Luận văn Định hướng nâng cao hiệu quả thu gom và xử ký nước thải đô thị khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên đến năm 2020

DANH MỤC HÌNH iii

DANH MỤC BẢNG vi

KÍ HIỆU VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. Tổng quan về hệ thống thoát nước và các vấn đề cơ bản trong thiết kế hệ thống thoát nước 3

1.1.1. Tổng quan về hệ thống thoát nước 3

1.1.2. Các vấn đề cơ bản trong lựa chọn hệ thống thoát nước đô thị 7

1.2. Hệ thống và tổ chức thoát nước thải tại các đô thị Việt Nam 8

1.2.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước thải tại các đô thị Việt Nam 8

1.2.2. Định hướng hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam 8

1.2.3. Tổ chức hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam 9

1.3. Tổng quan về công nghệ và công trình xử lý nước thải đô thị 11

1.3.1. Sơ lược về dây chuyền công nghệ xử lý nước thải 11

1.3.2. Các công trình xử lý nước thải và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 12

1.4. Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên 35

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.1. Đối tượng nghiên cứu 42

2.2. Nội dung nghiên cứu 42

2.3. Phương pháp nghiên cứu 42

2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 42

2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế 43

2.3.3. Phương pháp mô hình toán 43

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

3.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước và cơ sở hạ tầng, dân cư khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên 48

 

