Luận văn Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh long thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục.1

Danh mục các chữ viết tắt.3

Danh mục các bảng số liệu.4

Danh mục các biểu đồ .5

Danh mục các hình, bản đồ .6

PHẦN MỞ ĐẦU.7

1 Lí do chọn đề tài.7

2 Mục tiêu và nhiệm vụ.8

3 Phạm vi nghiên cứu.9

4 Những công trình nghiên cứu có liên quan.9

5 Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu.10

PHẦN NỘI DUNG.14

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG VÀ SỬ

DỤNG LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA - HIỆN

ĐẠI HÓA .14

1.1 Nguồn lao động .14

1.1.1 Quan niệm về nguồn lao động.14

1.1.2 Cơ cấu lao động .17

1.1.3 Nội dung phát triển nguồn nhân lực .19

1.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn lao động.21

1.1.5 Vai trò của nguồn nhân lực.24

1.2 Quan niệm về sử dụng lao động.28

1.2.1 Sử dụng lao động theo ngành nghề.28

1.2.2 Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế .29

1.3 Công nghiệp hóa- hiện đại hóa.30

1.3.1 Khái niệm.30

1.3.2 Về các chỉ tiêu đánh giá việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng thời kì CNHHĐH.31

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động .32

1.4.1 Vị trí địa lý.32

pdf151 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh long thời kỳ công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Một số công ty sử dụng nhiều lao động còn thường xuyên thiếu lao động. Một số DN thực hiện chính sách cho NLĐ chưa đầy đủ và kịp thời. Nhà nước tuy có điều chỉnh lương tối thiểu vùng nhưng vẫn còn thấp nên đời sống của NLĐ còn khó khăn. Vai trò tổ chức CĐCS có phát huy nhưng chưa mạnh. - Tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng xã hội còn chậm, thiếu đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật. Việc đáp ứng nhu cầu điện cho các DN bị tiết giảm khá lớn vào mùa khô gây khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Công tác bồi hoàn giải toả còn 6,9% các hộ ở các dự án KCN và tuyến dân cư chưa nhận bồi hoàn và khiếu nại cần nhiều thời gian xử lý. Tiến độ triển khai thực hiện dự án theo phân kỳ đầu tư ở một số DN còn chậm. Công tác phối hợp quản lý các DN có vốn đầu tư nước ngoài về báo cáo tài chính còn hạn chế. 61 Tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, văn minh mua bán, chợ, bến xe,... từng bước được cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều phức tạp cần được tiếp tục chấn chỉnh. Năng lực công nghệ của DN sản xuất công nghiệp còn yếu, phần lớn thiết bị sản xuất được chế tạo trong nước hoặc được tân trang và đã khấu hao hết. Nhiều DN chưa quan tâm vào việc đổi mới quản lý công nghệ, tổ chức quản lý, nghiên cứu và phát triển, có tâm lý chờ sự hỗ trợ của nhà nước. Trở ngại lớn đối với DN trong việc đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ là đồng vốn lớn, nhân lực có trình độ về chuyên môn, về quản lý. Việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở còn hạn chế. Phần lớn các cơ sở này chưa thật sự quan tâm đến bảo vệ môi trường, chưa dành kinh phí cho việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải, chưa đủ kiến thức chuyên môn hoặc không đủ kinh phí xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm, việc đầu tư và vận hành hệ thống xử lý khá tốn kém như đầu tư hệ thống xử lý bụi đối với lò gạch - gốm; hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Trong tương lai, mâu thuẫn giữa quá trình CNH, đô thị hóa và bảo vệ môi trường tại KCN sẽ diễn ra ngày càng gay gắt nếu tỉnh không có các giải pháp ( giải pháp quy hoạch và kỹ thuật) bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ. 