Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn. ii
Mục lục. iii
Danh mục các bảng. iv
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 2
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 5
5. Đóng góp của đề tài . 6
6. Bố cục của đề tài. 7
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẢO HÀ NAM THỊ XÃ QUẢNG YÊN
TỈNH QUẢNG NINH . 8
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên. 8
1.2. Lịch sử hình thành, diên cách dựng đặt . 10
1.3. Dân cư. 13
1.4. Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam trước năm 1986 . 14
1.4.1. Đời sống kinh tế. 14
1.4.2. Đời sống văn hóa . 20
Tiểu kết chương 1. 25
Chương 2: ĐỜI SỐNG KINH TẾ CỦA CƯ DÂN ĐẢO HÀ NAM, THỊ
XÃ QUẢNG YÊN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015. 26
2.1. Kinh tế nông nghiệp. 27
2.1.1. Trồng trọt . 27
2.1.2. Chăn nuôi. 38
2.2. Kinh tế ngư nghiệp. 41
2.2.1. Khai thác . 41
2.2.2. Nuôi trồng . 44
113 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đời sống kinh tế, văn hóa của cư dân đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư dân được khuyến khích hướng dẫn khoa học kỹ thuật, tạo
điều kiện vay vốn ưu đãi để mua sắm các phương tiện đánh bắt. Một số hộ đã
hùn vốn mua sắm phương tiện đánh bắt có công suất lớn, có khả năng đánh bắt
xa bờ. Nhờ đó sản lượng hải sản tăng mạnh, đến năm 1995 toàn huyện đã vượt
chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XV đề ra.
Phương pháp truyền thống để thu gom và đánh bắt cá trực tiếp ở các bãi
biển, hoặc các bãi trong rừng ngập mặn, vùng cửa sông, đầm phá và vùng châu
thổ các sông được thực hiện nhờ vào thủy triều. Các ngư cụ được sử dụng để
43
thực hiện từ đơn giản đến phức tạp để đánh bắt tất cả các loại cá, nhuyễn thể,
giáp xác, nhưng chủ yếu là tàu, bè nhỏ lắp máy công suất nhỏ, khoảng dưới
20CV, lưới đánh bắt. Nghề khai thác này cung cấp nguồn dinh dưỡng chủ yếu
cho cộng đồng ngư dân ven biển, thủy sản đánh bắt được chủ yếu là, cá tạp, cá
rạn san hô. Nhưng cũng có những hộ dân khai thác bằng cách sử dụng rất nhiều
biện pháp khai thác hủy hoại môi trường sống của sinh vật biển như bom, mìn
đã dẫn tới tình trạng nguồn đánh bắt thủy sản gần bờ trở nên cạn kiệt. Trước
tình hình đó, Đảng bộ đảo có xu hướng phát triển thủy sản chuyển sang nuôi
trồng và đánh bắt xa bờ. Từ năm 1991 tới năm 1995, số lượng tàu thuyền máy
tăng nhanh, số thuyền thủ công giảm dần.
Số tàu thuyền có công suất trên 90CV tăng khá nhanh, nhất là từ sau năm
1997, khi có chủ trương phát triển khai thác xa bờ và ổn định khai thác vùng
ven bờ, thời điểm bắt đầu triển khai chương trình vay vốn tín dụng đầu tư đóng
tàu đánh bắt xa bờ. Các đội tàu thuyền đánh bắt lên tới gần 300 chiếc, trong đó
có một số cặp tàu đánh bắt xa bờ, có công suất 400 CV.
Tính đến năm 2015, toàn đảo có gần 2.400 phương tiện đánh bắt có công
suất từ 20 CV đến 400 CV [37, tr.131], khai thác chủ yếu gần bờ và các ngư
trường Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Bà Hệ thống hậu cần dịch vụ tuyến khơi
xa, tuyến đảo, tuyến ven bờ gắn với các trung tâm dịch vụ nghề cá đã bước đầu
được hình thành. Thực hiện chủ trương “tổ chức lại sản xuất” của ngành, nhiều
mô hình tổ, đội, hợp tác sản xuất đạt hiệu quả cao đã xuất hiện nhằm tổ chức
dịch vụ hậu cần trên biển, hỗ trợ nhau trong hoạt động sản xuất và tìm kiếm
cứu nạn khi gặp rủi ro. Sự hiện diện dân sự của lực lượng tàu thuyền và ngư
dân trên các vùng biển đã góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh vùng biển,
đảo của Tổ quốc. Công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản được chú trọng,
bao gồm các hoạt động quản lý phương tiện, quản lý nghề nghiệp, quản lý lao
động và công tác tuần tra kiểm soát, giám sát hoạt động khai thác thủy sản để
ngư thực hiện đúng các qui định của pháp luật khi tham gia sản xuất trên biển.
