DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 .3
TỔNG QUAN VỀ CTR VÀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ .3
1.1. Tổng quan về chất thải rắn.3
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn.3
1.1.2. Các nguồn phát sinh chất thải rắn.3
1.1.3. Phân loại chất thải rắn.4
1.1.4. Lượng, thành phần và tính chất của chất thải rắn.5
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng và thành phần của CTR .10
1.1.7. Các văn bản pháp luật liên quan đến CTR tại Việt Nam.15
1.2. Các phương pháp xử lý CTR phổ biến hiện nay và hiện trạng xử lý CTR
tại một số nước trên trên Thế Giới và ở Việt Nam.16
1.2.1. Các phương pháp xử lý CTR hiện nay .16
1.2.2. Tình hình quản lý chất thải rắn của một số nước trên Thế Giới [12 .21
1.2.3. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn của Việt Nam .23
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO CHẤT THẢI RẮN.26
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.26
2.1. Sơ lược về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương .26
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.27
2.1.2. Kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương .28
2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn ở tỉnh Hải Dương .33
2.2.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt.33
2.2.2. Hiện trạng chất thải rắn xây dựng.45
2.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp.47
2.2.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn Y tế.51
2.2.5. Hiện trạng chất thải nông nghiệp.54
2.3. Hiện trạng quản lý chung CTR tại Hải Dương .56
2.4. Những ưu điểm và tồn tại của công tác quản lý CTR ở tỉnh Hải Dương60
2.4.1. Những ưu điểm đã đạt được .60
127 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển xong các cơ chế quản lý, quy
định về bảo vệ môi trường chưa được thực hiện, bên cạnh đó do phát triển kinh doanh
từ các hộ gia đình vì vậy mức độ nhận thức về bảo vệ môi trường chưa cao do đó chất
thải phát sinh hàng ngày chỉ được thu gom với các chất thải có khả năng tái chế, tái sử
dụng (gỗ, mùn cưa dùng làm chất đốt; bột gạo lắng đọng của quá trình sản xuất bánh
đa sử dụng làm thức ăn chăn nuôi,) còn lại các chất thải nguy hại thường được thải
bỏ cùng chất thải sinh hoạt hoặc đổ ra kênh rạch, hoặc đốt.
* Hiện trạng vận chuyển và xử lý chất thải rắn
- Đối với các Doanh nghiệp nằm trong KCN, CCN
Hiện nay tại các KCN, CCN vẫn chưa xây dựng khu vực tập kết, trung chuyển
chất thải rắn tập trung. Hầu hết các nhà máy đều tự hợp đồng với các công ty thu mua
phế liệu để bán các chất thải có khả năng tái chế, đối với chất thải nguy hại các công ty
tiến hành kê khai chủ nguồn thải, thực hiện hợp đồng với các công ty có chức năng
vận chuyển và xử lý.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay có 05 cơ sở được cấp giấy phép cơ sở đủ
điều kiện thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại đó là Công ty TNHH
sản xuất dịch vụ thương mại môi trường xanh, Công ty cổ phần Môi trường Tình
Thương, Công ty Cổ phần công nghệ Môi trường An Sinh, Công ty Phát triển Tài
nguyên Công nghệ Môi trường (DRET), Công ty TNHH Sản xuất vật liệu xây dựng
Thành Công. (Năng lực của các đơn vị nêu trên được thể hiện tại phụ lục 2)
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ và làng nghề: Các chất thải có
khả năng tái chế tái sử dụng hầu hết được sử dụng tuần hoàn hoặc tái chế, tuy nhiên
việc thực hiện này không thường xuyên, hầu hết các chất thải chưa được thu gom xử lý
an toàn, các doanh nghiệp tự xử lý bằng cách đốt hoặc chôn rác thải ngay trong khuôn
viên của nhà máy, hoặc lén lút đổ thẳng ra bên ngoài.
51
2.2.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn Y tế
a) Nguồn, thành phần và lượng chất thải
Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hải Dương (bảng 15) tính đến năm 2012, toàn
tỉnh hiện có khoảng 274 cơ sở y tế, bao gồm 11 bệnh viện tuyến tỉnh (gồm đa khoa và
chuyên khoa), 10 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 02 bệnh viện tư nhân, còn lại là các
cơ sở (trạm y tế xã, phường; phòng khám tư nhân, trung tâm y tế)
Theo Quy chế quản lý chất thải y tế số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 thì
chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 loại: Chất thải lâm sàng, chất thải
phóng xạ, chất thải hóa học, các bình chứa có khí áp suất, rác thải sinh hoạt. Thành
phần chất thải bệnh viện được trình bày tại bảng dưới đây.
