Luận văn Đổi mới việc ra đề văn ở trường trung học phổ thông từ góc độ đổi mới kiểm tra đánh giá

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN . 1

MỤC LỤC. 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 5

DANH MỤC CÁC BẢNG. 6

PHẦN MỞ ĐẦU. 8

1. Lí do chọn đề tài . 8

2. Lịch sử vấn đề. 9

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 13

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 13

5. Phương pháp nghiên cứu . 14

6. Đóng góp của luận văn . 14

7. Cấu trúc của luận văn. 15

PHẦN NỘI DUNG . 16

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÁCH RA ĐỀ

KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN. 16

1.1. Cơ sở lí luận. 16

1.1.1. Kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục. 16

1.1.1.1. Khái niệm. 16

1.1.1.2. Vai trò của đề kiểm tra trong kiểm tra đánh giá kết quả

học tập của học sinh. 19

1.1.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục . 22

1.1.2.1. Quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục. 22

pdf174 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới việc ra đề văn ở trường trung học phổ thông từ góc độ đổi mới kiểm tra đánh giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bậc THPT là các thể loại tác phẩm được đặt ra ở từng giai đoạn của lịch sử văn học. Thông qua việc đọc hiểu từng tác phẩm cụ thể, HS hình thành công cụ khám phá và tiếp nhận tác phẩm theo các thể loại nhất định, tự mình có thể khám phá những tác phẩm tương tự. Chính nguyên tắc tích hợp của chương trình Ngữ văn tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra dạng đề tổng hợp trong tình hình mới là có cả trắc nghiệm khách quan và tự luận, bao quát được cả ba phần văn học, tiếng Việt và làm văn đồng thời tạo điều kiện để HS có thể vận dụng kiến thức liên ngành, liên môn để làm bài. Khi ra đề kiểm tra, GV sẽ căn cứ vào mục đích kiểm tra, chuẩn kiến thức, kĩ năng, tính tích hợp của môn học để lựa chọn ngữ liệu xây dựng đề kiểm tra. Ngữ liệu có thể là những văn bản được học trong SGK, có thể là những ngữ liệu ngoài SGK nhưng có nội dung và thể loại tương đương với văn bản HS được học. Bên cạnh việc đa dạng hình thức đề, với tính tích hợp này, chúng ta có điều kiện nhìn nhận lại sự hợp lí trong cấu trúc đề kiểm tra hiện nay và có những điều chỉnh nhất định. Do chương trình môn Ngữ văn được soạn và dạy theo hướng tích hợp ba phân môn nên hiển nhiên đề kiểm tra cũng phải đảm bảo tính tích hợp đó. Cấu trúc đề có thể chỉ có một câu tự luận, không nhất thiết phải có đủ ba câu, mỗi câu kiểm tra một mảng kiến thức riêng biệt nhất định. Sự tích hợp trong đề kiểm tra môn Ngữ văn hiện nay chưa thể hiện đúng tinh thần đó. Nhiều GV cho rằng muốn đảm bảo tính tích hợp trong đề hiện nay cần đưa phần tiếng Việt vào câu tái hiện kiến thức để đề bài kiểm tra được cả kiến thức văn, tiếng Việt và làm văn. Cách nhìn nhận này chưa thật đúng đắn và chỉ đổi mới bề nổi của vấn đề. Đổi mới cấu trúc đề thực sự là quay về cấu trúc đề truyền thống trước đây, đề chỉ gồm một câu tự luận yêu cầu nghị luận về một vấn đề nhất định. Trong câu tự luận đó, chúng ta sẽ kiểm tra HS cùng lúc cả kiến thức văn học, cách