Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Tình hình nghiên cứu 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 8
6. Những đóng góp của luận văn 8
7. Bố cục luận văn 9
Chương 1: Khái quát về lịch sử, văn hóa và con người Khoái Châu 10
1.1. Tổng quan về lịch sử, thiên nhiên và môi trường của huyện Khoái Châu 10
1.1.1. Sự hình thành và phát triển 10
1.1.2. Thiên nhiên và môi trường địa lí 12
1.2. Văn hóa và con người Khoái Châu 16
1.2.1. Cư dân Khoái Châu 16
1.2.2. Khoái Châu – vùng phù sa văn hóa 19
Chương 2: Đồng dao 25
2.1. Phân loại đồng dao 25
2.2. Nội dung của đồng dao 31
2.2.1. Đồng dao có nội dung nhắc nhở, răn dạy điều hay lẽ phải 31
2.2.2. Đồng dao chứa đựng tri thức về hoàn cảnh, môi trường sống và quan hệ cộng
đồng 35
2.2.4. Đồng dao khôi hài, chế nhạo hay nhằm mục đích giải trí 38
2.3. Đồng dao trong trò chơi 43
2.3.1. Khái quát 43
2.3.2. Đồng dao phụ họa cho trò chơi 44
2.3.3. Đồng dao mô tả hành động của trò chơi 46
2.4. Hình thức của đồng dao 47
2.4.1. Cấu trúc, vần và lời của đồng dao 47
2.4.2. Dị bản trong đồng dao 60
2.5. Nhận xét 65
Chương 3: Trò chơi dân gian 67
3.1. Phân loại trò chơi dân gian 67
3.2. Khái quát về trò chơi dân gian ở huyện Khoái Châu 74
3.3. Nội dung của trò chơi dân gian 76
3.3.1. Trò chơi dân gian phản ánh môi trường sống của trẻ 77
3.3.2. Trò chơi dân gian thể hiện trí tuệ 85
3.3.3. Trò chơi dân gian thể hiện sự khéo léo 89
3.3.4. Trò chơi dân gian với mục đích giải trí 100
3.3.5. Trò chơi dân gian phát huy sức mạnh tập thể và quan hệ cộng đồng 102
3.4. Ý nghĩa của trò chơi dân gian 109
3.4.1. Giá trị của trò chơi dân gian trong văn hóa truyền thống 109
3.4.2. Trò chơi dân gian đối với việc giáo dục con trẻ 113
3.5. Nhận xét và đề xuất 116
Kết luận 121
Tài liệu tham khảo 124
158 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện Khoái Châu – Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vô nghĩa, “lạc lõng” với tổng thể nhưng đôi khi lại làm trẻ rất thích
thú nên rất khó có thể kết luận đâu là bản sai – đúng.
2.5. Nhận xét
Với những nghiên cứu, lí luận của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian
cũng như một số phân tích trên đây, có thể kết luận đồng dao là một thể loại
trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc mà nó được sinh ra từ thế giới trẻ
thơ hoặc vì thế giới trẻ thơ. Quan hệ giữa trẻ và đồng dao là quan hệ hữu cơ,
tương tác, trao đổi và tác động mạnh mẽ tới nhau. Trẻ vừa là tác giả, vừa là
đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp lại vừa là người sáng tạo, điều chỉnh. Đồng
dao vừa là sản phẩm, lại như chất xúc tác tác động trực tiếp tới đời sống tinh
66
thần của trẻ, giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, nhận thức được
cuộc sống, thái độ và ứng xử, kỹ năng sống trong xã hội bằng con đường đơn
giản nhất là học thông qua hình thức vui chơi, giải trí.
Trên thực tế, hiện nay trẻ em ở Khoái Châu thuộc rất ít đồng dao. Qua
khảo sát 160 trẻ lứa tuổi sinh trong khoảng từ năm 1994 đến 2000, tính bình
quân thì mỗi trẻ:
- biết 5,18 bài;
- thuộc 1,55 bài;
- thuộc vài ba câu của bài: 2,74 bài.
Tức là mỗi trẻ chỉ thuộc được hơn một bài hát đồng dao. Hơn thế nữa,
đó lại là các bài rất quen thuộc như thả đỉa ba ba, nu na nu nống Trong số
đó có tới 40 em không thuộc một bài đồng dao nào mà chỉ lõm bõm vài câu.
Đối với tuổi già thì việc nhớ được các bài đồng dao cũng là điều rất khó khăn.
Theo thống kê khảo sát 63 người có độ tuổi sinh từ năm 1915 đến 1955 thì
trung bình mỗi người cũng chỉ nhớ được 1,4 bài. Những người thuộc nhiều rất
hiếm và cũng chỉ thuộc hết khoảng 5-7 bài.
