Luận văn Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn Văn Hóa

Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA – VĂN HỌC VÀ HÀNH TRÌNH

SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN DẬU.7

1.1. Khái niệm văn hóa - văn học.7

1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học.9

1.3. Phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa .11

1.4. Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Dậu .13

Chương 2. CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG TRUYỆN NGẮNCỦA

NGUYỄN DẬU .19

2.1. Con người – đối tượng thẩm mĩ mang dấu ấn văn hóa.19

2.2. Không gian - nơi lưu giữ những giá trị văn hóa .44

Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬTTRONG TRUYỆN

NGẮN NGUYỄN DẬU.56

3.1. Cốt truyện.56

3.2. Tình huống truyện .64

3.3.Giọng điệu trần thuật.70

KẾT LUẬN.79

TÀI LIỆU THAM KHẢO.81

pdf89 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn Văn Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiền Tâm trong truyện Nàng đa trốn đi đã vượt qua sự 35 dè bỉu, chê bai, đơm đặt của mọi người xung quanh để cứu vớt ba mẹ con Kim Thư khi cô ấy bị gia đình xua đuổi trong lúc chồng đi cải tạo. Người thầy thuốc trong truyện Tò vò thương nhện lại tìm mọi cách để cứu một cô gái hiền lành, đức hạnh ra khỏi những thủ đoạn độc ác của gia đình chồng. Nhân vật “tôi” trong truyện Sầm Sơn biển hátvới đôi tay tài giỏi của một bác sĩ, với tấm lòng nhân hậu của một nhà văn, đã hóa giải một định kiến chôn vùi cuộc đời một người phụ nữ mấy chục năm trời, trả lại danh dự và hạnh phúc cho người phụ nữ ấy trong những năm tháng cuối đời. Có thể thấy, nhân vật thầy thuốc trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu luôn xuất hiện với vai trò là người ân nhân đã đem lại sức khỏe, công bằng, hạnh phúc cho những số phận éo le. Không những có hành động đẹp, những suy nghĩ của những người thầy thuốc trong truyện của Nguyễn Dậu cũng thật cao thượng. Họ có những suy nghĩ đúng đắn về nghề nghiệp: “Giấu nghề là một điều bỉ ổi. Nhưng tôi cũng không thể truyền nghề cho những kẻ thiếu thiện chí và ác tâm được” (Tò vò thương nhện); “Lời hứa với bệnh nhân là pháp lệnh tôi hằng tuân thủ” (Ngựa phi trong bão tuyết). Họ sống hết mình vì cuộc đời với một suy nghĩ thật đơn giản mà sâu sắc: “Trước hết cần lòng trung hậu. Sau nữa phải sống lăn lóc hết mình và cũng căm ghét hết mình” (Sầm Sơn biển hát). Họ tin ở lương tri con người: “Ai cũng có một lương tri – đôi lúc trong kẻ tàn bạo nhất lương tri vẫn lên tiếng. Tôi vững tin vào điều đó trong mỗi con người” (Tò vò thương nhện). Những suy nghĩ của những người thầy thuốc trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu cũng chính là sự kí thác những suy nghĩ của nhà văn về con người và cuộc đời. Nhà văn luôn đòi hỏi nhân vật của mình phải sống thật tử tế, yêu thương hết mình, tin tưởng vào nhân phẩm, phẩm giá con người và tin vào những điều tốt đẹp của cuộc đời. Nhân vật người trí thức trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu còn là những người kĩ sư khao khát cống hiến tài năng, trí tuệ của mình để xây dựng đất nước. Đó là nhân vật Phạm Phước trong truyện Đại sám hối, khi còn là chàng trai trung cấp nông học mới tròn hai chục tuổi đầu nhưng đã “sốt bỏng