MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
nhà nước 3
I. Doanh nghiệp nhà nước 3
1. Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước 3
2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước 6
3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường. 6
II. Quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước 8
1. Khái quát về vốn trong doanh nghiệp 8
2. Tính tất yếu của việc quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp
nhà nước 11
3. Nội dung công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước 12
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp nhà nước 21
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
nhà nước của Cục Tài chính doanh nghiệp. 25
I. Giới thiệu Cục Tài chính doanh nghiệp 25
1. Lịch sử hình thành 25
2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Tài chính doanh nghiệp: 26
3. Tổ chức bộ máy của Cục Tài chính doanh nghiệp: 28
II. Thực trạng các doanh nghiệp nhà nước hiện nay 29
III. Tình hình công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà
nước của Cục Tài chính doanh nghiệp. 34
1. Vai trò chủ sở hữu. 35
1.1. Đầu tư vốn và giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước. 36
1.2. Huy động vốn của các doanh nghiệp nhà nước 38
1.3. Quản lý sử dụng vốn và tài sản 40
1.4. Bảo toàn và phát triển vốn 42
1.5. Phân phối và sử dụng các quỹ 43
2. Vai trò quản lý nhà nước 48
IV. Đánh giá công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà
nước của Cục Tài chính doanh nghiệp 50
1. Ưu điểm 50
1.1. Quyền chủ động của doanh nghiệp được mở rộng 50
1.2. Đề cao trách nhiệm bảo toàn vốn của doanh nghiệp 51
1.3. Bảo đảm sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác 51
1.4. Công tác giám sát đã đạt được một số kết quả. 52
2. Hạn chế 53
2.1. Tổ chức bộ máy quản lý vốn nhà nước chưa hợp lý 53
2.2. Cơ chế đầu tư vốn chưa đầy đủ và phù hợp. 53
2.3. Vấn đề sở hữu doanh nghiệp nhà nước 55
2.4. Doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự được chủ động. 55
2.5. Chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế 56
2.6. Trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp chưa cụ thể 58
2.7. Hiệu quả công tác giám sát doanh nghiệp nhà nước chưa cao. 58
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm đổi mới công tác quản lý vốn nhà
nước tại các doanh nghiệp nhà nước của Cục tài chính doanh nghiệp 59
1. Mục tiêu cơ bản khi thực hiện đổi mới công tác quản lý vốn nhà nước
tại các doanh nghiệp nhà nước. 59
2. Một số kiến nghị nhằm đổi mới công tác quản lý vốn nhà nước tại các
doanh nghiệp nhà nước. 60
2.1. Đổi mới tổ chức quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà
nước. 61
2.2. Hoàn thiện cơ chế đầu tư vốn 62
2.3. Thống nhất vấn đề sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước khi huy
động vốn. 64
2.4. Mở rộng hơn nữa quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước 64
2.5. Hoàn thiện chính sách phân phối và sử dụng các quỹ 66
2.6. Quy định rõ trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp. 67
2.7. Tăng cường công tác giám sát quản lý vốn 68
Kết luận 69
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1779 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước của Cục Tài chính doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tham gia việc xây dựng đơn giá, quỹ tiền lương và xếp hạng doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước.
Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp.
Kiểm tra báo cáo tài chính, xác định khả năng hoàn trả nợ, mức độ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước hàng năm của doanh nghiệp.
-Tổng hợp, phân tích tình hình quản lý, sử dụng vốn, việc bảo toàn và phát triển vốn thuộc sở hữu nhà nước tại các loại hình doanh nghiệp trong cả nước và theo ngành kinh tế.
-Quản lý các quỹ tài chính hỗ trợ doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền.
-Hướng dẫn các Sở Tài chính- Vật giá thống nhất quản lý nhà nước về tài chính đối với các doanh nghiệp trên địa bàn; quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp do tỉnh, thành phố thành lập hoặc góp vốn, tổng hợp, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trên địa bàn.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
3. Tổ chức bộ máy của Cục Tài chính doanh nghiệp:
Cục Tài chính doanh nghiệp có Cục trưởng phụ trách và một số Phó Cục trưởng do Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Bộ máy của Cục Tài chính doanh nghiệp gồm có:
-Ban Tài chính doanh nghiệp: xây dựng, quốc phòng, an ninh, hải quan, dự trữ quốc gia, các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội gọi tắt là Ban Tài chính doanh nghiệp xây dựng.
