Luận văn Điều tra đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phòng hộ nam Hòn Khô, thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa

MỤC LỤC

Trang phụbìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữviết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.5

1.1. Các nghiên cứu trước đây về đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phòng

hộven biển, trong và ngoài nước .5

1.2. Khái quát các nhóm nhân tốsinh thái phát sinh quần thểthực vật của rừng

phòng hộven biển .6

1.2.1. Nhóm nhân tốtựnhiên.6

1.2.2. Nhân tốcon người.19

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.24

2.1. Phương pháp luận.24

2.2. Phương pháp nhiên cứu cụthể.25

2.2.1. Tổng hợp tưliệu và tài liệu đã có .25

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp .25

2.2.3. Khảo sát, thu thập sốliệu ởthưc địa .26

2.2.4. Xác định và kiểm tra tên khoa học.28

2.2.5. Lập danh mục thực vật .29

2.2.6. Thu mẫu và bảo quản tiêu bản thực vật .29

2.2.7. Cách lấy mẫu đất vềphân tích .31

2.2.8. Phương pháp xửlí, phân tích sốliệu.31

Chương 3: KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN.33

3.1. Thành phần loài thực vật của rừng phòng hộven biển Nam Hòn Khô – Tp. Nha

Trang – Tỉnh Khánh Hòa .33

3.1.1. Nhân tốbản địa .33

3.1.2. Nhân tốdi cư.39

3.1.3. Giới thiệu một sốloài thực vật của rừng phòng hộven biển Nam Hòn Khô –

Tp. Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa .40

3.2. Các kiểu quần xã thực vật .74

3.2.1. Kiểu rừng trên đất dốc ởchân.74

3.2.2. Kiểu rừng trên đất dốc ởsườn.87

3.2.3. Kiểu rừng trên đất dốc ởsườn gần đỉnh.104

3.3. Nhận xét hiện trạng vềmối quan hệgiữa loài, quần xã thực vật của rừng phòng

hộven biển Nam Hòn Khô – Tp. Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa.110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.114