và bùng cháy trong lòng những ước mơ làm sao cho quê hương no ấm giàu đủ”. Trái tim son trẻ của anh bị giày vò bởi những thực trạng đau buồn của quê nhà: “Anh đau buồn vì cả xã đã lên hợp tác hóa toàn thôn, 36 thế mà đói khổ vẫn hoàn đói khổ. Anh càng xót xa khi trong bữa cơm độn ngô độn khoai chỉ có bát tương với mấy ngọn rau xanh, trong khi đó các ao lớn ao nhỏ đều cạn khô, ao nào có chút nước cũng chỉ trong veo veo không có nổi một con tôm con tép. Anh đặt dấu hỏi vì sao lại như vậy? Vì sao đất đai thì màu mỡ, con gười thì cần cù mà cuộc sống lại kiệt quệ, thê thảm đến thế?”. Không day dứt như nhân vật Phạm Phước, trong truyện Ngọt ngào và man trá, nhân vật Cường Tuấn – một kĩ sư xây dựng, tuấn tú, khôi ngô - sau khi vượt qua được căn bệnh éo le, lại tràn đầy niềm tin vào sức trẻ: “Anh là một kĩ sư cầu đường. Trên tổ quốc bao la này, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, chỗ nào anh cũng có thể cống hiến năng lực và trí tuệ được”. Nhân vật Quang trong truyện Vòng sinh quyển đã xoay là một kĩ sư địa chất, được sinh ra trong “một nền giáo dục coi nặng lí tưởng, coi nặng cống hiến và hy sinh, coi nhẹ đồng tiền, coi khinh vàng bạc” nên đứng trước “cái vòng quay” của vợ theo sự ham háu tiền bạc, anh vẫn giữ vững lập trường của mình, lập trường của những con người sống cống hiến cho đất nước “và anh, một cái vòng khác, cũng sẽ chuyển động theo phương hướng của anh, mục đích của đời anh, cái mục đích vì cộng đồng, vì tồn vong của dân tộc”. 2.1.2. Kiểu nhân vật tha hóa Tha hóa là khái niệm chỉ hiện tượng “Con người biến chất thành xấu đi”. Trong văn học, nhân vật “tha hóa” là sản phẩm của chủ nghĩa thực. Đó là kiểu nhân vật được xây dựng nên nhằm phản ánh hiện thực xã hội mục ruỗng, xấu xa đã làm biến đổi bản chất con người. Do đó, tất cả các loại người trong xã hội, đặc biệt là loại người xấu xa, kệch cỡm, biến chất đều được các nhà văn quan tâm phản ánh vào tác phẩm. Ở Việt Nam, nhân vật tha hóa xuất hiện trong các tác phẩm của các nhà văn thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930- 1945) Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và đặc biệt là Nam Cao. Sau 1975, nhân vật tha hóa có sự xuất hiện trở lại trong sáng tác của nhiều cây bút văn xuôi, trong đó có Nguyễn Dậu. Với quan niệm văn chương là một phương tiện tranh đấu của những người cầm bút để loại khỏi xã hội những thói hư tật xấu của con người, Nguyễn Dậu không đưa ra những quan niệm về nhân vật “tha hóa” mà thể hiện bằng hiện thực sinh động trong sáng tác của mình. 37 Thế giới nhân vật “tha hóa” trong truyên ngắn Nguyễn Dậu rất đa dạng và phong phú. Chúng ta có thể phân biệt nhân vật “tha hóa” thành hai loại là nhân vật tự tha hóa và nhân vật bị tha hóa. 2.1.2.1. Kiểu nhân vật bị tha hóa Sau năm 1975, hiện thực đất nước có nhiều thay đổi. Những lo toan trong cuộc sống mưu sinh với miếng cơm manh áo của thời đại kinh tế thị trường đã làm nảy sinh những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, ngoài xã hội, làm xuất hiện những hạng bị tha hóa nhân phẩm, đánh mất danh dự, lương tâm và băng hoại về nhân cách vì đồng tiền. Trong truyện ngắn Mật rắn, nhà văn đã xây dựng nhân vật anh thanh niên bán bắn bị tha hóa vì mưu sinh. Anh ta vốn là người “nhanh