Luận văn Đô thị hóa và biến đổi không gian làng Ngọc than, xã Ngọc mỹ, huyện Quốc oai, Hà Nội

Trang

Mở đầu 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 1

3. Cách tiếp cận và các khái niệm công cụ 1

4. Phương pháp nghiên cứu 5

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6. Đóng góp của luận văn 6

7. Kết cấu của luận văn 7

Chương 1: Tổng quan tài liệu và địa bàn nghiên cứu 8

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 8

1.1.1. Nghiên cứu làng Việt: Một số điểm đáng lưu ý 8

1.1.2. Làng Việt từ góc độ tiếp cận từ không gian 11

1.2. Giới thiệu khái quát làng Ngọc Than 15

1.2.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư 15

1.2.2. Sự thay đổi đơn vị hành chính làng Ngọc Than trong lịch sử 18

1.2.3. Điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội 21

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2: Đô thị hóa ở làng Ngọc Than 27

2.1. Đô thị hóa ở ven đô Hà Nội 27

2.2. Quá trình đô thị hóa ở làng Ngọc Than 32

2.3. Tác động của đô thị hóa tới làng Ngọc Than 33

2.3.1. Cơ hội mở ra từ đô thị hóa 33

2.3.2. Thách thức của quá trình đô thị hóa 39

Tiểu kết chương 2 43

Chương 3: Biến đổi không gian công 44

3.1. Không gian công truyền thống ở làng Ngọc Than 44

pdf20 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Đô thị hóa và biến đổi không gian làng Ngọc than, xã Ngọc mỹ, huyện Quốc oai, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không gian nhà hiện đại của ông Đỗ Nhất Nghê, x. Bến Rước 79 Sơ đồ 7: Vị trí, thứ bậc tế lễ của các thành phần ở làng 83 Sơ đồ 8: Vị thứ ngồi trong Đái bái đình Ngọc Than 86 Sơ đồ 9: Không gian văn từ trước thời kỳ HTX 89 Sơ đồ 10: Không gian văn từ năm 2016 90 Sơ đồ 11: Biến đổi không gian đình Ngọc Than 95 Sơ đồ 12: Bút ngọc nghiên than làng Ngọc Than từ trước năm 1954 đến năm 1972 98 Sơ đồ 13: Hiện trạng Bút ngọc nghiên than năm 2016 98 Sơ đồ 14: Tổng thể không gian chùa năm 2016 100 Sơ đồ 15: Biến đổi không gian điếm xóm Ngánh từ năm 1980 - 2016 103 QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCH EFEO : Ban Chấp hành :Ecole Française d’Extrême-Orient BEFEO CNXH :Bulletin de l’Ecole Française d’Extrême- Orient : Chủ nghĩa xã hội HTX : Hợp tác xã Nxb : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó Giáo sư, Tiến sỹ THCS : Trung học cơ sở Tr : Trang UBND : Ủy ban Nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng là một trong những thành tố quan trọng của văn hóa người Việt. Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về làng và công bố nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về nhiều khía cạnh khác nhau của làng như nông nghiệp, sở hữu đất đai, thiết chế xã hội, lối sống, phong tục, tôn giáo, Trong đó, làng ở đồng bằng sông Hồng từ lâu đã trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Theo dòng thời gian, hiểu biết và các lý giải về làng ở đồng bằng sông Hồng ngày càng được tăng cường và trở nên khá phong phú với nhiều góc nhìn và các cách lý giải khác nhau. Đặt vùng ven đô của Hà Nội vào không gian đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đổi mới, công nghiệp hóa và đô thị hóa, chúng ta càng thấy làng ở khu vực này có nhiều tiền đề, cơ sở và động năng thúc đẩy sự biến đổi từ bên trong lẫn bên ngoài. Trong bối cảnh đó, để góp phần tìm hiểu về làng