doc111 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng nâng cao hiệu quả thu gom và xử ký nước thải đô thị khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gập nhiều: Diện tích canh tác của các phường Tân Long, Quán Triều, Quang Vinh, Túc Duyên, Phan Đình Phùng, Phan Đình Phùng và Gia Sàng hầu như bị ngập lụt. Mức trên báo động 3 (cốt nước > 27.00) Quốc lộ 3 từ Mỏ Bạch đến cửa nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, từ chợ Tân Long đến cây số 6. Đường 1 B từ Gia Bẩy đi Chùa Hang... Trận lũ lịch sử xảy ra từ 2-4h ngày 2/8/1959, mức nước cao nhất tại Thái Nguyên là 28,28m, lưu lượng là 3.300 m3/s. 1.4.5. Điều kiện kinh tế - xã hội a/. Về kinh tế Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tính đến hết năm 2010 là 209,22 tỷ đồng. Trong đó, riêng giá trị sản xuất nông nghiệp là 203,29 tỷ đồng [4]. - Năng suất lúa đông xuân: 43,29 tạ/ha; - Sản lượng lúa đông xuân: 10.476 tấn; - Năng suất lúa mùa: 41,12 tạ/ha; - Sản lượng lúa mùa: 14.553 tấn; - Sản lượng chè búp tươi: 12.211 tấn. - Thái Nguyên là một trong những tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp vào loại cao so với cả nước. Trong đó, thành phố Thái Nguyên với khu công nghiệp Gang thép, Thái Nguyên truyền thống có giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 là 5.926,87 tỷ đồng. Ta có bảng thống kê cụ thể như sau: Bảng 1.4. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Đơn vị: Tỷ đồng Tổng số Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngoài nhà nước Cá thể Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 5.926,87 3.402,40 2.146,54 92,5 286,2 - Thương mại – dịch vụ: Trong năm 2008, giá cả thị trường thế giới có nhiều biến động, lạm phát tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh trên điạ bàn vẫn duy trì được các hoạt động kinh doanh, đa dạng các mặt hàng, mở rộng ngành nghề...đảm bảo thu nhập và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ. b/. Cơ sở hạ tầng * Công trình công cộng - Số trường mầm non: 37 trường (ngoài công lập). - Số lớp mẫu giáo: Trong tổng số 1.399 lớp trên toàn tỉnh thì thành phố Thái Nguyên có 232 lớp, chiếm 16,58%. - Có 76 trường phổ thông. Cụ thể: + Trường tiểu học: 35 trường; + Trung học cơ sở: 28 trường; + Trung học phổ thông: 12 trường; + Trường phổ thông cơ sở: 1 trường. - Trên địa bàn thành phố có 8 bệnh viện;1 phòng khám; 1 nhà hộ sinh, và 26 trạm y tế của xã, phường, cơ quan, xí nghiệp (Chỉ tính riêng các cơ sở Nhà nước). * Giao thông - Tất cả xã, phường có đường giao thông đến các Ủy ban Nhân dân. - 100% số xã, phường đã có đường nhựa, bê tông. * Tình trạng cấp điện, nước - Tỷ lệ xã, phường có điện: 100% c/. Công tác văn hoá – xã hội - Các hoạt động văn hóa xã hội tại khu vực ngày càng được quan tâm và phát triển. Xã có nhà văn hóa, đây là nơi tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước cũng như tổ chức các hoạt động văn hoá xã hội theo nếp sống mới. Các tổ chức, đoàn thể như hội Phụ nữ, hội Người cao tuổi, hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, hội Chữ thập đỏ, y tế, Mặt trận tổ quốc...hoạt động thường xuyên và hiệu quả. Công tác Đảng phối hợp với các tổ chức xã hội khác thực sự đi vào đời sống của nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ mới. Trên địa bàn có 01 thư viện. - Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của phường cũng rất phát triển. Thường xuyên tổ chức và tham gia đầy đủ các hoạt động như các hội thi văn nghệ, giải cầu lông, bóng đá cấp thành phố, cấp tỉnh. - Hiện nay, số thuê bao điện thoại cố định: 55.019 thuê bao; số thuê bao