2.3 Thực trạng sử dụng lao động ở các KCN tỉnh Vĩnh Long 2.3.1 Về số lượng lao động Lực lượng lao động liên tục tăng. Năm 2005, lao động làm việc trong các KCN là 2.676 người. Số lượng lao động tăng hơn gấp 3 lần vào năm 2008 với 8.560 lao động. Chỉ trong vòng 1 năm, lực lượng lao động tăng gần gấp rưỡi. Số lượng đạt 12.075 lao động vào năm 2009. Cuối năm 2010, có 13.753 lao động, tăng 1.678 lao động so năm 2009. Đến tháng 5 năm 2012, tổng số lao động là 14.493 người , trong đó KCN Hòa Phú là 13.984 người chiếm 96,5%, KCN Bình Minh chiếm 0,7% với 106 người. Tuyến công nghiệp Cổ Chiên 403 người, chiếm 2,8% tổng số lao động. 62 Bảng 2.4: Cơ cấu lao động phân theo giới tính tại các KCN giai đoạn 2008-2012 Năm Tổng lao động Lao động nữ Lao động nam Người % Người % Người % 2008 8.560 100 6.639 77,6 1.921 22,4 2009 12.075 100 8.561 70,9 3.514 29,1 2010 13.753 100 9.627 70 4.126 30 2011 14.070 100 8.907 69 5.163 31 4/2012 14.019 100 10.486 74,8 3.533 25,2 (Số liệu xử lý từ BQLCKCN tỉnh Vĩnh Long) Xét về giới tính, qua bảng 2.4 cho thấy lao động nữ chiếm đa số trong tổng số lao động toàn KCN. Tỉ lệ này dao động từ 69% đến 75%. Nhưng xét riêng từng KCN thì tỉ lệ nam nữ có sự khác nhau qua bảng 2.5. Tại KCN Hòa Phú, tỉ lệ nữ chiếm 76,1%, trong khi tỉ lệ nam chỉ chiếm 23,9%. Tuy nhiên, tỉ lệ chênh lệch này hoàn toàn ngược lại ở KCN Bình Minh và Tuyến công nghiệp Cổ Chiên. Tỉ lệ nữ tương ứng ở hai KCN này là 12,8% và 12,3%, trong khi tỉ lệ nam chiếm rất cao 87,2% và 87,7%. Bảng 2.5 Lao động phân theo giới tính tại các KCN năm 2011 Lao động phân theo giới tính KCN Hòa Phú KCN Bình Minh Tuyến CN Cổ Chiên Người % Người % Người % Tổng số 13.621 100 78 100 317 100 1. Nữ 10.362 76,1 10 12,8 39 12,3 2. Nam 3.259 23,9 68 87,2 278 87,7 (Số liệu xử lý từ BQLCKCN tỉnh Vĩnh Long) 63 Sự khác biệt cơ cấu nam nữ ở từng KCN là do phụ thuộc vào các ngành nghề sản xuất. Các ngành sản xuất ở KCN Hòa Phú chủ yếu là những ngành công nghiệp nhẹ, cần sự tỉ mỉ, nhẫn nại. Điều kiện này phù hợp nhiều hơn với lao động nữ, cho nên tỷ lệ này chiếm khá cao. Các ngành nghề chủ yếu như gia công may mặc xuất khẩu, sản xuất mì ăn liền, sản xuất bao bì, chế biến thực phẩm...Còn tại KCN Bình Minh và Tuyến công nghiệp Cổ Chiên, hiện tại chỉ có 3 DN hoạt động với các ngành nghề: chiếu xạ thực phẩm, dụng cụ y tế, chế biến thủy sản, nông sản, hệ thống kho lạnh, chế biến thức ăn thủy sản, sản xuất cống bê tông rung ép.Với những ngành nghề này thì lại phù hợp với lao động nam, cho nên tỉ lệ này chiếm rất cao trong cơ cấu. Do KCN Hòa Phú chiếm đến 96,5% trong tổng số lao động, tỉ lệ lao động nữ tại KCN Hòa Phú chiếm đa số nên nhìn chung tỉ lệ lao động nữ toàn KCN là chủ yếu. Biểu đồ 2.2: Lao động phân theo giới tính tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2008 - 2012 Xét về độ tuổi, nhìn chung, tỷ lệ lao động có tuổi tương đối trẻ, hầu hết tập trung ở độ tuổi từ 18 đến 30. Năm 2009, độ tuổi lao động: từ 18 đến 30 chiếm 85%, 77.6 70.9 70 69 74.8 22.4 29.1 30 31 25.2 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 