-Ban Tài chính doanh nghiệp giao thông- bưu điện
-Ban Tài chính doanh nghiệp công nghiệp
-Ban Tài chính doanh nghiệp thương mại- văn hoá- giáo dục
-Ban Tài chính doanh nghiệp nông nghiệp- thủy sản
-Ban Tài chính doanh nghiệp ngoài quốc doanh
-Ban Cổ phần hoá
-Ban Chính sách- Tổng hợp
-Văn phòng Cục.
II. Thực trạng các doanh nghiệp nhà nước hiện nay
Trong hơn 10 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước; đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Doanh nghiệp nhà nước đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế; góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, tăng thế và lực của đất nước. Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, trong tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và công trình hợp tác đầu tư với nước ngoài; là lực lượng quan trọng trong thực hiện các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo đảm nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh. Doanh nghiệp nhà nước ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường; năng lực sản xuất tiếp tục tăng; cơ cấu ngày càng hợp lý hơn; trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ; hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên; đời sống của người lao động từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh đó doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, chưa thực sự thể hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế trong những năm 1991- 1995 đạt bình quân 8,2%/năm, năm 1996- 1997 đạt xấp xỉ 9%/năm. Năm 1998 mặc dù có nhiều khó khăn nhưng GDP vẫn tăng 5,8%. Năm 1999 tốc độ tăng chỉ còn 5,5%. Năm 2000 tốc độ tăng trưởng đạt 7,5%, năm 2001 đạt 6,8%. Trong đó, Các doanh nghiệp nhà nước đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế: tạo ra hơn 30% GDP, hơn 60% nguồn thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và thu nhập cho 1,7 triệu lao động, đảm bảo cung cấp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế như dầu khí, điện, than, xi măng, hàng không, bưu chính viễn thông... góp phần cân đối cung cầu hàng hoá. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, các doanh nghiệp nhà nước vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng trung bình 9%/năm.
Tính đến 1/1/2000, số lượng doanh nghiệp nhà nước hiện có là 5.500, trong đó có 732 doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp trung ương là 1802, doanh nghiệp địa phương là 3.698. Số doanh nghiệp đã cổ phần hoá từ trước đến nay là hơn 900 doanh nghiệp, riêng trong năm 2001 là 165 doanh nghiệp; trong đó: cổ phần hoá 131 doanh nghiệp; giao, bán, khoán, thuê 34 doanh nghiệp (thuộc khối địa phương: 33 và Tổng công ty: 1). Số doanh nghiệp hoàn thành chuyển đổi sở hữu trong năm 2001 đạt khoảng 230 doanh nghiệp, gần bằng năm 2000.
Số lượng doanh nghiệp còn lại như trên là quá nhiều và dàn trải ở nhiều ngành lĩnh vực. Số doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành dịch vụ tài chính như kiểm toán, kế toán, bảo hiểm còn quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế và của các doanh nghiệp.
Mô hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng được tổ chức lại trên cơ sở các Tổng Công ty, Công ty, xí nghiệp liên hợp, liên hiệp các xí nghiệp, được tổ chức lại thành hai loại là Tổng Công ty (gồm các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập và doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc) và các doanh nghiệp độc lập. Đến nay, cả nước có 94 Tổng Công ty, trong đó có 17 Tổng Công ty 91 và 74 Tổng Công ty 90. Quy mô doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 10 tỷ đồng chiếm chưa đến 20% tổng số các Tổng Công ty, ví dụ lĩnh vực xây dựng cả nước có 24 Tổng Công ty, chiếm 25% tổng số.
Lợi nhuận của doanh nghiệp những năm qua tăng chưa tương xứng với sự quan tâm ưu đãi của Nhà nước về vốn, thị trường và những chính sách bảo hộ khác.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
2001
1
2
3
4
Vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Doanh thu
Lãi (đã trừ lỗ)
Tỷ lệ lãi/vốn nhà nước
Tỷ đ
Tỷ đ
Tỷ đ
%
108.970
304.422
11.568
10,6
112.000
316.278
12.000
11,6
130.253
328.320
14.588
11,2
132.858
361.152
15.317
11,5
Số liệu trên đây là theo báo cáo của doanh nghiệp nên có thể chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp (chưa được kiểm tra xác định lại của kiểm toán hoặc của các cơ quan chức năng). Nếu tính đúng cơ chế tài chính hiện hành (như tính đủ chênh lệch tỷ giá, dự phòng các khoản nợ khó đòi, khấu hao tài sản cố định...) thì số doanh nghiệp lỗ và số lỗ có thể tăng hơn nhiều.