44
Trong chiến lược phát triển của đảo, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngược lại, thành công
trong chế biến, xuất khẩu đã trở thành động lực thúc đẩy khai thác và nuôi trồng
thủy sản phát triển.
2.2.2. Nuôi trồng
Trước năm 1986, nghề nuôi trồng thủy sản chỉ được coi là một nghề sản
xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc do việc không đủ sức khỏe và thời gian
đi đánh bắt thủy sản. Nhưng bước sang giai đoạn 1986 tới 1996, dưới những
chính sách ưu đãi của Đảng và nhà nước, với tiềm năng phát triển của ngành
thủy sản nói chung đã làm Đảng bộ đảo Hà Nam chú trọng phát triển kỹ thuật
nuôi trồng thủy sản hơn để theo kịp xu hướng của thị trường.
Đảo Hà Nam nuôi trồng thủy sản ở cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn
với tiềm năng rất lớn. Các nhóm người tham gia nuôi trồng thủy sản rất phong
phú, bao gồm những người nghèo có thu nhập thấp và cả những người khá giả
có nhiều vốn hơn để đầu tư. Đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảo chuyển sang
nuôi trồng những mặt hàng được thị trường yêu thích như cá rô phi đơn tính,
tôm he, tôm sú, rau câu Khi tỷ trọng diện tích nuôi mặn, lợ tăng lên, nhất là
nuôi tôm, thì sản lượng nuôi, đặc biệt sản lượng nuôi đưa vào xuất khẩu, đã
tăng nhanh chóng và hiệu quả kinh tế có bước nhảy vọt đối với đảo Hà Nam.
Từ những năm 1990, tôm nuôi cho xuất khẩu là mũi đột phá quan trọng trên
đảo. Bên cạnh đó, đối tượng nuôi khác cũng ngày càng đa dạng hơn cả ở nước
ngọt, nước lợ và nuôi biển. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng đều đặn qua từng
năm từ năm 1986 tới năm 1996. Tuy nhiên,thời kỳ này nuôi trồng thủy sản gặp
phải rất nhiều vấn đề điển hình là Đảng bộ đảo Hà Nam chưa đủ năng lực trong
việc khuyến khích và định hướng cho sự phát triển bền vững trong các vùng
nuôi ngọt, lợ, mặn. Tuy được Nhà nước chủ trương cấp giống và hướng dẫn
nuôi trồng nhưng vẫn thường xuyên xảy ra những đợt dịch bệnh tại ao nuôi,
làm giảm chất lượng và năng suất của ao nuôi.
45
Trong giai đoạn 1996-2000, nuôi trồng thủy sản đã được Đảng bộ đảo
Hà Nam chú trọng phát triển, song, trong giai đoạn này, nguồn hải sản đánh bắt
vẫn còn khá phong phú và không tốn nhiều vốn để đánh bắt nên nuôi trồng
chưa thực sự được chú trọng. Chỉ từ sau năm 2000, số lượng thủy hải sản tự
nhiên giảm đáng kể, ngư dân đánh bắt xa bờ rất nguy hiểm và lệ thuộc vào thiên
nhiên rất nhiều nên dần dần Đảng bộ đảo đã hướng tới ngư nghiệp bền vững
bằng cách nuôi trồng những giống thủy hải sản đem lại lợi ích kinh tế cao.
Hiện nay,ở Hà Nam có nhiều hình thức nuôi trồng đó là thâm canh, bán
thâm canh, quảng canh. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo tích cực việc chia nhỏ
đầm thuỷ sản để nâng cao hiệu quả trên diện tích nuôi trồng, quy hoạch vùng
nuôi thuỷ sản theo phương pháp cải tiến, bán công nghiệp và công nghiệp. Nhờ
vậy, sản lượng, giá trị ngành thuỷ sản của huyện trong mấy năm qua liên tục
tăng.