dùng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cả kĩ năng làm văn và mức độ cảm thụ cũng như kĩ năng giải quyết vấn đề. Theo tác giả luận văn, tùy mục đích kiểm tra mà cấu trúc đề có thể điều chỉnh cho phù hợp cho từng loại đề: 68 Đề kiểm tra thường xuyên (15 phút) có cấu trúc như sau: nếu ra đề theo hình thức trắc nghiệm thì đề thường gồm 20 câu; nếu theo hình thức tự luận sẽ ra 1 câu tự luận ngắn hoặc cũng có thể kết hợp 8 – 10 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận ngắn. Đối với đề kiểm tra định kì cấu trúc đề chỉ nên có 1 câu tự luận (NLVH hay NLXH tùy yêu cầu) đối với đề 45 phút; 1 câu tự luận hoặc 8 - 12 câu trắc nghiệm kết hợp 1 câu tự luận đối với đề 90 phút. Đề thi học kì hướng đến cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT. Đề thi tốt nghiệp THPT gồm 2 hoặc 3 câu, có phần tự chọn cho HS hai ban: 1 câu tái hiện kiến thức SGK (dần tiến tới bỏ câu này), 1 câu NLXH, 1 câu NLVH. Đề thi tuyển sinh 10, tuyển sinh đại học không nhất thiết phải có câu hỏi tái hiện kiến thức, không có phần tự chọn, gồm 2 câu tự luận và đảm bảo cân đối tỉ lệ giữa NLVH và NLXH. Đề thi tuyển HS giỏi cần có độ phân hóa cao hơn, vẫn gồm 2 câu tự luận: 1 câu NLVH, 1 câu NLXH nhưng có thể chia thành hai bài thi riêng biệt để HS phát huy tối đa năng lực làm văn ở từng kiểu bài. 2.2.5. Đảm bảo tính thực hành Môn Ngữ văn là môn khoa học có tính ứng dụng cao trong giao tiếp hàng ngày của con người. Dạy học Ngữ văn ngày nay hướng vào đời sống, vận dụng kiến thức để sống đúng, sống đẹp. Vì thế, việc tăng tính thực hành trong môn học là điều cần thiết phải làm. Để đảm bảo tính thực hành, đề kiểm tra Ngữ văn phải hướng đến bớt lí thuyết kinh viện, chú trọng phát triển khả năng suy nghĩ, phân tích, đánh giá vấn đề, tăng cường câu hỏi vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài. Hơn nữa, tư tưởng và cũng là mục đích của hoạt động đổi mới PPDH trong trường phổ thông hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Học đi đôi với làm, học để làm cũng là phương châm giáo dục xưa nay. Bởi thế, khi KTĐG kết quả học tập của HS, GV phải dựa trên quan điểm đánh giá và phát huy tính tích cực, chủ động của HS khi tham gia vào quá trình học tập. Thông qua mỗi đề kiểm tra, GV cố gắng tạo 69 điều kiện để HS được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, thực hành vận dụng nhiều hơn vốn kiến thức, kĩ năng văn học, tiếng Việt, làm văn mà các em đã có để làm bài. Tóm lại, đề bài phải đảm bảo tính vừa sức và tạo sức cho HS. Khi kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu văn bản, để đảm bảo tăng tính thực hành, GV có thể lựa chọn ngữ liệu là văn bản đọc thêm hoặc ngoài SGK; và cần nêu câu hỏi yêu cầu HS động não, vận dụng kiến thức đã học để lí giải; không ra những câu hỏi mang tính áp đặt, yêu cầu tái hiện kiến thức đơn thuần kiểu như câu 1 trong đề tuyển sinh lớp 10 năm học 2012 - 2013 của Hà Nội: “Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi” Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái” (Trích Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, 2011) Những câu thơ trên trích dẫn trong bài thơ nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó.” Trong