Luận án Tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện đa khoa trung ương tại địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện tự chủ tài chính

Lời cam đoan .i

Mục lục .ii

Danh mục các chữ viết tắt.vi

Danh mục các bảng.vii

Danh mục các biểu đồ .vii

Danh mục các hình .viii

Danh mục các hộp .viii

Danh mục các sơ đồ.viii

MỞ ĐẦU.1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU.6

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.6

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .12

1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC, THỰC TIỄN LUẬN ÁN ĐƯỢC KẾ

THỪA VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU.16

1.2.1. Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa.16

1.2.2. Những khoảng trống nghiên cứu.16

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.19

1.3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu .19

1.3.2. Quy trình nghiên cứu.20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.21

Chương 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ

NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH.22

2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ TỔ CHỨC CÔNG

TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP .22

2.1.1. Lý luận cơ bản về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp

công lập.22

2.1.2. Lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp

công lập .27

pdf336 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện đa khoa trung ương tại địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện tự chủ tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sổ Nhật ký chung. Theo đó, hệ thống sổ kế toán tại các bệnh viện đều được thiết kế theo hai loại: Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Nhìn chung, các bệnh viện đều vận dụng các mẫu sổ kế toán ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC cùng với việc tin học hóa trong công tác kế toán nên tiết kiệm được nhiều nhân công và chi phí, đặc biệt đặc biệt giảm được việc tính toán thủ công dễ gây ra nhầm lẫn của kế toán nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại đơn vị. Đặc biệt, đối với sổ kế toán chi tiết, với sự phát triển đa dạng về số lượng và loại hình dịch vụ cung cấp, cũng như quy mô ngày càng tăng của các bệnh viện kéo theo nhu cầu quản lý tài chính tại các bệnh viện ngày càng được chú trọng. Bởi vậy, nhu cầu theo dõi chi tiết các đối tượng phản ánh tài sản, các nguồn vốn, kinh phí và các khoản doanh thu, chi phí vừa là cơ sở cho quản lý tài chính và cũng là cơ sở cho việc điều hành hoạt động của đơn vị ở hiện tại. Để làm được điều này, các bệnh viện đã mở hệ thống sổ kế toán chi tiết để theo dõi. Hệ thống sổ này về cơ bản thống nhất với hệ thống tài khoản kế toán chi tiết các đơn vị sử dụng, đặc biệt là đối với những tài khoản doanh thu, chi phí. Xây dựng quy trình mở sổ, ghi chép và khóa sổ kế toán Tất cả các bệnh viện thực hiện việc ghi chép trên sổ kế toán nhờ hệ thống phần mềm kế toán. Việc xây dựng, thiết kế quy trình ghi chép trên sổ kế toán được thực hiện theo chương trình phần mềm kế toán do đơn vị đặt hàng. Đối với hệ thống sổ chi tiết, mặc dù đối tượng theo dõi chi tiết khác nhau nhưng phần lớn theo một mẫu thiết kế chung. Bên cạnh đó, để theo dõi chi tiết số dự toán được giao và tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng dự toán của bệnh viện từ nguồn NSNN và các nguồn khác, kế toán mở “sổ chi tiết theo dõi dự toán từ nguồn NSNN trong nước”; “sổ theo dõi nguồn viện trợ”; “sổ theo dõi nguồn vay nợ nước ngoài”; “sổ theo dõi kinh phí NSNN cấp bằng lệnh chi tiền” và “sổ theo dõi nguồn phí được khấu trừ, để lại”. 