Luận văn Điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở Lương Sơn, Hòa Bình và khả năng lợi dụng chúng

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .4

1.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÂY CÓ MÚI Ở VIỆT NAM VÀ TẠI TỈNH

HÒA BÌNH.4

1.1.1. Thực trạng sản xuất cây có múi ở Việt Nam. .4

1.1.2. Thực trạng sản xuất cây có múi ở tỉnh Hòa Bình.5

1.2. CÁC LOÀI SÂU HẠI CHỦ YẾU TRÊN CÂY CÓ MÚI Ở VIỆT NAM VÀ

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHÚNG.8

1.2.1. Bọ trĩ .8

Bọ trĩ có tên khoa học là Scirtothrips dorsalis Hood – còn gọi là Rầy lửa, Bù lạch. .8

1.2.2. Nhện đỏ.9

Nhện đỏ có tên khoa học Panonychus citri .9

1.2.3. Rầy chổng cánh.10

1.2.4. Ruồi đục quả .12

Ruồi đục quả có tên khoa học là Bactrocera dorsalis – còn gọi là Ruồi vàng .12

1.2.5. Sâu vẽ bùa.13

1.3. BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI Ở VIỆT NAM.15

1.4.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU

VỀ SÂU BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Ở

VIỆT NAM VÀ TẠI TỈNH HÒA BÌNH. .20

1.4.1 Các diều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên thiên nhiên 20

1.4.2. Nghiên cứu xác định tập đoàn sâu hại cây có múi và những loài gây hại

chủ yếu trên cây có múi ở Việt Nam. .25

1.4.3. Nghiên cứu những đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài sâu hại

chủ yếu làm cơ sở cho các biện pháp phòng trừ. .26

1.4.4. Nghiên cứu phòng trừ các loài sâu hại chủ yếu trên cây có múi. .27

pdf78 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra thành phần loài sâu hại và côn trùng thiên địch trong vườn cây ăn quả ở Lương Sơn, Hòa Bình và khả năng lợi dụng chúng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành phố Hòa Bình tính đến hết tháng 12/2018 là 101.000 người mật độ dân số là 704 người/km2. Thành phố Hoà Bình có địa hình núi chiếm ưu thế (chiếm 75% diện tích tự nhiên), phân bố bao quanh và ôm trọn khu vực trung tâm. Phần chuyển tiếp là kiểu địa hình đồi, có độ cao trung bình 100 - 150 m. Tiếp đến là phần trung tâm thành phố, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đô thị. Khí hậu Thành phố Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau, mùa hè từ tháng 3 đến tháng 10. Mưa tập 23 trung chủ yếu ở các tháng 7, 8, 9, lượng mưa trung bình năm đạt 1.846 mm. Nhiệt độ trung bình là 25oC. Thổ nhưỡng Lớp vỏ thổ nhưỡng ở thành phố Hòa Bình đa dạng cả về cấu trúc, thành phần và tính chất. Dựa vào điều kiện hình thành, có thể phân biệt được hai nhóm đất: thủy thành (hình thành từ bồi tụ phù sa sông, suối) và địa thành (hình thành từ đá gốc). Hầu hết các loại đất đều phù hợp với việc phát triển các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả như: mía, dứa, cam,... Trong tổng số 14.784 ha diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp có 1.541,09 ha, chiếm 11,59% và đất lâm nghiệp có 4.757,62 ha, chiếm 35,79%. Sông ngòi Sông Đà đoạn chảy qua thành phố Hòa Bình dài 23 km là nơi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cung cấp một nguồn thủy điện dồi dào với công suất gần 2 triệu kw/h, điều tiết nước cho sản xuất, chống lũ cho đồng bằng sông Hồng vào mùa mưa, đồng thời cũng tạo ra cho thành phố Hòa Bình một cảnh quan đẹp độc đáo. Mực nước ngầm trung bình là 10 m, riêng khu vực dọc hai bờ sông Đà, mực nước xuống đến 40 - 50 m. Sông Đà