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

pdf182 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra đa dạng loài và quần xã thực vật của rừng phòng hộ nam Hòn Khô, thành phố Nha Trang – tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắng, sốt nóng, sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, tức ngực, nôn mữa, chuột rút, cước khí, thuỷ thũng. Hình 3.13 Sida acuta Burm. f.- Ké lá nhỏ. Malvaceae TRINH NỮ CAO Mimosa diphotricha C. Wright ex Sauvalle Họ Đậu Fabaceae Cây thảo mọc đứng, sống hàng năm hay lâu năm cao 2-3m. Lá kép dạng chân vịt, có cuống lá và trục dài đến 3-5cm, lởm chởm lông, có khi có ít gai móc nhỏ giữa khoảng cách các lá chét bậc nhất. Lá chét bậc nhất 2 đôi; lá chét bậc hai 12-25 đôi, chỉ hơi có lông ở mặt dưới và ở mép lá. Cụm hoa hình đầu đơn độc hay xếp từng đôi ở nách các lá trên. Hoa không cuống; đài rất nhỏ, hình đấu; cánh hoa dạng chuông hẹp, có 4 thuỳ hình trái xoan thuôn; nhị 4; bầu không lông. Quả đậu nhiều trên cùng một đầu, cở 1,5-1,8x0,4cm, 52 có nhiều tơ cứng. Phân bố: Loài của vùng nhiệt đới châu Mỹ, được truyền bá vào các vùng nhiệt đới khác và cả ở nước ta, nay thành một thứ cỏ dại. Sinh thái: Cây mọc ven đường đi, bãi cỏ, bờ bụi... Cuống lá và lá có khớp và khi bị tiếp xúc hoặc do tác dụng của luồng gió thổi, các lá tự xếp lại với nhau và cuống lá cụp xuống, 15 đến 20 phút sau, cây mới trở lại bình thường. Cây được dùng làm cây phủ đất. Dùng toàn cây làm thuốc trị suy nhược, sốt rét, phong thấp tê bại. Rễ được dùng trị hen suyễn, đau nhức cơ thể [6,tr.685-686]. Hình 3.14. Mimosa diphotricha C. Wright ex Sauvalle - Trinh nữ cao. Fabaceae ĐẬU VẨY ỐC Alysicarpus vaginalis (L.) A.P. de Cand. Họ Đậu Fabaceae Cây thảo cứng, phân nhánh từ gốc, mọc trườn, có thân và nhánh dạng sợi, nhẵn. Lá có 1 lá chét không tiêu giảm hình trứng – bầu dục, cứng, dai dai, cỡ 12- 40x5-12mm, hình tim ở gốc, tròn có mũi nhọn ở đầu, có lông áp sát ở mặt dưới, gân bên 4-5 đôi; cuống lá có cánh, lõm sâu thành rãnh. Lá kèm dạng vẩy, hình tam giác, dài 6-10mm. Cụm hoa ở ngọn thành chùm dày đặc, cao 15-70cm. Hoa xếp thành từng đôi một trên cuống rất ngắn; lá bắc hình trứng – nhọn, dạng lá kèm, dễ rụng; đài hình chuông gồm có ống với 5 thuỳ mà 2 thuỳ trên dính đến một nữa; tràng hoa chỉ hơi thò ra ngoài; nhị 2 bó (9+1); bầu 4-7 noãn. Quả đậu hình trụ, mọc đứng, cao 2cm, thò dài ra, không hoặc chỉ hơi thắt lại giữa các hạt, có lông nhung, có mạng, với 4-7 đốt hình chữ nhật. Phân bố: Loài phổ biến trong tất cả các vùng nóng của châu Á, châu Phi, được nhập vào châu Mỹ nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc từ Hà Tây, Hà Nội, Quãng Ninh vào tới thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. 53 Sinh thái: Cây mọc trên các bãi cỏ, các ruộng khô, trên đất có cát, ở vùng thấp. Cây ưa ẩm và bóng. Công dụng: Cây được dùng làm thức ăn cho vật nuôi và làm cây xanh phủ đất. Ở Quãng Trị, Thừa Thiên Huế người ta nghiền hạt thành bột rồi hãm uống dùng để trị lỵ và các cơn đau bụng. Ở Giava, nước sắc rễ dùng để trị ho. Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc cho trẻ em ăn uống không tiêu và dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết [6,tr.512]. Hình 3.15. Alysicarpus vaginalis (L.) A.P. de Cand.