Luận văn Định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH TỘI LỪA ĐẢO

CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 8

1.1. Khái niệm, ý nghĩa của định tội danh 8

1.2. Lý luận về định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 10

1.3. Cơ sở pháp lý của định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 20

Chương 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI

SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ NHỮNG

HẠN CHẾ 32

2.1. Thực tiễn định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn

tỉnh Bình Phước 32

2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội

lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước 40

Chương 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG ĐỊNH TỘI DANH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM

ĐOẠT TÀI SẢN 53

3.1. Yêu cầu nâng cao chất lượng định tội danh tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản 53

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng định tội danh Tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản 56

KẾT LUẬN 68

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf83 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trộm cắp tài sản: Người quản lý tài sản không có hành vi tự nguyện chuyển giao tài sản cho người phạm tội. Nếu có xảy ra việc chuyển giao tài sản một cách tự nguyện cho người phạm tội thì việc chuyển giao này là hoạt động thực hiện một nghĩa vụ nhất định của người quản lý tài sản một cách chính 30 đáng, đúng đắn, ngay thẳng, không phải là kết quả của thủ đoạn gian dối của người phạm tội. 1.3.3.5. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lừa dối khách hàng Tội lừa dối khách hàng quy định tại Điều 198 BLHS 2015 xâm phạm Trật tự quản lý kinh tế, kinh doanh thương mại và lợi ích của người tiêu dùng. Trong khi đó tội LĐCĐTS xâm phạm quyền sở hữu của con người. Đây là hai tội phạm mà khách thể của tội phạm là hoàn toàn khác nhau nhưng trên thực tế cũng dễ nhầm lẫn trong việc định tội danh của tội phạm vì hai tội này có những điểm tương đồng đó là đều thực hiện hành vi phạm tội bằng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.Tuy nhiên hai tội này có những điểm khác biệt cơ bản như: Về hành vi: Tội LĐCĐTS người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tin tưởng vào sự gian dối mà tự nguyện trao tài sản cho người phạm tội. Đối với tội lừa dối khách hàng người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để lấy tiền của khách hàng. Về chủ thể: Chủ thể của Tội LĐCĐTS có thể là bất kỳ chủ thể nào thỏa mãn: có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Còn chủ thể của Tội lừa dối khách hàng chủ thể phạm tội chỉ có thể là những người làm nghề mua, bán hàng hóa. 31 Chương 2 THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ 2.1. Thực tiễn định tội danh Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước 2.1.1. Khái quát tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước Theo số liệu thống kê hàng năm của TAND tỉnh Bình Phước từ năm 2014 đến 2018 cho thấy tình hình tội phạm LĐCĐTS trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phức tạp và có xu hướng gia tăng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp, giá trị tài sản bị chiếm đoạt ngày càng lớn, cụ thể như sau: Năm 2014, CQĐT khởi tố 49 vụ với 58 bị can, Viện kiểm sát truy tố 47 vụ với 56 bị can và Tòa án xét xử 47 vụ với 55 bị can, đình chỉ 1 vụ 1 bị can, tạm đình chỉ 1 vụ 2 bị can. Năm 2015, CQĐT khởi tố 31 vụ với 39 bị can, Viện kiểm sát truy tố 31 vụ với 39 bị can và Tòa án xét xử 29 vụ với 37 bị can, đình chỉ 1 vụ 1 bị can, tạm đình chỉ 1 vụ 1 bị can. Năm 2016, CQĐT khởi tố 37 vụ với 55 bị can, Viện kiểm sát truy tố 35 vụ với 53 bị can và Tòa án xét xử 35 vụ với 53 bị can, đình chỉ 1 vụ 1 bị can, tạm đình chỉ 1 vụ 1 bị can. Năm 2017, CQĐT khởi tố 44 vụ với 49 bị can, Viện kiểm sát truy tố 43 vụ với 48 bị can và Tòa án xét xử 43 vụ với 48 bị can, đình chỉ 1 vụ 1 bị can. 32 Năm 2018, CQĐT khởi tố 49 vụ với 59 bị can, Viện kiểm sát truy tố 48 vụ với 54 bị can và Tòa án xét xử 48 vụ với 54 bị can, tạm đình chỉ 1 vụ 4 bị can. