Luận văn Động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường ở TP. Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN. 105

LỜI CAM ĐOAN . 106

MỤC LỤC . 107

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 110

DANH MỤC CÁC BẢNG. 111

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ . 113

MỞ ĐẦU . 114

1.Lý do chọn đề tài. 114

2.Mục đích nghiên cứu:. 115

3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 115

4.Giả thuyết nghiên cứu . 116

5.Nhiệm vụ nghiên cứu. 116

6.Phạm vi nghiên cứu đề tài . 116

7.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu . 117

8.Đóng góp mới của đề tài . 118

9.Cấu trúc luận văn . 119

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ CHỌN NGHỀ. 120

1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 120

1.1.1.Những nghiên cứu về động cơ chọn nghề. 120

1.1.1.1.Những công trình nghiên cứu trên thế giới. 120

1.1.1.2.Những công trình nghiên cứu trong nước. 121

1.2.Lý luận của vấn đề nghiên cứu . 123

1.2.1.Động cơ . 123

1.2.1.1.Khái niệm động cơ. 123

1.2.1.2.Phân loại động cơ . 127

1.2.2.Nghề . 1281.2.2.1.Khái niệm . 128

1.2.2.2.Phân loại nghề. 128

1.2.3.Sự hình thành động cơ chọn nghề ở học sinh lớp 12. 129

1.2.3.1.Khái niệm động cơ chọn nghề. 129

1.2.3.2.Sự hình thành động cơ chọn nghề. 129

1.2.3.3.Phân loại động cơ chọn nghề. 130

1.2.3.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề. 131

1.2.4.Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thông . 132

1.2.4.1.Sự phát triển về thể chất. 132

1.2.4.2.Điều kiện xã hội của sự phát triển . 133

1.2.4.3.Đặc điểm về hoạt động học tập . 133

1.2.4.4.Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ. 133

1.2.4.5.Sự phát triển của tự ý thức . 134

1.2.4.6.Sự hình thành thế giới quan. 135

1.2.4.7.Giao tiếp . 135

1.2.4.8.Đời sống tình cảm. 135

1.2.4.9.Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT. 135

Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ CHỌN NGHẾ CỦA HỌC

SINH LỚP 1ẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH. 138

2.1.Tổ chức nghiên cứu thực trạng . 138

2.1.1.Mẫu nghiên cứu . 138

2.1.2.Mô tả công cụ đo lường. 139

2.1.3.Cách thu thập số liệu và thời gian thực hiện . 141

2.1.3.1. Cách thu thập số liệu. 141

2.1.3.2.Thời gian thực hiện. 141

2.1.4.Cách xử lý số liệu. 142

2.2.Thực trạng động cơ chọn nghề của học sinh lớp 1ại một số trường ở Tp. Hồ Chí Minh. 142Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐỘNG CƠ CHỌN NGHỀ CHO HỌC SINH . 165

3.1.Tổ chức nghiên cứu biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh. 165