Đảo đã quy hoạch xong 1 vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung là Nam
Hoà. Quy mô diện tích vùng trên rộng 2.600 ha, trong đó đã đưa vào sử dụng
hơn 1.000 ha. Đảo đảo đã thu hút 2 dự án lớn đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản
theo hình thức công nghiệp thuộc vùng Nam Hòa. Các dự án và vùng nuôi tập
trung này đã và đang đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành thuỷ sản Quảng
Yên nói chung và đảo Hà Nam nói riêng [11, tr.3].
Từ năm 2007, đảo đã vận động các gia đình chuyển đổi diện tích lúa kém
hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Do thiếu vốn ban đầu, nên các hộ gia
đình chủ yếu nuôi tôm theo hình thức quảng canh nên hiệu quả kinh tế không
được cao. Nhưng đến nay, nhờ chuyển đổi mô hình nuôi tập trung và ứng dụng
công nghệ sinh học, lót bạt đáy, sục khí, quạt nước... con tôm thẻ chân trắng
đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Năm 2015, với gần 150 ô lồng
nuôi tôm thẻ chân trắng trừ mọi chi phí sản xuất mỗi gia đình thu lợi nhuận
được hơn 1 tỷ đồng.
Cùng với con tôm thẻ chân trắng, nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản mới
đang được các hộ dân trên địa bàn đảo đưa vào sản xuất khá hiệu quả, như mô
hình nuôi hà sú treo dây ở các xã, phường Liên Hoà..., với diện tích trên 400
46
ha; mô hình nuôi hàu cửa sông với diện tích gần 100 ha; nuôi cua biển kết hợp
nuôi tôm, cá (5.500 ha). Ngoài ra, đảo vừa tiếp nhận và ứng dụng khoa học
công nghệ trong sản xuất giống thuỷ sản tại chỗ, hằng năm sản xuất được trên
1 triệu giống cua biển, 6-7 triệu giống tôm sú và đang thử nghiệm sản xuất
giống hàu, hà và ngán.
Ngán là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Ngán thường chỉ có vào mùa
hè và mùa thu, mùa đông lạnh ngán nằm sâu dưới bùn rất khó bắt. Trước đây
ngán thường có rất nhiều, giá bán có khi rẻ hơn sò huyết nhưng hiện nay ngán
là món ăn hiếm gặp. Cái khó nhất hiện nay vẫn là chưa đâu nuôi được ngán,
ngán Quảng Ninh thường rất hiếm, ra chợ Hạ Long, Quảng Yên chúng ta dễ
dàng bắt gặp hàng ngán con to, màu đẹp nhưng đó là loại nhập từ miền Nam ra
và ăn thường nhạt hơn món ngán nuôi ở Hà Nam.
Nuôi ngán không tốn thức ăn vì cũng như các loài nhuyễn thể hai mảnh
vỏ khác (như ngao, hầu,), ngán tự lọc lấy thức ăn tự nhiên trong môi trường
nước. Cho nên do đặc điểm tự nhiên là đảo gần bờ, độ mặn của nước không
quá cao mà ngán ở Hà Nam mới ăn tuy chát nhưng khi tan vào miệng lại thấy
vị ngọt, mát mà không nơi nào có được. Ngán tự nhiên thường sống ở các khu
rừng ngập mặn, tuy nhiên những năm qua, phong trào phá rừng ngập mặn nuôi
tôm đã làm hiếm đi món ngán, hiện chỉ còn ở khu Đầm nhà Mạc.
Năm 2014, đặc sản ngán Quảng Ninh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp
Văn bằng bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên do chưa sản xuất được giống nhân
tạo cũng như chưa nuôi được ngán nên sản phẩm này ngày càng khan hiếm và
đắt đỏ, giá thành 1kg lên tới 600 ngàn đồng. Cuối năm 2015, hơn 2.000 con
ngán giống cấp II đã được nuôi thành công ở khu vực rừng ngập mặn của các
xã Hoàng Tân, Tân An. Như vậy, bước đầu có thể tin tưởng được rằng có thể
nuôi được Ngán trong rừng ngập mặn bằng nguồn giống nhân tạo. Đây là một
thành công có ý nghĩa to lớn, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi Ngán mang
thương hiệu Chỉ dẫn địa lý ở Quảng Yên, đặc biệt là vùng có lợi thế như Hà
Nam.