Bảng 29. Thành phần trong chất thải rắn Bệnh viện [10]
Thành phần rác thải y tế
Tỷ lệ
(%)
Có/Không có thành
phần chất thải nguy hại
Các chất hữu cơ 52,9 Không
Chai nhựa PVC, PE, PP 10,1 Có
Bông băng 8,8 Có
Vỏ hộp kim loại 2,9 Không
Chai lọ xilanh thủy tinh, ống thuốc thủy tinh 2,3 Có
Kim tiêm, ống tiêm 0,9 Có
Giấy 0,8 Không
Các bệnh phẩm sau khi mổ 0,6 Có
Đất, cát, sành sứ và các chất rắn khác 20,9 Không
Tổng 100
Theo số liệu điều tra khảo sát thực tế tại các bệnh viện cho thấy lượng chất thải
phát sinh như sau:
Bảng 30. Lượng chất thải phát sinh ở các bệnh viện tại tỉnh Hải Dương
Tuyến bệnh viện Lượng chất thải y tế
(kg/giường bệnh/ngày)
Chất thải nguy hại
(kg/giườngbệnh/ngày)
1 Bệnh viện tuyến tỉnh 0,80-0,92 0,14-0,15
1.1 Bệnh viện đa khoa tỉnh 0,88 0,14
1.2 Bệnh viện Phụ Sản 0,92 0,15
1.3 Bệnh viện Nhi 0,85 0,14
1.4 Bệnh viện Lao 0,80 0,15
2 Bệnh viện đa khoa các huyện 0,73 0,12
3 Bệnh viện tư nhân 0,85 0,14
4 Trạm y tế phường, xã 0,12 0,05
5 Trung tâm y tế 0,08 0,01
Nguồn:+ Đề án bảo vệ môi trường các bệnh viện tại Hải Dương – năm 2011
+ Điều tra thực tế tại các cơ sở
52
Từ số liệu trên cho thấy hệ số phát sinh chất thải rắn y tế tại các cơ sở có sự
chênh lệch nhau là do các bệnh viện tuyến tỉnh và các bệnh viện chuyên khoa nhu cầu
điều trị chất lượng cao của người dân cao hơn do đó hệ số thải cũng nhiều hơn. Lượng
chất thải nguy hại y tế phát sinh trên địa bàn thành phố Hải Dương trong những năm
gần đây được trình bày tại Bảng 40.
Bảng 31. Tổng lượng y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Hải Dương
TT Cơ sở Số
lượng
Số giường
bệnh
Lượng chất
thải
(tấn/ngày)
Lượng chất
thải nguy hại
(tấn/ngày)
1 Bệnh viện tuyến tỉnh 10 2.200 2.1 0,111
2 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện
10 995 0,846 0,301
3 Bệnh viện tư nhân 02 200 0,17 0,023
4 Trung tâm y tế 02 60 0,0054 0,005
5 Các trạm y tế phường, xã 250 500 0,085 0,024
Tổng 274 3.955 3,206 0,471
c. Hiện trạng thu gom, phân loại vận chuyển và xử lý
* Phân loại, và thu gom
Hiện nay các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương cơ bản đã thực hiện phân loại
tại nguồn phát sinh thành 02 loại:
- Chất thải thông thường gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải không chứa
các thành phần phần nguy hại
- Chất thải y tế chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ
Các chất thải được phân loại ngay tại buồng khám và xe tiêm của nhân viên y tế
bằng các thùng có lắp đậy và được lót túi nilon phía trong. Tại hành lang các khoa
phòng và các khu vực công cộng đều được đặt thùng chứa có dung tích 60 -100l có lắp
bật để lưu trữ chất thải sinh hoạt. Theo tính chất của từng loại chất thải mầu sắc của
các túi cũng được quy định khác nhau.
+ Thùng và túi mầu xanh: chứa rác thải sinh hoạt như các loại lá, rau, cỏ và quả,
thức ăn dư thừa, các vỏ bao bì chứa đồ v.v.., là các loại rác không độc hại để công ty
môi trường đô thị tới thu gom định kỳ.