- Đậu vẩy ốc. Fabaceae LỤC LẠC Crotalaria pallida Aiton (C. mucronata Desv., C. striata DC.) Họ Đậu Fabaceae Cây thảo hàng năm mọc đứng, có thể cao tới 2m. Lá kép chân vịt với 3 lá chét; lá chét có phiến hình trứng ngược-bầu dục, dạng màng, cỡ 3-8 x 2-4cm, nhọn ở gốc, tròn tù hay lõm ở đầu, có lông mịn ở mặt dưới; cuống lá 3-4cm. Lá kép nhỏ, dễ rụng. Cụm hoa ở ngọn và ở bên thành chùm thưa, cao 15-30cm, thường mọc đối với một lá. Hoa có cuống 4mm; lá bắc và lá con bắc dạng sợi; đài hình chuông, cao 7mm; cánh hoa màu vàng có vạch cam sẫm, cao 15mm, cánh cờ hình bầu dục, cánh bên thuôn, cánh thìa hình trăng lưới liềm; bầu có lông nhung mềm, cỡ 9mm, chứa 40-60 noãn. Quả đậu gần hình trụ, có cuống ngắn, cỡ 3-4 x 0,5cm, có lông mịn rồi nhẵn. Hạt hình tim, cỡ 3x2mm, màu hạt dẻ nhạt hay màu vàng. Phân bố: Loài liên nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc hoang ở nhiều nơi, từ Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình vào Quãng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh. 54 Sinh thái: thường gặp trong các Savan, dọc đường đi, trên bờ sông, trên đất sét khá nghèo, có khi trong rừng rụng lá hay rừng thường xanh, tới độ cao 1200m. Ra hoa tháng 9-10. Công dụng: Ở Campuchia, hoa được dùng ăn; Lào cây được dùng làm thuốc trị sốt. Ở Việt Nam, cây được trồng làm phân xanh; hạt rang và xay được dùng chế nước uống thay cafe. Thân cành được dùng làm củi đốt; rễ có thể dùng ăn với trầu [6,tr.558]. Hình 3.16. Crotalaria pallida Aiton (C. mucronata Desv., C. striata DC.) - Lục lạc. Fabaceae NỞ NGÀY ĐẤT Gomphrena celosioides Mart. Họ Rau dền Amaranthaceae Cỏ sống lâu năm, mọc nằm rồi đứng, phân nhánh nhiều, rễ to. Thân có rãnh sâu, có lông nằm. Lá không cuống, đầy lông nằm trăng trắng ở mặt dưới. Cụm hoa bông hình trụ rộng 1cm, dài 2-3cm, lá bắc 5-6mm. Hoa trắng, 5 lá đài, 5 nhị dính thành ống, bầu hình trứng. Quả hộp chứa nhiều hạt màu nâu. Phân bố: Gốc ở Nam Mỹ, được du nhập vào thời gian gần đây, nay trở thành phổ biến ở nước ta. Sinh thái: Cây mọc dọc đường đi và trong các đất hoang khô, ở độ cao thấp. Công dụng: Dân gian dùng rễ cây sắc uống trị ho, và dùng toàn cây sắc uống làm tiêu độc. Có thể trồng làm cây phủ đất [6,tr.207]. Hình 3.17. Gomphrena celosioides Mart. - Nở ngày đất. Amaranthaceae KÉ ĐAY Triumfetta grandidens Hance Họ Đay Tiliaceae 55 Cây thảo sống hàng năm, cao 1,2m. Thân, lá nhám hay có lông phún. Lá mọc cách, lá có phiến thon, hình bầu dục dạng trứng hay hay hình ngọn giáo dạng trứng, dài 6-10cm, gân bên 5-7 đôi, mép có răng cưa, cuống lá dài 1-2cm. Cum hoa hình đầu mọc ở nách lá, có nhiều lông. Quả thuộc loại quả bế kép hình cầu, có cỏ rất cứng và dai. Phân bố: Có ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái lan. Ở Việt Nam, Cây mọc từ Thừa Thiến Huế đến Vũng Tàu. Sinh thái: Cây mọc hoang ở các đồi bãi, ven đường, các bãi cỏ, nơi trông có nhiều ánh sáng. Ra hoa chủ yếu vào tháng 3-6. Công dụng: Làm thuốc trị cảm, trị các bệnh về đường hô hấp… Hình 3.18. Triumfetta grandidens Hance - Ké đay. Tiliaceae ĐẬU RỰA Canavalia ensiformis (L.) DC. Họ Đậu Fabaceae Cây thảo sống hàng năm, mọc nằm, có khi leo dài 2-3m, không lông. Lá kép có ba lá chét, lá chét xoan – bầu dục, dài 10- 20cm, rộng 6-12cm, đầu tù hay có mũi ngắn, mặt trên có màu lục, mặt dưới nhạt. Chùm hoa ở nách lá dài 25-45cm, mỗi u mang 3-5 hoa, màu trắng; ống đài dài 7- 10mm, có lông; cánh cờ to 1,5-2,2cm, lườn có sọc đỏ. Quả đậu dài 25-30cm, rộng 2,5- 3,5cm. Hạt 10-20; trắng hay ngà, dài 2- 2,5cm, có đốm nâu ở gần rốn hạt. Hình 3.19. Canavalia ensiformis (L.) DC. - Đậu rựa. Fabaceae Phân bố: Gốc ở Trung Mỹ được nhạp trồng ở nhiều nước châu Á, châu Phi. 56 Ở Việt Nam, được trồng ở nhiều nơi, nhất là các tỉnh vùng Tây Nguyên. Sinh thái: Sinh trưởng mạnh vào mùa mưa ẩm, chịu được hạn khoẻ vì rễ ăn sâu. Ưa ánh sáng đầy đủ nhưng chịu