nhạy, nói theo kiểu cổ là khá mẫn tiệp”, hiểu biết văn chương, sách vở nhưng lại không từ thủ đoạn nào để lừa bịp khách hàng. Hắn bán mật rắn cho bác phó cạo với giá cao cắt cổ nhưng thực chất lại là mật ngan, mật vịt. Hắn còn nhăng nhít, cặp bồ bịch với nhiều người phụ nữ theo kiểu “ái tình bờ hồ”. Nhân vật Hạnh Ngân trong Vòng sinh quyển đã xoay từ một phụ nữ đoan trang, hiền hậu trở thành “một người ham háu cơ mưu và quyết liệt”. Hạnh Ngân vốn là một người vợ hiền lành, mẫu mực, một người mẹ hết lòng cưng chiều con trai nhưng cuối cùng cũng vì vòng xoáy kim tiền mà đã thay đổi đến mức chồng cô không còn nhận ra vợ mình nữa. Hạnh Ngân không ngại mang con trai ra cổng chợ ngồi để moi khéo tiền của những nhà buôn ngoài chợ. Bản thân cô cũng không ngại tận dụng ngoại hình ưa nhìn của mình đi xã giao với các ông cục trưởng cục phó. Cô cho rằng “để tự cứu để giành đoạt, để sinh tồn trong cái lúc hỗn loạn này, người ta cần có cơ mưu và phải biết nghiến răng”. Cái mà Hạnh ngân gọi là “cơ mưu” ấy chính là “vài bước chân, vài nụ cười và chút ít duyên dáng tế nhị” khi đi dự vũ hội với ông cục trưởng già khô khát để rồi sau đó mang về một khoản thu nhập bằng hai chục năm tổng cộng số lương công tác của hai vợ chồng. Những hành động mà Hạnh Ngân chỉ cho là “cung cách hiện đại” thì thực chất lại chính là “liêm sỉ, danh dự, tiết hạnh và hồn nhiên” của con người khi phải trả giá cho đồng tiền. 38 Viết về những con người bị tha hóa, Nguyễn Dậu không đi sâu vào quá trình đấu tranh nội tâm của nhân vật mà chủ yếu ông đề cấp nhiều đến hoàn cảnh, môi trường sống là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự tha hóa. Nhân vật anh thanh niên trong truyện Mật rắn vốn là ủy viên văn hóa của một huyện nhưng không hiểu vì lí do gì anh ta phải đi bán rắn. Dù không nói về nguyên nhân sự tha hóa, song lời lẽ của anh ta lại đầy sự bất mãn thời thế. Khi thì “thời đại bom đạn ùng oàng như thế này, biết đâu ngày mai”; lúc lại “em tởm cái đời công chức lắm”; có khi thở dài “em chán ngấy rồi. Theo Phật chết đói, theo quan chết đòn. Đem thân về với triều đình. Hàng thần lơ láo phận mình ra sao?”; lúc buông xuôi bất lực “Đời lộn xộn lắm, Bàng Thống bị tống về huyện Lôi Dương, nên Bàng Thống trở thành thằng nát rượu. Tần Cối được đặt lên ghế tể tướng thì Tần Cối có dịp để tung hoành”. Nhân vật Quang – chồng của Hạnh Ngân trong truyện ngắn Vòng sinh quyển đã xoay cũng hiểu rõ nguyên nhân sự thay đổi của vợ mình “bởi vì cái vòng sinh quyển của số phận đã xoay, đã chuyển động, đã tách rời nhau”. Với Nguyễn Dậu, đằng sau cái sự hư hỏng của một con người là biết bao nhiêu tâm sự thời thế như vậy. Có một đặc điểm trong truyện ngắn Nguyễn Dậu đó là những con người tha hóa cho nên đến phút cuối vẫn giữ lại được chút lương tri, quay trở lại con đường hoàn lương, tìm kiếm và xây dựng hạnh phúc cùng những người thân yêu trong gia đình. Người thanh niên bán rắn cũng vì miếng cơm mà anh ta phải bán rẻ lương tâm mình nhưng vẫn có chút áy láy khi nghĩ về bác phó cạo bị anh lừa: “Tội nghiệp ông già phó cạo. Tôi thương ông nhưng tôi vẫn cứ lột sạch một ngày công vất vả của ông. Bởi vì tôi đói” (Mật rắn). Anh ta áy láy vì sự đối đãi quá tử tế của bác phó cạo. Bác thợ cạo biết mình bị lừa mua phải mật