Vốn nhà nước tại doanh nghiệp tăng qua các năm nhưng không nhiều. Năm 2000, số vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 130.253 tỷ đồng, so với năm 1999 tăng 2,7%. Năm 2001 số vốn là 132.858, tăng 2% so với năm 2000. Vốn dùng cho đầu tư tài sản theo cơ chế hiện hành chủ yếu là doanh nghiệp phải tự huy động bằng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, Nhà nước và các tổ chức khác. Từ năm 1995, Nhà nước để lại cho doanh nghiệp toàn bộ số khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước để doanh nghiệp đầu tư. Tỷ lệ trích quỹ đầu tư đầu tư phát triển từ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp được nâng từ 35% lên 50% cũng tạo thêm nguồn đầu tư cho doanh nghiệp.
Với doanh thu hàng năm khoảng trên 300.000 tỷ đồng, các doanh nghiệp nhà nước cần có khoảng 75.000 tỷ đồng vốn lưu động. Hiện nay số vốn lưu động chỉ có khoảng 20.000 tỷ đồng, mới đáp ứng được 27% số vốn lưu động cần thiết cho doanh nghiệp hoạt động.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, trong 3 năm 1998- 2000, ngân sách nhà nước đã dành gần 8.000 tỷ đồng để đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước, cho vay tín dụng ưu đãi 8.685 tỷ để các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng kinh doanh. Ngoài ra Nhà nước còn dành một phần ngân sách để bù chênh lệch lãi suất cho ngân hàng để chuyển tín dụng ngắn hạn thành tín dụng dài hạn. ở một số ngành đặc biệt như điện lực, dầu khí, Nhà nước còn thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài để đầu tư. Nhà nước cũng cho phép một số địa phương được thực hiện các khoản phụ thu để ngoài giá Nhà nước quy định để có thêm nguồn đầu tư cho doanh nghiệp như phụ thu tiền điện, tiền lắp đặt điện thoại ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Tới đây, theo Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX, Chính phủ sẽ thực hiện không thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước tích tụ vốn đầu tư để đổi mới công nghề. Giải pháp này sẽ làm tăng năng lực tài chính của doanh nghiệp nhà nước lên khoảng 1.500 tỷ đồng/năm.
Năm 2000, giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước (không bao gồm các ngân hàng) là 527.267 tỷ đồng, trong khi đó vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ là 130.253 tỷ. Do vậy, các doanh nghiệp nhà nước phải vay, chiếm dụng vốn lẫn nhau hoặc nợ Ngân sách nhà nước.
Bảng dưới đây cho biết tình hình nợ của các doanh nghiệp nhà nước cho đến 1/1/2001:
TT
Tiêu chí
Đơn vị
1998
1999
2000
1
2
3
4
Tổng số nợ phải trả
Tỷ lệ so với vốn nhà nước
Tổng số phải thu
Trong đó: khó đòi
Tỷ đ
%
Tỷ đ
Tỷ đ
123.193
113
67.993
1.658
183.664
164
105.602
2.629
353.410
367
187.091
1.926
Số nợ trên đây không bao gồm số nợ của các ngân hàng thương mại quốc doanh.