được bóng râm. Thích nghi được với nhiều loại đất. Công dụng: Hạt có chất độc concanavalin A, nếu ăn quả dậu nấu không kỹ sẽ bị say, đau bụng và thoát vị, do đó việc dùng đậu rựa bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu rửa kỹ hoặc nấu chín 2-3 nước trong 2-3 giờ hoặc rang vàng thì sẽ khử được chất độc. Nói chung khi ăn hạt, quả đậu rựa, thì nên luộc bỏ nước trước khi dùng. Hạt dùng làm tương, làm nhân bánh, hay thức ăn cho vật nuôi. Hạt cũng dùng làm thuốc chữa đau ngực, đau phổi, ho [6,tr.552-553]. BÌM BÌM LÔNG Ipomoea eriocarpa R. Br. Họ Khoai lang Convolvulaceae Dây leo quấn; thân mảnh, có lông trắng. Lá mọc so le; phiến nhỏ hình tam giác, gốc hình tim, có lông ở cả hai mặt. Hoa chum, hình xim có tròn ở nách lá, rộng 1-2cm. Hoa dài 1cm, màu hồng; lá đài cao 5mm; tràng hoa có lông ở mặt ngoài; bầu có long dài. Quả nang cao 5mm, có lông. Hạt to 3mm, có lông như nhung xám. Phân bố: Loài của Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc. Ở nước ta, có gặp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sinh thái: Cây mọc hoang dọc bờ bụi. Ra hoa vào tháng 4. Công dụng: Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây nấu với dầu để chữa thấp khớp, đau đầu, động kinh, phong hủi [6,tr.140]. Hình 3.20. Ipomoea eriocarpa R. Br. – Bìm bìm lông. Convolvulaceae ĐẬU TRÀM Indigofera spicata Forssk. var. spicata Họ Đậu Fabaceae 57 Cỏ cứng, cao 40-75cm, phân nhánh nhiều từ gốc, với thân mảnh, có lông nhung rồi nhẵn. Lá kép lông chim lẻ, có trục 1-2cm; lá chét 7-9, mọc so le, hình dãi đến trứng ngược, có kích thước thay đổi, dài 1-2cm, rộng 2-2,5mm, có lông nhung cả trên hai mặt, gân bên ít rõ; cuống lá chét 2-4mm. Lá kèm hình tam giác hẹp, 3mm. Chùm hoa thưa, cao 4-8cm, mảnh. Hoa có cuống rất ngắn; đài có thuỳ hình dải hẹp, dài hơn ống, có lông xồm; cánh hoa màu hồng, cao 4mm, không lông; cánh cờ hình trứng; cánh ben thuôn, cụt có móng ngắn; cánh thìa hình lưỡi hái, cụt; bầu 8 noãn. Quả hình dải, cở 2-0,2cm, hơi có lông nhung. Hạt 6-8, hình lập phương, cở 1,5mm. Phân bố: Loài của vùng nhiệt đới châu phi, Mađagaxca, Xri Lanca, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Inđônêxia, Philippin; nhập vào châu Mỹ. Ở nước ta, có gặp từ Đà Nẵng vào Lâm Đồng, Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh. Sinh thái: Khá phổ biến trên các bãi cỏ, đất trống và trong đất trồng, dọc bờ sông cho đến độ cao 1700m. Công dụng: Trị kinh phong (Phạm Hoàng Hộ, 1999). Ở Trung Quốc (Vân Nam) toàn cây được thử dùng phòng tránh thai [6,tr.667]. Hình 3.21. Indigofera spicata Forssk. var. spicata - Đậu tràm. Fabaceae CÚC MUI Tridax procumbens L. Họ Cúc Asteraceae Cây thảo sống lâu năm. Thâ có lông trắng, dày, mọc bò sát mặt đất. Lá mọc đối, có lông ở cả hai mặt; mép có răng to, nhọn, không đều. Cụm hoa hình đầu, mọc ở ngọn thân, trên một cán dài 20-30cm. Hoa cái hình 58 môi, màu trắng; hoa lưỡng tính hình ống, màu vàng. Quả bế có nhiều lông; mào lông do 10 lông tơ dài và 10 lông tơ ngắn. Phân bố: Loài có nguồn gốc ở Trung Mỹ, được truyền bá vào nước ta, nay thành hoang dại. Snh thái: cây mọc ở bờ đường, bãi cỏ, đất hoang, đồi núi. Ra hoa kết quả tháng 4-6, tháng 8-12. Công dụng: Thường được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc sát trùng, chữa sưng tấy thay vị Sài đất [6,tr.584-585]. Hình 3.22. Tridax procumbens L. – Cúc mui. Asteraceae RÙ RÌ Homonoia riparia Lour. Họ Thầu dầu Euphorbiaceae Cây gỗ cao 8m; thân có đường kính 25cm; nhánh nhẵn, màu nâu đen. Lá hình bầu dục, dài 4,2-5,7 cm, rộng 1,5-2,6 cm, nhọn và tù ở gốc, tù ở