ngan, mật vịt nhưng vẫn tình nguyện bỏ tiền ra mua rồi mang vứt xuống ao. Bác tình nguyện bị lừa để ngầm giúp đỡ hắn: “Này thằng què. Tao biết mày đối xử thế nào cùng tao Nhưng cầm lấy cho khỏi đói. Còn tao, tao chịu khó thức khuya, câu ít cá dưới hồ, cũng kiếm được vài đồng bạc. Đừng lo cho tao” (Mật rắn). Nhân vật Hãn trong truyện ngắn Gã chồng cũ dù là một “một tên cướp hung hãn, tàn bạo, vấy máu” vô cùng man rợ nhưng có lúc vẫn giữ được một chút nhân tính. Hắn 39 đứng đầu một băng cướp trên tuyến tàu hỏa Lạng Sơn – Hà Nội, chuyên đi trấn lột, đâm chém, chụp giật trên tàu hỏa, trên ô tô, thậm chí cả tàu thủy. Hắn từng bị công an truy quét rao riết, từng bắn gẫy một cánh tay của trung sĩ công an, không hề sợ bất kì một đối thủ nào nhưng hắn lại vô cùng yêu thương và nể sợ Duyên, vợ hắn. Ở trong con người man rợ ấy vẫn còn tình yêu, tình nghĩa vợ chồng sâu nặng. Hắn rất yêu Duyên, dù cho đó là “tình yêu sở hữu, yêu man dại, yêu đến cuồng rồ”. Hắn cũng chưa bao giờ cãi nhau tay đôi, vũ phu hoặc chửi mắng nàng. Kể cả khi Duyên ngọt ngào hay giận dữ thì “hắn vẫn im lìm hoặc tươi tỉnh vuốt ve vợ và đáp lại bằng những lời êm ái ngọt ngào”. Đến cuối truyện, hắn vượt tù, trốn ra nước ngoài mang theo hai đứa con. Mọi người trong gia đình Liên sợ hãi khi ghĩ rằng vì lòng căm thù mà hắn sẽ giết Thành - chồng mới và con riêng của Liên. Nhưng hắn đã để lại mẩu giấy nói rõ nguyên nhân không gây hành động tàn bạo đó là vì “nghĩ đến ơn cô chăm sóc tôi ở trại giam và thằng Thành đã đối xử được với hai đứa con tôi”. Rõ ràng, trong sáng tác của mình, Nguyễn Dậu luôn gửi gắm niềm tin vào lương tri và nhân tính con người. Con người ta, dù sa ngã đến đâu cũng “không chạy trốn khỏi lương tâm của mình được đâu”. Lương tri và nhân cách của con người bị tha hóa sẽ được cứu vớt nếu như con người được sống trong tình yêu thương và sự tử tế. 2.1.2.2. Kiểu nhân vật tự tha hóa Ngòi bút Nguyễn Dậu cũng xây dựng thành công kiểu nhân vật tự tha hóa, tức là họ tự cho mình được buông thả, tự hủy hoại bản thân. Nhà văn đi sâu phản ánh sự tha hóa, xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ phận trí thức trong xã hội. Những người trí thức trong sáng tác của Nguyễn Dậu, hoặc là vì tiền bạc, hoặc là vì danh dự, địa vị hoặc vì nhục dục thấp hèn mà tha hóa về đạo đức nghề nghiệp hoặc đánh mất lương tri, lương năng của một con người. Truyện ngắn Sức mạnh đàn bàcủa Nguyễn Dậu mang đến cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn mới về những con người mang cái mác bên ngoài là trí thức nhưng thực ra lại không xứng với vị trí mà họ đang ngồi. Lâm vừa là phó giáo sư nghiên cứu khoa học lại vừa là ủy viên thanh tra giáo dục - một nghề nghiệp và chức vụ khiến cả 40 xã hội ngưỡng mộ và kính trọng nhưng anh ta lại có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi ngoại tình với chính học sinh cũ của mình. Nếu như nhân vật Lâm sa ngã vì nhục dục thì một số công chức khác trong sáng tác của Nguyễn Dậu lại vì công danh địa vị mà trở thành kẻ phụ bạc, lãng quên nghĩa tình bạn bè, đồng đội và chà đạp lên tình cảm gia đình, máu mủ. Nhân vật Đoàn Cương trong truyện ngắn Con trai tôi là một kẻ như tế. Từ một chiến sĩ bình thường trong quân ngũ, Đoàn Cương có sự thăng tiến bất ngờ, leo