Luận văn Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa 1

Lời cảm ơn 2

Danh mục các chữ viết tắt 3

Danh mục các bảng biểu, sơ đồ 4

Mục lục . 6

Mở đầu 9

NỘI DUNG

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA TOÀN DIỆN TRƯỜNG THPT 13

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 13

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 16

1.2.1. Quản lý, Quản lý giáo dục 16

1.2.2. Thanh tra, Thanh tra giáo dục 18

1.2.3. Thanh tra toàn diện nhà trường, Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo 22

1.3. Vai trò, vị trí, chức năng của Thanh tra giáo dục 23

1.3.1. Vai trò của Thanh tra giáo dục 23

1.3.2. Vị trí của Thanh tra giáo dục 24

1.3.3. Chức năng của Thanh tra giáo dục 24

1.4. Nguyên tắc thanh tra và yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục trong điều kiện hiện nay 26

1.4.1. Nguyên tắc thanh tra 26

1.4.2. Yêu cầu đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục trong điều kiện hiện nay 27

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra giáo dục 28

1.5.1. Yếu tố chủ quan 28

1.5.2. Yếu tố khách quan 29

1.6. Tổ chức Thanh tra Sở GD&ĐT; nội dung, nhiệm vụ và trình tự thanh tra toàn diện trường THPT 29

1.6.1.Tổ chức Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo 29.

1.6.2. Nội dung, nhiệm vụ và trình tự thanh tra toàn diện trường THPT .31.

1.7. Nội dung đổi mới công tác thanh tra toàn diện trường THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo. 35

1.7.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của TTGD và mục đích TT toàn diện trường THPT cho CBQL, TTV, CTVTT và GV THPT 35

1.7.2. Xây dựng kế hoạch TT toàn diện trường THPT .36

1.7.3. Tổ chức bộ máy TT 37

1.7.4. Xây dựng lực lượng TTV, CTVTT 38

1.7.5. Chỉ đạo công tác TT toàn diện các trường THPT 40

1.7.6. Kiểm tra công tác TT toàn diện các trường THPT 41

1.7.7. Tổ chức sử dụng kết quả thanh tra 42

1.7.8. Tạo dựng các điều kiện hỗ trợ cho công tác thanh tra 42

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THANH TRA TOÀN DIỆN CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 45

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk 45

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk 45

2.1.2. Tình hình GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk 46

2.2. Thực trạng việc triển khai công tác thanh tra toàn diện các trường THPT của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk 51

2.2.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, TTV, CTVTT và GV THPT về vai trò, vị trí của TTGD; mục đích, thẩm quyền và tầm quan trọng của các nội dung TT toàn diện các trường THPT 51

2.2.2. Thực trạng về công tác xây dựng lực lượng TTV và CTVTT 58

2.2.3. Thực trạng về xây dựng kế hoạch TT 68

2.2.4. Thực trạng về tổ chức bộ máy TT 70

2.2.5. Thực trạng về chỉ đạo công tác thanh tra 71

2.2.6. Thực trạng về kiểm tra công tác thanh tra 74

2.2.7. Thực trạng về tổ chức sử dụng kết quả thanh tra 76

2.2.8. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ cho công tác thanh tra 78

2.3. Đánh giá chung 79

2.3.1. Những ưu điểm 80

2.3.2. Những tồn tại 80

Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP CỦA SỞ GD&ĐT NHẰM ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TT TOÀN DIỆN CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 82

3.1. Những nguyên tắc xác lập biện pháp 82

3.1.1. Nguyên tắc về tính định hướng đảm bảo mục tiêu GD&ĐT 82

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 84

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 86

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 86

3.2. Các biện pháp cụ thể .87

3.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTV, CTVTT, GV về công tác thanh tra 87

3.2.2. Xây dựng kế hoạch công tác TT toàn diện trường THPT 88

3.2.3. Đổi mới tổ chức công tác TT toàn diện trường THPT 90

3.2.4. Xây dựng đội ngũ TTV, CTVTT bậc THPT đáp ứng yêu cầu công tác TT 92

3.2.5. Chỉ đạo triển khai công tác TT toàn diện các trường THPT 95

3.2.6. Kiểm tra công tác TT toàn diện các trường THPT 99

3.2.7. Sử dụng kết quả TT nhằm phát hiện nguồn nhân lực giáo dục 101

3.2.8. Xây dựng các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động TT 103

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 105

3.4. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 105

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .109.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