điện thoại cố định bình quân 100 dân là 21,2 thuê bao; số thuê bao Internet: 8.309 thuê bao Bảng 1.5. Hoạt động phát thanh, truyền hình [4] Số xã, phường được phủ sóng phát thanh Số xã, phường được phủ sóng truyền hình Số xã, phường có trạm phát thanh 26 26 15 d/. Công tác y tế - giáo dục * Y tế: - Số cán bộ ngành y (tại các cơ sở y tế nhà nước): + Bác sỹ: 515; + Y sỹ: 85; + Y tá: 723; + Nữ hộ sinh: 42. - Tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia về y tế: 34,62%. - Số lượt người bị ngộ độc thực phẩm: 40 người. - Tổng số giường bệnh là 1.870 giường. Bệnh viện chiếm 1.720 giường; phòng khám 20 giường; nhà hộ sinh 30 giường; 100 giường còn lại thống kê được tại trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp. Trên địa bàn thành phố, vấn đề y tế và tình hình chăm sóc sức khỏe cho người dân khá tốt. Với 8 bệnh viện được trang bị nhiều thiết bị khám, chữa bệnh tiên tiến cùng hệ thống các trạm y tế của xã, phường và đội ngũ y bác sỹ đông đảo, giàu kinh nghiệm, giúp người dân thành phố có cơ hội được thăm khám sức khỏe kịp thời. * Giáo dục: Số học sinh mẫu giáo: 8.218 học sinh Bảng 1.6. Số giáo viên và phổ thông trên địa bàn (năm 2010) Đơn vị: Người Tổng số Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông 2.110 670 764 676 - Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp; - Tổng số học sinh dự thi: 4.862 học sinh. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Nước thải đô thị( Đối tượng nghiên cứu của đề tài không bao gồm nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, trường học. Nước thải phát sinh từ các khu vực này nhất thiết phải được xử lý đạt Quy chuẩn môi trường trước khi xả vào hệ thống thu gom chung của toàn thành phố. ) (nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn) khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên; - Cơ sở vật chất (các tuyến mương, cống) của hệ thống thu gom và thoát nước hiện tại. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Phân tích và đánh giá tình trạng cơ sở hạ tầng hệ thống thu gom và thoát nước khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên; - Phân tích và đánh giá lưu lượng, tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải đô thị cần thu gom và xử lý theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020; - Dự báo khả năng thu gom và xử lý nước thải đô thị khu trung tâm phía Bắc thành phố Thái Nguyên theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020; - Phân tích, lựa chọn địa điểm xây dựng hồ điều hòa, trạm xử lý nước thải tập trung khu vực nghiên cứu; - Đề xuất phương án thu gom và xử lý nước thải đô thị cho khu phía Bắc thành phố Thái Nguyên (có tính toán về khối lượng các công trình trong hệ thống). 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu Thu thập, kế thừa có chọn lọc một số tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, cụ thể là: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực thành phố Thái Nguyên; - Báo cáo về hiện trạng sử dụng, hiện trạng quản lý và vận hành hệ thống thoát nước thải đô thị khu vực thành phố Thái Nguyên; - Báo cáo thống kê sơ bộ về hiện trạng ngập lụt cục bộ khu vực thành phố Thái Nguyên vào mùa mưa lũ; - Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020. Ngoài ra còn thu thập các thông tin trên trang web của tỉnh Thái Nguyên và một số trang web khác. 2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế Trong quá trình thực địa, đề tài có tiến hành khảo sát thực tế hiện trạng hệ thống mương, cống thoát nước trên địa bàn 09 phường của khu vực nghiên cứu, bao gồm: Quang