thang danh vị nhanh đến chóng mặt và “hiện giờ đang ở một chức danh tương đương với thứ trưởng”. Nhưng danh vị càng xa bao nhiêu thì khoảng cách về nghĩa tình cũng phai lạt đi bấy nhiêu. Với bạn bè, đồng đội cũ, hắn “miễn cưỡng và kém hẳn nồng nhiệt mỗi khi bắt buộc phải tiếp xúc. Mỗi lần phải giao tiếp không thể thoái từ, Đoàn Cương thường thường chỉ cười trừ, khéo léo tuột khỏi sự làm phiền, sự nhờ vả của bạn bè như một con rắn. Nhiều lắm, tốt lắm cũng chỉ đôi lời an ủi hoặc một lời hứa hão huyền”. Khi bất ngờ biết tin mình có một cậu con trai rơi vãi – hiện đang là một phó tiến sĩ - do hậu quả của cuộc tình trăng gió năm xưa với một cô gái Tày ở nơi đóng quân trên một vùng núi cao xa xôi thì hắn tìm mọi cách khước từ. Với hắn, “những kỉ niệm đằm thắm” với cô gái Tày ngày ấychỉ là “những trò ngốc nghếch và ngu xuẩn của tuổi trẻ” và việc cô gái Tày đó đã suốt đời không lấy chồng, đi tìm hắn suốt ba mươi bảy năm nay chỉ là sự “ngu trung”, “xuẩn ngốc” “thần kinh”. Khi phải cân nhắc việc có nên “đón nhận đứa con và đàn cháu rơi vãi” thì hắn đã dặt lên bàn cân với việc hắn sắp được đề bạt lên làm “thứ trưởng thứ nhất của một bộ tối ư quan trọng trong nay mai”. Cuối cùng, hắn đã đưa ra một quyết định lạnh lùng, tàn nhẫn: “Không! Không thể! Tôi không thể nhận mình có con rơi vãi. Tôi không thể vì một đứa con chưa chắc đã là con tôi mà làm sập đổ hết cả sự nghiệp đang thăng tiến của tôi được”. Rõ ràng, những kiểu người như nhân vật Lâm và nhân vật Đoàn Cương đã bị nhục dục, công danh, địa vị làm băng hoại những giá trị cao quý của nhân phẩm và tình nghĩa con người. Với ngòi bút sắc sảo và khả năng phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy, Nguyễn Dậu không chỉ miêu tả biểu hiện của sự tha hóa của các nhân vật ở bên ngoài mà còn 41 lách sâu vào tận suy nghĩ bên trong, chỉ ra sự suy đồi ngay trong suy nghĩ của nhân vật. Sự tha hóa của nhân vật được Nguyễn Dậu khai thác tỉ mỉ ở nhiều khía cạnh. Đó vừa là sự suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, sự suy thoái những giá trị đạo lí làm người vừa là những tính toán ti tiện, tưởng là cao thượng nhưng thực chất lại rất bẩn thỉu, đồi bại. Ông bà Tô – tô trong truyện Ngọt ngào và man trá là một minh chứng cho những kẻ “thiếu kiến thức văn hóa nhưng lại quá thừa ranh mãnh trong đời thường”.Vì muốn giữ gìn huyết thống của gia đình mình mà nghĩ ra trò quỷ quyệt “hồn Trương Ba da hàng thịt”, lừa gạt Út Lam lấy Cường Tuấn – người con trai cả của ông bà đang bị bệnh tâm thần thay vì Hùng Tuấn – người em đã hi sinh do hai anh em sinh đôi giống nhau như hai giọt nước. Hai ông bà không hề cảm thấy day dứt, áy láy gì về việc đã lừa gạt một người con gái quá hiền lành, đức hạnh mà còn tìm cách biện hộ cho hành động của mình, cho rằng đó là việc đúng đắn, cũng giống như tục lệ của một số dân tộc hay như việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thậm chí, khi con trai Cường Tuấn của ông bà dần dần khỏi bệnh, ông Tô – tô còn định mưu mô trả Út Lam về quê do “không xứng đôi vừa lứa với co trai ông”. Ông có những suy nghĩ thật đồi bại: “bằng mọi cách, khi nào con trai ông khỏi hẳn, con Út Lam sẽ trở lại Hậu Giang với dòng sông Hậu và các miệt vườn vô vàn hoa trái của nó. Nó ra đi thế nào thì khi