chia thành phố Hòa Bình thành hai khu vực đó là khu bờ trái sông Đà và khu bờ phải Sông Đà. Sau những thay đổi, sáp nhập về địa giới hành chính, hiện nay, thành phố Hoà Bình có 15 đơn vị hành chính gồm 8 phường (Phương Lâm, Đồng Tiến, Thái Bình, Chăm Mát, Tân Thịnh, Thịnh Lang, Hữu Nghị, Tân Hòa) và 7 xã (Hòa Bình, Thái Thịnh, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Trung Minh, Yên Mông, Thống Nhất). Văn hóa Trên địa bàn thành phố Hòa Bình có nhiều di chỉ khảo cổ gắn với nền Văn hóa Hòa Bình rực rỡ cùng những danh thắng và di tích lịch sử nổi tiếng như: tượng đài Bác Hồ, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, động Tiên Phi (xã Hoà Bình), nhà tù Hoà Bình (phường Tân Thịnh), lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, rừng lim cổ thụ ở xã Dân Chủ Bên cạnh đó thành phố Hòa Bình còn là nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của nhân dân các dân tộc trên địa bàn bàn như: Tết Nhảy của bà con dân tộc Dao thuộc xã Thống Nhất, Tết độc lập, Lễ hội xuống đồng của bà 24 con dân tộc Mường. Thành phố Hòa Bình còn lưu giữ nhiểu nét văn hóa truyền thống của bà con dân tộc Mường. Trong đó phải kể đến văn hòachiêng Mường. Chính nét văn hóa đặc trưng này đã góp phần tô thắm thêm những giá trị văn hóa truyền thống của bà con dân tộc Mường, âm vang trầm bổng của tiếng chiêng trở thành âm thanh quen thuộc trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Mường ở thành phố Hòa Bình. Với những nét văn hóa đặc sắc, đã mang đến cho thành phố Hòa Bình tiềm năng lớn về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Từ nền tảng lịch sử, văn hóa lâu đời, đến nay truyền thống này đã và đang được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các tộc thành phố Hòa Bình bảo tồn và phát huy. Nhờ đó, nhiều nét văn hóa độc đáo của bà con các dân tộc, đặc biệt là bà con dân tộc Mường đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống vùng miền và trở thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc. Thành phố Hoà Bình là một trong những địa phương có phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ tại cơ sở. Tranh thủ lợi thế này, thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ. Những lời ca tiếng hát, những bài thơ, ca dân gian truyền thống của bà con dân tộc Mường lại có dịp được thể hiện với lối diễn giản dị, mộc mạc của những hạt nhân văn nghệ tại cơ sở. Qua đó, góp phần bảo tồn và lưu truyền lại cho thế hệ sau. Hiện nay, thành phố Hoà Bình có 252 đội văn nghệ tuyên truyền với 900 diễn viên tại các xóm, tổ khu dân cư. Trong đó có 180 đội văn nghệ xóm, tổ có diễn viên, hội viên là bà con dân tộc Mường nên nhiều làn điệu dân ca truyền thống đã được lưu giữ, truyền tụng như: Ru con, Mời trầu, Hát đối nữ, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi Cùng với sự phát triển rộng khắp của phong trào văn hóa, văn nghệ. Các môn thể thao truyền thống của bà con dân tộc Mường như: Kéo có, đẩy gậy, ném còn, bắn nỏ đều được duy trì phát triển trong các dịp lễ, tết, lễ hội trong năm. Nhờ vậy, nhiều làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Mường đã từng bước được khôi phục./. Nghiên cứu về sâu bênh hại cây có múi ở Việt Nam và các biện pháp phòng trừ là hướng nghiên cứu đã được thực hiện từ những năm 60 và trở thành hưỡng nghiên cứu mũi nhọn sâu rộng trong những năm gần đây khi cây