Từ phân tích cũng như hiện trạng thực tế của đồng dao huyện Khoái
Châu, chúng ta có thể thấy việc gìn giữ, bảo tồn vào phát huy đồng dao trẻ em
là điều rất cần thiết bởi nếu không, xu thế hội nhập, phát triển với tốc độ
nhanh chóng sẽ ngày càng làm mất dần những nét văn hóa truyền thống đặc
sắc không những chỉ để dùng cho trẻ em mà nó còn có tác động ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân nói chung.
Chúng tôi xin đề cập đến vấn đề này một cách chi tiết hơn ở chương 3 của
luận văn.
CHƯƠNG 3
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
3.1. Phân loại trò chơi dân gian
Có thể nói, trò chơi dân gian xuất hiện và tồn tại từ khi xã hội loài
người hình thành và phát triển, và cũng như xã hội loài người, trò chơi dân
gian cực kỳ đa dạng, phong phú. Từ đó, mỗi cách tiếp cận, nghiên cứu sẽ có
nhiều cách phân loại hơn. Đối với lĩnh vực y tế, thể thao thì có những cách
phân loại theo tác động của trò chơi đối với thể chất như trò chơi vận động
toàn thân hay sự khéo léo của đôi bàn tay, động tác chân, trò chơi đấu trí, đấu
sức, sự bền bỉ dẻo dai của cơ thể hay một vài bộ phận của cơ thể. Đối với giáo
dục thì lại quan tâm tới tác động của trò chơi dân gian trong việc tham gia vào
phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ như phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh
thần, thẩm mỹ, quan hệ cộng đồng, xã hội, phát huy tính tập thể, rồi ích lợi
hay tác hại của trò chơi như thế nào v.v
Trong cuốn Trò chơi xưa và nay (Phan Văn Muôn chủ biên) đã chọn
cách phân loại trò chơi của tác giả Roger Gaillois làm tiêu chí vì cho rằng đây
là cách phân loại “thâu tóm được hầu hết các loại trò chơi mà không quá thiên
lệch về một lĩnh vực chuyên môn nào”, đó là các trò chơi thi đấu, trò chơi cầu
may, trò chơi mô phỏng và trò chơi choáng ngợp. Từ đó, nhóm tác giả đã
phân loại cho các trò chơi dân gian Việt Nam thành 5 loại như sau:
Trò chơi giải trí
Trò chơi thi tài khéo léo
Trò chơi thi đấu thể thao
Trò chơi trẻ em.
68
Cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt của Viện Nghiên cứu văn
hóa dân gian (nay là Viện Nghiên cứu văn hóa) do nhóm tác giả Nguyễn
Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng sưu tầm, biên
soạn [16] thì trò chơi được chia thành ba nhóm như sau:
- Trò chơi vận động: là những trò chơi cần đến sự vận động của toàn
thân hoặc một phần cơ thể như chạy, nhảy, giằng, kéo, đẩy. Các trò chơi có
thể sử dụng đồ dùng dụng cụ hoặc không, chơi theo các thao tác vận động tập
thể hoặc cá nhân theo các câu đồng dao hoặc chơi theo một quy định nào đó.
Đó là các trò chơi như “Nhảy dây”, “Lộn cầu vồng”, “Ô nô, ốc nốc”, “Chim
bay”, “Rán mỡ”, “Thả đỉa ba ba”, “Mèo đuổi chuột”, “Phụ đồng vung” Có
một số trò chơi theo thứ tự lần lượt từng người, nhưng nhiều trò thì chơi theo
cặp hoặc đồng thời cả nhóm nên nó mang tính tập thể cao vì khi cùng tham
gia chơi, trẻ phải phối hợp nhịp nhàng các động tác một cách ăn ý mới được.
- Trò chơi khéo léo: là những trò chơi đòi hỏi người tham gia chơi phải
thật khéo léo, tinh tế trong từng động tác của mình để có thể đạt được kết quả
như ý muốn. Các trò chơi này thường theo quy luật chơi từ dễ đến khó dần.
Có thể đấu loại trực tiếp qua từng ván chơi hoặc ngay trong một nước đi, một
động tác chơi nào đó. Các tác giả đã sưu tầm 33 trò chơi thuộc các trò chơi
khéo léo như “Chuyền thẻ”, “Ném vòng cổ chai”, “Gẩy chun”, “Cắp cua bỏ
giỏ” trong đó, có trò chơi có một vài cách chơi khác nhau.