Hiện nay, tổng nợ phải thu và nợ phải trả của khối doanh nghiệp nhà nước lên đến gần 300.000 tỷ đồng. Số nợ của doanh nghiệp nhà nước thường cao hơn số vốn nhà nước từ 13- 300%. Nhiều doanh nghiệp có số nợ lớn như Tổng Công ty điện lực (14.000 tỷ), Tổng Công ty Bưu chính viễn thông (hơn 11.000 tỷ), Tổng Công ty Rượu bia (hơn 4.500 tỷ). Nhiều doanh nghiệp có số nợ lớn gấp nhiều lần số vốn nhà nước tại doanh nghiệp như Tổng Công ty Mía đường 1 (gấp 6 lần), Tổng Công ty Gốm sứ thủy tinh (gấp 3,5 lần), Tổng Công ty Dệt may (gần 2,5 lần), Tổng Công ty Than (gấp 2 lần). Một số doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, công nghệ thiết bị phù hợp nên khả năng thanh toán nợ tốt (Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Tổng Công ty cao su, Tổng Công ty xăng dầu...). Ngược lại, một số doanh nghiệp khác lại sử dụng vốn không phù hợp dẫn tới khả năng trả nợ kém như Tổng Công ty dâu tằm tơ. 74% nhà máy đường địa phương không có khả năng trả nợ đúng hạn, 50% số nhà máy xi măng lò đứng địa phương cũng mới trả được 10- 20% số nợ phải trả. Tổng Công ty Than có số nợ gấp 2 lần tổng số vốn Nhà nước song khả năng trả nợ rất thấp, đến 30/6/2000, số nợ vay đầu tư phải trả là 885 tỷ nhưng nguồn để trả chỉ có 702 tỷ, thiếu 183 tỷ đồng. Có khoảng 40 dự án vay vốn ODA với tổng số vốn vay 350 triệu USD gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Chính phủ đã có một số giải pháp xử lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước. Đối với các khoản nợ liên quan đến ngân sách, Chính phủ hỗ trợ tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước tính đến 31/12/1999 cho các dự án đầu tư được phê duyệt nhưng thiếu vốn, xoá số nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ. Đối với các khoản nợ ngân hàng quốc doanh, doanh nghiệp được khoanh nợ, cho phép xoá nợ lãi vay, chuyển nợ vay thành vốn ngân sách nhà nước cấp bổ sung cho doanh nghiệp hoặc xoá nợ lãi vay và khoanh nợ gốc, tuỳ từng trường hợp cụ thể.
Tóm lại, trong những năm gần đay, các doanh nghiệp nhà nước đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng chưa thể hiện được đầy đủ vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế. Có nhiều nguyên nhân cho hiện tượng này, trong đó có nguyên nhân từ phía công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp hiện nay.
III. Tình hình công tác quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước của Cục Tài chính doanh nghiệp.
Nhà nước quản lý vốn của mình tại các doanh nghiệp nhà nước thông qua Cục Tài chính doanh nghiệp trực thuộc Bộ Tài chính. Công tác quản lý vốn nhà nước được thể hiện trên hai mặt: thực hiện vai trò chủ sở hữu và thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Hai chức năng này được Cục Tài chính doanh nghiệp thực hiện thông qua việc ban hành các cơ chế chính sách quản lý vốn nhà nước và hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc tuân thủ các chính sách đó của doanh nghiệp.
1. Vai trò chủ sở hữu.
Từ năm 1979, một thời kỳ thử nghiệm liên tục các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước: Mở đầu là Nghị định 25/CP ngày 21/1/1981 với ba phần kế hoạch. Tiếp theo là các Quyết định 146/HĐBT ngày 25/8/1982, Quyết định 156/HĐBT ngày 30/11/1984 và Quyết định 16/HĐBT ngày 26/6/1986 đã ra đời. Các Quyết định này ngày càng mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất kinh doanh lẫn trong lĩnh vực tài chính.
Sau đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Chính phủ đã triển khai một số chính sách và biện pháp quan trọng nhằm củng cố, tăng cường vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế.
Nghị định 59/CP của Chính phủ ban hành ngày 3/10/1996 đã đánh dấu một bước ngoặt trong tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn đổi mới quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước nói chung và quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Nghị định 59/CP là sự cụ thể hoá những quy định trong Luật doanh nghiệp nhà nước đã được Quốc hội thông qua ngày 20/4/1995.
Những nội dung của Nghị định đã đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau gần 3 năm thực hiện, một số điều quy định trong Nghị định 59/CP không còn phù hợp, cần được sửa đổi, nếu không sẽ trở thành vật cản trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế.
Ngày 20/4/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/1999/NĐ-CP nhằm sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996. Những sửa đổi, bổ sung ghi trong văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với những yêu cầu của cơ chế thị trường.
1.1. Đầu tư vốn và giao vốn cho doanh nghiệp nhà nước.
a) Đầu tư vốn
Nhà nước đầu tư vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước mới thành lập ở những ngành, những lĩnh vực quan trọng. Các cơ quan có thẩm quyền khi quyết định thành lập doanh nghiệp mới phải bảo đảm đủ vốn thực có tại thời điểm thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định của Nhà nước cho mỗi ngành nghề.