Việt ở đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đô thị hóa đã và đang diễn ra ở cả khu vực nội đô và các làng ven đô, tôi nghiên cứu biến đổi làng từ góc độ không gian và chọn một làng cụ thể, làng Ngọc Than, để khảo sát tiến trình đô thị hóa và đặc biệt là những biến đổi về ba loại hình không gian, với mong muốn có thêm đóng góp vào hiểu biết của chúng ta về những vận động của làng trong xã hội đương đại nói chung và trong bối cảnh đô thị hóa ở khu vực ven đô Hà Nội nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn có các mục tiêu chính: (i) Phác họa bức tranh về làng Ngọc Than trong truyền thống, khái quát quá trình độ thị hóa ở làng trong những năm vừa qua; (ii) Tìm hiểu những biến đổi của ba loại hình không gian ở làng trong bối cảnh của đô thị hóa; và (iii) Lý giải các chiều kích biến đổi và những nhân tố dẫn tới sự biến đổi không gian làng trong bối cảnh đô thị hóa. 3. Cách tiếp cận và các khái niệm công cụ Về cách tiếp cận không gian: Tiếp cận không gian có một vị trí quan trọng trong các ngành Khoa học Xã hội và nhân văn. Sử dụng khái khái niệm “không gian” làm đơn vị phân tích, hướng tiếp cận không gian có nhiều cách phân loại và gọi tên không gian. Ví dụ, Setha Low và Denise Lawrence-Zunuga phân chia không gian thành sáu loại1 trong khi đó Condominas chỉ tập trung vào không gian xã hội tộc người 1 Bao gồm: embodied spaces, gendered spaces, inscribed spaces, contested spaces, trannational spaces, spatial tactics; dẫn theo [71, tr 45 - 46]. 2 ở khu vực Đông Nam Á. “Không gian xã hội” chứa đựng các quan hệ xã hội, các vấn đề và những thực hành của các xã hội tộc người ở khu vực Đông Nam Á, vì thế, nó rộng lớn hơn cả không gian địa lý cư trú (Georges Codominas, 1997). Do vậy, ngoài những chiều kích vốn có là mang tính không gian và thời gian, không gian xã hội còn mang tính lịch sử và tộc người. Không gian xã hội quan hệ mật thiết, thay đổi tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, đặc điểm kinh tế, xã hội của một cộng đồng [77, tr 49]. Trong luận văn này, tôi sử dụng hướng tiếp cận không gian và tập trung vào ba loại không gian cụ thể: Không gian công, không gian tư, không gian thiêng để phân tích sự biến đổi của chúng trong bối cảnh đô thị hóa. Một số khái niệm công cụ: Có các khái niệm công cụ quan trọng của luận văn được xác định nội hàm ở đây. Đô thị hóa được hiểu là một quá trình gia tăng tính đô thị, phát triển kinh tế và xã hội, biến một vùng dân cư không có cuộc sống đô thị thành một vùng dân cư thuộc tính của xã hội đô thị. Đô thị hóa còn là một quá trình biến đổi văn hóa và ứng xử. Văn hóa và cách cư xử đô thị dần dần bao trùm lên và làm tan biến dần văn hóa và ứng xử trong truyền thống nông thôn [27, tr 115]. Đô thị hóa có tác động mạnh mẽ đến khu vực ven đô. Khái niệm Ven đô (periurban) được các nhà nghiên cứu phát triển đô thị tóm lược như sau: về mặt địa lý ven đô có thể hiểu là khu vực cận kề thành phố. Về tổng thể, vùng ven đô là nơi vừa có hoạt động nông thôn vừa có hoạt động đô thị, nghĩa là không hoàn toàn là đô thị, cũng không thuần túy là nông thôn và chịu tác động mạnh của đô thị hóa. Nó là sự pha trộn của hệ thái sinh thái nông nghiệp và đô thị. Do đó, khó có thể xác định được ranh giới của một vùng ven đô với các tiêu chuẩn cụ thể. Thông thường, người