Phóng sựNgô Tất Tố đã phản ánh bức tranh tổng thểvề đời sống nông dân ởnông thôn
Việt Nam mà mỗi tác phẩm là một lát cắt tiêu biểu. Ngô Tất Tốxuất phát từnỗi đauvà sự
bất bình trước hiện thực xã hội nên quyết tâm dùng phóng sự đểvẽlại hiện thực. Ông đã
làm được điều mà các nhà lí thuyết phóng sựcoi trọng đó chính là phản ánh hiện thực và
tôn trọng hiện thực đúng nhưý nghĩa của cái tên thểloại “phóng sự”. Hiện thực mà Ngô Tất
Tốphản ánh đó là hiện thực về đời sống văn hoá, tâmlinh của con người, cụthểlà người
nông dân ởnông thôn việt Nam. Hiện thực vềnhững sinh hoạt đình làng, được phủdưới lớp
sơn hào nhoáng là thuần phong mĩtục, thực sựlà những luật lệ, nghi lễcổhủ, lạc hậu, được
duy trì nhưmột phương tiện, một công cụthống trịcủa giai cấp thống trị. Hiện thực vềnạn
xôi thịt, vềmiếng ăn, chỗngồi nơi đình làng, từlâu đã ăn sâu vào tâm lí người nông dân.
Hiện thực vềnạn áp bức, bóc lột đầu thủ đoạn của bọn cướng hào ác bá, gây ra biết bao
cảnh thương tâm, đau đớn.
133 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3419 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đóng góp của phóng sự và tiểu phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e
nghênh ngang ở trước ánh lửa
Người đâu mà nhiều dữ vậy! Họ đi hàng ba, hàng tư, hàng năm một lũ dài kéo vào cửa
đình chẳng khác một đám quân chạy.
(…) Đám người cầm đuốc nhất tề rẽ ra hai hàng và đứng thẳng băng trước đình như hai
dãy cột đèn, làm cho sân đình thành một đoạn đường cái. Mấy trăm gậy tre nhất tề vừa múa
vừa theo đoạn đường giữa hai hàng đuốc nhẩy vào cửa đình.(…)
Đuốc vẫn cháy nỏ, trống cái vẫn thúc rền, tù và vẫn thổi dữ, đám gậy hùng dũng xông vào
lòng đình, tiếng người reo như xô mái ngói.
Bỗng như bị vật gì ngăn cản, mấy trăm người và mấy trăm gậy nhất tề chạy ra chỗ cũ như
một đàn vịt bị đuổi
Trống cái, tù và lại thưa. Các gậy lại thi nhau múa.[57, tr.117-118]
Ngô Tất Tố không chỉ huy động trí tưởng tượng, sự liên tưởng kết hợp với thị giác, thính
giác để xây dựng một bức tranh sinh hoạt cộng đồng mà ông còn vận dụng triệt để những
hình ảnh so sánh để làm nổi bật sự nhốn nháo của đám đông như :“chẳng khác nào một đám
quân chạy”, “tiếng người reo như xô mái ngói”, “như một đàn vịt bị đuổi”.Tuy nhiên từ
những hình ảnh so sánh sinh động trên ta có thể đọc được ý nghĩa phê phán, tố cáo của nó,
đó là những hoạt động vô bổ, nhố nhăng. Mục đích của những hoạt động đó không nhằm
phục vụ cho lợi ích của người nông dân, mà ngược lại còn khiến cho họ mệt mỏi về thể xác,
mụ mẫm về tinh thần.
Trong “Tập án cái đình”, hình tượng đám đông huyên náo như trên xuất hiện trong kh
nhiều truyện. Lời văn của ông như có nét vẽ đã vẽ nên những bức tranh biếm họa cực kì
sinh động. Đây là đoạn Ngô Tất Tố miêu tả một cuộc thi giết lợn:
Tiếng reo đồng thời nổi lên ồn ào với những tiếng ti u của các hiệu sừng, hiệu ốc. Trẻ con,
đàn bà những người vô sự hết thảy bạt ra ngòai tường bao lan, nhường khu đất trước đình
cho các đội đồ tể
Có thể tưởng như đám quỷ sứ phá ngục, những ông khỏe mạnh hung tợn chực ở chung
quanh các củi hùng hổ xúm lại, kẻ thì dùng dao chặt hết những sợi thừng trạc nhuộm đỏ,
người thì chém đanh, chém chốt, tháo hết các then cũi ra
Mỗi cũi chừng hơn mười người xấn vào. Nhanh như cắt họ túm ông lợn lôi ra sềnh sệch.