- Trò chơi trí tuệ: Đây là những trò chơi mà người tham gia chơi cần
phải vận dụng trí tuệ của mình một cách khôn khéo, phải có sự kiên trì để có
thể thắng được đối phương. Phần này có 16 trò chơi thì có tới 7 trò chơi cờ
khác nhau, đó là cờ chiếu tướng, cờ đi đường, cờ hùm, cờ lúa ngô, cờ ngũ
hành, cờ tu tu và đánh cờ chó. Còn lại là các trò đố mẹo, trò chơi về ngôn ngữ
69
(đọc câu, đếm sao) và một số trò chơi cũng cần phải tính toán thật tốt như tam
cúc, ô ăn quan.
Trong cuốn Những trò chơi của trẻ em nông thôn đồng bằng Bắc Bộ
trước 1954, tác giả Nguyễn Quang Khải cho rằng mọi phân loại đều muốn đạt
đến sự hoàn hảo nhưng thực tế cũng chỉ có tính chất tương đối, và sự phân
loại, định nghĩa chẳng qua là do người lớn “nhiễu sự” gây ra. Dẫu vậy, ông
cũng phân chia ra bốn hoạt động vui chơi tương đương với 4 chương sách như
sau:
- Những trò chơi có diễn xướng đi kèm với hát đồng dao và những trò
chơi có hát đồng dao nhưng không đi kèm với diễn xướng;
- Hát đồng dao, hát vè, hát ru, đố vui;
- Những hoạt động sáng tạo ra đồ chơi;
- Những hoạt động vui chơi bằng cách mô phỏng một số việc của người
lớn.
Trong đó chương I “Các trò chơi” chia trò chơi trẻ em thành 4 loại nhỏ
là trò chơi có tính chất diễn xướng, trò chơi có tính chất thi tài, trò chơi có
tính chất đấu sức và can đảm, một số trò chơi có tính chất saman giáo.
Nhóm tác giả Phạm Vĩnh Thông (chủ biên), Phạm Mạnh Tùng, Phạm
Hoàng Dương trong cuốn Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam đã chọn
cách phân loại phối hợp giữa rèn luyện các kỹ năng vận động và phát triển các
tố chất thể chất và phân thành 6 nhóm:
- Nhóm trò chơi khởi đầu
- Nhóm trò chơi phát triển trí tuệ
- Nhóm trò chơi dưới nước
70
- Nhóm trò chơi rèn luyện sức mạnh – khéo léo
- Nhóm trò chơi chạy – nhảy
- Nhóm trò chơi rèn luyện hơi thở.
Tuy nhiên, theo chúng tôi nghĩ, cách phân chia này chưa thực sự thuyết
phục bởi có vẻ như “Nhóm trò chơi rèn luyện sức mạnh – khéo léo” đã bao
hàm cả các nhóm khác như “trò chơi chạy nhảy” chẳng hạn.
Trong bài viết “Đồng dao và trò chơi trẻ em – Những hình thức giáo
dục trẻ dần bị lãng quên”(ngày 4/5/2006, ecadao.com), tác giả Trần Xuân
Toàn có nêu trò chơi trẻ em có những loại như trò chơi vận động, trò chơi học
tập, trò chơi mô phỏng, trò chơi sáng tạo. Tuy nhiên đây có lẽ cũng là theo
cách phân loại của PGS. Vũ Ngọc Khánh (Viện Nghiên cứu văn hóa).
Cuốn sách Đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non [5], ở phần
trò chơi, chúng tôi đã phân chia một cách tương đối các trò chơi nhằm giúp
giáo viên có thể áp dụng một cách phù hợp với các hoạt động của trẻ. Các trò
chơi được sắp xếp theo cách thức tổ chức chơi, hình thức chơi như trò chơi có
dụng cụ, chơi vận động toàn diện, vận động các ngón tay, chơi theo nhóm,
làm các sản phẩm từ lá cây. Cách phân chia này cũng mang tính ước lệ nhằm
đáp ứng mục tiêu của cuốn sách và nhu cầu của người sử dụng nó.
TS. Phạm Lan Oanh trong bài viết Phân loại trò chơi dân gian trẻ em
Việt Nam [30] đã phân trò chơi dân gian trẻ em chủ yếu thành hai loại lớn:
- Thứ nhất là trò chơi trí tuệ: Trò chơi trí tuệ thuộc loại trò chơi theo
luật có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ, giúp các em nhận thức thế giới
xung quanh một cách tương đối hào hứng. Thông qua các thao tác trí óc kết
hợp với hành động chơi, trẻ sẽ phát triển được các giác quan như thị giác,
thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác. Phát triển trí nhớ, phát triển tư duy, trí
71
tưởng tượng, ngôn ngữ. Trò chơi trí tuệ còn được gọi là trò chơi học tập, chơi
mà học, học mà chơi.