môn Ngữ văn, làm văn được coi là phân môn thực hành tổng hợp. Việc ra đề làm văn cần đảm bảo tính thực hành từ việc tiếp nhận tới sản sinh văn bản. Trên cơ sở các kiến thức từ đọc - hiểu văn bản văn học, tiếng Việt, lí thuyết làm văn, GV ra đề thực hành làm văn với yêu cầu vận dụng từng thao tác làm bài cụ thể đến vận dụng nhiều thao tác cùng lúc để giải quyết vấn đề đặt ra. Ví như, để làm đề văn nghị luận “Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị”, HS không đơn thuần tái hiện những kiến thức về đặc điểm phong cách nghệ thuật, tiểu sử tác giả Tố Hữu, những chi tiết về quê hương, cuộc đời của ông mà phải nắm vững bản chất những kiến thức đó, kết hợp sử dụng những kiến thức tiếng Việt cùng các thao tác lập luận đã được học để làm bật lên phong cách, hồn thơ Tố Hữu. 70 2.2.6. Đảm bảo tính hệ thống, toàn diện Để đề kiểm tra thực sự được đổi mới, GV cần đảm bảo tính hệ thống, toàn diện từ khâu ra đề, soạn đáp án, chấm bài, trả bài kiểm tra. Có thể nói đáp án đề văn hiện nay vẫn là một thách thức đối với người ra đề. Nếu như trước đây mỗi đề thi có một đáp án, đáp án nào cũng chỉ cho phép HS phân tích áng văn, đoạn thơ theo một cách hiểu duy nhất thì ngày nay dù đề đóng hay mở đáp án cần phải được soạn theo hướng “mở”. Nghĩa là, đáp án không quá chi tiết, cho phép ghi nhận những sáng tạo thích hợp, không ràng buộc người viết vào một số ý nào có sẵn, cho trước mà chỉ đưa ra những tiêu chí, yêu cầu về nhận thức, kĩ năng, thái độ để định hướng cách giải quyết vấn đề được đặt ra. Đáp án cần có hướng dẫn chấm rõ ràng, biểu điểm phù hợp cho từng phần, không coi nhẹ những phần vận dụng và đẩy nó xuống hàng thứ yếu kèm số điểm hạn chế. Chất lượng của bài viết cũng không câu nệ vào dung lượng ngắn, dài mà điều quan trọng là HS phải xác định đúng và trúng trọng tâm vấn đề cần trình bày và thể hiện nó một cách rõ ràng, linh hoạt, logic, có chủ kiến, có sức thuyết phục. GV khi chấm bài cũng phải thật sự “vững tay” để không bỏ qua những suy nghĩ sáng tạo, những ý tưởng, lập luận độc đáo vượt ra ngoài khuôn khổ định hướng của đáp án thể hiện trong bài viết của HS. GV không nên bó hẹp ý tưởng, gò ép lập luận của HS vào một khuôn mẫu nhất định. Hiện nay, đề tuyển sinh đại học, cao đẳng được ra nghiêng về vận dụng, đòi hỏi kĩ năng tổng hợp, so sánh khi làm bài thì đáp án phải được đổi mới, có sự phân hóa để bắt kịp sự đổi mới của đề. Ví dụ câu III.a (5đ) của đề tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009 khối C yêu cầu nêu “Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)” thì đáp án ngoài việc làm rõ hai đối tượng, so sánh sự tương đồng và khác biệt trên cả bình diện nội dung và nghệ 71 thuật cần nâng cao đòi hỏi HS lí giải nguyên nhân sự khác biệt đó để xứng tầm đáp án của một đề văn tuyển sinh khối C. Khi làm đáp án theo hướng mở, GV cần đưa ra các tiêu chí: 1) Yêu cầu về nhận thức, kiến giải về vấn đề, đối tượng được nêu trong đề bài. Với đề bài có sẵn ý chính hoặc không có sẵn ý chính, GV cần gợi nội dung chính của bài làm với một số ý chính, chung nhất cần có. 2)Yêu cầu về việc bộc lộ cá tính, tình cảm, thái độ, quan niệm của người viết trước đối tượng và vấn