Trung, Quán Triều, Quang Vinh, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương, Gia Sàng, Đồng Quang, Túc Duyên. Trao đổi trực tiếp, lấy thông tin của người dân khu vực, khảo sát và chụp ảnh hiện trạng khu vực nghiên cứu. 2.3.3. Phương pháp mô hình toán - Dựa vào các công thức trong các giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan để tính toán các thành phần của hệ thống đề xuất. - Sử dụng các phần mềm hỗ trợ tính toán và thiết kế hệ thống (MS excel; Autodesk-AutoCAD 2007; MapInfo version 8.5; Mô hình STEADY; Mô hình SWMM). * Sử dụng mô hình SWMM để tính toán thoát nước đô thị cho khu vực thành phố Thái Nguyên SWMM (Storm Water Management Model) được xây dựng ở hai trường đại học San Phansico và Florida (Mỹ) do cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) xây dựng từ năm 1971-1999 để mô phỏng chất và lượng nước của lưu vực thoát nước đô thị và tính toán quá trình chảy tràn từ mỗi lưu vực bộ phận đến cửa nhận nước của nó. Mô hình quản lý nước mưa SWMM là một mô hình toán học toàn diện, dùng để mô phỏng khối lượng và tính chất dòng chảy đô thị do mưa và hệ thống cống thoát nước thải chung. Mọi vấn đề về thuỷ văn đô thị và chu kỳ chất lượng đều được mô phỏng, bao gồm dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm, vận chuyển qua mạng lưới hệ thống tiêu thoát nước, hồ chứa và khu xử lý. Mô hình SWMM mô phỏng các dạng mưa thực tế trên cơ sở lượng mưa (biểu đồ quá trình mưa hàng năm) và các số liệu khí tượng đầu vào khác cùng với hệ thống mô tả (lưu vực, vận chuyển, hồ chứa/xử lý) để dự đoán các trị số chất lượng và khối lượng dòng chảy. Dòng chảy (Khối Runoff) Nhận nước (Khối Receiving) Truyền tải chảy mặt (Khối Transport) Trữ / Xử lý (Khối Storage/Treatment) Trữ / Xử lý (Khối Storage/Treatment) Hình 2.1. Các khối xử lý chính của mô hình SWMM Các khối xử lý chính của mô hình SWMM bao gồm: - Khối “dòng chảy” (Runoff block) tính toán dòng chảy mặt và ngầm dựa trên biểu đồ quá trình mưa (và/hoặc tuyết tan) hàng năm, điều kiện ban đầu về sử dụng đất và địa hình. - Khối “truyền tải” (Transport block) tính toán truyền tải vật chất trong hệ thống nước thải. - Khối “chảy trong hệ thống” (Extran block) diễn toán thủy lực dòng chảy phức tạp trong cống, kênh - Khối “Trữ/xử lý“ (Strorage/Treatment block) biểu thị các công trình tích nước như ao, hồ điều hòavà các công trình xử lý nước thải, đồng thời mô tả ảnh hưởng của các thiết bị điều khiển dựa trên lưu lượng và chất lượng- các ước toán chi phí cơ bản cũng được thực hiện. - Khối “nhận nước” (Receiving block): Môi trường tiếp nhận. Mục đích ứng dụng mô hình toán SWMM cho tính toán hệ thống thoát nước khu vực thành phố Thái Nguyên nhằm: + Xác định các khu vực cần xây mới hoặc mở rộng cống thoát nước mưa để giảm tình trạng ngập lụt đường phố hoặc cung cấp dịch vụ thoát nước thải cho những khu vực mới phát triển; + Xác định các thông số kỹ thuật cơ bản của các công trình trong hệ thống thoát nước; + Thiết lập mạng lưới thoát nước tổng thể cho khu vực. SWMM dùng tập hợp các nút (node), các đoạn ống nối với các nút, hồ điều hòa, cửa xả, bơmđể mô tả hệ thống mạng lưới thoát nước. Cấu tạo mạng lưới hệ thống thoát nước bao gồm các thành phần: Subcatchment (lưu vực), Raingage (trạm mưa), Junction (nút), Storage Units (hồ điều hòa), Conduits (đường ống), Pumps (bơm), Regulatiors (van điều khiển hay van một chiều ), Outfalls (cửa xả), mối liên hệ của từng bộ phân được thể hiện trong sơ đồ sau đây: Hình 2.2. Sơ đồ mô phỏng mạng lưới thoát nước trong SWMM * Tính toán hệ thống xử lý nước thải bằng phần mềm mô phỏng STEADY