Trò chơi trí tuệ khá đa dạng, ít tốn kém, dễ thực hiện và đã được chơi
từ lâu nay. Đó là các trò chơi như đánh cờ, tam cúc, chơi đếm sao, ô ăn quan.
- Thứ hai là các trò chơi vui-khỏe-khéo là những trò chơi kết hợp nhiều
kỹ năng vận động thể lực. Mục đích của các trò chơi loại thứ hai nhằm phát
huy tính tích cực chủ động của trẻ. Giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ thông
qua trò chơi để hướng tới một xã hội trẻ em lành mạnh, vô tư, trong sáng.
Ngoài một số cách phân loại trò chơi nêu trên, còn có những cách phân
loại khác. Tuy nhiên, tìm hiểu về trò chơi, chúng ta có thể thấy các trò chơi
đều có những hoàn cảnh ra đời nhất định, chúng được hình thành và phát triển
từ chính các hoạt động của con người, phản ánh rõ nét môi trường sống của
con người thông qua các trò chơi. Nói đến “trò chơi” là nói đến giải trí, nhưng
rõ ràng nó cũng hướng tới những mục đích, kết quả nào đó. Do vậy, chúng ta
cũng có thể phân loại trò chơi dựa vào các tiêu chí là hình thức, môi trường,
hoàn cảnh chơi hay mục đích, kết quả của trò chơi.
* Phân loại trò chơi dân gian theo hình thức, môi trường, hoàn cảnh
chơi
Xét về mặt hình thức, trò chơi dân gian có thể chơi với quy mô rất lớn,
có hàng chục, thậm chí hàng trăm người tham gia, nhưng có những trò chơi
chỉ có một, hai người. Có những trò chơi có dụng cụ, có trò chơi vận động
toàn diện, vận động các ngón tay, chơi theo nhóm, trò chơi ngôn ngữ, làm đồ
chơi Đặc biệt, môi trường chơi sẽ là yếu tố chủ yếu tạo lên trò chơi dân
gian bởi nó khởi tạo đồ dùng, vật dụng để chơi, quy luật của trò chơi cũng
như đối tượng, số lượng người chơi.
72
Ở huyện Khoái Châu có triền đê khá dài. Do vậy, đây là một nơi lý
tưởng để trẻ tha hồ chơi đủ thứ trò trong khi đi chăn trâu, chăn bò, cắt cỏ,
trong lúc nông nhàn và khi được nghỉ học. Phía bên ngoài là những vùng bãi
bồi rất trù phú của sông Hồng mà sau mỗi lần bị ngập lụt, đất lại thêm màu
mỡ, cây cối lại thêm tươi tốt hơn. Chơi ở đây sẽ có những nét khác với trẻ ở
phía bên trong là những cánh đồng lúa rộng mênh mông, trong làng thì có
những sân kho, sân đình rộng lớn và có nhiều bóng mát của cây cối, nhà cửa.
Từ đó, các trò chơi ở Khoái Châu có thể được xem xét ở góc độ môi trường,
hoàn cảnh chơi:
Những trò chơi ở đồng ruộng: là những trò chơi được thực hiện ngay
trên đồng lúa vào những lúc trẻ chăn trâu, cắt cỏ, những lúc tham gia sản xuất,
cấy hái, những lúc sau mùa gặt cánh đồng còn trơ gốc rạ hay những lúc nông
nhàn, cánh đồng lúa đang vào thời con gái xanh tươi. Những trò chơi ở đây
mang nhiều tính sáng tạo bởi trẻ có thể tận dụng nhiều đồ dùng, vật dụng
nông nghiệp, những sản phẩm nông nghiệp, thậm chí những đồ bỏ đi như cỏ
dại, lộc vừng dại để tạo ra những trò chơi hấp dẫn, phong phú mà lại dễ
chơi, rẻ tiền và rất tiện lợi. Theo khảo sát ở người cao tuổi (sinh từ năm 1915-
1945) thì có tới 40% trẻ ngày xưa có tham gia chơi ở ngoài đồng.
Trò chơi ở trên đê: Trẻ thường chăn trâu, bò, cắt cỏ ở khu vực này.