 

doc114 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2917 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị trí của TTGD Qua kết quả điều tra từ Bảng 2.9, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau: - Về hệ thống TTGD: tất cả những người được hỏi đã nhận thức đúng về hệ thống tổ chức TTGD, có 64,6% rất đồng ý, 35,4% đồng ý. - Về vai trò, vị trí của TTGD: có 75,3% người được hỏi rất đồng ý, 24,7% đồng ý cho rằng TTGD thực hiện chức năng TT hành chính và TT chuyên ngành, 100% rất đồng ý TTGD thực hiện chức năng KT trong hoạt động chuyên môn (nhận thức đúng). Tuy nhiên, một số HT, HP, TTV, CTVTT và GV THPT nhận thức sai về một số chức năng của TTGD: cụ thể có 34% ý kiến cho rằng TTGD không thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động của nhà QLGD, không có vai trò phản hồi cho việc nghiên cứu, chỉ đạo, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật (có 30% ý kiến) và 12% ý kiến cho rằng TTGD không góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLGD, kiểm soát, phát hiện và phòng ngừa vi phạm. Bảng 2.9. Kết quả nhận thức về hệ thống, vai trò, vị trí của TTGD TT Nội dung Rất đồng ý SL (%) Đồng ý SL (%) Không đồng ý SL (%) 1.Hệ thống tổ chức TTGD Được tổ chức ở Trung ương thuộc Bộ GD&ĐT và ở địa phương thuộc Sở GD&ĐT 232 64,6 128 35,4 0 0 2.Vai trò, vị trí của TTGD 2.1. Thực hiện chức năng TT hành chính và TT chuyên ngành 271 75,3 89 24,7 0 0 2.2. Thực hiện chức năng kiểm tra trong hoạt động chuyên môn 360 100 0 0 0 0 2.3. Thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động của nhà QLGD 91 25,3 146 40,7 123 34 2.4. Phản hồi cho việc nghiên cứu, chỉ đạo, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và nội dung quản lý 53 14,7 199 55,3 108 30 2.5. Góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLGD, kiểm soát, phát hiện và phòng ngừa vi phạm 84 23,2 233 64,8 43 12 2.2.1.2. Nhận thức về mục đích và thẩm quyền công tác TT toàn diện trường THPT Từ kết quả điều tra ( Bảng 2.10), cho thấy: - Đề cập đến mục đích TT toàn diện trường THPT: 100% số người được hỏi xác định đúng mục đích của TT toàn diện trường THPT là đánh giá đúng thực trạng, tình hình nhà trường để tư vấn các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, khẳng định những mặt nhà trường đã làm được và tư vấn các biện pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế, yếu kém của nhà trường. Tuy nhiên, có 15,6% số người được hỏi xác định sai mục đích của TT toàn diện trường THPT là để phát hiện những sai sót trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường để xử lý kỷ luật. Bảng 2.10. Kết quả nhận thức về mục đích và thẩm quyền công tác TT toàn diện trường THPT TT Nội dung Rất đồng ý SL (%) Đồng ý SL (%) Không đồng ý SL (%) 1. Mục đích TT toàn diện trường THPT 1.1. Phát hiện những sai sót trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường để xử lý kỷ luật 19 5,3 37 10,3 304 84,4 1.2. Đánh giá đúng thực trạng, tình hình nhà trường để tư vấn biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục 328 91,3 32 8,7 0 0 1.3. Khẳng định những mặt đã làm được và tư vấn biện pháp khắc phục những khó khăn hạn chế, yếu kém 331 92 29 8 0 0 1.4. Là một trong những căn cứ quan trọng để kiến nghị các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung các chính sách, quy định cần thiết, phù hợp với thực tế địa phương 107 29,9 234 65 19 5,1 2.Thẩm quyền TT toàn diện trường THPT 2.1. Thuộc thẩm quyền của cơ quan TT nhà nước 0 0 11 3 349 97 2.2. Thuộc thẩm quyền của cơ quan TT Sở 320 89 40 11 0 0 2.3. Thuộc thẩm quyền của HT 108 30 111 31 141 