+Thùng và túi mầu trắng: Chứa các chất thải có thể tái chế (không chứa thành
phần nguy hại)
+ Thùng và túi mầu vàng: chứa các loại rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm bệnh
cao như : bông, băng, bơm kim tiêm, cao su, nilon và các loại nhựa, vải mặc, chăn
màn, quần áo
+ Thùng và túi mầu đen: chứa các loại rác thải y tế có chất nguy hại, chất
phóng xạ
53
Tuy nhiên qua điều tra thực tế cho thấy hiện nay hầu hết các bệnh viện sử dụng
các dụng cụ chứa chất thải chưa đúng quy định của Bộ Y tế cụ thể:
+ Túi đựng chất thải y tế có thành dầy chưa đảm bảo tối thiểu 0,1mm,bên ngoài
túi không có có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC
ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
+ Vật sắc nhọn (chủ yếu là kim tiêm) được đựng bằng hộp giấy màu vàng theo
đúng quy định của Bộ Y tế và tận dụng các chai nhựa truyền dịch hay hộp kim loại.
+ Các thùng chứa tại các hành lang khoa phòng, khu vực công không có chữ chỉ
dẫn do đó chất thải y tế vẫn còn lẫn trong chất thải sinh hoạt
Đối với các cơ sở y tế tư nhân, phòng khám thì hiện nay hiện trang thu gom,
phân loại và xử lý tuy đã có từng bước cải thiện xong việc tuân thủ vẫn chưa đảm bảo
và đúng các yêu cầu quy định về quản lý và xử lý chất thải y tế.
Bảng 32. Tổng lượng y tế nguy hại và tỷ lệ thu gom (năm 2012)
TT Cơ sở Lượng chất thải nguy
hại (tấn/ngày)
Tỷ lệ thu gom
(%)
1 Bệnh viện tuyến tỉnh 0,111 99
2 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện 0,301 98
3 Bệnh viện tư nhân 0,023 95
4 Trung tâm y tế 0,005 99
5 Các trạm y tế phường, xã 0,024 98
Tổng 0,471
Nguồn :[3]
* Vận chuyển và xử lý
Công tác vận chuyển và xử lý chất thải tại các bệnh viện được thực hiện như sau:
- Chất thải rắn sinh hoạt
+ Tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố được công ty môi trường đô thị thu
gom,vận chuyển và xử lý cùng với chất thải rắn sinh hoạt
+ Các cơ sở tại tuyến huyện: Hầu hết các bệnh viện này đều nằm ở các thị trấn
của các huyện do đó chất thải rắn sinh hoạt cũng được tổ thu gom rác của thị trấn thu
gom và vận chuyển cùng với chất thải phát sinh từ các hộ dân.
- Chất rắn y tế: Hiện nay 100% các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được
đầu tư lắp đặt lò đốt rác ngay tại bệnh viện, do đó chất thải rắn y tế phát sinh trong ngày
của các bệnh viện được thực hiện tập kết tại nhà đốt rác và tiến hành đốt rác.
Hiện nay chất thải y tế trên toàn tỉnh được xử lý bằng 2 phương thức: Thiêu đốt
và chôn lấp. Mỗi bệnh viện đều được trang bị 01 lò đốt theo công nghệ của Nhật bản,
thuộc lò đốt HOVAl MZ4, CHUWASTAR, T - 50C dòng máy Tfire có công suất đốt
từ 35 – 500kg/ngày.
Các lò đốt đều đảm bảo 02 buồng đốt: đốt sơ cấp, nhiệt độ buồng đốt (700-
8000C); đốt thứ cấp, nhiệt độ buồng đốt trên 10000C và có thiết bị làm sạch khí. Chất
54
thải vào lò và lấy tro tự động hoặc thủ công. Lượng tro còn lại sau khi đốt được tiến
hành chôn lấp.