Cách đó không xa là những ngôi làng với khá đông dân cư nằm dọc theo triền
đê. Trong lúc đàn bò đang ung dung gặm cỏ, trẻ tha hồ vui chơi với nhau trên
mặt đê khá rộng hay triền đê thoai thoải với thảm cỏ dày phủ kín và dãy tre
dày đặc chống xói mòn phía bên ngoài đê. Ngày trước, không dễ gì mà nhà có
được một con trâu hay bò; do đó, số lượng trẻ chăn trâu cắt cỏ cũng chỉ chiếm
một tỷ lệ nhất định. Đôi khi chúng còn kéo thêm cả lũ bạn cùng trang lứa ra
chơi cùng. Cũng theo số liệu mà chúng tôi thu thập được, trước đây (những
năm đầu thế kỷ XX) có 28% trẻ chơi trên bờ đê. Cho tới cuối thế kỷ XX, đầu
73
thế kỷ XXI thì chỉ còn 8% trẻ chơi trên đê. Điều này chắc hẳn là do có quá
nhiều trò chơi hiện đại, việc làm, học hành thu hút trẻ và môi trường đê
điều không còn phù hợp với các trò chơi của trẻ nữa.
Trò chơi ở trong làng quê (đường làng, ngõ xóm): Khoái Châu là một
trong những nơi đặc thù của làng quê Việt Nam với lũy tre xanh ngát, với cây
đa, sân đình, những ngôi chùa tĩnh mịch, những giếng làng, ao, hồ. Đường
làng là đường đất hoặc được lát bằng gạch. Nhà ở từ xưa chủ yếu được làm
bằng gỗ của các cây nhỏ như xà cừ, xoan, tre; rồi mái lợp rạ, tường cũng bằng
rơm, rạ trộn với bùn đất. Nhà nào khá giả thì xây gạch lợp ngói, xung quanh
lại được quây kín bởi bức tường gạch kiên cố. Có thể nói, rất nhiều trò chơi
trẻ em người Việt đã được trẻ ở đây tham gia chơi từ lâu đời và tồn tại khá
lâu. Trước đây có tới 72% trẻ em tham gia chơi các trò chơi dân gian ở môi
trường này.
Các trò chơi trong các ngày lễ tết cũng mang nhiều nét khác hơn so với
ngày thường bởi sự chuẩn bị cầu kỳ hơn, có yếu tố cạnh tranh, thi thố nhiều
hơn và người tham gia chơi cũng như khán giả cũng phấn khích hơn.
* Phân loại trò chơi dân gian theo nội dung của trò chơi
Trước tiên, chúng ta đều thấy rõ đã là trò chơi thì trước tiên phải nói
đến là sự giải trí. Người tham gia chơi hay người cổ vũ đều muốn đem lại
niềm sảng khoái, sự thoải mái thông qua trò chơi. Tuy nhiên, các trò chơi dân
gian thực sự không đơn thuần chỉ là để giải trí mà nó còn đem lại cho người
chơi nhiều điều bổ ích và lí thú khác nữa. Trí tuệ dân gian thật tuyệt vời khi
dồn đúc trong trò chơi dân gian cả việc chơi, việc học lẫn quan hệ cộng đồng.
Nó khiến tâm hồn các em trong sáng, tươi mát và trí tuệ các em phát triển
lành mạnh. Tìm hiểu về trò chơi dân gian ở huyện Khoái Châu, có thể phân
chia nội dung trò chơi dân gian như sau:
74
- Trò chơi dân gian phản ánh môi trường sống của trẻ
- Trò chơi dân gian thể hiện trí tuệ
- Trò chơi dân gian thể hiện sự khéo léo
- Trò chơi dân gian với mục đích giải trí
- Trò chơi dân gian phát huy sức mạnh tập thể và quan hệ cộng đồng
3.2. Khái quát về trò chơi dân gian ở huyện Khoái Châu
Là một trong những vùng đất có nền văn hóa phát triển từ lâu đời,
Khoái Châu là một trong những nơi nảy sinh, lan tỏa và tiếp thu rất nhiều trò
chơi của trẻ em người Việt nói chung cũng như với các dân tộc khác, thậm chí
với các nước khác. Có thể thấy rõ điều đó trong một vài thống kê sau đây:
Trong 106 trò chơi trong cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt
[15] thì trẻ ở Khoái Châu chơi tới 56 trò và chỉ có 50 trò là không chơi, hoặc
rất hiếm khi chơi một vài trò trong số đó.
Cuốn Trò chơi dân gian [21] có 75 trò. Trong đó có 29 trò của người
lớn, còn lại 46 trò chơi trẻ con. Trong số 46 trò này thì có 35 trò giống [16].