có múi trở thành hàng hoá quan 25 trọng trong nền kinh tế của nước ta. Hướng nghiên cứu về sâu bệnh hại cây có múi và các biện pháp phòng trừ tập trung vào những vấn đề chủ yếu như sau: (1) Xác định tập đoàn sâu bệnh hại cây có múi và những loài gây hại chủ yếu; (2) Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của những loài gây hại chủ yếu là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp phòng trừ; (3) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại và xây dựng quy trình công nghệ triển khai ngoài đồng ruộng các biện pháp phòng trừ các loài sâu bệnh hại chủ yếu trên cây có múi 1.4.2. Nghiên cứu xác định tập đoàn sâu hại cây có múi và những loài gây hại chủ yếu trên cây có múi ở Việt Nam. Ở Việt Nam, những công trình điều tra cơ bản về côn trùng và bệnh hại cây trồng, trong đó có các loại CCM, được tiến hành trên quy mô lớn vào các năm 1961, 1967-1968, 1977-1979, 1997-1998 (Viện Bảo vệ thực vật 1975, 1999a, 1999b) [30,31,32]. Kết quả các lần điều tra này đã công bố được Danh lục các loài sâu gây hại cho các loại cây trồng được điều tra. Cho đến nay (Phạm văn Lầm và nnk, 2011) [19] đã phát hiện được 531 loài côn trùng và nhện nhỏ gay hại cho các loại cây trồng chủ yếu ở Việt Nam. Trong đó đã định loại được 468 loài, chiếm 88,14% tổng số loài thu thập, còn 63 dạng loài chưa xác định được tên khoa học. Theo thống kê của Viện BVTV hiện nay trên cây có múi ở nước ta đã phát hiện hơn 80 loại sâu hại (côn trùng, nhện hại) (Lê Quang Khải và nnk., 2008) [14]. Trong số các côn trùng gây hại CCM thì nhiều nhất thuộc Bộ cánh đều Homoptera. Trong Bộ cánh đều thì loài Bọ phấn thuộc họ Aleurodidae gây hại đặc biệt quan trọng. Chúng vừa chính hút dinh dưỡng của cây làm cho cây khô héo, vừa là môi giới truyền một số bệnh nguy hại khác. Bên cạnh đó dịch bài tiết của chúng là môi trường thuận lợi cho loài nấm muội đen phát triển gây hại cho CCM. Đã xác định được 4 loài Bọ phấn gây hại CCM là Aleurocanthus spiniferus, A. woglumi, Orchanmophatus citri và 1 loài chưa xác định là Aleurocanthus sp. Trong đó 2 loài A. spiniferus và A. woglumi là 2 loài gây hại quan trọng nhất. 26 Một số công trình khác (Phạm Văn Nhạ, Lê Đức Khánh, 2011) [26] đã công bố Danh sách 87 loài côn trùng thuộc bộ Cánh vảy phát hiện được tại vùng trồng cam ở Bắc Quang, Hà Giang, trong đó có nhiều loài gây hại trên cây cam trong vùng. 1.4.3. Nghiên cứu những đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài sâu hại chủ yếu làm cơ sở cho các biện pháp phòng trừ. Đây là hướng nghiên cứu đã được tiến hành từ đầu những năm 1960 nhằm làm cơ sở cho công tác phòng chống các loài sâu hại cây có múi. Nguyễn Văn Đĩnh (1992, 1997) [6,7] đã nghiên cứu đặc diểm sinh học, sinh thái học của những loài Nhện nhỏ hại cây có múi làm cơ sở cho việc sử dụng các loài thiên địch để phòng chống chúng. Nguyễn Thị Diệp và nnk (2008) [4] đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài Ve sầu bướm trắng (Lawana imitata) hại cây có múi và đã đi đến kết luận, trong điều kiện nhiệt độ 22,4-26,90C và độ ẩm 77,8-81,26% thì thời gian vòng đời của Ve sầu bướm trắng trung bình từ 37,6 ± 2,6 ngày đến 55,5 ± 2,3 ngày. Trứng Ve sầu có thời gian phát dục kéo dài từ 5,61 ± 0,1 ngày đến 8,05 ± 0,3 ngày. Ve sầu non có 4 tuổi, tuổi 1 từ 6,4 ± 0,2 ngày đến 12,7 ± 0,5 ngày; tuổi 2 từ 6,5 ± 0,03 ngày đến 9,7 ± 0,6 