Trong quá trình kinh doanh, căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp và khả năng ngân sách Nhà nước, Nhà nước xem xét đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp trong những trường hợp cần thiết.
b) Giao vốn
Doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước giao vốn thuộc sở hữu Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp sau khi đã được kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Số vốn giao cho doanh nghiệp được xác định như sau:
- Đối với doanh nghiệp thành lập mới là số vốn Nhà nước ghi trong quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản bàn giao sang sản xuất kinh doanh, vốn điều lệ được Nhà nước bổ sung và vốn khác thuộc sở hữu Nhà nước (nếu có).
- Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động và thành lập lại (sáp nhập, chia tách) là số vốn thuộc sở hữu Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp thành viên, sau khi đã được kiểm tra, thẩm định theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Trước khi giao vốn, doanh nghiệp phải xác định rõ những tồn tại về mặt tài chính (tài sản thừa, thiếu, mất mát, hư hỏng, kém mất phẩm chất, tài sản ứ đọng chậm luân chuyển, không cần dùng, chờ thanh lý, công nợ khó đòi, các khoản lỗ luỹ kế, các khoản chi phí chưa có nguồn bù đắp và các tổn thất tài sản khác), nguyên nhân và trách nhiệm của những người liên quan đến các tồn tại để xử lý theo chế độ hiện hành. Những tồn tại tài chính do thực hiện chủ trương của Nhà nước thì doanh nghiệp phải kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý. Những tồn tại chưa thể xử lý được thì ghi rõ trong hồ sơ giao vốn. Doanh nghiệp thành lập lại và doanh nghiệp tiếp nhận doanh nghiệp khác sáp nhập vào được kế thừa các quyền lợi và thực hiện mọi nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách.
Các khoản vốn tăng thêm do được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước hoặc được cấp lại các khoản phải nộp ngân sách theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được coi là vốn có nguồn gốc từ ngân sách:
Các khoản vốn tăng thêm nói trên và vốn được Nhà nước cấp bổ sung sau khi đã giao vốn đều được tính vào số vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp.
Việc giao vốn tiến hành chậm nhất 60 ngày sau khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với các Tổng công ty Nhà nước, sau khi nhận vốn chậm nhất 30 ngày Tổng công ty phải tổ chức giao vốn cho các doanh nghiệp thành viên. Tổng số vốn giao cho các doanh nghiệp thành viên (doanh nghiệp độc lập và phụ thuộc) không được thấp hơn số vốn Nhà nước giao cho Tổng công ty. Trong thời gian 15 ngày sau khi giao vốn xong cho các doanh nghiệp thành viên, Tổng công ty Nhà nước gửi báo cáo tổng hợp và biên bản giao vốn cho cơ quan quản lý tài chính và Thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người được uỷ quyền là người giao vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) là người ký nhận vốn. Đối với các doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty Nhà nước, người giao vốn là Tổng giám đốc Tổng công ty, người nhận vốn là Giám đốc doanh nghiệp thành viên.
Đối với các Tổng công ty Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 90/TTg và Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ khi giao vốn phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan Quyết định thành lập doanh nghiệp.
1.2. Huy động vốn của các doanh nghiệp nhà nước
Ngoài số vốn Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước phải tự huy động vốn dưới các hình thức: phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn, nhận vốn góp liên kết và các hình thức khác để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Việc huy động vốn không được thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp và phải tuân theo các quy định của Pháp luật hiện hành.
a) Doanh nghiệp nhà nước được huy động vốn trong nước theo các hình thức sau:
- Doanh nghiệp nhà nước được phát hành trái phiếu để huy động vốn phát triển kinh doanh.
- Doanh nghiệp được ký hợp đồng, hợp tác kinh doanh hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước nhằm bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp được vay vốn của các tổ chức tín dụng (các Ngân hàng thương mại, các Công ty tài chính...), các doanh nghiệp khác, các cá nhân (kể cả cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp) để đầu tư phát triển.
