Luận văn Định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

.9

1.1. Một số khái niệm.9

1.1.1. Công nghiệp.9

1.1.3. Phát triển bền vững.14

1.1.4. Phát triển khu công nghiệp bền vững .16

1.1.5. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa.19

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến KCN.23

1.2.1. Nhóm yếu tố bên trong .23

1.2.2. Nhóm yếu tố bên ngoài.26

1.3. Vai trò của KCN.27

1.4. Cơ sở thực tiễn.28

1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia công nghiệp ở Châu Á .28

1.4.2. Sự phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam .31

1.4.3. Sự phát triển khu công nghiệp ở Đông Nam Bộ .34

1.4.4. Sự phát triển khu công nghiệp ở Long An.35

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở

ĐỨC HÒA (LONG AN).37

2.1. Khái quát về huyện Đức Hòa .37

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KCN huyện Đức Hòa tỉnh Long An. 38

2.2.1. Vị trí địa lý.38

2.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.41

2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội .51

2.3. Thực trạng phát triển các KCN huyện Đức Hòa tỉnh Long An. .61

2.3.1. Tổng quát về tình hình phát triển kinh tế của huyện Đức Hòa.63

2.3.2. Tình hình phát triển các KCN.66

2.3.3. Tỉ lệ lắp đầy của các khu công nghiệp huyện Đức Hòa .70

2.3.4. Thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp .72

2.3.5. Doanh thu của các KCN .85

2.3.6. Sử dụng lao động trong các khu công nghiệp .88

2.4. Đánh giá chung về hoạt động của các KCN.91

2.4.1. Những thành tựu .91

pdf141 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng phát triển bền vững các khu công nghiệp huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19 9.772 716 2.004 120.705 9.350 6.905 2.445 9.879 724 2.083 121.140 9.360 6.910 2.450 9.885 728 2.085 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Hòa năm 2011) 53 - Đức Hòa là huyện đông dân nhất của tỉnh Long An. Dân số của huyện 217.797 người (năm 2011). Nguồn lực lao động dồi dào, có thể nói đủ đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động cho huyện nhà trong lĩnh vực phát triển kinh tế. + Nguồn lao động tăng lên theo từng năm. + Số người trong độ tuổi lao động cũng tăng lên theo từng năm. Bảng 2.6: Lao động công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm huyện Đức Hòa giai đoạn 2007 -2011 Đơn vị tính: người Phân theo thành phần kinh tế 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 19.801 24.651 29.899 32.494 35.813 1. Khu vực kinh tế trong nước 1.1.Nhà nước Trung ương quản lý Tỉnh, thành phố quản lý Huyện, quận quản lý 1.2. Tập thể 1.3. Tư nhân 1.4. Cá thể 1.5. Hỗn hợp 5.859 52 476 2.208 3.123 6.224 56 460 3.211 2.497 10.498 221 1.549 3.195 5.533 11.924 220 2.684 3.150 5.870 14.243 230 3.078 4.965 5.970 2. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 13.943 18.427 19.401 20.570 21.570 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Hòa năm 2011) + Lao động công nghiệp của huyện tăng lên theo từng năm + Lao động trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn số lao động trong khu vực kinh tế trong nước. 54 Bảng 2.7: Lao động công nghiệp huyện Đức Hòa theo ngành công nghiệp năm 2011 Đơn vị tính: người Phân theo ngành công nghiệp 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 19.801 24.651 29.899 32.494 35.813 Công nghiệp khai thác 24 40 48 48 53 Công nghiệp chế biến 19.752 24.586 29.776 32.371 35.685 Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. 