đầu, không lông, dai, mép uốn xuống, gân bên 8 đôi; cuống lá 6-9mm. Cụm hoa thành chuỳ ở ngọn và ở nách các lá phía trên, dài 6-10cm; nhánh bên dai 2-3cm. Hoa thơm, cao 1cm; lá đai dính ở gốc, có lông mềm trắng cả hai mặt; cánh hoa cũng có lông nhung trắng ở mặt ngoài; nhị 15 có chỉ nhị rất ngắn, bầu có lông nhung trắng.Quả hình trái xoan, cở 8x7mm, có lông hình sao rải rác; đài mang quả có thuỳ rơi: hai thuỳ lớn dài 3,5-4cm, 3 thuỳ nhỏ 2 mm. Hình 3.23. Homonoia riparia Lour. – Rù rì. Euphorbiaceae Loài Philippin, Nam Việt Nam. Ở nước ta, gặp tại Quảng Nam, Khánh Hoà. Cây mọc trên các đồi cát đỏ vùng biển. Ra hoa tháng 7, có quả tháng 10. 59 Cây cho gõ nhỏ, dùng trong xây dựng tạm thời [6,tr.237-238]. KEO THƠM Acacia farnesiana (L.) Willd. Họ Đậu Fabaceae Cây bụi hay cây nhỏ cao 2-4m, cành vặn nhiều hay ít, không đều, nhẵn; lá kèm biến thành gai, nhọn,dài 1-2cm. Lá kép lông chim hai lần, có 4-8 đôi lá chét bậc nhất; các lá này lại mang 10-20 lá chét bậc hai hình dải dài 3-4cm, rộng 3-4mm. Cụm hoa là những đầu hình cầu có cuống, xếp thành bó gồm nhiều hoa màu vàng nghệ. Quả màu nâu đen, hình trụ thẳng hay cong, dài 4-7cm, rộng 1-1,3cm, chứa khoảng 10 hạt. Hạt rất cứng, hình bầu dục dẹt, màu hung, bao bởi một lớp thịt trắng. Phân bố : Loài liên nhiệt đới, có thể có nguồn gốc từ Cuba hay Nam châu Mỹ, ngày nay được trồng và thuần hoá ở châu Mỹ, châu Phi và OOXxxtraylia. Ở nước ta, có gặp ở Phú Thọ, Hà Nội, Nam Định, Huế, Đà Nẵng vào Khánh Hoà, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và An Giang. Sinh thái : Cây mọc hoang ở dọc đường đi, chỗ sáng từ vùng thấp lên độ cao 500m. Ra hoa tháng 5-11, có quả tháng 7-12. Công dụng : Cây trồng làm cảnh, có hoa rất thơm, có thể dùng chiết tinh dầu. Tinh dầu này có mì mạnh, nóng và bền, được sử dụng làm hương liệu. Vỏ cây chứa tanin cũng được dừng làm thuốc thu liễm, cầm máu; màu sắc vỏ dùng rửa trong bệnh lậu; cũng có thể dùng để nhuộm. Lá dùng nấu chín lấy nước rửa và bả đắp mụn nhọt. Quả chứa tanin và có chất gôm, cũng được dùng làm thuốc cầm máu; còn dùng nấu nước gội đầu cho sạch gàu [6,tr.492-493]. Hình 3.24. Acacia farnesiana (L.) Willd. - Keo thơm. Fabaceae MÔ CA Buchanania reticulata Hance Họ Đào lộn hột Anacardiaceae 60 Cây gỗ nhỏ, cao 4-8m, với các nhánh non có lông sét, khi già không lông. Lá xoan – thuôn hay gân hình trứng, tròn hay lõm ở đầu, hình góc rộng ở gốc, dày, dai, gân bên 15-20 đôi, gân con làm thành một mạng rõ rệt ở mặt dưới. Chuỳ hoa dài hơn lá, có lông sét rậm, với các nhánh cuối cùng ngắn, ít hoa. Hoa màu vàng xanh; lá đài tròn, có lông mi; cánh hoa thuôn; nhị 10; lá noãn 5. Quả hạch hình cầu, phủ lông hung. Phân bố: Loài phân bố ở Lào, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta có gặp ở Khánh Hoà, Đắc lắc, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo) vào tới An Giang. Sinh thái: Cây mọc thông thường trong rừng đá vôi giữa 200-600m, chủ yếu ở rìa các rừng bị ngạp trong từng thời kỳ. Cũng gặp ở Savan đất đỏ sâu trung bình, nhất là rìa các rừng thưa. Ra hoa tháng 1 đến tháng 5 Công dụng: Quả và hạt ăn được. Lá cũng dùng ăn sống như các loại rau. Vỏ được dùng làm thuốc chữa các vết thương, chữa viêm lợi răng [6,tr.275-276]. Hình 3.25. Buchanania reticulata Hance - Mô ca. Anacardiaceae NHÂN TRẦN Acrocephalus indicus (Burm. f.) Kuntze Họ Hoa môi Lamiaceae Cây thảo mọc hàng năm cao 2-0-50cm, thường phân nhánh từ gốc. Thân vuông, có ít lông. Lá mọc đối, có cuống dài, phiến thon hơi mũi mác, dài 15-25mm, rộng 3-4mm. Cụm hoa gần hình cầu cao 1-1,5cm; lá bắc hình