Luận văn Định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.1

2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.2

3.NHIỆM VỤ.2

4.LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.3

4.1. Thế giới.3

4.2. Việt Nam.3

5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU.6

5.1. Về nội dung .6

5.2. Về không gian.6

6.QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.6

6.1. Các quan điểm vận dụng trong nghiên cứu.6

6.2. Các phương pháp nghiên cứu.8

7.CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .9

8.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.10

PHẦN NỘI DUNG.11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG

NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ.11

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM: .11

1.1.1. Du lịch: .11

1.1.2. Nhu cầu du lịch.12

1.1.3. Sản phẩm du lịch .12

1.1.4. Ngành nghề truyền thống .15

1.1.5. Làng nghề .15

1.1.6. Làng nghề truyền thống:.18

1.1.7. Du lịch làng nghề: .20

1.1.8. Quan niệm về hội nhập:.201.1.9. Tác động của hội nhập đến du lịch và làng nghề phục vụ du lịch: .21

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG NGHỀ:.25

1.2.1. Các làng nghề phát triển đa dạng về quy mô, cơ cấu ngành nghề và gắn

bó chặt chẽ với nông nghiệp, nông thôn:.25

1.2.2. Đặc điểm về trình độ kĩ thuật, công nghệ và lao động:.26

1.2.3. Nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ:.26

1.2.4. Sản phẩm của các làng nghề mang tính thuần túy, có tính mỹ thuật cao,

mang đậm bản sắc dân tộc:.27

1.2.5. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề gắn với truyền

thống hộ gia đình, qui mô nhỏ:.28

1.2.6. Làng nghề là sự kết tinh giá trị văn hóa văn minh lâu đời của dân tộc:.29

1.3. Ý NGHĨA CỦA LÀNG NGHỀ:.29

1.3.1. Ý nghĩa về kinh tế: .30

1.3.2. Ý nghĩa về xã hội và môi trường:.31

1.3.3. Ý nghĩa đối với du lịch:.32

1.4. PHÂN LOẠI LÀNG NGHỀ:.33

1.4.1. Phân theo số lượng làng nghề: .33

1.4.2. Phân theo tính chất nghề: .34

1.4.3. Phân theo các nhóm nghề .34

1.4.4. Phân theo trình độ kĩ thuật.34

1.5. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở MỘT SỐ

NƯỚC VÀ VIỆT NAM:.35

1.5.1. Ở Trung Quốc.35

1.5.2. Ở Đài Loan .35

1.5.3. Ở Nhật Bản .36

1.5.4. Ở Thái Lan.36

1.5.5. Ở Việt Nam.38

1.5.6. Một số điểm du lịch làng nghề điển hình .39CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN

THỐNG CỦA TỈNH TRÀ VINH. .45

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH: .45

2.2. CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

CỦA TỈNH TRÀ VINH .47

2.2.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội.47

2.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .59

2.3. THỰC TRẠNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH TRÀVINH.66

2.3.1. Các làng nghề đang hoạt động.67

2.3.2. Số lượng khách.90

2.4. DOANH THU TỪ CÁC LÀNG NGHỀ.91

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH

PHỤC VỤ DU LỊCH.92

2.5.1. Những thành tựu đạt được.92

2.5.2. Những hạn chế cần khắc phục.93

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG

NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH TRÀ VINH PHỤC VỤ DU LỊCH THỜI KỲ

HỘI NHẬP. .98

3.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ ĐƯA RA ĐỊNH HƯỚNG.99

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN .102

3.2.1. Qui hoạch hệ thống các làng nghề truyền thống .102

3.2.2. Phát triển hệ thống các làng nghề truyền thống ưu thế .103

3.2.3. Đầu tư nhân lực, vật lực cho phát triển .104

3.2.4. Thiết lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .106

3.2.5. Hợp tác đầu tư từ ngành du lịch, đặc biệt cho các làng nghề.107

3.2.6. Phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật hiện đại cho các làng nghề .107

3.2.7. Bảo vệ môi trường – phát triển bền vững trong các làng nghề .1083.3. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN.110