đề nêu trong đề bài. 3)Yêu cầu về năng lực tổ chức, trình bày diễn đạt. Đáp án phải thể hiện cách đánh giá HS ở nhiều góc độ, trân trọng những sáng tạo của họ. Tiêu chí đánh giá phải có tác dụng kích thích, gợi mở sự sáng tạo của người học làm cho họ trở thành người chủ động, người đồng cảm, có bản lĩnh trình bày một cách thuyết phục những vấn đề mà họ quan tâm, hiểu biết với chính kiến của mình từ những vấn đề được đặt ra ở đề bài. Bên cạnh việc đổi mới việc ra đề kiểm tra, soạn đáp án, GV dạy văn cũng cần có cái nhìn đổi mới trong việc chấm bài kiểm tra, có sự tinh nhạy và tinh thần trách nhiệm cao. Đối với đề NLXH, khi chấm bài, GV không quá coi trọng lí lẽ, lập luận mà cần chấm cả dẫn chứng (số lượng, phạm vi) bởi dẫn chứng đôi khi lại là những lí lẽ hùng hồn nhất tạo sức thuyết phục và điểm nhấn cho bài viết. Việc yêu cầu rõ ràng và chấm điểm cả dẫn chứng như vậy sẽ hướng HS quan tâm đến kiến thức xã hội, những điều xảy ra xung quanh mình, có ý thức bồi dưỡng vốn sống cho bản thân. GV chấm bài tuyệt đối không đếm ý cho điểm mà phải chú ý đến tư duy của HS khi làm bài. Mạnh dạn đổi mới hướng đến chấm 50% nội dung, 50% kĩ năng trong bài làm của HS bắt đầu từ đối tượng HS giỏi, HS thi tuyển,và có thể chấm tay đôi với HS nếu thấy cần thiết. Trong khi chấm bài, GV không nên xem nhẹ điểm số của môn Ngữ văn, cần có điểm khuyến khích cho sự sáng tạo của HS. GV 72 cần mạnh dạn trong việc cho điểm ở những thang điểm cao, để HS nhìn thấy mục tiêu phấn đấu khi học tập môn Ngữ văn. Với hình thức đề “mở”, khi chấm bài GV nên lấy HS làm trung tâm, phải biết lựa chọn và chấp nhận những suy tưởng của HS, đánh giá cao sự sáng tạo của người học. GV cần phát huy chức năng giáo dục của đánh giá bằng điểm số, kèm theo những sai sót cụ thể của người học nhằm thông báo cho họ một cách chính xác về khoảng cách giữa việc học và mục tiêu cùng với những thiếu sót, khó khăn gặp phải trong tiến trình học, giúp người học tự đánh giá, tự kiểm tra, tự sửa sai và điều chỉnh; đồng thời cũng nhằm thông tin cho GV những điểm còn tồn tại trong việc học và dạy để điều chỉnh tiến trình dạy học của mình. Khi chấm bài, GV cần bám sát thang điểm và hướng dẫn chấm để hạn chế tối đa yếu tố chủ quan, cảm tính. Đặc biệt, trong mỗi bài kiểm tra, GV phải ghi rõ lời phê (lời nhận xét) về ưu điểm, khuyết điểm và thái độ làm bài của HS. Nhận xét là những phân tích hoặc những phán đoán về học lực hoặc hạnh kiểm của người học được rút ra từ quá trình quan sát các hành vi hoặc sản phẩm học tập của HS theo những tiêu chí được cho trước. Đây là một trong những phương tiện quan trọng nhằm động viên HS phấn đấu học tập thành công hơn, đồng thời hướng dẫn các em điều chỉnh việc học tập. Một nhận xét tốt phải bảo đảm các đặc điểm như: hiện thực, cụ thể, cá nhân hóa, chia sẻ, thông cảm và kịp thời. Điểm số và sự nhận xét, phân loại trong KTĐG vừa là mục đích vừa là động lực thúc đẩy hoạt động học tập của HS. GV khi chấm bài cần có một thái độ khách quan, vô tư, công bằng và bình tĩnh để đánh giá đúng chất lượng bài làm của từng HS. Điểm số chính xác, công bằng, khách quan sẽ có tác động tích cực đối với hoạt động học tập của HS; ngược