112 Việc ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Hữu Nghị không giống nhau, có bệnh viện mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, nhưng cũng có bệnh viện không thực hiện ghi sổ này. Cách ghi chứng từ ghi sổ tại mỗi bệnh viện cũng khác nhau, có bệnh viện thực hiện vào cuối tháng; hoặc cùng thực hiện ghi và khóa chứng từ ghi sổ nhưng đối với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt tại quỹ sẽ được thực hiện hàng ngày, còn đối với các nghiệp vụ kinh tế khác được thực hiện vào cuối tháng, hoặc có những nghiệp vụ được thực hiện vào cuối năm. Riêng đối với bệnh viện E, với ưu điểm về tính đơn giản và thuận tiện của hình thức ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán viên các bộ phận ghi nhận theo đúng trình tự thời gian và được ghi sổ và khóa sổ theo ngày. Việc đánh số hiệu chứng từ ghi sổ cũng khác nhau nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ tại đơn vị. Có bệnh viện đánh số theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn và bắt đầu từ đầu năm, nhưng có bệnh viện ký hiệu theo nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tháng phát sinh. Bảo quản và lưu trữ sổ kế toán Tất cả các bệnh viện đều thực hiện ghi sổ trên máy vi tính, nên tại bộ phận trực tiếp ghi sổ, tất cả các sổ kế toán được lưu trữ trên máy vi tính và chịu trách nhiệm chính bởi người trực tiếp ghi sổ. Kết thúc một niên đố kế toán, sổ kế toán được in ra, sắp xếp và bảo quản tại bộ phận lưu trữ cùng với chứng từ kế toán. Nội dung minh họa một số sổ kế toán thực tế tại các bệnh viện liên quan đến các tình huống đề cập ở nội dung trên được trình bày tại (Phụ lục số 05). 3.2.4. Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin kế toán tại các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.2.4.1. Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin kế toán theo quy định hiện hành Từ 31/12/2017 trở về trước, công tác lập và trình bà BCTC của bệnh viện được thực hiện theo chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 185/2010/TT-BTC. Đến năm 2018, đây là năm đầu tiên các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn Thành phố Hà Nội thực hiện theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Bởi là năm đầu tiên thực hiện lập báo cáo kế toán gồm báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán, nên thực tế các bệnh viện đến thời điểm nộp báo cáo tài chính theo quy địnhi còn nhiều khó khăn trong công tác lập, và nguyên nhân một phần 113 cũng là do phần mềm kế toán chưa đáp ứng được kịp thời với những quy định về mẫu biểu, nội dung và phương pháp lập theo hướng dẫn của Thông tư 107. Bởi vậy, tuy thời điểm nộp báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán, mặc dù theo quy định, các bệnh viện phải nộp báo cáo về Bộ Y tế vào thời điểm cuối tháng 3/2019, song phải đến tháng 6/2019, báo cáo này mới được hoàn thiện để gửi cho Bộ Y tế. Thực trạng lập báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính Với việc chuyển đổi loại hình đơn vị sự nghiệp công lập sang tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên trong năm 2018 tại bệnh viện E và bệnh viện Hữu Nghị, cùng với việc triển khai áp dụng thực hiện thí điểm tự chủ tại bệnh viện Bạch Mai vào năm 2019 đã làm giảm mạnh tỷ trọng nguồn kinh phí NSNN cấp cho các bệnh viện. Bởi vậy, báo cáo quyết toán của các bệnh viện chủ yếu tập trung vào phần kinh phí NSNN kinh phí không thường xuyên, chủ yếu cho các hoạt động mua sắm sửa chữa, chi trả học bổng và hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên, cán bộ đi học và công tác chỉ đạo tuyến. Danh mục báo cáo quyết toán tại bệnh viện được trình bày tại phục lục số 05. Nhiều bệnh viện lúc đầu còn gặp vướng mắc khi lập Báo cáo tình hình tài chính như chưa cân đối giữa Tổng Tài sản và Tổng nguồn vốn và chưa biết cách kiểm tra để phát hiện nguyên nhân mất cân đối. Bên cạnh đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là báo cáo mà trong quá trình khảo sát, tác giả nhận được nhiều sự phản hồi nhất như “sự khó hiểu, phức tạp” của báo cáo này. Minh chứng về báo cáo tài chính ở một số bệnh viện cũng được trình bày ở phụ lục số 06. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán Việc phân tích thông tin trên báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán tại các bệnh viện hiện mới dừng lại thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán. Nội dung chủ yếu được đề cập trong thuyết minh báo cáo tài chính là một số chi tiết các tài khoản nhằm cụ thể hóa thông tin trên báo cáo tình hình tài chính và báo cáo kết quả hoạt động. Đặc biệt, trong phần thông tin khác đơn vị thuyết minh thêm, các bệnh viện cũng đã đề cập đến nguy cơ mất cân đối trong thanh toán dựa trên số liệu về tình hình tạm ứng và quyết toán với cơ quan BHXH, số tiền dư tại quỹ và số tiền bệnh viện nợ các nhà cung cấp. Qua đó, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất đẩy nhan tiến độ quyết toán giữa cơ quan BHXH về chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2018. 114 Hộp 3.1: Trích thông tin trên Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2018 của Bệnh viện Hữu Nghị Năm 2018 chi phí khám chữa bệnh BHYT đề nghị BHXH thanh toán là 403 tỷ đồng, Bệnh viện tạm đưa vào quyết toán 95% số đề nghị thanh toán, tương đương 382,90 tỷ đồng do đến hết quý 1/2019 cơ quan BHXH Thành phố Hà Nội chưa thực hiện quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2018 của Bệnh viện. Trong năm BHXH Hà Nội mới tạm ứng cho bệnh viện số tiền 308,9 tỷ đồng. Như vậy số còn nợ Bệnh viện so với chi phí đề nghị thanh toán là 94,1 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2018 số tiền Bệnh viện dư tại tài khoản ngân hàng, kho bạc là 74,7 tỷ đồng, (trong đó, số tiền dư các quỹ bằng tiền là: 60,586 đồng), giá trị hàng tồn kho là 40,157 tỷ đồng. Trong khi đó số tiền còn nợ các nhà cung cấp thuốc, dịch, phim, hóa chất... là 141,089 tỷ đồng, vì vậy, Bệnh viện gặp áp lực rất lớn khi phải cân đối nguồn trả cho các nhà cung cấp trong điều kiện không thể nợ tiền lương, phụ cấp trực, các khoản phụ cấp khác của cán bộ, viên chức, người lao động. Vì vậy, đề nghị cơ quan BHXH thành phố Hà Nội sớm quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT và thanh toán phần kinh phí khám chữa bệnh BHYT còn nợ năm 2018 cho Bệnh viện để Bệnh viện có nguồn chi trả công nợ cho nhà cung cấp đúng hạn theo hợp đồng đã ký. Với thuyết minh báo cáo quyết toán, bên cạnh việc chi tiết hóa tình hình sử dụng kinh phí NSNN, trong nội dung thuyết minh khác, từ việc phân tích số chi thực tế cho nhiệm vụ chính trị tại bệnh viện và đối chiếu với số liệu NSNN cấp trong năm, các bệnh viện đưa ra những khó khăn hiện đang gặp phải và một số đề xuất và kiến nghị đối với Bộ Y tế. Hộp 3.2: Trích thông tin trên Thuyết minh báo cáo quyết toán năm 2018 của Bệnh viện Hữu Nghị - Năm 2018, Bệnh viện được Bộ Y tế giao tự chủ toàn bộ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên, trong khi giá KCB BHYT chưa kết cấu đầy đủ chi phí như chi phí kiểm định, kiểm chuẩn, chi phí quản lý và chưa điều chỉnh giá kịp thời khi có sự biến động giá của các yếu tố cấu thành giá như tăng lương cơ sở Vì vậy, cân đối thu chi của Bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn. - Đề xuất, kiến nghị: + Bộ Y tế cho ý kiến chỉ đạo về thanh toán chi phí KCB BHYT vượt quỹ năm 2017, cũng như có cơ chế thanh toán đặc thù chi phí KCB BHYT năm 2018 do đối tượng phục vụ KCB BHYT của Bệnh viện rất đặc thù. + Điều chỉnh kịp thời giá KCB BHYT khi có yếu tố cấu thành giá có sự biến động. 115 3.2.4.2. Thực trạng tổ chức cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý và quản trị nội bộ tại các bệnh viện Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán theo quy định của thông tư 107/2017/TT-BTC, các bệnh viện còn xây dựng một số báo cáo phục vụ nhu cầu quản lý và quản trị của bệnh viện. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính, các bệnh viện không những cần lập báo cáo cung cấp thông tin tài chính của toàn bệnh viện, mà những thông tin này còn cần phải chi tiết theo từng khoa - để đánh giá kết quả hoạt động của từng khoa, và cũng cần chi tiết theo từng hoạt động, từng loại hình dịch vụ - đánh giá kết quả của từng hoạt động và dịch vụ y tế tại các bệnh viện. Đồng thời, thông tin cũng được cập nhật một cách thường xuyên, liên tục theo từng ngày, từng tháng để ban lãnh đạo bệnh viện có thể nắm bắt được kịp thời tình hình tài chính của đơn vị. Bởi vậy, trong quá trình tác giả khảo sát, các bệnh viện đều đã tự thiết kế các mẫu biểu báo cáo để phục vụ yêu cầu này. Những báo cáo này tùy theo mức độ áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình hoạt động của bệnh viện, các bệnh viện có thể xây dựng và thiết kế những báo cáo có tính chất quản trị khác nhau, trong đó trọng tâm vào hai mảng chính: doanh thu - chi phí của bệnh viện. Một số mẫu báo cáo phục vụ nhu cầu quản trị do bệnh viện tự thiết kế được trình bày tại Phụ lục số 07. 3.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra kế toán tại các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội Công tác kiểm tra kế toán được tiền hành bởi các cơ quan có thẩm quyền ngoài bệnh viện và kiểm tra nội bộ tại đơn vị. Đối với cơ quan có thẩm quyền, công tác kiểm tra kế toán được thực hiện theo các quyết định kiểm tra, kiểm toán và thường được thực hiện bởi cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Bộ chủ quản (trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là Bộ Y tế). Công tác kiểm tra được tiến hành theo năm, tùy theo quyết định của cơ quan quản lý. Nội dung kiểm tra gồm: - Kiểm tra việc thực hiện các nội dung công tác kế toán - Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán - Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán - Kiểm tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về kế toán Tập trung chủ yếu kiểm tra các chứng từ kế toán, phương pháp kế toán, kiểm tra việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, kiểm tra việc chấp 116 nhận các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán. Trình tự kiểm tra thường được tiến hành từ báo cáo đến sổ kế toán, và cuối cùng là chứng từ kế toán. Đối với kiểm tra kế toán tại nội bộ bệnh viện, chỉ duy nhất bệnh viện Bạch Mai có riêng một bộ phận là Tổ kiểm soát nội bộ để kiểm tra toàn bộ các khâu, đặc biệt là quy trình khám, chữa bệnh và thu viện phí; còn lại các bệnh viện đều chưa có bộ phận kiểm tra riêng mà giao cho kế toán trực tiếp thực hiện phần hành kiểm tra. Phương pháp kiểm tra kế toán chủ yếu là phương pháp đối chiếu: Đối chiếu số liệu giữa chứng từ, sổ sách và báo cáo; đối chiếu số liệu của bệnh viện với các đơn vị khác có liên quan như KBNN, Ngân hàng, Nhà cung cấp; đối chiếu việc thực hiện với các chế độ, chính sách quy định của Nhà nước; Ngoài ra, hàng quý, cơ quan BHXH cùng với bệnh viện cũng thực hiện kiểm tra đối chiếu chi phí KCB cho đối tượng có BHYT nhằm phục vụ quyết toán nguồn thu BHYT giữa hai đơn vị. 3.2.6. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán tại các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội Theo khảo sát, tất cả các bệnh viện đã ứng dụng phần mềm kế toán như DAS hay MISA và một số phần mềm hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của bệnh viện như phần mềm viện phí, phần mềm quản lý dược, phần mềm giám định BHYT, phần mềm quản lý nhân sự.... Điều này cho thấy việc ứng dụng CNTT vào công tác kế toán đã được các bệnh viện công chú trọng. Cụ thể: Với sự trợ giúp của phần mềm thu viện phí, việc phản ánh thông tin kế toán thu viện phí trên phần mềm kế toán được ghi nhận một cách kịp thời, chính xác, đáp ứng được yêu cầu chi tiết theo các tài khoản doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, với sự trợ giúp