Lúc này đối với con lợn người ta không giữ lễ độ như trước.
(…) Cái sanh đựng muối đã được một người xách lấy hai quai và hứng dưới cổ con vật
đáng thương. Một người khách xắn gọn hai ống tay áo, lăm lăm cầm con dao bầu đâm vào
cổ nó, giữa lúc hai người béo lớn lật đật khiêng nồi nước sôi đi sau, để cho một người
nhanh nhẩu cầm gáo múc nước dội vào mông nó.
Bấy giờ công việc mới càng túi bụi ! tiết ở cổ lợn cứ việc chảy ra lòng sanh, nước ở
trong gáo cứ việc đổ vào mông lợn, người bưng cái sanh, người cầm cái gáo, người khiêng
cái nồi nước sôi cũng như những người túm bốn chân lợn, đều chạy như bắn”[1, tr.126-
127]
Người đọc không được chứng kiến tận mắt nhưng với lời kể và miêu tả của Ngô Tất Tố
có thể hình dung một cách đầy đủ một cuộc thi khủng khiếp của những cao thủ “giết lợn”
của các làng. Tất cả những điều này đều được xem là “thuần phong mĩ tục” ở các làng Việt
Nam!
Nhìn chung nghệ thuật trần thuật của Ngô Tất Tố trong phóng sự khá linh hoạt Lôi cuốn.
Bằng khả năng tái hiện hiện thực một cách sinh động, Ngô tất Tố đã chứng minh tài năng
viết phóng sự của mình qua việc kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm. Chính vì vậy các
tác phẩm phóng sự của ông có sức sống mãnh liệt và vòng đời của nó cũng dài hơn các tác
phẩm khác của các tác giả cùng thời. Thành công này của Ngô Tất Tố minh chứng cho
thành công của sự kết hợp giữa văn học và báo chí trong phóng sự, góp phần đưa phóng sự -
một thể lọai báo chí đến gần với phóng sự - một thể lọai văn học.
Nghệ thuật trần thuật trong phóng sự của Ngô Tất Tố thể hiện một ngòi bút vững vàng,
một con người thẳng thắn không hề khuất phục trước những biến thiên của cuộc đời. Ông
dám nói những gì mình muốn nói. Suốt trong các thiên truyện hình tượng con người Ngô
Tất Tố- một trí thức yêu nước thương dân, không hề thay đổi. Tư tưởng nhất quán, quan
điểm rõ rằng, những cái mà người viết phóng sự không thể thiếu. Ở Ngô Tất Tố có một cái
“Tôi” bản lĩnh mà những người viết phóng sự ở mọi thời đại thán phục và cần phải học hỏi .
2.2.2. Kết cấu giản dị nhưng chặt chẽ
“Việc làng” là tập phóng sự về những hủ tục nặng nề ở nông thôn Việt Nam trước cách
mạng thánh Tám. Những tục lệ “quái gở”, “mọi rợ” đó được trình bày lần lượt trong mười
sáu chương sách. Mỗi chương là một câu chuyện về cuộc đời của người nông dân dưới sức
ép của hủ tục. Tuy nhiên chúng vẫn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Câu chuyện mở đầu
được Ngô Tất Tố sắp xếp để cho người đọc hình dung một cách khái quát sức ép cũng như
hậu quả của hủ tục ở thôn quê. Mười lăm câu chuyện tiếp theo là mười lăm dẫn chứng về tc
hại nặng nề của hủ tục đối với cuộc sống người nông dân. Tiu tn về tiền bạc, tài sản và lm
thiệt hại cả tính mạng. Tập phĩng sự kết thúc với câu chuyện “Món nợ chung thân” rất có ý
nghĩa. Nhan đề của câu chuyện này cho ta thấy, hủ tục tuy là con đường dẫn người nông dân
đến cái nghèo, cái hư danh, cái chết nhưng người nông dân không thể thoát khỏi vòng kiểm
soát của nó. Bởi nó là “món nợ chung thân” của họ. Mọi sự giãy dụa, vẫy vùng của họ đều
trở nên vô nghĩa. Người nông dân có thể hi sinh tất cả chứ không thể chiến thắng được
chính tâm lí của mình. Nếu họ có muốn thoát ra khỏi cái tâm lí xôi thịt, đình làng đó đi nữa
thì cũng không thể thoát khỏi tay những kẻ đang cố tình duy trì nó vì mục đích cá nhân.