quạt, cao 3mm, dài 1,5mm, hai môi, môi dưới to, nguyên; cánh hoa 2mm; nhị 4. Quả bế hình trứng, nhẵn bóng. Phân bố: Loài của Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Indonexia. Ở nước ta, có gặp từ Lào Cai đến 61 Quảng Ninh, Hà Tây vào Đà Nẵng, Kontom, Gia Lai, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đồng Nai, An Giang. Sinh thái: Cây mọc trên các bãi hoang; trên đồi, nương rẫy, ven đường, ở những nơi sáng và ẩm, từ độ cao 600m trở lên. Công dụng: Cây chứa tinh dầu. Toàn cây thường được dùng sắc ống làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh đẻ giúp ăn ngon, tiêu hoá tốt, nhanh chóng phục hồi sức khoẻ; thường phối hợp với ích mẫu. Còn dùng làm thuốc toát mồ hôi, thông tiểu tiện,chữa bệnh vàng da và bệnh về gan [6,tr.872-873]. Hình 3.26. Acrocephalus indicus (Burm. f.) Kuntze – Nhân trần dại. Lamiaceae PHÈN TRẮNG Securinega virosa (Willd.) Pax et Hoffm. Họ Thầu dầu Euphorbiaceae Cây bụi mọc đứng, cao 2-4m; thân có nhánh ngang và nhọn như gai; nhánh có 4 cạnh thấp, nhánh già có màu nâu sẫm. Lá mỏng, phiến hình bầu dục, hình trứng ngược hoặc hình thuôn, dài 2-5cm, rộng 1,5-3cm, thường tròn và có mũi rất ngắn ở đầu, nhọn ở gốc ; gân bên 5-7 đôi, cong, dính nhau gần mép ;cuống lá dài 4- 5mm ; lá kèm hình tam giác, dài 2mm. Cụm hoa ở nách lá. Hoa đơn tính khác gốc; đực thành bó, nhiều; hoa cái ít hơn hoặc mọc đơn độc. Hoa đực có cuống 3-4mm, 5 lá đài hình xoan bầu dục, đĩa mật có 5 tuyến, 5 nhị thò ra ngoài, nhuỵ lép có 3 cánh. Hoa cái có cuống rất ngắn, 5 lá đài hình xoan ngược, đĩa mật dạng đấu có thuỳ và bầu hình trứng, 3 ô, vòi nhuỵ dính nhau ở gốc, chia 2 thuỳ sâu. Quả nang hình cầu, màu trắng nhạt, có 3 mảnh vỏ mỏng, 2 van; cuống mang quả 3mm. Hạt có 3 góc, màu đỏ nâu, bóng, cao 3mm. Phân bố: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Philippin. Ở nước ta, có gặp từ Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Nội vào Thanh Hoá, tới Đồng Nai, Vũng Tàu... 62 Cây mọc hoang trên đồi, trong rừng thưa, ở chỗ dãi nắng ven đường đi từ vùng thấp ở đồng bằng cho tới độ cao 500m, có thể lên đến 1000m. Ra hoa tháng 5-8, có quả tháng 9-11. Công dụng: Cành lá sắc lấy nước có thể tiệt trùng, rút mủ, trị mủ vàng, mụn bọc trắng. Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được. Rễ chữa sốt nóng, khát nước, chóng mặt, chân tay run [6,tr.417-418]. Hình 3.27. Securinega virosa (Willd.) Pax et Hoffm. - Phèn trắng. Euphorbiaceae BỒ CU VẼ Breynia fruticosa (L.) Hook.f. Họ Thầu dầu Euphorbiaceae Cây nhỏ, cao 1-2m, có thể 3-6m; cành non màu lục hạt, không lông. Lá có phiến hình trứng tới hình mác dạng trứng, dài 2,5- 4cm, rộng 2-3cm, dày, mặ trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt, thường có vết sâu bò thành đường ngoằn ngoèo; cuống lá dài 2-4mm. Hoa nhỏ, đơn tính cùng gốc, không có bao hoa, mọc riêng lẽ hay xếp 2-4 cái thành xim co ở nách lá. Đài hoa xẻ ở đỉnh thành 6 thuỳ. Hoa đực có đài hoa hình con quay hay hình bán cầu; nhị 3, chỉ nhị dính. Hoa cái có Hình 3.28. Breynia fruticosa (L.) Hook.f. – Bồ cu vẽ. Euphorbiaceae đài hoa trải ra cùng lớn với quả, màu nâu; bầu 3 ô, mỗi ô 2 noãn. Quả mọng chất thịt, gân hình cầu, đường kính cở 6mm, nằm trên đài, màu hồng sẫm. Phân bố: loài của Việt Nam, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, 63 Malaixia, Philippin. Ở nước ta cây mọc phổ biến từ Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hoà Bình tới Khánh Hoà. Sinh thái: Cây ưa sáng, thường gặp trê các trảng, đồi trọc, vùng đồng bằng và vùng núi. Ra hoa tháng 4-9, có quả tháng 6-11. Công