47
Cũng giống như ngán, cua ở Hà Nam có chất lượng tốt, vị ngọt đặc trưng.
Hà Nam phát triển cua biển ở nhiều xã, phường, trong đó Liên Vị là một trong
những xã đi đầu về nuôi cua biển thương phẩm của Quảng Yên. Trên thực tế,
nuôi cua thương phẩm không quá vất vả và rủi ro như nuôi tôm công nghiệp,
chi phí nuôi lại thấp hơn nhiều. Nuôi cua về mùa ấm, chỉ khoảng 4 tháng là có
thể thu hoạch, một năm thu được 2 vụ. Thức ăn của cua cũng không quá cầu
kỳ, trừ tháng đầu tiên phải chăn bằng thức ăn công nghiệp, còn lại chủ yếu sử
dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên. Năm 2015, Ở Liên Vị có 85 hộ nuôi
cua, thu hoạch đến đâu thương lái đến tận đầm mua hết đến đó, giá bán trung bình
400.000 đồng/kg nên bà con nông dân vô cùng hưởng ứng.
Từ thực tế trên cho thấy mô hình nuôi cua biển hiệu quả hơn so với các
đối tượng nuôi khác. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay khi mở rộng sản
xuất là vấn đề con giống. Đến thời điểm này, con giống nuôi trên địa bàn thị xã
vẫn còn dựa vào nguồn giống tự nhiên hoặc nhập từ Hải Phòng, Nam Định và
một số tỉnh miền Trung. Hiện trên địa bàn thị xã có Công ty TNHH Thuỷ sản
Minh Hàn đã sản xuất được giống cua biển, chất lượng con giống của cơ sở này
được người nuôi đánh giá có chất lượng tốt, được thể hiện qua tốc độ sinh
trưởng, tỷ lệ sống và sản lượng nuôi Tuy nhiên, cơ sở này mới chỉ đáp ứng
được khoảng 25-30% tổng lượng giống cua thả toàn thị xã.
Đảo Hà Nam hiện là một trong những địa phương đi đầu của thị xã Quảng
Yên về nuôi trồng thuỷ sản với tổng diện tích 531ha; 6 tháng đầu năm 2015,
giá trị sản xuất là 23 tỷ đồng. Thời gian tới, để ngành nuôi trồng thuỷ sản tiếp
tục phát triển bền vững, địa phương sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp như thu
hút thêm các dự án đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ, hải sản; tiếp tục quy hoạch,
chuyển đổi nhân rộng những mô hình kinh tế hiệu quả.
Bảng 2.4.Thống kê tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản
ở Hà Nam năm 2015 (tấn)
STT Tên xã, phường Sản lượng khai thác Sản lượng nuôi trồng
1 Nam Hòa 468,9 343,5
48
2 Phong Hải 2687,8 64,7
3 Yên Hải 230,3 372,0
4 Phong Cốc 2042,7 225,9
5 Cẩm La 1384,3 79,8
6 Liên Hòa 1443,8 446,5
7 Liên Vị 740,4 898,1
8 Tiền Phong 144,2 443,8
Tổng số 9142,3 2874,3
(Nguồn: Chi cục Thống kê TX.Quảng Yên)
Bảng số liệu trên cho thấy sản lượng khai thác và nuôi trồng không đều
giữa các xã phường: sản lượng nuôi trồng lớn nhất tập trung ở Liên Hòa, Tiền
Phong, đặc biệt là Liên Vị - đây cũng là xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn
nhất thị xã là 2.023 ha và cũng là đơn vị luôn đi đầu trong nuôi trồng thủy sản
từ những năm 1960 cho đến nay; sản lượng khai thác thủy sản lại tập trung chủ
yếu ở Phong Hải, Phong Cốc, Liên Hòa, Tiền Phong, trong đó Phong Hải là
phường có số phương tiện khai thác lớn nhất của thị xã. Sản lượng thủy, hải
sản trung bình của khu vực Hà Nam tương đối cao, chiếm tỷ lệ 50% so với toàn
thị xã.