ngày; tuổi 3 từ 6,9 ± 0,2 ngày đến 9,4 ± 0,3 ngày; tuổi 4 từ 8,02 ± 0,3 ngày đến 10,3 ± 0,3 ngày. Các tác giả này cũng cho rằng trưởng thành của Ve sầu bướm trắng có khả năng sinh sản với lượng trứng lớn, từ 574 đến 1165 trứng. Trứng được đẻ thành ổ, mỗi ổ thường có từ 3-10 trứng. Ở điều kiện 22,40C và độ ẩm 81,3% trưởng thành đực sống được 14,4 ± 0,2 ngày, trưởng thành cái sống được 15,9 ± 0,2 ngày; còn ở điều kiện 27,30C và độ ẩm 75,4% trưởng thành đực sống được 11,3 ± 0,2 ngày, trưởng thành cái sống được 12,9 ± 0,2 ngày. Nghiên cứu này cúng chỉ ra rằng, nhiệt độ ảnh hưởng rất rõ đến tỷ lệ nở của trứng. Trong vụ xuân hè tỷ lệ nở của trứng là 72,1 – 92,6%, trung bình là 84,3 ± 1,4%; còn trong vụ hè tỷ lệ nở của trứng là 85,3 - 98,3%, trung bình là 89,8 ± 0,7%. Đây là những số liệu rất quan trọng, có thể được sử dụng trong công tác đề xuất các biện pháp phòng trừ loài sâu hại cây có múi quan trọng này. Lê Quang Khải và nnk (2008) [14] cũng đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của hai loài Bọ phấn Aleurocanthus spiniferus và A. woglumi gây hại chủ yếu cho 27 cây có múi ở TP Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu của các tác giả này cho thấy vòng đời trung bình của loài A. spiniferus là 68,21 ± 1,61 ngày trong điều kiện nhiệt độ là 24,50C và độ ẩm là 81%. Cũng ở trong điều kiện này thì số lượng trứng trung bình/1 con cái là 65,59 ± 4,53 quả với tỷ lệ nở của trứng là 84,89%. Cũng trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ như thế, vòng đời của loài A. woglumi là 66,26 ± 1,84 ngày, số lượng trứng trung bình/ 1 con cái là 102,89 ± 5,78 quả và tỷ lệ nở của trứng là 77,17%. 1.4.4. Nghiên cứu phòng trừ các loài sâu hại chủ yếu trên cây có múi. Các nghiên cứu về phòng trừ sâu hại cây có múi chủ yếu đi theo các hướng sau: (1) Sử dụng các chế phẩm hoá học; (2) Sử dụng các biện pháp sinh học; và (3) Áp dụng các biện pháp canh tác bền vững khác. Sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc hoá học hiện đang là hướng đi chính trong phòng trừ sâu hại cây có múi. Trong các loài sâu hại cây có múi, ruồi hại quả là một trong những loài gây hại quan trọng nhất, chúng có thể gây thiệt hại tới 20%- 29% sản lượng cam quýt (Lê Đức Khánh và nnk, 2008) [15]. Phòng trừ ruồi hại quả bằng bả protein là một biện pháp rất hiệu quả (Drew et al., 2013) [38]. Bả protein là một hỗn hợp bao gồm 100ml bả Ento-pro 150Đ + 0,1g Regen 800WG + 900ml nước. Hỗn hợp này được phun vào tán lá cây để phòng trừ ruồi hại quả. Ở Việt Nam, sử dụng bả protein để phòng trừ ruồi hại quả đạt hiệu quả cao, có thể giảm tỷ lệ thiệt hại từ 37% trên quả táo xuống còn 6%, trên quả đào cuối vụ từ 100% xuống còn 4%. Để phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây có múi, đặc biệt là loài Rầy chống cánh Diaphorina citri ở nhiều nơi đã quá nhiều thuốc trừ sâu hoá học trong năm. Điều này đã dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe con người, Nhiều nghiên cứu đã tìm cách khắc phục những yếu điểm này. Một trong các giải pháp đó là sử dụng thuốc trừ sâu nội hấp thụ Confidor 100SL (Imidachloprid). Ở Australia thuốc Confidor được dùng cho cây có múi theo 3 cách: Tưới nước thuốc vào đất quanh gốc cây; quét vòng quanh gốc thân cây một đoạn thân 20cm từ dưới gốc lên; tưới hạt nhỏ vào quanh gốc thông qua hệ thống tưới. Cách 28 tưới thuốc Confidor vào