của phần mềm giám định BHYT, công tác đối chiếu chi phí KCB BHYT từ chứng từ thực tế ở bệnh viện trước khi đẩy lên cổng thanh toán BHYT đã giảm thiểu tương đối số chi phí KCB BHYT bị xuất toán bởi cơ quan BHXH, giúp cho việc ghi nhận và phản ánh doanh thu KCB BHYT được chính xác hơn. Tuy nhiên, bởi sự liên thông và kết nối giữa các phần mềm nói trên với phần mềm kế toán tại bệnh viện còn yếu và thiếu, đã làm phát sinh thêm một số công việc thủ công cho kế toán viên, mà điều này hoàn toàn có thể giải quyết được nếu thực hiện ERP (hệ thống quản lý nguồn lực) các bệnh viện. Điển hình như ở bệnh viện Bạch Mai, mặc dù phần mềm viện phí được cài đặt ở các điểm thu viện phí, nhưng không liên kết với nhau và không được liên kết với phần mềm kế toán của bệnh viện. Vì vậy, đến cuối ngày, tổ kiểm soát nội bộ lại một lần nữa phải nhập số thu viện phí vào phần 117 mềm kế toán tại phòng tài chính kế toán. Hay đối với bệnh viện E, mặc dù có phần mềm quản lý dược, song việc nhập, xuất thuốc, kế toán vẫn phải thực hiện thủ công căn cứ trên các hóa đơn, chứng từ thực tế liên quan đến hoạt động này, gây lãng phí thời gian và nguồn lực. 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.3.1. Kết quả đạt được trong quá trình tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung nhìn chung phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động hiện tại của các bệnh viện, giúp cho Phòng kế toán có điều kiện nắm trực tiếp toàn bộ thông tin tài chính - kế toán, nhờ vậy có thể kiểm tra, xử lý kịp thời các hoạt động của bệnh viện, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên môn hóa, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho lao động kế toán và áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào công tác kế toán. Về tổ chức lao động trong bộ máy kế toán bố trí tương đối phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện được thực hiện có hiệu quả. Các bệnh viện đều đã xây dựng bộ tiêu chuẩn quy định chức năng, nhiệm vụ và phân công vị trí công việc dành riêng bộ phận kế toán tại đơn vị, trong đó chi tiết hóa về nhiệm vụ, quyền hạn, người quản lý trực tiếp, người thay thế khi vắng mặt cũng như tiêu chuẩn của từng bộ phận. Số lượng lao động kế toán nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại. Lao động kế toán được tuyển dụng phù hợp với các tiêu chuẩn mà người làm kế toán cần phải đạt được theo quy định. Trình độ chuyên môn của lao động kế toán đã được Ban giám đốc quan tâm, tạo điều kiện để có cơ hội học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kiến thức trong điều kiện cơ chế chính sách tài chính - kế toán nói chung và trong lĩnh vực công nói riêng đang có nhiều thay đổi. 3.3.1.2. Về tổ chức thu nhận thông tin kế toán Bệnh viện đã thực hiện khá tốt việc tổ chức thu nhận thông tin qua hệ thống chứng từ kế toán, cụ thể, việc lập chứng từ, kiểm tra và luân chuyển chứng từ được thực hiện theo đúng chế độ chứng từ kế toán theo quy định hiện hành. Trong công tác lập chứng từ kế toán, phần lớn biểu mẫu chứng từ kế toán đã được sử dụng theo đúng quy định trong chế độ kế toán hiện hành, theo hướng dẫn 118 chung của Bộ Y tế đối với những chứng từ liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ (Luật KCB và văn bản hướng dẫn Luật KCB), và theo sự hướng dẫn của cơ quan BHXH đối với những thanh quyết toán BHYT với cơ quan này. Đồng thời, các bệnh viện cũng đã xây dựng, thiết kế được hệ thống biểu mẫu chứng từ tương đối đầy đủ và đồng bộ, cải tiến và bổ sung những chứng từ cần thiết phù hợp với đặc thù của bệnh viện để phục vụ và đáp ứng nhu cầu quản lý. Do áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, nên bệnh viện có hệ thống chứng từ được thiết kế và lập trình sẵn trên phần mềm như: Hóa đơn viện phí, phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Khi viện phí chuyển sang cơ chế giá dịch