Như vậy có nghĩa là cả đời người nông dân phải sống chung với nó, thậm chí như cụ
Thượng làng Lão Việt đến lúc chết vẫn chưa thể tự giải thoát cho mình mà còn phải trao lại
cho đức con trai tiếp tục gánh vác. Đích thực nó là món nợ chung thân rồi còn gì!
Tuy mỗi câu chuyện trong “Việc làng” là một sự kiện và một hủ tục khác nhau, nhưng
tất cả đều xoay quanh một chủ đề đó là những tục lệ cổ hủ đang kìm hãm sự phát triển về
mọi mặt cuộc sống con người. Điều đó đã tạo nên tích chặt chẽ cho tác phẩm.
Phóng sự “Tập án cái đình” cũng có kiểu kết cấu chặc chẽ này. Mười một mẩu chuyện
trong Tập án cái đình là mười một hình tượng những đám đông nhốn nháo, những nghi lễ
rườm rà. Nhưng tất cả đều tập trung xoáy sâu vào một chủ đề đó là những nghi lễ cổ hủ, vô
bổ đang tồn tại mạnh mẽ ở nông thôn Việt Nam. Nếu ở “Việc làng” cái bi nhiều hơn cái hài,
thì ở “Tập án cái đình” cái hài nhiều hơn cái bi. Thế nhưng ẩn dấu sau sự hài hước, sự nhố
nhăng của người, của việc lại là một nỗi đau. Mười môt mẩu chuyện, không chuyện nào là
không có cúng bái, không có thần thánh. Thế nhưng, mỗi thần một nghề, mỗi thần một kiểu
“hi sinh”. Tất cả tạo nên một thế giới thần thánh hài hước, nhảm nhí. Ý nghĩa phê phán giễu
cợt càng cao khi Ngô Tất Tố cho biết họ được trở thành thần thánh, thành hoàng chỉ vì “chết
được giờ linh”.
Đi sâu vào từng câu chuyện cụ thể ta sẽ thấy mỗi câu chuyện lại được xây dựng bằng
một lối kết cấu hết sức giản dị, nhưng chặt chẽ và hiện đại.
Ngô Tất Tố sử dụng phóng sự như một thể loại văn học chứ không đơn thuần một thể
loại báo chí. Vậy nên kết cấu của phóng sự rất linh hoạt, rất gần với truyện ngắn. Nguễn
Đăng Mạnh khi phê bình quyển Việc làng” đã khẳng định: “Nghệ thuật phóng sự của Ngô
Tất Tố trong Việc làng có khuynh hướng đi dần tới lối viết truyện ngắn” [33, tr.368]. Mặc
dù cốt truyện có nhiều biến đổi linh hoạt, nhưng nhìn chung vẫn có những đặc điểm tương
đồng với truyện ngắn.
Theo Lại Nguyên Ân, trong Từ điển văn học bộ mới:
“Truyện ngắn thường nhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong quan hệ
con người hay trong đời sống tâm hồn con người. Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện
phức tạp, chồng chéo. Nhân vật truyện ngắn ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh, một
tính cách trọn vẹn, thường khi là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội
hoặc một trạng thái tồn tại của con người. Cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn
về thời gian, không gian; nó có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời về con
người. Kết cấu truyện ngắn thường không nhiều tầng, nhiều tuyến mà được dựng theo kiểu
tương phản hoặc liên tưởng” [25, tr.1847].
Phóng sự của Ngô Tất Tố có những đặc điểm trên của truyện ngắn. Mỗi câu chuyện
trong “Việc làng” là một lát cắt tiêu biểu về cuộc sống của người nông dân. Câu chuyện nào
cũng có nhân vật, có cốt truyện rõ rệt. Mỗi truyện xây dựng một mâu thuẫn thể hiện bi kịch
tinh thần của người nông dân nơi thôn quê Việt Nam.
Kết cấu của các câu chuyện trong “Việc làng” đơn giản, không nhiều tầng nhiều tuyến.