gốc cây có múi được xem là có hiệu quả cao nhất đối với rầy chổng cánh [9, 28]. Ở nước ta, cũng đã sử dụng thuốc Confidor nguyên chất để quét vòng quanh gốc thân cây một đoạn 30cm đã làm giảm rõ rệt mật độ Rầy chổng cánh, giảm sự bùng phát dịch bệnh hoàng long. Thuốc này cũng trừ được các dịch hại quan trọng khác như rệp muội đồng thời duy trì được quần thể thiên địch [9, 28]. Một nghiên cứu khác (Quách Thị Ngọ và nnk., 2008) [27] cũng đã thông báo những kết quả rất khả quan khi sử dụng Confidor để phòng trừ rầy chổng cánh. Dùng nước thuốc Confidor 100SL tưới vào gốc cây Cam có tác dụng rất tốt phòng trừ rầy chổng cánh cho cây Cam. Rầy chổng cánh được thả trên cây cam đã tưới nước thuốc Confidor 100SL sau 2-10 tuần có tỷ lệ chết sau thả 1,2,4,6 giờ tương ứng là 0-6,0%; 0-25,6%; 1-37,2%; 0,95-53,4%. Tỷ lệ chết này sau thả 1,2,3,4 ng tương ứng là 11,0-91,5%; 46,2-100%; 64,8-100%; 96,9-100%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thuốc Confidor 100SL tưới vào gốc cam sau 12 tuần có hiệu lực thấp đối với rầy chổng cánh. Rầy chổng cánh thả lên cây Cam thời điểm này sau 3 ngày chỉ chết với tỷ lệ liều lượng 1ml/cây, 2ml/cây, 3ml/cây tương ứng đạt 26,5%; 48,3% và 74,4%. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng khuyến cáo, nếu tưới thuốc Confidor 100SL với liều lượng 2ml/cây và 3ml/cây cho hiệu quả phòng trừ rầy chổng cánh cao hơn liều lượng 1ml/cây nhưng thuốc có thể ảnh hướng xấu đến sinh trưởng của cây. Vì vậy có thể sử dụng thuốc Confidor 100SL với lượng 2ml hoà với 48ml nước tưới cho 1 cây Cam để phòng trừ rầy chổng cánh với khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc là 2,5 tháng. Cùng với sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc hoá học, các biện pháp sinh học cũng được sử dụng rộng rãi trong phòng trừ các loài sâu hại cây có múi. Trong các biện pháp sinh học, quan trọng nhất và có hiệu quả nhất là sử dụng các thiện địch trong hạn chế số lượng các loài sâu hại. Những công trình nghiên cứu trong vấn đề này đã được thực hiện rất nhiều trong thực tiễn canh tác cây có múi, được tổng hợp và công bố rộng rãi trong các công trình khoa học trong và ngoài nước. Có thể lấy một ví dụ điển hình về công trình nghiên cứu thành phần và vai trò của các thiên địch trong phòng trừ và hạn chế số lượng loài Bọ phấn gai đen Aleurocanthus 29 spiniferus - một loài sâu hại quan trọng các loài cây có múi ở Việt Nam và trên thế giới. Như đã biết, Bọ phấn gai đen A. spiniferus là loài sâu hại cây ăn quả có múi phân bố rộng khắp vùng Đông Nam Á, Châu Á, Châu Phi, vùng Caribê, vùng vành đai Châu Á Thái Bình Dương và Australia (Nguyen et al., 1993) [46]. Đây là loài sâu hại nghiêm trọng ở các nước thuộc Châu Á và là đối tượng kiểm dịch của các nước Châu Âu và Địa Trung Hải (EPPO/CABI, Ngoài cây có múi là cây ký chủ chủ yếu, A. spiniferus còn gây hại trên cây Nho, Ổi, Lê, Hồng, Đào, cây Hoa hồng (Peteson, 1955) và cây Chè (Luo & Zhou, 1997; Han, 2002). Tập hợp các loài thiên địch của A. spiniferus đã được nghiên cứu và ứng dụng trong phòng trừ sinh học, đặc biệt là các loài ong ký sinh cho hiệu quả phòng trừ rất cao và đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới [45, 46, 47]. Ở Việt Nam, nghiên cứu về các loài sâu hại trên cây có múi và các cây ăn quả khác rất được quan tâm được [1, 2, 3, 5, 17, 20, 21, 24]. Các loài côn trùng