Nam Nữ năm 64 từ 30 đến 35 chiếm 12%. Năm 2012, độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm đến 97%. Tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài, lực lượng lao động cũng tập trung chủ yếu ở độ tuổi dưới 30, chiếm trên 60%. Từ 30 tuổi đến 40 tuổi chiếm trên 30%, còn lại là độ tuổi ngoài 40. Với việc tuyển dụng này, các nhà đầu tư muốn sử dụng các lao động trẻ vừa có sức khoẻ, vừa có khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật mới, đồng thời sau khi được đào tạo tại DN, lao động trẻ có thời gian gắn bó với DN lâu hơn. 2.3.2 Về chất lượng lao động 2.3.2.1 Bậc thợ, tay nghề * Về trình độ học vấn Bảng 2.6: Lao động có trình độ học vấn giai đoạn 2008-2012 Năm Tổng lao động (người) Lao động phân theo trình độ học vấn Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông đơn vị: người đơn vị: % đơn vị: người đơn vị: % Đơn vị: người đơn vị: % 2008 8.560 1.027 12% 4.623 54% 2.910 34% 2009 12.075 1.449 12% 6.496 53,8% 4.130 33,93% 2011 14.070 2.955 21% 5.768 41% 5.347 38% 1/2012 14.019 1.494 10,66% 6.306 44,98% 6.219 44,36% ( Số liệu xử lý từ BQLCKCN tỉnh Vĩnh Long) Đa số công nhân ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, trong đó chiếm cao nhất là bậc trung học cơ sở. Qua các năm, tỉ lệ này có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tỉ lệ lao động có trình độ tiểu học, trung học cơ sở có xu hướng ngày càng giảm, tăng dần tỉ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông. Qua giai đoạn 2008-2012, tỉ lệ lao động có trình độ tiểu học giảm 1,34%, trung học cơ sở giảm 9,02%, trung học phổ thông tăng 10,64%. Qua bảng 2.6 cho thấy tỉ lệ NLĐ có trình độ tiểu học và trung học cơ sở vẫn còn chiếm tỉ lệ cao trên 50% trong cơ cấu lao động. 65 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn qua các năm *Về trình độ chuyên môn kĩ thuật Bảng 2.7: Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 2008-2012 Năm Tổng lao động (người) Lao động có trình độ chuyên môn kỹthuật (đơn vị: người) Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (đơn vị: %) Đại học và trên đại học Cao đẳng ,trung cấp Sơ cấp Qua đào tạo tay nghề Lao động phổ thông Đại học và trên đại học Cao đẳng ,trung cấp Sơ cấp Qua đào tạo tay nghề Lao động phổ thông 2008 8.560 158 288 81 2.106 5.927 1,8 3,4 1 24,6 69,2 2009 12.075 223 397 120 2.976 8.359 1,85 3,28 1 24,65 69,22 2011 14.070 423 562 - 13.085 3 4 - 93 1/2012 14.019 460 583 12.976 3,3 4,2 92,5 (Số liệu xử lý từ BQLCKCN tỉnh Vĩnh Long) Qua bảng 2.7, lao động phổ thông vẫn còn chiếm đại đa số, công nhân qua đào tạo tay nghề chiếm trên 20%, công nhân có trình độ đại học, trên đại học, 12% 54% 34% 0% Năm 2008 21% 41% 38% Năm 2011 Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông 11% 45% 44% Năm 2012 (Số liệu xử lý từ nguồn BQLCKCN tỉnh Vĩnh Long) 66 cao đẳng, trung cấp và sơ cấp chiếm tỉ lệ rất thấp nhưng có xu hướng tăng qua các năm. Ngược lại, lao động phổ thông và công nhân qua đào tạo tay nghề có xu hướng ngày càng giảm nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ cao (chiếm trên 90%) trong cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. Năm 2012, lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 3,3%, cao đẳng, trung cấp chiếm 4,2%, trong đó tay nghề từ bậc 1 đến bậc 7 đạt 1.47% còn lại chủ yếu là lao động phổ thông