Tuy nhiên rất chặt chẽ với trình tự sắp xếp các sự kiện hợp lí, làm nổi bật được vấn đề mà
tác giả muốn phản ánh. Ngô Tất Tố chỉ ghi lại một thời điểm nhất định trong cuộc đời người
nông dân. Ông chọn sự kiện tiêu biểu nhất trong cuộc sống vất vả của họ. Đó có thể là một
giây phút hấp hối trong “Lớp người bị bỏ sót”, một niềm vui trong “Một đám vào ngôi” cho
con, một cuộc ẩu đả dẫn đến án mạng trong “Cái án ông cụ”, một bữa sửa xôi mới trong
“Hạt gạo xôi mới”, hay một kế hoạch lo hậu sự của bà cụ trong “Nén hương sau khi chết”…
Vấn đề phản ánh trong phóng sự Ngô Tất Tố tưởng như đơn giản, thế nhưng sự sắp xếp sự
kiện, trình tự không gian, thời gian khiến cho sự việc được phản ánh trở nên giàu kịch tính,
và bao giờ cũng kết thúc trong bi kịch. Chính vì thế nâng giá trị của tác phẩm lên một mức
độ cao hơn.
Sự phát triển trong cốt truyện có khi được xây dựng bằng sự phát triển mâu thuẫn, từ bắt
đầu nảy sinh xung đột, đến phát triển và kết thúc. Chẳng hạn trong truyện “Một tiệc ăn vạ”,
xung đột, mâu thuẫn được bắt đầu từ việc một ông trong bốn ông trùm của làng đến nhà vay
thóc. Lão Sửu đi vắng, bà vợ ở nhà từ chối nói rằng không có. Sự trả thù của ông trùm
chính là sự phát triển của mâu thuẫn. Ông trùm vu cho lão Sửu tội chửi làng và trình làng
bắt vạ lão Sửu. Mâu thẫu, xung đột tiếp tục được nâng cao khi làng bắt lợn, mua gạo, mua
rượu ra đình. Tiệc ăn vạ được diễn ra linh đình. Xung đột phát triển đến đỉnh điểm và kết
thúc trong bi kịch chính là cái chết của lão Sửu. Người nông dân không chịu đựng được sự
ức hiếp vô cớ đã phải treo cổ tự tử, đó chính là giá trị tố cáo của truyện. Các câu chuyện
trong “Việc làng” đếu có kết cấu cốt truyện này, mâu thuẫn bao giờ cũng được dẫn dắt để
đẩy đến đỉnh cao. Ông Linh Phức trong “Cổ oản tuần sóc” cũng bắt đầu bi kịch của mình
từ việc người vợ bị bệnh hậu sản, bán hết mấy sào ruộng vẫn không chạy chữa được. Rồi vợ
ông mất, ông phải vay nợ để lo ma chay cho vợ, từ đó ông trở thành “con nợ”. Rồi ông phải
cho đứa con nhỏ nhờ người ta nuôi, đứa con lớn cho đi ở không công. “Lãi mẹ đẻ lãi con”,
ông làm bao nhiêu cũng không đủ trả nợ. Rồi ông lên chức ông trùm, và đỉnh cao của bi
kịch là việc ông phải dỡ nhà làm củi bán để lo cổ oản tuần sóc cho mình. Nỗi đau này nối
tiếp nỗi đau kia, kết thúc câu chuyện người nông dân bao giờ cũng bị bức đến đường cùng.
Đó chính là hiện thực, là cuộc đời được Ngô Tất Tố xây dựng lại trong tác phẩm của mình.
Tuy nhiên, quá trình kể lại các sự kiện, sự việc, và quá trình phát triển của mâu thuẫn,
xung đột được Ngô Tất Tố thể hiện theo những trình tự hợp lí, hấp dẫn. Ông thường bắt đầu
từ hiện tại, lúc sự kiện, sự việc đang xảy ra. Chẳng hạn bắt đầu cho “Một tiệc ăn vạ” là cảnh
dân làng tấp nập chuẩn bị cho một bữa tiệc linh đình, kèm theo những lời bàn tán, nhận xét
của những người đàn bà. Người đọc chưa hiểu chuyện gì xảy ra, tác giả cũng vờ như chưa
hiểu chuyện gì, đưa ra những lời phỏng đoán khiến sư việc càng thêm hấp dẫn. Và cuối
cùng mới mượn lời kể của một nhân vật trong câu chuyện để kể lại toàn bộ diễn biến của sự
việc và bi kịch của gia đình lào Sửu, kèm theo những lời nhận xét sâu sắc như: “Làng là bọn
nó chứ ai đâu” hay “Tội nghiệp lão ấy hiền lành, thật thà nhất làng tôi đấy! Chỉ vì nhà đã
lép vế, lại có bát ăn”. Câu chuyện kết thúc khiến cho người đọc cảm thấy nghẹt thở trước
tình trạng người nông dân bị bức đến đường cùng. Ngô Tất Tố thường chọn lối kết cấu
không theo trình tự thời gian này trong “Việc làng” vì thế tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong
lòng người đọc. Đây cũng là lối kết cấu văn học hiện đại. Khảo sát mười sáu câu chuyện
trong Việc làng thì có mười một câu chuyện viết theo lối kết cấu đảo ngược, đan xen thời
gian này, còn lại năm truyện được viết theo lối kết cấu theo trình tự thời gian.
