Luận văn Điều tra thành phần loài cây thuốc ở vườn quốc gia lò gò - Xa mát, tỉnh Tây Ninh

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn.i

Mục lục .ii

Danh mục các từ viết tắt trong bài.iii

Danh mục các bảng.iv

Danh mục các hình vẽ, đồ thị . v

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. TỔNG QUAN. 3

1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội vùng nghiên cứu. 3

1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc trên thế giới và Việt Nam. 6

Chương 2. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 13

2.1. Địa điểm nghiên cứu. 13

2.2. Thời gian nghiên cứu . 13

2.3. Phương pháp nghiên cứu . 13

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 17

3.1. Đa dạng về thành phần loài cây thuốc . 17

3.2. Dạng sống của cây thuốc . 21

3.3. Thực vật có giá trị bảo tồn . 24

3.4. Đa dạng về giá trị cây thuốc của VQG Lò Gò – Xa Mát. 26

3.5. Bộ sưu tập mẫu thực vật cây thuốc VQG Lò Gò – Xa Mát. 31

3.6. Một số cây thuốc được sử dụng phổ biến ở VQG Lò Gò – Xa Mát. 33

3.7. Thảo luận . 63

Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 65

4.1. Kết luận. 65

4.2. Kiến nghị. 66

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ . 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 69