3.3.1. Thực hiện đổi mới quản lí, tổ chức, tiến trình qui hoạch hệ thống làng

nghề phù hợp với tiềm năng .110

3.3.2. Kêu gọi đầu tư hiện đại hóa vật chất kĩ thuật, phương tiện sản xuất .111

3.3.3. Cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm .113

3.3.4. Tổ chức các loại hình đào tạo kết hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ lao

động nghề có kĩ thuật cao.114

3.3.5. Xúc tiến quảng bá sản phẩm làng nghề qua nhiều phương tiện và hoạt

động xã hội trong và ngoài nước .116

3.3.6. Sử dụng tối đa và có hiệu quả lao động nghề truyền thống địa phương 117

3.3.7. Liên kết, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch tham gia đầu tư

phát triển và tiêu thụ sản phẩm.118

3.3.8. Triển khai đồng bộ thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái

và môi trường sản xuất, phát triển bền vững làng nghề .119

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.121

3.4.1. Kiến nghị với cấp lãnh đạo Trà Vinh .121

3.4.2. Kiến nghị với chính quyền địa phương có phát triển nghề truyền thống125

3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp du lịch.126

3.4.4. Kiến nghị với người dân địa phương tham gia sản xuất sản phẩm nghề

truyền thống.127

KẾT LUẬN.128

TÀI LIỆU THAM KHẢO.131

PHỤ LỤC.1331

pdf153 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t sức cơ bản. Trên thực tế, hoạt động du lịch mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc. Trên cơ sở nền tảng văn hóa dân tộc – vùng miền, hoạt động du lịch luôn đem đến cho du khách những sản phẩm chứa đựng các giá trị nhân văn đặc sắc mang sắc thái bản địa, đó chính là những sản phẩm du lịch. Do đó, với sự đa dạng của nguồn khách là điều kiện tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng. Bên cạnh đó, số lượng khách đông cũng quyết định sản xuất ra số lượng sản phẩm lớn, mẫu mã đa dạng. Sự phát triển của làng nghề chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự đa dạng của nguồn khách và số lượng khách. Sự phát triển của ngành du lịch trong những năm qua đã cho thấy: Mỗi địa phương cần căn cứ vào tiềm năng, điều kiện cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm đặc trưng phục vụ du khách. Tính hấp dẫn của du lịch trên một địa bàn nào đó phụ thuộc vào các sản phẩm du lịch được xây dựng và đưa ra phục vụ du khách. Kinh tế phát triển, thu nhập và đời sống của người dân nhiều nơi trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng ngày một tăng, trình độ dân trí ngày một cao thì nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt nhu cầu khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ, tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống nhân dân các nước, các dân tộc, các địa phương ngày càng tăng. Vì thế, đặt ra yêu cầu tạo ra những sản phẩm khác biệt và ấn tượng. Sự phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua cho thấy: Xây dựng thương hiệu điểm đến là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển du lịch. Mỗi địa phương cần căn cứ vào tiềm năng, điều kiện cụ thể của mình để tạo ra những sản phẩm đặc trưng. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy phát triển các làng nghề phục vụ du lịch với những sản phẩm đặc trưng hấp dẫn du khách. Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn trong danh sách địa điểm du lịch của du khách Châu Âu, Singapo, Thái Lan, Australia và Hàn Quốc. 59 2.