3.2.Những biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh. 165

3.3.Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh . 167

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 176

1.Kết luận . 176

2.Kiến nghị . 177

T ÀI LIỆU THAM KHẢO. 180

PHỤ LỤC . 184

pdf118 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường ở TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành vi. Sau đây là những kết quả thu được thể hiện nhận thức của học sinh khi chọn nghề.  Nhận thức của học sinh khi chọn nghề Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.13 cho thấy, học sinh chưa biết nhiều về nghề mà mình đã chọn (TB = 3,33 < 3,5). Có 175 học sinh chiếm 43,8% cho rằng mình biết ít về nghề mình đã chọn, 49 học sinh chiếm 12,3% nghĩ rằng mình biết rất ít về nghề mình chọn và có 6 học sinh chiếm 1,5% thừa nhận là hoàn toàn không biết gì về nghề mình chọn nhưng vẫn chọn. Có 170 học sinh chiếm 42,6% biết rõ và biết rất rõ về nghề mình đã chọn. Như vậy, chưa được 50% học sinh biết rõ về nghề mình chọn. Bảng 2.13: Nhận thức của học sinh về nghề mình chọn Trung bình Độ lệch chuẩn 2.Mức độ hiểu biết của học sinh về nghề 3,33 0,82 Câu 3: Những vấn đề học sinh quan tâm khi chọn nghề 3.1 Sở thích của bản thân 4,30 0,78 3.2 Năng lực của bản thân 4,18 0,74 3.3 Yêu cầu và tính chất của nghề 3,89 0,79 3.4 Nhu cầu của thị trường lao động 3,82 0,97 3.5 Khả năng tài chính của gia đình 3,78 1,04 Trung bình chung câu 3 3,99 0,49 Trung bình mặt nhận thức 3,66 (Hoàn toàn đồng ý = 5, Đồng ý = 4, Phân vân = 3, Không đồng ý = 2, Hoàn toàn không đồng ý = 1) Tuy nhiên, khi tìm hiểu những vấn đề mà học sinh quan tâm khi chọn nghề cho thấy, học sinh quan tâm đến nhiều vấn đề (tất cả đều > 3,5) khi chọn nghề. Trong đó, học sinh quan tâm nhiều nhất là sở thích, năng lực của bản thân, yêu cầu và tính chất của nghề, điều này phù hợp với động cơ chọn nghề ở trên của học sinh. Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng, khi chọn nghề, học sinh có quan tâm đến nhiều vấn đề, 3 vấn đề cơ bản khi chọn nghề (năng lực của bản thân, yêu cầu, tính chất của nghề và nhu cầu của thị trường lao động) đều được học sinh quan tâm. Xét về mặt tổng thể, học sinh nhận thức khá tốt về nghề mình đã chọn (3,66 > 3,5). Tuy nhiên, khi xem xét kỹ thì nhận thức của học sinh về nghề mình đã chọn thật sự có vấn đề. Bởi vì, khi chọn nghề học sinh quan tâm đến nhiều vấn đề nhưng hiểu biết chưa thật sự nhiều về nghề mà mình đã chọn mà vẫn cứ chọn. Vấn đề này có thể lý giải như sau: (1) Công tác hướng nghiệp chúng ta làm chưa tốt nên học sinh có quan tâm tìm hiểu nhưng vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu của học sinh. (2) Khả năng nhận thức của học sinh bị hạn chế. Vấn đề này sẽ được giải đáp khi chúng ta xem xét hoạt động hướng nghiệp, chọn nghề và chất lượng thật sự của nó ở nhà trường.  Thái độ của học sinh khi chọn nghề Học sinh thường lo lắng khi phải quyết định chọn nghề, đây là phản ứng tự nhiên chứ không có gì bất thường. Có 245 trên tổng số 400 học sinh chiếm 61,3% học sinh thừa nhận mình lo lắng trước quyết định chọn nghề. Với điểm trung bình về mức độ lo lắng là 3,6 (> 3,5) cho thấy học sinh có lo lắng khi chọn nghề nhưng lo lắng đó chỉ nằm ở mức nhẹ, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu làm tốt công tác hướng nghiệp và chuẩn bị tâm lý cho học sinh thì vấn đề lo lắng của học sinh khi đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề sẽ được giải quyết. Kết quả nghiên cứu ở các đề mục còn lại cho thấy, học sinh không đồng tình với việc chọn nghề theo thời thượng, nghề kiếm được nhiều tiền, rớt thì ôn thi lại vào