25 25 75 75 75 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Hòa năm 2011) Nguồn lao động trong công nghiệp chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến là chính hơn 99%, còn lại lao động trong công nghiệp khai thác và trong công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt không đáng kể. * Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật - Giao thông đường bộ: Đức Hòa đã và đang được tỉnh Long An và Bộ giao thông vận tải đầu tư tập trung xây dựng các tuyến đường chính nối với TP. Hồ Chí Minh và xuống Đồng Tháp Mười,để tạo động lực thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN của huyện cũng như từng bước đô thị hóa 3 thị trấn và các trung tâm xã. Hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện cơ bản đã hình thành nên bộ khung trên cơ sở tuyến trục dọc là ĐT 825 và các tuyến Trục ngang: ĐT 821, ĐT 822, ĐT 823, ĐT 824. Trong đó, ĐT 825 có vai trò quan trọng kết nối các tuyến đường tỉnh với đường huyện, kết nối 2 thị trấn Hậu Nghĩa và Đức Hòa. Toàn bộ 17 xã và 3 thị trấn đều có đường ô tô đến được trung tâm và đã được nhựa hóa. Các tuyến nối Đức Hòa với TP.Hồ Chí Minh, Trảng Bàng (Tây Ninh) và về Bến Lức là các tuyến đường quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cho người dân Đức Hòa. Theo thống kê đến năm 2010, hệ thống đường bộ Đức Hòa có: + 1 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn huyện với tổng chiều dài: 5,6 km 55 + 9 tuyến đường tỉnh đi qua địa bàn huyện với tổng chiều dài: 115,9 km + 19 tuyến đường huyện với tổng chiều dài: 103,4 km + 297 tuyến đường xã với tổng chiều dài: 429,9 km So sánh các chỉ tiêu về mật độ đường và tỷ lệ nhựa hóa hiện nay của huyện Đức Hòa so với các huyện – thành phố khác của tỉnh Long An như sau: + Mật độ đường trên 1.000 dân đạt 3,2km/1.000 dân, xếp thứ sáu so với các huyện và thành phố của tỉnh Long An. + Tỷ lệ nhựa hóa đạt 18,8%; trong đó, đường tỉnh nhựa hoá 63,7%, đường huyện nhựa hóa 31,7% và đường xã nhựa hóa 2,3%. Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Đức Hòa khá phát triển; nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa và giao lưu kinh tế bước đầu được cải thiện. - Đường thủy: Hệ thống giao thông đường thủy quan trọng trên địa bàn huyện Đức Hòa là sông Vàm Cỏ Đông chạy dọc theo ranh giới phía Tây dài 69 km. Đây là tuyến giao thông thủy liên vùng nối Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và là tuyến đường thủy vành đai Tây Nam của Vùng KTTĐPN. Ngoài ra, còn có các tuyến kênh Thầy Cai nối liền với hệ Thống Rạch Tra – sông Sài Gòn, được xem là tuyến đường thủy vành đai Tây Bắc của nội thành TP. Hồ Chí Minh; hệ thống kênh An Hạ nối với hệ thống đường thủy vành đai Nam của TP. Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông thủy nội huyện gồm có: + Kênh Xáng Nhà Thờ: Trên địa bàn thị trấn Hiệp Hòa, điểm đầu là sông Vàm Cỏ Đông – điểm cuối tại xã Hiệp Hòa. Chiều dài: 3,5 km, mặt kênh rộng: 12m, độ sâu bình quân: 2m. Phương tiện vận tải có trọng tải 5 – 20 tấn có thể lưu thông. + Kênh Rạch Nhum: Điểm đầu là sông Vàm Cỏ Đông – điểm cuối giao với đường Tân phú – Hốc Thơm. Chiều dài: 3,0 km, mặt kênh rông: 14m, độ sâu bình quân: 3,5m. Cho phép các phương tiện vận tải thủy có trọng tải từ 25 – 35 tấn lưu thông. 