ta xác định ranh giới của vùng ven đô dựa vào các chính sách đô thị và các biện pháp quản lý hành chính [80, tr 80]. Tuy nhiên, từ tiếp cận Nhân học, khu vực ven đô được hiểu và đặt trong những bối cảnh, không gian gắn liền với đặc thù của mỗi địa phương, không thể đồng nhất. Như Michael Leef (2016) cho rằng có ba phương diện tạo nên ranh giới của khu vực ven đô (gắn liền với chức năng đô thị; chịu tác động của toàn cầu hóa; là ranh giới hành chính). John Friedmann (2011) nhấn mạnh thêm tính giao thoa giữa khu vực thành phố và nông thôn ở khu vực đô thị. Điểm chung giữa các nhà nghiên cứu khi định nghĩa về khu vực ven đô chính là cùng khẳng định đặc tính địa phương, xét cả về không gian và thời gian. Từ những phân tích và thảo luận trên, khu vực ven đô được xem là không gian quan trọng của quá trình phát triển của thành phố và vùng đô thị vì 3 đây chính là không gian của sự chuyển đổi, mâu thuẫn và giao thoa. Sự chuyển đổi ở khu vực này chủ yếu diễn ra theo hướng từ nông thôn sang đô thị, từ truyền thống sang hiện đại, một quá trình phát triển được gọi là hiện đại hóa [71, tr 71-74]. Ở khu vực ven đô, làng xã trong quá trình đô thị hóa đã biến đổi về mọi mặt. Đặc biệt là biến đổi không gian. Vậy biến đổi được hiểu là gì? Các nhà nhân học văn hóa xã hội, đặc biệt là những người đã quan sát và báo cáo về biến đổi trong một quá trình nghiên cứu dân tộc học lâu dài, từng có xu hướng nước đôi khi đề cập đến lý thuyết đối với các quá trình có khả năng dẫn tới biến đổi xã hội. Nhiều báo cáo đã quan sát các biến đổi - các kết quả của biến đổi - song lại không hề nhắc đến các quá trình đã làm cơ sở nền tảng cho những biến đổi đó. Nhìn nhận biến đổi theo những viễn cảnh lũy tiến và mang tính hình học tuyến tính sẽ không giúp ích gì cho việc nhận thức về biến đổi xã hội con người với nhau. Nhưng tựu chung sự biến đổi đó được nhìn nhận trên bối cảnh từ truyền thống đến hiện đại. Vậy truyền thống được hiểu là gì? Nội hàm khái niệm này cho đến nay vẫn được bàn luận rất nhiều. Từ “truyền thống” tiếng Latin là tradition, “hành vi lưu truyền”, là động từ tradere, “chuyển sang cho người khác, giao, trao lại”. Tuy nhiên, cần tránh lẫn lộn giữa hai động từ hàm ẩn trong khái niệm truyền thống: “trao” và “truyền”. Sự thực, khái niệm này không thể tự khuôn mình bảo thủ, duy trì các yếu tố của một nền văn hóa ở mãi một trạng thái, bởi trong chính bản chất cái được gọi là truyền thống đã mang trong mình yếu tố làm mới và tích hợp các văn hóa [63, tr 19]. Nhận diện truyền thống sẽ góp phần định hình sự biến chuyển trong quá trình đô thị hóa và đưa ra những ý tưởng mang tính kiến giải. Hiện nay, các nhà Nhân học đặt biến đổi không gian khu vực ven đô trong sự ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa và công nghiệp hóa. Trong khi các khái niệm trên đã được thảo luận phổ biến trong nghiên cứu về đô thị hóa ở Việt Nam thì các khái niệm liên quan đến không gian có nội hàm cần phải thảo luận nhiều hơn. Ba loại không gian cơ bản được phân tích ở làng Ngọc Than ở ven đô Hà Nội là “không gian công”, “không gian tư”, và “không gian thiêng”. Có thể nói, sự phân chia cặp đối lập là “không gian công” và “không gian tư” là một cách phân loại phổ biến trong tài liệu nghiên cứu, và chúng đã trở thành các khái niệm phân tích quan trọng để tìm