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 2.2.2.1. Vị trí địa lý: Trà Vinh là một tỉnh ven biển ĐBSCL được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu và biển Đông, có tọa độ địa lý từ 9031’05’’ đến 10004’05’’ vĩ độ Bắc và từ 105057’16’’ đến 106036’04’’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được giới hạn như sau: phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre bởi sông Cổ Chiên, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng bởi sông Hậu, phía Đông Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển. Tổng diện tích tự nhiên 2.288,09 km2 (chưa tính đất phi nông nghiệp Cửa Cung Hầu 53,06 km2), chiếm 5,63% diện tích vùng ĐBSCL và 0,67% diện tích cả nước. Dân số 1.005.856 người, chiếm 5,8% dân số ĐBSCL và 1,16% dân số cả nước. Tỉnh Trà Vinh nằm giữa sông Cổ Chiên và sông Hậu, một mặt giáp biển Đông (dài 65 km), có 2 cửa Cung Hầu và Định An là 2 cửa sông quan trọng của vùng ĐBSCL thông thương qua biển Đông với cả nước và quốc tế. Trà Vinh còn có hệ thống quốc lộ 1, 53, 54 và 60 qua tỉnh, nối Trà Vinh với các tỉnh khác trong vùng và ngoài vùng. Trung tâm tỉnh lị nằm trên Quốc lộ 53, cách Thành phố Hồ Chí Minh gần 200 km và cách Thành phố Cần Thơ 95 km. Nếu đi bằng quốc lộ 60 thì chỉ cách TPHCM 130 km. Trong tương lai không xa, khi hoàn thành tuyến kênh Quan Chánh Bố thông ra biển qua địa bàn huyện Duyên Hải để thông luồng cho tàu 20.000 tấn vào cảng Cái Cui – Thành phố Cần Thơ (theo ngã sông Hậu), Trà Vinh sẽ có điều kiện tốt để xây dựng một khu kinh tế tổng hợp với cảng trung chuyển quốc tế tại cửa Định An. Với những điều kiện đó tạo cho Trà Vinh có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế và giao lưu với các tỉnh khác, vị thế quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với vùng ĐBSCL. Nằm ở vùng tiếp giáp giữa hai nguồn nước ngọt và mặn nên các loại cây trồng, vật nuôi ở tỉnh khá đa dạng, đã tạo ra nguồn nguyên liệu rất dồi dào cho phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề như: Lúa gạo, mía đường, rau, quả, dừa, cói – lát, tre nứa, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, 60 2.2.2.2. Địa hình: Địa hình tỉnh Trà Vinh mang tính chất của địa hình đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng bởi tác động giao thoa giữa sông và biển. Kết quả tác động này đã hình thành nên các vùng trũng xen với các giồng cát ven biển. Độ cao trung bình 1 – 3 m, cao trình phổ biến của tỉnh khoảng 0,4 – 1 m chiếm 66% diện tích tự nhiên Các huyện phía bắc có địa hình bằng phẳng hơn các huyện ven biển; địa hình dọc theo 2 bờ sông thường cao, vào sâu nội đồng bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt tạo nên các vùng trũng cục bộ. Khu vực ven biển có địa hình dạng sóng với nhiều giồng cát hình cánh cung, độ cao từ 3 m đến 5 m. Trên nền cao trình 0,4 – 1,0 m, khu vực có địa hình cao nhất (hơn 4 m) gồm đỉnh các giồng cát phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn (Cầu Ngang), Ngọc Biên (Trà Cú), Long Hữu (Duyên Hải). Địa hình thấp nhất dưới 0,4 m tập trung tại các cánh đồng trũng Tập Sơn, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên (Trà Cú); Thanh Mỹ, cánh đồng Ôcàđa (Châu Thành); Mỹ Hòa, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh (Duyên Hải). Địa hình đồng bằng với các cao độ khác nhau, nên việc đầu tư cải tạo đồng ruộng, xây dựng các công trình thủy lợi khá tốn kém. Như vậy, địa hình của Trà Vinh tạo điều kiện hình thành một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng: Cây màu lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả phát triển trên các giồng cát; cây lúa, cây lát chiếm ưu thế ở các vùng có độ cao trung bình và thấp; còn ở một số vùng trũng ven sông có thể nuôi trồng thủy sản (tôm); cung cấp những nguyên liệu cần thiết cho phát triển các làng nghề dệt chiếu, đan đát và sơ chế thủy hải sản. 2.2.2.3. Khí hậu: Cũng như toàn vùng ĐBSCL, Trà Vinh có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo, không chịu ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nhưng lại bị tác động mạnh mẽ của gió đông nam từ biển thổi vào, bị ảnh hưởng bởi lũ, còn bão hầu như không có (trong thế kỉ XX chỉ có hai cơn bão, đó là các năm 1904 và 1997). Vì vậy có thể nói, Trà Vinh là một trong số ít tỉnh của Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và du lịch quanh năm. Các yếu tố khí hậu, nhiệt 61 độ, ánh sáng, lượng nước bốc hơi và lượng mưa được phân bố đều khá rõ rệt giữa mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình giữa các tháng từ 26 – 27,60C. Nhiệt độ trung bình năm khá ổn định. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng biến thiên từ 3 – 50C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối vào tháng 4 (36,70C), nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối vào tháng 1 (18,50C). Tổng nhiệt lượng trong năm đạt tới 98570C. Năng lượng bức xạ dồi dào (bức xạ tổng cộng trung bình 155 Kcal/cm2/năm). Số giờ nắng trong năm từ 2.236 đến 2.877 giờ, năm 2010 tổng số giờ nắng là 2.447,2 giờ (trung bình 6,7 giờ/ngày). Lượng mưa trung bình năm là 1.526,16 mm, cao nhất là 1.862,9 mm, thấp nhất là 1.209 mm, phân bố không đều theo không gian và thời gian, thấp hơn so với trung bình toàn ĐBSCL và có xu thế giảm dần từ tây bắc xuống đông nam (Càng Long 1.600 mm/năm, Trà Cú 1.500 mm/năm, Cầu Ngang 1.350 mm/năm, Thành phố Trà Vinh 1.223 mm/năm, Duyên Hải 1.200 mm/năm), mưa tập trung theo mùa (từ tháng 5 đến tháng 10) và thường không ổn định trong thời kì đầu và cuối mùa mưa. Lượng mưa tập trung trong mùa mưa tới 85,6% tổng lượng mưa cả năm, với số ngày có mưa trung bình đạt từ 110 – 150 ngày. Sự phân bố lượng mưa các tháng cho thấy vào tháng 10 có lượng mưa lớn nhất (17,3% cả năm). Độ ẩm tương đối trung bình năm từ 83 – 85%, tháng khô nhất là tháng 2 và tháng 3. Lượng bốc hơi nước bình quân nhiều năm của các tháng biến thiên từ 48 mm vào tháng 7 đến 111 mm vào tháng 3. Lượng bốc hơi cao nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trong thời gian này lượng mưa thấp không đáng kể. Tuy nhiên, trong mùa mưa thường xảy ra 2 đợt hạn cục bộ, người dân địa phương gọi là hạn “bà chằng”, thời gian kéo dài 10 – 18 ngày. Đợt hạn đầu vụ vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 và đợt hạn giữa vụ cuối tháng 7 đầu tháng 8. Các tháng mùa khô đều ít mưa. Đặc biệt tháng 1 và tháng 2 rất ít mưa, lượng mưa dưới 20 mm/tháng. Chế độ gió thay đổi theo mùa. Từ tháng 5 – 10, gió mùa tây nam hoạt động, tốc độ gió từ 3 – 4 m/s. Từ tháng 11 – 3 là gió mùa đông bắc hoặc gió đông nam (người dân địa phương gọi là gió chướng), tốc độ gió khoảng 2 – 3 m/s. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Trà Vinh với đặc điểm nhiệt đới gió mùa với nền 62 nhiệt độ cao ổn định, nắng và bức xạ mặt trời rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sự phân hóa sâu sắc giữa hai mùa dẫn đến thiếu nước trong mùa khô, làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.Với điều kiện khí hậu như trên cùng với phân bố về mặt địa lý rất phù hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi phát triển, tạo ra nhiều nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành nghề nông thôn và làng nghề phát triển. Cụ thể: lúa gạo, mía đường, ngô, rau – quả các loại, dừa, lác, lục bình, tre trúc, tầm vông, thủy hải sản các loại 2.2.2.4. Tài nguyên sinh vật: Nằm giữa hai cửa sông lớn: cửa Cung Hầu (sông Cổ Chiên) và cửa Định An (sông Hậu) có nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, bãi biển nhiều phù sa là môi trường thuận lợi cho thực, động vật phát triển. Ven biển Trà Vinh có các khu rừng ngập mặn với các loài như: mắm, đước, bần, sú, vẹt. Toàn tỉnh hiện có 6.684,3 ha đất rừng, chủ yếu ở các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành. Ngoài ra còn có các dải dừa nước ven sông, rạch. Ở các vùng hoang hóa có các loài lăn, lác, bang Đất bãi bồi 1.138 ha. Sản lượng lâm sản các loại năm 2007 như sau: gỗ 68,95 ngàn m3, củi 327,3 ngàn ster, lá dừa nước 10.352,4 ngàn tàu, măng tươi 225,8 tấn, tre 1.194,6 ngàn cây. Tuy nhiên chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu nguyên liệu cho các ngành nghề đồ gỗ, đan đát ở tỉnh. Hiện nay, các cơ sở mộc trong