56 + Kênh Cầu Duyên – Hốc Thơm: Điểm đầu là sông Vàm Cỏ Đông – điểm cuối là kênh Cầu Duyên. Tuyến dài: 5,8km, mặt kênh rộng:12m, độ sâu bình quân: 3,0m. Phương tiện vận tải thủy có trọng tải từ 20 – 30 tấn lưu thông an toàn. + Kênh Sông Tra: Điểm đầu là sông Vàm Cỏ Đông – điểm cuối tại ngã ba Láng Pha. Chiều dài: 2,0km, mặt kênh rộng: 12m, độ sâu bình quân: 4,0m. Cho phép các phương tiện vận tải thủy có trọng tải từ < 50 tấn lưu thông an toàn. + Kênh Ba Sa – Gò Mối: Điểm đầu giao với sông Vàm Cỏ - điểm cuối tại ĐT 825. Chiều dài: 4,8 km, mặt kênh rộng: 20m, độ sâu bình quân: 3,5m. Các phương tiện vận tải thủy có trọng tải từ < 50 tấn có thể lưu thông. + Kênh Láng Ven – Bảy Quang: Điểm đầu tại cầu Láng Pha – điểm cuối tại đường Đức Lập – Tua 1. Chiều dài: 3,0 km, mặt kênh rộng: 12m, độ sâu bình quân 2,0m. Cho phép các phương tiện vận tải thủy có trọng tải < 10 tấn lưu thông Tóm lại, hệ thống giao thông thủy trên địa bàn huyện Đức Hòa tương đối dày đặc, chủ yếu tập trung ở các xã phía Tây. Song, ngoài sông Vàm Cỏ Đông, chỉ có một số tuyến kênh rạch chính có thể khai thác vận tải thủy. Trong 5 năm gần đây, huyện được Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông nối các khu đô thị với các xã và huyện trong và ngoài tỉnh Long An. Các tuyến đường chính được trải nhựa hoặc bêtông hóa, các tuyến đường nhỏ thì được rải sỏi, đá - Cấp nước Trong điều kiện nguồn nước mặt nhiễm mặn vào mùa khô (sông Vàm Cỏ Đông), bị chua phèn và ô nhiễm (kênh Thầy Cai), đồng thời do 2/3 diện tích nằm trên địa bàn thềm phù sa cổ, trữ lượng nước ngần tầng nông (<100m) khá phong phú, phần lớn hộ dân trên gò thềm đều phải sử dụng giếng khoan tầng nông. Nguồn nước sinh hoạt tập trung chỉ cung cấp tại khu vực đô thị, khu tái định cư và các cụm dân cư vượt lũ, bao gồm 11 trạm cấp nước: + Công suất 600 m3/ngày đêm: TT hậu Nghĩa, TT Đức Hòa, TT Hiệp Hòa. + Công suất 300 m3/ngày đêm: Khu dân vượt lũ An Ninh Tây, Tân Phú, Hòa Khánh Tây, Hòa Khánh Nam, khu tái định cư Hựu Thạnh. 57 + Công suất 100 m3/ngày đêm: khu dân cư Tân Phú, Hòa Khánh Tây, Hựu Thạnh. Các cơ sở công nghiệp trong khu công nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm tầng sâu > 200m. Người dân phải khoan giếng sâu khoảng vài chục mét để lấy được nguồn nước sạch sử dụng. Tuy nhiên đến nay, chất lượng của nguồn nước giếng khoan này vẫn chưa được đảm bảo yêu cầu về vệ sinh an toàn và chất lượng. Theo số liệu điều tra, số lượng giếng khoan hiện có tại huyện Đức Hòa khoảng 50.000 giếng với độ sâu từ 150 – 250 m, có nhiều hộ khai thác từ 2 - 4 giếng để lấy nước sản xuất, mỗi giếng từ 5 - 10 m3/ngày đêm đảm bảo đủ cấp nước vào mùa khô. Nhìn chung, hộ sử dụng nước sạch (cung ứng theo trạm và các giếng khoan từng hộ) toàn huyện hiện nay đạt khoảng 71,9%. - Thoát nước Nhìn chung, hệ thống thoát nước tại các thị trấn, các KCN và các cụm dân cư lớn hiện nay còn kém, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt tại các nhánh kênh rạch, đặc biệt tại địa bàn tiêu thoát nước rất kém thuộc lưu vực của kênh Thầy Cai và kênh An Hạ. Tại khu vực trung tâm xã phường thường chỉ xây dựng hệ thống mương nhỏ để thoát nước thải chợ, phần lớn nước mưa đều chảy tràn. - Điện Hiện nay nguồn cung cấp điện cho Đức Hòa được nhận chủ yếu từ trạm Đức Hòa và một phần từ trạm Đức Huệ. Đến nay lưới điện quốc gia đã phủ khắp các xã và thị trấn, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và