được đào tạo huấn luyện nghề tại chỗ phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty - doanh nghiệp. Như vậy, lao động qua đào tạo chưa nhiều và lao động có tay nghề còn thiếu nên chưa đủ chất lượng lao động cần thiết đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư trong KCN, đặc biệt là trong giai đoạn CNH-HĐH, nhất là những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao. Do đó, để nâng cao tay nghề, UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để tổ chức mở các lớp bồi dưỡng tập trung ngắn ngày nhằm cung cấp nguồn lao động cho các DN như: lớp maketing, nghiên cứu thị trường, nghiệp vụ, kiến thức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, kiến thức quản lý và điều hành DN cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của DN, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế và WTO..v.v.. Thời gian đào tạo theo khoá (khoá từ 1 - 3 tháng và khoá từ 4 - 6 tháng). Lao động đào tạo với thời gian từ 1- dưới 3 tháng thì mức kinh phí nhà nước hỗ trợ tối đa là 300.000đ/người/khoá. Lao động đào tạo với thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng thì mức kinh phí nhà nước hỗ trợ tối đa là 500.000đ/người/khóa. Phần kinh phí đào tạo còn lại do các DN có lao động đi đào tạo tự cân đối và chi trả cho các trung tâm đào tạo của tỉnh hoặc của huyện, thị. Số lượng lao động đào tạo tối đa không quá 200 lao động/1DN/năm và mỗi lao động chỉ được đào tạo 1 lần trong suốt thời gian làm việc tại DN. Các tổ chức đoàn thể mở lớp dạy nghề tại địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học. Hiện trên địa bàn tỉnh có 21 cơ sở dạy nghề và có dạy nghề, trong đó: cơ sở dạy nghề thuộc địa phương quản lý là 18 (Công lập: 01 trường trung cấp nghề, 08 trung tâm dạy nghề, 02 trung tâm Giới thiệu việc làm có tham gia dạy nghề, 02 trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề, 08 trung tâm dạy nghề tư thục); 03 cơ sở dạy nghề thuộc Trung ương (01 trường Trung cấp nghề 67 của tỉnhvà 02 trường Cao đẳng chuyên nghiệp có dạy nghề). Hệ thống các cơ sở dạy nghề ngày càng được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý để đáp ứng yêu cầu đào tạo của xã hội. Trong đó, chú trọng dạy các ngành nghề theo nhu cầu thị trường đổi mới chương trình, giáo trình và tổ chức dạy nghề cho NLĐ. Mặt khác, tỉnh còn mở rộng, tăng cường năng lực, phạm vi hoạt động, cung cấp thông tin về thị trường lao động và tạo điều kiện cho NLĐ tiếp xúc với các thông tin của nhiều đơn vị sử dụng lao động, NLĐ đã có nhiều chọn lựa thông qua hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề còn nhiều bất cập. Khó khăn lớn nhất của công tác dạy nghề ở Vĩnh Long hiện nay là một số ngành nghề lao động chủ yếu chỉ để giải quyết việc làm trước mắt, tạo thêm thu nhập cho người dân chứ chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, chưa gắn liền với chiến lược phát triển KTXH của địa phương. Tuy cơ sở dạy nghề khá nhiều nhưng về quy mô đào tạo, số lượng ngành nghề, chất lượng còn hạn chế, chủ yếu là nghề cắt may, đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ... Việc dạy nghề chỉ tập trung trong khoảng thời gian ngắn, có ngành chỉ đào tạo một tháng nên người học chỉ ở bước đầu làm quen với nghề. Vì vậy dù đào tạo miễn phí, dễ tìm việc làm nhưng cũng không có học viên. Thực tế, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề còn khá cao, đặc biệt là NNL có trình độ thấp .Việc đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của tỉnh, của khu vực ĐBSCL. Nguyên nhân cơ bản nhất là công tác dạy nghề cho lao động chưa có quy hoạch, chưa xây dựng được chương trình khung, chưa phù hợp với nhu cầu phát triển KTXH của địa phương, chưa gắn với việc làm và yêu cầu của DN, nên chưa thu hút được người đến học nghề. Vĩnh Long có đặc điểm nguồn lao động nông thôn đa số lớn tuổi. Trình độ học vấn tương đối thấp và khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới còn chậm do đó chỉ phù hợp với các ngành nghề lao động giản đơn. Việc dạy nghề trình độ kỹ năng tay nghề cao, có tính chuyên sâu, các nghề có tính mũi nhọn đặc thù, có hiệu quả cao, phục vụ xuất khẩu lao động cho người lao động chưa được phổ biến và gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, đa số NLĐ nhất là lao động trẻ chưa có tay nghề ở vùng nông thôn có xu hướng đi làm lao động phổ thông ở các thành phố lớn, KCN để có thu nhập ngay chứ không muốn tham gia học 68 nghề. Một số trung tâm dạy nghề công lập thuộc huyện, thành phố vẫn chưa được bổ sung biên chế giáo viên dạy nghề theo quy định. Một bộ phận giáo viên và người dạy nghề cho lao động nông thôn chưa đạt chuẩn về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Hiện tại, tỉnh chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, từng bước chuẩn hóa về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề và người làm công tác dạy nghề cho lao động. 2.3.2.2 Ngành nghề lao động Cơ cấu ngành nghề tại các KCN tỉnh Vĩnh Long cũng rất đa dạng, từ khai thác tài nguyên thiên nhiên đến công nghiệp chế biến. Trên cơ sở phát huy được lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có và nguồn lao động từ giản đơn đến có trình độ, các khu KCN đã góp phần tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, thị trường trong nước và ngoài nước, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập, kích thích thị trường phát triển. KCN Hòa Phú tập trung sản xuất các ngành nghề như: sản xuất giày thể thao, dụng cụ thể thao; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; chế biến nông sản, thực phẩm; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và may mặc; sản xuất bao bì; bê tông ly tâm; sản xuất hóa mỹ phẩm và các sản phẩm tẩy vệ sinh... KCN Bình Minh định hướng bố trí các ngành công nghiệp nhẹ, ít gây ô nhiễm, ít gây tiếng ồn, không ô nhiễm nguồn nước bao gồm: chế biến thực phẩm xuất khẩu; dệt may; lắp ráp điện- điện tử; chế biến đồ gỗ gia dụng; sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, bao bì các loại; hoá dược kỹ thuật cao; sản xuất cấu kiện tấm bao che tấm lợp; sản xuất gạch men, vật liệu trang trí nội thất; dịch vụ trung chuyển và vận chuyển (kho bãi, cảng)...Tuyến công nghiệp Cổ Chiên dựa trên các lợi thế sẳn có phát triển với nhiều ngành nghề như: gốm, gạch, đóng tàu, xà lan, chế biến thủy sản, kinh doanh, vật liệu xây dựng, trạm xăng dầu. 69 Bảng 2.8: Các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính ở các KCN tỉnh Vĩnh Long STT Tên doanh nghiệp Ngành nghề sản xuất chính I KCN HÒA PHÚ 1 Công ty TNHH Tỷ Xuân Giày thể thao, giày lưu hóa, giày da và hàng dụng cụ thể thao xuất khẩu 2 Công ty CP Acecook Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long Sản xuất và kinh doanh