hiểu về thực tiễn đời sống xã hội (S.I. Benn and G.P. Gaus, 1983). Dù vậy, ở đây tôi vẫn xác định cụ thể hơn nội hàm của từng khái niệm không gian, vì 4 “công” ở đây là công cộng hay chung? Tương tự, “tư” ở đây là tư nhân hay riêng. Như vậy, sự phân loại và xác định nội hàm của loại hình không gian được cụ thể hóa cho luận văn này là một nhiệm vụ luôn được đặt ra trong từng trường hợp nghiên cứu cụ thể, như McDowell nhấn mạnh “sự phân chia giữa cộng và tư nhân... là xem xét quá trình mà nó được hình thành ở những thời điểm, địa điểm cụ thể” [98, tr 149]. “Không gian công” trong luận văn của tôi được hình dung theo cách Mitchell hiểu về không gian công, đó là nơi tương tác xã hội và chính trị (trong khi không gian tư là địa hạt riêng trong gia đình) [93, tr 116]. Vậy, không gian công được hiểu là không gian sinh hoạt chung thuộc về tập thể. Một điểm quan trọng liên quan đến không gian công là sự phân định giữa không gian công mang tính thế tục và không gian công mang tính thiêng. Trong luận văn này, không gian công là không gian công cộng nhưng không mang tính thiêng, nghĩa là không gian công được phân biệt với không gian thiêng [Mircea Eliade (Huyền Giang dịch, 2016)]. “Không gian thiêng” dù có tính thiêng vẫn có tính công trong đó (Phạm Quỳnh Phương, 2010; Đỗ Quang Hưng, 2010). Thực tiễn cho thấy, không gian thiêng là một loại hình không gian quan trọng trong đời sống làng Việt ở đồng bằng sông Hồng, cần được tách riêng thành một loại hình không gian để quan sát và phân tích. Bên cạnh hai loại hình không gian công và không gian thiêng, không gian tư có một vị trí quan trọng trong nhiều xã hội và nền văn hóa. Không gian tư được hiểu là không gian thuộc về mỗi cá nhân hay mở rộng ra là gia đình (và rộng hơn nữa là dòng họ, tùy từng hoàn cảnh và cách định nghĩa). Không giống với không gian công, không gian tư ít chịu sự kiểm soát của nhà nước [100, tr 2379]. Đặt trong bối cảnh của làng ở đồng bằng sông Hồng, không gian tư là nơi thuộc về gia đình, nơi con người có nhiều sự riêng tư dành cho bản thân. Ở Việt Nam, ba loại hình không gian trên (không gian công, không gian tư, không gian thiêng) đã được các nhà nghiên cứu sử dụng trong một số công trình nghiên cứu. Ví dụ, Lisa Drummond đã sử dụng hai phạm trù không gian công (public space) và không gian riêng (private space) để phân tích và lý giải về thực tiễn sử dụng hai không gian này ở đô thị Hà Nội đương đại. Tác giả phát hiện và lập luận rằng không gian tư tưởng chừng như ít chịu sự kiểm soát bởi lực lượng bên ngoài như nhà nước thì lại bị nhà nước kiểm soát, và ngược lại, không gian công là không gian thuộc về cộng đồng, nhà nước, thường bị quy định bởi các chuẩn mực xã hội và pháp luật 5 của nhà nước, song lại luôn bị chiếm hữu, biến thành cái riêng. Trong bối cảnh đó, biên giới giữa không gian công và không gian tư mang tính lỏng, có thể thay đổi và thường vượt quá giới hạn giống như trong các xã hội phương Tây, nhưng lại có nguyên nhân và diễn ra theo cách riêng của Việt Nam [71, tr 58 - 59]. Đặt trong bối cảnh của vùng đồng bằng sông Hồng, không gian thiêng có thể được nhận diện với một loạt các công trình và không gian bao quanh như đình, chùa, đền, miếu và các nơi chốn có tính thiêng trong làng, song không thuộc về không gian tư. Không gian thiêng, như tác giả