tỉnh đều phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ bên ngoài. Năm 2000, toàn tỉnh Trà Vinh có 5670,37 ha rừng; trong đó, rừng tự nhiên chỉ còn 868,78 ha (15,32%), rừng trồng 4801,59 ha (84,68%). Tuy nhiên, năm 2010 rừng của Trà Vinh có xu hướng mở rộng với diện tích là 7.194 ha, trong đó rừng tự nhiên có 1.453 ha, rừng trồng có 5.741 ha. Rừng của Trà Vinh vừa có ý nghĩa phòng hộ chắn gió, sóng biển, cân bằng hệ sinh thái rừng ngập mặn vừa là nguồn tài nguyên của tỉnh. Về sản lượng các loại nông sản chính ở tỉnh năm 2010 bao gồm: Lúa 1.155,963 tấn, bắp 27.010 tấn, khoai các loại 45.456 tấn, rau các loại 518 ngàn tấn, dưa hấu 86 ngàn tấn, mía 617.398 tấn, lát 10.135 tấn, đậu phộng 19.296 tấn, dừa 164.013 tấn, trái cây 167.137 tấn, thịt các loại 76.243 tấn. Ngoài ra còn có các loại 63 sản phẩm phụ của ngành trồng trọt và chăn nuôi như rơm rạ, tơ xơ dừa, lục bình, xương, da trâu bò Đây là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các ngành nghề nông thôn và các LNTT, nhất là chế biến nông sản, đan đát. Biển Trà Vinh nhiều tôm cá và các loài thủy sản khác. Trữ lượng thủy sản 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác 630.000 tấn/năm. Cá biển có 42 loài, cá nước lợ có 37 loài, cá nước ngọt có 15 loài, tôm có 32 loài. Ngoài ra còn có nhiều loài nghêu, sò Tỉnh Trà Vinh nổi tiếng có những bãi nghêu rộng lớn, nhất là ở Mỹ Long (Cầu Ngang). Đây là nguồn lợi thủy sản đang được tỉnh quan tâm khai thác và phát triển. Diện tích lưu vực tự nhiên của tỉnh là 21,265 ha và khoảng 98,597 ha ngập nước từ 3 – 5 tháng/năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính của Trà Vinh là 3.000 – 4.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000 – 2.500 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 62.000 ha (diện tích nuôi tôm sú 25.000 ha). Tổng sản lượng thủy, hải sản bình quân đạt 157.000 tấn/năm. Trong đó sản lượng hải sản khai thác: 54.000 tấn, sản lượng nuôi trồng: 90.000 tấn, sản lượng khai thác nội đồng: 12.000 tấn (Trong đó: tôm sú trên 19.000 tấn/năm, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng 3.000 tấn/năm), sản lượng cá: 52.000 tấn/năm (Trong đó: cá da trơn 30.000 tấn/năm). Cua: 5.200 tấn/năm. Nghêu: 3.800 tấn/năm. Năm 2010, tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh đạt 160.053 tấn, bao gồm: đánh bắt 77.276 tấn (Khai thác biển 60.930 tấn, trong đó cá là 24.013 tấn; khai thác nội địa 16.345 tấn), nuôi trồng 82.777 tấn (Trong đó: tôm 20.944 tấn, cá 53.824 tấn). Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Trà Vinh bao gồm nguồn lợi cửa sông, rừng ngập mặn và vùng nước ven biển có độ sâu 30 – 40 m nước vào bờ. Nguồn cá ven biển có 40 họ, 78 giống và 150 loài gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư. Trữ lượng cá vùng cửa sông ven biển Trà Vinh trên diện tích lưới quét năm 1994 là 62 tấn (khu cửa sông), 274 tấn cá nổi và cá tầng giữa; khu nước mặn và lợ là 9.063 tấn, cá nổi và cá tầng giữa là 63.470 tấn. Tổng trữ lượng khu cửa sông, ven biển là 72.869 tấn, khả năng khai thác (50%) là 36.434 tấn. Bãi tôm cửa Định An diện tích khoảng 20.000 ha là bãi tôm lớn nhất trong 5 bãi tôm dải ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Ước tính trữ lượng tôm biển tại hai 64 bãi tôm chính là 97 – 212 kg/ha (Bắc Cung Hầu) và 64 – 249 kg/ha (cửa Định An). Tổng sản lượng tôm biển của Trà Vinh khoảng 4.300 – 11.000 tấn/năm. Ngoài tôm, hàng năm còn có thể khai thác 2.000 – 3.000 tấn mực, 35 – 49 tấn sò huyết. Hiện nay sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản của tỉnh có bước phát triển, đảm bảo cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và ngành nghề, làng nghề chế biến thủy hải sản hoạt động. Mặt khác, nhu cầu về đầu tư nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu rất cần thiết. 