39 - Về thẩm quyền TT toàn diện trường THPT: có 100% ý kiến được hỏi cho rằng thuộc thẩm quyền của Sở GD&ĐT (nhận thức đúng). Tuy vậy, cho thấy nhiều HT, PHT, TTV, CTVTT, GV THPT chưa có sự hiểu biết đúng đắn giữa kiểm tra và thanh tra nên có 61% ý kiến được hỏi cho rằng TT toàn diện trường THPT thuộc thẩm quyền của HT. Thậm chí có 3% cho rằng thuộc thẩm quyền của TT nhà nước. 2.2.1.3. Nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung TT toàn diện trường THPT Qua kết quả điều tra (bảng 2.11), chúng tôi thấy hầu hết CBQL, TTV, CTVTT, GV THPT được hỏi đều cho rằng để TT toàn diện trường THPT cần phải tiến hành xem xét đồng bộ cả 4 mặt, đó là: tổ chức của nhà trường; cơ sở vật chất kỹ thuật; tình hình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường và công tác quản lý của hiệu trưởng (nhận thức đúng). Việc nhà trường THPT thực hiện tốt hay chưa tốt 4 mặt trên đây là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục và hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, chúng tôi cần phải lưu ý đến một số ý kiến nhận thức sai, cho rằng không quan trọng đối với một số vấn đề. Ở nội dung cơ sở vật chất kỹ thuật gồm: diện tích khuôn viên, môi trường, cảnh quan sư phạm (5,3%); trang thiết bị dạy học, sách thư viện ( 15,7%); việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật (26,3%); Khu vệ sinh, sân chơi, bãi tập (15,5%); kinh phí dành cho hoạt động giáo dục, giảng dạy (2%). Ở nội dung tình hình thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường gồm: hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh (7,5%); chất lượng các hoạt động giáo dục khác. Ở nội dung công tác quản lý của hiệu trưởng gồm: xây dựng kế hoạch năm học (3,2%); tình hình bố trí sử dụng và quản lý lao động theo quy định (5%); việc quản lý dạy thêm, học thêm, quản lý cấp phát văn bằng chứng chỉ (12,5%); việc tuyên truyền phổ biến và thực hiện chính sách, pháp luật (6,5%). Các nội dung trên rất quan trọng, chúng có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại với nhau nhằm đánh giá một cách toàn diện hoạt động gíao dục của một nhà trường THPT. Qua kết quả của Bảng 2.11 dưới đây, chúng tôi có nhận xét như sau: qua kết quả nhận thức của CBQL, TTV, CTVTT, GV THPT về TTGD; nội dung, công tác TT toàn diện trường THPT, chúng tôi nhận thấy: Một bộ phận không nhỏ CBQL, TTV, CTVTT và GV THPT xác định chưa đúng đắn một số nội dung về vai trò, vị trí của TTGD; về mục đích, thẩm quyền và tầm quan trọng của các nội dung TT toàn diện trường THPT. Do vậy, Sở GD&ĐT cần tăng cường công tác tuyên truyền cho đội ngũ CBQL, TTV, CTVTT, GV THPT để họ hiểu đúng đắn nhằm nâng cao nhận thức về các nội dung TTGD nói chung và TT toàn diện trường THPT nói riêng. Bảng 2.11. Kết quả nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung TT toàn diện trường THPT TT Nội dung Rất QT SL (%) QT SL (%) Không QT SL (%) 1. Tổ chức của nhà trường 1.1. Số lượng, chất lượng của cán bộ quản lý 146 40,5 214 59,5 0 0 1.2. Số lượng, chất lượng của đội ngũ giáo viên 162 45 198 55 0 0 1.3. Số lượng, chất lượng đội ngũ nhân viên 108 30 252 70 0 0 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 2.1. Diện tích khuôn viên, cảnh quan, môi trường sư phạm 148 41 193 53,7 19 5,3 2.2. Phòng học, các phòng chức năng đạt chất lượng, số lượng theo quy định 108 30 252 70 0 0 2.3. Trang thiết bị dạy học, sách thư viện 87 24,3 216 60 57 15,7 2.4. Việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật 85 23,7 180 50 95 26,3 2.5. Khu vệ sinh, sân chơi, bãi tập 99 27,5 205 57 56 15,5 2.6. Kinh phí dành cho hoạt động giáo dục, giảng dạy 108 30 244 68 8 2 3. Tình hình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường 3.1. Kế hoạch phát triển giáo dục 144 40 216 60 0 0 3.2. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh 82 37,5 165 55 53 7,5 3.3. Hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập các bộ môn văn hóa 151 42 209 58 0 0 3.4. Chất lượng các hoạt động giáo dục khác 86 24 227 63 47 13 4. Công tác quản lý của hiệu trưởng 4.1. Xây dựng kế hoạch năm học 101 28 248 68,8 11 3,2 4.2. Công tác kiểm tra nội bộ 86 24 274 76 0 0 4.3. Công tác quản lý hành chính, tài chính; quản lý CBGV và học sinh 110 30,5 250 69,5 0 0 4.4. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước và Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường 144 40 216 60 0 0 4.5. Tình hình bố trí, sử dụng và quản lý lao động theo quy định 75 20,8 267 74,2 18 5 4.6. Việc quản lý dạy thêm, học thêm; quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ… 97 27 218 60,5 45 12,5 4.7. Việc tuyên truyền phổ biến và thực hiện chính sách, pháp luật 110 30,5 227 63 23 6,5 4.8. Kế hoạch thực hiện chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào 105 29 255 71 0 0 2.2.2. Thực trạng về công tác xây dựng lực lượng TTV và CTVTT Thanh tra viên Đánh giá thực trạng về lực lượng TTV: - Trong 5 năm, đã có 1 lần thay đổi Chánh TT, 1 lần thay đổi Phó chánh TT, 1 lần bổ nhiệm 1 Phó chánh TT, 1 lần thay đổi TTV. Như vậy, con người cụ thể làm công tác TT không được ổn định. - Về số lượng, cơ cấu: Trong 5 năm học qua, số lượng TTV chưa đạt theo tổng biên chế của cơ quan Sở (theo quy định của Bộ số lượng TTV phải đạt 10% biên chế của Sở); thiếu TTV phụ trách về công tác tài chính. Bảng 2.12. Thống kê số lượng TTV trong 5 năm qua Năm học Số lượng/ Tỷ lệ Trình độ chuyên môn Trước khi điều về Thanh tra Sở Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra Đại học Sau ĐH TPGD/HT PTPGD/ PHT TTCM Trung cấp Sơ cấp Chưa 2006- 2007 4/8% 4 0 0 2 1 1 3 0 2007- 2008 4/8% 4 0 1 1 1 0 4 0 2008- 2009 4/8% 4 0 1 1 1 0 4 0 2009- 2010 5/8,2% 5 0 1 1 1 0 5 0 2010 - 2011 5/8,2% 3 2 1 1 1 0 5 0 (Nguồn: Thanh tra Sở GD&ĐT Đắk Lắk) - Về chất lượng: Các TTV đã được lựa chọn từ những người có đủ tiêu chuẩn theo Nghị định 85/2006/NĐ-CP, ngày 18/8/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục. Trước khi được điều động về Thanh tra Sở, hầu hết đã từng làm quản lý tại các cơ sở giáo dục, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực TT. 100% TTV đã học nghiệp vụ TT, nhưng trình độ chỉ là sơ cấp và do chưa quen làm việc trong môi trường pháp lý nên việc xử lý tình huống theo quy định của pháp luật đôi lúc còn lúng túng, không nhạy bén, thiếu linh hoạt. Do vậy, có phần ảnh hưởng đến chất lượng công tác TT. 2.2.2.2. Cộng tác viên thanh tra Đánh giá thực trạng CTVTT bậc học THPT: - Về số lượng, cơ cấu: Số lượng CTVTT trong 3 nhiệm kỳ qua chiếm tỉ lệ bình quân 1/27 đến 1/31 GV, trong đó CTVTT ở bậc học THPT trong nhiệm kỳ 2009-2011 có tỷ lệ là 1/19 GV, nhiều hơn theo quy định của Bộ GD&ĐT (từ 1/40 đến 1/50). Như vậy, số lượng CTVTT đủ để tổ chức tiến hành nhiệm vụ được giao; cơ cấu các bộ môn cơ bản cân đối, đồng bộ và hợp lý. Bảng 2.13. Thống kê CTVTT các bậc học 3 nhiệm kỳ qua TT Nhiệm kỳ Tổng số Chia ra Tỷ lệ CTVTT/GV VP Sở Trường THPT TT GDTX Phòng GD&ĐT 1 2005 - 2007 705 20 116 1 568 1/31 2 2007 - 2009 812 21 150 3 638 1/29 3 2009 - 2011 1011 15 172 6 818 1/27 (Nguồn: Thanh tra Sở GD&ĐT Đắk Lắk) Bảng 2.14. Thống kê CTVTT bậc học THPT 3 nhiệm kỳ qua Nhiệm kỳ (CTVTT) Đơn vị Chia theo bộ môn Văn Sử Địa Toán Lý Hoá Sinh NN GD CD TD Kỹ thuật Môn