gây hại được ghi nhận qua các lần điều tra cơ bản do Viện Bảo vệ thực vật thực hiện vào các năm 1967-1968, 1977-1978, 1997-1998 [34, 35, 36]. Đây là loài gây hại phổ biến, gây hại hầu như quanh năm trên cây có múi, rất dễ bùng phát với số lượng lớn và trở thành loài sâu hại nghiêm trọng cho các loài cây có múi (Phạm Văn Lầm và Nguyễn Văn Liêm, 2005) [20]. Để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp phòng trừ sâu hại theo hướng phòng trừ sinh học cho các vườn cây có múi một cách hiệu quả và bền vững, góp phần xây dựng nền nông nghiệp sinh thái với sản phẩm an toàn đã có nhiều nghiên cứu về thành phần và vai trò của các thiên địch [17, 18, 22, 23, 25]. Tại vùng Từ Liêm, Hà Nội dã phát hiện được 7 loài thiên địch của A. spiniferus: Bọ rùa nhỏ Scymnus sp. (Coccinellidae), Ruồi năn (Drosophilidae), Bọ mắt vàng Chrysopa sp. (Chrysopidae), Ong đen Prospaltella sp. (Encyrtidae), Ong đen nhỏ Ablerus sp. (Aphilinidae), và 2 loài Nấm vàng mắt cua Ascherosonia confuens và A. flava (Nectrioidaceae). Trong các loài thiên địch nêu trên, các loài Bọ rùa nhỏ, Bọ mắt vàng và Ong đen nhỏ là những loài thiên địch rất phổ biến của A. spiniferus. Đây là những loài thiên địch có vai trò lớn trong việc hạn chế số lượng loài A. spiniferus cần được bảo vệ để xây dựng những vườn cây có múi sach sâu bệnh theo hướng sinh thái và an toàn sinh học. 30 Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững cây có múi, tăng cường khả năng tự phòng chống sâu hại của chúng cũng đang được triển khai rộng rãi trong thực tiễn canh tác cây có múi ở Việt Nam. Các biện pháp này tập trung ở công tác chọn tạo các giống cây có múi có khả năng kháng sâu hại cao, sử dụng phân bón phù hợp và bón phân hợp lý cho các loài cây có múi, vệ sinh vườn quả, tạo môi trường sống an toàn cho cây có múi, cắt tỉa cành, tạo tán cây hợp lý là những giải pháp thường được áp dụng trong canh tác cây có múi ở Việt Nam. 31 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Tập hợp các loài loài côn trùng, sâu hại thu bắt tại Vườn trồng Bưởi ở Lương Sơn Nam, Hoà Bình. 2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Vườn bưởi nhà ông Lại Văn Tựa ở Lương Sơn, Hoà Bình. Hình 2.1: Mắc bẫy màn ở Lương Sơn, Hòa Bình (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Hòa) 32 2.3.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện các nội dung của luận văn, sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau: 2.4.1.Trong phòng thí nghiệm 2.4.1.1- Phương pháp kế thừa Phương pháp kế thừa là cách sử dụng có chọn lọc những kết cấu, những kinh nghiệm của các sản phẩm tương tự đã có trước hoặc những nguyên lý, những dạng chi tiết, cơ câú của các liên ngành trong việc thiết kế ra sản phẩm mới. Khi áp dụng phương pháp kế thừa, người thiết kế cần chú ý đến những vấn để sau: +Việc nghiên cứu các sản phẩm cùng loại đã có, đặc biệt quan trọng khi người thiết kế muốn tạo ra những sản phẩm tương tự nhưng có kết cấu mới, Điểu đó cho phép người thiết kế chứng minh được công dụng, tính năng của sản phẩm có gì mới? kết cấu mới – mới ở chỗ nào? đẫn đến kết quả mới là gì? + Xây dựng được biểu đồ thể hiện sự thay đổi các thông số chính của sản phẩm qua từng xêri sản xuất. + Việc kế thừa có chạn lọc, nghiên cứu, phản tích quá trình phát triển một sản phẩm công nghiệp cho phép người thiết kê’ phát hiện ra hướng hoàn