bước đầu đảm bảo điện cho các ngành công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ số hộ dùng điện đến nay là 99,29% (năm 2006 đạt 98,6%) Lưới điện: (đường dây và trạm biến áp) xây dựng theo các tuyến giao thông, khu dân cư và KCN, cụm công nghiệp là chính nên tạo nhiều điều kiện thuận lợi và đảm bảo đủ điều kiện để sản xuất công nghiệp. - Thông tin liên lạc Mạng lưới bưu chính viễn thông Huyện hiện có 2 bưu cục cấp 3 tại thị trấn Hậu Nghĩa và thị trấn Đức Hòa, và 17 bưu điện văn hóa xã. 58 Về viễn thông, tổng số máy lắp đặt đến cuối năm 2005 đạt 11.229 số, gấp 3,4 lần năm 2000, tuy nhiên mật độ còn rất thấp, chỉ đạt 5,5 máy /100 dân, trong đó có đến 80% tại trung tâm các thị trấn. Điện thoại di động hiện cũng được sử dụng khá rộng rãi trên địa bàn huyện, chất lượng sóng tốt. - Vốn đầu tư Do chính sách đổi mới của Đảng, nhà nước nên tình hình thu hút nhà đầu tư vào các KCN, CCN huyện Đức Hòa cũng đạt được một số kết quả như sau: Công nghiệp và xây dựng phát triển nhanh khẳng định được vai trò động lực của nền kinh tế huyện, tình hình triển khai và thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng rất khả quan, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đến nay được 121 dự án với số vốn đăng ký 1.173 triệu USD phân bố tập trung chủ yếu trong các K/CCN của huyện, về doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước có 1.370 doanh nghiệp với vốn đăng ký 197.945 tỷ đồng và trên 7.600 hộ với số vốn đăng ký 718 tỷ đồng. Hiện tại có 7 KCN với diện tích 4.383 ha và 17 CCN với diện tích 2.063 ha, đến nay có 3.237 ha đang được triển khai giải phóng mặt bằng, diện tích đã giao, cho thuê trong các K/CCN là 2.843 ha và cho các cơ sở kinh doanh là 360 ha các chủ đầu tư tiến hành san lấp đầu tư kết cấu hạ tầng. Vốn các doanh nghiệp đầu tư vào các K/CCN tương ứng từ 2005-2012 với 2.543 ha và 360 ha đối với cơ sở kinh doanh đã được san lấp trong đó có 1.880 ha đã hoàn chỉnh hạ tầng tương ứng theo suất đầu tư của tỉnh (3.650 triệu/ha) được 6.862 tỷ và khoảng 1.003 ha đã san lắp xong tương ứng 800 tỷ cùng với kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng 2.264 tỷ thì tổng cộng được khoảng 9.926 tỷ đồng. Các KCN, CCN trên địa bàn huyện Đức Hòa tạo điều kiện cho việc chuyển dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm ra ngoại thành của khu vực TP. Hồ Chí Minh. Cùng với sự phát triển các KCN tập trung và việc mở thêm các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong những năm gần đây, với sự hỗ trợ rất tích cực từ phía TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Long An nên một số doanh nghiệp trong nội đô tìm kiếm 59 được mặt bằng sản xuất, có điều kiện mở rộng sản xuất, thực hiện một bước quá trình di chuyển ra ngoại thành, vào các KCN theo chủ trương của Chính phủ. * Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp: - Thị trường trong nước: Định hướng thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp của huyện Đức Hòa là các tỉnh Đông Nam Bộ, nhất là TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, gồm có sản phẩm giày da, may mặc + Theo dự báo, dân số vùng Đông Nam Bộ đến năm 2015 là: 15,6 triệu người và sẽ đạt 17,0 triệu người vào năm 2020. Theo tính toán của các nhà hoạch định kinh tế chiến lược, tốc độ tăng tiêu thụ hàng năm của vùng này từ nay đến năm 2020 sẽ càng tăng cao