Khác 2005-2007 (128) Sở 2 1 1 3 1 0 1 1 0 1 0 1 Trg 19 10 6 21 14 15 11 11 0 7 0 2 2007-2009 (163) Sở 2 1 1 3 1 1 1 1 0 1 0 1 Trg 26 11 10 27 19 12 13 16 2 9 1 4 2009-2011 (187) Sở 3 1 1 4 1 1 1 1 0 1 0 1 Trg 29 12 9 30 21 18 14 19 3 11 1 5 (Nguồn: Thanh tra Sở GD&ĐT Đắk Lắk) - Về chất lượng: + Tất cả CTVTT được bổ nhiệm đều hội đủ điều kiện theo tinh thần Nghị định 101/2002/NĐ-CP và Nghị định 85/2006/NĐ-CP của Chính phủ và đã được lựa chọn từ những cán bộ, giáo viên giỏi. Hiện nay, có 49/193 (25,4%) CTVTT chưa được học nghiệp vụ TT. Qua thực tế quan sát, tồn tại lớn nhất của đội ngũ CTVTT thể hiện ở các khía cạnh: am hiểu pháp luật và các quy định về TT còn yếu; nghiệp vụ TT thiếu vững vàng; còn nặng tình cảm, xuê xoa, nể nang, ngại va chạm… + Đội ngũ TTV và CTVTT bậc học THPT là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả công tác TT toàn diện trường THPT. Do vậy, đòi hỏi mỗi CTVTT phải có tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, thực sự có uy tín, có kiến thức vững vàng, năng lực nghiệp vụ sư phạm cao và một số năng lực khác. Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến đánh giá của 60 CBQL, 160 GV THPT, đồng thời lấy ý kiến tự đánh giá của 140 CTVTT bậc học THPT về phẩm chất, năng lực, uy tín của lực lượng CTVTT để có cơ sở xây dựng lực lượng CTVTT trong thời gian tới. Từ kết quả số liệu điều tra ở 2 bảng 2.15, 2.16, chúng tôi nhận thấy: * So sánh kết quả đánh giá và tự đánh giá về phẩm chất, uy tín, năng lực của CTVTT, các kết quả cơ bản tương đương. Độ chênh lệch giữa hai cách đánh giá một tiêu chí không đáng kể (cao nhất là: 0,42; thấp nhất là: 0,03). Bảng 2.15. Kết quả đánh giá của HT và GV THPT về phẩm chất, năng lực, uy tín của lực lượng CTVTT bậc học THPT Nhóm đánh giá TT Nội dung Số phiếu đánh giá mức điểm Điểm bình quân 5 4 3 2 1 Tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống 1 Có lập trường tư tưởng vững vàng. Tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh 124 80 16 0 0 4,49 2 Nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước 134 75 11 0 0 4,56 3 Có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công tác TT 35 57 55 30 43 3,05 4 Trung thực, kiên quyết, thẳng thắn 66 55 40 52 7 3,55 5 Thái độ khách quan, công bằng, cởi mở, chân thành. 30 51 72 29 38 3,03 Uy tín 6 Được cán bộ, giáo viên trong đơn vị tin tưởng và tôn trọng 36 37 81 56 10 3,15 7 Được đối tượng TT tin tưởng, chấp nhận và phục tùng kết luận TT 77 90 27 26 0 3,99 Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ TT 8 Kiến thức chuyên môn vững vàng, trình độ nghiệp vụ sư phạm cao 57 84 48 31 0 3,76 9 Thực hiện đúng quy trình TT 54 61 73 31 0 3,61 10 Thực hiện tốt chức năng tư vấn, thúc đấy trong thanh tra 21 49 76 34 40 2,71 11 Nghiệp vụ thanh tra giỏi 21 47 77 37 38 2,89 12 Năng lực quan sát tốt 62 76 35 47 0 3,70 13 Năng lực giao tiếp tốt 23 51 74 32 40 2,93 14 Năng lực cảm hoá, thuyết phục 26 49 76 31 38 2,97 * Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết lực lượng CTVTT có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có phẩm chất, năng lực, uy tín nhưng không cao và còn những hạn chế như: tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa tận tuỵ với công tác TT; chưa thực hiện tốt chức năng tư vấn, thúc đẩy trong TT; chưa thành thạo trong nghiệp vụ thanh tra; năng lực giao tiếp; năng lực cảm hoá, thuyết phục chưa tốt. Những tồn tại đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả TT. Do vậy, để xây dựng đội ngũ CTVTT có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay trách nhiệm Sở GD&ĐT phải