PHỤ LỤC.vi

pdf108 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra thành phần loài cây thuốc ở vườn quốc gia lò gò - Xa mát, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhãn chày Dasymaschalon lomentaceum Fin. & Gagnep. L009 15 Sổ nhỏ Dillenia hookeri Pierre L011 16 Cốt toái bổ Drynaria bonii C. Christ L007 17 Cà na Elaeocarpus hygrophylus Kurz L030 18 Ngái khỉ Ficus hirta var. roxburghii (Miq.) King L003 19 Bò húc Garcinia vilersiana Pierre L025 20 Sao đen Hopea odorata Roxb. L033 21 Cầy, Kơnia Irvingia malayana Oliv. ex Benn. L022 22 Trang đỏ Ixora coccinea L. L029 23 Mớp gai, Ráy mớp Lasia spinosa (L.) Thw. L026 24 Cà giâm Mitragyna diversifolia (G.Don) Havil L027 25 Bướm bạc Cambốt Mussaenda cambodiana Pierre L028 26 Gáo trắng Neolamarckia cadamba (Roxb) Bosser L035 27 Nắp ấm Thoreli Nepenthes thorelii Lecomte L001 28 Nhãn lồng Passiflora foetida L. L013 29 Cỏ bồng Pothos scandens L. L010 30 Hồng sim Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk. L014 31 Dây mã tiền Strychnos angustiflora Benth. L023 32 Cây mã tiền Strychnos nux-vomica L. L024 33 Chiêu liêu nghệ Terminalia triptera Stapf. L021 34 Dây chiều Tetracera scandens (L.) Merr. L005 35 Guồi Willughbeia edulis Roxb. L016 33 3.6. Một số cây thuốc được sử dụng phổ biến ở VQG Lò Gò – Xa Mát 3.6.1. Nhân trần – Adenosma bracteosum Bonati Họ thực vật: Scrophulariaceae – Họ Hoa mõm chó Mô tả: Cây thảo không lông, rất thơm, cao 20-30cm; thân có 4 cạnh; cành màu tím đỏ. Lá không cuống, phiến thon, dài 2-2,5cm, rộng 6-8cm, mép có răng nhọn, mặt dưới có ít lông, có tuyến. Cụm hoa có nhiều lá bắc xoan nhọn, có ít lông, có tuyến ở mặt ngoài, kết lợp thành hoa đầu hình trụ cao; lá đài 5, không bằng nhau; tràng lam, có ống cao 6mm, môi dưới có 3 thùy bằng nhau, có lông, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu nâu. Sinh thái: Mọc ở nơi sáng và ẩm, ở các bãi hoang, ruộng hoang, ở độ cao 300- 800m. Ra hoa tháng 10-12, tàn lụi vào tháng 1-2. Hình 3.4. Nhân trần (Tuyến hương lá to) – Adenosma bracteosum Bonati Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở Kon Tum, Tp. Hồ Chí Minh. Thế giới có ở Lào, Campuchia. Bộ phận dùng: Toàn cây – Herbe Adenosmatis Bracteosi. Thành phần hóa học: Có 0,25% tinh dầu màu vàng, trong đó có cineol 18% và các flavonoid, hợp chất polyphenol và coumarin. 34 Tính vị, tác dụng: Nước sắc có tác dụng làm tiết mật (ở động vật thử nghiệm). Công dụng: thường dùng chữa: 1. Hoàng đảng cấp tính; 2. Tiểu tiện vàng đục và ít; 3. Phụ nữ sau khi sinh đẻ ăn chậm tiêu. Ngày dùng 20-30g, dạng thuốc sắc, cao hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Nhân dân thường dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Nước cây có tác dụng tiêu, kích thích ăn uống và bổ máu. Cũng dùng kết hợp với quả Dành dành chữa bệnh viêm gan vàng da, một bệnh thường phát triển ở trẻ em [10]. Nhân trần uống mát gan, giải độc sử dụng nấu nước uống thay trà. (LY. Lê Văn Hồi) 3.6.2. Mù u – Calophyllum inophyllum L. Họ thực vật: Clusiaceae – Họ Bứa Mô tả: Cây to cao tới 20-25m, đường kính trung bình 30-35cm. Cành non nhẵn, tròn. Lá lớn, mọc đối, thon dài, mỏng; gân bên nhiều, nhỏ, song song và gần như thẳng góc với gân chính, nổi rõ cả hai mặt; cuống lá dày và bẹt. Cụm hoa chùm ở nách lá hay ở ngọn cành gồm 5-16 hoa, thường là 9. Hoa có màu trắng hay vàng cam, có 4 lá đài, 4 cánh hoa, nhiều nhị xếp thành 4-6 bó, bầu một lá noãn với một noãn dính gốc, 1 vòi nhụy. Quả hạch hình cầu hay hình trứng, khi chín màu vàng nhạt, chứa một hạt có vỏ dày và một lá mầm lớn đầy dầu. Sinh thái: Mọc rải rác ven rừng, dựa rạch gần biển. Ra hoa tháng 2-6, có quả tháng 10-12. Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bạc Liêu, Cà Mau. Trên thế giới có ở Ấn Độ, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Phillipin, Châu Đại Dương [10]. Hiện trạng: IUCN (2011) xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm LR/Lc (Lower risk/Least concern) [48]. 35 Bộ phận dùng: Hạt, dầu hạt, nhựa cây, rễ, lá – Semen, Oleum, Resina, Radix et Folium Calophylli Inophylli. Thu hái quả tốt nhất vào lúc cây có 7-10 năm tuổi; quả chín rụng rồi khô vỏ sẽ cho nhiều dầu nhất. Nên thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Hình 3.5. Lá và quả Mù u – Calophyllum inophyllum L. Hạt dùng tươi hay ép lấy dầu. Nhựa thu quanh năm, phơi khô, tán bột. Rễ, lá thu hái quanh năm phơi khô. Thành phần hóa học: Nhân hạt chứa 50,2-73% dầu; vỏ hạt chứa (-+) leucocyanidin, vỏ cây chứa 11,9% tannin, acid hữu cơ, saponin triterpin, phytosterol, tinh dầu, coumarin. Mủ của quả có một phần không tan trong cồn gồm các glycerid và phần tan trong cồn chứa tinh dầu, nhựa và các lacton phức tạp (dẫn xuất coumarin): Calophylloid, inophyllolid, acid calophyllic. Chất calophyllolid có tính chất chống đông máu như các coumarin khác. Lá chứa saponin và các acid hydrocyanic. Tính vị, tác dụng: Nhựa Mù u có vị mặn, tính rất lạnh; có tác dụng gây nôn, giải các loại ngộ độc, bụng trướng đầy. Dầu Mù u có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, sát trùng, cầm máu. Vỏ se, làm săn da. Lá độc đối với cá. 36 Công dụng: Nhựa Mù u dùng bôi làm tan các chỗ sưng tấy, chữa họng sưng không nuốt được, cam răng tẩu mã thối loét và các mụn tràng nhạc không tiêu, các mụn nhọt, vết loét nhiễm trùng, tai có mủ. Dầu Mù u dùng trị ghẻ, nấm tóc và các bệnh về da nói chung, chữa viêm dây thần kinh trong bệnh cùi, các vết thương. Cũng dùng bôi trị thấp khớp. Mủ dùng ngoài để làm lành sẹo, nhất là để trị bỏng. Vỏ cây dùng trị bệnh đau dạ dày và xuất huyết bên trong. Gỗ cây dùng thay nhựa. Rễ dùng chữa viêm chân răng. Cách dùng: Dầu thường dùng bôi. Nhựa và vỏ cây dùng dưới dạng bột. Người ta đã chế các sản phẩm của Mù u thành dạng xà phòng, thuốc mỡ, cao dán, thuốc viên. Đơn thuốc: 1. Đau dạ dày: Bột vỏ Mù u 20g, bột Cam thảo nam 14g, bột Quế 1g, tá dược vừa đủ làm thành 100 viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên. 2. Mụn nhọt, lở, ghẻ: Hạt Mù u giã nhỏ, thêm vôi, đun sôi để nguội làm thuốc bôi. Hoặc dầu Mù u trộn với vôi, chưng nóng lên để bôi. 3. Giải độc: Hòa nhựa vào nước, uống nhiều lần thì mửa ra. Nếu không có nhựa thì dùng 120g gỗ chẻ nhỏ sắc uống nhiều lần. 4. Cam tẩu mã, viêm răng thối loét: Nhựa Mù u trộn với bột Hoàng đơn bôi liên tục vào chân răng. 5. Răng chảy máu hay lợi răng tụt xuống, chân răng lộ ra: Rễ Mù u và rễ Câu Kỷ (Rau khởi) liều lượng bằng nhau, nước sắc ngậm nhiều lần. 6. Phong thấp đau xương và thận hư đau lưng hoặc bị thương đau nhức: Rễ Mù u 40g sắc uống [10]. 7. Ghẻ có quầng đỏ, muốn phá miệng thì dùng miếng vải trát dầu mù u lên, hơ nóng, dán lên: - Nhọt chưa ra cùi thì rút được cùi - Ghẻ hờm thì tiêu mủ và lên da non. 8. Ngứa vùng âm đạo, lở cửa mình nóng rát: 37 - Dầu mù u 100ml - Băng phiến 20g - Bột Nghệ vàng tán mịn 40g Cách dùng: Nấu sôi bột Nghệ vàng, trộn dầu Mù u và khuấy đều 30 phút rồi cho Băng phiến vào đánh thật đều nhuyễn khoảng 5 phút, để nguội mà dùng [32]. 