hơn + TP. Hồ Chí Minh: là nơi tiêu thụ sản phẩm công nghiệp mạnh vì dân đông đúc (năm 2009 là 7,17 triệu người, có thu nhập gấp 2,5 lần bình quân cả nước, hơn 2 triệu dân nhập cư, người lao động nước ngoài) và đồng thời khách du lịch cũng đông ( có hơn 2,5 triệu lượt khách du lịch nước ngoài và gần 5,0 triệu lượt khách du lịch trong nước). Theo nghiên cứu dự báo thị trường TP. Hồ Chí Minh của các chuyên gia trong và ngoài nước đều thống nhất nơi đây là thị trường có sức mua lớn với số lượng hàng hóa nói chung, đặc biệt là các sản phẩm may mặc, giày da Do đó ngành công nghiệp và thương mại phải đặc biệt coi trọng xây dựng và khai thác hiệu quả thị trường TP. Hồ Chí Minh thông qua hợp tác, hợp đồng liên doanh, liên kết nhằm phát triển sản phẩm chất lượng cao. + Theo dự báo, năm 2015 dân số toàn tỉnh Long An có 1,60 triệu người; trong đó dân số sống ở thành thị 505.000 người và ở nông thôn: 1.095.000 người. Đến năm 2020, dân số toàn tỉnh: 1,70 triệu người trong đó dân số sống ở thành thị 6215.000 người và ở nông thôn: 1.079.000 người. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao - Thị trường ngoài nước: Tìm thị trường hướng ngoại, đất nước đang trong quá trình hội nhập, và đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) là điều kiện rất thuận lợi để các doanh nghiệp của huyện, thông qua các tổ chức kinh tế trong nước, hoặc thông qua hoạt động xúc tiến thương mại để tiếp xúc 60 với các đối tác nước ngoài tìm kiếm và mở rộng thị trường ra nước ngoài, đây không chỉ là cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu mà còn là điều kiện để thu hút các nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào huyện. Xây dựng mạng lưới dịch vụ: Khai thác, thu mua, chế biến, vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất, đến địa chỉ tiêu thụ, để vừ chủ động tìm đầu ra cho hàng hoá xuất khẩu, vừa thu hút lao động tham gia làm dịch vụ một cách linh hoạt. Xây dựng mối liên hệ kinh tế giữa vùng nguyên liệu với các nhà máy chế biến để tạo đầu ra ổn định, cho các vùng sản xuất ổn định thị trường. * Đánh giá chung các nhân tố ảnh hưởng + Về lợi thế so sánh - Đức Hòa đã được Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, cấp ủy chính quyền tỉnh Long An nói chung và huyện Đức Hòa nói riêng đã và đang tiếp tục ban hành các chương trình kế hoạch hành động, cơ chế chính sách mới nhằm triển khai đúng và thực hiện có kết quả các quan điểm, mục tiêu nhiệm vụ phát triển công nghiệp tỉnh Long An cũng như của huyện Đức Hòa đến năm 2020 - Có vị trí thuận lợi đó là sự hỗ trợ bên ngoài cũng là lợi thế lớn trong phát triển công nghiệp của huyện là bởi ở ngay trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là một trong những thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp lớn nhất cả nước. Đặc biệt Đức Hòa tiếp giáp với TP. HCM là trung tâm kinh tế, khoa học-công nghệ, dịch vụ - thương mại và tài chính,nên Đức Hòa cần xem đây là nguồn ngoại lực quan trọng trong quá trình phát triển. - Nguồn lao động dồi dào và tăng lên theo hằng năm đủ đáp ứng nhu cầu lao động cả về số lượng và chất lượng cho ngành công nghiệp của huyện. - Tài nguyên thiên nhiên nhìn chung khá phong phú và đa dạng không thuận lợi lắm cho phát triển nông nghiệp nhưng tạo nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - Kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã và đang được