Luận văn sẽ sử dụng phần mềm STEADY để tính toán và mô phỏng các quá trình trong hệ thống xử lý nước thải đề xuất cho khu vực nghiên cứu trên cơ sở lựa chọn các sơ đồ công nghệ phù hợp. Steady là một phần mềm máy tính dùng để mô phỏng, cung cấp một mô hình tính toán hệ thống xử lý nước thải được viết bởi Luis Aburto Garnica và Gerald E. Speitel Jr., 1999 (Thuộc Department of Civil Engineering - The University of Texas at Austin). Mô hình Steady được dùng để tính toán trong điều kiện ổn định (steady – state) cho các thành phần đầu vào và đặc điểm nước thải cho một hệ thống xử lý nước thải đã biết với các thông số cơ bản như: BOD, TSS, Tổng N và Amoni. Khi một sơ đồ công nghệ xử lý nước thải được thiết lập, Steady có thể tính toán cân bằng vật chất cho toàn bộ hệ thống, kích thước của các công trình trong hệ thống. Hình 2.3. Giao diện làm việc của mô hình Steady Hình 2.4. Giao diện tính toán cân bằng vật chất trên mô hình Steady Hình 2.5. Bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu trong bản đồ tổng thể thành phố Thái Nguyên KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng hệ thống thoát nước và cơ sở hạ tầng, dân cư khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên 3.1.1. Hiện trạng cơ sở hạ tầng a/. Giao thông Theo các tài liệu thống kê của Sở Xây dựng Thái Nguyên, tổng chiều dài đường phố trong khu vực khoảng 60km, chủ yếu là bê tông nhựa, chỉ giới đường đỏ: - Đường Cách mạng tháng 8 : 36,00m; - Đường Bắc Nam : 27,00m; - Đường Phan Đình Phùng : 25,50m; - Đường Lương Ngọc Quyến : 25,50m; - Đường Nha Trang : 22,50m; Cốt đường 25,65 – 29,00m. Đường nội bộ chủ yếu là các ngõ, tuyến đường thường cụt, quy mô và chất lượng thấp. Bảng 3.1. Hiện trạng các tuyến đường (năm 2010) [14] STT Tên Đường Chiều dài (m) Mặt cắt Rộng (m) Kết cấu Mặt đường (m) Hè (m) Phân cách (m) 1 Đội Cấn 610 22,5 15,0 15,5 63,0 Asphalt 2 Minh Cầu 950 10,5 6,0 Asphalt 3 Nha Trang 575 10,5 6,0 16,5 Asphalt 4 Cột Cờ 260 7,5 6,0 13,5 Asphalt 5 Túc Duyên 200 10,5 3,0 13,5 Asphalt 6 Phùng Chí Kiên 650 7,5 6,0 16,5 Asphalt 7 Cách mạng tháng 8 - Bắc 600 21,0 7,7 3,0 31,7 Asphalt - Nam 900 5,3 25,3 30,6 Asphalt 8 Dương Tự Minh 1300 25 8,4 33,4 Asphalt 9 Bắc Kạn 1700 30 10,4 40,4 Asphalt 10 Nguyễn Du 540 8,2 10,4 18,6 Asphalt 11 Hùng Vương 150 18,0 12,0 2,0 32,0 Asphalt 12 Bến Tượng - Bắc 1200 10,5 14,2 24,7 Asphalt - Nam 300 4,1 16,6 20,7 Asphalt 13 Bến Oánh 500 10,5 3,9 14,4 Asphalt 14 Bắc Nam 1000 5,0 6,0 11,0 Asphalt 15 Phan Đình Phùng 2750 7,5 18,0 25,5 Asphalt 16 Phủ Liễn 330 7,5 3,0 10,5 Asphalt (Nguồn: Sở Xây dựng Thái Nguyên, năm 2010) b/. Dân số Theo số liệu thống kê hàng năm, dân số của từng phường trong khu vực nghiên cứu tính đến tháng 12 năm 2011 như sau (Xem Bảng 3.2). Bảng 3.2. Thống kê dân số trong khu vực nghiên cứu đến năm 2011 Tên phường Tổng diện tích (km2) Tổng dân số Diện tích thuộc dự án (km2) Dân số thuộc dự án (người) Dân số (người) Mật độ (ng/km2) Quán Triều 2,79 8.374 3.002 0,730 2.191 Quang Vinh 3,13 5.515 1.760 0,494 869 Đồng Quang 1,63 7.977 4.892 0,508 2.485 Quang Trung 2,01 20.663 10.273 2,010 20.663 Phan Đình Phùng 2,70 14.305 5.294 2,700 14.305 Hoàng Văn Thụ 1,59 15.768 9.906 1,590 15.768 Trưng Vương 1,03 7.022 6.825 1,030 7.022 Túc Duyên 2,90 7.198 2.482 1,175 2.919 Gia Sàng 4,10 10.478 2.554 0,414 1.057 Tổng 21,88 97.300 10,651 67.279 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, năm 2011) c/. Cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, y tế * Nhà máy Bia Vicoba Thái Nguyên - Địa điểm: năm trên đường Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng. - Ngành