trở về cũng vậy. Nó được thừa hưởng hoan lạc của gái đang thì, thế thì cũng có lãi rồi, nó có mất gì, thiệt gì kia chứ”. Không chỉ hành động mà ngay cả suy nghĩ của ông Tô – tô cũng bỉ ổi. Đó là thứ suy nghĩ ích kỉ của những kẻ trí thức trưởng giả chỉ biết lợi dụng người khác. Cũng suy nghĩ như kiểu của ông bà Tô – tô, nhân vật bà cục trưởng trong truyện ngắn Ngựa phi trong bão tuyết có những hành động ti tiện trù dập cá nhân nhưng lại luôn nghĩ là mình đang làm việc cao thượng, ban ơn cho người khác. Gần ba mươi năm trước, bà cục trưởng đã kí lệnh buộc họa sĩ Nguyễn Tầm Tư phải thôi việc vì họa sĩ đã mắc tội “phạm thượng” với bà. Còn viên thuộc hạ của bà thì “làm vài cái công văn yêu cầu các cơ quan văn hóa nghệ thuật không sử dụng tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Tầm Tư”. Dù là hành động sai trái, lợi dụng chức quyền để trả thù cá nhân 42 nhưng cả bà cục trưởng và viên thuộc hạ dưới quyền bà đều không một lần mảy may ân hận khi đã “xóa sổ” tài năng của một họa sĩ, khiến cho người họa sĩ phải lao đao lận đận, làm nhiều nghề để kiếm sống: làm phó cạo, làm thợ tiện, làm thầy thuốc Sau này khi gặp lại nạn nhân của mình năm xưa, cả hai kẻ chức quyền kia đều tự ngụy biện cho hành động bẩn thỉu của mình: “chúng ta làm lợi cho xã hội nhiều. Chúng ta xóa sổ một họa sĩ nhưng lại trả cho xã hội một thợ cạo, một thợ tiện và một thầy thuốc – Đến một đứa trẻ lên ba cũng hiểu rằng thêm ba và trừ một là một chuyện có nhiều phúc đức và chan chứa lòng nhân ái. Trong xã hội rối ren này, chúng ta cần những bàn tay lao động thiết thực, chứ đâu cần những bàn tay vẽ viết nhăng nhố?”. Trơ tráo hơn, bà cục trưởng còn yêu cầu họa sĩ – thầy thuốc Nguyễn Tầm Tư phải biết ơn bà vì “hành động quyết liệt của tôi đã biến một họa sĩ ít tên tuổi thành một bác sĩ tiếng tăm”. Nguyễn Dậu vừa phê phán những kẻ có hành động và suy nghĩ đi ngược lại chuẩn mực giá trị văn hóa vừa chỉ trích những kẻ có học vấn uyên thâm, có địa vị xã hội nhưng lại thiếu hiểu biết về những nghi thức, nghi lễ văn hóa đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Dù giữ vị trí là quan chức cấp cao, sống trong một ngôi biệt thự đẹp đẽ, chỉ giao tiếp với những quan chức trọng yếu nhưng ông bà Tô – tô trong truyện Ngọt ngào và man trá lại hạn hẹp về sự hiểu biết. Sau nhiều năm công tác ở nước ngoài, ông Tô – tô mang về gia đình kiểu cung cách “vừa Hà Nội vừa Âu hóa”. Ông học được phương thuốc “làm dịu bao tử và điều hòa âm dương cho lục phủ ngũ tạng và làm béo người, đỏ da thắm thịt” là “tráng dạ bằng một bát cháo hoa tim gan” sau bữa cơm chiều. Ngay chính con gái của ông bà Tô – tô – cô Diệp Chi, là một sinh viên đại học – cũng có lúc băn khoăn về việc bố mẹ mình thờ cúng tạp pí lù các vị thần thánh trong một gian thờ nhỏ trên gác. Nhân vật bà cục trưởng trong truyện Ngựa phi trong bão tuyếtcũngsở hữu một thứ thẩm mĩ “tạp pí lù” như thế. Bà lập bàn thờ trong phòng ngủ, lúc nào cũng khói nhang nghi ngút, hương đăng dồn dập. Cái bàn thờ nhỏ bé chứa rất đồ tế tự, sự chung đụng một hộ khẩu cho biết bao vị thần linh: “Trên chiếc đẳng gỗ sơn son thếp vàng có ảnh Phật tổ, có cha con Quan Công, có chúa tôi bà Cửu Huyền Thiên nữ; lại có cả năm con hổ dữ tợn xanh, đỏ, trắng, đen, vàng, và lừng lững 43 