2.2.5. Hiện trạng chất thải nông nghiệp
a. Nguồn phát sinh, lượng, thành phần
Ngành nông nghiệp của tỉnh Hải Dương phát triển hầu hết tại 11 huyện với các
lĩnh vực phát triển chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi. Do đó chất thải rắn nông nghiệp
của tỉnh cũng phát sinh từ 03 lĩnh vực hoạt động sản xuất gồm:
+ CTR từ ngành trồng trọt: Các bao bì, chai lọ chứa phân hóa học, hóa chất bảo
vệ thực vật (BVTV); Các phế liệu trong quá trình chế biến sử dụng nông phẩm: rơm
rạ, vỏ trái cây, trấu; Các loại thân, rễ, lá cây trong quá trình cải tạo vườn, đồng ruộng.
+ CTR từ ngành thủy sản: Từ các ao, hồ, các lồng, bè, nuôi thủy sản
+ CTR từ ngành chăn nuôi: Phân, nước giải động vật nuôi; vật liệu dư thừa từ
chuồng trại chăn nuôi
Thành phần của chất thải rắn nông nghiệp thông thường bao gồm:
- Các loại cây trồng chính trong nông nghiệp chủ yếu là lúa và rau mầu. Trong
đó có các loại cây tạo ra khối lượng thân, vỏ, rễ lớn sau khi thu hoạch là lúa, ngô và
đậu tương (ước tính khoảng 80%). Các loại chất thải rắn nông nghiệp này có thể được
tái sử dụng như rơm rạ có thể đốt lấy tro, làm thức ăn cho gia súc,
- Khối lượng bao bì phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật: Theo kết quả điều
tra, khảo sát việc “thực hiện các quy định quản lý nhà nước trong các hoạt động giống
cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc
thú y và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật từ
năm 2008 -2011 do Chi cục Bảo vệ thực vật – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thông tỉnh Hải Dương thực hiện tại 11 huyện trên địa bàn tỉnh cho thấy lượng phân
hóa học và hóa chất bảo vệ được nông dân sử dụng trung bình như sau:
+ Phân bón hóa học: từ 90 – 150 kg/ha.
+ Hóa chất bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ): 1,8 – 2,2 kg/ha
+ Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh năm 2011 là: 105.697ha và năm 2012 là:
84.650ha
Bảng 33. Nhu cầu sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật của tỉnh
Lượng (tấn/năm) TT Nhu cầu
2011 2012
1 Phân bón hóa học 15.854,5 12.697,5
2 Hóa chất bảo vệ thực vật 232,53 186,2
Nguồn: Chi cục Bảo vệ thực vật –Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh
Hải Dương
55
Các loại phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật được chứa, đựng trong các bao bì
bằng giấy, nilon hoặc các chai lọ bằng thủy tinh, nhựa Sau khi được sử dụng cho
hoạt động nông nghiệp, chúng được thải bỏ ra ngoài môi trường.
- Khối lượng phân gia súc phát sinh từ các chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm như phân bò, phân lợn, phân gà vịt,
- Chất thải rắn từ nuôi trồng và đánh bắt của ngành thủy sản: Là các vật liệu phế
thải được loại bỏ trong quá trình nuôi như: thức ăn thừa của tôm cá, vỏ nghêu, sò, ốc,
hến, vỏ tôm cua, vảy, ruột cá.
Khối lượng chất thải rắn nông nghiệp
Theo chương 3 báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia thì lượng chất thải phát
sinh từ hoạt động nông nghiệp như sau:
* Lượng chất thải phát sinh từ hoạt động trồng trọt:
+ Lượng bao bì thải ra từ việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật chiếm 10% và
0,1% chất thải từ việc sử dụng phân bón hóa học so với lượng tiêu thụ.
+ Lượng rơm rạ chiếm 1,1 tấn/ha.