nâng cấp, xây dựng mới vừa tạo tiền đề vừa là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp. + Về mặt hạn chế - Khả năng tiêu thoát nước tại khu vực trũng ven kênh Thầy Cai - An Hạ rất 61 kém, do đó rất nhạy cảm đối với phát thải công nghiệp và khó cải thiện các vấn đề môi trường. - Nguồn nước mặt đảm bảo chất lượng sinh hoạt trước mắt chủ yếu được cung ứng từ sông Vàm Cỏ Đông; trong khi đó địa bàn phát triển công nghiệp lại thuộc lưu vực của kênh Thầy Cai - An Hạ là khu vực đang bị chua phèn và nhiễm bẩn nguồn nước mặt. - Nguồn nước ngầm tầng nông hiện đã giảm sút nhanh cung lượng trong khi trữ lượng nước ngầm tầng sâu chưa được xác định. - Đất khu vực ven sông Vàm Cỏ Đông và kênh Thầy Cai - An Hạ có độ phì hiện tại thấp do nhiễm chua phèn, cần phải cải tạo và đạt hiệu quả canh tác không cao. Địa bàn phát triển công nghiệp kênh Thầy Cai - An Hạ là khu vực có đặc điểm địa chất công trình kém, giá hành xây dựng cao - Tài nguyên sinh vật nhìn chung là nghèo và đang bị giảm sút mạnh. - Với vị trí tiếp giáp trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trung tâm công nghiệp hóa, ngoài những lợi thế đã kể, cần lưu ý khả năng bị thu hút nguồn nhân lực sang nơi khác. 2.3. Thực trạng phát triển các KCN huyện Đức Hòa tỉnh Long An. 2.3.1. Tổng quát về tình hình phát triển các KCN của tỉnh Long An Khái quát về tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An năm 2011 Tổng sản phẩm GDP năm 2011 ước đạt 14.337 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994). Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 12,2%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 29,56 triệu đồng (năm 2010 là 23,2 triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng của các khu vực như sau: khu vực I chiếm 36,7% giảm 0,1% so với năm 2010; khu vực II chiếm 33,5% tăng 0,2% so với năm 2010; khu vực III chiếm 29,8% giảm 0,1% so với năm 2010. Kết quả trên một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu tỉnh Long An năm 2011 . - Khu vực nông, lâm, thủy sản (khu vực I): Uớc cả năm tăng trưởng đạt 5,2%, cao hơn so với kế hoạch 1,0 – 1,2%, trong đó nông nghiệp tăng 5,7%, lâm nghiệp tăng 1,4% và thủy sản tăng 3,4%. 62 - Khu vực công nghiệp, xây dựng (khu vực II): Ước cả năm tăng trưởng 17,5%. Trong đó khu vực công nghiệp tăng 17,6% và khu vực xây dựng tăng 17,0% - Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện năm 2011 đạt 23.113 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm 28,5% cơ cấu GTSXCN toàn tỉnh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 71,5%. - Khu vực thương mại – dịch vụ (khu vực III): Ước cả năm tăng trưởng 12,0%. Trong đó thương mại tăng 11,5% và dịch vụ tăng 12,4%. - Về đầu tư phát triển: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2011 ước đạt 15.000 tỷ đồng, chiếm 34,8% GDP. Các nguồn vốn xây dựng cơ bản ước đến năm 2011, giá trị khối lượng thực hiện và giá trị giải ngân đạt 100% kế hoạch. - Hoạt động tài chính, tiền tệ: Công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Ước thu ngân sách nhà nước năm 2011 đạt 4.533 tỷ đồng (vượt 31% dự toán tỉnh giao. Hầu hết các khoản thu đều vượt xa so với dự toán là thu xuất nhập khẩu, thu tiền sử dụng đất, thu sổ số kiến thiết. * Tình hình phát triển các KCN tỉnh Long An Tính đến tháng 6 năm 2012, toàn tỉnh có 30 KCN nằm trong quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến 2015 và định hướng đến 2020 với tổng diện tích 10.903ha với 54 dự án đầu tư hạ tầng KCN (kể cả dự án KCN mở rộng) và 46 chủ đầu tư hạ tầng (KCN Đức Hoà III có 14 dự án đầu tư hạ tầng KCN), trong đó có 6 khu công nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư hạ tầng. Trong 30 KCN của tỉnh có 19 KCN đã được thành lập với tổng diện tích 5.753,27 ha gồm: KCN Đức Hoà I, Xuyên Á, Tân Đức, Tân Đô, Hải Sơn, Vĩnh Lộc 2, Nhựt Chánh, Phú An Thạnh, Thịnh Phát, Thuận Đạo, Cầu Tràm, Cầu cảng Phước Đông, Tân Kim, Long Hậu, Đông Nam Á, An Nhựt Tân, Long Hậu – Hòa Bình, Phúc Long và một số KCN của KCN Đức Hoà III (Đức Hoà III-Minh Ngân, Resco, 63 Song Tân, Thái Hoà, Hồng Đạt, Anh Hồng, Slico, Việt Hoá, Liên Thành, Cali Long Đức, Mười Đây, Long Việt), trong tổng số 22 KCN đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng diện tích 6.618,46 ha, với tổng vốn đầu tư 113,36 triệu USD và 19.884,051 tỷ đồng. Hiện tại đã có 16 KCN đang hoạt động: KCN Đức Hoà I, Xuyên Á, Tân Đức, Thuận Đạo, Nhựt Chánh, Tân Kim, Long Hậu, Cầu Tràm, Phú An Thạnh, Vĩnh Lộc 2, Thịnh Phát, Tân Đô, Hải Sơn, Long Hậu – Hòa Bình, Phúc Long và một số KCN của KCN Đức Hoà III (Thái Hoà, Việt Hoá, Anh Hồng, Hồng Đạt, Resco, Slico). 2.3.1. Tổng quát về tình hình phát triển kinh tế của huyện Đức Hòa Theo văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đức Hòa lần thứ X cho thấy: GDP giai đoạn 2005 – 2010 có tốc độ tăng bình quân là 18,5%/ năm, so với Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Đức Hòa lần thứ IX đặt ra là 23%/năm, nên khả năng tích lũy và tái đầu tư, trong đó có đầu tư cho nông nghiệp là rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ 40,32% năm 2005 tăng lên 43,40% năm 2010 và tương ứng tỷ trọng khu vực I (nông – lâm – thủy sản) từ 31,61% giảm xuống còn 17,40%( giảm – 14,21%). GDP bình quân đầu người/ năm đã tăng từ 5,507 triệu đồng lên 19,947 triệu đồng (tăng gấp 3,5 lần). 64 31.61 40.32 28.07 KV I KV II KV III Biểu đồ 2.1. Cơ cấu GDP huyện Đức Hòa năm 2005 17.4 43.4 39.2 KV I KV II KV III Biểu đồ 2.2. Cơ cấu GDP huyện Đức Hòa năm 2010 Tổng thu ngân sách giai đoạn 2006 – 2010 ước thu được: 1.507 tỷ đồng, bình quân tăng 56%/ năm (giai đoạn 2001- 2005 thu được: 473,454 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 18,8%/năm). Hoạt động thu chi ngân sách có nhiều tiến bộ và hàng năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. Đến năm 2010, trên địa bàn huyện Đức Hòa có 100 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 973 triệu USD và 1.070 doanh nghiệp trong nước có vốn đăng ký 147.945 tỷ đồng, trên 7.600 hộ kinh doanh cá thể với số vốn đăng ký 518 tỷ đồng,góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động (giai đoạn 2005 – 2010 đã chuyển gần 1500 lao động nông nghiệp sang công nghiệp, hiện nay lao động phi nông nghiệp chiếm 49,97% tổng lao động của huyện.) 