Ở “Tập án cái đình”, mỗi câu chuyện được biến hoá linh hoạt hơn trong kết cấu. Sự kiện
thường được chuyển tải qua lời kể của các nhân vật. Nó có sự đan xen giữa quá khứ, hiện
tại, giữa lời người trần thuật và lời nhân vật. Những câu chuyện trong “Tập án cái đình”
thường là những khung cảnh rộng mà tác giả đã “chụp” được trong quá trình xảy ra sự việc.
Trước khi vào sự kiện chính, tác giả bao giờ cũng giới thiệu với người đọc về ngôi làng và
những nghi lễ đặc biệt của nó (“Mỗi năm một cuộc đánh đuổi thành hoàng”; “Được một trai
mất ba lợn”; “Lợn anh, lợn em”, “Ơng thành hoàng đó đã bị cách rồi”, “Cuộc thi giết lợn”,
“Mỗi năm một lần đánh đuổi thành hoàng”, “Các cụ chỉ chung nhau bát nước mắm”). Hoặc
giới thiệu một nhân vật, mà nhân vật đó sẽ là người kể lại những nghi lễ cổ quái của làng
mình. Thường thì họ kể với niềm tự hào và một lòng kính trọng các vị thành hoàng (“Đuổi
giặc cho thần”, “Ai làm nên tội”, “Miếng thịt chùi dao”) nhằm gây sự chú ý của độc giả.
Người đọc cảm giác thích thú trước phần dẫn đắt của tác giả. Cuối cùng Ngô Tất Tố đưa
người đọc đến nơi sự kiện xảy ra, nơi thì náo động, nơi thì ngộ nghĩnh. Bằng nghệ thuật
quan st, miêu tả đặc sắc, kết hợp với sự linh hoạt, tinh tế trong dùng từ, người đọc cảm giác
như đang “tận mắt chứng kiến” sự việc xảy ra. Riêng câu chuyện “Vũng lội làng Ngang”,
Ngô Tất Tố mở đầu bằng bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến, vừa vui vừa hấp dẫn, để tả cái
cảnh tượng kì dị của vũng lội làng Ngang. Tiếp theo tác giả kể về lịch sử của cái vũng lội đó
bằng một giọng văn hài hước. Và cuối cùng tác giả kết luận “Trải bao dâu bể miếu mạo của
ổng và cái vũng lội cũng vẫn nghiễm nhiên trường thọ với non sông” [57, tr.155]. Câu
chuyện tưởng chừng như chuyện hài hước, bông đùa, nhưng nó đã phản ánh đúng thực trạng
mê tín của người nông dân: họ vừa l tịng phạm, vừa l nạn nhn.
2.2.3. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xc
Đúng như lí thuyết về phóng sự đã được trình bày ở đầu chương hai, giai đọan phóng sự
của Ngô Tất Tố là giai đoạn 1930-1945, phóng sự còn mang nhiều đặc tính của một thể loại
văn học hơn một thể loại báo chí. Vì vậy, bên cạnh ngôn ngữ sự kiện vốn có của một bài
báo, phóng sự của Ngô Tất Tố còn thành công nhờ sự linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ
người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật.
Dù là ngôn ngữ người trần thuật hay ngôn ngữ nhân vật thì ngôn ngữ trong phóng sự
“Việc làng” và “Tập án cái đình” cũng rất chính xác. Sự chính xác đó thể hiện cái tinh tế,
cái nhạy cảm của tác giả trong việc lựa chọn từ ngữ chứ không phải chính xác theo nghiã
logic khoa học. Ngô Tất Tố, trong hai thiên phóng sự của mình, luôn tỏ ra có tài lựa chọn từ
ngữ rất phù hợp với từng tình huống, từng hoàn cảnh và từng nhân vật. Đặc biệt bên cạnh sự
chính xác thì yếu tố biểu cảm thể hiện rất rõ và chính điều này đã tạo nên chất văn cho tác
phẩm phóng sự của ông.