Bảng 34. Tổng lượng chất thải trồng trọt
Nguồn thải Chất thải phát sinh (tấn/ngày)
2011 2012
Hóa chất bảo vệ thực vật 0,04 0,03
Phân bón hóa học 0,06 0,05
Lượng rơm rạ 381,7 380,9
Tổng 381,8 381,0
* Chất thải từ chăn nuôi
Bảng 35. Tổng lượng chăn nuôi
2011 2012 TT Loài
vật
nuôi
CTR bình
quân
(kg/ngày/con)
(*)
Số lượng
vật nuôi
(con) (**)
Lượng chất
thải phát
sinh
(Tấn/ngày)
Số lượng
vật nuôi
Lượng chất
thải phát sinh
(Tấn/ngày)
1 Bò 10 22.864 0,62 22.011 0,60
2 Trâu 15 6.286 0,25 5418 0,22
3 Lợn 2 537.632 2,94 559.748 3,06
4 Gia
cầm
0.2 10.173.000 5,57 10.774.000 5,09
Tổng 10775782 9,4 113.611.77 9,8
Nguồn: (*) TCTK, Cục Chăn nuôi, 2011
(**): Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương (lượng tính theo năm)
Theo số liệu tại 02 bảng trên thì tổng lượng chất thải nông nghiệp phát sinh trên
địa bàn tỉnh Hải Dương như sau
56
Bảng 36. Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh trong nông nghiệp
Loại CTR
Năm
Trồng trọt,
chăn nuôi
Bao bì phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật Tổng (tấn/ngày)
2011 391,2 0,1 391,3
2012 386,8 0.08 386,9
c. Hiện trạng công tác thu gom và xử lý chất thải nông nghiệp:
Chất thải rắn từ canh tác, thu hoạch mùa màng
Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là vỏ,
thân, lá, gốc rễ các loại cây trồng sau các vụ mùa thu hoạch, bao gồm rơm, rạ, vỏ
trái cây, tỷ lệ rơm, rạ chiếm 80-85%. Người dân thường sử dụng cách tái sử dụng
chất thải làm chất đốt, nhưng trong thời gian gần đây việc đốt rơm, rạ ngay tại đồng
diễn ra phổ biến. Như vậy, chất thải rắn nông nghiệp gần như không được đổ bỏ ra bãi
xử lý chất thải rắn mà được đốt ngay tại chỗ gây khói bụi làm ô nhiễm môi trường.
Chất thải rắn từ chăn nuôi gia súc
Bao gồm phân gia súc, gia cầm, xác động vật chết,.. Chất thải chăn nuôi được
các hộ gia đình thu gom và ủ phân để bón ruộng hoặc làm Bioga (đối với các trại chăn
nuôi lớn).
Chất thải rắn từ nuôi trồng thủy sản
Là các vật liệu thô (chủ yếu là hữu cơ) được loại bỏ trong quá trình sản xuất,
thức ăn thừa, các loại rong biển, tảo, các phần loại bỏ trong quá trình chế biến thuỷ
sản, Cả 3 loại chất thải rắn từ sản xuất nông nghiệp đều có thành phần cơ bản là chất
hữu cơ. Chính vì vậy chúng đều tự hủy hoặc được thu gom để ủ làm phân bón.
Chất thải rắn có nguy cơ độc hại
Bao gồm chủ yếu là các túi nhựa, chai, lọ đựng thuốc trừ sâu, phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ có một khối lượng nhỏ chai lọ, thùng, đựng hoá chất bảo vệ
thực vật, thuốc trừ sâu sau khi sử dụng bị loại bỏ trên đồng ruộng hoặc trong kho chứa,
không được thu gom, xử lý; Một phần được thu gom để đốt tại chỗ.
2.3. Hiện trạng quản lý chung CTR tại Hải Dương
* Theo số liệu phát sinh chất thải rắn từ các nguồn nêu trên tổng lượng chất thải
rắn tại tỉnh Hải Dương như sau:
Bảng 37. Tổng hợp chất thải rắn thu gom trên địa bàn TP Hải Dương
Lượng phát sinh Lượng thu gom
TT Loại chất thải Số lượng
phát sinh
(tấn/ngày)
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
thu gom
(tấn/ngày)
Tỷ lệ thu
gom (%)
1 CTR sinh hoạt
Thành thị 295,6 6,0 210 71
57
Nông thôn 666,1 13,45 124 18,8
2 CTR công nghiệp 120,82 2,44 90,6 75
3 CTR Y tế 3,67 0,07 3.5 95
4 CTR nông nghiệp 386,9 74,51 116,0 30