lại, sẽ tác động tiêu cực đối với hoạt động học tập thậm chí có hại đối với quá trình phát triển nhân cách của HS. 73 Cùng với đổi mới việc ra đề, làm đáp án thì GV cần đổi mới cả tiết trả bài kiểm tra. GV không được xem đây là những giờ “đệm” mà tiến hành một cách tùy tiện, qua loa. Mỗi lần trả bài kiểm tra là mỗi lần HS nhận lại mình trong kĩ năng làm văn, trong sự tiến bộ hay chưa tiến bộ trong học tập. Trong tiết học này, GV có dịp củng cố lại kiến thức làm văn, chỉ ra những hạn chế, khuyến khích, động viên những cố gắng của các em trong học tập. Để học tốt tiết trả bài viết, GV và cả HS phải có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo. Tiết trả bài viết Tập làm văn là một trong những tiết học khó dạy. Nó đòi hỏi thông qua tiết học HS nhận ra được nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong bài viết của mình để có hướng phát huy và khắc phục ở những bài viết tiếp theo. Để dạy tốt tiết trả bài kiểm tra, GV phải làm tốt từ khâu chấm bài, ghi lời nhận xét, đặc biệt là tìm được các lỗi, chỉ ra nguyên nhân và cách sửa cho từng bài, biết khái quát các loại lỗi của HS, chọn và chữa các lỗi cần thiết trong tiết trả bài trên lớp. GV không nên trông chờ vào ý thức và hoạt động sửa bài của HS mà phải chủ động chuẩn bị các tình huống, các cách chữa lỗi từ trước. Khi thực hiện tiết trả bài, GV tiến hành công việc sau: yêu cầu HS nhắc lại đề bài đã làm; xác định nội dung yêu cầu của đề (thể loại, phương pháp làm bài, phạm vi tư liệu); yêu cầu HS lập dàn ý cho đề văn (trên cơ sở đã làm bài kiểm tra, lập lại dàn ý đề văn trong vở bài soạn ở nhà), GV chỉnh sửa đưa ra dàn ý chuẩn; nhận xét, đánh giá kết quả bài làm (nhận xét chung ưu điểm, khuyết điểm về nội dung, hình thức bài làm; nhận xét riêng đối với những bài thật xuất sắc hoặc thật kém); chọn những đoạn văn hay, bài viết xuất sắc làm ngữ liệu mẫu đọc trước lớp để cả lớp rút kinh nghiệm sau đó trả bài cho HS; yêu cầu HS đối chiếu bài làm với dàn ý, xem nhận xét của GV để sửa lại bài làm cho hoàn chỉnh. GV có thể ra thêm những đề văn khác cho HS luyện tập ở nhà đối với các đối tượng HS lớp chuyên, năng khiếu. Cũng cần lưu ý khi trả bài, GV không nên nhận xét một cách căng thẳng, gay gắt đối với những bài làm yếu kém, không có những lời nói nặng xúc phạm đến 74 nhân cách HS. GV cần phải động viên, khuyến khích HS qua những lời nhận xét, đánh giá của mình. Ở trường phổ thông, trong một kì kiểm tra, đề bài có thể không phải là một mà có thể hai hoặc hơn nữa vì nhiều lí do chủ quan và khách quan chi phối. Để sửa hết những đề văn đó trong thời lượng tiết trả bài là không thể vì vậy, GV phải cân nhắc, cùng HS lựa chọn một đề để trên cơ sở đó các em có thể giải quyết các đề còn lại. 2.3. Một số mô hình xây dựng đề kiểm tra môn Ngữ văn theo góc độ đổi mới 2.3.1. Xây dựng đề kiểm tra thường xuyên Đề kiểm tra thường xuyên được dùng nhằm thu thập thông tin về sự nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong một bài, một cụm bài thông qua một bài trắc nghiệm, một đoạn hoặc một bài viết ngắn, đơn giản, qua đó rèn cho HS khả năng tự học, tự đánh giá kết quả học tập của mình. Xây dựng đề kiểm tra dạng này, GV nên chọn những