Trước hết ta thấy Ngô Tất Tố tận dụng mọi khả năng diễn đạt của những tính từ để miêu
tả tâm trạng hay hành vi, thái độ của nhân vật.
Chẳng hạn để miêu tả thái độ hành động của bác Cả Mão trong “Một đám vào ngôi” cho
con, sự phấn khởi của một người cha khi một gia đình dân ngụ cư như bác nay “cháu đã có
ngôi ở đình, chúng tôi sẽ được ăn miếng thịt phần việc làng của nó” [1, tr.22] Ngô Tất Tố
đã diễn đạt bằng hàng lọat những tính từ : “lật đật” chạy, “lễ phép” mời, “nhanh nhẩu”
chạy, “tung tăng” ra sân, “rón rén” lui ra, “vui vẻ” khoe, niềm vui của thật giản dị, hiền hậu.
Thái độ của bác là thái độ của một người con dân đối với quan lớn, nó trái ngược hoàn toàn
với những gì bác phải bỏ ra (“tất cả tôi lo hết gần hai trăm. Của nhà có non non một trăm
còn thì đều phải đi vay. Nhưng tôi cũng lấy làm hả” [57, tr.22]). Ngô Tất Tố chỉ viết vậy
chứ không thể hiện thái độ gì thêm. Thế nhưng hình ảnh người nông dân đang làm nô lệ cho
hủ tục, đang trở thành nạn nhân của sự bóc lột mà họ không hề hay biết lại lấy làm vui
sướng, hả hê khiến cho chúng ta đau xót. Người đọc cùng đồng điệu với tác giả một niềm
cảm thương sâu sắc trước cảnh dân mình còn nghèo và lạc hậu lắm, cái tâm lí hiếu danh
khiến cho họ có thể mất cả cơ nghiệp, bị lừa đảo, bị rút ruột, bị khinh khi, bị lợi dụng…
Ngôn ngữ trong phóng sự của Ngô Tất Tố đôi lúc thể hiện cá tính của ông rất rõ, đặc biệt
là thể hiện thái độ của ông đối với sự vật hiện tượng.
Chẳng hạn trong “Ơng thần hoàng ấy đã bị cách rồi”. Thái độ phê phán, mỉa mai của tác
giả thể hiện rõ qua nghệ thuật dùng từ của ông. Ngô Tất Tố kể về thành hoàng “ngài là
người Về đời Lê, lúc sống rất giỏi về khoa đào tường khóet ngạch thế nhưng ngài cũng bị
bắt và bị xử tử”. [57, tr.148] Các từ, ngữ vừa mang tính mỉa mai, vừa mang tính hài hước.
Nó mang tính hài hước bởi các thần mà các làng đang sùng bái chẳng qua vì họ chết được
giờ linh. Ngôn ngữ gai góc của Ngô Tất Tố còn công phá một cách mạnh mẽ hơn “mười bốn
tháng tám chính là cái ngày ngài phải hi sinh tính mệnh cho nghề nghiệp, vì thế hàng năm
cứ đến ngày ấy dân làng phải diễn một cuộc xuyên tường tạc bích để kỉ niệm sự nghiệp
của ngài”. [57, tr.149]. Những từ ngữ: hi sinh, tính mệnh, nghề nghiệp, kết hợp với cụm từ
“xuyên tường tạc bích” thể hiện khá rõ thái độ của Ngô Tất Tố đối với những hoạt động vô
bổ của các làng ở nông thôn. Thái độ lên án những nghi lễ kì dị, phản nhân văn mà bọn
hương hào đặt ra để thống trị nông dân, bắt nông dân phải phục tùng. Qua đó tạo nên tiếng
cười xót xa cho độc giả.
Đại từ nhân xưng trong phóng sự của Ngô Tất Tố đôi lúc cũng rất hài hước, thể hiện một
Ngô Tất Tố hóm hỉnh, thâm thúy. Trong truyện “Vũng lội làng Ngang” ông viết: “thì ra ông
Cuội này không phải ở trên cung trăng rơi xuống. Lúc sống ổng cũng là cái xác thịt do
người làng ngang đẻ ra. Không biết vô tình hay hữu ý mà người đã nặn ra ổng đem tất cả
những kiểu vụng về ở gầm trời dồn vào mặt ổng. Khiến cho bộ diện của ổng thành một chỗ
chứa những cái: mày rậm, mắt sâu, mũi lõ, răng vẩu, hai môi bì bì như hai con đỉa no máu”
[1, tr.151]. Ngôn ngữ rất phong phú, đặc biệt là những từ ngữ mang tính chất mỉa mai như :
ổng, nặn, dồn, chỗ chứa… cùng các từ miêu tả khá ấn tượng, cách miêu tả cố tình hạ bệ
nhân vật thần mà người nông dân luôn cúng bái.