5 CTR xây dựng 175,2 3,53 52,6 30
Tổng 1.648,2 100 596,7 36,2
Biểu đồ 3. Tỷ lệ các nguồn phát sinh chất thải rắn
Biểu đồ 4 . Lượng chất thải phát sinh và lượng chất thải thu gom
58
Sơ đồ7. Mức độ xử lý chất thải rắn ở tỉnh Hải Dương
CTR
Sinh hoạt
CTR
Công nghiệp
CTR
Xây dựng
CTR
y tế
CTR
nông nghiệp
Chất thải rắn phát sinh
1.648,2 tấn/ngày
Tái chế
Chế biến
phân vi sinh
Xử lý bằng
chôn lấp
Thiêu đốt
Đô thị 71%
Nông thôn 18,8%
Luợng còn lại
- Chất thải rắn sinh hoạt
+ Đô thị:29%
+ Nông thôn: 81,2%
- Chất thải rắn công nghiệp:25%
- Chất thải rắn y tế:5%
- Chất thải rắn xây dựng:30%
- Chất thải rắn nông nghiệp:30%
75% 30% 95% 30%
59
Sơ đồ 8. Tổng quát về quản lý dòng chất thải rắn ở tỉnh Hải Dương
-Tái chế
- Đốt
-Đóng rắn
Khu xử lý Việt Hồng
-Tái chế
- Đốt
- Sản xuất phân hữu cơ
- Chôn lấp vệ sinh
Bãi chôn lấp
Chôn lấp tại vườn hoặc
tự đốt
-Tái chế
- Đốt (lò đốt tại Bệnh
viện)
- Trôn lấp tro
-Đốt
- ủ phân
Chôn lấp tại các khu đất
trống, làm đường
Bãi chôn lấp Tứ Minh
Sinh hoạt
Công nghiệp
CTR công
nghiệp
CTR sinh hoạt
Khu vực các huyện
Các công ty tư nhân
Khu vực thành phố
Khu vực thành phố
Khu vực các huyện
Công ty TNHH MTV đô thị
KV thị trấn
KV nông thôn
Đội thu gom rác thị trấn
Y tế
CTR Y tế
CTR sinh hoạt
BV khu vực các huyện
Khu vực thành phố
Nông nghiệp
Xây dựng
KV các huyện
KV thành phố Xí nghiệp giao thông vận tải
Nguồn phát sinh, loại chất Thu gom, vận chuyển Xử lý
60
2.4. Những ưu điểm và tồn tại của công tác quản lý CTR ở tỉnh Hải Dương
2.4.1. Những ưu điểm đã đạt được
+ Đã tiến hành thu gom toàn bộ chất thải sinh hoạt phát sinh tại 15 phường nội
thị (từ các hộ dân, cơ sở công nghiệp, y tế, các cơ sở công cộng, khu trung tâm thương
mại và dịch vụ, chợ) và được vận chuyển về nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt thành
phân hữu cơ và đốt đối với các chất thải không thể làm phân hữu cơ.
+ Chất thải y tế đã được phân loại tại nguồn, tỷ lệ thu gom xử lý đạt khoảng
95% được thực hiện xử lý bằng phương pháp đốt (100% Bệnh viện đã đầu tư lò đốt
rác y tế)
+ Chất thải rắn công nghiệp: đã có phân loại thành 02 dòng chất thải là CTR
thông thường và CTR nguy hại, CTR thông thường được các công ty, doanh nghiệp tái
sử dụng, đối với chất thải rắn không thể tái sử dụng và chất thải nguy hại các công ty
tự ký kết hợp đồng với các cơ sở thu gom tái chế và thiêu hủy,
Năng lực xử lý: để xử lý CTR phát sinh trên địa bàn tỉnh Hải
+ 01 Khu khu xử lý chất thải rắn Việt Hồng- Thannh Hà xử lý chất thải rắn của
thành phố
05 Công ty có đủ chức năng về vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp
2.4.2. Các mặt còn tồn tại
a) Tồn tại theo từng loại chất thải
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt:
Công tác gom mới đạt 71% tổng lượng chất thải phát sinh trên địa bàn thành
phố, Tại 6 xã ngoại thị hoạt động thu gom chưa thường xuyên và hết đều do các khu
dân cự tự thực hiện, Chất thải sinh hoạt tại các xã chưa được xử lý mà đổ tại các bãi
chứa rác của xã, Công xuất xử lý chất thải Nhà máy xử lý chất thải rắn
Chưa thực hiện được công tác phân loại tại nguồn, hoạt động phân loại chủ yếu
do tự phát từ các hộ gia đình, và công nhân thu gom rác (chủ yếu là lọc ra các chất thải
có thể tái sử dụng, tái chế).