Phạm Quỳnh Phương (2010) xác định, là việc con người gắn tính thiêng vào một nơi chốn cụ thể. Trong trường hợp nghiên cứu của tác giả, đó chính là các di tích thờ Đức thánh Trần. Theo tác giả thì các di tích này vốn ban đầu xuất hiện ở một số làng vùng đồng bằng sông Hồng, rồi lan toả ra các khu vực khác ở Việt Nam và cả bên ngoài biên giới Việt Nam (ở nước ngoài) gắn với sự di dân của con người. Có thể nói, ba loại không gian này, không gian công, không gian tư và không gian thiêng vừa là các đối tượng nghiên cứu, vừa là các đơn vị phân tích. Trong luận văn này, chúng được đặt trong bối cảnh của đô thị hóa ở một làng cụ thể, đó là làng Ngọc Than ở ven đô Hà Nội để quan sát, phân tích và lý giải. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, sự phân chia và biên giới giữa chúng không mang tính tuyệt đối, bất biến, vì khó có thể xác định được ranh giới rạch ròi giữa các loại hình không gian. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình điền dã dân tộc học để thu thập tài liệu nghiên cứu cho luận văn, tôi sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu như quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố. Ngoài ra, tôi còn thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được lưu trữ và tại địa bàn nghiên cứu. Cụ thể, tôi đã quan sát toàn bộ không gian gian và tập trung vào ba loại không gian được phân tích trong luận văn để xem các loại không gian cụ thể và toàn bộ không giang làng nói chung đã biến đổi như thế nào, không gian nào được phục hồi, không gian nào mở rộng, không gian nào mất đi, không gian nào có những yếu tố mới xuất hiện. Đặc biệt, tôi quan sát tham gia ở từng không gian trong những bối cảnh cụ thể, như các nghi lễ cúng ở điếm, các hoạt động ở đình, chùa... Từ những quan sát nêu trên, tôi có được các thông tin định tính, định lượng liên quan đến những biến đổi trong đời sống của người dân khi có sự tác động của đô thị 6 hóa. Từ đó, tôi phỏng vấn, trao đổi, nói chuyện với người dân và cán bộ địa phương để làm rõ những gì tôi cần cho nghiên cứu này. Giới tính được chia đều trong các độ tuổi để thông tin thu được khách quan từ nhiều góc độ. Trong các cuộc phỏng vấn sâu, tôi thường có những câu hỏi mang tính hồi cố để hiểu được những gì đã diễn ra không chỉ hôm nay mà còn trước đây. Những câu hỏi hồi cố đặc biệt hữu ích đối với những người cao tuổi, có sự am hiểu về những biến đổi ở làng qua thời gian, ở từng không gian. Một cách thu thập tài liệu nữa là khai thác các tài liệu thành văn. Đây vừa là một phương tiện nhằm có được cái nhìn lịch đại và mở rộng nhãn giới về bối cảnh và quy mô của vấn đề, vừa giúp tôi đối chiếu so sánh với các tài liệu thu được thông qua quan sát, phỏng vấn, từ đó làm sáng tỏ hơn sự biến đổi của các loại không gian, của tiến trình đô thị hóa ở làng và khu vực rộng lớn hơn của địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, một số kỹ thuật thu thập tài liệu khác như chụp ảnh, vẽ sơ đồ, bản đồ, v.v., cũng góp phần giúp tôi có thêm thông tin và hiểu rõ hơn những biến đổi ở làng được nghiên cứu. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Như được xác định ở trên, đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào biến đổi của ba loại hình không gian trong tiến trình đô thị hóa ở một làng cụ thể. Như vậy, dù tên luận văn có hai vế là đô thị hóa và biến đổi không gian, tôi muốn tập trung vào tìm hiểu, phân tích và lý giải về sự biến đổi của ba loại không gian. Đô thị hóa ở đây được hiểu vừa là tiền đề, vừa là bối cảnh của những biến đổi ba loại không gian nêu trên. Địa bàn nghiên cứu của luận văn là làng Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Đây là một làng cổ truyền, có các thiết chế không gian khá đặc trưng cho làng Việt ở đồng bằng sông Hồng, song đang có nhiều biến đổi dưới ảnh hưởng của đô thị hóa ở chính tại làng và trong không gian vùng ven đô thành phố Hà Nội. Như vậy, làng Ngọc Than không chỉ tiện cho việc điền dã dân tộc học của tôi (cách trung tâm Hà Nội khoảng 16 km), mà còn chứa đựng nhiều yếu tố có tính truyền thống để có thể quan sát, tìm hiểu và đặc biệt, là một làng ven đô đang chịu những tác động có thể quan sát được từ đô thị hóa. 6. Đóng góp của luận văn 7 Qua việc tìm hiểu về những biến đổi của không gian làng và quá trình đô thị hóa tác động đến sự thay đổi của ba loại không gian, luận văn mong muốn góp thêm hiểu biết của chúng ta về những biến đổi ở làng Việt thuộc khu vực ven đô nói riêng, ở đồng bằng sông Hồng nói chung trong quá trình đổi mới và đặc biệt là trong tiến trình đô thị hóa. Đặc biệt, những phân tích về biến đổi từ góc độ không gian, nhất là ở các không gian cụ thể, sẽ góp thêm một cách nhìn, một sự phân tích và lý giải về làng và những vận động, biến đổi của nó qua một trường hợp cụ thể trong tiến trình đô thị hóa ở ven đô thành phố. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có cấu trúc gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tài liệu và địa bàn nghiên cứu; Chương 2: Đô thị hóa ở làng Ngọc Than; Chương 3: Biến đổi không gian công; Chương 4: Biến đổi không gian tư; Chương 5: Biến đổi không gian thiêng. 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu làng Việt: Một số điểm đáng lưu ý Thứ nhất, cho đến nay có một số lượng lớn công trình nghiên cứu về làng Việt Nam nói chung và làng ở đồng bằng sông Hồng nói riêng. Trong gian đoạn nửa đầu thế kỷ XX đã có những công trình nghiên cứu đáng chú ý về làng của các nhà khoa học nước ngoài, như Rouilly (1929), Malot (1903), Gourou (1936)...1và các học giả Việt Nam, gồm Phan Kế Bính2 , Trần Trọng Kim3 , Nguyễn Văn Huyên (1939), Nguyễn Văn Khoan (1930) Trên nền tảng học thuật đó, ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XX, các nghiên cứu làng Việt và nhất là làng Việt ở đồng bằng sông Hồng có những bước tiến mới ở các góc độ khác nhau. Một loạt các công trình nghiên cứu về làng, hay có liên quan đến làng của các tác giả Phan Huy Lê (1959), J.Scott (1976), S.Popkin (1979), Trương Hữu Quýnh (1982-1983), Trần Từ (1984), Bùi Xuân Đính (1985), Nguyễn Đức Nghinh - Ngô Kim Chung (1987), Nguyễn Đình Đầu (1992), Lương Văn Hy (1992), Nguyễn Quang Ngọc (1993), Nguyễn Duy Hinh (1996), Đào Thế Tuấn (1997), Lâm Bá Nam (2000), F.Hutart-G.Lemercinier (2001)], Trương Huyền Chi (2001), Phan Đại Doãn (2001)], J. Kleinen (2007), cho thấy một khối lượng khác lớn các công trình nghiên cứu về làng ở đồng bằng sông Hồng từ truyền thống đến hiện đại. Thứ hai, các nghiên cứu về bản chất làng coi làng là một cộng đồng cư dân, biến đổi không ngừng cùng với biến đổi trong quy ước xã hội theo thời gian [66, tr 25]. Làng có vị trí quan trọng, được tìm hiểu nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn các khía cạnh văn hóa, chính trị, tôn giáo, kinh tế, nghệ thuật trong cấu trúc tổng thể cấu trúc của làng nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Như vậy, trong nghiên cứu về làng đã có những cách tiếp cận khác nhau, trong đó, các chiều cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, lịch sử làng Việt đã được quan tâm phân tích và thảo luận trong nhiều tài liệu nghiên cứu4. 