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018 CQĐT đã tiến hành khởi tố 210 vụ với 260 bị can; Viện kiểm sát truy tố 203 vụ với 250 bị can; Tòa án tỉnh đã xét xử 200 vụ với 247 bị cáo phạm tội LĐCĐTS [Xem Bảng 2.3 - Phần phụ lục]. Tóm lại: Tình hình tội phạm LĐCĐTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua có xu hướng tăng dần cả về số vụ và số bị cáo cho thấy tình hình tội phạm đang có chiều hướng diễn biến khá phức tạp. So sánh tình hình tội phạm này với tình hình tội phạm chung trên địa bàn tỉnh và khu vực miền Đông Nam Bộ thì tỷ lệ tội phạm không cao nhưng hàng năm có xu hướng tăng dần cả về tính chất và mức độ của tội phạm [Xem Bảng 2.1, 2.2 - Phần phụ lục]. Qua số liệu thống kê cụ thể trên đã phần nào cho thấy thực trạng phổ biến của tình hình tội phạm LĐCĐTS xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua, tuy nhiên, một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là loại tội phạm này đang có xu hướng diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, chủ thể của nó có thể là bất kỳ ai, bất kỳ chủ thể nào và phần lớn đối tượng phạm tội thường là những người có học vấn, có trình độ và thường ngoan cố cũng như luôn tìm mọi cách để che dấu hành vi phạm tội nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, trong đó tài sản trong những vụ án LĐCĐTS giá trị tài sản bị chiếm đoạt rất lớn. Chính những thiệt hại về mặt vật chất thường rất lớn dẫn tới những hệ lụy không nhỏ của tội phạm này, tuy nhiên, thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bình Phước hoạt động định tội danh đối với tội phạm này còn nhiều vấn đề hạn chế, thể hiện qua số vụ án bị đình chỉ và tạm đình chỉ hàng năm với tội phạm này vẫn còn xảy ra. 33 2.1.2. Kết quả định tội danh Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo cấu thành cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Phước Định tội danh theo cấu thành cơ bản hay nói cách khác là định tội danh đối với tội phạm hoàn thành là việc so sánh, đối chiếu hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của BLHS quy định, từ đó xác định và tìm ra sự tương đồng. Do đó, định tội danh đối với Tội LĐCĐTS theo cấu thành cơ bản là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự hành vi chiếm đoạt tài sản đã xảy ra trên cơ sở so sánh, đối chiếu và kiểm tra để xác định sự giống nhau giữa các dấu hiệu của hành vi ấy với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của Tội LĐCĐTS quy định tại Điều 174 BLHS. Đánh giá về mặt pháp lý các dấu hiệu thuộc yếu tố khách thể của tội LĐCĐTS bao gồm: Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ và bị tội phạm xâm hại đến. Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm mà hoạt động ĐTD bắt buộc phải tiến hành kiểm tra, so sánh, đối chiếu trước khi đánh giá về mặt pháp lý các yếu tố khác như mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và chủ thể của tội phạm. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhiệm kỳ 2016 – 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời gian qua cho thấy những mặt tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như: tình hình tội phạm tuy được kiềm chế nhưng còn diễn biến phức tạp, các tranh chấp dân sự vẫn có xu hướng gia tăng và tính chất ngày càng tinh vi. Tuy số lượng ĐTV, KSV, Thẩm phán TAND hai cấp còn thiếu nhiều so với biên chế được phân bổ, số Thẩm phán hết nhiệm kỳ chờ tái bổ nhiệm lâu... nhưng với tinh thần nỗ lực, quyết tâm trong công tác, 34 trên cơ sở bám sát các yêu cầu, chỉ tiêu theo các Chỉ thị của TAND, VKSND tối cao và công tác cải cách tư pháp; các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động đề ra các chương trình, kế hoạch công tác với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và tổ chức thực hiện; kết quả đạt được góp phần làm giảm tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Nhìn chung, trong thời gian qua được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao và tinh thần trách nhiệm của toàn thể cán bộ công chức hai cấp trong hệ thống Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã cơ bản thực hiện tốt các nội dung mà Tòa án nhân dân tối cao đề ra, việc giải quyết các loại án đúng pháp luật, đúng người, đúng tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tỷ lệ giải quyết án luôn đạt trên 93%. Việc phát động và triển khai các phong trào thi đua đạt hiệu quả và nhận thức về công tác thi đua của cán bộ công chức đã được nâng cao, góp phần tích cực trong việc xét xử các loại án. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, tình hình tội phạm nói chung và Tội LĐCĐTS nói riêng có chiều hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh luôn có kế hoạch hành động và không ngừng nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt trong công tác đấu tranh phòng chống, xử lý nghiêm minh nhằm ngăn chặn và tiến tới từng bước đẩy lùi loại tội phạm này. Chính vì vậy, CQĐT, VKS và Tòa án đã không ngừng đấu tranh và đạt được những kết quả tích cực nhất định. Trong 5 năm qua, tổng số lượng các vụ án về Tội LĐCĐTS được phát hiện, điều tra và xử lý chiếm tỉ lệ rất cao, quá trình tiến hành điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm LĐCĐTS được bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, các cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp của Bình Phước đã kết thúc điều tra 210 vụ với 260 bị can; Viện kiểm sát truy tố 203 vụ với 250 bị can; Tòa án tỉnh đã xét xử 200 vụ với 35 247 bị cáo phạm tội LĐCĐTS. Trong số các vụ án mà TAND 2 cấp của tỉnh Bình Phước đã xét xử xét xử trong 5 năm qua cho thấy quá trình điều tra, truy tố và xét xử đối với các loại tội phạm nói chung và Tội LĐCĐTS nói riêng phần lớn đều đã được cơ quan tiến hành tố tụng của Tỉnh định tội danh đúng. 2.1.3. Thực tiễn định tội danh đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tăng nặng Các tình tiết tăng nặng TNHS là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, là căn cứ để tăng nặng TNHS của người phạm tội (trong phạm vi một khung hình phạt) so với các trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó. Trong Luật hình sự Việt Nam, các tình tiết tăng nặng đã được quy định cụ thể tại Điều 52 BLHS năm 2015. Vấn đề đặt ra là nhận thức và áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên như thế nào, nhất là trong những trường hợp phạm tội có sự đan xen giữa các tình tiết tăng nặng với nhau; giữa các tình tiết định tội, định khung hình phạt với các tình tiết tăng nặng TNHS; giữa các tình tiết tăng nặng TNHS với các tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội; giữa các tình tiết tăng nặng TNHS với các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong việc định tội danh nói chung và định tội danh Tội LĐCĐTS nói riêng là vấn đề cần được quan tâm. ĐTD Tội LĐCĐTS theo cấu thành tăng nặng bao gồm: Một là, định tội danh trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 BLHS thì: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. Tội LĐCĐTS có tổ chức cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Tuy nhiên, không phải vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản 36 có tổ chức nào cũng có đủ những người giữ từng vai trò như trên mà tùy từng trường hợp cụ thể có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành mà không có người xúi giục hoặc người giúp sức nhưng nhất định phải có người tổ chức và người thực hành thì mới là người phạm tội có tổ chức. Các yếu tố có thể xác định tội LĐCĐTS có tổ chức hay không được quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên phạm tội LĐCĐTS có tổ chức cũng có những đặc điểm riêng biệt như người thực hành trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người trực tiếp thực hiện thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản từ chủ sở hữu hoặc từ người quản lý tài sản. Hai là, định tội danh trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn về tình tiết tăng nặng “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS. Theo đó, chỉ được phép áp dụng tình tiết “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” khi đã xác định được trường hợp phạm tội cụ thể có đủ hai điều kiện: Một là, người phạm tội cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm, không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xoá án tích. Hai là, người phạm tội