dụng: Dân gian dùng lá làm thuốc trị ghẻ và chữa rắn cắn, cũng dùng nấu nươc rữa vết thương và mụn nhọ hoặc dùng tươi, giã nát xoa nổi mẩn, và viêm da. Ở Trung Quốc, rễ cây và cành lá được sử dụng làm thuốc. Rễ dùng trị viêm dạ dày ruột cấp tính, sung amygdal, viêm khí quản, sỏi niệu đạo... [6,tr.364]. GIẺ Desmos chinensis Lour. Họ Na Annonaceae Cây nhỡ mọc trườn, cao 1-3m ; nhánh non có lông nâu. Lá có phiến bầu dục hay tròn dài, mốc ở mặt dưới, gốc tròn hay hình tim. Hoa thường đối diện với lá ; cánh hoa 6, màu lục vàng, dài tới 8cm, rộng tới 1- 2cm ; nhị cao 1,5cm ; lá noãn nhiều. Quả mọng không lông, hình chuỗi 1-4 hạt. Phân bố: Loài của Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Philippin. Ở nước ta, có gặp từ Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vỉnh Phúc, Hà Nội, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Khánh Hoà, Con Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai. Hình 3.29. Desmos chinensis Lour. – Giẻ. Annonaceae Sinh Thái : Cây mọc ven rừng, bụi ở vùng thấp. Ra hoa tháng 5. Công dụng : Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa. Ở Hoà Bình, 64 đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó. Ở Ấn Độ, dùng rễ sắc nước uống trị lị và chóng mặt. Ở Trung Quốc, dùng rễ và lá trị đau dạ dày, tiêu hoá kém, trướng bụng và ỉa chảy, đau bụng trước khi sinh và xuất huyết, thông kinh [6,tr.308-309]. DÂY QUẦN QUÂN Capparis thorelii Gagnep. var. pranensis Pierre ex Gagnep. Họ Màn màn Capparaceae Cây bụi hay dây leo dài tới 10m; cành có rất nhiều gai. Lá có phiến hình bầu dục, dài 6cm, rộng 3-5cm, tù ở gốc, tròn hay lõm ở đầu, dai, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới có lông ở gân, gân bên 4-6 đôi; cuống dài 5-8mm. Hoa xếp thành ngù. Cuống hoa mảnh, cánh hoa trắng, có rìa lông ở mép, nhị đến 35, bầu có 2 giá noãn. Quả mọng to 1,5-3cm, màu đỏ, thịt quả đỏ, chứa 1-2 hạt to 9x5mm. Phân bố: Loài của Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta, có gặp ở Hoà Bình tới Quảng Nam, Khánh Hoà và Ninh Thuận. Cây mọc phổ biến trên thảo nguyên. Ra hoa tháng 2, có quả tháng 9. Công dụng : Quả có khi được dùng ăn, cũng có người cho là có độc [6,tr.29]. Hình 3.30. Capparis thorelii Gagnep. var. pranensis Pierre ex Gagnep. - Dây quần quân. Capparaceae CHAN CHAN Niebuhria siamensis Kurz Họ Màn màn Capparaceae Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, cao tới 7m, không gai. Lá kép với 3-5 lá chét; phiến lá hình dải hay thuôn trái xoan ngược, dài 3-10cm, rộng 0,5-2,5cm. 65 Cụm hoa chuỳ ở ngọn hay ở bên, trên các nhánh ngắn, xen lẫn với các lá non. Hoa không có cánh hoa; lá đài màu xanh, không lông; nhị 9-12; cuống nhuỵ dài mang bầu không lông. Quả mong tròn, to bằng ngón tay, màu vàng. Phân bố: Loài của Việt Nam, Campuchia và Thái Lan. Ở nước ta, có gặp từ Khánh Hoà vào Ninh Thuận. Cây mọc trong rừng còi ven biển. Công dụng: Rễ dùng nấu nước xông trị sưng đầu gối [6,tr.36-37]. Hình 3.31. Niebuhria siamensis Kurz - Chan chan. Capparaceae RAU MỎ Gymnema tingens (Roxb.) Spreng. Họ Thiên lí Asclepiadaceae Dây leo nhỏ, dài đến 9m, phình lên ở các mấu, lúc non có lông. Lá mọc đối; có phiến bầu dục, dài 6,5-13cm, rọng 3-9cm, đầu có đuôi ngắn, không lông; gân bên 6-7 đôi; cuống lá dài 2,5-6cm. Cụm hoa dài 2-4cm; cuống hoa dài 6-8mm; hoa nhỏ màu vàng; đài có thuỳ dài bằng ống tràng; tràng phụ có hàng lông dọc. Quả đại dài 9-16cm, đầu nhọn; hạt dẹp, dài 1cm, mào lông dài 3-4cm. Phân bố: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Philippin, Indonexia. Ở nước ta, có gặp ở Thái