3.6.3. Thành ngạnh đẹp – Cratoxylum formosum (Jack) Dyer Họ thực vật: Clusiaceae – Họ Bứa Mô tả: Cây gỗ cao đến 20m, có gai ở gốc, rụng lá vào mùa đông. Lá có phiến bầu dục, to 8x4cm; chóp tù, mỏng, không lông, có đốm trong. Hoa chụm 3-8 cái, màu trắng hay hồng, thuôn; cánh hoa cao 14-15mm, có vẩy ở gốc; nhị thành 3 bó. Quả nang cao 14mm; hạt có cánh. Hình 3.6. Thành ngạnh đẹp – Cratoxylum formosum (Jack) Dyer Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, trên các đồi hoang, trảng cây bụi. Ra hoa tháng 3-4. Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh Cao Bằng, Quảng Trị, Kon Tum, Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai. Trên thế giới có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia [10]. 38 Hiện trạng: IUCN (2011) xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm LR/Lc (Lower risk/Least concern) [48]. Bộ phận dùng: Lá – Folium Cratoxyli Formosani. Tính vị, tác dụng: Vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Công dụng: Ở Vân Nam (Trung Quốc) trị mắt mờ, nhìn vật không rõ [10]. 3.6.4. Dầu con rái – Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don Họ thực vật: Dipterocarpaceae – Họ Dầu Mô tả: Cây gỗ lớn, cao tới 30-40m, vỏ cây màu xám trắng. Cành non và búp non có lông mịn. Lá mọc so le, tròn hoặc tù ở gốc, hơn nhọn ở đỉnh, dài 10-26cm, rộng 6-15cm, hơn nhẵn ở mặt trên, có lông mềm ở mặt dưới; cuống dài 3-4cm, có lông mịn; lá kèm có màu đỏ nhạt, thường rụng. Hình 3.7. Dầu con rái – Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don Hoa khá lớn, không cuống, tập hợp thành chùm đơn hay phân nhánh. Hoa có ống đài mang quả, với 5 lá đài mà 2 cái sẽ phát triển thành cánh mỏng dạng màng; 5 cánh hoa màu trắng, có sọc đỏ ở giữa. Quả dài 10-15cm, rộng 2,5-4cm, lúc non có màu đỏ tươi, lúc già có màu nâu. Sinh thái: Thường gặp trong các rừng rậm nửa rụng lá, có khi tạo thành rừng thuần loại trên đất phù sa và ven các sông suối, từ vùng thấp lên đến độ cao 500m, thay lá vào mùa khô. Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 4. 39 Phân bố: Loài của vùng Đông Nam Á, từ Ấn Độ, Mianma, Campuchia, Lào, Việt Nam tới biên giới phía Bắc của bán đảo Mã Lai. Ở nước ta có ở Tây Ninh và từ Quảng Nam trở vào, gặp nhiều ở Đồng Nai, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu [10]. Hiện trạng: Theo IUCN (2011), Dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb. ex G. Don) được xếp vào tình trạng Nguy cấp EN (Endangered) A1cd+2cd, B1+2c [48]. Công dụng: Gỗ màu đỏ nhạt, tương đối bền, được dùng dưới mái che, dùng trong xây dựng nhà cửa, làm gỗ dán lạng, ván sàn. Ít dùng đóng đồ mộc vì gỗ có độ co rất cao, mặt gỗ thô. Gỗ dầu không chịu được mối mọt. Cây cũng được trồng lấy bóng mát ở các đường phố, như ở Hà Nội, những cây trồng từ thế kỷ XX đến nay có cây đạt đường kính 100cm. Dầu rái cung cấp loại nhựa dầu quý; hiệu suất trung bình là 30-35 lít mỗi cây hàng năm. Người ta tiến hành việc chích nhựa quanh năm, chủ yếu vào mùa khô; đục một lỗ sâu như tổ chim vào khoảng 1/3 đường kính thân cây, cách mặt đất khoảng 1m; vào đầu mùa khai thác, người ta đốt lửa trong lỗ ấy để kích thích cây chảy nhựa nhanh và thu vào bình hay chậu riêng. Nhựa dầu này được dùng trong kỹ nghệ sơn, vecni hoặc phối hợp với nhựa dầu trai để trát ghe, thuyền. Dân gian cũng dùng nhựa dầu làm đuốc thắp sáng. Nhựa dầu và vỏ cây cũng được sử dụng làm thuốc. Nhựa dầu hơi thơm, gồm 79,10% tinh dầu và 20,90% nhựa; thành phần chủ yếu của tinh dầu là các sesquiterpen. Nhựa dùng chữa viêm niệu đạo, viêm cuống phổi và bệnh lậu, nhưng chủ yếu dùng để băng bó các vết thương, vết loét. Người ta cũng dùng những chồi non 2-3 lá làm một chế phẩm để xoa và đắp lên bụng và giử lâu ở vùng gan khi có những cơn đau gan dữ dội [8]. 