lấy lừa đảo làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Như vậy, phạm tội LĐCĐTS chuyên nghiệp được hiểu là người phạm tội đã năm lần trở lên thực hiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xoá án tích và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. Do đó, quá trình định tội danh đối với tội này có tình tiết tăng nặng có tính chất chuyên nghiệp phải đảm bảo cả 37 2 yếu tố: phạm tội từ năm lần trở lên và kết quả của việc phạm tội làm nguồn thu nhập chính. Như vụ án Võ Thị Bích Phượng và Thạch Thị Lợi lừa mua 35 xe máy trả góp của 35 doanh nghiệp khác nhau và chiếm đoạt luôn. Tức là cả hai đối tượng có 35 lần phạm tội khác nhau nhưng việc chiếm đoạt tài sản của trong những lần trên Phượng và Lợi không phải là nguồn sống chính mà Phượng và Lợi còn có nguồn thu nhập từ hoa màu trên rẫy của gia đình, do đó đây chỉ là phạm tội đồng phạm giản đơn và phạm tội nhiều lần (Bản án số: 35/2018/HSST ngày 28/ 8/2018 của TAND tỉnh Bình Phước). Ba là, định tội danh Tội LĐCĐTS đối với người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm Khoản 2 Điều 53 BLHS quy định những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý”. Đây là yếu tố thuộc về nhân thân người phạm tội, không liên quan đến hành vi của người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bốn là, định tội danh Tội LĐCĐTS đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản Việc xác định người có chức vụ và việc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để LĐCĐTS của người phạm tội là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong việc xác định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể nói, việc lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản là 38 một tình tiết định khung tăng nặng đồng thời còn được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự vì nó đã làm tăng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội. Đây là loại tội phạm dễ dàng gây ra hậu quả thiệt hại cả về vật chất và thiệt hại về tinh thần lớn cho xã hội do những người có chức vụ thực hiện nên có điều kiện để thực hiện tội phạm mà những người khác không thể thực hiện được. Mặt khác, việc thực hiện tội phạm của những người có chức vụ có thể gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, làm giảm uy tín của nhà nước, của tổ chức đối với các tầng lớp nhân dân. Người có chức vụ quyền hạn là những người được bổ nhiệm, được bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có những quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Nếu những người này, lợi dụng việc mình có chức vụ để LĐCĐTS thì mới thuộc trường hợp lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội. Ví dụ như trường hợp Trần Văn Hiếu sinh năm 1982 ở Ninh Bình lợi dụng việc là nhân viên khoán việc của Tạp chí Thanh Tra thuộc Thanh tra Chính phủ đã lừa dối công ty TNHH Mỹ Ngọc ở Lộc Ninh – Bình Phước số tiền 100.000.000 đồng, khi Hiếu đang nhận tiền thì bị bắt quả tang. (Bản án số:134/2014/HSPT ngày: 07/10/2014 của TAND tỉnh Bình Phước). Người có chức vụ chỉ trở thành chủ thể của tội phạm LĐCĐTS khi họ đã lợi dụng chức vụ được giao để phạm tội LĐCĐTS. Chức vụ luôn gắn liền với những quyền hạn nhất định, người có chức vụ thường là những người có quyền được quyết định những công việc có liên quan đến lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy, chỉ có thể coi một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội LĐCĐTS khi họ cố ý đưa ra những thông tin sai sự thật về quyền năng của họ từ đó nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. 39 Người có hành vi lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức là người phạm tội thông qua vai trò của các cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thông thường, người phạm tội trong những trường hợp này thường là phạm tội thông qua các giao dịch dân sự, các hợp đồng kinh tế để lừa đảo cơ quan, tổ chức hoặc các cá nhân khác; bị hại trong những trường hợp này tưởng nhầm rằng giao dịch với các cơ quan, tổ chức thì không sợ bị lừa, bị mất tài sản. Năm là, định tội danh Tội LĐCĐTS đối với người dùng thủ đoạn xảo quyệt để lừa đảo chiếm đoạt tài sản Người dùng thủ đoạn xảo quyệt khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội có những thủ thuật, mánh khoé, cách thức thâm hiểm khác nhau làm cho người bị hại và những người khác khó lường trước và không thể lường trước được để đề phòng. Đây cũng được coi là một cấu thành tăng nặng khi ĐTD đối với tội LĐCĐTS. 