nghề sản xuất: sản xuất bia, công xuất khoảng 1 triệu lít/năm. - Nước thải: Tổng lượng nước thải khoảng 250 m3/ngày, nước thải được xử lý bằng hệ thống (đạt tiêu chuẩn xả) trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố Thái Nguyên. * Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ - Địa điểm: đường Dương Tự Minh, phường Quán Triều. - Sản phẩm: giấy bao gói, công suất khoảng 10.000 tấn/năm. - Nước thải: Tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 1500 m3/ngày. Toàn bộ nước thải được xử lý bằng hệ thống riêng, sau đó xả thẳng xuống sông Cầu (không xả vào mạng lưới thu gom nước thải của thành phố Thái Nguyên). * Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên - Địa điểm: đường Lương Ngọc Quyến, phường Phan Đình Phùng - Công suất: 800 giường bệnh, dự kiến nâng cấp lên 1200 giường - Nước thải: Lưu lượng nước thải khoảng 500 m3/ngày, nước thải được xử lý bằng hệ thống riêng (đạt tiêu chuẩn xả) trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố. * Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Thái Nguyên - Địa điểm: phía Nam đường Cột Cờ, phường Túc Duyên - Nước thải: 10 m3/ngày, được xử lý qua bể tự hoại sau đó xả ra mạng lưới thoát nước chung của thành phố. 3.1.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước chung khu vực nghiên cứu Hiện trạng thoát nước khu vực nghiên cứu là hệ thống thoát nước chung (nước bẩn lẫn nước mưa), các tuyến đều tự chảy, với một số đặc điểm như sau [14]: - Các tuyến thoát nước chảy theo địa hình, các nhà dân xây dựng theo mặt đường phía sau nhà là ruộng trũng, nước mưa và nước thải sinh hoạt xả thẳng xuống ruộng. Nếu phía sau nhà là đồi, nước mưa và nước thải sinh hoạt thải ra phía trước nhà vào các rãnh hoặc cống song song với đường rồi xả vào suối, ruộng. - Trong các ngõ nhỏ, nhà dân thường thoát nước thải tự nhiên vào các rãnh hai bên đường, và chảy vào hệ thống mương cống trên các tuyến đường chính theo độ dốc địa hình. - Các tuyến thoát nước chủ yếu phục vụ cho việc thu nước mưa mặt đường và thoát nước thải các hộ dân dọc hai bên đường. - Nước mưa và nước thải sau khi được xả xuống ruộng sẽ chảy theo các đường thoát nước tự nhiên, các cống thủy lợi, ra các suối rồi chảy vào sông Cầu. Có 3 suối tham ra vào mạng thoát nước của khu vực là: Cống Ngựa, Xương Rồng 1 và Xương Rồng 2, tổng chiều dài khoảng 4 km, lòng suối hẹp. - Thành phố Thái Nguyên hiện có khoảng 57km mương và cống thoát nước, hệ thống hố thu có khoảng cách lớn, cửa thu nhỏ, hiệu quả thu nước mưa kém. - Hiện tại thành phố đã và đang xây dựng các tuyến mương cống, các khu đô thị mới cũng được triển khai song song với nó là các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các đợt nạo vét cống dọc các tuyến đường nên khả năng thoát nước lũ của thành phố cũng được cải thiện đáng kể. Hiện trạng hệ thống thoát nước tại các tuyến đường thuộc khu vực nghiên cứu được trình bày cụ thể như sau: 3.1.2.1. Đường Dương Tự Minh a/. Đoạn từ đầu đường đến ngã ba Đồng Quang Trên đoạn này, mặt đường rộng 15m, hai bên vỉa hè có hệ thống mương B600 đang được xây dựng, chiều sâu trung bình của mương là 900mm, cách khoảng 200m lại có một đoạn cống hộp BxH = 1000 x 1000 (mm) cắt qua đường. Hiện tại một số đoạn mương đã được kết nối với nhau (trừ các đoạn đang xây dựng). b/. Đoạn từ ngã ba Đồng Quang tới Cầu Gia Bẩy Trên đoạn này, mặt đường rộng 15m, vỉa hè rộng 3m. Hai bên đường đã được xây mương B600 đậy tấm đan nổi trên vỉa hè, chiều sâu trung bình mương là 600mm, có 3 cống tròn qua đường D1250 và D1500 thoát nước ra phía Sông Cầu. 3.1.2.2. Đường Lương Ngọc Quyến Hệ thống mương đoạn này tương đối cũ, chiều sâu trung bình của mương dọc hai bên đường là 700mm. Qua khảo sát cho thấy hiện nay đã xây mới đoạn mương nổi nối từ suối Sương Rồng 2 băng qua đường, mương bằng bê tông cốt thép B=2500mm, H = 1500mm nối với mương tự nhiên. 