năm sau (TB = 3,65 > 3,5). Có 255 học sinh chiếm tỉ lệ 63,88% (N = 400) không đồng tình với quan điểm này. Có 83,6% (N = 400) học sinh cũng không tán đồng quan điểm dù không đủ khả năng nhưng cũng thi vào trường nổi tiếng, có trượt cũng cảm thấy hãnh diện và khỏi phải xấu hổ với bạn bè/người thân (TB = 4,13 > 3,5). Các em biết rằng, khi chọn nghề cần biết được sở thích, năng lực của bản thân và nhu cầu của thị trường lao động (TB = 4,45 > 3,5). Bảng 2.14: Thái độ của học sinh khi chọn nghề Trung bình Độ lệch chuẩn 1. Mức độ lo lắng của học sinh khi chọn nghề 3,60 1,01 5.1 *Thi vào ngành thời thượng, kiếm ra nhiều tiền, rớt thì ôn thi lại 3,65 1,12 5.2 *Thi vào trường nổi tiếng, có trượt cũng cảm thấy hãnh diện và khỏi phải xấu hổ với bạn bè/người thân 4,13 1,03 5.3 *Học đại học là con đường duy nhất để tiến thân 2,96 1,37 5.4 Lượng sức mình khi chọn nghề, chọn ngành, chọn trường, thi thì chắc chắn đậu. 4,10 0,82 5.5 *Học nghề tại một trường đại học dù khó tìm việc vẫn hãnh diện hơn là học nghề tại trường chuyên nghiệp, dạy nghề. 3,49 1,22 5.6 *Chọn nghề là sau đó phải gắn bó với nó suốt đời 2,76 1,22 5.7 *Khi chọn nghề, chỉ cần chọn theo sở thích là được 3,48 0,92 5.8 Khi chọn nghề cần biết được sở thích, năng lực của bản thân và nhu cầu của thị trường lao động. 4,45 0,60 Trung bình câu 5 3,63 0,56 Trung bình mặt thái độ 3,61 (* Hoàn toàn đồng ý = 1, Đồng ý = 2, Phân vân = 3, Không đồng ý = 4, Hoàn toàn không đồng ý = 5) Tuy nhiên, vẫn có 62 (N = 400) học sinh chiếm tỉ lệ 15,6% đồng tình với quan điểm chọn nghề theo thời thượng, nghề kiếm được nhiều tiền, rớt thì ôn thi lại vào năm sau và 43 học sinh (N = 400) chiếm 10,8% đồng tình với quan điểm dù không đủ khả năng nhưng cũng thi vào trường nổi tiếng, có trượt cũng cảm thấy hãnh diện và khỏi phải xấu hổ với bạn bè/người thân. Điều đó cho thấy vẫn còn một số học sinh sai lầm trong quá trình chọn nghề. Các em vẫn còn mang một số tư tưởng không đúng đắn về chọn nghề. Các em vẫn cho rằng, học đại học là con đường tiến thân duy nhất (TB = 2,96 < 3,5) và chọn nghề là sau đó phải gắn bó với nghề suốt đời (TB = 2,76 < 3,5) là không hợp lý. Có 167 học sinh (N = 400) chiếm 41,8% đồng tình với quan điểm học đại học là con đường tiến thân duy nhất và 185 học sinh (N = 400) chiếm 46,3% đồng tình với ý kiến cho rằng chọn nghề là sau đó phải gắn bó với nghề suốt đời. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các em quan tâm đến sở thích (TB = 3,48 < 3,5) và thể diện bản thân khi chọn nghề (TB = 3,49 < 3,5), tuy nhiên vấn đề này thể hiện không rõ ràng. Một cuộc khảo sát trên 600 học sinh lớp 12 tại tỉnh Phú Thọ [34] năm học 2007-2008 cho thấy: “có 506/600 học sinh (83,4%) khẳng định là sẽ thi vào trường đại học, cao đẳng, 5,6% có ý định thi vào các trường trung học chuyên nghiệp hoặc đi học nghề, 10% học sinh có dự định đi làm công nhân trong các nhà máy, khu công nghiệp, đi xuất khẩu lao động, kinh doanh buôn bán hoặc tìm việc làm để giúp đỡ gia đình [34, 53]. Như vậy, tư tưởng “đại học là con đường tiến thân duy nhất” vẫn còn ảnh hướng đến học sinh khi chọn nghề. Ngày nay, không phải tất cả mọi người học đại học đều thành công trong nghề nghiệp và trong cuộc sống, cũng không phải chọn nghề là sau đó “chọn cả tương lai” như các em đã nghĩ. Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và quan niệm “trọng bằng cấp” ở nước ta thì đây là một hệ quả tất yếu không thể tránh khỏi. Để giải quyết tình trạng trên, chúng ta cần phải thay đổi nhận thức của học sinh và cả phụ huynh học sinh. Vấn đề này không phải là chuyện ngày một ngày hai mà có thể thành công được, bởi vì chúng ta sẽ phải thay đổi quan niệm của cả một xã hội. Nhìn chung, thái độ của học sinh về việc chọn nghề là khá tích cực (TB = 3,61). Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh mắc phải sai lầm trong quá trình chọn nghề, chủ yếu là xem đại học là con đường tiến thân duy nhất và chọn nghề là phải gắn bó với nghề suốt đời.  Hành vi của học sinh khi chọn nghề Hành vi của học sinh khi chọn nghề được thể hiện trước và sau khi đã chọn nghề. Trước khi chọn nghề, học sinh thường có những hoạt động chuẩn bị cho việc ra quyết định chọn nghề. Bảng 2.15: Những hoạt động của học sinh chuẩn bị cho việc chọn nghề (*Rất thường xuyên = 1, Thường xuyên = 2, Thỉnh thoảng = 3, Hiếm khi = 4 và Chưa bao giờ = 5) Trung bình Độ lệch chuẩn 6.1 Dành thời gian nhiều hơn cho việc học, đi học thêm 3,87 0,88 6.2 Gặp chuyên gia tâm lý, chuyên gia hướng nghiệp 2,06 1,09 6.3 Tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề của trường mình muốn thi vào 3,97 0,91 6.4 Thử làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân. 2,66 1,27 6.5 Tìm hiểu nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề. 2,95 1,13 6.6 Tìm hiểu nghề qua các phương tiện truyền thông đại chúng 3,54 1,07 6.7 Học lệch môn (Chỉ đầu tư những môn thuộc khối thi của mình) 3,20 1,20 6.8 Hỏi ý kiến ba mẹ và người thân 3,76 0,99 6.9 Nhờ thầy cô giáo định hướng 3,01 1,16 6.10 Nhờ bạn bè cho lời khuyên 2,90 1,13 6.11 *Đi xem bói, tử vi, xem chỉ tay, xem tướng để chọn nghề 4,68 0,72 3,87 2,06 3,97 2,66 2,95 3,54 3,2 3,76 3,01 2,9 4,68 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 C6.1 C6.2 C6.3 C6.4 C6.5 C6.6 C6.7 C6.8 C6.9 C6.10 C6.11 Biểu đồ 2.2: Những hoạt động của học sinh chuẩn bị cho việc chọn nghề Kết quả nghiên cứu cho thấy, trước khi chọn nghề học sinh thường có những hành vi khá tích cực như: tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề của trường mình muốn thi vào (TB = 3,97 > 3,5), có 305 học sinh (N = 400) chiếm 76,3% thường xuyên quan tâm đến vấn đề này. Vì thế, chúng ta cần phải cập nhập thông tin liên tục về điểm trúng tuyển, điểm sàn hàng năm qua các phương tiện truyền thông để giúp các em có nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp mang tính chất tham khảo cho học sinh. Có 299 học sinh (N = 400) chiếm tỉ lệ 74,8% thường xuyên dành thời gian nhiều hơn cho việc học, đi học thêm (TB = 3,87 > 3,5). Các em đã biết cách trang bị kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng của đời mình đạt được kết quả cao nhất trong khả năng có thể. Quả thật, đây là tín hiệu đáng mừng. Có 256 học sinh (N = 400) chiếm tỉ lệ 64% thường xuyên hỏi ý kiến ba mẹ hoặc người thân (TB = 3,76 > 3,5). Điều này cho thấy, cha mẹ hoặc người thân vẫn là người ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn nghề của các em. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của cha mẹ hoặc người thân phụ thuộc vào trình độ học vấn và mức độ hiểu biết của chính mình. Vì thế, chúng ta cần phải có biện pháp tham vấn cho cha mẹ hoặc người thân học sinh nhận thức đúng về việc chọn nghề và nghề các em sẽ chọn để hỗ trợ tốt cho các em. Vì thế, chúng ta cần phải có một đội ngũ chuyên gia hướng nghiệp có chuyên môn và làm việc chuyên nghiệp để đảm nhiệm công tác này. Ngày nay, các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cập nhật và truyền tải thông tin về việc chọn nghề đến với các em. Có 232 học sinh (N = 400) chiếm 58% tìm hiểu nghề qua các phương tiện truyền thông đại chúng (TB = 3,54 > 3,5). Điều này cho thấy, các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình hỗ trợ cho các em chọn nghề. Vì thế, chúng ta cần phải xây dựng các chương trình