Về nguyên tắc lãi suất huy động vốn theo hình thức vay vốn, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp theo lãi suất thực tế nhưng tối đa không quá tỷ lệ lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào nguyên tắc này, lãi suất huy động vốn phải được ghi trong khế ước hoặc hợp đồng vay vốn và được hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
b) Các hình thức huy động vốn từ nước ngoài bao gồm:
Doanh nghiệp Nhà nước được vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức và cá nhân nước ngoài để phát triển kinh doanh, theo đúng các quy định của Chính phủ. Trường hợp đặc biệt được Nhà nước bảo lãnh vay vốn nước ngoài phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trường hợp không được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì tổ chức nào bảo lãnh, tổ chức đó chịu trách nhiệm về khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp theo quy định của hợp đồng đã ký.
c) Trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn huy động:
Vốn huy động chỉ sử dụng vào mục đích kinh doanh không dùng vào mục đích khác. Vốn huy động phải được quản lý chặt chẽ, kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp phải trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.
Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị), Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm phê duyệt phương án huy động vốn. Nếu phương án huy động vốn không có hiệu quả dẫn đến tổn thất tài sản thì Hội đồng quản trị, Giám đốc chịu trách nhiệm tuỳ theo mức lỗ, số năm bị lỗ, nguyên nhân chủ quan gây ra lỗ và mức độ trách nhiệm cụ thể. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc có trách nhiệm lập và thực hiện phương án huy động vốn, sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Khi việc thực hiện dự án đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến không thu hồi được vốn Nhà nước hoặc không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn, thì các thiệt hại do chủ quan gây ra, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và trong phạm vi trách nhiệm, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc bị xử lý hành chính và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.
1.3. Quản lý sử dụng vốn và tài sản
- Doanh nghiệp được quyền sử dụng vốn và quỹ để kinh doanh theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Trường hợp sử dụng các loại vốn và quỹ khác với mục đích sử dụng đã quy định cho các loại vốn và quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có hoàn trả, như: dùng các quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi... để kinh doanh thì phải hoàn trả quỹ đó khi có nhu cầu sử dụng.
Doanh nghiệp được quyền thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn cho việc phát triển kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.
- Quản lý công nợ:
Doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi chi tiết tất cả các khoản công nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp. Định kỳ (tháng, quý) doanh nghiệp phải đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình công nợ phải thu; đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, quá hạn và các khoản nợ khó đòi. Các khoản nợ không thu hồi được, cần xác định rõ mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp xử lý. Nếu do chủ quan gây ra thì người phạm lỗi phải bồi thường. Khoản chênh lệch giữa thiệt hại và bồi thường của đương sự nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp nếu quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ. Các khoản nợ thực sự không đòi được, doanh nghiệp hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, đồng thời phải tiếp tục theo dõi trên sổ kế toán (tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán) và đôn đốc thường xuyên để thu hồi. Số tiền thu được sau khi trừ chi phí thu nợ, hạch toán vào thu nhập bất thường của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thực hiện chế độ khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành. Doanh nghiệp Nhà nước phải xây dựng quy chế quản lý, bảo quản, sử dụng tài sản của doanh nghiệp; quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản.
Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức, cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình, để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập nhưng phải theo dõi, thu hồi tài sản khi hết hạn cho thuê. Đối với tài sản cho thuê hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định.
Doanh nghiệp được đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Doanh nghiệp không được đem cầm cố, thế chấp, cho thuê các tài sản đi mượn, đi thuê, nhận giữ hộ, nhận cầm cố, nhận thế chấp... của doanh nghiệp khác nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu những tài sản đó. Đối với tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật khi cho thuê, cầm cố, thế chấp phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp cho phép.
Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh doanh có hiệu quả hơn. Đối với tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật khi nhượng bán phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản.
Doanh nghiệp được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất; tài sản lạc hậu bị hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng được. Những tài sản là toàn bộ dây chuyền công nghệ chính của doanh nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật khi thanh lý phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phê duyệt.
Khi nhượng bán, thanh lý doanh nghiệp phải lập Hội đồng đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản. Tài sản đem nhượng bán phải tổ chức đấu giá, thông báo công khai. Nếu tài sản thanh lý dưới hình thức dỡ bỏ, huỷ, phải tổ chức Hội đồng thanh lý do Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định.
Chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán và chi phí nhượng bán, thanh lý (nếu có) được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (thu nhập khác).
1.4. Bảo toàn và phát triển vốn
Bảo toàn vốn và phát triển vốn là nghĩa vụ của doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích của Nhà nước về vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và phát triển kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động và làm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
Các biện pháp bảo toàn vốn là:
- Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo các qui định của Nhà nước.
- Thực hiện v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12057.DOC