Còn lại 11 trò thì có 2 trò không được coi là trò chơi dân gian (căn cứ vào
luật, cách chơi, cách dùng từ ngữ) là Thi tìm những con vật có từ láy [21,
tr.90] và Kể chuyện [21, tr.98]. Ở 9 trò này thì trẻ ở Khoái Châu có chơi 2 trò
là Đánh trống lảng và Đứng-ngồi-nằm-ngủ.
Trong 9 trò chơi dân gian phổ biến tại Malaysia [43] là Kite (thả diều),
Gasing-Giant top spinning (bện thừng khổng lồ), Congkak (ô ăn quan), Sepak
Raga Ratus (cầu mây), Kaki Hantu- Stilt walk (đi cà kheo), Tapak Gajah –
Elephant Steps (những bước đi của voi – đi trên 2 nửa vỏ quả dừa), Bola
cetong (ném vỏ hộp), Rakit darat (cưỡi ngựa tre/mây/gỗ), Terompah gergasi –
Giant clog (đi guốc khổng lồ) có một số trò chơi khá giống với trò chơi dân
75
gian của trẻ em người Việt mà trong đó, trẻ Khoái Châu cũng chơi tuy có
khác một chút về cách chơi cũng như đồ dùng, vật dụng chơi như chơi Ô ăn
quan chẳng hạn. Trẻ Malaysia dùng hạt của cây cao su để làm quân; trong khi
đó trẻ ở Khoái Châu thường lấy những mẩu gạch vụn, hòn đá, sỏi làm quân.
Việt Nam có rất nhiều tre, do đó với trò Cưỡi ngựa tre, trẻ ở địa phương dùng
đoạn tre để làm “ngựa” cưỡi, và thường hay chơi một mình, cưỡi ngựa phi
loanh quanh, vô định, có thể có bạn hay người lớn cổ vũ. Trong khi đó, trẻ
Malaysia có thể dùng tre, đoạn mây hay khúc gỗ để “cưỡi” và chơi theo nhóm
và thi xem ai đến đích trước. Các trò chơi còn lại thì khác tương đối nhiều về
luật chơi, cách chơi.
Ngoài hàng chục trò chơi giống hoặc gần giống với những nơi khác
như thống kê ở trên, có thể kể đến các trò chơi được trẻ Khoái Châu cũng
thường chơi như: Đua trâu, Làm lò sưởi, Bán đồ hàng, Chết hoãn, Chạm gót,
Cờ ngũ hành, Bắt chuồn chuồn, Làm trâu lá ổi, lá đa, Làm kèn từ đòng đòng,
Làm kính, đồng hồ từ lá dứa dại, Vây đồn, Quay tay tre, Rồng rồng mổ rết,
Đạp ngựa, Nhảy ngựa, Chơi con đông tây, Chơi “bật bưng” với con cần cật,
Xe bò kéo (cua kéo lá ô-rô), Thổi bong bóng (với cọng rạ và nhựa cây ô rô,
Đi cầu Kiều).Ngoài ra còn có một số trò khác vì những lí do khác nhau đã
bị mai một bởi thời gian và không gian hoặc có những trò quá đơn giản, đơn
điệu mà chúng tôi không nêu ở đây cũng như một số hạn chế chủ quan và
khách quan trong quá trình sưu tầm.
Trò chơi dân gian phản ánh môi trường sống của trẻ. Điều này đã tạo
lên nét khu biệt trong trò chơi ở mỗi vùng miền khác nhau. Điểm khác nhau ở
đây có thể căn cứ vào đồ dùng, đồ vật sử dụng trong trò chơi (đồ chơi); ngôn
ngữ sử dụng trong trò chơi và nghề nghiệp, nếp sinh hoạt cũng như đời sống
tinh thần của người dân nơi đó. Ở Khoái Châu, đồ chơi được trẻ khai thác
nhiều từ thiên nhiên với tre, đất thịt, và hoa, lá cành đặc trưng của vùng nhiệt
76
đới nóng ẩm, mưa nhiều như chuối, cau, dậu dách, dâm bụt, ô rô, dứa dại,
mây, lúa, ngô, khoai, đay, thuồng muồng Ngôn ngữ trẻ dùng trong trò chơi
thường rất giản dị, mộc mạc và thân thiện, thậm chí còn hơi thô thiển như
mày, tao, đít (đáy, chôn của một số đồ chơi), đôi khi còn văng tục một cách
rất vô tư, không hàm ý gì khi làm hỏng một động tác, thua một ván hay bị ăn
gian, bị bắt nạt trong mỗi tình huống nào đó. Có trò chơi được tiếp thu từ địa
phương khác về cũng được trẻ “bản địa hóa” từ ngữ cho phù hợp, thí dụ như
đại từ nhân xưng các vai trong trò chơi hay một số từ trong lời ca đồng dao
của những trò chơi có nguồn gốc từ miền nam, miền trung hay dân tộc khác.