Nguyên, Hoà Bình, Ninh Bình tới Khánh Hoà. Sinh thái: Cây mọc hoang trên đất rừng, cạnh suối và trong lùm bụi. Cũng được trồng làm rau ăn. Công dụng: Chồi non và nụ hoa dùng làm rau ăn, thường dùng nấu canh. Rễ dùng làm Hình 3.32. Gymnema tingens (Roxb.) Spreng. Rau mỏ. Asclepiadaceae 66 thuốc chữa sỏi thận. Ở Vân Nam Trung Quốc dùng trị đau phong thấp [6,tr.455]. NA Annona squamosa L. Họ Na Annonaceae Cây cao 2-8m; vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, tròn, trắng. Lá hình mũi mác, tù hay nhọn, hơi mốc mốc ở phần dưới, hoàn toàn nhẵn, thường là mềm, dài 10cm, rộng 4cm, có 6-7 gân đôi phụ. Hoa nhỏ, màu xanh lục, mọc đối với lá, có cuống dài 2-3cm. Hoa thường rũ xuống, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa ngoài hẹp và dày, các cánh hoa ở trong rất hẹp hoặc thiếu hẳn, nhiều nhị và nhiều lá noãn. Quả mọng kép, màu xanh mốc, gần như hình cầu, đường kính 7-10cm, có từng múi, mỗi múi ứng với một lá noãn. Thịt quả trắng. Hạt đen có vỏ cứng. Phân bố: Gốc ở quần đảo Awngti nhỏ (Châu Mỹ), được đưa vào trồng ở các nước châu Á. Ở nước ta, Na được trồng nhiều và thuần hoá. Sinh thái: Cây chịu lạnh kém; ở khí hậu nóng ẩm và độ cao dưới 1200m, chịu được hạn và cần thời tiết khô ráo lúc ra hoa, đầu mùa mưa ra quả. Công dụng: Thịt quả Na mềm và thơm, ngọt; ngon nhất là na dai. Trong quả có 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% Protein và chứa vitamin C. Quả na ăn có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, được dùng trị lị, tiết tinh, đái tháo và bệnh tiêu khát [6,tr.302-303]. Hình 3.33. Annona squamosa L. – Na. Annonaceae BỌT ẾCH Glochidion velutinum Wight Họ Thầu dầu Euphorbiaceae Cây nhỏ cao tới 6m hoặc là cây bụi thấp vài mét. Cành phủ lông màu trắng vàng hay nâu; cành non màu đỏ tím. Lá mọc so le; phiến tròn dài to, hay xoan thuôn dài 5-9cm, rộng 2,7-3,5cm, đầu nhọn, gốc tròn; gân bê 5-8 đôi, mặt trên nâu đen 67 đen có lông nhiều ở gân, mặt dưới nâu xám, có lông nhiều hơn mặt trên, cuống 1- 3mm; hai lá kèm như hai gai nhọ. Hoa chùm ở nách lá gồm cả hoa đực và hoa cái.Hoa đực có 5 lá đài, 3 nhị. Hoa cái có 6 lá đài, bầu có lông vàng, vòi nhuỵ có lông dày. Quả nang hình cầu dẹt, có múi, roongj11-12mm, khi chín màu đỏ hồng, có nhiều lông bạc. Hạt màu cam. Phân bố: Loài của Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Ở nước ta, có gặp từ Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Hải Dương... vào tới Lâm Đồng. Sinh thái: Cây mọc ở rừng thưa, ven các bìa rừng. Ra hoa vào tháng 5-7 và hầu như quanh năm. Công dụng: Dùng chữa ỉa chảy, ăn uống không tiêu, sôi bụng. Mỗi ngày 30-40g dùng tươi, 10-20g dùng khô sắc uống. Ngoài ra dùng chữa bệnh rối loạn tiêu hoá của trẻ em, chữa cam gầy. Lá dùng trị rắn cắn [6,tr.425]. Hình 3.34. Glochidion velutinum Wight – Bọt ếch. Euphorbiaceae HÀ THỦ Ô TRẮNG Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. Họ Thiên lý Asclepiadaceae Dây leo băng thân quấn dài 2-5m. Vỏ thâm màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá. Quả gồm hai đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹt mang một mào lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa. Phân bố: Loài của Nam Trung Quốc và các nước Đông Dương. Ở nước ta, có gặp nhiều nơi vùng đồi núi. 68 Sinh thái: Cây mọc hoang ở vùng đất cao, đồi gò, rừng thứ sinh, đặc biệt là trên các nương rẫy bỏ hoang hoặc mới khai hoang. Cây tái sinh khoẻ. Công dụng: Rễ củ dài, mập và trắng, vị đắng, sử dụng làm thuốc, chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVSHSTH007.pdf
Tài liệu liên quan