vụ, các bệnh viện đã chủ động thay đổi, cập nhật hệ thống chứng từ phù hợp với những quy định về giá, mà điển hình là chuyển từ “Biên lai thu viện phí” Sang “Hóa đơn viện phí”. Hóa đơn viện phí được thể hiện dưới dạng hóa đơn điện tử, phần lớn đã đảm bảo được những quy định về hóa đơn nói chung theo Nghị định 51/2010/ NĐ-CP và thông tư 39/2014/TT-BTC; và những quy định về hóa đơn điện từ theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP được hỗ trợ bởi phần mềm viện phí tích hợp với phần mềm hóa đơn điện tử tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác lập, xử lý và kiểm soát chứng từ, hạn chế chứng từ giấy bởi đây là hoạt động chính tại các bệnh viện - mỗi ngày bệnh viện thu hút hàng nghìn lượt bệnh nhân tới khám, chữa bệnh - lượng chứng từ viện phí bằng giấy phát sinh trước đây thực sự là khối lượng khổng lồ. Trong quá trình phân loại, xử lý, kiểm soát, bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán, các bệnh viện cũng đã chủ động xây dựng cho bệnh viện mình quy trình luân chuyển chứng từ tương ứng của từng hoạt động nghiệp vụ, tạo điều kiện và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong từng khâu trong chu trình. 3.3.1.3. Về tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán Hệ thống tài khoản kế toán của các bệnh viện hiện nay tương đối phù hợp với các quy định của chế độ kế toán hiện hành, góp phần ghi nhận, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hoạt động của bệnh viện. Các bệnh viện cũng đã chủ đông nghiên cứu, vận dụng và thiết kế những tài khoản chi tiết phù hợp với đặc thù và yêu cầu quản lý của bệnh viện. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng bệnh viện mà số lượng và việc mở tài khoản chi tiết tại các bệnh viện cũng khác nhau. Ví dụ: các bệnh viện đã mở chi tiết tài khoản doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ theo chi tiết hoạt động tại đơn vị mình, và tương ứng với hoạt động đó ở các tài khoản như tài khoản chi phí, tài khoản phải thu 119 Hệ thống sổ kế toán tại các bệnh viện mở tương đối logic, bảo đảm sự liên kết số liệu trong toàn đơn vị và đáp ứng được nhu cầu truy xuất thông tin chi tiết, cũng như đối chiếu, kiểm tra số liệu trên báo cáo tài chính. 3.3.1.4. Về tổ chức cung cấp thông tin kế toán Với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán, các bệnh viện đã lập tương đối đầy đủ, đúng theo mẫu quy định và phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán; đảm bảo tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính do kế toán cung cấp. Phương pháp lập, trình bày BCTC bảo đảm tín thống nhất, tôn trọng nguyên tắc lập báo cáo. Công tác phân tích báo cáo ở các bệnh viện đã bắt đầu được thực hiện ở một số khâu, ví dụ như phục vụ công tác lập kế hoạch hoạt động cho năm tài chính tiếp theo và được thể hiện một phần trên thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán. 3.3.1.5. Về tổ chức công tác kiểm tra kế toán Tại các bệnh viện đã tiến hành công tác kiểm tra kế toán một cách tương đối thường xuyên, liên tục và được thực hiện ở mọi khâu, mọi quy trình kế toán. Công tác kiểm tra kế toán được thực hiện từ khi thu nhận thông tin ban đầu, đến xử lý, hệ thống hóa để đảm bảo tính chính xác, khách quan và hữu ích của thông tin kế toán cung cấp. 3.3.1.6. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán Tùy theo đặc điểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và nguồn lực tài chính của mỗi bệnh viện mà việc ứng dụng công nghệ thông tin, hiệu quả sử dụng khác nhau. Các bệnh viện đã trang bị máy tính trong công tác kế toán thông qua sử dụng các phần mềm như Excel, phần mềm kế toán MISA, DASNhiều bệnh viện cũng đã tự xây dựng hoặc mua lại một số giải pháp, chương trình quản lý tổng thể bệnh viện, phần mềm thu viện phí, phần mềm quản lý dược Tuy nhiên, sự kết nối giữa phần mềm kế toán với các phần mềm khác