hướng nghiệp nói về đặc điểm, tính chất của từng nghề nghiệp, lộ trình phát triển của nghề, những yêu cầu của nghề, nhu cầu của thị trường lao động Tuy nhiên những thông tin này cần được kiểm duyệt một cách kỹ lưỡng bởi những cấp có thẩm quyền, nếu không các thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ thổi phổng sự thật nhờ quảng cáo và kết quả là có quá nhiều thông tin nhưng học sinh chẳng biết đâu là thật, đâu là ảo. Các chuyên gia tâm lý và các chuyên gia hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc chọn nghề của các em nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh chưa biết nhiều về chuyên gia tâm lý/ chuyên gia hướng nghiệp. Có tới 256 học sinh (N =400) chiếm 64% hiếm khi và chưa bao giờ gặp chuyên gia tâm lý/chuyên gia hướng nghiệp để được tham vấn trước khi ra quyết định chọn nghề. Đây cũng là vấn đề mà chúng ta cần phải suy ngẫm. Vẫn còn một số học sinh đi xem bói/tử vi, xem chỉ tay, tướng số để chọn nghề nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp, (24 người chiếm tỉ lệ 5,1%) không đáng kể. Nếu không đậu vào trường và nghề mình đã chọn, học sinh sẽ có những hành động sau: Bảng 2.16: Những hành động của học sinh nếu không đậu vào trường/ngành mà mình đã chọn Trung bình Độ lệch chuẩn 9.1 *Tuyệt vọng và tự tử 4,68 0,80 9.2 *Bỏ nhà đi 4,66 1,65 9.3 Chấp nhận thất bại, tìm một việc khác để làm 2,62 1,26 9.4 Không chấp nhận thất bại, ôn thi lại vào năm sau 3,80 1,10 9.5 Đi du học ở nước ngoài 2,46 1,17 9.6 Chấp nhận học ở bậc học thấp hơn 3,13 1,14 (*Hoàn toàn đồng ý = 1 điểm, đồng ý = 2 điểm, phân vân = 3 điểm, không đồng ý = 4 điểm và hoàn toàn không đồng ý = 5 điểm) Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh vẫn kiên định theo đuổi nghề mình đã chọn, không chấp nhận thất bại và ôn thi lại vào năm sau (TB = 3,80 > 3,5). Có 255 học sinh (N = 400) chiếm 63,8% chọn giải pháp này nếu thất bại trong việc chọn nghề. Chỉ có một số ít học sinh vẫn chọn các giải pháp tiêu cực như: tuyệt vọng và tự tử, bỏ nhà đi. Tuy nhiên, chúng ta cần phải làm tốt công tác hướng nghiệp, chuẩn bị tâm lý cho các em nhằm giảm thiểu tối đa số lượng học sinh này. Một xu hướng mới đã bắt đầu xuất hiện trong thời gian gần đây, đó là nếu không đậu vào ngành nghề của trường các em mong muốn, các em sẽ đi du học. Có 18,6% học sinh (N = 400) chọn giải pháp này. Tuy nhiên, chỉ có những gia đình có điều kiện mới chọn giải pháp này. Có thể, xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Qua những kết quả trên cho thấy, nhìn chung hành vi của học sinh khá tích cực ngay trong những hoàn cảnh tiêu cực là không đậu được vào ngành nghề mà mình mong muốn.  Những khó khăn của học sinh khi chọn nghề Bảng 2.17: Những khó khăn của học sinh khi chọn nghề Trung bình Độ lệch chuẩn 8.1 Gia đình can thiệp quá nhiều (bố mẹ không đồng ý/phản đối) 2,45 1,36 8.2 Khả năng tài chính của gia đình 3,05 1,24 8.3 Thiếu thông tin về nghề, ngành học, trường và cơ hội việc làm 3,28 1,22 8.4 Thầy cô không nhiệt tình giải đáp những thắc mắc về nghề nghiệp cho các em 2,27 1,11 8.5 Hình thức tổ chức các buổi hướng nghiệp còn nghèo nàn, rập khuôn gây nhàm chán. 3,54 1,29 8.6 Thiếu người hướng dẫn, định hướng có chuyên môn về việc chọn nghề 3,48 1,20 8.7 Không có nhiều thời gian tổ chức các hoạt động hướng nghiệp 3,50 1,26 8.8 Chưa xác định được khả năng của bản thân 2,91 1,21 8.9 Lo lắng vì không biết nghề đó có phù hợp với mình không. 