2.2.2.5. Tài nguyên nước: Tỉnh Trà Vinh có 3 sông lớn: sông Tiền, sông Hậu và sông Mang Thít với tổng chiều dài 578 km. Ngoài ra còn có hàng trăm sông rạch nhỏ và nhiều kênh đào dẫn nước từ sông chính về đồng ruộng với chiều dài 1876 km (tính kênh cấp I, II). Hệ thống thủy văn của tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển. Vùng biển Trà Vinh thuộc chế độ triều biển Đông, chủ yếu là bán nhật triều với biên độ dao động khá lớn, trung bình khoảng 3m. Tuy nhiên, đây là chế độ bán nhật triều không đều (ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống). Hàng tháng có 2 kì triều cường (vào ngày 1 và 15 âm lịch) và 2 kì triều kém (vào ngày 7 và 23 âm lịch). Do gần biển, biên độ và mực nước trên sông rạch khá cao nên tiêu tự chảy của tỉnh rất lớn. Chỉ riêng một phần ở Càng Long và khu vực giữa tỉnh do nước đến từ nhiều hướng và biên độ triều tắt nhanh nên bị ngập kéo dài 3 – 4 tháng. Nguồn cung cấp nước ngọt chính là sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Mang Thít. Ngoài ra, hệ thống sông rạch chằng chịt đã tạo nên hệ thống dòng chảy lưu thông trên toàn bề mặt tỉnh, cung cấp một nguồn nước tưới dồi dào vào mùa khô, góp phần phục vụ tiêu nước vào mùa lũ, phát triển giao thông, thủy lợi, cung cấp lượng nước đủ dùng cho sinh hoạt và đời sống dân cư tại chỗ Nhìn chung, mật độ kênh trục khá đồng đều (4 – 10 m/ha) nhưng mật độ kênh nội đồng còn thấp. Khoảng 1/3 diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập khá sâu vào mùa mưa (hơn 0,6 m). Khu vực này phân bố tập trung ở ven sông và các trũng giữa giồng của các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú. Các vùng ngập ít (dưới 0,4 m) phân bố chủ yếu ở khu vực giữa tỉnh (thuộc vùng lúa cao sản). 65 Về mặt khí hậu, bên cạnh những thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo, Trà Vinh còn có nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, Trà Vinh có thế mạnh đối với việc phát triển lâm nghiệp và thủy sản do có nhiều diện tích bị ngập úng. Là cơ sở cho các làng nghề của tỉnh phát triển mạnh. Tóm lại, các nguồn tài nguyên ở Trà Vinh tuy không đa dạng nhưng có trữ lượng lớn, tạo lợi thế rất lớn trong phát triển các làng nghề và ngành nghề nông thôn. 66 Bản đồ 2.2. Hiện trạng các LNTT tỉnh Trà Vinh năm 2010 67 2.3. THỰC TRẠNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA TỈNH TRÀ VINH: 2.3.1. Các làng nghề đang hoạt động: 2.3.1.1. Làng nghề dệt chiếu, thảm, se sợi tơ xơ dừa Đức Mỹ (xã Đức Mỹ, huyện Càng Long): Đức Mỹ là một xã cánh B của huyện Càng Long về địa giới hành chính, xã có 9 ấp, tổng số hộ 2311 hộ bằng 11.848 nhân khẩu. Mật độ dân số là 516 người/km2. Trung tâm hành chính của xã là chợ Đức Mỹ nằm tại ấp Mỹ Hiệp A cách trung tâm huyện lị về phía Tây Nam 11 km. Về phía Đông giáp xã Đại Phước, phía Tây giáp xã Trung Nghĩa huyện Vũng Liêm, phía Nam giáp xã Nhị Long – Nhị Long Phú, phía Bắc giáp sông Cổ Chiên tiếp giáp 2 tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long. Diện tích tự nhiên bằng 2.225,29 ha, chiếm 8,58 % diện tích đất tự nhiên của huyện. Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng khoảng 85 % trong cơ cấu kinh tế, còn lại là sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Xã đã có nhiều mô hình và hướng phát triển mạnh các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiểu thủ công mỹ nghệ ở các ấp trong xã đặc biệt là các cơ sở hộ cá thể làm nghề tơ xơ dừa, dệt chiếu thảm xuất khẩu và buôn bán nội địa. Đây cũng là thế mạnh của xã trong nhiều năm qua và các năm tiếp theo. Nghề dệt chiếu, thảm, se sợi tơ xơ dừa đã có từ lâu đời nhưng đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa, sản phẩm của ngành nghề được thị trường bên ngoài biết đến, từ đó nghề này phát triển mạnh mẽ, hình thành làng nghề, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho các hộ gia đình làm nghề. Làng nghề xã Đức Mỹ hiện tại gồm các ấp Đức Hiệp, Long