2.3. Thương mại, dịch vụ
Thương mại và dịch vụ đảo Hà Nam sản xuất chưa ổn định, cả lương
thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu đều không đạt kết hoạch.
Thương nghiệp quốc doanh hoạt động kinh doanh chưa mạnh, chưa đáp ứng
được yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, giá cả thị trường biến động phức
tạp, công tác quản lý, cải tạo tư thương yếu. Cơ chế quản lý cả quốc doanh và
tập thể chậm được đổi mới, có mặt trì trệ, kìm hãm sản xuất, cản trở lưu thông.
Đảng ủy Đảo đề ra nhiệm vụ cho năm 1988 là: tập trung mọi nguồn lực cho sản
xuất nông nghiệp, chỉ đạo phải toàn diện... tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, củng
cố các hợp tác xã, thực hiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp... và tiếp tục
tập trung mọi nguồn lực cho ba chương trình kinh tế của Đảng là lương thực,
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
49
Thực hiện cơ chế khoán mới, các hợp tác xã tiến hành đấu thầu, chuyển
nhượng quyền sở hữu tư liệu sản xuất như nhà kho, sân phơi. Một số nơi nhà
kho, sân phơi... được chuyển sang làm nhà trẻ, mẫu giáo hay làm địa điểm sinh
hoạt của câu lạc bộ người cao tuổi, nhà văn hóa. Trâu bò, cày bừa được chuyển
nhượng cho xã viên dưới hình thức trả dần hoặc công tư hợp doanh. Hợp tác
xã chuyển sang làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp: tưới tiêu, cung cấp thuốc
bảo vệ thực vật... nay chuyển thành đơn vị chức năng phục vụ sản xuất nông
nghiệp như công ty vật tư nông nghiệp, công ty giống, chi cục bảo vệ thực vật,
xí nghiệp thủy nông. Các trạm thủy nông trước đây phục vụ tưới tiêu theo kế
hoạch nay chuyển sang làm dịch vụ thỏa thuận, ký kết hợp đồng kinh tế với các
hợp tác xã hoặc xã viên, giảm phiền hà trong mua bán vật tư và thanh quyết
toán. Các địa phương tiến hành sắp xếp lại sản xuất, chuyển từ cơ chế điều hành
tập trung quan liêu, bao cấp sang quan hệ hợp đồng kinh tế. Phương thức hạch
toán kinh doanh, từ phân phối bình quân sang phân phối theo lao động, Nhà
nước thu mua lương thực sát với giá thị trường, ...
Thực hiện Quyết định số 117-QĐ/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, đảo
Hà Nam chủ trương đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu. Với phương châm:
tăng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, thảm, chiếu, đẩy mạnh
xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản như tôm, rau câu... nhằm tăng tích lũy vốn
và giải quyết việc làm cho người lao động.
Công tác xuất khẩu và nhập khẩu trong những năm 1986-1990 gặp nhiều
khó khăn, chậm phát triển. Hàng hoá nhập khẩu, chủ yếu là phân bón, gạo tấm,
vải mặc, các mặt hàng để phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.
Trước bối cảnh đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội,
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết và đổi mới chính sách, cơ chế
quản lý nền kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang
nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước. Nhà nước đã điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tỉnh có nhiều cố
50
gắng trong việc chuyển đổi cơ chế, tập trung chỉ đạo thực hiện ba chương trình
kinh tế lớn của Đảng là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu, bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng, nhất là lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp, cơ bản giải quyết vấn đề ổn định lương thực và thực phẩm, từng
bước nâng cao đời sống của nhân dân.
Tháng 7 năm 2001, cầu sông Chanh được khánh thành, giúp nối liền hai
mạn bắc - nam sông Chanh và kết nối đảo Hà Nam với các địa phương khác
trong thị xã. Cơ sở hạ tầng như đê biển, đường sá, mạng điện, hệ thống cấp
thoát nước, trường học và trạm y tế được xây dựng và nâng cấp. Dự án đường
cao tốc kết nối quốc lộ 5B Hải Phòng với quốc lộ 18 Quảng Ninh qua địa phận
đảo Hà Nam. Việc đầu tư xây dựng những công trình giao thông đem lại sự
phát triển về thương mại và dịch vụ đi kèm.