Nhà máy chế biến rác thành phân hữu cơ chỉ hoạt động xử lý được 175 tấn
rác/ngày đáp ứng được lượng rác thu gom hiện nay. Như vậy khi hoạt động thu gom
đạt 95- 100% tổng lượng rác phát sinh hiện tại thì công suất của nhà máy không đáp
ứng được, chưa kể đến các năm tiếp theo,
Tại khu vực nông thôn rác sinh hoạt mới thu gom được 18,8% chủ yếu ở các thị
trấn thị tứ, khu vực các làng, thôn xóm rác được đổ bừa bãi, không có bãi chứa tập trung.
- Đối với chất thải rắn Công nghiệp
Kiểm soát chưa được chặt chẽ, các cơ sở tự giải quyết lượng CTR phát sinh
Tỷ lệ thu gom, phân loại tại nguồn còn thấp
Chất thải rắn nguy hại mới quản lý bằng hình thức các công ty tự kê khai chưa có
quy chế quản lý chặt chẽ lượng thải, quy trình vận chuyển và xử lý dẫn đễn vẫn có các
cơ sở tự chôn lấp CTR nguy hoại hoặc đổ thải trộm trên các kênh rạch, bãi đất trống.
61
Chưa xây dựng được các khu công nghiệp sinh thái
- Đối với chất thải rắn y tế
Công tác quản lý CTR đã được thực hiên, tuy nhiên chỉ diễn ra ở các bệnh viện
lớn, các trung tâm y tế, trạm y tế, Đối với các phòng khám, cơ sở y tế tư nhân thì
hoạt động quản lý vẫn lỏng lẻo,
Tro CTR từ lò đốt CTR y tế chưa được xử lý an toàn
- Đối với chất thải rắn xây dựng và chất thải rắn nông nghiệp:
Tỷ lệ thu gom còn quá thấp do các chế tài về quản lý chưa chặt đẫn đến lượng
CTR xây dựng đổ thải bừa bãi, CTR nông thông được nông dân đốt tự do gây ô
nhiễm môi trường không khí sau các vụ thu hoạch,
- Hoạt động tái sử dụng, tái chế:
Tái sử dụng, tái chế phổ biến nhưng đều mang tính tự phát, mới chỉ quản lý tại
các cơ sở quy mô lớn, đối với các hộ thu gom phế thải được quản lý và quy hoạch dẫn
đến không chỉ thu gom CTR có thể tái chế mà thu gom cả các CTR nguy hại (ắc quy,
các thùng chứa và bao bì có lẫn CTR nguy hại), sau khi loại bỏ lấy phần có thể tái chế
thì phần chất thải nguy hại còn lại được thải bỏ bừa bãi,
b) Những tồn tại trong công tác quản lý
- Về quy hoạch: Chưa có quy hoạch cho công tác quản lý, xử lý chất thải rắn
trến địa bàn tỉnh. Mới tập trung giải quyết chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại đô thị,
khu vực nông thôn chưa có giải pháp triệt để, chưa có khu tập trung xử lý chất thải.
- Hạn hẹp về kinh phí:
+ Nguyên nhân cơ bản nhất là do giá dịch vụ chưa hợp lý. Bản thân Công ty
TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Dương là đơn vị phục vụ công ích, kinh phí dựa
vào nguồn Tài chính Thành phố cấp phát nên không thể tự bù đắp được bằng nguồn
kinh phí nào khác.
- Tồn tại trong công tác ban hành cơ chế chính sách, thanh kiểm tra
Hoạt động quản lý chất thải chưa phân định rõ ràng giữa các đơn vị quản lý,
thiéu tính phối hợp dẫn đễn quản lý lượng thải không đầy đủ.
Các đơn vị có số lượng chất thải nguy hại ít (Dưới 120 kg/1 năm) không phải
làm sổ chủ nguồn thải gây khó khăn trong công tác quản lý chất thải nguy hại
Công tác thanh kiểm tra ở Hải Dương về môi trường đã từng bước tiến triển. Tuy
nhiên mới dừng lại ở các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, mặt khác trong quá trình
kiểm tra chủ yếu theo hướng phổ biến, hướng dẫn chưa có chế tài xử phạt nghiêm
- Tồn tại trong nhận thức của người dân và công tác tuyên truyền
+ Nhận thức của người dân về mức độ ảnh hưởng của chất thải chưa cao dẫn
đén công tác phân loại tại nguồn chưa được thực hiện.