tại bệnh viện chưa được thực hiện, dẫn tới kế toán chưa thực sự đóng vai trò trung tâm trong cung cấp thông tin, gây khó khăn trong công tác quản lý bệnh viện. 3.3.2. Hạn chế cần xem xét trong tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện đa khoa Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.3.2.1. Về tổ chức bộ máy kế toán Thứ nhất, tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức tập trung chỉ phù hợp ở thời điểm hiện tại, nhưng chưa phù hợp với sự phát triển trong quy mô hoạt động cũng như loại hình hoạt động của các bệnh viện trong tương lai. 120 Điển hình là bệnh viện Bạch Mai, theo nội dung được đề cập trong đề án đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ hoàn toàn của bệnh viện, nhiều trung tâm/ cơ sở mới được thành lập, ví dụ như: Trung tâm Ung bướu và Tim mạch trẻ em với tòa nhà 2 tầng chìm và 19 tầng nổi đã hoàn thành và đi vào hoạt động cuối năm 2016 với quy mô 800 giường bệnh; Dự án Trung tâm Khám bệnh và điều trị trong ngày với quy mô 100 giường bệnh và 6.000 lượt khám mỗi ngày chuẩn bị hoàn thành. Đặc biệt Dự án thành lập Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại tỉnh Hà Nam với quy mô 1000 giường được Chính phủ phê duyệt đang trong giai đoạn hoàn thiện. Cơ sở 2 tại tỉnh Hà Nam nếu đi vào hoạt động chính thức và có thể hoạt động hiệu quả, việc hình thành mô hình các bộ phận, tổ thuộc các phòng chức năng chuyên sâu (Kế hoạch tổng hợp, Tài chính kế toán) các khoa đặc thù (Dược, cận lâm sàng) nhằm thống nhất quản lý từng cơ sở và toàn bệnh viện là điều tất yếu khách quan. Bởi vậy, nếu tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức tập trung sẽ là hoàn toàn không phù hợp trong thời gian tới. Minh chứng rõ nét cho nhận định này, trong thời gian vừa qua, khi bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đang trong quá trình hoàn thiện, các cán bộ phòng kế toán đều phải “đi - về” giữa hai nơi: Hà Nội - Hà Nam, dẫn tới hiệu quả trong công việc chính (tại bệnh viện) và tại cơ sở hai là chưa cao. Thứ hai, chưa có bộ phận kế toán quản trị trong bộ máy kế toán của các bệnh viện, khiến công tác quản trị tài chính của bệnh viện chưa được chú trọng, là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh viện còn chưa chủ động trong cân đối và kiểm soát các nguồn lực tài chính tại bệnh viện Hiện nay, chủ yếu kế toán viên tại phòng kế toán các bệnh viện đều được phân công nhiệm vụ phụ trách theo các phần hành kế toán và nghiệp vụ thông thường. Mặc dù ở bệnh viện Bạch Mai đã có bộ phận kiểm soát nội bộ, song chức năng chính của bộ phận này vẫn là đối chiếu, kiểm tra và kiểm soát giữa số liệu trên phần mềm và chứng từ thực tế phát sinh. Bởi vậy, kế toán hiện vẫn chủ yếu đi theo sau để phản ánh những nghiệp vụ - kinh tế tài chính đã phát sinh, chức năng kiểm soát doanh thu - chi phí và kết quả, cũng như chức năng phân tích, dự báo chưa hoặc chưa thực sự được chú trọng. Chính vì thế, vẫn còn có tình trạng chi phí vượt quá định mức, hay vẫn còn có sự mất cân đối thu - chi và nguồn lực tài chính tại một số bệnh viện. Thứ ba, tổ chức bộ máy kế toán chưa gọn, nhẹ, chưa tận dụng được tối ưu tài nguyên từ các phần mềm quản lý trong bệnh viện Bởi chưa có sự kết nối thông tin giữa phần mềm kế toán và các phần mềm quản lý khác trong bệnh viện, nên phòng kế toán vẫn phải bố trí nhân sự để đảm nhận việc 121 nhâp thông tin vào phần mềm kế toán, dẫn đến tăng số lượng nhân sự cũng như gia tăng công việc “thủ công” cho kế toán viên. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề lớn trong công tác khám, chữa bệnh hiện nay tại nhiều bệnh viện là tình trạng quá tải bệnh nhân. Việc thanh toán viện phí, đón tiếp bệnh nhân ban đầu gặp không ít khó khăn đối với bệnh viện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_to_chuc_cong_tac_ke_toan_tai_cac_benh_vien_da_khoa_t.pdf
Tài liệu liên quan