Thương mại có bước phát triển cả nội và ngoại thương. Mạng lưới kinh
doanh phục vụ phát triển nhanh, quy mô ngày càng tăng. Trước hết, số lượng
cơ sở kinh doanh bao gồm hệ thống doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế, lực lượng hộ kinh doanh cá thể, hệ thống chợ, các điểm bán hàng, kinh doanh
dịch vụ mở ra khắp các vùng các địa bàn. Hiện toàn bộ khu vực Hà Nam có
khoảng 1600 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, tập trung đông nhất trên
địa bàn phường Phong Cốc và ít nhất ở xã Tiền Phong [37, tr.182].
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng đều qua các năm, trong giai đoạn 2010-
2015, tổng mức bán lẻ hàng hoá trên địa bàn đảo tăng bình quân 11,6%/năm..
Dịch vụ vận tải hành khách tiếp tục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu lưu
thông hàng hóa và đi lại của nhân dân, giá trị sản xuất tăng bình quân 9,9%/năm.
Doanh thu du lịch bình quân tăng 10,4%/năm Riêng năm 2015, tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch là
224.998 triệu đồng, tăng 13,1% so với năm trước, chiếm 23,5% giá trị tổng sản
phẩm Cùng với đó, chất lượng thương mại, dịch vụ và du lịch tăng đáng kể.
Các cơ sở dịch vụ được đầu tư nâng cấp kể cả về cơ sở vật chất và văn minh
thương mại [37, tr.186].
Thương mại, dịch vụ của đảo có tốc độ tăng trưởng khá, sản phẩm đa
dạng, chất lượng được nâng lên. Hiện ở các phường, xã đều có các chợ, chợ
51
tạm, tiêu biểu phải kể tới các chợ lớn như: Chợ Cốc, chợ Đông, chợ Trung Bản.
Tại đây các mặt hàng tương đối phong phú, giá cả hợp lý và hầu hết các mặt
hàng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện đảo đã tập trung đầu tư và phát
triển mạnh hệ thống chợ trên địa bàn, đã thực hiện xã hội hoá đầu tư và đưa chợ
Phong Cốc vào hoạt động, phát huy hiệu quả. Trung tâm Giới thiệu sản phẩm
OCOP của thị xã Quảng Yên tại chợ Rừng trở thành điểm dừng chân, tham
quan mua sắm của du khách khi đến với Quảng Yên, đây là dịp để giới thiệu
những sản phẩm nổi tiếng của đảo như bánh tro, ngán, hà, tôm
Hoạt động ngoại thương đảo Hà Nam cũng có những bước phát triển cơ
bản, góp phần thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác, hòa nhập của nền kinh tế địa
phương vào kinh tế khu vực, kinh tế thế giới. Xác định xuất khẩu là một trong
bốn chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương, đảo đã chú trọng tìm kiếm,
mở rộng thị trường, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, khai thác hiệu quả
nguồn tài nguyên, nâng cao năng lực chế biến để tạo những mặt hàng chủ lực
phục vụ xuất khẩu, nhất là các sản phẩm từ nuôi trồng, khai thác, chế biến nông,
lâm, thủy sản, và thủ công nghiệp tiêu biểu như tôm sú, ngán, rau câu... Nhờ
vậy, tổng giá trị xuất khẩu càng ngày càng tăng cao.
Để dịch vụ - thương mại phát triển, đảo đã tập trung quy hoạch lại mạng
lưới các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn để kêu gọi, thu hút đầu tư. Hiện
đã có nhiều tập đoàn lớn như Vingroup, Sun Group, Amata (Thái Lan) đang
nghiên cứu, đầu tư vào địa phương. Bên cạnh việc quan tâm làm tốt công tác
quy hoạch, các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư hạ tầng phát triển
dịch vụ cũng được thị xã tích cực triển khai. Theo đó, đảo đã chủ động rà soát
quy hoạch, dành quỹ đất để thu hút doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực thương
mại, dịch vụ... Đồng thời, quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu
tư. Bên cạnh đó, đảo còn quan tâm đầu tư nâng cấp, tôn tạo di tích văn hoá, lịch
sử trên địa bàn, qua đó, đẩy mạnh phát triển du lịch. Các làng nghề thủ công
truyền thống cũng được khuyến khích phát triển.