65 Đảng bộ và chính quyền huyện Đức Hòa đã tập trung thực hiện có hiệu quả giải pháp thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Diện tích đã giao, cho thuê trong các K/CCN tính đến năm 2010 là: 2.543 ha/6.464 ha quy hoạch và các cơ sở kinh doanh là: 340 ha. Đối với khu dân cư, đã có 6 khu dân cư do ngân sách Nhà nước đầu tư với diện tích: 48,16 ha, 10 khu dân cư do các doanh nghiệp đầu tư với diện tích: 730 ha. Kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Đức Hòa phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn và cùng với kinh tế tư nhân tạo nguồn lực to lớn cho đầu tư phát triển kinh tế huyện (tổng vốn đầu tư của 2 thành phần này trên 15.000 tỷ đồng) Kinh tế trang trại, kinh tế tập thể bước đầu phát triển đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Riêng kinh tế Nhà nước ngày càng giảm tỷ trọng do trong quá trình sắp xếp lại và khả năng cạnh tranh hạn chế trong nền kinh tế thị trường (cơ cấu các thành phần kinh tế năm 2005/2010 thứ tự là: kinh tế cá thể: 50%/37%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: 25,6%/ 33,0%; kinh tế tư nhân: 6,1%/25,0%; kinh tế Nhà nước: 17,7%/4,0% và kinh tế tập thể: 0,6%/1,0%. Tổng vốn đầu tư đề ra trong kế hoạch 2005 – 2010 trên địa bàn huyện là: 12.166 tỷ đồng; trong đó vốn trung ương: 466 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh: 284 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã: 340 tỷ đồng và các thành phần kinh tế, nhân dân tham gia đầu tư: 11.112 tỷ đồng. Ước thực hiện huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là: 11.130 tỷ đồng, đạt 91,48% kế hoạch; trong đó vốn trung ương: 760 tỷ đồng (vượt 294 tỷ đồng), vốn ngân sách tỉnh: 344 tỷ đồng (vượt 96 tỷ đồng), vốn ngân sách huyện, xã: 252 tỷ đồng (thấp hơn 88 tỷ đồng). - Như vậy, trong 5 năm (2005- 2010) kinh tế của huyện Đức Hòa phát triển khá toàn diện ở tất cả các khu vực, đây là giai đoạn có mức tăng trưởng GDP cao. Song so với tiềm năng và lợi thế còn chưa tương xứng, Nhìn chung tăng trưởng kinh tế với mức độ khá cao nhưng thiếu bền vững. Đặc biệt, phân bố không gian xây dựng các K/CCN, khu dân cư đô thị, đất ở nông thôn có một số nơi chưa đúng 66 với quy hoạch được duyệt; mức độ ô nhiễm môi trường đất nước có chiều hướng tăng. - Thu ngân sách tăng mạnh song vẫn chưa đủ cân đối với chi (năm 2011 thu ngân sách huyện: 343, 047 tỷ đồng, chi ngân sách địa phương: 460,618 tỷ đồng); trong khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế có yêu cầu rất lớn nên xem đây là một hạn chế để tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 sao cho phù hợp với khả năng về vốn đầu tư trong đó có khu vực công nghiệp – xây dựng. 2.3.2. Tình hình phát triển các KCN * Trước 2000: Nhìn chung kinh tế huyện trước năm 2000 chủ yếu đầu tư và phát triển nông nghiệp là chủ yếu chưa có những dự án và đầu tư phát triển công nghiệp. Nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính và chủ đạo. - Về trình độ sản xuất và dịch vụ: Đức Hoà là huyện có nhiều tiềm năng đất đai cho phát triển đô thị và phát triển công nghiệp, tuy nhiên quá trình phát triển của huyện chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Trình độ sản xuất còn dựa vào tiềm năng thiên nhiên là chính, vì vậy sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chính trong các hoạt động kinh tế của huyện. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp vẫn còn ở trình độ thấp. Giá trị sản lượng bình quân cho 1 ha còn ở mức thấp so với trung bình toàn tỉnh do hệ số sử dụng đất và năng xuất cây trồng thấp. - Các ngành thương mại, dịch vụ kém phát triển mặc dù huyện có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho phát triển như: nằm kề TP. HCM- một thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và là nơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_21_0795597778_6215_1869271.pdf
Tài liệu liên quan