các loại án nhất 31 là án dân sự liên quan đến tranh chấp đất đai chưa có đề xuất, giải pháp để giải quyết nhiều dẫn đến chưa chuyển biến tích cực. Việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của thẩm tra viên giúp cho thẩm phán giải quyết các vụ án chưa đảm bảo, chưa kịp thời dẫn đến tình trạng vụ án kéo dài. 2.1.3. Về công tác xây dựng pháp luật; tổng kết kinh nghiệm xét xử và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật Từ thực tiễn công tác xây dựng pháp luật những năm qua có thể đánh giá: Từ khi triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW, các nghị quyết của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giáo dục, phổ biến pháp luật, nhiệm vụ này đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ngành ở địa phương đi vào chú trọng đầu tư có trọng điểm, trọng tâm; sự phối hợp của các cấp, các ngành cũng được tăng cường. Công tác xây dựng pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân được nâng cao một bước. Công tác xây dựng pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam từng bước đi vào thực chất và gắn với nhu cầu khách quan thiết thực của người dân, tích cực góp phần tăng cường quản lý pháp luật và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác xây dựng pháp luật còn tản mạn, chưa đồng bộ, chưa có văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao như luật hay nghị quyết của Quốc hội hoặc pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này nên việc triển khai công tác xây dựng pháp luật gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc xác định và phân công trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, cơ chế phối hợp và chịu trách nhiệm của các cơ 32 quan, đơn vị cũng như trong việc huy động nguồn lực tạo điều kiện cho công tác xây dựng pháp luật được tiến hành một cách đồng bộ, rộng khắp, có hiệu quả. Phát huy kết quả đạt được, trong công tác tuyên truyền pháp luật những năm qua, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp chặt chẽ với Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Quảng Nam để tuyên truyền pháp luật bằng chuyên mục “ Tòa án” được nhân dân và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đánh giá cao. Tiếp tục phát huy hiệu quả ứng dụng thông tin trong công tác xây dựng pháp luật, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã công khai, minh bạch các hoạt động của Tòa án. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam thành lập các cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân cấp huyện để xây dựng công tác pháp luật để người dân tra cứu để nộp đơn khởi kiện, công khai bản án để đảm bảo tính quyền uy của pháp luật giúp người dân hiểu về công tác pháp luật. Chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án có chuyển biến tích cực của đội ngũ thẩm tra viên tham gia vào công tác tiếp công dân, tham gia nghiên cứu hồ sơ để thấu hiểu được vấn đề có trong vụ án. Thẩm tra viên cùng với các thẩm phán, thư ký Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã làm tốt công tác hòa giải, đối thoại thành công các vụ án góp phần vào việc giải quyết các loại án thành công, nhanh chóng. Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, kế thừa những quy định của pháp luật hiện hành về phổ biến, giáo dục pháp luật; tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật . Về tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử và đảm bảo 33 áp dụng thống nhất pháp luật : Thực hiện yêu cầu đề ra là tăng cường tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, thời gian qua lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các đơn vị chức năng cần tập trung làm tốt công tác này. Hoạt động tổng kết thực tiễn xét xử của các Thẩm tra viên đã có nhiều đổi mới với nhiều hình thức đa dạng, nhất là tập trung vào tổng kết theo các chuyên đề: + Tại các kỳ kiểm tra án và tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, thẩm tra viên tham gia viết báo cáo tổng kết về kinh nghiệm xét xử, trong đó nêu ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, đề xuất các giải pháp xử lý những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật để các Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam áp dụng thống nhất pháp luật. + Từ thực tiễn công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng nam, các Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tập hợp các vướng mắc về áp dụng pháp luật để đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam hướng dẫn áp dụng các quy định của các văn bản pháp luật đồng bộ để tránh sai xót. + Trong quá trình giải quyết các vụ án cụ thể, các Tòa án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có công văn trao đổi nghiệp vụ với Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, đây cũng là nguồn để Thẩm tra viên tổng hợp các vấn đề vướng mắc để xây dựng văn bản hướng dẫn. + Bằng các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được tổ chức, nhiều kinh nghiệm xét xử và các giải pháp đã được các Tòa án nhân dân tối cao đã vận dụng trong thực tiễn xét xử cũng là cơ sở 34 định hướng quan trọng để Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam nghiên cứu đề xuất với Chánh án tỉnh về việc xây dựng các văn bản hướng dẫn áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Thời gian qua, Thẩm tra viên Tòa án hai cấp tỉnh Quảng Nam với việc tập trung làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử đã giúp cho công tác đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Giúp Chánh án tỉnh ban hành công văn trao đổi chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, đổi nghiệp vụ với các Tòa án huyện về áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án. Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam tham gia kiểm tra các loại án, trả lời đơn thư khiếu nại, giải quyết các kháng nghị. Qua các năm, mặc dù yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với thẩm tra viên là rất nặng nề, nhưng công tác kiểm tra các loại án vả lời đơn thư của thẩm tra viên đề ra các giải pháp có hiệu quả, sát với thực tế, nên hoạt động của thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam có những chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt công tác. Công tác giải quyết, kiểm tra các loại án và trả lời đơn thư có những tiến bộ cả về tiến độ và chất lượng. Thẩm tra viên tăng cường công tác của mình để thực hiện nhiệm vụ của mình, chủ động nắm bắt tiến độ, xây dựng kế hoạch công tác để góp phần nâng cao chất lượng công việc của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam. Trong công tác xây dựng pháp luật tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam, Thẩm tra viên đã nghiên cứu, góp ý đối với các dự thảo xây dựng Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các luật khác. Nhìn chung, việc góp ý xây dựng các dự án luật, pháp lệnh của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam được thực hiện theo đúng 35 tiến độ và đảm bảo chất lượng. Các đóng góp về cải cách tư pháp đã được thể chế hóa trong các hoạt động của bộ phận hành chính tư pháp, đảm bảo phù hợp với các điều kiện thực tiễn, có tính khả thi và đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp. Trong công tác đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật, Thẩm tra viên đã kiểm tra và xây dựng các báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm qua từng năm với việc chỉ ra nhiều sai sót cần khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử. Trong công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật, thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng tham gia tích chức cho nhiều ý kiến đóng góp vào bản báo cáo tổng kết kinh nghiệm xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Ý kiến của thẩm tra viên tập trung vào các nội dung: việc kiểm tra hồ sơ vụ án , công tác thi hành án của Tòa án nhân dân cấp huyện và những sai xót trong quá trình giải quyết vụ án dẫn đến hủy, cải sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán. Tuân thủ Hiến pháp, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tiến hành thực hiện tổng kết thực tiễn về hoạt động xét xử, góp phần bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật về hoạt động xét xử. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam lựa chọn các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án để đề xuất gửi Tòa án nhân dân tối cao làm án lệ. 36 2.2. Thực trạng về đội ngũ Thẩm tra viên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Thực trạng về công tác đào tạo, bổ nhiệm Thẩm tra viên Thẩm tra viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam nói riêng. Đặc biệt là thẩm tra viên thực hiện hoạt động giám đốc kiểm tra giúp công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam được tốt và đạt chất lượng cao. Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam tuy không phải là thẩm phán song họ thực chất hoạt động chuyên môn giống thẩm phán. Xét về góc độ nào đó họ còn có yêu cầu chuyên sâu hơn thẩm phán cấp dưới bởi họ đề xuất xem lại bản án của thẩm phán Trước khi luật tổ chức Tòa án nhân dân ra đời: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam tái lập năm 1997, lúc bấy giờ chỉ có 14 người và không có Thẩm tra viên, các Thẩm phán phải làm thay công tác kiểm tra nghiệp vụ của Thẩm tra viên. Nội dung kiểm tra và phương pháp kiểm tra cũng khác hiện nay. Thời điểm đó do năng lực thưc tế và trình độ của các Thẩm phán, cán bộ được phân công làm việc tại Phòng Giám đốc kiểm tra có hạn, chủ yếu là những người từ các ngành nghề khác chuyển sang (Trọng tài kinh tế, tư pháp địa phương, Thư ký Tòa án...) đồng thời đây cũng là tình trạng chung của Thẩm phán cấp huyện thời bấy giờ. Do vậy, công tác giám đốc kiểm tra tập trung nhiều vào việc kiểm tra cụ thể từ tố tụng đến nội dung trên từng đơn vị cấp huyện để kịp thời khắc phục sai sót. Ở giai đoạn này, pháp luật tố tụng và phát luật nội dung còn nhiều vấn đề chưa hoàn chỉnh nên công tác của Thẩm tra viên còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc tham mưu cho Ủy ban Thẩm phán, Chánh án trong thủ tục