có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng lực lượng TT. Bảng 2.16. Kết quả tự đánh giá của CTVTT về phẩm chất, năng lực, uy tín Nhóm đánh giá TT Nội dung Số phiếu đánh giá mức điểm Điểm bình quân 5 4 3 2 1 Tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống 1 Có lập trường tư tưởng vững vàng. Tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh 84 47 9 4,54 2 Nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước 83 48 9 4,53 3 Có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công tác TT 16 33 35 38 18 2,94 4 Trung thực, kiên quyết, thẳng thắn 37 50 36 17 0 3,76 5 Thái độ khách quan, công bằng, cởi mở, chân thành. 27 35 36 32 10 3,26 Uy tín 6 Được cán bộ giáo viên trong đơn vị tin tưởng và tôn trọng 29 34 35 31 11 3,28 7 Được đối tượng TT tin tưởng, chấp nhận và phục tùng kết luận TT 76 28 15 21 0 4,14 Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ thanh tra 8 Kiến thức chuyên môn vững vàng, trình độ nghiệp vụ sư phạm cao 40 52 37 11 0 3,86 9 Thực hiện đúng quy trình TT 39 51 37 13 0 3,83 10 Thực hiện tốt chức năng tư vấn, thúc đấy trong thanh tra 19 28 32 44 17 2,91 11 Nghiệp vụ thanh tra giỏi 17 29 31 38 25 2,82 12 Năng lực quan sát tốt 36 48 38 18 0 3,73 13 Năng lực giao tiếp tốt 11 23 30 39 37 2,51 14 Có năng lực cảm hoá, thuyết phục 20 27 29 36 28 2,82 + Để có cơ sở đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong công tác TT toàn diện trường THPT của CTVTT, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến tự đánh giá của 140 TTV, CTVTT bậc học THPT ở bảng 2.17, ghi nhận kết quả như sau: họ có khả năng thực hiện 4 nhiệm vụ khi TT toàn diện trường THPT, đó là: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy. Tuy nhiên, kết quả không cao; có một số nhiệm vụ khả năng còn hạn chế, cụ thể như: Về khả năng kiểm tra, gồm các nhiệm vụ: kiểm tra kinh phí dành cho hoạt động giáo dục, giảng dạy; kiểm tra hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh; kiểm tra chất lượng các hoạt động giáo dục khác; kiểm tra quản lý hành chính, tài chính, quản lý cán bộ, giáo viên và học sinh; kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước và Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; kiểm tra việc quản lý dạy thêm, học thêm và quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ. Bảng 2.17. Kết quả tự đánh giá của TTV, CTVTT bậc học THPT về khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong công tác TT toàn diện trường THPT NV cụ thể Nội dung nhiệm vụ Khả năng tiến hành Rất dễ tiến hành Dễ tiến hành Tương đối khó tiến hành Không thể tiến hành I. Kiểm tra 1.Kiểm tra tổ chức nhà trường 1.1. Kiểm tra số lượng, chất lượng cán bộ quản lý 24 17,1% 102 72,9% 14 10% 0 0% 1.2. Kiểm tra số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên 34 24,3% 92 65,7% 14 10% 0 0% 1.3. Kiểm tra số lượng, chất lượng của nhân viên 26 18,6% 104 74,3% 10 7,1% 0 0% 2. Kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật 2.1. Diện tích khuôn viên, cảnh quan, môi trường sư phạm 121 86,4% 19 13,6% 0 0% 0 0% 2.2. Phòng học, các phòng chức năng đạt chất lượng, số lượng theo quy định 114 81,4% 26 19,6% 0 0% 0 0% 2.3. Trang thiết bị dạy học, sách thư viện 89 63,6% 51 36,4% 0 0% 0 0% 2.4. Việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật 20 14,3% 114 81,4% 6 4,3% 0 0% 2.5Khu vệ sinh, sân chơi, bãi tập 95 67,9% 45 32,1% 0 0% 0 0% 2.6. Kinh phí dành cho hoạt động giáo dục, giảng dạy 34 24,3% 91 65% 11 7,9% 4 2,8% 3.Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục 3.1. Kế hoạch phát triển giáo dục 42 30% 98 70% 0 0% 0 0% 3.2. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh 28 20% 81 57,9% 20 14,3% 11 7,8 3.3. Hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập các bộ môn văn hóa 32 22,9% 104 74,3 4 3,5% 0 0% 3.4. Chất lựong các hoạt động giáo dục khác 31 22,1% 93 66,4% 11 7,9% 5 3.6% 4. Kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng 4.1. Xây dựng kế hoạch năm học 34 24,3% 106 75,7% 0 0% 0 0% 4.2. Công tác kiểm tra nội bộ 45 32,1% 95 67,9% 0 0% 0 0% 4.3. Công tác quản lý hành chính, tài chính; quản lý CB-GV và học sinh 37 26,4% 89 63,6% 13 9,3% 1 0,7% 4.4. Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước và Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường 12 8,6% 91 65% 22 15,7% 15 10,7% 4.5. Tình hình bố trí, sử dụng và quản lý lao động theo quy định 27 19,3% 104 74,3% 9 6,4% 0 0% 4.6. Việc quản lý dạy thêm, học thêm; quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ… 23 16,4% 102 72,9% 9 6,4% 6 4,3% 4.7. Việc tuyên truyền phổ biến và thực hiện chính sách, pháp luật 32 22,9% 108 77,1% 0 0% 0 0% 4.8. Kế hoạch thực hiện chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào 46 32,9% 94 67,1% 0 0% 0 0% II. Đánh giá 1. Đánh giá, xếp loại về tổ chức nhà trường 24 17,1% 101 72,1% 9 6,4% 6 4,4% 2. Đánh giá, xếp loại về cơ sở vật chất kỹ thuật 32 22,9% 108 77,1% 0 0% 0 0% 3. Đánh giá, xếp loại việc thực hiện kế hoạch giáo dục 28 20% 96 68,6% 12 8,6% 4 2,8% 4. Đánh giá, xếp loại công tác quản lý của hiệu trưởng 30 21,4% 107 76,4% 3 2,2% 0 0% III. Tư vấn 1.Tư vấn các giải pháp để xây dựng nhà trường đạt hoặc vượt chuẩn quốc gia, chuẩn chất lượng 11 7,9% 101 72,1% 28 20% 0 0% 2. Tư vấn việc chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 35 25% 65 46,4% 31 22,1% 9 6,5% IV. Thúc đẩy 1. Đối với nhà trường 1.1. Khẳng định kinh nghiệm tốt, động viên nhà trường phát huy kinh nghiệm, khai thác thế mạnh, vượt qua thách thức 20 14,3% 75 53,6% 32 22,9% 13 9,2% 1.2. Phổ biến các kinh nghiệm từ bên ngoài có thể áp dụng cho nhà trường 31 22,1% 54 38,6% 52 37,1% 3 2,2% 1.3. Trao đổi thống nhất với nhà trường về các vấn đề cần kiến nghị với cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan 30 21,4% 92 65,7% 18 12,9% 0 0% 2. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền 2.1. Với cơ quan chủ quản 19 13,6% 121 86,4% 0 0% 0 0% 2.2. Với các cơ quan có liên quan 15 10,7% 48 34,3% 62 44,3% 15 10,7% Về khả năng đánh giá, gồm các nhiệm vụ: đánh giá, xếp loại về tổ chức nhà trường; đánh giá hiệu quả tiết dạy thông qua kết quả học tập của học sinh; đánh giá, xếp loại việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Về khả năng tư vấn, gồm nhiệm vụ: tư vấn việc chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Về khả năng thúc đẩy, gồm các nhiệm vụ: khẳng định kinh nghiệm tốt, động viên nhà trường phát huy kinh nghiệm, khai thác thế mạnh, vượt qua thách thức; phổ biến các kinh nghiệm từ bên ngoài có thể áp dụng cho nhà trường; thúc đẩy kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan. Từ những đánh giá trên, để khắc phục những hạn chế về khả năng của CTVTT khi tiến hành TT toàn diện trường THPT, SGD&ĐT cần phải có kế hoạch bồi dưỡng để giúp họ có đủ năng lực thực hiện nhằm đạt được mục đích thanh tra. Vậy, trong thời gian tới trách nhiệm của Sở GD&ĐT cần có kế hoạch cho việc quy hoạch, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực cho đội ngũ làm công tác TT nhằm xây dựng lực lượng TT đủ mạnh đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công tác TT đã đề ra trong giai đoạn giáo dục hiện nay. 2.2.3. Thực trạng về xây dựng kế hoạch TT Đắk Lắk là tỉnh có địa bàn