Ngành dịch vụ mà chủ yếu là dịch vụ du lịch được chú trọng bởi Hà Nam
được mệnh danh là “miền di tích và lễ hội”. Khu vực đảo Hà Nam là nơi có
cộng đồng dân cư sinh sống lâu đời với khoảng 20 ngôi đình, chùa và 80 từ
52
đường dòng họ. Lễ hội được tổ chức dàn trải trong năm nhưng tập trung nhiều
nhất vẫn là tháng Giêng. Bên cạnh những lễ hội văn hóa độc đáo, du khách còn
được thưởng thức một không gian văn hóa đa màu sắc thông qua những làn
điệu dân ca mang đậm sắc thái địa phương như: Hát chèo, hát đúm, hát giao
duyên. Trên cơ sở đó, Hà Nam đẩy mạnh việc quảng bá ẩm thực qua những
món ăn mang đậm hồn quê vùng đảo như: Bánh dày, bánh gio, bún ngán, nộm
rau câu...
Bảng 2.5: Hiện trạng các cơ sở lưu trú trên đảo Hà Nam năm 2015
STT Tên cơ sở Địa chỉ
Số
phòng
Số
giường
Giá phòng
(nghìn
đồng)
Lao
động
01 Nhà nghỉ Hùng Ngà
thôn 4, Phường
Phong Cốc
09 16 150 - 200 07
02
Nhà nghỉ Hương
Quỳnh
xóm 5 Quỳnh
Biểu, Liên Hòa
07 12 150 - 200 05
03 Nhà nghỉ Hải Phương
xóm 2, phường
Nam Hòa
06 10 150 - 170 04
04 Nhà trọ bình dân
xóm 4, Phong
Cốc
03 03 100 04
05 Nhà trọ bình dân
xóm 2, phường
Phong Hải
03 04 100 04
(Nguồn: Phòng Văn hóa thông tin TX. Quảng Yên)
Nhìn chung, dịch vụ du lịch ở đây mới ở hình thức sơ khai, hệ thống các
cơ sở lưu trú dịch vụ còn rất ít, hiện toàn đảo chỉ có các của hàng ăn uống nhỏ,
các nhà hàng, khách sạn vắng bóng. Các khu vui chơi, giải trí chủ yếu xây dựng
để phục vụ cư dân địa phương. Về phương tiện vận chuyển khách du lịch hiện
nay toàn đảo có 55 xe ôtô từ 4 đến 45 chỗ hoạt động vận chuyển khách du lịch,
trong đó có 20 xe chất lượng cao. Cả đảo có khoảng mười chiếc tàu gỗ đủ tiêu
chuẩn phục vụ khách du lịch với sức chở từ 15 đến 25 khách, tuy nhiên hiện
nay số tàu này đang hoạt động ở khu vực cảng Bãi Cháy – Hạ Long phục vụ
khách tham quan.
53
Mặc dù có nhiều tiềm năng trong phát triển dịch vụ, nhưng do xuất phát
điểm thấp, từ một nền kinh tế sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên vẫn còn gặp
nhiều khó khăn. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng của một số ngành dịch vụ còn thấp,
thiếu chuyên nghiệp; nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ còn thiếu và yếu;
kinh nghiệm quản lý, điều hành hạn chế... Vì vậy, trong giai đoạn phát triển sắp
tới, nhiệm vụ quan trọng của đảo là tiếp tục tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nền
kinh tế, đặc biệt là tạo bước đột phá về phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn.
Đảo Hà Nam tiếp tục nghiên cứu, bổ sung cơ chế, chính sách, khắc phục những
hạn chế, yếu kém nhằm huy động các nguồn lực, hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy
nhanh hoàn thành các dự án đưa vào khai thác, tạo điểm nhấn và động lực trong
thu hút đầu tư.