Sơn, Đức Mỹ A, Đức Mỹ, Nhuận Thành, Thạnh Hiệp và Đại Đức. Các cơ sở và các hộ cá thể trong xã, đại đa số làm việc chuyên nghề từ hợp tác xã (HTX) Hiệp Đức Thành và HTX Quyết Tâm. Sản phẩm chính của làng nghề là chiếu, thảm xuất khẩu. Khi được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Trà Vinh công nhận làng nghề vào năm 2007, làng nghề chỉ có 587 hộ với 1.720 lao động, nhưng tính đến thời điểm hiện nay đã có 1492 hộ, cơ sở và doanh nghiệp sản xuất, trong đó có 1.477 hộ sản 68 xuất, 06 doanh nghiệp, 02 HTX, 07 tổ hợp tác, với tổng số lao động là 2.600 người, thu nhập bình quân/người/tháng từ 900.000 đồng – 1.100.000 đồng. Tổng doanh thu 16.000.000.000 đồng. Về se sợi tơ xơ dừa xã Đức Mỹ có 11 cơ sở, thành lập HTX Hiệp Đức Thành, gồm 11 thành viên, mỗi thành viên đều có mặt bằng và máy đánh tơ. Hiện có 11 máy sản lượng sản xuất 2 tấn/ngày/máy, có trên 300 máy se lõi chỉ dừa. Tổng số lao động 1.720 lao động, tập trung chủ yếu ở 3 ấp: Nhuận Thành, Thạnh Hiệp, Đại Đức. Nguyên liệu chủ yếu tại địa phương, tuy nhiên còn thu mua dừa trái ở các tỉnh lân cận như: Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng Kết quả đạt được của 11 cơ sở tơ xơ dừa nằm liền kề 3 ấp đã hình thành hoạt động có hiệu quả, nổi bật từ năm 2006 – 2007. - Máy đánh tơ: + 02 tấn/ ngày/máy x 30 ngày x 12 tháng = 720 tấn/máy/năm + Quy thành tiền 720.000 x 2.000 đồng = 1.440.000.000 đồng /máy/năm + Doanh thu 11 máy đánh tơ HTX trong 2 năm là 31.680.000.000 đồng - Se lõi tơ xơ dừa: + 300 máy x 07 kg/ngày = 2.100 kg/ngày. + 2.100 kg/ngày x 30 ngày x 12 tháng = 756.000 kg + Quy thành tiền 756.000 kg x 6000 đồng/kg = 4.536.000.000 đồng Tổng thu nhập từ tơ xơ dừa là: 36.216.000.000 đồng Ngoài ra, còn có HTX “Quyết Tâm” chuyên sản xuất chiếu thảm xuất khẩu nguyên liệu từ cây lát từ địa phương cung ứng, diện tích lát trên 650 ha đảm bảo cho HTX sản xuất. HTX có 09 thành viên, có 800 lao động; thu nhập bình quân từ 10.000.000 – 10.500.000 đồng/lao động/năm, tập trung ở 04 ấp: Đức Mỹ, Đức Mỹ A, Long Sơn, Đức Hiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX chuyên sản xuất chiếu thảm xuất khẩu trong 02 năm 2006 – 2007 đạt được tổng doanh thu như sau: - Sản phẩm chiếu cói xanh: có 10 máy dệt công suất 11.000 chiếc/tháng hoạt động 10 tháng/năm, sản lượng 110.000 sản phẩm, quy thành tiền 2.530.000.000 69 đồng/năm giá 23.000 đồng/sản phẩm. Tổng doanh thu 02 năm sản phẩm chiếu cói xanh là: 5.060.000.000 đồng. Sản phẩm chiếu cói xanh với sản lượng 20.400 sản phẩm, hoạt động 10 tháng/năm, quy thành tiền 265.200.000 đồng/năm giá 13.000 đồng. Tổng doanh thu 02 năm là: 530.400.000 đồng. - Sản phẩm thảm: có 55 khung, công suất 4.260 sản phẩm, quy thành tiền 46.860.000 đồng/năm giá 11.000 đồng. Tổng doanh thu của HTX “Quyết Tâm” 02 năm là 5.637.260.000 đồng. Nhìn chung, chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu và thị hiếu người tiêu dùng. Sản phẩm của làng nghề không chỉ phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận mà còn phục vụ cho xuất khẩu sang Pháp, Hà Lan, Lucxembua Tuy nhiên, làng nghề này chưa phục vụ cho du lịch. Về vấn đề xử lí và bảo vệ môi trường làng nghề: Do các sản phẩm của làng nghề sản xuất từ nguyên liệu là tơ xơ dừa, lát nên ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó các cơ sở sản xuất, HTX áp dụng một số biện pháp cải tiến công nghệ sản xuất và thường xuyên vận động hội viên, hộ gia đình giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường làng nghề. Phụ phẩm từ tơ xơ dừa được xử lí, tạo nên một lượng phân hữu cơ có ích cho sản xuất nông nghiệp. 