giám 37 đốc thẩm, tái thẩm và việc hướng dân nghiệp vụ cho Tòa án cấp huyện. Thời kỳ này khối lượng công việc nhiều, ít người làm việc; Khi có luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam có 15 thẩm tra viên, 03 nam và 12 nữ đều có bằng cử nhân luật, được bố trí công tác ở phòng kiểm tra nghiệp vụ thi hành án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam có 06 thẩm tra viên và văn phòng Tòa án nhân dân cấp huyện có 09 thẩm tra viên, đều là sơ cấp lý luận chính trị . Quy trình được bổ nhiệm tuân theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản luật hướng dẫn. Thẩm tra viên số lượng chưa đủ biên chế để đáp ứng nhu cầu công tác. Do tính chất công việc thẩm tra viên nhiều, phức tạp. Mặc dù, Thẩm tra viên tuy không phải là Thẩm phán song Thẩm tra viên thực chất hoạt động chuyên môn giống Thẩm phán. Xét về góc độ nào đó họ còn có yêu cầu chuyên môn sâu hơn Thẩm phán cấp dưới bởi họ đề xuất xét lại bản án của Thẩm phán. Công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam chưa quan tâm đào tạo và bồi dưỡng đúng yêu cầu công tác và nhiệm vụ họ được giao. Mặc dù, chức danh Thẩm tra viên là chức danh nghề có yêu cầu đạo tạo nghiệp vụ. Những năm gần đây, Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tòa án nói chung và Thẩm tra viên nói riêng . Hiện nay, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã cử 02 thẩm tra viên đi học lớp nghiệp vụ Thẩm tra viên chính nhưng chưa được bổ nhiệm. Công tác bổ nhiệm và nâng ngạch cho Thẩm tra viên đối với ngành Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam chưa được quan tâm đúng mức. 38 Về đào tạo, bồi dưỡng: chậm đổi mới, chưa đáp ứng nhu cầu của đội ngũ thẩm tra viên và chưa thực sự gắn kết với các khâu trong công tác cán bộ, nhất là quy hoạch cán bộ. Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế. Về chế độ chính sách: chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao, chưa thể hiện tính đặc thù trong hoạt động của tòa án. Đây là vấn đề khó khăn không nhỏ công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là thẩm tra viên. 2.2.2. Thực trạng về sử dụng, miễn nhiệm Thẩm tra viên Trong công tác sử dụng, miễn nhiệm của Thẩm tra viên lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam rà soát trình độ, năng lực, kỹ năng, khả năng tư duy, trình độ nghiệp vụ của Thẩm tra viên để bố trí, phân công nhiệm vụ để phù hợp. Thực tế hiện nay vẫn cho thấy, có nhiều vụ việc do Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tham mưu chậm hoặc tham mưu chưa chính xác/ mắc một số vi phạm, thiếu sót nhất định, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thẩm tra, kiểm tra hồ sơ cũng như làm giảm uy tín, vai trò, vị trí của Thẩm tra viên. Trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản hướng dẫn hiện hành không quy định cụ thể về miễn nhiệm đối với Thẩm tra viên. Tuy nhiên, Thẩm tra viên là một công chức, do đó việc sử dụng miễn nhiệm Thẩm tra viên có thể áp dụng chung với Luật cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành thủ tục cần thiết cho việc sử dụng, miễn nhiệm đối với thẩm tra viên trong các trường hợp sau đây: - Được cấp có Thẩm quyền điều động, luân chuyển, bố tr í, phân công công tác khác mà không được kiêm nhiệm chức vụ cũ. 39 - Không đủ sức khỏe để lãnh đạo, quản lý. - Nhiệm vụ không hoàn thành hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước song chưa đến mức bị kỷ luật cách chức. - Không đủ năng lực, uy ín để làm việc. - Vi phạm qui định của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ chính trị nội bộ. Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Quyết định 120/QĐ-TAND ngày 19/6/2017 của Tòa án nhân dân Tối cao về việc ban hành quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong tòa án nhân dân và các văn bản hướng dẫn thi hành về Thẩm tra viên do Tòa án nhân dân tối cao miễn nhiệm. Trong những năm qua, công tác thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam không có trường hợp nào bị miễn nhiệm. 2.2.3. Thực trạng về đạo đức nghề nghiệp của Thẩm tra viên Trong điều kiện hiện nay, các tranh chấp ngày càng tăng đa dạng, phức tạp đòi hỏi thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng mà cần có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Hiện nay, nghiệp vụ thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam chưa đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp đòi hởi phải nâng cao trình độ của thẩm tra viên, cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thẩm tra viên. Thẩm tra viên cần có sự hiểu biết nhất định về pháp luật, phải có trình độ, nắm bắt được những vấn đề cơ bản nhất của pháp luật. Việc tổng hợp, thu thập, cập nhật văn bản pháp luật là điều cần thiết đối với thẩm tra viên. Bên cạnh bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, 40 đội ngũ thẩm tra viên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam phải học tập nâng ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_dia_vi_phap_ly_tham_tra_vien_theo_phap_luat_viet_na.pdf
Tài liệu liên quan