rộng, điều kiện giao thông khó khăn, số trường THPT khá nhiều. Do vậy, để triển khai thực hiện công tác TT toàn diện trường THPT đáp ứng yêu cầu do Bộ GD&ĐT quy định, Sở GD&ĐT Đắk Lắk đã tổ chức cần xây dựng kế hoạch TT toàn diện các trường THPT trên địa bàn một cách phù hợp và khoa học là vô cùng cần thiết. Để tìm hiểu thực trạng về mức độ và kết quả thực hiện xây dựng kế hoạch TT của Sở, chúng tôi đã trưng cầu lấy ý kiến của 60 HT, PHT và 140 TTV, CTVTT, ghi nhận kết quả như sau: Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.18, chúng tôi có nhận xét: - Nội dung kế hoạch đã căn cứ vào kế hoạch của TT Bộ và phù hợp với điều kiện của địa phương: 100% ý kiến cho rằng thực hiện thường xuyên, được đánh giá tốt 38,5%, khá 46 %, trung bình 15,5 %. - Xây dựng kế hoạch theo từng năm học, từng học kỳ: mức độ được đánh giá 87,5% thực hiện thường xuyên, 12,5% không thường xuyên, kết quả 40,5% tốt, 59,5% khá. - Thể hiện sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng của Sở trong xây dựng kế hoạch: 100% ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên, kết quả tốt 35,1%, khá 44,3%, trung bình 20,6%. - Tạo điều kiện và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của các CTVTTGD đang đảm nhiệm tại cơ sở: có 100% ý kiến cho rằng thực hiện thường xuyên, được đánh giá tốt 40%, khá 37,1%, trung bình 22,9%. Bảng 2.18. Mức độ, kết quả thực hiện việc xây dựng kế hoạch TT toàn diện trường THPT của Sở GD&ĐT TT Mức độ, kết quả thực hiện Nội dung Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện T K TB Y 1 Căn cứ nhiệm vụ năm học của ngành; kế hoạch của TT Bộ và phù hợp với các điều kiện tác động đến công tác TT 200 100 0 0 0 0 77 38,5 92 46 31 15,5 0 0 2 Xây dựng kế hoạch theo từng năm học, từng học kỳ. 175 87,5 25 12,5 0 0 81 40,5 119 59,5 0 0 0 0 3 Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng 200 100 0 0 0 0 70 35,1 89 44,3 41 20,6 0 0 4 Tạo điều kiện và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của các CTVTT đang đảm nhiệm tại cơ sở 200 100 0 0 0 0 80 40 74 37,1 46 22,9 0 0 5 Kế hoạch về kinh phí văn bản,tài liệu, phương tiện… phục vụ cho công tác thanh tra 200 100 0 0 0 0 81 40,6 93 46,6 26 12,8 0 0 - Kế hoạch về kinh phí, văn bản, tài liệu, phương tiện… phục vụ cho công tác thanh tra: các ý kiến cho rằng mức độ thực hiện 100% thường xuyên, kết quả tốt 40,6%, khá 46,6%, trung bình 12,8%. 2.2.4. Thực trạng về tổ chức thực hiện TT Theo Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT, ngày 20/10/2006 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo thì căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chánh Thanh tra Sở ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra toàn diện trường THPT và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo. Khi xét thấy cần thiết Giám đốc Sở ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra. Cũng theo nội dung Thông tư này, khi tiến hành thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo thì có thể tổ chức theo hai hình thức: kết hợp thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo trong cuộc thanh tra toàn diện nhà trường hoặc tổ chức các đoàn thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo riêng theo kế hoạch. Tại Đăk Lăk, trong thời gian qua, nhằm tăng tính hiệu lực cao hàng năm Thanh tra Sở theo kế hoạch đã được phê duyệt tham mưu cho Giám đốc Sở ra quyết định thành lập các đoàn thanh tra toàn diện t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐổi mới công tác thanh tra tòan diện các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.doc
Tài liệu liên quan