một pho La Hán (chắc là lấy ở chùa nào mang về). Chỉ qua việc miêu tả một vài chi tiết nhỏ về nghi lễ thờ cúng, nhà văn đã phơi bày bản chất vô học, vô văn hóa của những kẻ có chức quyền. Trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu, những người tha hóa thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Từ những trí thức như nhà giáo hay anh công chức cho đến những người lao động, thậm chí là cả những người trước đây từng mặc quân phục cầm súng chiến đấu vì quê hương đất nước. Sự bỉ ổi tha hóa của họ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng tựu trung lại chỉ vì ích kỉ, vì lòng tham lam, vì đồng tiền mà bán rẻ nhân cách của mình. Đó là mụ Luy trong truyện Miệng na mô, bề ngoài thì tỏ ra tử tế, thương người nhưng bên trong lại tìm cách hãm hại người khác để trục lợi cá nhân. Đó là Bá Bướu trong truyện Tò vò thương nhện vốn là một thiếu tá quân đội nhưng lại vô cùng xấu xa, sử dụng con dâu như một thứ nô lệ để gây gột cho cơ ngơi nhà mình trong khi biết rằng con trai mình không có khả năng làm chồng. Đồi bại hơn hắn lại chấp nhận cho con trai thứ mình cưỡng bức con dâu trưởng để trói chặt cuộc đời người con gái đáng thương suốt đời làm thân trâu ngựa cho nhà hắn. Khi viết về sự tha hóa nhân cách con người, nhà văn Nguyễn Dậu dường như muốn cảnh báo về hậu quả của sự tàn ác, nhẫn tâm, dã man. Bá Bướu phải gánh chịu hậu quả là chính thằng con trai thứ của gã trở nên ngang tàng, nhập băng bọn với mấy bọn càn quấy, thường xuyên bóp tiền của bố mẹ, ba bửa, chửi cả làng, chửi bố mẹ.. Bà cục trưởng trong truyện Ngựa phi trong bão tuyếtcũng phải gánh chịu hậu quả cho những“lưỡi tầm sét” mà bà giáng xuống đầu những người cấp dưới vô tội là “những đứa con của bà, đẹp đẽ tuấn tú là thế, ngoan ngoãn thông minh là thế, bây giờ lớn lên, từng đứa một, đều lần lượt lười biếng, ngu dốt, đàng điếm và tội lỗi”. Đặc biệt là đứa cháu đích tôn của bà, đã mười hai tuổi, “mặt mũi như tiên đồng nhưng lại câm đặc”. Rõ ràng, qua những trang viết của mình, Nguyễn Dậu đều thể hiện lối tư duy theo tâm thức của dân tộc về luật quả báo, ác giả ác báo. Qua đó, nhà văn như muốn nhắc nhở con người về lối sống nhân hậu, có tình có nghĩa, đừng bạc ác với ai để rồi lại phải gánh chịu nghiệp chướng khôn lường. 44 Khi xây dựng kiểu nhân vật tha hóa, ngòi bút Nguyễn Dậu không tập trung miêu tả quá trình tha hóa của nhân vật, cũng không đẩy nhân vật đến đỉnh cao của sự tha hóa đến mức cạn kiệt cả nhân tính. Cuối tác phẩm, nhân vật tha hóa trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu ít nhiều có sự thức tỉnh hoặc suy nghĩ về sự tha hóa của chính mình. Nhân vật Lâm trong Sức mạnh đàn bàđã nhận ra được sai lầm của mình. Trước cách cư xử khôn khéo, quyết liệt mà lại rất mực tử tế của vợ mình, Lâm đã “cạch hẳn cái khoản tình tang cho đến già”, thấm thía hơn về giá trị của hạnh phúc gia đình và thêm trân trọng đạo đức, nhân phẩm của vợ mình: “Sau khi li hôn, tôi có thể lấy và yêu hàng trăm cô gái trẻ trung xinh đẹp, nhưng tôi biết rằng sẽ không thể nào tìm được người bạn đời trung hệu, hiền đức, biết yêu và biết cách bảo vệ tình yêu như vợ tôi nữa”. Sự tha hóa của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Dậu phải chăng chỉ là sự mù quáng nhất thời chứ không