Vì phóng sự của Ngô Tất Tố được tạo ra với tư cách là một thể loại văn học nên các loại
ngôn ngữ xuất hiện trong tác phẩm rất phong phú và linh hoạt.
Chẳng hạn ngôn ngữ người trần thuật, với sự chuyển đổi điểm nhìn liên tục, khi thì với
vai trò một người dẫn chuyện, khi thì đóng vai trò là một nhân vật đang tham gia vào sự
kiện, Ngô Tất Tố thực sự chinh phục người đọc trước khả năng biến hóa linh họat từ ngữ.
Dưới đây là một đoạn văn minh chứng điều đó:
“Vậy mà riêng cái chuông bầu của làng T.D thì ở đằng sau lại có lỗ thủng vừa lọt người
chui. Nó không tròn, không vuông, không bồ dục, không miếng huỳnh, chẳng ra cái hình gì
cả. Nếu nó là chỗ tường lở thì chỉ xây vào khoảng năm sáu viên gạch là kín, chứ không khó
nhọc chút nào. Đằng này người ta không xây mà ở trong lỗ, lại có bưng một lớp ván coi bộ
cực kì kiên cố. Hơn nữa miệng lỗ lại có những vết chân người và có trát vôi nhẵn nhụi coi
rõ là chỗ làm sẵn từ lúc dựng đình không phải có ai đào khoét.
Cái lỗ này là cái quan hệ chắc có lịch sử sao đó, không phải là một chuyện thường. Tôi
nghĩ thế, cách một tuần sau, tôi mới hiểu nhiệm vụ của quái vật ấy.” (“Ông thành hồng đó
bị cách rồi”) [57, tr.145].
Ngôn ngữ trần thuật hấp dẫn, cuốn hút người đọc vào câu chuyện đang kể, ngầm chứa
đựng một điều gì kì lạ bên trong mà đúng sau đó Ngô Tất Tố đã cho mọi người chứng kiến
một cuộc đánh đuổi thành hoàng ngoạn mục và rất hài hước.
Ngôn ngữ nhân vật trong phóng sự cũng không kém phần phong phú, Ngô Tất Tố sử
dụng ngôn ngữ cho từng loại nhân vat của mình rất phù hợp. Đặc biệt là ngôn ngữ của
những người nông dân quê như:
- “Các bà là bậc nhân đức từ bi, các bà cứ thương ông ấy riêng tôi tôi chẳng thương
chút nào. Anh em ít, vế cánh không có mà vẫn không biết thân lại còn cứ bướng thì ai người
ta để cho yên lành !”
- “Phải bà nói phải đấy! Mình ở trong làng sống nhờ làng, chết nhờ làng. Cái người đã
dám vác miệng chửi làng thì bị trừng trị là đáng kiếp lắm hơi đâu mà thương” (Một tiệc ăn
vạ). [57, tr.18] Những lời thoại hơi ngoa ngoắt tuy nhiên rất chân thực về tính cách của
người nông dân miền Bắc.
Nhìn chung ngôn ngữ trong phóng sự của Ngô Tất Tố đặc biệt trong “Việc làng” và
“Tập án cái đình” thường có sự biến đổi linh hoạt từ ngôn ngữ người trần thuật đến ngôn
ngữ nhân vật. Sự kết hợp tự nhiên giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm, tạo cho phóng sự Ngô
Tất Tố một giọng điệu riêng. Tất cả những điều phân tích trên đây một lần nữa cho thấy
ngôn ngữ phóng sự của Ngô Tất Tố không phải là thứ ngôn ngữ báo chí nhất nhất theo bài
bản, khuôn phép mà là ngôn ngữ văn chương mềm mại uyển chuyển. Đó cũng là thành công
và đóng góp tích cực của Phóng sự Ngô Tất Tố đối với sự phát triển ngôn ngữ văn xuôi
nghệ thuật hiện đại của văn học Việt Nam 1930-1945.