2.4. Các ngành nghề thủ công truyền thống
Đảo Hà Nam còn là nơi có nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Những
năm 1986-1988, ngành tiểu thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn về thiếu vật
tư, nguyên liệu, xăng dầu, giá cả thị trường biến động; cơ chế quản lý còn nhiều
vướng mắc nhưng nhờ chủ động tháo gỡ khó khăn, vừa làm vừa rút kinh
nghiệm, không ngừng mở rộng sản xuất cải tiến quản lý, mở rộng thị trường,
tăng cường liên doanh liên kết, giải quyết một phần cơ bản vấn đề lương thực
cho xã viên, nên nghề sản xuất và chế biến cói, đan thuyền, đan lờ ổn định.
Sản xuất đồ gỗ dân dụng, sửa chữa và đóng mới các phương tiện vận tải có
bước phát triển [33, tr.141].
Tuy nhiên, trước sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, hàng loạt hợp tác xã
sản xuất thủ công nghiệp ở đảo Hà Nam đang bị hạn chế dần. Trong giai đoạn
1996-2000, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông
thôn là ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế của đảo. Chính vì
vậy, việc khôi phục và phát triển các làng nghề đã góp phần tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người dân và tăng giá trị kinh tế cho địa phương. Tổng sản lượng
tiểu thủ công nghiệp năm 1996 đã tăng 12% so với năm 1990. Trong mục tiêu
kinh tế của kế hoạch 5 năm 2001-2005 và 2006-2010, 2010-2015 với các giải
pháp phù hợp, nhiều nghề truyền thống như làm ngư cụ, làm bánh tro... từng bị
54
mai một đã dần khôi phục. Hiện nay,các nghề thủ công còn phát triển ở Hà
Nam phải kể đến đó là đan thuyền nan và làm bánh gio.
Đan thuyền nan: Toàn đảo có hàng trăm hộ gia đình và nhiều tổ hợp nhỏ
làm nghề đan thuyền nan và ngư cụ, chủ yếu tập trung tại khu vực phường Nam
Hoà. Theo những người thợ làng nghề, đan thuyền nan không quá khó, phức
tạp mà chủ yếu đòi hỏi sự tháo vát và cần mẫn. Một gia đình gồm 2 vợ chồng,
nếu chuẩn bị nguyên liệu sẵn (tre phơi khô) thì việc thi công một con thuyền
nhỏ sẽ mất khoảng thời gian 4-5 ngày. Còn cơ sở lớn hơn như của anh Phạm
Văn Kiên cũng cho ra đời trên 20 chiếc thuyền nan mỗi tháng trọng tải từ 10
tấn trở xuống. Hiện nay, việc tiêu thụ thuyền nan ở Nam Hòa có phần giảm sút
do sự phát triển của thuyền máy, nhưng người dân nơi đây vẫn lạc quan đóng
thuyền và gìn giữ nghề truyền thống vốn luôn tồn tại, nuôi sống gia đình họ qua
nhiều thế hệ.
Làm bánh gio: Hà Nam nổi tiếng với các nghề làm bánh gio, tiêu biểu ở
Cẩm La. Là loại bánh làm từ những nguyên liệu sẵn có, gắn với nông nghiệp
nên bánh gio là thứ quà quê thường gặp ở nhiều vùng nông thôn đồng bằng Bắc
Bộ. Tuy nhiên, với những phương thức làm bánh được truyền lại từ lâu đời,
bánh gio Hà Nam lại mang mùi vị đặc biệt hơn cả.
Bánh gio Hà Nam cũng được làm với các công đoạn như mọi nơi, chỉ
khác ở phần nguyên liệu làm nước ngâm gạo. Ở đây, gạo được chọn để làm
bánh sau khi vo sạch và phơi khô, nhất định phải được ngâm một loại nước đặc
biệt gọi là nước gio. Đó là thứ nước được lọc nhiều lần từ bột gio của cây giá –
một loại cây sống ở rừng ngập mặn ven sông Bạch Đằng, hòa với chút nước
vôi lắng trong. Gạo là nguyên liệu chính làm nên bánh gio, người dân Hà N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_doi_song_kinh_te_van_hoa_cua_cu_dan_dao_ha_nam_thi.pdf