Nghề nghiệp của người dân Khoái Châu chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt
với cây lúa là chủ yếu cùng với một số cây như đay, nhãn hay hoa màu như
ngô, khoai, rau màu. Ngoài ra làm một số nghề như đánh rèn, dệt vải, buôn
bán. Với đời sống như vậy, việc trông nom, chăm sóc trẻ có nhiều hạn chế.
Từ đó chúng được tách biệt với người lớn hơn, độc lập hơn trong sinh hoạt
hàng ngày cũng như việc “kiêm nhiệm” các công việc nhà như trông em, quét
dọn nhà cửa, phụ anh chị cơm nước Điều này nảy sinh một số trò chơi đáng
kể trong thế giới trẻ thơ bởi thời gian rảnh rỗi khá nhiều của chúng cũng như
điều kiện quan sát, học hỏi và thực hiện những trò chơi mô phỏng nghề
nghiệp công việc của người lớn mà những trò chơi này có thể do người lớn
bầy cho hoặc do chính chúng sáng tạo ra.
Sự lan tỏa, giao thoa và tiếp biến là điều tất yếu đối với văn hóa của
mỗi dân tộc, vùng miền. Càng nơi nào phát triển thì nơi đó càng có ảnh
hưởng, lan tỏa lớn đối với xung quanh. Đối với trò chơi dân gian, có lẽ sức
lan tỏa còn nhanh, mạnh và lớn hơn bởi người chơi là con trẻ; mà ở độ tuổi đó
thì thường là vô tư trong sáng và sự tiếp thu, học hỏi cũng rất nhanh.
3.3. Nội dung của trò chơi dân gian
77
3.3.1. Trò chơi dân gian phản ánh môi trường sống của trẻ
Có thể nói, trò chơi dân gian được nảy sinh và tồn tại từ chính môi
trường, hoàn cảnh sống của trẻ. Thiên nhiên phong phú được phản ánh trong
từng trò chơi, từng cách chơi, nó biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ với con
người, chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. Điều này có thể thấy rõ
thông qua các vật dụng, đồ dùng được sử dụng trong trò chơi, qua hoàn cảnh
chơi, các quy luật của trò chơi.
Thứ nhất là bối cảnh, vật dụng của trò chơi.
Không gian rộng mênh mông và tương đối bằng phẳng của những cánh
đồng với những bờ vùng khá dài rộng phân chia các khu vực cấy trồng, trẻ có
thể tha hồ chạy nhảy, chơi đùa nơi đây. Cùng với con trâu, trẻ có thể nhảy lên
“phi” nước đại, có trẻ còn táo bạo đứng thẳng lên lưng trâu, tay cầm thừng,
tay dùng roi quất cho chúng chạy thẳng hoặc chạy lòng vòng trông khá nguy
hiểm nhưng cũng rất hấp dẫn. Vài trẻ còn “đua trâu”. Cùng với vài con trâu
già có, non có, nghé có, chúng cùng lấy đà và dùng tay đập mạnh vào lưng
trâu và những chú trâu, nghé thi nhau lồng1 những đoạn xa. Có lúc chưa phân
thắng bại nhưng vì trâu chán quá đi chậm lại, hoặc trẻ thấy hết hứng thú thì
cũng không đập nữa và trâu lại đi chậm lại, cúi xuống ăn cỏ ngon lành. Trò
chơi này cho thấy sự ngẫu hứng, tính tương đối trong cuộc chơi. Nó xuất phát
từ không gian mở cùng với thời gian bất định, từ đó sẽ làm cho chủ thể tham
gia không bị gò bó, trái lại, nó mang tới sự sảng khoái tinh thần cho người
chơi cũng như bầu không khí náo nhiệt xung quanh cuộc chơi.
Một trò chơi khác ở môi trường này: Vào mùa đông, trẻ còn nặn đất
thành hình như chiếc hộp vuông hoặc tròn, dùng dây chuối, dây đay làm quai,
sau đó nhặt những quả phi lao khô cho vào trong và đốt cháy âm ỉ. Không
1 Lồng: (trâu) chạy nhanh, thường là vô định
78
những dùng nó để sưởi ấm, chúng còn thi nhau chạy trên bờ ruộng vừa cho
lửa bốc cháy, vừa tạo thành vệt khói như những con rắn mây ngoằn nghèo
uốn lượn chạy theo. Cách chơi khác là dùng tay quay tròn theo chiều thẳng
đứng, vì có lực ly tâm nên các quả phi lao không bị rơi ra ngoài, tạo thành
vòng tròn khói cũng rất hay. Trò chơi này cho thấy trẻ đã rất sáng tạo, biết tận
dụng những đồ “thải” của thiên nhiên là những quả phi lao chín già quá, rụng
xuống; đất dẻo rất sẵn có, chỉ việc dùng bốn đầu ngón tay móc vào bên bờ
ruộng là đã lấy đủ để nặn thành nồi, thành hộp theo ý thích, lại vừa chịu được
nhiệt. Vừa chơi, trẻ lại vừa được sưởi ấm phần nào trong những ngày đông
giá rét.