thiện sản phẩm, tránh được vết xe đổ, tránh được sự trùng lập của các khiếm khuyết và tiêu chí chất lượng, dự đoán được hướng phát triển trong tương lai của sản phẩm. + Mỗi một sản phẩm mới, hiện đại ra đời là sự đóng góp của nhiêu thế hệ các nhà thiết kế. Từ xêri máy đầu tiên được cải tiến, hoàn thiện, đưa thêm vào các cơ cấu, các bộ phận mới, ‘ứng dụng các thành tựu kỹ thuật mới, qua một quá trình gian khó, bền bỉ, bằng năng lực sáng tạo của các nhà thiết kế kết quả đạt được cần được tiếp tục phát triển. + Phương pháp kết thừa phải kể đến cả việc sử dụng các sổ tay, cẩm nang thiết kế, các tài liệu lưu trữ của ngành, của quốc gia hoặc nước ngoài, các tạp chí hoặc các thông báo. 33 2.4.1.2 Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định bản chất một sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, để tìm ra giải pháp tối ưu cho các sự kiện đó hay đánh giá một sản phẩm khoa học. Hình 2.2: Cắm kim phân loại bọ rùa trong phòng thí nghiệm (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Hòa) 34 Hình 2.3: Phân loại mẫu bằng soi kính hiển vi (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Hòa) Tại khu vườn Bưởi nghiên cứu: 2.4.2.1.Đặt một bẫy màn treo (Malaise trap) Một tháng 3 lần cách đều nhau (10 ngày/lần) thu mẫu côn trùng vào bẫy. Sau đó các mẫu được gom đưa về phòng thí nghiệm phân tích. Lấy mẫu vào ngày 10, 20, 30 hàng tháng. 35 Hình 2.4: Mắc bẫy màn ở Lương Sơn, Hòa Bình (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Hòa) 2.4.2.2.Treo năm bẫy vàng Steiner Được đặt trong khu trồng bưởi của vườn ở độ cao 2m. Định kỳ 3 lần cách đều nhau trong một tháng, ruồi vào bẫy được gom đưa về phòng thí nghiệm phân tích. Bả methyl eugenol được thay mới sau mỗi một tháng. 36 Hình 2.5: Treo bẫy vàng Steiner (Nguồn ảnh: Nguyễn Thị Hòa) 2.4.2.3.Thu mẫu bằng vợt: Thu bắt côn trùng theo định kỳ 2 tuần/lần 2.4.2.4.Điều tra sâu vẽ bùa trên vườn bưởi: Mỗi lần điều tra, chọn ngẫu nhiên 10 cây theo đường chéo vườn; chọn 4 phía tán cây, mỗi phía chọn ngẫu nhiên 1 chồi, trên đó điều tra 10 lá; lần điều tra sau đi theo đường chéo khác với lần điều tra trước. Các lá bưởi có sâu vẽ bùa được mang về phòng thí nghiệm, theo dõi riêng từng lá trong đĩa petri để thu thập trưởng thành sâu vẽ bùa và ong kí sinh. Các loại quả gồm ổi, bưởi, khế nhiễm giòi tại khu vực điều tra được mang về phòng thí nghiệm để theo dõi sự xuất hiện của trưởng thành ruồi đục quả và các kí sinh. Các mẫu vật gồm sâu hại, ong kí sinh, ong bắt mồi, thụ phấn, cánh cứng bắt mồi được các chuyên gia định loại dựa vào tài liệu chuyên ngành. Phân tích số liệu trên Excel. 37 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY BƯỞI Ở LƯƠNG SƠN HÒA BÌNH. 3.1.1. Một số nét khái quát về hiện trạng phát triển cây Bưởi ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Bưởi là loại cây ăn quả có múi được trồng khá phổ biển ở tỉnh Hoà Bình. Theo số liệu thống kê (Niêm giám thống kê tỉnh Hoà Bình, 2017), cây Bưởi chiếm khoảng 24% tổng diện tích cây có múi của tỉnh Hoà Bình (khoảng 2.500ha) và được trồng chủ yếu ở các huyện Lương Sơn, Tân Lạc và Yên Thủy. Bưởi được trồng chủ yếu là chuyên canh với mục đích tạo hàng hoá trong vườn có diện tích từ vài nghìn m2 đến những trang trại quy mô lớn có diện tích lên đến hàng chục ha. Giống Bưởi chủ yếu là Bưởi Diễn, Bưởi da xanh, Bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống Bưởi đỏ địa phương. Cây giống thường là các cành chiết được mua chủ yếu từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai, Viện Di truyền Nông nghiệp Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam [10,11]. Mật độ trồng Bưởi thường là 4,5x4,5m; 4x5m; 5x5m với số lượng cây có thể đạt tới 500cây/ha. Cây Bưởi sau khi trồng từ cành chiết, khoảng 3 năm bắt đầu cho quả và cho quả ổn định sau 5-6 năm. Tại những vườn Bưởi đang ở trong giai đoạn kinh doanh ổn định, với độ tuổi trên 12-15 năm, năng suất cây trồng đạt khoảng 35-45 quả/cây với trọng lương trung bình từ 1,0 kg-1,8 kg/quả. Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi trong các năm 2017-2018, các vườn Bưởi trồng tại Lương Sơn đều bị các loại sâu bệnh hại thông thường trên cây có múi gây hại.Các loài sâu hại chủ yếu thường gặp là Sâu vẽ bùa, Sâu đục thân, Sâu hại quả, Bọ xít, Nhện đỏ, Rệp, Rầy chổng cánh. Các loại bệnh thường gặp là bệnh vàng lá, bệnh chảy gôm thối rễ, bệnh loét và bệnh ghẻ nhám. Những loại sâu bệnh này gây hại mạnh đến sinh trưởng và phát triển của cây và có thể làm giảm đến 90% sản lượng quả. 38 3.1.2. Đặc điểm của vườn Bưởi tại xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình - địa điểm nghiên cứu của đề tài luận văn. Địa điểm nghiên cứu của đề tài luận văn là vườn cây ăn quả với cây Bưởi Diễn là cây ăn quả chính, ngoài ra còn có một số loài cây ăn quả khác được trồng xen, trồng dưới tán bưởi Diễn là cây Ổi, Nhãn, Vải thiều, Khế ngọt (Bảng 3.1). Bảng 3.1. Danh sách các loài cây ăn quả được trồng tại địa điểm nghiên cứu trên diện tích 1ha STT Tên loài cây ăn quả Mật độ (cây/ha) Chiều cao (m) Tuổi (năm) Mục đích kinh doanh 1 Bưởi Diễn 410 3-3,5 12 Lấy quả để bán 2 Nhãn 3 4-4,5 12 Lấy quả để ăn trong gia đình 3 Vải thiều 10 3-3,5 12 Lấy quả để ăn trong gia đình 4 Ổi 5 2-2,5 8 Lấy quả để ăn trong gia đình 5 Khế ngọt 5 2-2,5 5 Lấy quả để ăn trong gia đình Trên diện tích khoảng 1ha, đã trồng 5 loài cây ăn quả, trong đó cây Bưởi Diễn là loài cây kinh tế chủ yếu, được trồng với mục đích kinh doanh với mật độ khoảng 430 cây/ha. Giống Bưởi là những cây chiết được mua tại Viện cây ăn quả của Học viện Nông nghiệp Hà Nội. Vườn Bưởi đã được 12 năm, đang cho quả ổn định với năng suất khoảng 25-30 quả/cây (năm 2018). Những cây ăn quả khác, như Nhãn, Vải thiều, Khế ngọt, Ổi được trồng xen với mục đích tăng sự đa dạng cây trồng và tạo thêm sản phẩm dùng cho gia đình. Vùng lân cận của khu vườn này có cảnh quan còn mang nhiều tính chất tự nhiên, có hồ nước, có rừng tự nhiên và rừng trồng. Đây là môi trường sống có điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của sự đa dạng sinh học phong phú, trong đó có nhóm côn trùng. 39 3.2. THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH CỦA CHÚNG TRÊN CÂY BƯỞI Ở LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH. Kết quả điều tra thu mẫu côn trùng và Danh sách các họ và số lượng các taxon bậc giống và bậc loài của khu hệ côn trùng tại địa điểm nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.2. Bảng 3.2. Danh sách các họ và số lượng các taxon bậc giống, bậc loài của khu hệ côn trùng tại địa điểm nghiên cứu stt Họ Số lượng giống và các giống điển hình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_dieu_tra_thanh_phan_loai_sau_hai_va_con_trung_thien.pdf
Tài liệu liên quan