1 Xem một tổng quan tương đối cụ thể, chuyển dẫn từ: Nguyễn Thừa Hỷ (2012). 2 In lần đầu: Phan Kế Bính (1913 - 1914), “Việt Nam phong tục”, Đông Dương Tạp chí, No 24 - 49. 3 In lần đầu: Trần Trọng Kim (1920), Việt Nam sử lược, Trung Bắc tân văn, Hà Nội. 4 Để có một cái nhìn bao quát về sự phong phú của lịch sử vấn đề, xem Thư mục về nghiên cứu làng Việt, bước đầu được đưa ra trong công trình của Nhiều tác giả (2006), Làng Việt Nam, đa nguyên và chặt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9 Thứ ba, một điểm quan trọng khác là làng truyền thống được nhận định theo những cách không hoàn toàn giống nhau. Trong khi P.Ory cho rằng làng xã chính là “một chính phủ cự tộc đầu sỏ (un gouvernement oligarchique), một quốc gia nhỏ bé nằm lọt trong đế quốc Annam. Nhà nước không can thiệp vào những công việc nội bộ làng xã” [dẫn theo: 43, tr 182], thì nhà dân tộc học Nguyễn Văn Huyên cho rằng: “Làng có thể định nghĩa là một tập hợp nhiều gia đình thành một nhóm dân cư, hay tách thành nhiều nhóm. Làng không phải chỉ gồm những người cư trú tại đây, mà cả mọi người gốc tích ở làng và có thể chỉ về làng một hai lần trong đời. Nhưng những người này có mồ mả tổ tiên, nhà thờ do một người trong “họ” trông nom. Dù thế nào thì đối với một người Việt Nam, bao giờ cũng là vinh dự khi có một làng quê ở tỉnh lẻ. Nếu không, dưới mắt dân làng, họ bị gọi bằng cái từ khá khinh thị là người tứ xứ” [38, tr 817]. Như vậy, làng Việt đã được nhận biết với các đặc tính khác nhau, tùy thuộc vào góc quan sát, sự quan tâm của nhà nghiên cứu. Những tri thức và cách lý giải về làng bổ sung cho nhau, giúp chúng ta hiểu rõ hơn, nhiều chiều hơn về làng Việt. Thứ tư, một điểm quan trọng khác mà tổng luận tài liệu nghiên cứu của tôi cho thấy, có ít nhất hai thái độ khoa học cơ bản tồn tại trong các quan sát và nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu Việt Nam thế kỷ XX về làng Việt truyền thống nói chung và làng ở đồng bằng sông Hồng nói riêng [66, tr 21 - 23]. Đại điện từ những cái nhìn từ nền học vấn Đông Dương, thời Pháp thuộc là quan điểm phê phán. Quan điểm phê phán nhìn thực thể làng như là một bước cản trở đối với sự phát triển đất nước, cho dù có nhiều điều hay, nhưng làng vẫn là nơi mà rất nhiều hủ tục còn tồn tại. Làng là nơi chứa đựng sự bè phái, mê tín dị đoan, cường hào sách nhiễu, trọng danh vô lối, tiểu nông tủn mủn cho nên cần “cải lương hương chính”. Quan điểm phê phán này hiện rõ trong các nghiên cứu làng qua phong tục, tập quán và các thực hành văn hóa. Đại diện cho quan điểm này có tiếng nói phê phán mạnh mẽ nhất chính là Phan Kế Bính, ông nhận xét về làng như sau: “Từ ngày nước Đại Pháp bảo hộ, đem những thói văn minh Âu Tây mà rải rác sang nước ta. Ta ngoảnh lại mà xem những tục cũ thì tỏ ra nhiều điều ngày trước là hay mà bây giờ hóa ra hủ bại lắm rồi”[13, tr 8]1. Quan điểm tích cực nhìn làng với những ưu điểm. Nếu đặt trong bối cảnh đầu thế kỷ XX, khi Việt Nam còn bị thực dân đô hộ, cả dân tộc đang đứng trước yêu cầu 1 Một cách sinh động hơn nữa, xem sự đả phá của các nhà văn, báo chí đương thời như tuần báo Phong hóa, hay Ngô Tất Tố viết Tập án cái đình và Việc làng, Lều chõng. 