Trẻ luôn tiếp xúc với môi trường tự nhiên xung quanh mình trong lúc
làm, lúc nghỉ ngơi cũng như lúc chơi đùa. Các trò chơi biểu hiện rất rõ nét sự
gần gũi với thiên nhiên của trẻ nơi đây. Trẻ có thể tìm kiếm, “sở hữu” rất
nhiều thứ từ đó như những quả cam, quả bưởi bị rụng do mưa bão hoặc vì lí
do nào đó khác, những hòn đá, sỏi, gạch vụn, rồi hoa, lá, cành của cây cối
xung quanh nhà, ngoài ngõ Nhiều gia đình có đông con, bố mẹ đi làm cả
ngày, trẻ ở nhà đứa lớn trông đứa bé, rồi tha thẩn sân nhà, bờ rào, bụi rậu hay
ra ngõ xóm mà chơi. Chơi đồ hàng (mua bán hàng) được các bé gái rất thích.
Trẻ thường chơi ở trước hiên nhà, ngoài sân hay ngõ xóm cùng với vài bạn
gái hàng xóm hoặc với chính chị em trong nhà1. Đồ chơi đều là những thứ
lượm lặt đâu đó quanh nhà, ngoài ngõ như: những chiếc bẹ hoa chuối màu tím
đỏ dày dặn được trẻ sử dụng làm “thúng”, “mủng” đựng đồ hàng; “đòn gánh”
là một đoạn tay tre hoặc nan tre, “quang thúng” là sợi dây lấy từ sống lá chuối
khô khá dẻo dai chắc chắn; “hàng hóa” là hoa chuối, là những quả chuối con
1 Ngày trước, trẻ trai chơi riêng, trẻ gái chơi riêng, không chơi chung các trò chơi với nhau, có thể do nếp
sống phong kiến, có thể do thói quen, và đặc biệt, chúng còn sợ bị “chế nhau” - HCD
79
con cuối buồng người ta cắt bớt đi, rồi lá leo, hoa quả, tơ hồng1; “tiền” có thể
là tiền ảo, tức là chỉ đưa tay đang “nắm” tiền “giả vờ” ra để “trả tiền”, hoặc
tiền là lá, thường là lá dâm bụt, cam, bưởi. Tóm lại, chúng sử dụng tất tật
những gì có thể để phục vụ cho cuộc chơi. Điều đáng nói ở đây là có những
trẻ chưa bao giờ đi chợ, chưa từng chứng kiến cảnh mua bán thật sự của
người lớn. Đối với trò chơi này, điểm tích cực là cuộc chơi biểu hiện nhu cầu
giao lưu, giao tiếp của trẻ với bạn bè, sự khám phá, sáng tạo đối với thiên
nhiên. Trẻ giao tiếp với nhau bằng những ngôn ngữ mô phỏng của người lớn
theo cách riêng của con trẻ, cũng là “Bác bán cho tôi cái này”, “Mấy đồng?”,
“Sao đắt thế?”, “Tiền đây” nhưng thật ngộ nghĩnh, tự nhiên và rất chân
thật. Tuy nhiên, sự ứng xử của con người với thiên nhiên thường có hai mặt:
cũng là khám phá, sáng tạo, nhưng đôi khi ảnh hưởng và ít nhiều tàn phá thiên
nhiên, môi trường mình đang sinh sống. Ở trò chơi này, nếu như trẻ bứt
những cụm tơ hồng ăn bám để bờ rào được “yên ổn” và tốt tươi hơn, thì bứt
lá, bẻ cành, ngắt hoa, rồi rút nan giại2 để sử dụng trong trò chơi lại làm ảnh
hưởng và có nguy hại tới môi trường xung quanh. Điều này cho thấy sự ngây
thơ, vô thức của con trẻ chứ không hẳn đã là thái độ coi thường thiên nhiên
hay thờ ơ trước thiên nhiên bởi vì nhiều khi vô tình hoặc hữu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_dong_dao_va_tro_choi_dan_gian_tre_em_o_huyen_khoai.pdf