2.2. Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước 2.2.1. Những hạn chế, vướng mắc Qua thực tiễn quá trình điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Bình Phước cho thấy hoạt động định tội danh đối với Tội LĐCĐTS trong những năm qua về cơ bản là chính xác và khách quan thì bên cạnh đó cũng bộc lộ không ít những hạn chế, vướng mắc. Cụ thể như sau: Thứ nhất: Khó khăn trong việc xác định thời điểm xuất hiện ý định chiếm đoạt tài sản Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận cho thấy, Tội LĐCĐTS thì ý định chiếm đoạt tài sản xuất hiện trước khi người phạm tội thực hiện các hành vi trong thủ đoạn gian dối và trước khi người chủ sở hữu tài sản chuyển giao 40 tài sản cho người phạm tội. Đây là vấn đề quan trọng để phân biệt tội phạm LĐCĐTS với Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt khác. Sau khi có ý định chiếm đoạt tài sản, người phạm tội mới tìm cách để thực hiện hành vi trên thực tế là hành vi gian dối. Nếu ý định chiếm đoạt tài sản chỉ xuất hiện sau khi chủ sở hữu bàn giao tài sản cho người phạm tội thì trường hợp này không cấu thành Tội LĐCĐTS bởi vì hành vi chiếm đoạt tài sản không phải kết quả của việc thực hiện thủ đoạn gian dối, tức là hành vi ấy không thỏa mãn phương thức chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối theo luật định. Đối với trường hợp này sẽ cấu thành tội phạm khác đó là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Điển hình như vụ án sau: Ngày 06/7/2016, Minh rủ Hải và Trương Quang Nam đến nhà Huỳnh Văn Quyền ở thôn Cây Da, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập uống rượu. Trong lúc Minh, Hải, Nam uống rượu thì hết thức ăn nên Hải nói đi mua thêm thức ăn về để tiếp tục uống rượu, Hải đồng ý. Sau khi nhận được xe Hải tắt điện thoại để Minh không liên lạc được rồi điểu khiển xe đi bán với số tiền 5.000.000 đồng. Đến ngày 06/9/2016, Hải về xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước thì bị ông Minh phát hiện trình báo Công an xã Lộc Tấn bắt giữ. Thực tiễn xét xử tại TAND huyện Bù Gia Mập cho thấy: các cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp này xác định Hải phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 BLHS vì cho rằng:“Hành vi của bị cáo Hải lợi dụng vào lòng tin của chủ sở hữu tài sản để chiếm đoạt tài sản của người bị hại, là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của ngươi bị hại là khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an tại địa phương, gây hoang mang lo sợ trong quần chúng nhân dân. Bị cáo nhận thức được việc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người bị hại là vi phạm pháp luật nhưng vì mục đích 41 vụ lợi bị cáo vẫn cố tình thực hiện việc phạm tội chứng tỏ bị cáo thiếu ý thức chấp hành pháp luật. Vì vậy cần xử phạt bị cáo mức án tương xứng với hành vi mà bị cáo đã thực hiện mới có tác dụng răn đe, giáo dục phòng ngừa chung”. (Bản án số: 09/2017/HSST ngày 07/3/2017 của TAND huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước) Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả: Trong trường hợp trên, việc xác định thời điểm xuất hiện ý định chiếm đoạt có ý nghĩa quyết định trong vấn đề định tội danh. Qua nghiên cứu hồ sơ cho thấy, lời khai ban đầu Hải thừa nhận vì muốn chiếm đoạt chiếc xe lấy tiền tiêu xài nên trong quá trình nhậu Hải cố tình chuốc rượu mọi người nhiều, sau đó khi hết rượu Hải xung phong đi mua nhằm mục đích mượn xe của Minh đi để chiếm đoạt. Như vậy, trường hợp này ý định chiếm đoạt xuất hiện trước hành vi gian dối. Do đó, hành vi của Hải thỏa mãn dấu hiệu của Tội LĐCĐTS chứ không phải tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như bản án trên. Thứ hai: Khó khăn trong việc xác định thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản Thủ đoạn gian dối của người phạm tội trong tội LĐCĐTS bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới cấu thành tội phạm LĐCĐTD, nếu thủ đoạn gian dối của người phạm tội lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là LĐCĐTS mà tùy từng trường hợp cụ thể mà thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Về phía người bị hại thường là những người mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin và không ít người do hám lợi, tham lam nên mới tạo điều kiện để cho người phạm tội lừa được. Ví dụ như vụ án sau: Vào năm 2011, ông Đoàn Công Khả có nhận chuyển nhượng khoảng 2 ha đất tại ấp 8C, xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh chưa 42 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhận chuyển nhượng thửa đất (12 x 60m) để làm đường đi vào khu đất 2 ha nhưng chưa sang tên được. Đến tháng 8/2015 ông Khả nhờ Nhật làm giúp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất 2 ha và tách sổ đối với thửa đất 12 x 60m. Nhật nói với ông Khả tiền công làm giấy là 15.000.000 đồng/ha, ông Khả phải đóng thuế nhà nước, ông Khả đồng ý đưa cho Nhật 5.000.000 đồng để làm chi phí đi lại. Sau đó, Nhật nhờ ông Võ Ngọc Tính cán bộ phòng Tài nguyên môi trường huyện Lộc Ninh đến khu đất của ông Khả để tiến hành xác minh, đo đạc. Sau khi kiểm tra hiện trạng đất thì ông Tính nói cho Nhật biết là không làm được sổ vì khó xác định tứ cận và không đủ điều kiện tách thửa. lúc này, Nhật nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của ông Khả nên Nhật đề nghị ông Khả gửi thêm tiền, do tin tưởng Nhật làm được sổ đất, ông Khả đã đưa nhiều lần cho Nhật với tổng số tiền 49.000.000 đồng, Nhật sử dụng tiêu xài cá nhân hết. Ngày 06/8/2016 ông Khả có đơn tố cáo Nhật (Bản án số: 27/2018/HSST Ngày 27-7-2018 của TAND tỉnh Bình Phước) Từ vụ án trên cho thấy, Nhật có hành vi chiếm đoạt được số tiền 49.000.000 đồng của gia đình ông Khả vì sự nhẹ dạ của ông Khả khi giao cho Nhật số tiền lớn mà không hề biết Nhật không hề có khả năng làm giấy tờ cũng như sự thiếu hiểu biết về quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề đất đai, tách thửa, làm giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Thứ ba: Khó khăn trong xác định việc chuyển giao tài sản trong tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trong một số tội phạm khác (trộm cắp, cướp giật, lạm dụng tín nhiệm). Về mặt khách quan, việc chuyển giao tài sản trong tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn các dấu hiệu sau: - Hành vi chuyển giao tài sản trong tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xuất phát từ sự tự nguyện của chủ sở hữu tài sản, nghĩa là việc chuyển giao của 43 chủ sở hữu hoàn toàn không có sự cưỡng ép, không có yếu tố cưỡng bức hoặc sử dụng vũ lực; còn hành vi chuyển giao tài sản trong mặt khách quan của các tội Trộm cắp tài sản, Cưỡng đoạt tài sản, Cướp tài sản, Cướp giật tài sản, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, Công nhiên chiếm đoạt tài sản, Chiếm giữ trái phép tài sản thì nằm ngoài ý chí của chủ sở hữu tài sản, nghĩa là không xuất phát từ sự tự nguyện của họ mà có sự cưỡng ép hay dùng vũ lực... - Chủ sở hữu có thể chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu (từ bỏ quyền sở hữu) bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt hoặc chỉ chuyển giao quyền quản lý đối với tài sản cho người phạm tội. Về mặt chủ quan, người chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền quản lý tài sản đã tự nguyện từ bỏ (hoặc tạm thời chấm dứt) quyền sở hữu của mình đối với tài sản, nghĩa là họ không còn trực tiếp quản lý đối với tài sản nữa. Nếu việc chuyển giao chỉ là hình thức giao dịch như khách hàng được xem xét hàng hóa trước khi mua bán rồi lợi dụng các sơ hở của người quản lý tài sản để chiếm đoạt thì sẽ không cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ở đây có hành vi chiếm đoạt, có thủ đoạn gian dối, ý định chiếm đoạt xuất hiện trước khi chuyển giao tài sản nhưng lại không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, mặc dù có sự chuyển giao tài sản nhưng người quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_dinh_toi_danh_toi_lua_dao_chiem_doat_tai_san_theo_q.pdf
Tài liệu liên quan