10 canh tân, tìm đường giành lại độc lập dân tộc như một mục tiêu tối thượng, thì quan điểm phê phán rõ ràng có tác dụng thức tỉnh đối với những gì là lực cản cho cuộc chấn hưng dân trí của đất nước hay ít nhất là một nhóm ưu tú trong xã hội Việt Nam đương thời. Khi lịch sử đã chuyển đổi, Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, thì một thế hệ các nhà khoa học và ngay cả các nhà quản lý chính sách bắt đầu thấy ở làng, trong không gian mới, những thực hành có các giá trị đáng được phát huy. Bên cạnh những nguyên nhân khác, đây là yếu tố góp phần hình thành và nuôi dưỡng những cái nhìn và thái độ có thiện cảm hơn, hay thậm chí là đánh giá cao sự hợp lý, tính tích cực của thực thể làng ở các góc độ khác nhau trong xã hội đương đại. Trong số các nhà khoa học có quan điểm tích cực đối với thực thể làng thì Từ Chi nổi lên là một trong những học giả tiêu biểu cho quan điểm này ở Việt Nam. Từ Chi thấy ở làng những tổ chức linh hoạt, duy trì một thứ dân chủ kiểu làng xã. Tiếp đó, trong bối cảnh đổi mới và nhất là khi mục tiêu phát triển bền vững được đề cao, nhiều giá trị văn hóa và một số thiết chế của làng được ca ngợi, tìm cách bảo tồn, phát huy, như các di tích, các nghi lễ, lễ hội, Như vậy, qua thời gian, các quan điểm về làng chuyền từ cái nhìn với những mặt hạn chế đến những yếu tố tích cực đã và đang tồn tại. Thực tiễn này khẳng định thời điểm, bối cảnh và góc nhìn của chúng ta đối với thực thể làng. Một tổng quan các nghiên cứu về làng cho thấy làng là một thực thể có những mặt ưu điểm và nhược điểm. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu làng không nhấn mạnh thái quá vào một quan điểm nào mà cần nhìn nhận làng với những chiều cạnh khác nhau. Trong đó, một cái nhìn hiểu được sự tồn tại hợp lý của làng trong bối cảnh lịch sử và đương đại sẽ giúp chúng ta hiểu rõ và tìm được cách phát huy các thế mạnh của văn hóa làng phục vụ sự phát triển Việt Nam hiện tại và tương lai. Thứ năm là tính đóng hay mở của làng. Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, các công trình nghiên cứu đã chú trọng hơn tới những biến đổi xã hội của làng Việt. Từ đó, những nghiên cứu khảo tả hay nghiên cứu cộng đồng đã dần dần được thay thế bằng những nghiên cứu về mối liên kết giữa địa phương và các cấp cao hơn với giả định ngầm hiểu rằng làng là một bộ phận của xã hội rộng lớn hơn [46, tr 14]. Sự thực, làng không bất biến mà thường biến. Điều này không trái ngược với tính tự trị của làng, mà chính là biểu hiện sự hoàn chỉnh của thực thể làng. Bởi hoàn toàn chủ 11 động, tự trị, làng có thể đối diện với những biến đổi, chọn lựa sự biến đổi để phát triển mà không bị phá vỡ cấu trúc. Đối lập với cách nhìn làng có tính đóng, quan điểm nhấn mạnh tính mở của làng cho phép tư duy về làng trong tính năng động của nó với các thế giới bên ngoài làng [46, tr 9 - 10] [62, tr 29]. N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004642_3051_2006163.pdf
Tài liệu liên quan