phải là do bản tính sẵn có. Con người dù rơi vào hoàn cảnh bi đát thế nào vẫn có thể cứu vãn được vì từ trong sâu thẳm mỗi người đều có lương tri và nhân cách như tác giả từng khẳng định: “Ai cũng có một lương tri, đôi lúc trong kẻ tàn bạo nhất lương tri vẫn lên tiếng. Tôi vững tin vào điều đó trong mỗi con người” (Tò vò thương nhện). Tác phẩm của ông tuy nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm chất triết lý, nhân văn là vì thế. 2.2. Không gian - nơi lưu giữ những giá trị văn hóa Giáo sư Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Cũng như mọi vật trong thế giới để tồn tại trong không gian ba chiều cao, rộng, xa không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào, không có nền cánh nào đó. Không gian nghệ thuật đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mỗi tác phẩm văn học. Không gian nghệ thuật là sự sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện con người và quan niệm cuộc sống. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả khẳng định: “ Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan”.[28, tr.86] Đó không phải là không gian vật chất đơn thuần mà là không gian được tinh thần hóa, bộc lộ chủ đề của tác phẩm cũng như tư tưởng của nhà văn. Không gian nghệ 45 thuật là hình tượng không gian không đồng nhất với không gian vật lý mà tồn tại độc lập như một chỉnh thể nghệ thuật, là một cách thức để nhà thơ thể hiện cảm nhận của mình về thế giới. Với nhiều năm lăn lộn trong cuộc đời có một vốn sống giàu có, Nguyễn Dậu dã tạo dựng trong truyện ngắn của mình một thế giới nghệ thuật đa dạng phong phú. Ở đó, không gian nghệ thuật được thể hiện qua không gian của nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước và không gian đời sống gắn liền với sinh hoạt, phong tục, tập quán mang rõ đặc điểm của từng vùng. 2.2.1. Bức tranh quê hương, đất nước Vốn đi nhiều và có khả năng quan sát, Nguyễn Dậu có nhiều trang viết về không gian của ba miền đất nước: từ những bức tranh của làng quê đồng bằng Bắc Bộ đến bức tranh xứ Huế hay không gian của đồng bằng sông Cửu Long; từ không gian của đồng bằng đến không gian của rừng núi, thung lũng, cao nguyên. Trong truyện ngắn của Nguyễn Dậu, những danh từ chỉ địa danh xuất hiện với tần số lớn như Tuyên Quang, Hạ Long, Thái Nguyên, Huế, Đà Lạt, Sài GònỞ những không gian ấy, nhà văn đều gợi lên vẻ đẹp rất đặc trưng của từng vùng miền. Những không gian ấy đều gắn liến với cuộc đời, số phận, tâm tưởng, lối sống, cốt cách của biết bao kiếp người mà nhà văn đã xây dựng trong thế giới nghệ thuật của mình. Trước hết, trong sáng tác của Nguyễn Dậu nổi bật lên là những bức tranh vùng quê thanh bình ở nông thôn. Truyện ngắn Xóm trại đồng chiêm vẽ lên môt không gian đồng chiêm còn rất đỗi nguyên sơ, hoang dã, vừa thơ mộng vừa huyền bí: “Đêm đồng chiêm thật là giàu âm điệu. Đầu tiên là sóng lép nhép vỗ vỡ, lại có chỗ ngọn sóng lướt bờ, kêu rằm roặp. Tiếng ếch nhái, tiếng côn trùng ngằn ngặt không một lúc nào ngừng. Tiếng ếch cốm ồm ồm khoe hơi, nghĩa là khoe sức khỏe, để tán tỉnh các nàng ếch đang mọng căng bụng trứng. Cà cuống bay vù vù để lại chút mùi h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_truyen_ngan_nguyen_dau_duoi_goc_nhin_van_hoa.pdf
Tài liệu liên quan