3.6.5. Dầu trà ben – Dipterocarpus obtusifolius Teysm. Họ thực vật: Dipterocarpaceae – Họ Dầu Mô tả: Cây gỗ rụng lá. Thân thẳng tròn đều, cao tới 25cm, có lông nhiều ở nhánh, cuống lá, mặt dưới lá và chùm hoa. Lá đơn, mọc so le, phiến dai cứng, hình 40 tròn hoặc bầu dục, dài 9-15cm, đầu tù, gốc tròn hoặc hình tim, gân bên 10-15 đôi; cuống lá dẹt, dài 3-5cm; lá kèm dài 7-12cm. Hoa hợp thành chùm ở nách lá, dài 5cm, có lông vàng; 5-6 hoa với cánh hoa hẹp, 30 nhị. Quả hình cầu, đường kính 2,5-3cm, có hai cánh dài tới 10cm. Sinh thái: Là thành phần quan trọng trong các rừng thưa, khô, cây họ Dầu. Thường gặp trong các rừng rụng lá, trên đất cát, đất lateritic, thoát nước, giữa 500 và 1500m. Ở cao độ thấp và trung bình nó thường mọc lẫn với các loài cây ưa khô như Dầu trai, Dầu đồng, Cà chắc, Cẩm liên, có khi lẫn với Dầu trai trên đất có cát thấp, nơi bị ngập thường xuyên vào mùa mưa và có khi gặp trong rừng thường xanh. Ở nơi cao hơn, nó là thành phần của rừng hỗn giao với Thông ba lá hoặc Thông nhựa, lẫn với Dầu đồng, Cà chắc, Cẩm liên; nơi cao nhất của loại quần hệ này là 1500m, trên núi Lang Biang. Ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 4-5. Hình 3.8. Dầu trà ben – Dipterocarpus obtusifolius Teysm. Phân bố: Phổ biến ở Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Việt Nam và trong bán đảo Mã Lai. Ở nước ta, gặp ở Tây Ninh và từ Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng tới Bình Phước [8]. Hiện trạng: IUCN (2011) xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm LR/Lc (Lower risk/Least concern) [48]. 41 Công dụng: Gỗ màu nâu đỏ, thớ khá thô, khá nặng, dễ hong khô dưới mái che nhưng dễ nứt, khó gia công, được dùng trong các công trình xây dựng thông thường, làm cầu, đóng đồ dùng gia đình, có thể xẻ ván và dùng đóng ghe, thuyền. Thân non cắt ra có thể hứng nước uống để giải khát. Lá có thể dùng lợp lều, trại. Ở Campuchia, hoa được dùng ăn như rau và nhựa dầu dùng chữa bệnh lậu và các bệnh ngoài da, mụn nhọt [8]. 3.6.6. Cốt toái bổ (Tắc kè đá) – Drynaria bonii C. Christ. Họ thực vật: Polypodiaceae – Họ Ráng đa túc Mô tả: Dương xỉ phụ sinh, sống nhiều năm; cao 30-60cm. Thân rễ hơi dẹt, phân nhánh ngang, nạc và mọng nước, phủ lông màu nâu hay nâu đen. Có 2 dạng lá: Lá hứng mùn, màu nâu, bất thụ, không cuống, hình mác hay tam giác tròn, gốc lá tròn, đầu nhọn, mép lượn sóng; kích thước 5-10x3-6cm; gân lông chim, rõ ở cả 2 mặt. Lá hữu thụ, màu xanh, có cuống màu nâu đen, nhẵn; phiến lá xẻ thùy lông chim, dài 25-50cm, rộng 7-15cm; mặt dưới lá có các túi bào tử, xếp đều nhau 2 bên gân lá phụ. Bào tử tròn, màu vàng nâu. Mùa có bào tử: tháng 5-8. Công dụng: Thân rễ có tên vị thuốc là “Cốt toái bổ” hay “Cốt toái”, dùng làm thuốc chữa các bệnh về xương khớp, bệnh về thận, chữa đau lưng. Dùng tươi giã nát đắp chữa sai khớp, bó gãy xương. Phân bố: Việt Nam: Ở Tây Ninh và rải rác ở nhiều tỉnh miền núi: Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Kon Tum, Gia Lai, Quảng Nam. Trên thế giới có ở Trung Quốc, Lào. Đặc điểm sinh thái, tái sinh: Cây ưu ẩm, ưa bóng; mọc bám thành từng mảng lớn trên đá hay trên thân cây gỗ ở bờ suối, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm. Độ cao 300-1500m. Tắc kè đá có khả năng đẻ nhánh khỏe từ thân rễ. Lá non mọc ra hàng năm, nhưng lá xanh có thể tồn tại trên cây từ 1-2 năm mới vàng úa. Cây nhân giống tự nhiên bằng bào tử; sinh trưởng chậm. Để có được một cây Tắc kè đá cho khai thác