câu hỏi, bài tập có tính chất đơn giản, xâu chuỗi được những kiến thức, kĩ năng trong bài, cụm bài, đồng thời có những câu hỏi đánh giá được năng lực trình bày bằng ngôn ngữ viết về một vấn đề qua đoạn (bài) văn ngắn. Với mục đích kiểm tra kiến thức trong phạm vi nhỏ, chủ yếu rèn luyện kĩ năng tự đánh giá của HS, đề kiểm tra thường xuyên được dùng trong việc kiểm tra kiến thức từng phân môn cụ thể, nhất là kiểm tra kiến thức văn học của HS. Mặc dù vậy, theo quan điểm mới, trong dạy học cũng như trong KTĐG dù chỉ đề cập đến một nội dung bất kì của một phân môn, ta “vẫn có thể làm toát lên tinh thần tích hợp”. GV có thể sử dụng hình thức, cấu trúc đề một cách đa dạng và linh hoạt: đề trắc nghiệm khách quan, đề tự luận hoặc đề tổng hợp cả tự luận và trắc nghiệm khách quan. Đề trắc nghiệm môn Ngữ văn (15 phút) dung lượng thường là 20 câu, đề tổng hợp thường 8 – 10 câu trắc nghiệm và một câu tự luận và đề tự luận thường là một câu hỏi ngắn. 75 Trong ba phân môn của môn Ngữ văn, phân môn văn học chiếm dung lượng lớn trong chương trình, có mục tiêu cụ thể là hình thành và phát triển cho HS năng lực đọc - hiểu, cảm nhận, tiếp nhận giá trị của văn bản ở nhiều thể loại khác nhau. Do đó, khi kiểm tra kiến thức, đánh giá năng lực đọc - hiểu văn bản, GV có thể sử dụng những câu hỏi khai thác văn bản ở nhiều khía cạnh như thể loại, cảm xúc chủ đạo, chi tiết nghệ thuật, sự kiện, ý nghĩa, giá trị chung về nội dung và nghệ thuật,để HS hiểu sâu vào văn bản ngôn từ của tác phẩm, từ vẻ đẹp nghệ thuật khám phá vẻ đẹp nội dung, qua đó biết cách đọc - hiểu tác phẩm cùng thể loại. Ví dụ: Sau khi học xong đoạn trích Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục 2009), GV có thể ra đề kiểm tra 15 phút như sau: Câu hỏi trắc nghiệm khách quan: (4đ) Câu 1. Vì sao có thể nói việc dùng từ cậy (không dùng nhờ) trong câu Cậy em em có chịu lời, Nguyễn Du thể hiện cách nói tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều? a. Cậy đồng nghĩa với nhờ nhưng có tác dụng nhấn mạnh hơn b. Cậy đồng nghĩa với nhờ nhưng có thêm sắc thái nài ép c. Cậy hàm ý nhờ vả với tất cả sự tin tưởng, tôn trọng, biết ơn d. Cậy thể hiện niềm tin tuyệt đối vào đối tượng được nhờ Câu 2. Hai từ chịu lời cho ta thấy trạng thái tâm lí nổi bật nào của Thúy Kiều khi cậy Thúy Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng? a. Thúy Kiều lo sợ Thúy Vân không nhận lời b. Thúy Kiều đau xót, ái ngại cho sự thiệt thòi của Thúy Vân 76 c. Thúy Kiều mong Thúy Vân cảm thương mình mà nhận lời d. Thúy Kiều tiên cảm Thúy Vân nhận lời mình một cách miễn cưỡng Câu 3. Vì sao Thúy Kiều là chị mà phải cậy, lạy, thưa Thúy Vân khi trao duyên? a. Kiều tỏ lòng tôn kính, biết ơn sự hi sinh của Thúy Vân b. Kiều không đủ tỉnh táo khi trao duyên cho Vân c. Kiều muốn tỏ rõ tình yêu của mình với chàng Kim cho Vân biết d. Kiều muốn tỏ ra mình là con nhà có học Câu 4. Sự đâu sóng gió bất kì mà Kiều nói đến là nhằm nhắc đến sự việc gì đã xảy ra trước đêm trao duyên? a. Kiều mơ thấy Đạm Tiên và được báo những điềm không lành b. Chú của Kim trọng mất, chàng phải về quê chịu tang c. Mã Giám Sinh mua Kiều và gia đình Kiều ưng thuận d. Gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, cha và em Kiều bị bắt Câu 5. Dòng nào dưới đây nêu lên cách hiểu đúng nhất về câu thơ: Chiếc thoa với bức tờ mây/ Duyên này thì giữ, vật này của chung? a. Kiều không trao duyên mà chỉ trao kỉ vật cho Thúy Vân b. Kiều chưa nỡ trao hẳn cả tình yêu và kỉ vật cho Thúy Vân c. Kiều chỉ trao duyên còn kỉ vật Kiều xin giữ lại d. Kiều không đành lòng trao kỉ vật tình yêu giữa mình và Kim Trọng 77 Câu 6. Dòng nào dưới đây giải thích không đúng về lí do việc Thúy Kiều nhắc đến nhiều từ ngữ liên quan đến cái chết (ngậm cười chín suối, hồn, thác oan,...) sau khi trao duyên cho Thúy Vân? a. Kiều dự cảm được tương lai đầy sóng gió của mình b. Trao duyên xong, Kiều tưởng mình như đã chết c. Kiều luôn bị lời báo mộng của Đạm Tiên ám ảnh d. Kiều muốn dùng cái lẽ “nghĩa tử là nghĩa tận” thuyết phục Vân Câu 7. Đoạn trích Trao duyên thể hiện vẻ đẹp nào trong nhân cách con người Thúy Kiều? a. Hi sinh quên mình vì những người nàng yêu thương b. Ý thức về nhân phẩm bị chà đạp c. Khát vọng về công lí trong xã hội lúc bấy giờ d. Khát vọng được tự do yêu đương Câu 8. Thành công quan trọng và đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích Trao duyên là gì? a. Cách dùng từ ngữ, hình ảnh b. Dùng độc thoại, đối thoại c. Dùng tình huống mâu thuẫn d. Miêu tả tâm lí nhân vật Câu hỏi tự luận: (6đ) Viết đoạn văn (khoảng 10 dòng) triển khai một trong các ý sau: 78 - Nét độc đáo của hai câu thơ mở đầu đoạn trích Trao duyên. - Tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên. - Tâm trạng mâu thuẫn của Kiều khi trao duyên. (Đáp án phần trắc nghiệm: 1.c; 2.b; 3.a; 4.d; 5.b; 6.c; 7.a; 8.d) Những câu hỏi trắc nghiệm và tự luận trên nhằm kiểm tra năng lực đọc - hiểu đoạn trích Trao duyên từ nhiều phương diện, yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài. Các câu hỏi trong đề vừa làm nổi bật nội dung trọng tâm của bài học là bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của người thân vừa đảm bảo tính tích hợp và thực hành từ việc hiểu nghĩa của từ ngữ, câu thơ, nội dung cũng như nghệ thuật đến vận dụng kiến thức để thực hành viết đoạn văn ngắn. Như vậy, dù đề kiểm tra trên chưa đòi hỏi HS nhiều ở sự sáng tạo nhưng đã chú ý đến khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng không chỉ của văn mà còn của tiếng Việt, làm văn trong việc tìm hiểu, khai thác những yếu tố nội dung và nghệ thuật của văn bản. Đối với dạng đề tự luận, GV chỉ nên hỏi một đơn vị kiến thức nhỏ: một chi tiết, hình ảnh hay một phần nội dung trong văn bản hoặc cảm nhận ban đầu của HS khi tiếp xúc với văn bản. Với thời gian làm bài có hạn, đề nêu ra phải đảm bảo sao cho mọi HS đều hiểu và suy nghĩ ngay vào câu trả lời mà nó phải trả lời chứ không phải suy nghĩ xem GV muốn hỏi gì. Chẳng hạn, sau khi học truyện cổ tích Tấm Cám (Ngữ văn 10, tập 1), GV có thể ra đề kiểm tra 15 phút một cách sáng tạo: Cảm nghĩ của em về một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện cổ tích Việt Nam. Với đề bài này, HS sẽ huy động kiến thức về nghệ thuật của truyện cổ tích, nhớ lại tất cả những truyện cổ tích mà các em đã biết hoặc đã được học kể cả trong chương trình cấp THCS, từ đó có sự