3.1.2.3. Đường Minh Cầu Hai bên đường đã được xây dựng mương B600 đậy nắp nổi trên vỉa hè, chiều sâu trung bình của hệ thống mương là 800mm, hệ thống mương còn tương đối mới. Qua khảo sát cho thấy có một hệ thống mương hở chạy dọc sau các dãy nhà, mương xây bằng gạch B=1500, H=1500 và B=800 và H=1000. 3.1.2.4. Đường Cột Cờ Mặt đường nhựa rộng 7,5m, đường tương đối bằng phẳng, vỉa hè rộng 3m. Hai bên vỉa hè có mương nổi B300, B400 đậy nắp tấm đan do nhân dân tự xây dựng để thoát nước, chiều sâu trung bình khoảng 400mm. Dưới lòng đường có mương nổi B = 1000mm, H=1000mm dọc một bên đường đấu vào cống ngầm B1000 thoát ra phía sau nhà. Khi có mưa, nước mưa được thu đồng thời vào tuyến mương B1000 và hai tuyến mương thoát nước thải hiện có, sau đó thoát vào cống ngầm. 3.1.2.5. Đường Phan Đình Phùng a/. Đoạn từ đường Lương Ngọc Quyến đến đường Cách Mạng Tháng 8 Hiện nay, đoạn đường này đã được xây dựng mương nổi đậy tấm đan B400, B600 ở hai bên vỉa hè, chiều sâu trung bình của mương là 900mm. Hướng nước chảy về phía suối Xương Rồng 2, hiện tuyến mương này mới nên hầu như lượng bùn cặn trong mương hầu như không có. Dọc theo đường có các cống tròn D400 qua đường nối tuyến thoát nước mưa trên vỉa hè B400 sang B600. b/. Đoạn từ Lương Ngọc Quyến về phía suối Xương Rồng 2 Chiều rộng tuyến đường là 25m, đường đang thi công, chưa có vỉa hè, hai bên đường có hệ thống mương xây mới B800 nổi trên vỉa hè, chiều sâu 700mm. c/. Từ đường Cách Mạng Tháng 8 tới đường Phùng Chí Kiên Chiều dài toàn tuyến đường khoảng 560m, mặt đường nhựa rộng 25m, vỉa hè rộng 3m, hai bên vỉa hè các tuyến mương đã được xây dựng mới và chôn ngầm. Hầu hết các tuyến mương được xây bằng gạch, chiều rộng B=600mm, chiều cao H=700mm, hướng thoát nước của khu vực về phía Túc Duyên. 3.1.2.6. Đường Túc Duyên Mặt đường nhựa, chiều rộng đường 10,5m, vỉa hè rộng 3m, hai bên vỉa hè đã có hệ thống mương nổi đậy nắp tấm đan. Chiều dài tuyến mương khoảng 200m, một bên mương rộng B = 600mm, H=900mm. Một bên mương rộng B=1200mm, H=1400mm. Nước được thu từ mương hai bên đường của đường Phan Đình Phùng và Phùng Chí Kiên, sau đó đổ thẳng ra ruộng. 3.1.2.6. Các tuyến đường cấp 2 Đường xung quanh các trục đường chính có chiều rộng trung bình 5m, mặt đường bằng bê tông đá dăm, nhà dân sát hai bên đường. Toàn bộ lượng nước phát sinh trên lưu vực được tự chảy qua các rãnh nhỏ B=300mm hai bên đường và đổ vào hệ thống thoát nước hai bên đường trục chính, sau đó đổ thẳng ra ruộng, suối hoặc Sông Cầu. 3.1.2.7. Hiện trạng các tuyến suối Đối với khu vực thành phố Thái Nguyên, các tuyến suối có ý nghĩa rất quan trọng trong việc vận chuyển và tiêu thoát nước mưa, nước thải. Trên địa bàn vùng nghiên cứu có 3 tuyến suối chính là: suối Xương Rồng 1, suối Xương Rồng 2 và suối Cống Ngựa. a/. Suối Xương Rồng 1 Hiện tại, khu vực suối Xương Rồng 1 đang triển khai xây dựng khu đô thị mới, một phần suối đang được lấp và xây dựng tuyến cống hộp thoát nước (kích thước B = 2300mm; H = 2400mm; Chiều dài khoảng 2km). Nước thải từ nhà dân được thoát tự do ra khu vực xung quanh và chảy vào suối. b/. Suối Xương Rồng 2 Hiện nay, đoạn suối Xương Rồng 2 nằm trong khu dân cư dọc theo đường Lương Ngọc Quyến đã được bê tông hóa thành cống B = 4500mm, H = 2500mm và được chôn ngầm dưới đất, mặt trên của cống được làm thành mặt đường bê tông đá dăm của khu dân cư. c/. Suối Cống Ngựa Hiện nay, đường xung quanh suối đã được bê tông hóa, rộng 3 m chạy dọc theo suối. Một số điểm phình to của suối (tạo thành các ao, hồ nhỏ) đã và đang bị lấn chiếm dần gây khó khăn cho công tác tiêu thoát nước trong khu vực, một phần nhỏ được sử dụng để nuôi cá, trồng cây ngập nước. Tại khu vực khảo sát, phần lớn nước thải phát sinh từ các hộ dân vẫn thoát tự do và chảy xuống ao hồ, suối xung quanh. 