2.3.1.2. Làng nghề đan đát Đại An (xã Đại An, huyện Trà Cú): Đại An là một xã nằm về phía Nam của huyện, cách trung tâm huyện khoảng 8 km theo quốc lộ 53, với diện tích đất tự nhiên 1.236,16 ha chiếm 3,36 % diện tích đất tự nhiên của huyện. Về phân giới hành chính xã được chia thành 8 ấp, với 2.145 hộ sinh sống bằng 9.268 người, mật độ dân số trung bình 729 người/km2, trung tâm hành chính xã nằm ở ấp Chợ, xã Đại An. Phía Đông giáp xã Đôn Xuân, phía Tây giáp xã Định An, phía Nam giáp xã Định An và xã Long Vĩnh huyện Duyên Hải, phía Bắc giáp xã Hàm Giang. Những năm gần đây kinh tế của xã có bước phát triển tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ góp phần thúc đẩy kinh tế 70 nông thôn ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, diện tích lúa hàng năm luôn ổn định khoảng 1.105 ha, đạt sản lượng trên 4.370 tấn. Song song với việc phát triển sản xuất nông nghiệp của xã, được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện, chính quyền địa phương đã đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu: xây dựng đường điện trung thế một pha, nâng cấp lưới điện một pha lên ba pha, hạ thế vào khu dân cư, xây dựng đường tráng nhựa, đường đan, cầu giao thông nông thôn phục vụ nhu cầu sản xuất, góp phần đưa bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới. Tuy nhiên, xã vẫn còn nghèo và phần lớn là người dân tộc Khmer (chiếm gần 75 % dân số của xã), hộ nghèo còn cao (chiếm 38,24 % tổng số hộ toàn xã). Sản xuất nông nghiệp còn mang tính độc canh, chi phí sản xuất còn cao, trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh thị trường còn kém nên giá trị và hiệu quả sản xuất, thu nhập của người dân còn thấp chưa tương xứng tiềm năng và lợi thế hiện có của xã. Ngoài ra, là xã vùng sâu nên việc đi lại còn khó khăn, trình độ dân cư không đồng đều nên khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật còn hạn chế, cho nên đời sống người dân còn khá vất vả. Bên cạnh đó còn một số bộ phận lao động trong địa phương thiếu việc làm và không việc làm còn khá lớn, hàng năm số lao động đến tuổi từ 150 – 250 người tạo nên một áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm. Với diện tích đất tự nhiên là 1.236,16 ha, đất nông nghiệp 1.129,75 ha chiếm 91,39 % diện tích đất tự nhiên, đất trồng lúa 1.067 ha chiếm 86,32 % diện tích đất tự nhiên, đất trồng trúc trên 15 ha. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng khoảng 90 % trong cơ cấu kinh tế chung, còn lại là sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy cần có định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp lí, nhất là trong việc phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Xuất phát từ tình hình trên và với lợi thế của huyện Trà Cú nói chung, xã Đại An nói riêng thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngư nghiệp và phát triển nông thôn, ngoài việc tập trung chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho phù hợp 71 với điều kiện tự nhiên, xã còn chú trọng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt là làng nghề đan đát từ tre trúc, đây là thế mạnh và tiềm năng phát triển lớn của xã. Làng nghề này đã có từ lâu, nhưng đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX sản phẩm của làng nghề không chỉ phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân, mà còn được đem ra thị trường tiêu thụ mạnh, từ đó làng nghề phát triển hơn. Nếu làng nghề này phát triển mạnh sẽ thu hút lớn lực lượng lao động, tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Làng nghề đan đát xã Đại An tập trung tại các ấp Giồng Lớn A, Giồng Đình, Trà Kha, Mé Rạch E, Cây Da, Xà Lôn, Mé Rạch B. Trên địa bàn xã hiện có 23 tổ hợp tác đan đát với 649 hộ sản xuất, 01 cơ sở sản xuất, 01 HTX, số lao động tham gia làm nghề là 2.513 lao động. Ngoài ra còn tạo việc làm gián tiếp cho hàng trăm lao động khác trong lĩnh vực thu mua, vận chuyển Thu nhập bình quân của người lao động từ 900.000 đến 1.025.000 đồng/người/tháng, tạo ra 10.000.000 sản phẩm, đóng góp vào giá trị sản phẩm côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_08_30_5847039691_224_1872344.pdf
Tài liệu liên quan