mì ăn liền 3 Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tân Hải Long Sản xuất bê tông ly tâm 4 Công ty TNHH Biofeed Sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản 5 Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Vĩnh Long Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và may mặc 6 Công ty TNHH Á Châu Sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, SX bao bì 7 Công ty CP Phú Long Sản xuất bao bì carton và giấy 8 Công ty TNHH Việt Hưng Chế biến khoai lang chiên xuất khẩu 9 Công ty TNHH Thiết Lập Chế biến nông sản, thực phẩm 10 Công ty TNHH thép Thanh Tín Vĩnh Long Luyện và cán thép 11 Công ty TNHH Phi Dũng Sản xuất thức ăn thủy sản Sản xuất oxy 12 Công ty TNHH CJ VINA AGRI chi nhánh Vĩnh Long Sản xuất thức ăn cho gia súc, thức ăn cho gia cầm, thức ăn thuỷ sản. 13 Công ty TNHH BO HSING May mặc xuất khẩu 14 Công ty TNHH sản xuất thương mại Đại Việt Hương chi nhánh Vĩnh Long Sản xuất hoá mỹ phẩm và các sản phẩm tẩy vệ sinh. 15 Công ty CP gốm sứ Toàn Quốc chi nhánh Vĩnh Long kho gốm sứ và đóng gói gốm sứ 16 Công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi G & H Sản xuất thức ăn chăn nuôi II KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH MINH 1 Công ty TNHH sản xuất lưới hàn Nam Hợp Lực Sản xuất lưới thép hàn; đinh kẽm các loại 2 Công ty CP kỹ thuật ôtôTrường Long Sản xuất xe ôtô chuyên dùng, nhà máy sản xuất thùng và lắp đặt thùng. 3 Công ty CP chiếu xạ An Phú Chiếu xạ thực phẩm, các mặt hàng nông sản, trái cây, thuốc đông nam dược, dụng cụ y tế 4 Công ty TNHH MTV Sinh Hoá Phù Sa Nhà máy sản xuất sinh hóa phù sa 5 Công ty TNHH thiết bị Á Châu Mêkông Chế tạo thiết bị và cung cấp vật tư phụ tùng cho các nhà máy 6 Công ty CP cảng Bình Minh Kho bãi phục vụ cảng Bình Minh 70 7 Dự án thành lập trung tâm dạy nghề Hoàng Quân Sửa chữa và cài đặt máy vi tính, sửa chữa điện công nghiệp, chế biến thực phẩm, kế toán doanh nghiệp và tin học văn phòng. 8 Công ty TNHH MTV dầu khí Duy Linh Dự án trạm cấp phát xăng dầu III TUYẾN CÔNG NGHIỆP CỔ CHIÊN 1 Công ty CP thuỷ sản Quốc tế Chế biến thủy, nông sản, hệ thống kho lạnh, nhà máy chế biến thức ăn thủy sản 2 Công ty TNHH Bê tông Hùng Vương Sản xuất cống bê tông rung ép 3 Công ty liên doanh dinh dưỡng thủy sản Quốc tế (ANI) Sản xuất thức ăn chăn nuôi 4 Công ty TNHH Biofeed 2 Dự án đầu tư XD nhà máy SX thức ăn nuôi cá 5 Công ty TNHH Quốc Thảo – Vĩnh Long Sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu các loại hàng nông sản (nấm rơm, bào ngư, dứa, Astiso, ) (Nguồn BQLCKCN tỉnh Vĩnh Long) Cơ cấu lao động theo ngành có sự khác nhau tại KCN. Qua bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ lao động tập trung cao ở ngành giày da và may mặc, chiếm trên 80% tổng số lao động phổ thông trong KCN (giầy da 67,4%, may mặc 20,2 %). Ngành giày da là ngành sử dụng lao động nhiều và hiện là ngành có tỷ trọng về giá trị sản xuất xếp hàng thứ 3 trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Sản phẩm chủ yếu của ngành là sản xuất giày thể thao, giày dép bằng da. Ngành dệt may hiện là ngành có tỷ trọng về giá trị sản xuất xếp hàng thứ 5 trong toàn ngành công nghiệp. Mặc dù chủ yếu vẫn là may gia công nhưng ngành cũng đang đóng góp tích cực trong việc giải quyết việc làm, tăng giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu. Đặc điểm sản xuất hàng dệt may là cần vốn đầu tư tương đối ít nhưng lại thu hồi vốn nhanh và sử dụng nhiều lao động. Mặt khác, với mục tiêu phát triển dệt may của tỉnh đến năm 2020 sản xuất đạt 50-70 triệu sản phẩm may mặc do đó, nhu cầu lao động trong thời gian tới của ngành là rất lớn. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến lương thực thực phẩm chiếm 6,2% tổng số lao động phổ thông tại KCN. Chủ yếu chế biến các sản phẩm từ chăn nuôi, chế biến thủy sản, chế biến rau củ quả. Ngành có thế mạnh nhiều và được tỉnh ưu tiên đầu tư do Vĩnh Long có nguồn nguyên liệu nông, thủy sản phong phú, 71 tuy nhiên tỷ lệ đưa vào chế biến vẫn chưa cao. Ngành công nghiệp chế biến sẽ là ngành công nghiệp chính và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu công nghiệp Vĩnh Long trong giai đoạn đến năm 2020. Ngành thủ công mỹ nghệ cũng góp phần giải quyết việc làm của tỉnh, chiếm 3,3% tổng số lao động phổ thông trong KCN. Hiện tại, ngành chưa có sự hỗ trợ cần thiết của máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại, chủ yếu làm bằng tay. Do đó, sản phẩm tạo ra không đồng đều, khó cạnh tranh về chất lượng, kiểu dáng và giá cả. Các ngành vật liệu xây dựng, kinh doanh hạ tầng, chiếu xạ gốm sứ chiếm tỉ lệ lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật phát triển KTXH ở tỉnh. Nhà nước đã không ngừng hoàn thiện và tăng cường quản lý về chất lượng sản xuất các sản phẩm. Nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn mới được áp dụng, đồng thời nhiều tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng được áp dụng, tạo sức cạnh tranh cao về chất lượng. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn thách thức đặt ra đối với ngành như kỹ thuật công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, ô nhiễm môi trường, nguồn nguyên liệu, tình hình xuất nhập khẩu . . . Bảng 2.9: Cơ cấu lao động phổ thông phân theo ngành ở các KCN tỉnh Vĩnh Long tháng 4/ 2012 STT Ngành Số lao động Đơn vị: người % 1 Ngành giày da 8.740 67,4 2 Ngành may mặc 2.615 20,2 3 Ngành chế biến lương thực thực phẩm 582 4,5 4 Ngành bao bì 121 0,9 5 Ngành hóa mỹ phẩm, tẩy vệ sinh 89 0,7 6 Ngành vật liệu xây dựng (cống, bêtông) 107 0,8 7 Ngành thức ăn chăn nuôi 223 1,7 8 Ngành thủ công mỹ nghệ 434 3,3 9 Ngành khác (kinh doanh hạ tầng, chiếu xạ, gốm sứ) 65 0,5 10 Tổng số lao động phổ thông 12.976 100 (Số liệu xử lý từ nguồn BQLCKCN tỉnh Vĩnh Long) 72 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu lao động phổ thông phân theo ngành ở các KCN năm 2012 Nhìn chung, hiện tại, việc đáp ứng nhu cầu lao động cho các ngành công nghệ cao chưa thực hiện được vì cần có thời gian. Do đó, các ngành sử dụng nhiều lao động của địa phương vẫn phải được ưu tiên phát triển như da giày, dệt may, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Với điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản - nông sản - thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc - thủy sản, vì thế các ngành này sẽ có điều kiện phát triển trong thời gian dài trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Ngành công nghiệp mới như xi măng, đóng và sửa chữa tàu thuyền, hóa mỹ phẩm, nhựa, bao bì, vật liệu xây dựng đang được khuyến khích đầu tư là những ngành có khả năng phát triển cần định hướng là ngành ưu tiên của tỉnh. Theo dự báo, nhu cầu lao động tại tỉnh thời gian tới là rất