3.1.2.8. Hiện trạng ngập úng tại khu vực nghiên cứu Hiện nay, khu vực phía Bắc thành phố Thái Nguyên thường xuyên có 4 vùng ngập úng mỗi khi mưa lớn, cụ thể như sau: a/. Khu vực gần bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên (đường Lương Ngọc Quyến) Đây là khu vực trũng, có độ dốc nên cùng một lúc nước mưa ở các khu vực xunh quanh dồn vào lớn, diện tích ngập khoảng 23ha, chiều cao ngập lụt trung bình khoảng 0,1m. Khu vực này có duy nhất một con suối nhỏ để thoát nước ra suối Xương Rồng và sông Cầu. b/. Khu vực ngập úng gần ngã ba Mỏ Bạch (đường Lương Ngọc Quyến) Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Thái Nguyên, diện tích úng lụt trung bình khoảng 6ha, chiều cao ngập lụt lớn nhất khoảng 0,4m, chiều cao ngập trung bình khoảng 0,2m. Khu vực này có 2 hệ thống thoát nước, hệ thống 1 gồm hai tuyến mương B = 1000mm chạy dọc hai bên đường, hệ thống 2 cũng gồm hai tuyến mương B = 1100mm chạy dọc hai tuyến đường. Qua khảo sát thực tế cho thấy: + Với hệ thống 1 có điểm tiêu thoát nước của hai tuyến mương này chưa hợp lý, vì điểm xả nước đổ tập trung vào nhánh suối nhỏ, dài nằm trong khu dân cư đông đúc. Hiện tại, đoạn suối này đang bị thu hẹp dần do đất đá, rác thải của các hộ dân xung quanh. + Hệ thống 2 thoát nước vào đoạn suối nhỏ đã bị lấp hai đầu, đoạn suối này coi như ao nhỏ và chỉ giải quyết thoát nước mưa trong một khoảng thời gian ngắn hoặc đối với các trận mưa nhỏ. Như vậy, với khả năng tiêu thoát kém, các điểm xả chưa giải quyết thoát nước triệt để nên khu vực này thường xuyên bị ngập úng trong các trận mưa lớn. c/. Khu vực ngập úng trên đường Hoàng Văn Thụ (gần đường Minh Cầu) Theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng Thái Nguyên, diện tích ngập úng khoảng 5,5ha, độ sâu từ 0,1 – 0,2m, trên tuyến này có hai tuyến cống D=1000mm chạy dọc hai bên đường. Khu vực này có địa hình trũng, có hai hướng thoát nước, một hướng thoát ra suối nhỏ (hướng thoát chủ yếu), hướng thứ hai thoát ra khu vực trũng bên cạnh đường, khu vực này không có hướng chạy cụ thể mà chỉ là đoạn suối đã bị lấp ở hai đầu, hướng thoát nước này là hướng thoát phụ. Hướng thoát chính ra con suối nhỏ dài, chạy quanh co, lưu lượng nhỏ, vận tốc đo tại hiện trường bằng phương pháp thủ công là khoảng 0,3m/s, đây là nguyên nhân chính làm hạn chế khả năng thoát nước, gây ngập úng tại khu vực. d/. Khu vực ngập úng trên đường Bến Oánh Đây là khu vực trũng, diện tích ngập lụt khoảng 0,5ha, chiều cao ngập lớn nhất khoảng 0,2m. Trên tuyến này có 2 tuyến mương B=500mm dọc hai bên đường đang được xây dựng. 3.1.3. Hiện trạng xả nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư Hiện tại thành phố Thái Nguyên chưa có hệ thống thoát nước thải riêng, chỉ có một số tuyến cống đã và đang được xây dựng trên vỉa hè của một số tuyến đường chính (như đường Lương Ngọc Quyến, Hoàng Văn Thụ, Cách Mạng Tháng 8,...). Trong các ngõ ngách của một số dân cư mới được quy hoạch nước thải được xả ra rãnh trước nhà, cò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_102_1584_1869784.doc
Tài liệu liên quan