Chương 3
ĐÓNG GÓP CỦA TIỂU PHẨM NGÔ TẤT TỐ
ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIÊT NAM 1930-1945
Tiểu phẩm là một mảng sáng tác chiếm số lượng lớn trong toàn bộ văn nghiệp của Ngô
Tất Tố. Mảng sáng tác này thể hiện khá rõ đặc điểm, tính cách cũng như con người của ông
bởi nó là một thể loại báo chí mang tính văn học nhưng rất gần giũ với đời sống thường
ngày. Nó là những mẩu chuyện bình thường nhưng không tầm thường. Nó thể hiện sự quan
sát cũng như cái nhìn của nhà văn đối với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống.
Ngô Tất Tố đã đến với tiểu phẩm một cách ngẫu nhiên và trở thành người bạn gắn bó thân
thiết, và gặt hái được những thành công đáng quí ở thể loại này.
3.1. Những đóng góp lớn về nội dung
Giai đoạn văn học 1935-1940 là giai đoạn có nhiều bước tiến quan trọng trong sự
phát triển cc thể loại văn học Việt Nam. Với sự phát triển và hoàn thiện về văn xuôi nghệ
thuật, các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn đã xuất hiện từ các giai đoạn trước đã thực sự
trưởng thành. Ngoài ra giai đoạn này còn xuất hiện các thể loại văn xuôi khác như tuỳ bút,
bút kí… Đặc biệt sự xuất hiện và lớn mạnh của hai thể loại phóng sự và tiểu phẩm, những
thể loại mang hơi hướng văn học hiện đại phương Tây rõ nét, đã góp phần to lớn vào việc
hiện đại hoá văn học. Một điều đáng phấn khởi là Ngô Tất Tố vốn xuất thân là một nhà Hán
học tiêu biểu, lại nhanh chóng hoà nhập vào những thể văn hiện đại và có những đóng góp
quan trọng cho sự phát triển của văn học nước nhà. Về phóng sự như chương hai đã nói,
Ngô Tất Tố đem đến cho phóng sự Viêt Nam một cái nhìn hoàn thiện, rất nhân bản, có giá
trị như một tập tư liệu về văn hoá lịch sử của xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Ngô Tất Tố còn
một mảng sáng tác đồ sộ đó chính là hàng ngan Tiểu phẩm được đăng báo. Chúng ta có thể
mạnh dạn nói rằng ở thể loại này không ai qua được Ngô Tất Tố. Có thể xem ông như nhà
viết Tiểu phẩm chuyên nghiệp, một người nghệ sĩ lành nghề khó ai có thể bì kịp. Sự xuất
hiện của nhà văn Ngô Tất Tố trên các báo, ở các chuyên mục “Nói mà chơi”, “Thực hay
bỡn”, “Mỗi ngày một chuyện”… đã khiến cho thể loại Tiểu phẩm vốn đã gần với văn học
hoàn toàn trở thành một thể loại văn học. Sau đây là những đóng góp có giá trị về nội dung
tiểu phẩm Ngô Tất Tố.
3.1.1. Vạch trần bản chất xấu xa của các thế lực trong xã hội thực dân phong
kiến
Ngô Tất Tố tuy chưa thực sự là một người sớm đi theo cách mạng và thời gian ông đến
với cách mạng cũng chưa phải là nhiều, nhưng trong con người ông có tố chất của một
người cách mạng, luôn đấu tranh không mệt mỏi vì quyền lợi của nhân dân, của giai cấp vô
sản. Hà Minh Đức nhận xét: “Điều nổi bật trong Tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố là tinh
thần đấu tranh mạnh mẽ cho công bằng xã hội cho quyền sống của con người. Phẩm chất
ấy thể hiện trong các bài viết tạo nên linh hồn và dũng khí của ngòi bút” [33, tr.445]. Phan
Cư Đệ cũng đồng tình cho rằng: “Ngô Tất Tố chuyên sử dụng một loại văn Tiểu Phẩm để
vạch những chuyện chướng tai gai mắt, những chuyện bất công ngang trái trong xã hội
cũ.”[33, tr.433]. Với mục đích chiến đấu đó, trong các tiểu phẩm của mình, ông lên án tất
cả những thế lực, những tổ chức, những con người chạy theo lợi ích cá nhân vị kỉ, có âm
mưu, dã tâm bóc lột, làm giàu trên mồ hôi nước mắt của nông dân. Toàn bộ tiểu phẩm của
Ngô Tất Tố làm thành một bức tranh rộng lớn và chân thực về xã hội thực dân phong kiến
Việt Nam những năm trước cách mạng tháng Tám với những chân dung biếm hoạ sinh
động, sâu sắc. Đối tượng phê phán đả kích của ông là bọn thực dân,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN014.pdf