lớn. Do trình độ và kỹ năng lao động thấp, trong giai đoạn đến năm 2015, Vĩnh Long đầu tư phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động như: chế biến, may mặc, sản xuất giày dép,... đồng thời dần định hướng và thu hút đầu tư có chọn lọc đối với một số ngành công nghệ mới, công nghệ phù hợp với điều kiện về nguồn lực của tỉnh. Xu hướng các 67,4% 20,2% 6,2% 0,9% 0,7% 1% 3,3% 0,5% Ngành giày da Ngành may mặc Ngành chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Ngành bao bì Ngành hóa mỹ phẩm, tẩy vệ sinh Ngành vật liệu xây dựng Ngành thủ công mỹ nghệ Ngành khác 73 ngành ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng cũng sẽ đi theo những xu hướng chung của thế giới. Đó là xu hướng tập trung hóa, hợp tác hóa để tạo lợi thế kinh tế theo quy mô. Xu hướng thứ 2 là các ngành công nghiệp ngày càng sử dụng nhiều lao động có trình độ tay nghề, kỹ thuật, giảm dần sử dụng lao động phổ thông giản đơn. Do đó cần có sự tính toán phù hợp trong quá trình đào tạo nghề. 2.3.2.3 Nguồn gốc lao động Nhìn chung, nguồn lao động trong nước là chủ yếu chiếm gần 99% qua các năm, nguồn lao động nước ngoài chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng hầu hết là nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Số liệu ở bảng 2.10 cho thấy, qua các năm, nguồn lao động này tăng lên mặc dù vẫn còn hạn chế. Các KCN tận dụng nguồn lao động trong tỉnh, hằng năm cung cấp từ 72% đến gần 90% lực lượng lao động của toàn KCN. Lao động nhập cư chủ yếu ở tỉnh Đồng Tháp là 1.000 lao động. Hiện công ty TNHH Bohsing đang tuyển lao động tỉnh Sóc Trăng khoảng trên 500 lao động, các tỉnh khác trên dưới 200 lao động. Nguồn lao động nhập cư từ các tỉnh lân cận dao động từ 12% đến gần 30% trong giai đoạn 2008-2012. Bảng 2.10: Cơ cấu lao động bản xứ và nhập cư ở các KCN giai đoạn 2008-2012 Năm Tổng lao động Lao động trong nước Lao động nước ngòai Lao động nữ Lao động trong tỉnh Lao động ngoài tỉnh Người % Người % Người % Người % Người % Người % 2008 8.560 100 8.434 98,5 126 1,5 6.639 71.8 7.421 88 1.013 12 2009 12.075 100 11.939 98,9 136 1,1 8.561 70,9 10.028 84 1.911 16 2010 13.753 100 13.612 98,9 141 1,1 9.627 70 11.161 82 2.451 18 2011 14.070 100 13.934 99 136 1 8.907 69 10.062 72 3.872 28 4/2012 14.019 100 13.876 99 143 1 10.486 74,8 11.659 83 2.217 17 (Nguồn BQLCKCN tỉnh Vĩnh Long) Nguồn lao động trong nước, nước ngoài, trong tỉnh, ngoài tỉnh tăng qua các năm. Năm 2005, số lượng lao động trong nước 2.628 người, và 48 lao động nước 74 ngoài thì đến 2008 tăng lên 8.434 lao động trong nước, số lao động nước ngoài tăng gần gấp 3 lần. Số lượng này tiếp tục tăng qua các năm, năm 2009 có 11.939 lao động trong nước, tăng 57%/ năm và 136 lao động người nước ngoài, tăng 53%/năm, có 84% lao động trong tỉnh và 7,7% lao động qua đào tạo, tốc độ tăng bình quân tính chung lao động trong nước và ngoài nước là 57%/năm. Năm 2010, trong đó 13.612 lao động trong nước (tăng 1.673 lao động), chiếm khoảng 98,9%, lao động nước ngoài 141 người (tăng 05 lao động), tốc độ tăng lao động bình quân hàng năm vào khoảng 64%/năm. Đến tháng 4/2012, lao động trong nước là 13.876 người, trong đó hầu hết là lao động ở tỉnh 11.659 lao động. 75 76 Biểu đồ 2.5: Lao động bản xứ và nhập cư ở các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_29_8338769067_1417_1869365.pdf
Tài liệu liên quan