3,63 1,18 Khi chọn nghề học sinh thường gặp một số khó khăn. Khó khăn đầu tiên là các em không có nhiều thời gian tham gia các hoạt động hướng nghiệp (TB = 3,5). Có 234 học sinh (N = 400) chiếm 58,6% cho rằng mình không còn nhiều thời gian cho việc hướng nghiệp. Điều đó cho thấy, thời gian nhà trường dành cho hoạt động hướng nghiệp cũng rất ít. Với chương trình học như hiện nay, các em không có nhiều thời gian để làm việc này. Hình thức tổ chức các buổi hướng nghiệp còn nghèo nàn, rập khuôn gây nhàm chán (TB = 3,54 > 3,5). Có 56% học sinh than phiền về vấn đề này. Khoảng 51,5% học sinh cho rằng mình thiếu thông tin về hướng nghiệp. Và như một hệ quả tất yếu là học sinh lo lắng không biết nghề mình chọn có phù hợp với mình không (TB = 3,63 > 3,5). Có 262 học sinh (N = 400) chiếm 65,5% thừa nhận mình lo lắng rằng không biết nghề mình chọn có phù hợp với mình hay không. Phải chăng, công tác hướng nghiệp của chúng ta chưa làm tốt nên vấn đề này vẫn xảy ra. Đây là vấn đề mà các cấp có thẩm quyền, đặc biệt là các nhà giáo dục cần xem xét và điều chỉnh cho hợp lý. Vậy, những đối tượng nào thường ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh, để thấy rõ điều này chúng ta hãy xem xét bảng 2.18: Bảng 2.18: Những đối tượng ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh Học sinh (N = 400) Giáo viên (N = 67) Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Bản thân 4,48 0,89 4,61 0,71 Gia đình 3,51 1,19 4,23 0,69 Nhà trường 2,32 1,14 3,41 0,72 Bạn bè 2,16 1,05 2,61 1,18 Những người đang làm nghề 2,63 1,17 2,91 1,08 Chuyên gia tâm lý/hướng nghiệp 2,15 1,18 2,25 1,31 Các phương tiện truyền thông đại chúng 3,06 1,26 3,77 0,75 (Ảnh hưởng rất nhiều = 5, Ảnh hưởng nhiều =4, Phân vân =3, Ảnh hưởng ít = 2, Không ảnh hưởng =1) Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.18 cho thấy, đối tượng chính ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh chính là bản thân các em (TB = 4,48 ở học sinh và TB = 4,61 ở giáo viên) chứ không phải là nhà trường, những người đang hành nghề hay bạn bè cùng trang lứa. Có 356 học sinh (N = 400) chiếm 89,1% thừa nhận rằng, quyết định chọn nghề là quyết định của chính mình. Ảnh hưởng của những người đang hành nghề chỉ chiếm 27,8%. Năm 1998, khi khảo sát về vấn đề này trong đề tài nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Kim Ngọc [15] thì “đối tượng ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của các em là những người đang hành nghề” [15, 62]. Điều này cho thấy, tính năng động và tự chủ của học sinh trong việc chọn nghề đã thay đổi so với trước đây. Đối tượng thứ 2 ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh là gia đình (TB= 3,51 ở học sinh và TB = 4,23 ở giáo viên). 62% học sinh cho rằng mình chịu ảnh hưởng từ gia đình khi chọn nghề. Khảo sát trên giáo viên, các thầy cô cũng đồng tình với quan điểm trên. Đối tượng thứ 3 là các phương tiện truyền thông đại chúng (TB = 3,77 ở giáo viên). Các đối tượng khác không ảnh hưởng nhiều đến động cơ chọn nghề của học sinh. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại và cần phải quan tâm nghiên cứu là tại sao những lực lượng tham gia hướng dẫn, định hướng cho học sinh chọn nghề như nhà trường (TB = 2,32 < 3,5) và chuyên gia tâm lý-hướng nghiệp thì tầm ảnh hưởng lại không lớn. Nhà trường có chương trình và hoạt động hướng nghiệp nhằm giúp học sinh trong việc định hướng, chọn nghề nhưng tại sao lại không ảnh hưởng và ngay cả thầy cô giáo cũng thừa nhận sự thật này (TB = 3,41 < 3,5). Phải chăng hoạt động hướng nghiệp của nhà trường đang thực sự có vấn đề? Theo TS. Đinh Phương Duy (Chủ tịch Hội Tâm lý Tp. Hồ Chí Minh), “chuyên gia tâm lý có thể đề xuất các cách thức giúp học sinh phát hiện năng khiếu của mình, giúp các em biết nhận diện, định vị bản thân qua nhiều phương pháp để các em biết mình là ai, mình có