lựa chọn và tiến hành làm bài. Như vậy, đề bài này vừa đảm bảo được tính tích hợp, gắn liền với đọc - hiểu theo đặc trưng thể loại vừa đòi hỏi có sự sáng tạo trong việc lựa chọn chi tiết nghệ thuật khi HS đặt bút làm bài. 79 2.3.2. Xây dựng đề kiểm tra định kì Đề kiểm tra định kì bao gồm những đề kiểm tra 45 phút, 90 phút và thi học kì. Đề kiểm tra định kì được vận dụng nhằm thu thập thông tin về sự nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong một cụm bài lớn, một mạch nội dung, một học kì qua hình thức trình bày một bài kiểm tra phức tạp hơn, dung lượng dài hơn so với bài kiểm tra thường xuyên. Đây là dạng bài kiểm tra có tính chất đánh giá tổng hợp năng lực của HS sau một giai đoạn học tập. Xây dựng đề kiểm tra dạng này, chúng tôi ưu tiên dạng đề tự luận, đề tổng hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận sẽ dùng một cách hạn chế, các câu hỏi không đánh đố HS mà nhằm vào nhiều phần kiến thức khác nhau trong chương trình với yêu cầu vận dụng ngày càng cao. Đề kiểm tra định kì hướng đến cả dạng đề truyền thống lẫn đề mở. Trong đề mở, GV chú trọng cả hai dạng mở “đề cho đề tài” và “đề cho tài liệu” để HS rèn luyện. GV cũng cần có sự cân chỉnh thời gian và phạm vi nội dung của từng bài viết cho phù hợp với phân phối chương trình và thực tế giảng dạy sao cho vẫn đảm bảo được kết quả cần đạt của bài kiểm tra. Dưới đây là một số đề kiểm tra định kì (kiểm tra 1 tiết) mang tính chất tham khảo: * Đề làm văn 45 phút: 1). Một bài học đạo đức hoặc cách sống mà anh/chị rút ra từ tác phẩm văn chương. 2). Về một khổ thơ mà anh/chị thích nhất trong các bài thơ thuộc phong trào Thơ mới. 3). Anh/chị suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu thể hiện trong hai câu thơ: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Giục giã – Xuân Diệu) 4). Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến “đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể”. 80 5). “Tình thương là hạnh phúc của con người” (Đi - đơ - rô). Anh/ chị có suy nghĩ gì về câu nói trên. * Đề làm văn 90 phút: 1). Truyện ngắn Chữ người tử tù đã thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân như thế nào? 2). Phân tích cảm hứng lãng mạn và bi tráng qua đoạn thơ sau đây trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” 3). Vai trò và vị trí của bài thơ Từ ấy đối với con đường thơ, con đường cách mạng của Tố Hữu. Với một số đề có tính chất tham khảo trên, ta thấy rõ dụng ý của người ra đề. Đề NLVH, đối với tác phẩm thuộc loại tự sự, người ra đề chú ý đến cách đặt câu hỏi yêu cầu HS đi từ phân tích yếu tố nghệ thuật để làm rõ nội dung tư tưởng; đối với tác phẩm thuộc loại trữ tình, đề định hướng nội dung cụ thể không yêu cầu phân tích đoạn thơ, bài thơ một cách chung chung. Đề NLXH, người ra đề bám sát mục 81 tiêu kiểm tra của từng bài, đưa ra những vấn đề gần gũi với HS. Đề bài được nêu một cách sáng rõ và mang tính giáo dục cao. Với mục đích đánh giá năng lực tổng hợp của HS, đề kiểm tra học kì cần bao quát một dung lượng kiến thức và kĩ năng tương đối toàn diện. Cấu trúc đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_24_1762676028_0321_1869321.pdf
Tài liệu liên quan