có lẽ phải mất từ 5 năm trở lên. 42 Hiện trạng: Thường xuyên được khai thác từ nhiều năm nay, cung cấp cho nhu cầu trong nước và gần đây còn bán qua biên giới nên được đưa vào Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2001, 2006) với mức phân hạng Sẽ nguy cấp VU (Vulnerable).A1c,d nhằm khuyến cáo bảo vệ [25]. Sách đỏ Việt Nam (2007) xếp vào tình trạng Sẽ nguy cấp VU.A1a,c,d [3]. Giá trị bảo tồn: Là loài cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Tắc kè đá cũng là một trong số ít loài cây thuốc thuộc nhóm Dương xỉ được sử dụng nhiều ở nước ta. Hình 3.9. Cốt toái bổ (Tắc kè đá) – Drynaria bonii C. Christ. Cây sinh trưởng phát triển chậm, cùng với đà khai thác như những năm gần đây, sẽ rất nhanh dẫn đến tình trạng bị cạn kiệt nghiêm trọng ở Việt Nam. Biện pháp bảo tồn: Hạn chế khai thác; đồng thời khi khai thác chỉ nên lấy phần thân rễ già, chừa lại phần đầu rễ mang lá cho cây tiếp tục phát triển [25]. 3.6.7. Cà na (Côm háo ẩm) – Elaeocarpus hygrophilus Kurz. Họ thực vật: Elaeocarpaceae – Họ Côm Mô tả: Cây gỗ cao 10-25m; nhánh non ít lông. Lá có phiến hình trái xoan ngược, dài 7-9cm, rộng 2,5-3cm, đầu tù, gốc thót lại trên cuống, mép có răng thưa, rất nhẵn, gần như dai, mặt trên màu lục, mặt dưới màu nhạt hơn, gân bên 6 đôi, cuống lá dài 1cm. 43 Chùm hoa ở nách những lá đã rụng, dài 4-7cm, có lông mềm màu bạc. Hoa có cuống dài 3-5mm, lá đài có lông mềm màu bạc; cánh hoa xẻ tua thành 18-20 dải hình sợi; nhị 20; bầu có lông. Quả hạch, bầu dục nhọn, dài 3cm; nhân 1 hạt. Sinh thái: Cây mọc dọc theo các rạch suối trong rừng ẩm. Ra hoa tháng 9 đến tháng 3, có quả tháng 7 đến tháng 9 [10]. Hình 3.10. Hoa Cà na – Elaeocarpus hygrophilus Kurz. Hiện trạng: Theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Elaeocarpus hygrophilus Kurz. được xếp vào tình trạng Sẽ nguy cấp VU A2c, B1+2a,b [3]. Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh từ Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai ra tới Côn Đảo. Trên thế giới có ở Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia. Bộ phận dùng: Vỏ – Cortex Elaeocarpi Hygrophylli. Tính vị, tác dụng: Vỏ bổ và lọc máu. Công dụng: Quả có bột và có vị ngọt dùng ăn được. Vỏ dùng hãm nước cho phụ nữ mới sinh đẻ uống trong vòng 15 ngày sau khi sinh [10]. 44 3.6.8. Mức hoa trắng – Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall. ex G.Don Họ thực vật: Apocynaceae – Họ Trúc đào Mô tả: Cây gỗ lớn cao tới 10-12m, trông giống như Lòng mức. Nhánh non có lông. Lá mọc đối, hầu như không cuống, nguyên hình bầu dục hay trái xoan, dài 10- 27cm, rộng 6-12cm, với 18-20 đôi gân bên, có lông ở mặt dưới. Cụm hoa xim dạng ngù ở nách lá hay ở ngọn các nhánh. Hoa trắng, rất thơm. Quả đại 2, dài 15-30cm, rộng 5-7mm. Hạt rất nhiều, dài 10-20mm, rộng 2-2,5mm; mào lông dài 4-4,5mm. Sinh thái: Mọc ở ven rừng, triền núi, trong các trảng cây bụi, ưa sáng. Ra hoa tháng 3-7. Hình 3.11. Mức hoa trắng – Holarrhena pubescens (Buch.- Ham.) Wall. ex G.Don Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh từ Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình, Ninh Bình vào các tỉnh miền Trung đến tận An Giang. Trên thế giới có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Nêpan, Banglađét, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia [10]. Hiện trạng: IUCN (2011) có tình trạng Ít quan tâm Lc (Least concern) [48]. 