những thế mạnh gì, tính cách của mình có phù hợp với nghề không, phát hiện những tiềm năng thực sự của mình để có cân nhắc hợp líNhà tâm l ý cũng có thể đề xuất các chương trình hướng nghiệp thực tế trên cơ sở khảo sát những vấn đề tâm lý xã hội để giúp các em so sánh, đối chiếu và chọn lựa phù hợp. Đặc biệt các nhà tâm lý cũng có thể xây dựng các chuyên đề giáo dục sự tự tin và tinh thần trách nhiệm trong việc chọn nghề cho các em học sinh”. Tuy nhiên, chỉ có 17,8% học sinh thừa nhận chuyên gia tâm lý/chuyên gia hướng nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của các em. Chuyên gia tâm lý/chuyên gia hướng nghiệp là một trong những thành phần mới tham gia vào hoạt động hướng nghiệp, chọn nghề cho học sinh trong những năm gần đây nhưng vai trò dường như vẫn còn mờ nhạt và chưa có ảnh hưởng nhiều (TB = 2,15 ở học sinh và TB = 2,25 ở giáo viên < 3,5). Theo ThS. Nguyễn Ngọc Tài (Viện Nghiên Cứu Giáo Dục) nguyên nhân của tình trạng trên là do, “số lượng học sinh và phụ huynh học sinh đến để tư vấn hướng nghiệp chưa nhiều. Thông thường học sinh chỉ xem các thông tin hướng nghiệp trên báo đài, hoặc các báo cáo viên từ các trường đại học, cao đẳng đến trường quảng cáo chứ ít đến chuyên viên tư vấn. Nhà trường chưa có phòng tư vấn hướng nghiệp tại trường. Học sinh tại các thành phố lớn có điều kiện thì đến các trung tâm tư vấn hướng nghiệp, còn học sinh các vùng sâu, vùng xa thì hầu như không thực hiện được điều này. Hiện nay nhiều phụ huynh học sinh, học sinh và các trường THPT chưa phân biệt rõ chuyên gia tư vấn hướng nghiệp và các báo cáo viên quảng cáo cho trường đại học hay cao đẳng của họ. Chính sự nhầm lẫn này đã làm giảm uy tín của các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp thực thụ. 2,95 2,98 2,76 2,52 2,62 3,36 2,83 3,14 2,81 2,83 1,8 2,22 2,26 2,13 1,32 1,88 1,54 1,41 1,66 2,13 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 C10.1 C10.2 C10.3 C10.4 C10.5 C10.6 C10.7 C10.8 C10.9 C10.10 Công lập Ngoài công lập  Hoạt động hướng nghiệp của nhà trường Biểu đồ 2.3: So sánh hoạt động hướng nghiệp giữa trường công lập và ngoài công lập Theo kết quả nghiên cứu của biểu đồ 2.3 và bảng 2.15 cho thấy, nhìn chung hoạt động hướng nghiệp của nhà trường chỉ diễn ra ở mức độ “hiếm khi” (TB = 2,36 < 2,5). Như vậy, hoạt động hướng nghiệp của nhà trường chỉ mang tính chất hình thức và cầm chừng cho có theo yêu cầu của cấp trên chứ nhà trường chưa thật sự quan tâm đúng mức đến công tác này. Bảng 2.19: Hoạt động hướng nghiệp của nhà trường Phiếu số 1 Công lập Ngoài công lập Tổng Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn C.10.1 2,95 1,15 1,80 0,92 2,37 1,19 C.10.2 2,98 0,94 2,22 0,94 2,60 1,01 C.10.3 2,76 1,16 2,26 1,14 2,51 1,18 C.10.4 2,52 1,00 2,13 1,07 2,32 1,05 C.10.5 2,62 1,21 1,32 0,65 1,97 1,17 C.10.6 3,36 0,95 1,88 0,89 2,62 1,18 C.10.7 2,83 1,12 1,54 0,81 2,18 1,17 C.10.8 3,14 1,21 1,41 0,76 2,27 1,33 C.10.9 2,81 1,13 1,66 0,85 2,24 1,15 C.10.10 2,83 1,04 2,13 1,18 2,48 1,16 Trung bình chung 2,88 1,83 2,36 0,74 (Rất thường xuyên = 5, Thường xuyên = 4, Thỉnh thoảng = 3, Hiếm khi = 2, Chưa bao giờ = 1) Kết quả còn cho thấy, các trường công lập có quan tâm chút ít đến công tác hướng nghiệp cho học sinh (TB = 2,88, các hoạt động phần lớn rơi vào lựa chọn “thỉnh thoảng”), trong khi đó cũng hoạt động này nhưng ở các trường ngoài công lập thì phần lớn là rơi vào lựa chọn “hiếm khi” và “chưa bao giờ” (TB = 1,83). Điều này cho thấy, hoạt động hướng nghiệp cho học sinh ở các trường ngoài công lập dường như bị bỏ và không quan tâm, nhà trường không tổ chức các hoạt động hướng nghiệp và dạy hướng nghiệp cho