+ Thói quen vứt rác bừa bãi trong xảy ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh,. Có rất
nhiều cơ sở đổ trộm chất thải ra ven đường, bãi đất trống, rác thải nông nghiệp thì thải
bỏ ngay tại ruộng
62
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN CHO TỈNH HẢI DƯƠNG
3.1. Dự báo lượng CTR phát sinh trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến 2025
3.1.1. Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt ở tỉnh đến năm 2025
* Cơ sở dự báo
Dự báo lượng CTNH sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm
2025 dựa trên các cơ sở sau:
- Dân số của tỉnh đến năm 2025 (bao gồm dân số đô thị và nông thôn)
- Quy hoạch vùng tỉnh Hải Dương 1010- 2020 và tầm nhìn đến 2030
- Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt: Theo QCVN 07:2010/BXD đối với
từng khu vực dân cư như sau:
- 1,3 kg/người-ngàyđêm đối với khu vực đô thị
- 1,0 kg/người-ngàyđêm đối với khu vực thị trấn
- 0,8 kg/người-ngàyđêm đối với khu vực nông thôn
Khi đó, dự báo lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại tỉnh Hải Dương đến năm
2025 được tính toán theo công thức: M = P x H x 365/1.000
Trong đó:
M: Lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong nội thành (tấn/năm)
P: dân số năm phát sinh (người)
H: hệ số phát thải CTR (kg/người/ngày) 3
Khi đó, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại Hải Dương đến năm 2025 được
thể hiện trong bảng sau.
Bảng 38. Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Hải
Dương đến năm 2025
TT Khu vực
Đơn vị
(người)
Tiêu chuẩn
(kg/người-ngày)
Tỷ lệ thu
gom (%)
Khối lượng
(tấn/ngày)
1 Thành phố 345.700 1,3 100 449,4
2 Thị xã, thị trấn 306.630 1,0 90 279,0
3 Nông thôn 1.232.600 0,8 80 789,0
Tổng 1.885.000
Tổng rác sinh hoạt 1.517,5
63
3.1.2. Dự báo lượng CTR xây dựng ở Hải Dương đến năm 2025
Hiện nay chưa có phương pháp hoặc cơ sở để tính toán chính xác khối lượng
chất thải rắn xây dựng. Nguyên nhân là khối lượng chất thải rắn xây dựng không ổn
định và phụ thuộc vào trình độ phát triển xây dựng ở từng địa phương. Theo các
nghiên cứu tại Việt Nam (Quy hoạch xử lý chất thải rắn đô thị tỉnh Thái Nguyên đến
2025 thì có thể tạm tính khối lượng chất thải rắn xây dựng chiếm từ 10 – 20% tổng
khối lượng chất thải rắn sinh hoạt. Như vậy có thể dự báo khối lượng CTR xây dựng
đến năm 2025 trong sau.
Bảng 39. Dự báo khối lượng CTR xây dựng trên địa bàn TP Hải Dương
đến năm 2025 (ước tính 20% tổng khối lượng CTR sinh hoạt)
TT Khu vực
Lượng chất
thải sinh hoạt
(người)
Tỷ lệ thu
gom (%)
Khối lượng
(tấn/ngày)
1 Đô thị
Thành phố 449,5 100 90
Thị trấn, thị tứ 279,0 95 53
2 Nông thôn 789,0 85 118,3
Tổng rác thải xây dựng 261,3
3.1.3. Dự báo lượng CTR công nghiệp ở tỉnh Hải Dương đến năm 2025
Thực tế hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào xác định mức độ
gia tăng khối lượng CTR công nghiệp cho toàn ngành cũng như cho từng tỉnh, thành
phố trong giai đoạn đến năm 2020 và xa hơn. Nên để tính toán khối lượng CTR công
nghiệp phát sinh đến năm 2025 có hai phương pháp xác định:
- Có thể dự báo lượng CTR công nghiệp phát sinh theo diện tích đất công
nghiệp và hệ số sử dụng đất.
- Hoặc theo tốc độ phát triển của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, ước tính
tăng hàng năm là 15% theo “Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Hải
Dương đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2020”
* Phương pháp 01:
- Dựa trên tốc độ tăng trưởng của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273613_1104_1951417.pdf