45 Bộ phận dùng: Lá, hạt, vỏ thân, rễ - Folium, Semen, Cortex et Radix Holarrhenae Pubescentis Thành phần hóa học: Từ vỏ và hạt cây, người ta đã chiết xuất được các alkaloid như conessin, norconessin, conesimin, isoconesimin, conesinidin, conkurchin và holarrhenin. Conessin ít độc; với liều cao, nó gây liệt đối với trung khu hô hấp, gây hạ huyết áp và làm tim đập chậm. Conessin kích thích sự co bóp của ruột và tử cung. Tính vị, tác dụng: Hạt bổ thận; lá và rễ cầm ỉa chảy; vỏ thân có vị chát, có tác dụng trừ lỵ, trừ giun, lợi tiêu hóa, hạ sốt và tăng trương lực. Công dụng: Vỏ thân và các bộ phận khác được dùng trị lỵ amip; vỏ cũng được dùng trị sốt, ỉa chảy, viêm gan. Vỏ và lá dùng nấu nước tắm ghẻ; có thể dùng vỏ rễ giã giập ngâm rượu cùng với vỏ cây Hòe dùng bôi. Liều dùng: bột vỏ 10g, hạt 3-6g hoặc cao lỏng 1-3g. Người ta còn dùng conessin chlorhydrat hay brom-hydrat trị lỵ amip, có tác dụng như emetin nhưng không độc. Đơn thuốc: Trị lỵ amip: dùng 10g bột vỏ Mức hoa trắng hoặc 3g cao lỏng, hoặc dùng vỏ Mức hoa trắng và Hoàng đảng, mỗi vị 10g, sắc nước uống [10]. 3.6.9. Sao đen – Hopea odorata Roxb. Họ thực vật: Dipterocarpaceae – Họ Dầu Mô tả: Cây gỗ lớn có thân cao suôn thẳng từ 20-30m, có những lằn nứt dọc theo thớ, màu đen. Lá gần như không cuống, hình trái xoan thuôn hay trái xoan ngọn giáo, nhọn tù, dài 6-17cm, rộng 3-9cm, mặt trên láng và xanh bóng, mặt dưới mịn; gân chính rõ với 7-10 đôi gân bên. Hoa nhỏ, mọc thành chùm màu trắng, có mùi thơm nhẹ. Quả có 2 cánh lớn dài 5-6cm do 2 thùy của đài hoa cùng lớn lên. Vỏ quả dai và mỏng, lúc chín có màu nâu. Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng nhiệt đới thường xanh, ưa đất sâu dày, nơi ẩm, ở độ cao tới 1000m. Cũng được trồng ở nhiều nơi làm cây bóng mát. Ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 4-6. 46 Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở Hà Nội (trồng), Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang. Trên thế giới có ở Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia [10]. Hiện trạng: Do có gỗ tốt, đẹp nên được khai thác lấy gỗ rất nhiều. Theo IUCN (2011) thì Sao đen (Hopea odorata Roxb) được xếp vào tình trạng Sẽ nguy cấp VU.A1cd+2cd [48]. Bộ phận dùng: Vỏ cây, nhựa – Cortex et Resina Hopeae Odoratae. Thu hái vỏ cây quanh năm. Cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Thành phần hóa học: Sao đen cho một chất nhựa có màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến vàng đỏ hay nâu thẫm. Thành phần chủ yếu là các acid damarolic và các damaresen α và β. Mặt trong của vỏ cây hay cành lớn còn chứa một tỷ lệ tannin cao (14,57% của trọng lượng khô). Hình 3.12. Sao đen – Hopea odorata Roxb. Tính vị, tác dụng: vỏ Sao đen có vị chát, có tác dụng làm săn da, cầm máu, làm chắc chân răng. 47 Công dụng: Người ta dùng vỏ Sao đen thay vỏ Chay để ăn trầu. Vỏ còn dùng chữa viêm lợi, áp xe lợi và trị sâu răng. Ở Ấn Độ, nhựa cây dùng dưới dạng bột làm thuốc cầm máu. Cách dùng: Có thể dùng vỏ khô ngâm rượu hoặc sắc nước đặc để ngậm. - Ngâm rượu: Lấy vỏ Sao cạo sạch lớp ngoài, cho vòa rượu thường (30-400). Sau vài giờ, ta được dịch chiết màu nâu đen hơi đỏ, ngả sang màu sôcôla. Dùng rượu này súc miệng ngày 3 lần, mỗi lần 3 lượt liền, ngậm rồi nhổ nước đi. - Sắc nước: Lấy 50g vỏ thêm 300ml nước cho vào đun sôi, giữ sôi trong 15 phút, dùng nước sắc súc miệng, ngậm trong 10-15 phút. Ngày làm 2-3 lần, dùng liều trong 3-4 ngày [10]. 