học sinh. Theo ThS. Nguyễn Ngọc Tài (Viện Nghiên Cứu Giáo Dục), “Công tác hướng nghiệp tại các trường THPT ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và ở các trường THPT trên toàn quốc nói chung là còn rất yếu. Mặc dầu ban giám hiệu cũng như giáo viên và phụ huynh học sinh đều biết tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp nhưng công tác này tại các trường THPT đều không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tại một số trường THPT thậm chí là cả Ban giám hiệu cũng còn nhầm lẫn giữa tư vấn tuyển sinh và tư vấn hướng nghiệp. Họ cho rằng cứ đến mùa tuyển sinh là cho các trường đại học, hay cao đẳng vào tư vấn cho học sinh lớp 12 là xem như đã làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh. Cần phân biệt rõ 2 lĩnh vực này là hoàn toàn khác nhau. Một số giáo viên dạy tại các trường THPT còn nhầm lẫn việc dạy nghề trong trường THPT là công tác hướng nghiệp. Trong các trường THPT chưa có giáo viên dạy hướng nghiệp vì Bộ GD & ĐT chưa cho biên chế này, thường thì giáo viên dạy môn hướng nghiệp là giáo viên kiêm nhiệm”. Qua tìm hiểu thực tế tại một số trường THPT trong mẫu nghiên cứu cho thấy, sách Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho các lớp 10, 11, 12 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy. Theo chương trình sách giáo khoa này, hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở lớp 10 có 9 chủ đề, lớp 11 và 12 có 8 chủ đề nhưng khi thực hiện thì giáo viên chỉ dạy một số chủ đề trong chương trình này. Đây là thực trạng của công tác hướng nghiệp mà các cấp lãnh đạo của ngành và lãnh đạo các trường cần quan tâm xem xét và điều chỉnh. Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, công tác hướng nghiệp của nhà trường hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vì thế cũng chưa đảm bảo chất lượng. Ở các trường công lập, công tác hướng nghiệp vẫn tồn tại nhưng chỉ mang tính hình thức và đối phó còn ở các trường ngoài công lập thì hoạt động này dường như không tồn tại.Việc lựa chọn nghề nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của học sinh và thiếu sự định hướng, dẫn dắt. Như vậy, có thể khẳng định việc chọn nghề của học sinh thực sự có vấn đề có mối liên hệ với thực trạng công tác hướng nghiệp của nhà trường. Tiểu kết chương 2 Tóm lại, học sinh lớp 12 căn cứ sở thích và nguyện vọng của bản thân (Động cơ cá nhân, TB = 4,45) để chọn nghề. Đây là động cơ chính thúc đẩy các em chọn nghề. Học sinh đã quan tâm nhiều hơn đến triển vọng/tiềm năng của nghề trong tương lai, điều kiện tiếp tục học lên cao và được đi nhiều nơi. Ngày nay, học sinh chọn nghề không phụ thuộc nhiều vào nghề truyền thống của gia đình hay bạn bè mà thay vào đó là một quá trình tư duy của bản thân để giải quyết vấn đề chứ không phải là chọn bừa. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của các em nhưng chính bản thân các em và gia đình là đối tượng chính ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định chọn nghề của mình. Chuyên gia tâm lý/chuyên gia hướng nghiệp chưa được nhiều học sinh và phụ huynh biết đến. Có một số khác biệt về động cơ chọn nghề giữa học sinh nam và học sinh nữ, học sinh của trường công lập và trường ngoài công lập, học sinh khu vực nội thành và học sinh ở khu vực ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh. Tỉ lệ chọn bừa ở nữ nhiều hơn so với nam, nữ chọn nghề với mong muốn được tiếp tục đi học và để được đi nhiều nơi, được giao tiếp rộng rãi chiếm tỉ lệ cao hơn so với nam. Học sinh trường ngoài công lập chọn ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_04_5800005618_7057_1872655.pdf
Tài liệu liên quan