3.6.10. Cầy (Kơ nia) – Irvingia malayana Oliv. ex Benn. Họ thực vật: Ixonanthaceae – Họ Hà nụ Mô tả: Cây gỗ lớn thường xanh cao 15-30m; gốc thường có khía. Lá đơn, mọc chụm ở đầu cành, mặt trên xanh bóng, mặt dưới xanh nhạt, phiến lá hình trái xoan dài 9-11cm, rộng 4-5cm, gân bên 11 đôi, khi non lá có màu tím nhạt; cuống dài 1cm; lá kèm hình dùi dài 2-3,5cm. Cụm hoa chùm, mọc ở nách lá. Hoa nhỏ màu trắng; 4-5cánh hoa; nhị 10; đĩa mật bao quanh nhụy; bầu 2 ô. Quả hình trái xoan dài 3-4cm, rộng 2,7cm, chứa 1 hạt. Khi chin, quả có màu vàng nhạt. Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thường xanh, rừng thứ sinh. Khi bị chặt, cây nẩy chồi mạnh. Ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 9-10. Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang. Trên thế giới có ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia [10]. Hiện trạng: IUCN (2011) xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm LR/Lc (Lower risk/Least concern) [48]. Bộ phận dùng: Vỏ thân và vỏ rễ. Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Thành phần hóa học: Hạt có chất dầu màu trắng hay vàng, mùi dễ chịu. 48 Tính vị, tác dụng: Vị chua, thơm, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu phù, trừ đờm, trục u bướu và tiêu thức ăn. Hình 3.13. Cầy (Kơ nia) – Irvingia malayana Oliv. ex Benn. Công dụng: Dùng làm thuốc chữa no hơi đầy bụng, sốt rét rừng, chói nước. Ngoài ra còn giải được nọc rắn phun vào mắt (Lương y Lê Văn Hồi) Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khỏe. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn [10]. Chữa sốt rét, phù thũng: Cây cầy 20g, Nhân trần 16g, Thường sơn 16g, Cối xay 20g sắc uống (LY. Lê Văn Hồi). 3.6.11. Máu chó cầu – Knema globularia (Lamk.) Warb. Họ thực vật: Myristicaceae – Họ Máu chó Mô tả: Cây nhỡ cao tới 10m, có các nhánh non phủ một lớp lông mềm màu hung đỏ, cành già nhẵn, có khía. Lá dạng màng, thuôn ngọn giáo, có mép nguyên, mặt trên bóng nhẵn, có gân lông chim với 11-15 đôi gân bên nổi rõ. Cụm hoa ở nách lá, có lông mịn màu đo đỏ. Quả hình trứng, hình cầu hoặc gần như bầu dục, khi chín nhẵn, vỏ quả mỏng; áo hạt nguyên hay hơi xẻ ở đỉnh. Hạt có vỏ mỏng và nhẵn. Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thưa. Ra hoa quả tháng 11-12. 49 Phân bố: Ở Tây Ninh, ngoài ra còn có ở các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên thế giới có ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia [10]. Hiện trạng: IUCN (2011) xếp vào tình trạng Hiểm họa thấp/ Ít quan tâm LR/Lc (Lower risk/Least concern) [48]. Bộ phận dùng: Hạt – Semen Knemae. Thu hái hạt vào tháng 9-10. Hạt có dàu mùi hắc. Khi dùng giã nhỏ, cho thêm ít muối rang, đồ lên rồi ép lấy dầu hoặc giã rồi nấu cho dầu nổi lên mà gạn lấy cũng được. Thành phần hóa học: Hạt chứa dầu. Tính vị, tác dụng: Vị chát, hơi the, tính ấm, có tác dụng tiêu độc, sát trùng. Công dụng: Thường phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc chữa ghẻ, ngứa, lở, hắc lào. Người ta dùng hạt Máu chó (2 phần), quả Bồ hòn (1 phần), hạt Củ đậu (1 phần) giã nhỏ, đem nấu lấy một thứ dầu hỗn hợp để dùng. Bôi một lớp mỏng vào chỗ ngứa sau khi rửa sạch và cào trợt da. Hình 3.14. Máu chó cầu – Knema globularia (Lamk.) Warb Hải Thượng Lãn Ông đã chế thuốc bôi chữa lở ngứa và các loại ghẻ lở: hạt Máu chó, hạt Củ đậu, Củ nghề đều bằng nhau, Diêm sinh bằng 1/2 mỗi vị trên, tán nhỏ, hòa với dầu vừng hay mỡ lợn mà bôi (theo Bách gia trân tang). 50 Có thể dùng hạt Máu chó làm loại xà phòng thuốc đặc trị. Ở Thái Lan, người ta dùng dầu hạt làm thuốc trị ngoài da và trị ghẻ [10]. 3.6.12. Sơn rừng (Sơn huyết) – Melanorrhoea laccifera Pierre Họ thực vật: Anacardiaceae – Họ Đào lộn hột Mô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_02_21_7745009872_6319_1871079.pdf
Tài liệu liên quan